Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát lỗi sử dụng từ hán việt của sinh viên trung quốc học tiếng việt...

Tài liệu Khảo sát lỗi sử dụng từ hán việt của sinh viên trung quốc học tiếng việt

.PDF
87
723
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NGÔN NGỮ HỌC ------------ BÙI THU LOAN KHẢO SÁT LỖI SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC HỌC TIẾNG VIỆT (CỨ LIỆU CÁC BÀI VIẾT CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC Ở VIỆT NAM) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI, 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ BÙI THU LOAN KHẢO SÁT LỖI SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC HỌC TIẾNG VIỆT (CỨ LIỆU CÁC BÀI VIẾTCỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC Ở VIỆT NAM) CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ: 60 22 02 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TRẦN TRÍ DÕI HÀ NỘI, 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và Chưa từng được công bố ở bất cứ tài liệu nào. Tác giả luận văn Bùi Thu Loan LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, khoa Việt Nam học, trường Đại học Hà Nội cùng bạn bè, đồng nghiệp và các sinh viên. Nhân đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Ngôn ngữ. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của GS. Trần Trí Dõi trong suốt quá trình nghiên cứu cũng như hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các sinh viên Trung Quốc, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu để hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2015 Bùi Thu Loan MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................. 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................... 2 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................... 3 4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ..................................................................... 3 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 4 6. Ý NGHĨA LUẬN VĂN ............................................................................ 5 7. BỐ CỤC LUẬN VĂN .............................................................................. 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN PHỤC VỤ LUẬN VĂN ................................ 6 1.1. Lỗi trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. .................................. 6 1.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 6 1.1.2. Lý thuyết phân tích lỗi ..................................................................... 7 1.2. Tiếp xúc và giao thoa văn hóa - ngôn ngữ Việt - Hán ..................... 12 1.2.1. Tiếp xúc ngôn ngữ và hiện tượng giao thoa ................................ 12 1.2.2. Biểu hiện của tiếp xúc và giao thoa văn hóa - ngôn ngữ Việt - Hán .... 13 1.3. Khái niệm từ Hán Việt ....................................................................... 15 1.3.1. Từ vay mượn và từ vay mượn gốc Hán ........................................ 15 1.3.2. Nội dung của từ Hán Việt ............................................................. 17 1.4. Tiểu kết................................................................................................. 19 Chƣơng 2. MÔ TẢ TÌNH HÌNH LỖI TỪ HÁN VIỆT ............................. 22 2.1. Dẫn nhập .............................................................................................. 22 2.2. Thế nào là lỗi từ Hán Việt? ................................................................ 23 2.3. Kết quả khảo sát.................................................................................. 24 2.4. Phân loại lỗi sử dụng từ Hán Việt ..................................................... 26 2.5. Tình hình lỗi sử dụng từ Hán Việt .................................................... 32 2.5.1. Lỗi chính tả từ Hán Việt ................................................................ 32 2.5.2. Lỗi chuyển di tiếng Hán hiện đại sang tiếng Việt ........................ 38 2.5.3. Lỗi chuyển di trật tự ngữ pháp cụm danh từ Hán Việt ............... 42 2.5.4. Lỗi chuyển di từ Hán Việt có sắc thái không phù hợp ngữ cảnh ....... 43 2.5.5. Lỗi sử dụng sai từ loại ................................................................... 45 2.5.6. Lỗi nhầm lẫn các từ gần âm, gần nghĩa....................................... 47 2.5.7. Lỗi kết hợp từ Hán Việt với các từ ngữ khác ............................... 49 2.5.8. Lỗi tự tạo từ Hán Việt mới ............................................................ 51 2.5.9. Nhận xét chung .............................................................................. 52 2.6. Tiểu kết................................................................................................. 55 Chƣơng 3. GIẢI THÍCH VỀ HIỆN TƢỢNG LỖI VÀ THỬ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC .......................................................................... 57 3.1. Giải thích .............................................................................................. 57 3.1.1. Về phía người học .......................................................................... 58 3.1.2. Về phía người dạy .......................................................................... 58 3.2. Biện pháp khắc phục .......................................................................... 59 3.2.1. Biện pháp chung ............................................................................ 59 3.2.2. Suy nghĩ về cách giảng dạy và học tập từ Hán Việt..................... 61 3.2.3. Đề xuất một số dạng bài luyện sử dụng từ Hán Việt ................... 65 3.3. Tiểu kết................................................................................................. 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 74 CHỮ VIẾT TẮT CĐS : Câu đã sửa Nxb : Nhà xuất bản Tp : Thành phố ĐHQGHN : Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHVTHCN : Đại học và Trung học Chuyên nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 1: Số liệu thống kê tình hình lỗi sử dụng từ Hán Việt theo trình độ. 2. Bảng 2: Số liệu thống kê tình hình lỗi sử dụng từ Hán Việt theo các dạng lỗi. 3. Bảng 3: So sánh phiên âm tiếng Hán và cách phát âm trong tiếng Việt. 4. Bảng 4: So sánh danh từ tiếng Hán và danh từ tiếng Việt. 5. Bảng 5: So sánh từ Hán Việt Việt tạo và từ Hán hiện đại. DANH MỤC BIỂU ĐỒ 1. Biểu đồ 1: Tỉ lệ lỗi sử dụng từ Hán Việt theo trình độ. 2. Biểu đồ 2: Tình hình lỗi sử dụng từ Hán Việt theo trình độ trong tương quan với số lượng bài khảo sát. 3. Biểu đồ 3: Tỉ lệ lỗi sử dụng từ Hán Việt theo các dạng lỗi MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong vài năm trở lại đây, lĩnh vực giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ngày càng phát triển mạnh mẽ và gặt hái nhiều thành công. Đặc biệt không thể không kể đến công tác giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc. Có thể nói, Việt Nam - Trung Quốc là hai quốc gia núi liền núi, sông liền sông, có nhiều mối tương quan về lịch sử, văn hóa cũng như chính trị, mối quan hệ láng giềng giữa Việt Nam và Trung Quốc mặc dù đã và đang trải qua những thời kỳ khó khăn nhưng trên hết vẫn tồn tại lâu bền đó là tình hữu nghị không thể chia tách, mối quan hệ hợp tác song phương sâu rộng trong tất cả mọi lĩnh vực. Chính vì vậy mà hàng năm số lượng sinh viên Trung Quốc đến các trường đại học ở Hà Nội nói riêng và các trường đại học trên toàn quốc nói chung để nhập học các chương trình tiếng Việt và văn hóa, kinh tế xã hội Việt Nam rất đông đảo. Khu vực Hà Nội, đa phần sinh viên Trung Quốc tập trung ở các trường như trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Hà Nội. Tại Trung Quốc, vài năm gần đây cả nước này có đến hơn 30 trường có đào tạo chuyên ngành tiếng Việt với số lượng sinh viên mỗi năm là 2000 người trong các năm từ 2004 đến 2010 [9;27]. Thực tế cho thấy, hiện nay có nhiều thanh niên Trung Quốc lựa chọn tiếng Việt là ngoại ngữ làm hành trang cho mình để thực hiện những mục tiêu sự nghiệp trong tương lai. Với nhu cầu học tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc rất lớn và lâu dài như vậy, nhưng hiện nay lượng sách giáo trình và bài tập tiếng Việt dành riêng cho đối tượng này vẫn còn ít và chưa được phổ biến trong các trường đại học. Hơn nữa, hai ngôn ngữ Việt và Trung lại có nhiều điểm tương đồng và dị biệt rất đáng quan tâm có thể đưa vào các giáo trình dạy tiếng Việt cho người Trung Quốc cũng như các giáo trình dạy tiếng Trung cho người Việt nhưng hiện vẫn còn chưa được nghiên cứu ở mức cần thiết. 1 Trong quá trình dạy tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc, chúng tôi nhận thấy từ Hán Việt là một lớp từ thuộc hệ thống từ vựng tiếng Việt mang nhiều nét tương đồng với tiếng Hán. Đặc điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tiếng Việt. Song bên cạnh đó cũng có hàng loạt các từ Hán Việt hoạt động trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có sự phát triển, thay đổi về nghĩa và cách dùng so với từ tương đương trong tiếng Hán. Điều này dẫn đến lỗi trong quá trình sử dụng từ Hán Việt của sinh viên Trung Quốc. Do vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Khảo sát lỗi sử dụng từ Hán Việt của sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt” để có cái nhìn cụ thể và hệ thống hơn về vấn đề này. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Trước nay, các công trình nghiên cứu đề cập đến hiện tượng lỗi trong sử dụng ngoại ngữ cũng không ít. Có thể kể đến như luận án của tác giả Nguyễn Thiện Nam với đề tài “Khảo sát lỗi ngữ pháp tiếng Việt của người nước ngoài và những vấn đề có liên quan”. Luận án này đã đi sâu phân tích lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng Việt của người nói tiếng Anh, người Campuchia và người Nhật. Về sau có tác giả Phạm Đăng Bình với công trình “Khảo sát các lỗi giao thoa ngôn ngữ - văn hóa trong diễn ngôn của người Việt học tiếng Anh”. Tác giả này chọn hướng nghiên cứu lỗi của người Việt học tiếng Anh từ góc độ giao thoa văn hóa, ngôn ngữ. Đây cũng là một hướng tiếp cận rất thú vị. Các công trình này đều ứng dụng lý thuyết phân tích lỗi do nhà ngôn ngữ học ứng dụng S.Pit Corder đề xuất. Đặc biệt, các luận văn Thạc sỹ về lỗi của đối tượng sinh viên Trung Quốc sử dụng tiếng Việt cũng không ít. Có thể kể đến như Lỗi của người Trung Quốc học tiếng Việt nhìn từ góc độ xuyên văn hóa của tác giả Trung Quốc Lê Xảo Bình. Ngoài ra, tác giả Đào Thị Thanh Huyền có công trình Khảo sát lỗi ngữ âm của người Trung Quốc học tiếng Việt và cách khắc phục. 2 Mỗi tác giả đều khai thác các góc cạnh khác nhau về lỗi sử dụng tiếng việt của đối tượng người học là người Trung Quốc. Về lỗi sử dụng từ Hán Việt, bài nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Duyên Hà cũng phác họa phần nào tình hình lỗi sử dụng từ Hán Việt của sinh viên nước ngoài học tập tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận văn này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu về từ Hán Việt và các cách dùng sai của sinh viên Trung Quốc đang học tập tại một số trường Đại học ở Hà Nội. Đây là một kiểu lỗi xảy ra ở một lớp từ vựng khá phong phú và nhạy cảm, mang nhiều nét tương đồng trong kho tàng từ vựng của ngôn ngữ hai dân tộc. Luận văn được tiến hành trên cơ sở kế thừa, tiếp thu lý luận và phương pháp liên quan của các công trình đi trước. Đồng thời bước đầu đóng góp tư liệu nhằm xác lập danh mục từ Hán Việt có tần số sử dụng từ thấp đến cao trong văn viết của sinh viên Trung Quốc. Tiếp đó chỉ ra những trường hợp mắc lỗi cụ thể. Cuối cùng là tìm nguyên nhân và cách khắc phục mang tính hệ thống. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Thống kê, phân tích, giải thích tình trạng cũng như nguyên nhân gây ra lỗi sử dụng từ Hán Việt của sinh viên Trung Quốc. - Qua đó, nêu ý kiến về khả năng khắc phục lỗi. 4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU Lỗi trong sử dụng ngoại ngữ bao gồm ba dạng lỗi cơ bản (tương ứng với ba bộ phận cấu thành trong một ngôn ngữ). Đó là lỗi ngữ âm, lỗi từ vựng và lỗi ngữ pháp. Ở đây, chúng tôi đi sâu khảo sát lỗi dùng từ Hán Việt thuộc loại lỗi giao thoa từ vựng của sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt ở cả ba bình diện trên. Thế nào là lỗi giao thoa từ vựng và quá trình phân tích lỗi này có liên quan gì với các loại lỗi ngữ âm, ngữ pháp. Vấn đề sẽ được làm rõ ở các phần sau. 3 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận văn - Phương pháp miêu tả phân tích - Thủ pháp khảo sát, thống kê và so sánh đối chiếu. Những phương pháp và thủ pháp đó nhằm chỉ ra sự giống và khác nhau, sự biến đổi của các từ Hán Việt về ý nghĩa, cách dùng so với từ ngữ tương đương trong tiếng Hán. - Thủ pháp phân tích lỗi. Thuận lợi của luận văn là được kế thừa và học hỏi các thao tác phân tích lỗi của các nhà nghiên cứu đi trước dưới ánh sáng của lý thuyết phân tích lỗi của Pit Corder. 5.2. Phƣơng pháp thu thập tƣ liệu Tư liệu thu thập từ các bài luyện, bài kiểm tra viết tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc ở một số trường đại học ở Hà Nội. Dựa vào đó, chúng tôi tập hợp lại các lỗi dùng từ Hán Việt của sinh viên kèm theo các câu biểu hiện lỗi. Cụ thể, nguồn tư liệu được thu thập bài thi viết của các sinh viên ở những cơ sở đào tạo sau đây: - Khoa Việt Nam học, trường Đại học Hà Nội là 280 bài. Trong đó, trình độ A 100 bài, trình độ B 100 bài, trình độ C 80 bài. - Khoa Ngôn ngữ học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là 479 bài. Trong đó, trình độ A 138 bài, trình độ B là 140 bài, trình độ C là 201 bài. Tổng cộng số lượng bài khảo sát là 759 bài. Trong đó, trình độ A là 238 bài, trình độ B là 240 bài; trình độ C là 281 bài. Đây là những bài tập kiểm tra viết và bài thi viết của sinh viên các trường các năm học từ 2013 đến 2015. Trong đó, chúng tôi có khảo sát một số phần bài dịch Trung - Việt trong bài thi của sinh viên để có sự so sánh văn bản dịch với văn bản đoạn văn của sinh viên Trung Quốc. 4 Trong luận văn này, chúng tôi chưa có điều kiện về thời gian để có thể áp dụng phương pháp điều tra khảo sát lỗi của sinh viên theo thời gian dài (longitudinal) mà chỉ mới dừng lại ở phương pháp điều tra theo diện rộng (cross-sectional) khoảng thời gian ngắn trong vòng 3 năm học (2013-2015). 6. Ý NGHĨA LUẬN VĂN - Luận văn có thể giúp người dạy tiếng Việt khái quát các trường hợp sinh viên mắc lỗi sử dụng từ Hán Việt để từ đó chủ động soạn bài chữa lỗi và giải thích lỗi cho sinh viên một cách rõ ràng, khoa học nhất. - Luận văn hy vọng cũng là một tài liệu tham khảo giúp cho sinh viên Trung Quốc nắm được ý nghĩa các từ Hán - Việt, sự khác biệt trong các sử dụng so với các từ tương đương trong tiếng Hán. Trên cơ sở đó tránh được việc sử dụng sai từ. - Luận văn cũng đóng góp một phần vào nội dung lý thuyết dạy tiếng Việt cho người Trung Quốc. Từ đó, việc biên soạn giáo trình, bài luyện tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc cũng có ý nghĩa thiết thực hơn, trọng tâm và có hệ thống hơn. 7. BỐ CỤC LUẬN VĂN Để thực hiện những mục đích và nhiệm vụ đã đề ra, chúng tôi bố cục luận văn như sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm ba chương. Chương 1: Nêu những cơ sở lí luận phục vụ cho luận văn. Trong đó có lí luận về vấn đề lỗi và phân tích lỗi. Tiếp đến là một số vấn đề xoay quanh từ vay mượn và việc xác định nội dung của từ Hán Việt. Chương 2: Trình bày những kết quả thu được qua quá trình tìm kiếm, xác định và thống kê các lỗi cần nghiên cứu. Chương 3: Giải thích các nguyên nhân mắc lỗi và đề xuất các biện pháp khắc phục lỗi trong giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc. 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN PHỤC VỤ LUẬN VĂN 1.1. Lỗi trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. 1.1.1. Khái niệm Lỗi theo từ điển Ngôn ngữ học ứng dụng và dạy tiếng: “Lỗi của người học (trong khi nói hoặc viết một ngôn ngữ thứ hai hay ngoại ngữ) là hiện tượng sử dụng một đơn vị ngôn ngữ (chẳng hạn một từ, một đơn vị ngữ pháp, một hoạt động nói năng…) bằng cách mà người bản ngữ hoặc người giỏi thứ tiếng đó cho là sai hoặc cho là chưa đầy đủ” [33;7] Ở đây, chúng ta cần có sự phân biệt rõ ràng giữa lỗi và sai sót. Lỗi có tính hệ thống, có sự lặp đi lặp lại nhiều lần còn sai sót chỉ có tính ngẫu nhiên. Lỗi xuất hiện do năng lực sử dụng ngôn ngữ đích còn hạn chế. Trong khi sai sót xuất hiện do một vài yếu tố tâm sinh lý như nói nhịu hay mệt mỏi, quên,…Chính vì vậy mà sai sót thì người học có thể tự mình sửa chữa lại được nhưng lỗi thì người học không thể tự sửa lại được cho đúng. Công việc này cần có sự giúp đỡ của người dạy. Trên thực tế nghiên cứu, để phân biệt lỗi và sai sót đôi khi không hề đơn giản. Song, chúng ta có thể dựa vào tính hệ thống của lỗi. Nghĩa là “tính xuất hiện thường xuyên” theo như nhà Ngôn ngữ học W.T. Little Wood cho rằng: “Tiêu chí đánh giá tin cậy nhất là tính xuất hiện thường xuyên - chứng cứ tốt nhất mà một lỗi phản ánh hệ thống chiều sâu của người học là khi nó xuất hiện đều đặn trong lời nói của người học” [32;8]. Tác giả Hà Lê Kim Anh cũng nhấn mạnh rằng người học ngôn ngữ sẽ trải qua quá trình: không hiểu - xuất hiện lỗi - sử dụng đúng [3;11]. Có thể nói, lỗi có vai trò quan trọng trong tất cả các quá trình nghiên cứu, dạy và học ngoại ngữ. Nó có ý nghĩa với cả người dạy, người học và người nghiên cứu. Lỗi là một hiện tượng đương nhiên xảy ra trong quá trình thụ đắc một ngôn ngữ. Đối với người học, lỗi như là một “phương cách” để thể nghiệm những gì đã học được. Như tác giả Nguyễn Thiện Nam đã phát biểu về lỗi, đó 6 là “cách mà người học thử nghiệm những sáng tạo, những phiêu lưu, những giả thuyết của mình về ngôn ngữ mà mình học”[34;124] Việc xuất hiện lỗi và phân tích lỗi giúp cho người dạy có thể đánh giá trình độ của người học, biết được điểm yếu của người học để đưa gia những giải pháp, bài luyện khắc phục lỗi cho học viên. Đồng thời, nhìn vào lỗi mà người nghiên cứu biết được từng bước đường thụ đắc ngôn ngữ của người học như thế nào? Người học từ trình độ thấp đến cao sẽ mắc những lỗi như thế nào, ở mức độ ra sao. 1.1.2. Lý thuyết phân tích lỗi Phân tích lỗi là việc nghiên cứu phân tích các lỗi trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ. Những lỗi này nằm trong hệ thống ngôn ngữ người học tạo ra được các nhà nghiên cứu gọi là ngôn ngữ trung gian hay còn gọi là ngôn ngữ quá độ. Nó mang ảnh hưởng của cả ngôn ngữ gốc lẫn ngôn ngữ đích của người học. Việc phân tích lỗi chính là khảo sát trên nguồn ngữ liệu ngôn ngữ trung gian để tìm ra các dạng lỗi cần nghiên cứu. Trước khi quan điểm mới về lỗi và phân tích lỗi ra đời thì đã tồn tại một quan niệm khá nghiêm khắc và thiếu tính tích cực khi nhìn nhận hiện tượng lỗi. Theo quan điểm của các nhà Hành vi luận, học tập ngôn ngữ là việc tạo thói quen ngôn từ tốt. Việc mắc lỗi trong sử dụng ngôn ngữ do người học chưa tạo được thói quen hành vi ngôn từ tốt. Vì vậy mà lỗi của là người học cần phải xóa bỏ triệt để. Lỗi được nhìn nhận như là chứng cứ cho sự thất bại của người học ngôn ngữ. Việc xuất hiện lỗi là do người học thiếu chú ý, thể hiện thái độ không tích cực. Đến thập kỷ 60 của thế kỷ 20, lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ thứ hai của N. Chomsky ra đời. Ông cho rằng: việc thụ đắc ngôn ngữ không phải là sự hình thành thói quen mà chính là sản phẩm của việc hình thành quy tắc. Tức là nhấn mạnh đến yếu tố tri nhận bằng tư duy. Theo đó, việc học một ngôn ngữ là quá trình phát triển tư duy, khái quát các quy tắc ngôn ngữ chứ không chỉ đơn thuần là việc luyện tập những thói quen ngôn ngữ. 7 Theo Pit Corder [2;9] phân tích lỗi một cách khoa học cần tuân theo một quy trình bao gồm năm bước: (1) Thu thập mẫu ngôn ngữ của người học; (2) Nhận biết lỗi; (3) Miêu tả lỗi; (4) Giải thích lỗi; (5) Đánh giá lỗi. 1.1.2.1. Thu thập mẫu Trước hết, chúng ta cần tập hợp các ngữ liệu có thể phục vụ cho nghiên cứu lỗi. đó là việc tập hợp các mẫu ngôn ngữ của người học tạo ra. Trong các mẫu này có chữa các lỗi sai. Căn cứ vào các ngữ liệu đó mà ta có thể tìm ra các lỗi và thống kê theo một hệ thống. Hai cách thu thập lỗi sai thường được áp dụng đó là thu thập tại một thời điểm theo diện rộng (cross - sectional) và thu thập mẫu theo thời gian (longitudinal). Ưu điểm của phương pháp thứ nhất là đơn giản, tiết kiệm thời gian hơn, còn ưu điểm của phương pháp thứ hai là có thể thấy rõ sự thay đổi và phát triển ngôn ngữ của người học. Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành khảo sát kết hợp cả hai cách thu thập. Song ở cách thu thập mẫu theo thời gian, chúng tôi lấy mẫu theo thời điểm nhưng không trùng đối tượng người học. Thêm nữa, thời gian thu thập mẫu của chúng tôi khá ngắn trong vòng ba năm học từ 2013 đến 2015 nên nhìn chung chưa thấy rõ được sự khác biệt. 1.1.2.2. Nhận biết lỗi Đây là khâu quan trọng đòi hỏi sự tỉ mỉ và nhận biết chính xác. Vì thực tế việc phân biệt lỗi và sai sót không hề dễ dàng. Lỗi có sự lặp đi lặp lại và nguyên nhân do hạn chế về năng lực ngoại ngữ, người học chưa nắm vững quy tắc ngôn ngữ. Người học không thể phát hiện ra rằng mình đã mắc lỗi và nếu được cho biết thì người đó cũng không thể tự sửa đúng. Trong khi nhầm lẫn là do người học quá căng thẳng, thiếu chú ý, mệt mỏi, lơ đãng... mà nói 8 hay viết sai. Thực ra họ đã nắm được quy tắc ngôn ngữ và có thể tự sửa chữa nhầm lẫn của mình. Chẳng hạn như trường hợp viết sai từ, nói nhịu… Đến lượt lỗi, nó còn có thể phân ra làm hai loại là lỗi lộ rõ và lỗi tiềm tàng. Lỗi tiềm tàng liên quan đến các yếu tố như ngữ cảnh hay tri thức nền. Lỗi lộ rõ thuộc về lỗi hình thức ta có thể dễ dàng xác định được trên câu chữ. 1.1.2.3. Miêu tả lỗi Sau khi đã tập hợp được một danh sách các lỗi thì cần phải tiến hành miêu tả các đặc trưng của lỗi từ đó sắp xếp các lỗi theo nhóm. Nói cách khác, đây chính là khâu phân loại lỗi. Có nhiều cách phân loại lỗi dựa trên các bộ tiêu chí khác nhau. Thông thường, ta có thể phân loại lỗi theo các cấp độ của ngôn ngữ như lỗi ngữ âm, lỗi từ vựng, lỗi ngữ pháp, lỗi ngữ dụng. Tác giả Đào Thị Thanh Huyền trong công trình nghiên cứu về lỗi ngữ âm đã nêu ra đề xuất phân chia lỗi của người Trung Quốc học tiếng Việt ra bốn loại chính: 1- lỗi ngữ âm; 2- lỗi từ vựng; 3- lỗi ngữ pháp; 4- lỗi xuyên văn hóa. Còn tác giả Phạm Đăng Bình đã đưa ra cách phân loại mới, rõ ràng hơn và bao quát mọi góc độ, kể cả về mặt dụng học giao thoa văn hóa. Tác giả cho rằng: “trong khi phân loại lỗi cần phải quan tâm đến các đối tượng mắc lỗi, thời điểm mắc lỗi, các nét đặc thù về văn hóa và cả loại hình ngôn ngữ cứ không nên chỉ nhìn vào từng loại lỗi cụ thể” [3;68]. Nghĩa là trước khi phân tích lỗi phải xem xét tất cả các khía cạnh. Chẳng hạn, ta cần xét xem người học là người nước nào? nền văn hóa của họ ra sao? ngôn ngữ mẹ đẻ của họ có đặc điểm gì? mức độ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tiếp nhận ngôn ngữ đích?… Theo đó, tác giả này đã phân lỗi thành hai loại lớn là lỗi phổ biến và lỗi đặc trưng. Lỗi phổ biến là lỗi thường xảy ra trong giai đoạn đầu của quá trình học. Đây là những lỗi chung mà bất kể người học ngoại ngữ nào cũng vấp phải không phân biệt người học mang quốc tịch gì, loại hình ngôn ngữ của họ như thế nào. Lỗi phổ biến cũng được chia ra thành lỗi ngữ âm, lỗi từ vựng, lỗi ngữ pháp. Lỗi đặc trưng là kiểu lỗi riêng của từng đối 9 tượng thuộc các nền văn hóa khác nhau. Do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ hay tư duy văn hóa của họ mà gây ra lỗi trong quá trình học ngôn ngữ thứ hai. Chẳng hạn, trong tiếng Hàn, động từ thay đổi dạng thức phụ thuộc vào tuổi tác của người nghe trong đối thoại. Đặc điểm này khiến cho người Việt học tiếng Hàn dễ dùng sai động từ kính ngữ, có nghĩa là đã thể hiện sự bất kính với người già. Lỗi đặc trưng bao gồm hai kiểu lỗi là lỗi giao thoa ngôn ngữ và lỗi giao thoa văn hóa. Luận văn này nghiên cứu lỗi sử dụng từ Hán Việt của đối tượng người học là sinh viên Trung Quốc thuộc loại lỗi đặc trưng giao thoa từ vựng. Do trong quá trình sử dụng, phần lớn các từ Hán Việt trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có sự biến đổi về nghĩa so với các từ tương đương trong tiếng Hán hiện đại. Các từ Hán Việt trong hai ngôn ngữ có phần khác biệt về nghĩa biểu niệm, biểu vật, biểu cảm và biểu trưng nên đã thay đổi về cách dùng. Vì vậy dẫn đến những cách dùng sai khi người học Trung Quốc chuyển di các từ ngữ đó vào tiếng Việt. 1.1.2.4. Giải thích lỗi Đây là khâu tương đối khó trong quá trình phân tích lỗi. Bởi có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học ngoại ngữ của một người. Yêu cầu đặt ra là phải xem xét cặn kẽ các mặt tác động để tìm ra nguyên nhân gây lỗi. Các nhà nghiên cứu như Selinker [34;176], Nguyễn Thiện Nam [33;18] đã chỉ ra nhiều nguyên nhân tạo lỗi. Tập hợp lại có thể nêu ra những nguyên nhân cơ bản sau: (1) Chuyển di ngôn ngữ (language transfer): Trong quá trình tiếp nhận một ngôn ngữ thứ hai, người học luôn chịu ảnh hưởng của tư duy và thói quen sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Do chưa nắm rõ quy tắc ngôn ngữ đích mà người học đã áp dụng cách dùng ngôn ngữ của mình vào ngoại ngữ. Những lỗi như vậy được gọi là lỗi giao thoa (interlingual error). Đó là lỗi do quá trình chuyển di ngôn ngữ gốc đến ngôn ngữ đích. Hầu như người Việt nào học tiếng Anh ban đầu cũng nói câu sai rằng “I very like money”. Do 10 người Việt đã chuyển di cấu trúc trong tiếng Việt vào tiếng Anh mà cấu trúc này trong tiếng Anh không có. Còn lỗi xảy ra do chưa nắm vững các quy tắc ngôn ngữ đích gọi là lỗi tự ngữ đích (intralingual error). Chẳng hạn, người nước ngoài học tiếng Việt có thể nói những câu như: “cháu chào chị!”, “sáng nay tôi ăn một cái phở bò”. Những lỗi này là do sự lẫn lộn về hệ thống từ xưng hô và loại từ vốn là những phạm trù rất phức tạp trong tiếng Việt. (2) Chuyển di giảng dạy (transfer of training): Lỗi của người học ngoại ngữ nhiều khi lại xuất phát từ phía người dạy. Trong quá trình dạy học, người dạy có thể đưa ra những giải thích hoặc cách dùng không đúng, cũng có thể do người dạy quá cứng nhắc trong việc truyền đạt cấu trúc ngôn ngữ, luôn muốn người học tuân theo những mô hình câu giao tiếp chuẩn mực nhất, xa rời ngôn ngữ tự nhiên. Một loại lỗi cần phải kể đến ở đây là lỗi ngữ dụng. Do người dạy quên hoặc không chú ý đến việc giảng dạy những yếu tố thuộc về văn hóa hay thói quen giao tiếp trong sử dụng ngôn ngữ đang học dẫn đến hiệu quả giao tiếp thực tế kém hoặc thậm chí là dẫn đến hiện tượng “sốc” văn hóa. (3) Những chiến lược học ngôn ngữ thứ hai (strategies of second language learning): thông thường, người học sẽ áp dụng hai chiến lược học là chuyển di và vượt tuyến. (4) Chiến lược giao tiếp ngôn ngữ thứ hai (strategies of second language communication): với khả năng còn hạn chế của mình người học có thể tìm ra rất nhiều cách để cố gắng đạt được thành công trong giao tiếp ngôn ngữ thứ hai. Người học có thể dùng các chiến lược giao tiếp như giải thích, vay mượn từ, tránh nói, yêu cầu trợ giúp hay thậm chí là dùng ngôn ngữ cử chỉ. (5) Sự vượt tuyến ngữ liệu ngôn ngữ đích. Sự vượt tuyến ở đây có nghĩa là suy luận ngôn ngữ đích một cách thái quá. Thực chất, năm nguyên nhân trên cũng là năm đặc trưng chính của ngôn ngữ trung gian hay ngôn ngữ quá độ (interlanguage) mà Selinker đã chỉ ra. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan