Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát một số yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng thánh toán điện tử (e payme...

Tài liệu Khảo sát một số yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng thánh toán điện tử (e payment)

.PDF
149
2
121

Mô tả:

Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ----------------------------- LÊ NGỌC ĐỨC KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XU HƯỚNG SỬ DỤNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ (E-PAYMENT) Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2008 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. VÕ VĂN HUY Cán bộ chấm nhận xét 1: GS. TS. HỒ ĐỨC HÙNG Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chủ tịch hội đồng: PGS. TS. BÙI NGUYÊN HÙNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 03 tháng 08 năm 2008 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH ---------------------------- CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHIà VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC ---------------------------------TP.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2008 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên: LÊ NGỌC ĐỨC Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 17/04/1977 Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Khóa (Năm trúng tuyển): 2005 1. TÊN ĐỀ TÀI: Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử (e-Payment) 2. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: - Khảo sát một số yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử trong các giao dịch của khách hàng tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử 3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 21/01/2008 4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/06/2008 5. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. VÕ VĂN HUY Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. VÕ VĂN HUY CHỦ NHIỆM BỘ MÔN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH -i- LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ nhiệt tình từ Quý Thầy Cô Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh; từ các đồng nghiệp trong Công ty; từ bạn bè trong khóa học Cao học Quản trị Kinh doanh và đặc biệt từ gia đình của tôi. Chân thành cám ơn TS. Võ Văn Huy, người Thầy đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá thời gian thực hiện Luận văn. Bên cạnh đó, chân thành cám ơn các Quý Thầy Cô tham gia Hội đồng cũng đã cho tôi những lời khuyên rất hữu ích. Cám ơn các Quý Thầy Cô tham gia giảng dạy trong Khoa Quản lý Công nghiệp – Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cần thiết và hữu dụng trong quá trình tôi học tập tại Khoa. Cám ơn các Anh/Chị/Em đồng nghiệp hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình ghi nhận thông tin; cám ơn các bạn bè đã cùng tôi thảo luận trong suốt quá trình học tập. Lòng biết ơn sâu sắc xin gửi đến Cha – Mẹ và Gia đình của tôi, những người luôn bên cạnh tôi trong suốt quá trình học tập. TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2008 Người thực hiện luận văn, LÊ NGỌC ĐỨC - ii - TÓM TẮT Việc triển khai thanh toán điện tử ở Việt Nam còn nhiều hạn chế và là một trong các cản trở cho thương mại điện tử. Việc quan tâm đến chấp nhận sử dụng thanh toán điện tử là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển thương mại điện tử. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát một số yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến xu hướng sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. Nghiên cứu thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi với 6 người sử dụng thanh toán điện tử nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng sử dụng bảng câu hỏi với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp người sử dụng; kích thước mẫu là 721 người sử dụng cuối có biết thanh toán điện tử và có xu hướng/nhu cầu sử dụng thanh toán điện tử trong tương lai; trong đó có 560 người đang sử dụng và 161 người chưa sử dụng dịch vụ này. Dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy đa biến nhằm đánh giá thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu và kiểm định giả thuyết đi kèm. Kết quả kiểm định cho thấy các thang đo đạt độ tin cậy, độ giá trị và mô hình phù hợp với thông tin thị trường trong thời điểm khảo sát. Các yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng (theo thứ tự mức độ tác động lớn nhất) của đối tượng đã sử dụng thanh toán điện tử: (1) chuẩn chủ quan, (2) nhận thức sự hữu ích và (3) nhận thức kiểm soát hành vi và (4) nhận thức tính dễ sử dụng. Với đối tượng chưa sử dụng thanh toán điện tử, chỉ có hai yếu tố tác động: (1) chuẩn chủ quan và (2) nhận thức kiểm soát hành vi. Kết quả cũng cho biết có sự khác biệt trong đánh giá thành phần xu hướng sử dụng và yếu tố tác động theo các thuộc tính của đối tượng đã sử dụng thanh toán điện tử. Kết quả nghiên cứu kỳ vọng là tài liệu tham khảo để hỗ trợ các tổ chức có các đề xuất về chương trình hoạt động phù hợp để tiếp cận và phục vụ người tiêu dùng tốt hơn, góp phần tăng trưởng và phát triển bền vững của tổ chức. - iii - ABSTRACT The objectives of the study is to determine several main factors affecting the intention to use ecommerce payment (e-payment) and to measure the factors’ effects on the intention using e-payment services, in HoChiMinh City market. The study was done with 2 stages: qualitative and quantitative research. Qualitative research was taken 1-1 discussion to explore, adjust and complete the scales used to take the measurements of factors affecting the intention to use e-payment. And, quantitative research has made through structure questionnaires, sample size is 721. Raw data after being reviewed and screened is used to analyze the scales’ reliability and validity, and then test the theoretical framework thanks to SPSS software. The dataset were conducted by Cronbach’s Alpha analysis, exploratory factor analysis (EFA) and multiple regression analysis. The results show that all scales reached the reliability and validity. The survey also indicates that the theoretical framework is suitable for market information; and four among six hypotheses are accepted. There are four factors, including subjective norms (SN), perceived usefulness (PU), perceived behavioral control (PBC), and perceived ease of use (PEU) influence customers’ intention toward using epayment. The findings may have useful implications for organizations in planning and implementing customer-oriented marketing strategies to increase utilities for enduser, to get the competitive advantage and to have a part in their business success. - iv - MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN............................................................................................................ i TÓM TẮT ................................................................................................................. ii ABSTRACT ............................................................................................................. iii MỤC LỤC................................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG................................................................................................ ix DANH MỤC HÌNH.................................................................................................. x CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.................................................................................... 1 1.1 THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ..... 1 1.1.1 SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ........................................ 1 1.1.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH DOANH DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN.... 1 1.1.3 THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM.......................................... 2 1.2 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ........................................................................ 3 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 5 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................................................. 5 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 5 1.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU.................................................. 6 1.7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN............................................................................ 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................. 7 2.1 GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 7 2.2 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ .............................. 7 2.2.1 THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ ................................................................................. 7 2.2.2 DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TRONG ĐỀ TÀI........................ 9 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN TRƯỚC ĐÂY........................................... 9 2.3.1 LUẬN VĂN CAO HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH – ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM ............................................................................ 9 2.3.2 TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH............................................................... 10 2.3.3 NHẬN XÉT CHUNG VÊ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY.......... 11 -v- 2.4 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH THAM KHẢO..................................... 12 2.4.1 TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ ........... 12 2.4.2 THUYẾT HÀNH ĐỘNG HỢP LÝ (TRA) ........................................... 13 2.4.3 THUYẾT HÀNH VI DỰ ĐỊNH (TPB) ................................................ 14 2.4.4 THUYẾT NHẬN THỨC RỦI RO (TPR) ............................................. 15 2.4.5 MÔ HÌNH CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ (TAM) ................................ 15 2.4.6 MÔ HÌNH CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ MỞ RỘNG (TAM2)........... 17 2.4.7 MÔ HÌNH CHẤP NHẬN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (e-CAM).......... 17 2.4.8 MÔ HÌNH KẾT HỢP TAM VÀ TPB (C-TAM-TPB).......................... 18 2.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU............................................................................... 19 2.5.1 TỔNG QUAN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 19 2.5.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ................................................. 20 2.5.3 CÁC THÀNH PHẦN VÀ GIẢ THUYẾT TRONG MÔ HÌNH........... 21 2.5.3.1 THÀNH PHẦN XU HƯỚNG SỬ DỤNG......................................21 2.5.3.2 THÀNH PHẦN NHẬN THỨC SỰ HỮU ÍCH ..............................22 2.5.3.3 THÀNH PHẦN NHẬN THỨC TÍNH DỄ SỬ DỤNG ..................22 2.5.3.4 THÀNH PHẦN NHẬN THỨC RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHẨM/DỊCH VỤ ..........................................................................................22 2.5.3.5 THÀNH PHẦN NHẬN THỨC RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH TRỰC TUYẾN ...................................................................................23 2.5.3.6 THÀNH PHẦN CHUẨN CHỦ QUAN..........................................23 2.5.3.7 THÀNH PHẦN NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI..............24 2.6 TÓM TẮT......................................................................................................... 26 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 27 3.1 GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 27 3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 27 3.3 XÂY DỰNG THANG ĐO SƠ BỘ .................................................................. 29 3.3.1 THANG ĐO SƠ BỘ XU HƯỚNG SỬ DỤNG .................................... 29 3.3.2 THANG ĐO SƠ BỘ NHẬN THỨC SỰ HỮU ÍCH............................. 30 - vi - 3.3.3 THANG ĐO SƠ BỘ NHẬN THỨC TÍNH DỄ SỬ DỤNG ................. 30 3.3.4 THANG ĐO SƠ BỘ NHẬN THỨC RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHẨM / DỊCH VỤ ........................................................................................... 30 3.3.5 THANG ĐO SƠ BỘ NHẬN THỨC RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH TRỰC TUYẾN ...................................................................................... 31 3.3.6 THANG ĐO SƠ BỘ CHUẨN CHỦ QUAN ........................................ 31 3.3.7 THANG ĐO SƠ BỘ NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI ............ 31 3.4 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH............................................................................ 32 3.4.1 THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .......................................... 32 3.4.2 HIỆU CHỈNH THANG ĐO TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.... 33 3.4.2.1 THANG ĐO XU HƯỚNG SỬ DỤNG...........................................33 3.4.2.2 THANG ĐO NHẬN THỨC SỰ HỮU ÍCH ...................................33 3.4.2.3 THANG ĐO NHẬN THỨC TÍNH DỄ SỬ DỤNG........................34 3.4.2.4 THANG ĐO NHẬN THỨC RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHẨM / DỊCH VỤ ........................................................................................35 3.4.2.5 THANG ĐO NHẬN THỨC RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH TRỰC TUYẾN ...................................................................................35 3.4.2.6 THANG ĐO CHUẨN CHỦ QUAN...............................................36 3.4.2.7 THANG ĐO NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI...................36 3.4.3 KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH..................................... 36 3.5 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ....................................................................... 37 3.5.1 BẢNG CÂU HỎI TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ............... 37 3.5.2 THIẾT KẾ MẪU ................................................................................... 38 3.5.3 THU THẬP DỮ LIỆU .......................................................................... 39 3.5.4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ......................................................................... 40 3.5.4.1 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO .......................................41 3.5.4.2 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA..................................42 3.5.4.3 PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN.................................................43 - vii - 3.5.4.4 PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN THEO THUỘC TÍNH NGƯỜI SỬ DỤNG...................................................46 3.6 TÓM TẮT......................................................................................................... 46 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 47 4.1 GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 47 4.2 MÔ TẢ THÔNG TIN MẪU............................................................................. 47 4.2.1 THÔNG TIN NHẬN BIẾT THANH TOÁN ĐIỆN TỬ....................... 48 4.2.2 THÔNG TIN THUỘC TÍNH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............... 52 4.2.3 THÔNG TIN BIẾN QUAN SÁT ĐO LƯỜNG KHÁI NIỆM.............. 56 4.3 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO ......................................................... 57 4.3.1 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CHO NHÓM 1 .................... 57 4.3.2 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CHO NHÓM 2 .................... 58 4.3.3 TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO......... 58 4.4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ .................................................................................. 59 4.4.1 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CHO NHÓM 1 ............................................. 59 4.4.1.1 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ - KHÁI NIỆM THÀNH PHẦN .............59 4.4.1.2 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ - XU HƯỚNG SỬ DỤNG .....................61 4.4.2 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CHO NHÓM 2 ............................................. 61 4.4.2.1 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ - KHÁI NIỆM THÀNH PHẦN .............61 4.4.2.2 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ - XU HƯỚNG SỬ DỤNG .....................63 4.4.3 TÓM TẮT KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ.................................. 63 4.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SAU KHI ĐÁNH GIÁ THANG ĐO ................... 64 4.5.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHO NHÓM 1 .......................................... 64 4.5.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHO NHÓM 2 .......................................... 65 4.6 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT ............... 67 4.6.1 THÔNG TIN CÁC BIẾN ĐỘC LẬP VÀ BIẾN PHỤ THUỘC ........... 67 4.6.2 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN .............................................................. 67 4.6.2.1 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN CHO NHÓM 1 ..............................67 4.6.2.2 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN CHO NHÓM 2 ..............................68 - viii - 4.6.2.3 NHẬN XÉT VỀ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ............................68 4.6.3 PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN ....................................................... 69 4.6.3.1 PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN CHO NHÓM 1.......................69 4.6.3.2 PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN CHO NHÓM 2.......................71 4.6.4 KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT........................................................ 72 4.6.4.1 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT CHO NHÓM 1.................................72 4.6.4.2 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT CHO NHÓM 2.................................75 4.6.4.3 TÓM TẮT PHÂN TÍCH HỒI QUY CHO HAI NHÓM ................75 4.6.4.4 PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT .......................................................77 4.7 SO SÁNH VỚI CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ..................................... 79 4.8 TÓM TẮT......................................................................................................... 82 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 83 5.1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 83 5.2 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU .................................................................. 86 5.3 KIẾN NGHỊ TỪ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 90 5.4 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... a PHỤ LỤC ...................................................................................................................c - ix - DANH MỤC BẢNG Bảng 1-1: Số liệu thống kê về thị trường thẻ thanh toán năm 2006 ...........................2 Bảng 2-1: Bảng tóm tắt các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đề xuất...............25 Bảng 3-1: Hai bước thực hiện trong thiết kế nghiên cứu..........................................27 Bảng 3-2: Thang đo xu hướng sử dụng.....................................................................33 Bảng 3-3: Thang đo nhận thức sự hữu ích ................................................................34 Bảng 3-4: Thang đo nhận thức tính dễ sử dụng ........................................................34 Bảng 3-5: Thang đo nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ ....................35 Bảng 3-6: Thang đo nhận thức rủi liên quan đến giao dịch trực tuyến.....................35 Bảng 3-7: Thang đo chuẩn chủ quan ........................................................................36 Bảng 3-8: Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi ....................................................36 Bảng 3-9: Thông tin thực hiện tiếp theo sau khi nghiên cứu định tính.....................37 Bảng 3-10: Thông tin thực hiện quá trình thu thập dữ liệu.......................................39 Bảng 4-1: Bảng tóm tắt kết quả phân tích thống kê thuộc tính mẫu.........................53 Bảng 4-2: Bảng tóm tắt phân tích nhân tố khái niệm thành phần của nhóm 1 .........60 Bảng 4-3: Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu cho nhóm 1..............64 Bảng 4-4: Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu cho nhóm 2..............66 Bảng 4-5: Ma trận tương quan Pearson cho nhóm 1 ................................................67 Bảng 4-6: Tóm tắt kết quả hồi quy đa biến của mô hình cho nhóm 1 ......................69 Bảng 4-7: Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết theo 2 nhóm .........................76 Bảng 4-8: Bảng so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước ...................79 Bảng 5-1: Bảng tóm tắt kết quả phân tích hồi quy theo 2 nhóm ..............................85 Bảng 5-2: Bảng tóm tắt kết quả phân tích sự khác biệt ............................................86 -x- DANH MỤC HÌNH Hình 2-1: Tổng quát về bốn lớp của các mô hình chấp nhận công nghệ..................12  Hình 2-2: Thuyết hành động hợp lý (TRA) ..............................................................13  Hình 2-3: Thuyết hành vi dự định (TPB)..................................................................14  Hình 2-4: Thuyết nhận thức rủi ro (TPB) .................................................................15  Hình 2-5: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) .....................................................16  Hình 2-6: Mô hình chấp nhận công nghệ mở rộng (TAM2) ....................................17  Hình 2-7: Mô hình chấp nhận sử dụng thương mại điện tử (e-CAM) ......................18  Hình 2-8: Mô hình kết hợp TAM và TPB (C-TAM-TPB) .......................................19  Hình 2-9: Mô hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................21  Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................28  Hình 4-1: Phương thức thanh toán điện tử đề cập trong nghiên cứu ........................48  Hình 4-2: Nguồn tin nhận biết thanh toán điện tử ....................................................49  Hình 4-3: Loại giao dịch sử dụng thanh toán điện tử ...............................................50  Hình 4-4: Số lần sử dụng thanh toán điện tử trung bình trong 1 tháng ....................50  Hình 4-5: Số tiền nhỏ nhất cho 1 lần sử dụng thanh toán điện tử.............................51  Hình 4-6: Số tiền lớn nhất cho 1 lần sử dụng thanh toán điện tử .............................51  Hình 4-7: Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu ............................................................52  Hình 4-8: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu.............................................54  Hình 4-9: Công việc chuyên môn của đối tượng nghiên cứu ...................................55  Hình 4-10: Thu nhập trung bình hàng tháng của đối tượng nghiên cứu...................56  Hình 4-11: Mô hình nghiên cứu cho nhóm 1............................................................65  Hình 4-12: Mô hình nghiên cứu cho nhóm 2............................................................66  Hình 5-1: Mô hình nghiên cứu đã được kiểm định...................................................87  -1- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 1.1.1 SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Năm 2007 đặt dấu ấn cho thương mại điện tử phát triển bằng khung pháp lý hoàn thiện. Luật giao dịch điện tử, luật thương mại sửa đổi, nghị định Thương mại điện tử và ba nghị định mới được ban hành gồm nghị định Chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, nghị định Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, nghị định Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng đã đủ cơ sở pháp lý để thương mại điện tử hoạt động. Tính đến tháng 12/2007, khoảng 38% số doanh nghiệp Việt Nam có website riêng và hơn 93% số doanh nghiệp kết nối Internet để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh1. Dự báo năm 2008 sẽ là năm các doanh nghiệp tích cực đầu tư vào thương mại điện tử, mô hình hoạt động B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) sẽ phát triển song song với phương thức thanh toán trực tuyến. 1.1.2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH DOANH DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN Năm 2006 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình kinh doanh dịch vụ trực tuyến của nhiều nước tiên tiến trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển đó. Tổng doanh số các hoạt động phát triển nội dung cho Internet, nội dung mạng di dộng, trò chơi điện tử, đào tạo trực tuyến, y tế điện tử, phát triển kho dữ liệu số, phim số và đa phương tiện số trong năm 2005 đạt khoảng 76 triệu USD2. Một số hình thức kinh doanh dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam: quảng cáo, trò chơi, truyền hình, âm nhạc và đào tạo trực tuyến, … 1 2 Nguồn: ước tính của Bộ Công thương Nguồn: báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2006 – Bộ Thương mại (Bộ Công thương) -2- Hộp 1.1: Thương mại điện tử, một cuộc cách mạng, làm thay đổi khả năng cạnh tranh của Pacific Airlines: 3 ƒ Từ tháng 2/2007, hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines đã chính thức chuyển hoàn toàn hệ thống đặt chỗ, bán vé và thanh toán thông qua hình thức thương mại điện tử tại website www.pacificairlines.com.vn. ƒ Thương mại điện tử giúp hãng thực hiện hàng không giá rẻ một cách nhanh nhất. Trung bình nếu in vé giấy phải mất chi phí từ 7-10 USD bao gồm các chi phí thiết kế, in, bảo quản, nhân viên phòng vé, kế toán tài chính, ... Chuyển sang vé điện tử, chi phí đã giảm xuống chỉ còn 1 USD (bằng 1/10 so với trước đây) và được khấu trừ vào giá vé, mang lại giá vé hợp lý cho khách hàng. ƒ Thương mại điện tử giải quyết được vấn đề mua và bán trên mạng, từ giai đoạn giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, chào giá và thanh toán tiền qua Internet. 1.1.3 THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM4 Thanh toán điện tử là một trong các hình thức hoạt động của thương mại điện tử; thể hiện việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử thay cho việc tiền mặt. Sự phát triển của thị trường thẻ thanh toán: Bảng 1-1: Số liệu thống kê về thị trường thẻ thanh toán năm 2006 Thông tin Số lượng thẻ phát hành Giá trị 4 triệu Số ngân hàng phát hành thẻ Số lượng máy ATM Số điểm chấp nhận thẻ Tỷ lệ thanh toán bằng thẻ trong tổng phương tiện thanh toán 17 2.500 14.000 2% Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước, tháng 12/2006 3 4 Nguồn: http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=16&id=d7e38ded860c25 Nguồn: báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2006 – Bộ Thương mại (Bộ Công thương) -3- Số thẻ phát hành gia tăng kéo theo việc doanh số sử dụng thẻ tăng: doanh số sử dụng thẻ quốc tế trong giai đoạn 2002-2006 ước tăng 50 lần; ước tính cuối năm 2006, doanh số sử dụng thẻ quốc tế đạt 200 triệu USD. Thị trường thanh toán thẻ cũng có những bước phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 2002-2006. Không chỉ phát triển về số lượng và mạng lưới điểm chấp nhận thẻ mà cũng còn phát triển cả về chất lượng. Khoảng 80-90% số đơn vị chấp nhận thẻ đã được trang bị máy chấp nhận thẻ điện tử (EDC). Kênh giao dịch tự động (ATM) cũng được ngân hàng chú trọng phát triển. Riêng trong năm 2006, có hơn 600 máy ATM được lắp đặt thêm. Sự xuất hiện nhiều hình thức thanh toán tại Việt Nam: Bảng 1.2: Các phương thức thanh toán của Doanh nghiệp năm 2006 Phương tiện thanh toán Tỉ lệ áp dụng Tiền mặt khi giao hàng 75,00% Chuyển tiền qua bưu điện 31,90% Chuyển khoản qua ngân hàng 77,30% Thanh toán bằng thẻ tín dụng 14,30% Thanh toán trực tuyến 3,20% Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2006 Hình thức thanh toán cho các hợp đồng điện tử đã được doanh nghiệp áp dụng rất đa dạng. Tỉ lệ doanh nghiệp dùng thanh toán trực tuyến còn rất thấp (3,20%), nhưng tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng thanh toán bằng thẻ tín dụng đã đạt 14,30%. 1.2 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Sự phát triển của thương mại điện tử gắn chặt với thành tựu phát triển và ổn định của nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử là một công cụ quan trọng được nhiều doanh nghiệp quan tâm áp dụng. Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với thương mại điện tử trước hết được thể hiện qua hoạt động giao dịch mua bán tại các -4- sàn thương mại điện tử sôi động hơn, dịch vụ kinh doanh trực tuyến phong phú và doanh thu tăng mạnh. Để dịch vụ ngân hàng điện tử có thể thực sự phát huy tác dụng và hỗ trợ hiệu quả cho giao dịch thương mại điện tử, đặc biệt là giao dịch giữa doanh nghiệp – người tiêu dùng (B2C) và giao dịch giữa người sử dụng (C2C/P2P), cần có sự liên thông rất cao giữa các ngân hàng cũng như một cổng trung gian thanh toán (payment gateway) với năng lực hoạt động mạnh. Báo cáo Thương mại điện tử năm 2006 của Bộ Thương mại (Bộ Công thương) cung cấp trở ngại lớn nhất trong ứng dụng thương mại điện tử là nhận thức của doanh nghiệp và người dân về thương mại điện tử còn thấp, hệ thống thanh toán điện tử yếu kém và giao dịch điện tử chưa an toàn. Báo cáo đã đưa ra các kiến nghị: ƒ Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: nhanh chóng ban hành đầy đủ các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử tại địa phương. ƒ Đối với doanh nghiệp: xác định và xây dựng mô hình ứng dụng thương mại điện tử thích hợp; đầu tư hợp lý cho thương mại điện tử. ƒ Đối với người tiêu dùng: tiến hành thay đổi tập quán mua sắm, tích cực tham gia mua sắm qua mạng; nâng cao ý thức sử dụng mạng. Chính phủ đang từng bước ban hành các chính sách kinh tế - chính trị - xã hội thông qua Luật – Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư để hỗ trợ thương mại điện tử. Đây là tín hiệu đáng trân trọng trong tình hình đổi mới và phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam. Bên cạnh việc người tiêu dùng thay đổi tập quán thanh toán truyền thống để sử dụng thanh toán điện tử và doanh nghiệp từng bước thực hiện việc tham gia ứng dụng thương mại điện tử thì việc quan tâm đến nhận thức của người sử dụng thanh toán điện tử cũng là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển của thương mại điện tử. Do đó, các yếu tố tác động đến nhận thức sử dụng thanh toán điện tử là vấn đề cần được quan tâm trong các nghiên cứu về nhận thức và hành vi của người tiêu -5- dùng. Đây cũng chính là lý do và kỳ vọng cho việc hình thành đề tài: “Khảo sát một số yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử (ePayment)”. 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Khảo sát một số yếu tố chính tác động đến xu hướng sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử trong các giao dịch của khách hàng cá nhân tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm đối tượng đã sử dụng hoặc chưa sử dụng thanh toán điện tử). Dựa vào mô hình nghiên cứu, tiến hành đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tập trung vào ba phương thức thanh toán điện tử cho các giao dịch người tiêu dùng cuối: (1) thanh toán bằng thẻ thanh toán; (2) thanh toán trên môi trường trực tuyến; (3) thanh toán sử dụng điện thoại di động có kết nối với tài khoản thanh toán (tin nhắn SMS hoặc ứng dụng Java cài đặt trên điện thoại di động). Đối tượng nghiên cứu: khách hàng cá nhân, người sử dụng cuối; có biết về thanh toán điện tử; đang hoặc chưa sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử và có nhu cầu sử dụng trong tương lai. Thị trường nghiên cứu: khu vực thành phố Hồ Chí Minh. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sẽ được tiến hành thực hiện thông qua 2 bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện với kỹ thuật thảo luận tay đôi, giữa người thực hiện nghiên cứu và đối tượng cần thu thập thông tin. Thông tin thu nhận từ nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo về các yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử của người tiêu dùng. -6- Nghiên cứu định lượng được tiến hành với kỹ thuật phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Thông tin thu nhận từ nghiên cứu định lượng được dùng để đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo đã thiết kế; đồng thời tiến hành kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất. Việc đánh giá, kiểm định được thực hiện thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy đa biến với phần mềm sử dụng là SPSS phiên bản 16. 1.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU Nghiên cứu kỳ vọng mang lại sự hiểu biết chung đối với việc chấp nhận sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử của người tiêu dùng cuối, một trong các yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển của thương mại điện tử. Các yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng thanh toán điện tử có thể là cơ sở để các tổ chức liên quan có thể đề xuất các chương trình phù hợp để tiếp cận và phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. 1.7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Luận văn bao gồm 5 chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan về nghiên cứu; lý do hình thành, mục tiêu, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu. Chương 2 cung cấp thông tin về thương mại điện tử, thanh toán điện tử; các nghiên cứu đã thực hiện trước đây; cơ sở lý thuyết và đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất cùng các giả thuyết kèm theo. Chương 3 đề cập đến phương pháp nghiên cứu để kiểm định thang đo và kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết đề ra. Chương 4 trình bày các kết quả nghiên cứu (thực hiện trên phần mềm SPSS). Chương 5 tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, những đóng góp, những hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo. -7- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 GIỚI THIỆU Chương 1 đã giới thiệu tổng quan của đề tài. Chương 2 sẽ trình bày thông tin về cơ sở lý thuyết, các mô hình lý thuyết đã được nghiên cứu trước. Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết của mô hình. Chương 2 gồm bốn phần chính: (1) thông tin chung về thương mại điện tử, thanh toán điện tử và phạm vi dịch vụ thanh toán được khảo sát; (2) các nghiên cứu đã thực hiện trước đây; (3) cơ sở lý thuyết và mô hình tham khảo; (4) xây dựng mô hình khảo sát các yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử. 2.2 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 2.2.1 THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Khái niệm thương mại điện tử Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử đơn thuần thể hiện trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và thanh toán trên mạng Internet.. Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số. Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và hoạt động gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng. Theo khái niệm này, phạm vi hoạt động của thương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan