Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát năng suất sinh sản của heo nái tại trại heo đinh trung hiếu sóc trăng...

Tài liệu Khảo sát năng suất sinh sản của heo nái tại trại heo đinh trung hiếu sóc trăng

.PDF
46
1
139

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN CHÂU NGUYỆT ANH KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI TẠI TRẠI HEO ĐINH TRUNG HIẾU SÓC TRĂNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y Cần Thơ, 2010 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y Tên đề tài: KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI TẠI TRẠI HEO ĐINH TRUNG HIẾU SÓC TRĂNG Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Thông Nguyễn Châu Nguyệt Anh MSSV: 3060578 Lớp: CN K32 Cần Thơ, 2010 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y Tên đề tài: KHẢO SÁT NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI TẠI TRẠI HEO ĐINH TRUNG HIẾU SÓC TRĂNG Cần Thơ, Ngày… Tháng… Năm 2010 Cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Minh Thông Cần Thơ, Ngày… Tháng… Năm 2010 Duyệt bộ môn: LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của nhóm chúng tôi. Các số liệu, kết luận trình bày trong luận văn là trung thực. Sinh viên thực hiện Nguyễn Châu Nguyệt Anh i LỜI CẢM TẠ Trước hết, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô bộ môn Chăn Nuôi – Thú Y, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Cần Thơ đã truyền thụ cho tôi những kiến thức quí báu. Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Thông đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm tiến hành luận án. Chân thành cảm ơn ông Đinh Trung Hiếu và các anh, em tại Trại của ông Đinh Trung Hiếu, ấp Trà Canh, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Cảm ơn thầy Nguyễn Văn Hớn và cô Nguyễn Thị Hồng Nhân là những giáo viên cố vấn, đã hết lòng yêu thương và quan tâm tôi trên bước đường đại học. Hơn tất cả, tôi luôn luôn cảm tạ những người thân trong gia đình tôi – những người đã sinh thành, dưỡng dục, yêu thương tôi, bồi đắp cho tôi bằng những tình cảm thiêng liêng nhất, họ đã cho tôi thêm niềm tin và sức sống để vào đời. Vô cùng cảm ơn các bạn bè thân hữu của tôi đã an ủi, động viên, chia sẻ buồn vui với tôi trên bước đường học vấn. Với tất cả tấm lòng của mình tôi xin gởi đến những người thân yêu lời cảm ơn chân thành nhất. Xin chân thành cảm ơn! ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................vii TÓM LƯỢC ............................................................................................................. viii CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................2 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH SÓC TRĂNG ......................................................2 2.1.1. Vị trí địa lý .........................................................................................................2 2.1.2. Khí hậu ...............................................................................................................2 2.2. MỘT SỐ GIỐNG HEO NGOẠI THUẦN .............................................................2 2.2.1. Heo Yorkshire ....................................................................................................2 2.2.2. Heo Landrace .....................................................................................................3 2.2.3. Heo Duroc ..........................................................................................................3 2.2.4. Heo Pietrain........................................................................................................4 2.3. CÁC GIỐNG HEO NGOẠI LAI ...........................................................................5 2.3.1. Heo lai hai máu...................................................................................................5 2.3.2. Heo lai ba máu....................................................................................................5 2.3.3. Heo lai bốn máu..................................................................................................5 2.4. MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH SẢN CỦA HEO NÁI................................................5 2.4.1 Tuổi thành thục....................................................................................................5 2.4.2 Tuổi phối giống ...................................................................................................6 2.4.3 Chu kỳ động dục và thời gian động dục ...............................................................6 2.4.4 Thời điểm phối giống ..........................................................................................7 2.4.5. Thời gian mang thai ............................................................................................7 2.4.6. Sự thụ tinh ..........................................................................................................7 2.4.7. Sự có mang.........................................................................................................8 iii 2.5. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG CHĂN NUÔI HEO NÁI SINH SẢN .............................................................................................................................8 2.5.1. Khả năng sinh sản...............................................................................................8 2.5.1.1. Số con sơ sinh trên ổ........................................................................................8 2.5.1.2. Số heo con cai sữa trên lứa ..............................................................................8 2.5.1.3. Số con cai sữa/nái/năm ....................................................................................9 2.5.2. Chất lượng đàn con.............................................................................................9 2.5.2.1. Trọng lượng sơ sinh toàn ổ ..............................................................................9 2.5.2.2. Khối lượng 21 ngày tuổi toàn ổ........................................................................9 2.5.2.3. Trọng lượng cai sữa toàn ổ..............................................................................9 2.5.2.4. Tỷ lệ đồng đều đàn heo con............................................................................10 2.5.2.5. Khoảng cách lứa đẻ .......................................................................................10 2.5.2.6. Khả năng tiết sữa...........................................................................................10 2.5.2.7. Tỷ lệ hao hụt heo mẹ ......................................................................................10 2.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI 11 2.6.1. Con giống .........................................................................................................11 2.6.2. Phương pháp nhân giống ..................................................................................11 2.6.3. Kỹ thuật phối giống ..........................................................................................11 2.6.4. Thức ăn.............................................................................................................11 2.6.5. Ngoại cảnh........................................................................................................13 2.6.6. Bệnh sinh sản....................................................................................................14 2.6.7. Thứ tự các lứa đẻ ..............................................................................................14 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.........................16 3.1. NHẬN XÉT TỔNG QUAN VỀ TRẠI.................................................................16 3.1.1. Chuồng trại .......................................................................................................16 3.1.2. Thức ăn.............................................................................................................16 3.1.3. Nước uống ........................................................................................................17 3.1.4. Xử lý chất thải ..................................................................................................17 3.2. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ..........................................................................17 3.2.1. Địa điểm và thời gian........................................................................................17 3.2.1.1. Địa điểm ........................................................................................................17 iv 3.2.1.2. Thời gian .......................................................................................................17 3.2.2. Đối tượng thí nghiệm........................................................................................17 3.2.3. Dụng cụ thí nghiệm ..........................................................................................17 3.3. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .........................................................................18 3.3.1. Qui trình nuôi heo nái sinh sản..........................................................................18 3.3.1.1. Thức ăn..........................................................................................................18 3.3.1.2. Vaccine ..........................................................................................................18 3.3.2. Theo dõi yếu tố môi trường...............................................................................18 3.3.3. Các chỉ tiêu khảo sát .........................................................................................18 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ....................................................................19 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .....................................................................20 4.1. NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI..........................................................20 4.1.1. Nhiệt độ chuồng nuôi trong thời gian thí nghiệm ..............................................20 4.1.2. Ẩm độ chuồng nuôi trong thời gian thí nghiệm .................................................21 4.2. CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ SINH SẢN ................................................................23 4.2.1. Thời gian mang thai ..........................................................................................23 4.2.2. Thời gian lên giống sau cai sữa.........................................................................24 4.2.3. Thời gian phối giống sau cai sữa.......................................................................24 4.2.4. Tỉ lệ phối giống đậu thai ...................................................................................25 4.3. CÁC CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT SINH SẢN .........................................................26 4.3.1. Số con qua các thời điểm sơ sinh, 21 ngày tuổi và cai sữa.................................26 4.3.2. Trọng lượng toàn ổ qua các thời điểm sơ sinh, 21 ngày và cai sữa ....................28 4.3.3. Trọng lượng trung bình qua các thời điểm sơ sinh, 21 ngày và cai sữa..............29 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ .......................................................................32 5.1. KẾT LUẬN .........................................................................................................32 5.2. ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................33 v DANH MỤC BẢNG Bảng Trang Bảng 2.1: Sự hao mòn cơ thể heo mẹ sau mỗi lứa đẻ ..................................................11 Bảng 2.2: Nhu cầu CP và năng lượng trong khẩu phần nái hậu bị...............................12 Bảng 2.3: Định mức ăn cho heo nái theo thể trạng...................................................... 12 Bảng 2.4: Tiêu chuẩn ăn dinh dưỡng cho nái nuôi con................................................ 13 Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn tại trại ................................................ 17 Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình trong chuồng và ngoài chuồng nuôi.............................20 Bảng 4.2: Ẩm độ trung bình trong chuồng và ngoài chuồng nuôi ...............................21 Bảng 4.3: Thời gian mang thai của heo nái tại trại ...................................................... 23 Bảng 4.4: Thời gian lên giống sau cai sữa của nái tại trại............................................24 Bảng 4.5: Thời gian phối giống sau cai sữa của nái tại trại .........................................24 Bảng 4.6: Tỉ lệ phối giống đậu thai của nái tại trại...................................................... 25 Bảng 4.7: Số con sơ sinh, số con 21 ngày tuổi và số con cai sữa................................. 26 Bảng 4.8: Trọng lượng toàn ổ sơ sinh, 21 ngày và cai sữa .......................................... 28 Bảng 4.9: Trọng lượng trung bình sơ sinh, 21 ngày và cai sữa.................................... 29 vi DANH MỤC HÌNH Hình Trang Hình 2.1: Heo Yorkshire ..............................................................................................2 Hình 2.2: Heo Landrace................................................................................................3 Hình 2.3: Heo Duroc ....................................................................................................4 Hình 2.4: Heo Pietrain ..................................................................................................4 Hình 3.1: Thức ăn hỗn hợp loại Progeny 1042 và Prosow 1052..................................16 Biểu đồ 4.1: Biến động nhiệt độ trong và ngoài chuồng..............................................20 Biểu đồ 4.2: Biến động ẩm độ trong và ngoài chuồng.................................................22 Biểu đồ 4.3: Số con qua các giai đoạn sơ sinh, 21 ngày và cai sữa..............................26 Biểu đồ 4.4: Trọng lượng toàn ổ qua các giai đoạn sơ sinh, 21 ngày và cai sữa ..........28 Biểu đồ 4.5: Trọng lượng trung bình qua các giai đoạn sơ sinh, 21 ngày và cai sữa ....30 vii TÓM LƯỢC Đề tài: “Khảo sát các chỉ tiêu sinh lý sinh sản và năng suất heo nái tại trại heo Trung Hiếu tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện trên 8 heo nái cơ bản tại trại heo Đinh Trung Hiếu, Ấp Trà Canh A2 – Xã Thuận Hòa – Huyện Châu Thành – Tỉnh Sóc Trăng. Kết quả thu được như sau:  Nhiệt độ chuồng nuôi dao động trong khoảng 25,60C đến 31,30C, ẩm độ dao động từ 59,7% đến 88,4% và tương đối phù hợp với sinh lý của heo nái và heo con theo mẹ.  Chỉ tiêu về sinh lý sinh dục: thời gian mang thai là 113,8 ngày, thời gian lên giống sau cai sữa là 4,5 ngày, thời gian phối giống sau cai sữa là 6,5 ngày, tỉ lệ phối giống đậu thai là 83,3%. Như vậy, chỉ tiêu sinh lý sinh dục là đúng chuẩn và khá tốt.  Chỉ tiêu về năng suất sinh sản cũng tương đối cao:  Thời điểm sơ sinh: số con sơ sinh là 11con/ổ, trọng lượng toàn ổ là 14,1kg/ổ, trọng lượng trung bình là 1,3kg/con.  Thời điểm 21 ngày: số con 21 ngày là 9,7con/ổ, trọng lượng toàn ổ là 52,6kg/ổ, trọng lượng trung bình là 5,8kg/con.  Thời điểm cai sữa (28 ngày): số con cai sữa là 9,7con/ổ, trọng lượng toàn ổ là 64,8kg/ổ, trọng lượng trung bình là 7,2kg/con. viii CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Từ năm 1986 đến nay, ngành chăn nuôi nước ta phát triển khá ổn định và có xu hướng tăng dần, ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp, từ chăn nuôi phân tán trong các nông hộ đến nuôi tập trung qui mô bán công nghiệp, công nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị đạt bình quân 5,27%/năm, cao hơn ngành trồng trọt và dịch vụ (Viện kinh tế nông nghiệp, 2005). Nguyên nhân là do trong những năm qua nhờ có sự đầu tư và áp dụng có hiệu quả thành tựu khoa học kỹ thuật mà ngành chăn nuôi của nước ta nói chung và ngành chăn nuôi heo nói riêng đã có những bước tiến đáng kể trong nhiều lĩnh vực, như tiến bộ về con giống, thức ăn, thuốc thú y và đặc biệt là sự tiến bộ lớn trong việc áp dụng những qui trình chăm sóc nuôi dưỡng đã mang lại những thành công trong chăn nuôi. Hiện nay, nước ta sản xuất được khoảng 1,8 triệu tấn thịt hơi các loại, trong đó thịt heo chiếm 76%. Có khoảng hơn 90% lượng thịt heo của các hộ nông dân sản xuất ra được tiêu thụ trên thị trường. Tỉ trọng sản lượng thịt từ chăn nuôi heo còn có xu hướng tăng lên, từ 73,5% năm 1990 lên 77% năm 2002 (Viện kinh tế nông nghiệp, 2005). Cho thấy ngành chăn nuôi heo nước ta đang rất phát triển và cần được quan tâm để phát triển cao hơn nữa. Tuy nhiên số lượng con giống cung cấp không đủ cả về số lượng và chất lượng. Muốn nâng cao sản lượng của ngành chăn nuôi heo thì vấn đề cần lưu tâm nhất là năng suất trong chăn nuôi heo nái sinh sản. Để nâng cao năng suất heo nái thì việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh phải hợp lý, đặc biệt là phải nắm rõ các chỉ tiêu về sinh lý sinh sản cũng như các ảnh hưởng của ngoại cảnh. Riêng, tỉnh Sóc Trăng hiện đang tiến hành mục tiêu đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Cùng với những thành tựu nổi bật trong trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc của Sóc Trăng đã thành công trong việc phát triển đàn heo giống và phát triển đàn heo công nghiệp qui mô trang trại. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát năng suất sinh sản của heo nái tại trại heo Đinh Trung Hiếu - Sóc Trăng” nhằm mục đích nắm được năng suất đàn heo nái và yêu cầu về nhiệt độ, ẩm độ của chúng để có biện pháp chăn nuôi thích hợp, nâng cao sản lượng trong chăn nuôi heo nái sinh sản. 1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH SÓC TRĂNG Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, tỉnh Sóc Trăng có điều kiện tự nhiên như sau: 2.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc và Tây Bắc giáp thành phố Cần Thơ, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Nam giáp biển Đông. 2.1.2. Khí hậu Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 26,70C, cao nhất 28,20C vào tháng 4, thấp nhất 25,20C vào tháng 1. Một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình năm 1.799,5 mm, tháng mưa nhiều lên tới 548,9 mm. Tổng số giờ nắng bình quân trong năm 2.372 giờ; tổng lượng bức xạ trung bình năm đạt 140 – 150 kcal/cm2; độ ẩm trung bình là 86%. 2.2. MỘT SỐ GIỐNG HEO NGOẠI THUẦN 2.2.1. Heo Yorkshire Theo Nguyễn Thiện (2008), heo Yorkshire là một trong những heo trắng cổ gốc của nước Anh, vùng Yorkshire. Heo sắc lông trắng, có dạng hình thân dài, lưng rộng; đầu dài trán rộng, trắc diện hơi lõm. Có 2 loại lớn, bé, thường được chia thành 3 hạng sau: Đại Bạch (Large White) Trung Bạch (Middle White) Tiểu Bạch (Little White) Hình 2.1: Heo Yorkshire Theo Lê Hồng Mận (2002), heo Yorkshire có 2 loại hình theo hướng nạc và nạc – mỡ. loại nạc – mỡ tầm vóc to, thân mình ngắn, sâu ngực; loại nạc tầm vóc to, thân mình dài, mông cao. Đặc điểm riêng của giống Yorkshire là tai đứng, thể chất vững chắc, có 12 – 14 vú. Heo Đại Bạch nhập vào nước ta năm 1964 từ Liên Xô (cũ), đực trưởng thành dài thân 170 – 185 cm, vòng ngực 165 – 185 cm, 350 – 380 kg. Heo nái trưởng 2 thành 250 – 280 kg. Heo nhập nuôi ở nước ta năng suất thấp hơn 5 – 10% khối lượng so với giống gốc. Heo nái đẻ 9 – 10 con/lứa, sơ sinh 1,2 kg/con, cai sữa 60 ngày tuổi 7– 8 con, khối lượng 60 ngày tuổi 12 – 13 kg/con, heo thịt 8 tháng 83 – 84 kg, 10 tháng 117 kg. Heo nái sinh sản ổn định, tiết sữa cao. Heo Yorkshire không chỉ là giống dùng để lai kinh tế với các giống lợn nội nhằm cải tiến năng suất và tỉ lệ nạc mà hiện nay đang được nuôi thuần tại hầu hết các trang trại chăn nuôi. Yorkshire cũng thường xuyên được sử dụng trong các công thức lai giữa các giống lợn ngoại với nhau như: Landrace x Yorkshire, Duroc x Yorkshire (Vũ Đình Tôn et al., 2005) 2.2.2. Heo Landrace Giống heo Landrace có nguồn gốc từ Đan mạch. Heo Landrace được nuôi phổ biến ở khắp nơi trên thể giới và được xem như là một giống heo hướng nạc. Đây là giống heo có sắc lông trắng (có thể có vài đốm đen hiện diện), tầm vóc lớn, cổ dài, đầu thon nhỏ, mõm dài nhỏ và thẳng; tai to dài che phủ hai mắt (các dòng Lamdrace cải tiến hiện nay thì tai tương đối nhỏ, hơi cụp, chỉ che phủ một phần con mắt mà thôi); dài đòn,lưng thẳng, bụng gọn, phần sau nở nang, đùi nở nang. Bốn chân nhỏ, nhưng nay đã có dòng Landrace cải tiến với 4 chân to và khỏe như Landrace mỹ, Canada… (Nguyễn Ngọc Tuân et al., 2002). Hình 2.2: Heo Landrace Khả năng sinh sản trung bình 11 con/ổ, riêng heo Landrace của Bỉ số con đẻ ra ít hơn (8 – 10 con/ổ), chất lượng thịt tốt, tỉ lệ nạc cao 56 – 57%. Heo đực tuổi trưởng thành đạt 220 – 300 kg, hệ số chuyển hóa thức ăn 2,9 – 3,5 (Kỹ thuật chăn nuôi heo sạch. Viện chăn nuôi quốc gia). Theo Trương Chí Sơn, Lê Thị Mến (2000), heo Landrace đòi hỏi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cao hơn và kém thích nghi trong điều kiện thời tiết nóng, nước chua, phèn, mặn. Vì thế nó chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu đàn heo nuôi ở nông hộ. Thời gian qua Landrace cũng được nhập từ các nước trên thế giới như: Đan Mạch, Mỹ, Canada… đây cũng là một giống được chú ý trong công thức lai, nhất là lai ba máu ở các cơ sở chăn nuôi và nông hộ. 2.2.3. Heo Duroc Theo Lê Hồng Mận (2002), giống heo hướng nạc – mỡ, màu sắc lông da hung đỏ rất ngắn, xuất xứ từ Mỹ Duroc – Jersey. Ngoại hình cân đối, thể chất vững chắc, tai to ngắn cụp che mắt, 4 mũi chân và mõm đen, tầm vóc vừa phải. Đực giống trưởng thành 3 250 – 280 kg, nái 200 – 230 kg, thích ứng chịu đựng cao với điều kiện khí hậu, ít nhạy cảm với stress. Khả năng sinh trưởng và phẩm chất thịt trung bình, năng suất sinh sản vừa phải trên 9 con/ổ, tiết sữa kém. Hình 2.3: Heo Duroc Sử dụng heo Duroc cho lai kinh tế tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc cao (Lê Hồng Mận, 2002). Theo Trương Lăng (2003), heo Duroc sử dụng trong công thức lai 3 máu để tăng tỉ lệ thịt, tầm vóc và năng suất sinh trưởng cùng với Yorkshire và Landrace. Thời gian qua, heo Duroc cũng được nhập từ nhiều nước vào Việt Nam. 2.2.4. Heo Pietrain Heo Pietrain có nguồn gốc từ Bỉ, heo có sắc lông đen, bông trắng, ít mỡ, các bắp cơ lộ rõ dưới da, nhất là phần mông, đùi, lưng, vai. Đây là heo nổi tiếng về cho nạc, nhưng nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Heo thích nghi kém với điều kiện khí hậu quá nóng, quá lạnh, quá ẩm, và dễ mắc bệnh về dinh dưỡng, sinh sản, hô hấp, tiêu hóa. Heo trưởng thành có thể đạt 200 – 250 kg, heo nái mỗi năm đẻ 1,8 lứa, mỗi lứa 8 – 9 con sơ sinh sống (Võ Văn Ninh et al., 2006). Hình 2.4: Heo Pietrain Theo Lê Hồng Mận (2002), heo có tuổi đẻ lứa đầu 418 ngày (so với Large White 366 ngày). Khoảng cách 2 lứa đẻ 165,1 ngày. Cai sữa ở 35,2 ngày. Số con/lứa: 10,2. Số con cai sữa: 8,3. Số con cai sữa/nái/năm 18,3 con. Khả năng tăng trọng từ 35 đến 90 kg là 770 g/ngày. Tiêu tốn 2,58 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Theo Nguyễn Thiện (2008), heo Pietrain được sử dụng để lai kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới. Lông da có vết đỏ và đen không đều. Khi cho lai với heo có màu lông trắng thì màu trắng sẽ trội. Heo Pietrain là một điển hình về vết loang đen trắng không cố dịnh trên lông da, nhưng năng suất thì rất ổn định. Heo Pietrain hiện nay đã có ở nước ta nhưng chưa nhập chính thức vào Việt Nam. 4 2.3. CÁC GIỐNG HEO NGOẠI LAI 2.3.1. Heo lai hai máu Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), công thức thông dụng nhất là đực Landrace x cái Yorkshire, đực Duroc x cái Yorkshire. Hai công thức lai này áp dụng ở các tỉnh phía Nam. Heo lai giữa Yorkshire và Landrace: con lai có lông màu trắng, tròn mình, lưng thẳng, bụng thon, mông xuôi, chân và đầu thanh, con lai nuôi thịt lớn nhanh, 6 – 7 tháng tuổi đạt khoảng 100kg, chi phí 3,8 – 4,1 đơn vị thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Tỷ lệ nạc 52 – 57%. Con lai nếu được nuôi dưỡng tốt và đúng kỹ thuật có thể đạt được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của tiêu dùng và lưu thông xuất khẩu (Phạm Hữu Danh et al., 2001). 2.3.2. Heo lai ba máu Ở các trại chăn nuôi quy mô công nghiệp thường dùng nái lai F1 giữa giống Yorkshire và Landrace để lai với đực cuối cùng giống Duroc. Con lai lớn nhanh cho nhiều nạc, ít mỡ và thịt có chất lượng thơm ngon. Với chăn nuôi nông hộ, có thể dùng nái địa phương lai với đực Yorkshire tạo con F1, sau đó cho nái F1 lai với Landrace hoặc Duroc (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002). Theo công trình nghiên cứu của xí nghiệp Chăn Nuôi Tam Đảo (1990), cho biết giống 3 máu nuôi mau lớn, 6 – 7 tháng tuổi đạt 100 kg, tỉ lệ nạc 56%, hệ số chuyển hóa thức ăn 3,6 – 4,2 kg TĂ/kg tăng trọng, độ dày mỡ lưng 2,1 cm. 2.3.3. Heo lai bốn máu Công thức thông dụng là đực F1 (Duroc x Pietrain) x cái F1 (Landrace x Yorkshire). Heo lai 4 máu theo công thức này thường được áp dụng ở các tỉnh phía Nam. Heo con cai sữa 27 ngày tuổi đạt trọng lượng 6,3 – 6,5 kg, nuôi đến 60 ngày tuổi đạt trọng lương 20kg, bán giống cho người chăn nuôi heo thịt. Heo nuôi mau lớn, 165 – 167 ngày tuổi (5,5 tháng tuổi) đạt 95 kg, tăng trọng bình quân 645 – 650 g/ngày, tiêu tốn 2,8 – 3,0 kg thức ăn hỗn hợp/kg tăng trọng, tỉ lệ nạc trên thân thịt xẻ đạt trên 58% (Hội Chăn Nuôi Việt Nam, 2004). 2.4. MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH SẢN CỦA HEO NÁI 2.4.1 Tuổi thành thục Tuổi thành thục của heo nái được biểu hiện qua lần động dục đầu tiên. Tuổi thành thục còn phụ thuộc vào các yếu tố như con giống, dinh dưỡng, môi trường, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh, ở nái tuổi động dục lần đầu tiên vào khoảng 6, 7 tháng tuổi khi heo nái đạt 80-90 kg. Thời gian động dục từ 4-5 ngày, chu kỳ động dục là 19-21 ngày (Võ Văn Ninh, 2004). 5 2.4.2 Tuổi phối giống Tuổi phối giống là lần phối giống đầu tiên. Sự thành thục ở heo nái là giai đoạn mà cơ quan sinh dục (buồng trứng) bắt đầu hoạt động. Tuổi phối giống thường khi heo đạt 200-210 ngày tuổi, đạt trọng lượng từ 100-110 kg. Thường bỏ qua giai đoạn 1-2 kỳ động dục đầu để cơ thể và cơ quan sinh dục của heo phát triển hoàn chỉnh, nên lưu ý các điểm sau: Hệ số di truyền của tuổi lên giống lần đầu tương đối cao (h2= 0,35). Khi được phối giống ở tuổi thông thường, heo nái cái hậu bị sẽ trãi qua nhiều kỳ động dục, sẽ rụng nhiều trứng hơn, số con sinh ra/ổ sẽ nhiều hơn do đó chỉ chọn heo hậu bị từ heo mẹ có tuổi lên giống và phối giống lần đầu ngắn và từ nái đẻ nhiều con/ổ, nên loại heo không lên giống khi đạt 225 ngày tuổi. Mặt khác, lai cận huyết có xu hướng làm tăng tuổi động dục lần đầu (Trần Thị Dân, 2004). Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng trong chuồng lên tuổi thành thục chưa rõ. Để đạt hiệu quả nên đặt đèn huỳnh quang ở chuồng trong 10-12 giờ/ngày. (Trần Thị Dân, 2004). Nhiệt độ chuồng nuôi lớn hơn 290C làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ và biểu lộ lên giống bị xáo trộn. Tuy nhiên, nếu làm mưa bằng cách tắm thường xuyên thì sẽ làm ẩm chuồng, độ ẩm trong không khí tăng lên nên cơ thể heo khó thoát ra ngoài, vi sinh vật dễ phát triển trên môi trường. (Trần Thị Dân, 2004). Chuyển hậu bị sang chuồng khác và cho gần heo nọc (20-30 phút/ngày) khi heo đạt 165 ngày tuổi trở đi (3 tuần trước khi dự định phối giống). Heo nọc phải trên 10-11 tháng tuổi vì khi ấy tuyến nược bọt dưới hàm mới có dủ pheromone để kích thích heo nái, giúp heo nài lên giống sớm. Chế dộ dinh dưỡng của heo cái hậu bị nhiều nạc khác với heo nái ít nạc. Heo hậu bị nhiều nac thường giảm tính ngon miệng và không đủ mỡ dự trữ cho tiết sữa hoặc sinh sản ở lứa kế tiếp. Do đó, cho heo hậu bị nhiều nạc ăn tự do từ lúc chọn giống đến khi phối giống, còn heo có tỷ lệ nạc trung bình thì cho ăn giới hạn và chỉ tăng lượng thức ăn vào khoảng 10-14 ngày trước khi phối giống để tăng số noãn xuất. Các heo dòng tăng trưởng, các heo lai (ngoại×ngoại), heo nái quá mập hoặc quá ốm do thiếu dinh dưỡng cũng chậm lên giống. (Võ Văn Sơn, 2004). Thời gian trong ngày để phát hiện hậu bị lên giống cũng lưu ý. Một nghiên cữu cho thấy 60% heo hậu bị có phản xạ đứng ỳ chịu đực vào buổi sang sớm lức 6 giờ, chỉ khoảng 24% vào lúc trưa, 16% vào lúc 6 giờ chiều. (Trần Thị Dân, 2004). 2.4.3 Chu kỳ động dục và thời gian động dục Là thời gian giữa lần động dục 1 và lần động dục 2 kế tiếp nhau, chu kỳ động dục của heo là 18-21 ngày, trung bình là 21 ngày, thời gian động dục là 3-5 ngày. 6 2.4.4 Thời điểm phối giống Thời điểm phối giống là yếu tố rất quan trọng lien quan đến thời điểm rụng trứng, tỷ lệ đậu thai và số con sinh ra trong ổ nhiều. Thường sự rụng trứng của heo cái 8-12 giờ trước khi kết thức chịu đực, 36 – 40 giờ sau khi bắt đầu động dục, phối quá sớm hoặc quá muộn thì tỉ lệ đậu thai và số con sinh ra sẽ giảm. Biểu hiện bên ngoài: âm hộ sung huyết, có dịch nhờn, heo kêu la, phá chuồng, bỏ ăn, thường phối vào ngày thứ 3 hoặc ngày thứ 4 đối với nái phối lần đầu, ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 đối với các nái phối các lần sau kể từ khi bắt đầu động dục. Thường khi thấy dịch nhờn của âm hộ keo lại, dung tay ấn vào mông nái thì nái đứng yên, 2 tai vểnh lên (Võ Văn Ninh, 2004). 2.4.5. Thời gian mang thai Thời gian mang thai ở heo ttrung bình là 114 ngày. Trong cùng một giống, thời gian mang thai chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền là 30% nhưng không ảnh hưởng lớn về số con sinh ra/ổ, sự chênh lệch giữa các giống là ± 3. Heo là loài đa thai, có thời gian đẻ kéo dài, thường không rụng trứng trong suốt thời gian cho sữa mặc dù đôi khi có biểu hiện động dục 2 – 3 ngày sau khi đẻ. Sau khi cai sữa heo con ở 3, 4 tuần, sự lên giống của heo mẹ chỉ xảy ra sau đó 1 tuần, nếu cai sữa sớm hơn, khoảng cách này thường kéo dài hơn. Heo nái cho sữa trước khi đẻ, thời gian cho sữa đầu từ 24 – 36 giờ. Trong sữa heo nái rất ít chất sắt và heo con dự trữ sắt trong cơ thể rất ít, heo nái tiết sữa trực tiếp theo phản xạ. vì thế phản xạ lên giống của heo nái phụ thuộc vào việc dứt sữa heo con. (Võ Văn Sơn, 2004) 2.4.6. Sự thụ tinh Sự thụ tinh có thể xảy ra khoảng 6 – 10 giờ sau khi phối tự nhiên và sau 2 giờ sau khi thụ tinh nhân tạo. Tỷ lệ thụ tinh sẽ ảnh hưởng đến số lần phối đầu hay lần 2 và 3. số lần phối sau lên giống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu thai ở heo nái, các yếu tố khác được xem là đúng kỹ thuật (Võ Văn Sơn, 2004). Stress nhiệt trầm trọng kéo dài sẽ làm giảm tiết sinh dục hưng phấn tố và giảm hoạt động của buồng trứng/dịch hoàn, nhiệt độ tăng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ đậu thai, sự sống của phôi hoặc gián tiếp qua các thay đổi hormone làm tăng tiết progestin và có thể làm giảm estrogen và luteinzing hormone (LH). Khi nhiệt độ môi trường trên 300C heo nái bị ảnh hưởng trong 3 tuần trước phối, 3 tuần sau phối và 3 tuần trước đẻ (Trần Thị Dân, 2004) 7 2.4.7. Sự có mang Sự có mang là tình trạng heo mẹ có heo con đang phát triển trong tử cung. Thời gian mang thai bắt đầu từ lúc thụ tinh đến khi heo mẹ sinh ra heo con. Thời gian mang thai gồm 3 giai đoạn: sự thụ tinh, định vị của phôi trên thành tử cung, sự thành lập nhau thai, thành thục của phôi đến khi heo m5 đẻ ra heo con. Heo nái mang thai là khi nái không động dục trở lại sau khi phối 3 tuần lễ, mang thai trên 2 tháng thì thấy 2 hàng vú nảy nở, bụng hơi lớn, cơ thể phát triển, trên 3 tháng bụng lớn nhiều, vú phát triển, thai cử động. Sauk hi phối 60 ngày không nên vận chuyển, chuyển chuồng heo nái, tránh stress, không nên nhốt heo quá chật chội và không nên tiêm phòng ở giai đoạn chửa kỳ một (Võ Văn Sơn, 2004). 2.5. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG CHĂN NUÔI HEO NÁI SINH SẢN 2.5.1. Khả năng sinh sản 2.5.1.1. Số con sơ sinh trên ổ Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh khả năng đẻ nhiều con hay ít con của giống, đồng thời phản ánh chất lượng tinh dịch, kỹ thuật thụ tinh của kỹ thuật viên và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng nái có chửa. Trong vòng 24h sau khi đẻ ra, heo con chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Những heo con sinh ra mà yếu đuối, phát triển không cân đối dễ bị chết ngay sau khi sinh ít thời gian, thường là do kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái kém. Ngoài ra yếu tố ngoại cảnh có tác động rất lớn đến số con sơ sinh còn sống đến 24h. Vì lúc này là lúc lợn con thay đổi hoàn toàn môi trường sống, từ trong bụng mẹ tất cả trao đổi chất đều thông qua nhau thai, nay chuyển sang môi trường mới hoàn toàn khác. Heo con chưa thích nghi kịp thời nên chưa nhanh nhẹn, dễ bị mẹ đè chết, hoặc heo mẹ đẻ vào ban đêm không có sự can thiệp kịp thời của kỹ thuật viên nên heo bị chết rét hoặc chết ngạt do không bóc tách kịp thời màng bọc (Vũ Đình Tôn et al., 2005). 2.5.1.2. Số heo con cai sữa trên lứa Theo Nguyễn Thiện et al. (2005), số heo con cai sữa trên lứa được thể hiện như sau: Chỉ tiêu số heo con cai sữa/lứa là chỉ tiêu quan trọng nhất có liên quan đến kỹ thuật chăn nuôi heo con bú sữa, khả năng tiết sữa và khả năng nuôi con của heo mẹ. Thời gian cai sữa heo ở nước ta thường là 60 ngày (2 tháng). Ở các nước khác trên thế giới thường là 8 tuần (56 ngày). Hiện nay, nhiều trại nuôi heo ngoại đã cai sữa heo con 21 ngày. 8 Ngày nay, do kỹ thuật chế biến thức ăn cho heo con bú sữa cao nên thời gian heo con bú mẹ được rút ngắn xuống 4 tuần hoặc 6 tuần lễ. Các cơ sở chăn nuôi Việt Nam cũng cho heo con cai sữa dưới 45 ngày tuổi. 2.5.1.3. Số con cai sữa/nái/năm Chỉ tiêu này là sự đánh giá tổng quát nhất đối với nghề nuôi heo nái. Người nuôi heo nái có thể thu được lãi hay không là nhờ ở số lượng heo con cai sữa trên nái trên năm. Nếu tăng số lứa đẻ/nái/năm và tăng số lượng heo con cai sữa trong mỗi lứa thì số lượng heo cai sữa/nái/năm sẽ cao (Nguyễn Thiện, 2008). Heo cai sữa ở 26 – 32 ngày tuổi, heo mẹ đẻ 2,33 lứa/năm cho 22,6 heo con cai sữa. Cai sữa trên 40 ngày tuổi, heo mẹ đẻ 2,19 lứa/năm, cho 20,8 heo con cai sữa. Như vậy, chỉ tiêu sinh sản quan trọng nhất đối với heo nái là số con cai sữa/nái/năm (Nguyễn Thiện et al., 2005). 2.5.2. Chất lượng đàn con 2.5.2.1. Trọng lượng sơ sinh toàn ổ Theo Vũ Đình Tôn et al. (2005), trọng lượng sơ sinh toàn ổ trình bày như sau: Là khối lượng heo con được cân ngay sau khi đẻ ra và chưa cho bú sữa đầu. Thường người ta cắt rốn và lau khô rồi cân luôn, tránh có những tác động quá nhiều gây stress cho heo con. Khối lượng sơ sinh toàn ổ phản ánh khả năng nuôi dưỡng thai của heo mẹ, kỹ thuật chăm sóc chăn nuôi heo nái mang thai của người chăn nuôi. Việc cân khối lượng sơ sinh là cần thiết để có kế hoạch chăm sóc cho từng con ngay từ đầu như cố định đầu vú chẳng hạn. 2.5.2.2. Khối lượng 21 ngày tuổi toàn ổ Khối lượng 21 ngày tuổi toàn ổ là chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa của heo mẹ và kỹ thuật chăm sóc nái nuôi con của người chăn nuôi. Dùng khối lượng 21 ngày tuổi để đánh giá khả năng tiết sữa của heo mẹ vì heo mẹ tiết sữa nuôi con theo chu kỳ, thường cao nhất ở 21 ngày tuổi và sau đó giảm dần (Vũ Đình Tôn et al., 2005). 2.5.2.3. Trọng lượng cai sữa toàn ổ Trọng lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ đến trọng lượng sơ sinh, làm nền tảng và điểm xuất phát cho trọng lượng xuất chuồng (Nguyễn Thiện et al., 2007). Khối lượng cai sữa là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi con của heo mẹ và kỹ thuật sử dụng thức ăn cho heo con. Tuy nhiên khối lượng cai sữa còn phụ thuộc vào ngày tuổi của heo con khi cai sữa. Ngày nay, với việc chế biến ra thức ăn tập ăn phù hợp cho heo con, với nhiều chủng loại và rất đa dạng, đã giúp cho việc cai sữa cho heo con sớm hơn. Heo con có thể được tập ăn từ 7 – 10 ngày tuổi. Việc cân trọng lượng heo con ở 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan