Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát kiến thức về phát hiện biến chứng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa...

Tài liệu Khảo sát kiến thức về phát hiện biến chứng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa nội tim mạch–bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2022

.PDF
68
1
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ~~~~~~*~~~~~ ĐỖ MINH NGỌC KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ PHÁT HIỆN BIẾN CHỨNG CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ĐỖ MINH NGỌC KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ PHÁT HIỆN BIẾN CHỨNG CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 Ngành : Điều Dưỡng Mã số : 7720301 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS. NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định, phòng Đào tạo Đại học, các bộ môn Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các khoa phòng, các Bác sỹ, Điều dưỡng - Kỹ thuật viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện để hỗ trợ tôi thu thập thông tin làm chuyên đề. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy, cô giáo của trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã giảng dạy, tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành chuyên đề. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Thu Hường người thầy trực tiếp giảng dạy chu đáo tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề. Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình đã quan tâm sâu sắc, thường xuyên giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề chuyên đề. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, do điều kiện về thời gian, trình độ của bản thân còn hạn chế nên khi thực hiện khó tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy tôi mong muốn nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Tác giả Đỗ Minh Ngọc ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, do chính tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Tác giả Đỗ Minh Ngọc iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. ii MỤC LỤC .......................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ............................................................................ viii Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1 MỤC TIÊU ........................................................................................................... 3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 4 2.1.1. Một số khái niệm về huyết áp ............................................................... 4 2.1.2. Nguyên nhân tăng huyết áp .................................................................. 5 2.1.3. Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp và biến chứng tăng huyết áp ...... 6 2.1.4. Triệu chứng của tăng huyết áp ............................................................ 11 2.1.5. Biến chứng của tăng huyết áp ............................................................. 12 2.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 19 2.2.1. Thực trạng tăng huyết áp, biến chứng tăng huyết áp trên thế giới ........ 19 2.2.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp, biến chứng bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam .............................................................................................................. 20 Chương 3: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ...................................................................... 24 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................................. 24 3.2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về phát hiện biến chứng ...................... 25 3.3. Thông tin liên quan đến tiền sử tăng huyết áp. ......................................... 27 3.2. Yếu tố truyền thông liên quan đến tăng huyết áp ...................................... 29 3.3 Thực trạng kiến thức của ĐTNC về phát hiện biến chứng tăng huyết áp... 30 3.4. Yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về phát hiện dấu hiệu biến chứng tăng huyết áp của ĐTNC .......................................................................................... 38 iv Chương 4: KẾT LUẬN ....................................................................................... 40 4.1. Một số đặc điểm chung của ĐTNC ............................................................ 40 4.2. Kiến thức về phát hiện biến chứng THA của ĐTNC .................................. 40 4.3. Yếu tố ảnh hưởng ...................................................................................... 42 Chương 5: KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ..................................................... 43 5.1. Bệnh nhân và gia đình ............................................................................... 43 5.2. Bệnh viện và CBYT .................................................................................. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC VỀ PHÁT HIỆN BIẾN CHỨNG CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH – BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ 1 THA Tăng huyết áp 2 BV Bệnh viện 3 ĐD Điều dưỡng 4 NB Người bệnh 5 BVĐK Bệnh viện Đa khoa 6 YTLQ Yếu tố liên quan 7 BLN Bệnh lý nền 8 ĐTĐ Đái tháo đường 9 TBMMN 10 NCT 11 ĐTNC Đối tượng nghiên cứu 12 CBYT Cán bộ y tế 13 DALYs Số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật 14 BMI Chỉ số khối cơ thể 15 WHO (World health organization) – Tổ chức Y tế Thế giới 16 LDL (Low-Density Lipoprotein) – Lipoprotein có tỷ trọng thấp 17 BKLN 18 JNC Tai biến mạch máu não Người cao tuổi Bệnh không lây nhiễm Liên uỷ ban Quốc gia Hoa Kỳ (United States, Joint National Committee) Huyết áp 19 HA 20 NMCT Nhồi máu cơ tim 21 MMM May Measurement Month ( Tháng 5 đo huyết áp) vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VII .................................................... 4 Bảng 2.2. Phân loại các mức độ tăng huyết áp của WHO....................................... 4 Bảng 2.3. Phân loại BMI theo WHO ..................................................................... 9 Bảng 2.4. Phân loại BMI dành cho người Châu Á theo IDI & WPRO ................. 10 Bảng 3.1. Đặc điểm chung của ĐTNC ................................................................. 24 Bảng 3.2: Thông tin về yếu tố truyền thông ......................................................... 29 Bảng 3.3 Kiến thức của ĐTNC về khái niệm tăng huyết áp ................................. 30 Bảng 3.4: Kiến thức của ĐTNC về đối tượng có nguy cơ bị biến chứng .............. 30 Bảng 3.5: Kiến thức của ĐTNC về yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến biến chứng của người bệnh tăng huyết áp ............................................................ 31 Bảng 3.6: Kiến thức của ĐTNC về cơ quan bị biến chứng của THA.................... 31 Bảng 3.7: Kiến thức của ĐTNC về dấu hiệu nhận biết biến chứng thiếu máu não ở NB tăng huyết áp .............................................................................. 32 Bảng 3.8: Kiến thức của ĐTNC về dấu hiệu nhận biết biến chứng xuất huyết não của người bệnh tăng huyết áp ........................................................... 32 Bảng 3.9: Kiến thức của ĐTNC về dấu hiệu nhận biết biến chứng cơn tăng huyết áp kịch phát của NB tăng huyết áp.................................................... 33 Bảng 3.10: Kiến thức của ĐTNC về dấu hiệu nhận biết biến chứng tai biến mạch máu não của NB tăng huyết áp ......................................................... 33 Bảng 3.11: Kiến thức của ĐTNC về dấu hiệu nhận biết biến chứng suy tim của NB tăng huyết áp .................................................................................... 34 Bảng 3.12: Kiến thức của ĐTNC về dấu hiệu nhận biết biến chứng suy thận của NB tăng huyết áp ............................................................................. 34 Bảng 3.13: Kiến thức của ĐTNC về dấu hiệu nhận biết biến chứng nhồi máu cơ tim của NB tăng huyết áp ................................................................. 35 Bảng 3.14: Kiến thức của ĐTNC về dấu hiệu nhận biết biến chứng ở mạch vành của NB tăng huyết áp ...................................................................... 35 Bảng 3.15: Kiến thức của ĐTNC về dấu hiệu nhận biết biến chứng tiểu ra protein của NB tăng huyết áp ....................................................................... 36 vii Bảng 3.16: Kiến thức của ĐTNC về dấu hiệu nhận biết biến chứng ở mắt của NB tăng huyết áp ................................................................................... 36 Bảng 3.17. Các giá trị điểm kiến thức của ĐTNC ................................................ 37 Bảng 3.18. MLQ giữa đặc điểm chung của đối tượng với KT của ĐTNC ............ 38 Bảng 3.19. MLQ giữa đặc điểm chung, yếu tố truyền thông của đối tượng với mức độ KT của ĐTNC ............................................................................. 39 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Nghề nghiệp của ĐTNC .................................................................. 25 Biểu đồ 3.2: Tình trạng hôn nhân của ĐTNC ....................................................... 26 Biểu đồ 3.3: Thu nhập của ĐTNC ....................................................................... 26 Biểu đồ 3.4: Thời gian phát hiện THA của ĐTNC ............................................... 27 Biểu đồ 3.5: Phân loại THA của ĐTNC tại lần đầu tiên phát hiện bệnh ............... 27 Biểu đồ 3.6: Chỉ số huyết áp của ĐTNC ở thời điểm hiện tại ............................... 28 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ mắc biến chứng của người bệnh THA..................................... 28 Biểu đồ 3.8: Nội dung ĐTNC được truyền thông................................................. 29 Biểu đồ 3.9: Kiến thức đúng của ĐTNC .............................................................. 37 1 Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, nó được ví như “kẻ giết người thầm lặng” vì tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do THA đang ngày càng gia tăng tuy nhiên chỉ một số ít người bệnh có triệu chứng như: nhức đầu, chóng mặt, ù tài, cảm giác như có “ruồi bay” trước mặt, mặt đỏ bừng...[36]. Theo nghiên cứu của tác giả Whelton (2004) tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp toàn cầu được ước tính là 972 triệu người (26,4% dân số trưởng thành trên thế giới) vào năm 2000 và tăng lên 1,3 tỷ người vào năm 2015 và ước tính đến năm 2025 có khoảng 1,56 tỷ người (29,2% dân số trưởng thành trên thế giới) bị tăng huyết áp [51]. Theo dữ liệu năm 2015 đến 2018, có 121,5 triệu hay 47% người trưởng thành tại Hoa Kỳ bị tăng huyết áp [43]. Và tại các nước khu vực Châu Âu con số này cũng không phải là nhỏ lên tới 40,8% ở người trưởng thành. Trong khi đó khu vực Đông Nam Á cũng là 36% người trưởng thành bị tăng huyết áp. Thống kê của WHO cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất là ở Châu Phi (46% người lớn), trong khi tỷ lệ thấp nhất được tìm thấy ở Châu Mỹ (35% người trưởng thành) [54]. Ở các nước đang phát triển, tăng huyết áp ước tính tăng 80% từ 639 triệu người năm 2000 lên 1,15 tỷ người năm 2025 [51]. Theo tổ chức Y tế thế giới năm 2013, bệnh tim mạch chiếm 17 triệu ca tử vong mỗi năm, tỷ lệ tử vong do biến chứng của THA là khoảng 9,4 triệu người chiếm 55% ca tử vong, THA gây ra ít nhất 45% tử vong do bệnh tim và 51% ca tử vong do đột quỵ [57]. Các biến chứng của THA là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh lý tim mạch, tỷ lệ tử vong và tàn phế do THA là 20-30% và biến chứng xuất huyết não lên tới 45-50%. Ở NCT tử vong do THA chiếm đến 81% tổng số ca tử vong [48]. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ 5 người trưởng thành thì có một người mắc [36]. Theo điều tra quốc gia gần đây năm 2015 của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế ở người trưởng thành từ 18 – 69 tuổi tại 63 tỉnh/thành phố cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 18,9% [10]. 2 Tại nước ta, THA là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm với khoảng 10 triệu người năm 2015; trong đó có 4,9 triệu người do bệnh mạch vành và 3,5 triệu người do đột quỵ. Nó cũng là yếu tố nguy cơ chính của suy tim, rung nhĩ, bệnh thận mạn, bệnh mạch máu ngoại vi, suy giảm chức năng nhận thức [16]. Trong năm 2018 tại một số huyện, thành phố trong tỉnh Nam Định cũng triển khai hoạt động khám sàng lọc tăng huyết áp với tổng số 1.800 người được khám sàng lọc, 462 người phát hiện tăng huyết áp (chiếm 25,66%); đưa 460 bệnh nhân vào quản lý. Tính đến năm 2019, đã có tổng số 142.872 người được khám sàng lọc tăng huyết áp, 35.059 người được phát hiện tăng huyết áp. Trong đó 28.782 người có tiền sử tăng huyết áp, 6.277 người mới được phát hiện tăng huyết áp [37].Theo nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh và cộng sự năm 2020 về kết quả tầm soát huyết áp ở người trưởng thành tại một tỉnh đồng bằng Bắc bộ năm 2020 cho thấy tại Nam Định, tỷ lệ tăng huyết áp của người dân Nam Định khá cao chiếm 27,2% [20]. Theo nghiên cứu của Trần Văn Long về tình hình sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành phòng, chống tăng huyết áp tại 2 xã huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định năm 2011 – 2012 cho thấy có 52,8% đối tượng mắc tăng huyết áp [40]. Theo tác giả Bùi Chí Anh Minh (2016) nghiên cứu trên 118 người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định cho thấy có 73,7% ĐTNC có kiến thức không đạt về biến chứng tăng huyết áp [5]. Nghiên cứu thực trạng kiến thức thực hành về kiểm soát tăng huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại BVĐK tỉnh Nam Định năm 2020 của Nguyễn Minh Ngọc đã cho thấy 70% ĐTNC có kiến thức không đạt về biến chứng tăng huyết áp [27]. Xuất phát từ những thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát kiến thức về phát hiện biến chứng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa Nội Tim Mạch - Bệnh Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2022” với mong muốn khảo sát kiến thức về nhận biết dấu hiệu biến chứng tăng huyết áp của người bệnh, tìm hiểu một số yếu tố liên quan từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức về nhận biết biến chứng tăng huyết áp của người bệnh tăng huyết áp. 3 MỤC TIÊU 1. Khảo sát kiến thức về nhận biết biến chứng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa Nội Tim Mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2022 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhận biết biến chứng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. 4 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm về huyết áp * Huyết áp: Là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp thể hiện bằng hai chỉ số: (1) HA tâm thu, bình thường từ 90 đến 139 mmHg; (2) HA tối thiểu (HA tâm trương), bình thường từ 60 đến 89 mmHg [55]. * Tăng huyết áp: Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Hội Tăng huyết áp quốc tế (WHO-ISH) định nghĩa, tăng huyết áp là khi có huyết áp tâm thu lớn ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg [55]. * Phân độ tăng huyết áp: Phân độ tăng huyết áp của bệnh nhân theo chỉ số huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương cao hơn . Theo Báo cáo lần thứ 7 của Liên Ủy ban Quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị THA (JNC VII), phân độ THA như sau: Bảng 2.1. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VII Huyết áp tối ưu Huyết áp tâm thu (mmHg) <120 Huyết áp tâm trương (mmHg) <80 Huyết áp bình thường cao 120-139 80-89 Tăng huyết áp giai đoạn 1 140-159 90-99 Tăng huyết áp giai đoạn 2 ≥160 ≥100 Phân loại Bảng 2.2. Phân loại các mức độ tăng huyết áp của WHO [55]. Huyết áp Tâm thu Tâm trương Tối ưu <120 Và <80 Bình thường 120-129 Và/hoặc 80-84 Bình thường cao 130-139 Và/hoặc 85-89 THA độ 1 140-159 Và/hoặc 90-99 THA độ 2 160-179 Và/hoặc 100-109 THA độ 3 ≥ 180 Và/hoặc ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 Và ≤ 90 5 Các tiêu chuẩn trên chỉ dùng cho những người hiện tại không dùng các thuốc hạ áp và không trong tình trạng bệnh cấp tính. 2.1.2. Nguyên nhân tăng huyết áp * Tăng huyết áp nguyên phát: THA nguyên phát chiếm 95% tổng số bệnh nhân tăng huyết áp, cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp nguyên phát chưa rõ ràng, người ta cho rằng một số yếu tố sau có thể gây tăng huyết áp nguyên phát [23]: - Tăng hoạt động thần kinh giao cảm: Khi hệ thần kinh giao cảm bị tăng hoạt động sẽ làm tăng hoạt động của tim, dẫn đến tăng cung lượng tim. Mặt khác toàn bộ hệ thống động mạch ngoại vi và động mạch thận bị co thắt, làm tăng sức cản ngoại vi dẫn đến hậu quả là tăng huyết áp động mạch. - Vai trò của hệ Renin - Angiotensin - Aldosteron (RAA): Renin là một enzyme được các tế bào cạnh cầu thận và một số tổ chức khác tiết ra khi có các yếu tố kích thích. Các tế bào cơ trơn trên thành mao động mạch đến của tiểu cầu thận chịu trách nhiệm nhận cảm áp lực của động mạch tiểu cầu thận, kích thích các tế bào cạnh tiểu cầu thận tiết ra renin để điều hòa huyết áp, duy trì áp lực lọc của ở tiểu cầu thận. - Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp: + Theo Tubian (1954): Lượng natri và nước trong vách động mạch cao hơn một cách rõ rệt ở những người và súc vật có tăng huyết áp. + Theo Braunwald (1954): Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh của THA tiên phát thực hiện ở hai vị trí: - Stress (tác nhân gây bệnh): ở những người ăn nhiều natri (do thói quen trong gia đình) khả năng lọc của thận tăng cũng tăng tái hấp thu nước, làm tăng thể tích máu. Màng tế bào có sự tăng thẩm thấu di truyền đối với natri, canxi vào trong tế bào của cơ trơn mạch máu, dẫn đến tăng tính co mạch, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp. - Giảm chất điều hòa huyết áp: Prostaglandin E2 và Kallikrein ở thận có chức năng sinh lý điều hòa huyết áp, hạ canxi máu, tăng canxi niệu. Khi các chất này thiếu hoặc bị ức chế gây nên tăng huyết áp. * Tăng huyết áp thứ phát: Khoảng 5% bệnh nhân THA có nguyên nhân rõ ràng [23], [12], [11], [35]: 6 - THA do bệnh thận và dị dạng mạch máu thận. - Cường aldosterone và hội chứng Cushing: Bệnh nhân bài tiết quá mức aldosterone, tổn thương thường thấy là u tuyến thượng thận. - U tủy thượng thận: Chiếm 1-2% tổng số bệnh nhân tăng huyết áp thứ phát. - Hẹp eo động mạch chủ: Tăng huyết áp ở phần trước chỗ hẹp và giảm ở phần sau chỗ hẹp. - THA ở phụ nữ mang thai: Bệnh tăng huyết áp xuất hiện hoặc nặng lên khi có thai là một trong những nguyên nhân gây tử vong của người mẹ cũng như thai nhi. - Sử dụng oestrogen: Sử dụng kéo dài thuốc tránh thai sẽ gây tăng huyết áp vì oestrogen gây tăng tổng hợp tiền chất renin [28]. 2.1.3. Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp và biến chứng tăng huyết áp Các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được: - Thừa cân béo phì: người thừa cân BMI≥23, nam vòng bụng ≥90cm, nữ vòng bụng ≥80cm. - Ăn nhiều muối, ít rau quả - Hút thuốc lá: gây co mạch và tăng xơ vữa động mạch - Uống rượu nặng và thường xuyên - Ít hoạt động thể lực, thiếu vận động: cuộc sống tĩnh lặng dễ dẫn đến thừa cân, tăng huyết áp - Căng thẳng, lo âu: Cảm xúc là yếu tố tác động rất nhanh đến huyết áp. Một người hoàn toàn khỏe mạnh bỗng có việc lo lắng, căng thẳng, mất ngủ cũng sẽ khiến huyết áp tăng hơn bình thường. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến bệnh lý tăng huyết áp thực sự. Các yếu tố nguy cơ không thể điều chỉnh được: - Di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy, con cái sinh ra trong gia đình có cha mẹ mắc bệnh tăng huyết áp có nguy cơ mắc phải tăng huyết áp cao hơn người khác. - Tuổi: Khi tuổi càng cao, thành mạch máu càng lão hóa và xơ cứng, giảm khả năng đàn hồi, áp lực trong lòng mạch tăng gây tăng huyết áp. Do vậytuổi càng cao càng dễ bị tăng huyết áp. 7 2.1.3.1. Ăn mặn Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối thì tần suất mắc bệnh THA tăng cao rõ rệt. Nhiều bệnh nhân THA ở mức độ nhẹ chỉ cần ăn chế độ giảm muối là có thể kiểm soát được bệnh. Muốn sống được, cơ thể con người ta cần có muối. Tuy nhiên ăn quá nhiều muối sẽ làm ứ nước trong cơ thể, tăng khối lượng tuần hoàn khiến huyết áp cũng tăng lên và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu điều tra khẩu phần ăn từng vùng, các nhà nghiên cứu thấy rằng vùng nào ăn nhiều muối thì có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn. Như vậy, lượng muối ăn hàng ngày quá cao là một nguyên nhân gây tăng huyết áp trong các quần thể. Các thử nghiệm cho thấy rằng ăn nhiều muối (trên 14g/ngày) sẽ gây tăng huyết áp; trong khi ăn ít muối (dưới 1g/ngày) gây giảm huyết áp động mạch [25]. 2.1.3.2. Hút thuốc lá, thuốc lào Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích, đặc biệt có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp. Nguyên nhân của tình trạng tăng huyết áp ở những người hút thuốc lá là nicotin. Hút thuốc nhiều có thể gây cơn tăng huyết áp kịch phát nguy hiểm, nicotin trong thuốc lá còn làm nhịp tim đập nhanh hơn, cơ tim phải co bóp nhiều hơn gây huyết áp cao. Khi hút thuốc lá làm tăng nồng độ chất Cathecholamine trong máu (đây là chất nội tiết có vai trò kích thích hệ thống thần kình giao cảm của cơ thể) và tăng chất carbon monoxid, các chất này có thể làm khởi phát những cơn đau ngực hoặc làm nặng thêm các bệnh khác. Huyết áp sẽ trở lại bình thường ở khoảng giữa những lần hút thuốc nhưng không bao giờ trở về bình thường nếu không ngừng hút thuốc. Nếu hút thuốc lá quá nhiều lần trong ngày sẽ làm tăng chỉ số huyết áp trung bình. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm tăng huyết áp dao động là yếu tố nguy hiểm hơn cả bệnh tim mạch [21]. 2.1.3.3. Đái tháo đường Ở những người bị đái tháo đường (ĐTĐ), tỷ lệ bị bệnh THA cao gấp đôi so với người không bị ĐTĐ. Khi người bệnh có cả bệnh THA và ĐTĐ sẽ làm tăng gấp đội biến chứng ở các mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng nguy cơ tử vong so với người bệnh THA đơn thuần. Vì vậy khi bị ĐTĐ, cần phải điều trị tốt bệnh này để góp phần khống chế được bệnh THA kèm theo. Vì ĐTĐ thường đi kèm với THA, nên việc xác định và điều trị ĐTĐ sớm chắc chắn sẽ tiết kiệm được chi phí chăm 8 sóc sức khỏe. Với bệnh đái tháo đường, cơ thể hoặc là không tạo đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin của cơ thể. Điều này làm cho đường tích tụ trong máu. Ở người bị đái tháo đường, tỷ lệ bệnh nhân bị tăng huyết áp cao gấp đôi so với người không bị đái tháo đường. Khi có cả tăng huyết áp và đái tháo đường sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với bệnh nhân tăng huyết áp đơn thuần. Khoảng 60% những người có bệnh đái tháo đường kèm theo biểu hiện tăng huyết áp [47]. 2.1.3.4. Rối loạn Lipid máu Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol (CT), triglycerides (TGs) huyết tương hoặc cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotein phân tử lượng cao (HDLC), hoặc giảm nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp (LDL-C) làm tăng quá trình xơ vữa động mạch [15]. Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu hay chính xác hơn là lipid máu. Nồng độ cholesterol máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa động mạch dần dần làm hẹp lòng các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi và cũng chính là yếu tố gây THA. Vì vậy cần ăn chế độ giảm lipid sẽ giúp phòng bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng. Nhóm ĐTNC tăng triglycerid có nguy cơ THA cao gấp 1,34 lần so với nhóm triglyceride bình thường [25]. 2.1.3.5. Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp Tiền sử gia đình, nhất là trực hệ (bố, mẹ, anh, chị, em, ruột), có người mắc bệnh THA là nguy cơ cao cho thành viên trong gia đình mắc bệnh THA. Mọi người trong gia đình có thể kế thừa gen làm cho họ nhiều khả năng để phát triển tình trạng này. Điều tra phả hệ những gia đình có tăng huyết áp chiếm 50%, có nhiều gen chi phối quá trình điều hòa huyết áp. Ví dụ trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh THA thì con cái có nguy cơ mắc THA nhiều hơn, tỷ lệ chênh lệch THA là 2,38 lần khi có bố hoặc mẹ THA và tăng lên 6,49 lần khi có cả bố và mẹ THA. Nguy cơ này độc lập với yếu tố nguy cơ khác và yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng [58]. 2.1.3.6. Tuổi, giới, chủng tộc - Tuổi: Tuổi có mối liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp. Tuổi càng cao, khả 9 năng đàn hồi của thành mạch càng giảm cộng với huyết áp tăng dần theo tuổi sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng do THA ở đối tượng là người cao tuổi. Thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn vì thế làm cho huyết áp tâm thu tăng cao hơn còn gọi là THA tâm thu đơn thuần [40,48]. Mặc dù HA tâm trương giảm nhẹ dần khi vượt qua độ tuổi 65 - 70 nhưng HA tâm thu lại tiếp tục tăng so với tuổi đời [1]. - Giới tính: Trước 45 tuổi thì nam giới có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn nữ, nhưng từ 65 tuổi trở đi sẽ ảnh hưởng đến nữ nhiều hơn nam (có thể do đã mãn kinh). Và còn 1 điều nữa là, nam giới dưới 55 tuổi không kiểm soát huyết áp được như nữ giới nhưng từ 65 tuổi trở lên thì nữ giới lại không kiểm soát được huyết áp bằng nam giới. - Chủng tộc: Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Tuy nhiên có những nghiên cứu cho thấy những người Mỹ gốc Phi có nguy cơ tăng huyết áp và tử vong do các biến chứng của tăng huyết áp cao hơn những người Mỹ da trắng [25]. 2.1.3.7. Thừa cân, béo phì Trọng lượng của cơ thể con người có mối quan hệ khá tương đồng với bệnh tăng huyết áp. Có một công thức đơn giản để tính trạng thái thừa cân, đó là tính “chỉ số khối cơ thể” (BMI) BMI = cân nặng(kg)/{chiều cao(m)}² Tỷ lệ tăng huyết áp tăng dần theo chỉ số khối cơ thể Body Mass Index(BMI), tỷ lệ BMI càng cao khả năng bị tăng huyết áp càng nhiều với nguy cơ tương đối càng cao [11]. Đánh giá và phân loại BMI theo tiêu chuẩn của WHO. Bảng 2.3. Phân loại BMI theo WHO Phân loại Giá trị BMI Gầy <18,5 Bình thường 18,5 - 24,9 Thừa cân ≥ 25 Tiền béo phì 25 - 29,9 Béo phì độ 1 30 - 34,9 Béo phì độ 2 35 - 39,9 Béo phì độ 3 ≥ 40 10 Bảng 2.4. Phân loại BMI dành cho người Châu Á theo IDI & WPRO Phân loại Giá trị BMI Gầy < 18.5 Bình thường 18.5 - 22.9 Thừa cân 23 Tiền béo phì 23 - 24.9 Béo phì độ 1 25 - 29.9 Béo phì độ 2 ≥ 30 Đánh giá béo phì vùng bụng khi vòng bụng (VB) ≥ 90cm ở nam giới và VB ≥ 80cm ở nữ giới (đối với người Châu Á). Béo phì là một yếu tố nguy cơ chính của tăng huyết áp và bệnh tim mạch [51]. Hiện nay, đã có đủ bằng chứng để nói rằng thừa cân béo phì là nguy cơ chính của nhiều bệnh không lây truyền như các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, một số loại ung thư, suy giảm chí nhớ, giảm chất lượng cuộc sống. Chỉ số khối cơ thể (BMI) và tỷ lệ phần trăm mỡ ở nữ cao hơn so với nam giới. Có một mối tương quan dương đáng kể giữa BMI, tỷ lệ phần trăm chất béo và huyết áp cả tâm thu lẫn tâm trương. Các đối tượng thừa cân, béo phì có nhiều khả năng bị tăng huyết áp hơn những người có chỉ số BMI bình thường [29]. 2.1.3.8. Uống nhiều bia, rượu Đối với những người phải dùng thuốc để điều trị THA, việc uống bia/rượu quá mức hoặc người bị nghiện rượu sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ huyết áp, làm tăng TBMMN ở người tăng huyết áp. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, hạn chế uống rượu bia khi số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn /ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). Một cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh [2]. Theo quy chuẩn của WHO, lượng rượu, bia uống trung bình trên ngày trên 4 đơn vị chuẩn đối với phụ nữ và trên 5 đơn vị 14 chuẩn đối với nam được coi là lạm dụng rượu bia [56]. Rượu bia được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, chủ yếu đoạn đầu ruột non và đạt hàm lượng trong máu cao nhất sau khi uống từ 30 đến 90 phút. Đã có một số nghiên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan