Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát kiến thức về covid 19 của sinh viên đại học chính quy trường đại học đi...

Tài liệu Khảo sát kiến thức về covid 19 của sinh viên đại học chính quy trường đại học điều dưỡng nam định năm 2022

.PDF
64
1
103

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ĐỖ MAI LOAN KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ COVID-19 CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NĂM 2022 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ĐỖ MAI LOAN KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ COVID-19 CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NĂM 2022 Ngành: Điều dưỡng Mã số: 7720310 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. ĐỖ THỊ HOÀ NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Nam Định, ngày 20 tháng 06 năm 2022 Sinh viên Đỗ Mai Loan ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo và toàn thể các bạn sinh viên trong Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Em xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu cùng toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo của Trường Đại học điều dưỡng Nam Định là những người đã tận tình giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm, đóng góp những ý kiến quý báu cho việc hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Đỗ Thị Hòa - Người hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh, động viên giúp đỡ, chia sẻ với em những khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Nam Định, ngày 20 tháng 06 năm 2022 Sinh viên Đỗ Mai Loan iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 3 1.1.1. Tổng quan về virus Corona ..................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm của bệnh COVID-19 ở con người ............................................ 6 1.1.3. Chăm sóc bệnh nhân COVID-19 ........................................................... 15 1.1.4. Các biện pháp dự phòng lây nhiễm COVID-19 ..................................... 19 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 22 1.2.1. Tình hình trên thế giới. .......................................................................... 22 1.2.2. Tình hình ở Việt Nam ........................................................................... 23 Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ........................................................................ 25 2.1. Vài nét về trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. ...................................... 25 2.2. Thực trạng kiến thức và một số yếu tố liên quan tới kiến thức về COVID-19 của sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2022. ........................ 26 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 26 2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 26 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 26 2.2.4. Công cụ thu thập số liệu ........................................................................ 27 2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá .............................................................................. 27 2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 28 2.2.7. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 28 2.2.8. Kết quả nghiên cứu ............................................................................... 28 2.2.9. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức của sinh viên về COVID-19 ........ 40 iv 2 2.10. Một số ưu điểm và tồn tại về kiến thức COVID-19 của sinh viên trường Đại học điều dưỡng Nam Định năm 2022. ...................................................... 41 Chương 3: KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .................................. 44 3.1. Đối với sinh viên ......................................................................................... 44 3.2. Đối với cán bộ, giảng viên trong trường ...................................................... 44 3.3. Đối với BCH Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên nhà trường ......................... 44 3.4. Đối với ban lãnh đạo nhà trường ................................................................. 45 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục 1: BẢN ĐỒNG THUẬN Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BYT Bộ Y tế CDC Centers for Disease Control and Prevention COVID-19 The novel coronavirus disease-2019 CSYT Cơ sở y tế DD Dinh dưỡng DDTM Dinh dưỡng tĩnh mạch NB Người bệnh NLCCHCB Năng lượng cho chuyển hoá cơ bản SARS-CoV-2 The severe acute respiratory syndrome coronavirus-2 SV Sinh viên TT Trung tâm WHO The World Health Organization vi DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1. Thống kê thời gian sống của virus Corona trên các bề mặt ...................... 5 Bảng 1.2. Lượng thức ăn qua nuôi ăn bolus và nuôi ăn liên tục ............................. 16 Bảng 1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nguy kịch................................................... 17 Bảng 2.1. Phân bố giới tính, nơi cư trú và dân tộc của sinh viên ............................ 28 Bảng 2.2. Phân bố theo năm học, ngành học, kết quả học tập kỳ 1......................... 29 Bảng 2.3. Phân bố tình trạng nhiễm bệnh, tham gia lớp học tập huấn của SV ........ 30 Bảng 2.4. Kiến thức về các triệu chứng phổ biến của COVID-19 theo WHO. ....... 32 Bảng 2.5. Kiến thức của về dấu hiệu của người bệnh mắc COVID-19 đang điều trị tại nhà cần phải thông báo ngay với cơ sở y tế. ..................................... 33 Bảng 2.6. Kiến thức về phương thức lây truyền chính của virus SARS-CoV-2. ..... 34 Bảng 2.7. Kiến thức về những trường hợp có thể lây bệnh COVID-19. ................. 35 Bảng 2.8. Kiến thức về thời gian cách ly đối với NB COVID-19 tại nhà. .............. 36 Bảng 2.9. Kiến thức về mục đích cách ly người nhiễm virus SARS-CoV-2 ........... 36 Bảng 2.10. Kiến thức về đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng và tử vong ................. 37 Bảng 2.11. Kiến thức về biện pháp chăm sóc cần thiết đối với .............................. 37 Bảng 2.12. Kiến thức về các biện pháp cần thiết trong việc phòng chống COVID-19. .... 38 Bảng 2.13. Kiến thức của sinh viên về COVID-19 ................................................ 39 Bảng 2.14. Mối liên quan giữa nơi cứ trú với kiến thức của SV về COVID-19. ..... 40 Bảng 2.16. Mối liên quan giữa kết quả học tập kỳ I năm học 2021-2022 với ......... 40 Bảng 2.17. Mối liên quan giữa yếu tố “Đã từng nhiễm virus SARS-CoV-2” với kiến thức về COVID-19 của sinh viên .......................................................... 41 Bảng 2.18. Mối liên quan giữa yếu tố “đã từng tham gia lớp học tập huấn phòng chống COVID-19” với kiến thức của SV về COVID-19. ...................... 41 vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Tên hình Trang Hình 1.1. Virus Corona qua kính hiển vi.................................................................. 3 Hình 1.2. Hình vẽ cấu tạo của virus Corona ............................................................. 4 Hình 2.1. Nguồn cung cấp thông tin về Covid – 19 sinh viên được nhận ............... 30 Hình 2.2. Nguồn cung cấp thông tin sinh viên muốn nhận được ............................ 31 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Virus Corona là chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở người, có tên gọi từ nguồn gốc tiếng Latin [7]. Covid-19 (bệnh vi-rút corona 2019) là tên gọi được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dùng để chỉ bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra và được phát hiện vào tháng 12 năm 2019 bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, Trung Quốc [2], [7]. Đến tháng 02/2020, Uỷ ban Quốc tế về phân loại Virus – International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của virus corona là virus SARS-CoV-2 [2]. Bệnh do virus SARS-CoV-2 nhanh chóng lây lan trên toàn cầu gây nên một cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới [18]. Tại Việt Nam, đến ngày 23/01/2020 đã ghi nhận 02 trường hợp nhập cảnh đến từ Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc có biểu hiện bệnh [5]. Và kể từ khi dịch bùng phát từ đầu 2020 đến nay (17:48 ngày 02/06/2022), Việt Nam đã ghi nhận 10.722.634 ca nhiễm và 43.080 ca tử vong [1]. Dù công tác phòng dịch nhanh chóng, kịp thời thế nhưng Việt Nam ta không tránh khỏi những thiệt hại, mất mát do virus SARS-CoV-2 gây ra. Trước diễn biến của đại dịch và những đợt bùng phát mạnh, Bộ Y Tế (BYT) đã huy động nhiều lực lượng tham gia phòng chống dịch. Một lực lượng chiếm đa số trong những cuộc phát động tình nguyện tham gia chống dịch không ai khác chính là những sinh viên khối ngành Sức khoẻ. Họ là những người tham gia cả tuyến trong và tuyến ngoài của công tác phòng chống dịch và điều trị, chăm sóc người bệnh nhiễm COVID-19. Một lực lượng giàu sức trẻ, năng động và nhiệt huyết đã góp phần không nhỏ cho những thành công của Việt Nam trên con đường đẩy lùi đại dịch COVID-19. Trực thuộc BYT, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã và đang đào tạo sinh viên chính quy khối ngành sức khoẻ, bao gồm: Điều dưỡng, Hộ sinh, Dinh dưỡng và Y tế công cộng. Góp sức lực nhỏ bé nhưng đầy nhiệt huyết vào công cuộc chống dịch, trường đã nhiều lần cử các đoàn sinh viên cùng cán bộ nhà trường, nhân viên y tế đến hỗ trợ, tham gia chống dịch tại Hà Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nam, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và nhiều địa điểm tại quê hương Nam Định. 2 Để thực hiện tốt nhiệm vụ chống dịch cứu người, sinh viên cần được trang bị đầy đủ các thông tin, kiến thức về COVID-19. Nghiên cứu của Azal Ikhlaq và cộng sự (2020) chỉ ra rằng 80% sinh viên có đủ kiến thức về COVID-19 [20]. Một nghiên cứu khác tại Thiểm Tây Trung Quốc chỉ ra 82,3% sinh viên có kiến thức đúng về Covid-19 [23]. Mặc dù trên thế giới cũng như Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về COVID19 như nghiên cứu về các biến thể của virus SARS-CoV-2, các loại vaccine, các thuốc chữa COVID-19. Tuy nhiên, các nghiên cứu về kiến thức COVID-19 của sinh viên còn hạn chế. Sinh viên khối ngành Sức khoẻ nói chung và sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định nói riêng là những nhân viên y tế tương lai sẽ góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Vì vậy, sinh viên cần trang bị một hành trang kiến thức đầy đủ để sẵn sàng góp sức mình trong việc điều trị, chăm sóc và phòng chống dịch bệnh COVID-19. Để thực hiện điều này, tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu: “Khảo sát kiến thức về Covid – 19 của sinh viên Đại học chính quy, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2022” nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức về COVID-19 của sinh viên chính quy, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2022. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức về COVID1-9 của sinh viên chính quy trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về virus Corona 1.1.1.1. Cấu trúc virus Corona Vi rút Corona có hình cầu với đường kính khoảng 125nm. Những virus này có bộ gen lớn nhất được biết đến trong các loại RNA virus, với chiều dài từ 27 đến 32 kb. Đặc điểm nổi bật nhất của corona là các protein bề mặt lồi ra thành các gai. Bên trong vỏ là nucleocapsid sợi đơn dương đối xứng xoắn ốc [15]. Hình 1.1. Virus Corona qua kính hiển vi Virus Sars-Cov 2 có dạng hình cầu với cấu tạo theo thứ tự từ trong ra ngoài như sau [7]: + Lõi acid Nucleic: Đây là bộ gen của virus với kích thước 26-32 kilobase, đây là kích thước lớn nhất trong số các loại virus ARN. Lõi acid Nucleic chứa sợi ARN đơn dương (sợi phân tử polyme có vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gen), giúp virus tiến hành nhân bản nhanh hơn. + Vỏ Protein: Lớp vỏ này đóng vai trò bảo vệ, được bao bọc bên ngoài bộ gen. + Lớp vỏ ngoài: Vỏ ngoài bao gồm lớp kép lipit và protein, bên trên có lớp gai protein thực hiện các nhiệm vụ của kháng nguyên, giúp virus xâm nhập vào các tế bào dễ dàng. 4 Bộ gen mã hóa của virus có bốn hoặc năm loại protein cấu trúc: S, M, N, HE và E. HCoV-229E, HCoV-NL63 và SARS-CoV sở hữu bốn gen mã hóa các protein S, M, N và E tương ứng, trong khi HCoV-OC43 và HCoV-HKU1 chứa gen thứ năm mã hóa protein HE [14]. Hình 1.2. Hình vẽ cấu tạo của virus Corona 1.1.1.2. Đặc điểm của virus Corona * Thời gian virus Corona tồn tại ngoài môi trường Theo các chuyên gia, virus Corona không đủ nhẹ để bay lơ lửng trong không khí, cách lây lan của nó chỉ có thể thông qua giọt bắn từ người bệnh. Có thể tồn tại lâu ngoài môi trường và bám trên các bề mặt tiếp xúc là yếu tố khiến virus Corona tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh cho cộng đồng. Virus Corona có thể tồn tại với nhiệt độ khoảng 4-20℃ trong vòng 5 ngày. Nó chỉ mất khả năng lây nhiễm sau 30 phút nếu tồn tại ở nhiệt độ từ 56℃. Tia cực tím UV và các dung dịch khử trùng y tế thông thường có thể diệt được virus trong vòng 60 phút. Tùy theo môi trường, nhiệt độ, độ ẩm mà virus Corona có khả năng sống khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy ở 4℃, virus Corona có khả năng sống khoảng 1 tháng. Từ 20-25℃ virus sẽ yếu dần, sống được khoảng 5-7 ngày. Từ 33℃ trở lên, virus Corona suy yếu nhanh, ít có khả năng gây bệnh. Virus Corona có thể tồn tại ở các giọt nước lơ lửng trong không khí ở nhiệt độ bình thường lên đến 3 tiếng sau khi bắn ra từ một cái ho. Virus Corona sống lâu nhất trên chất liệu nhựa và thép, tồn tại đến khoảng 3 ngày, tuy nhiên lượng virus bám trên bề mặt sẽ giảm dần theo thời gian. Nhiều 5 nghiên cứu cũng chỉ ra, thời gian sống của virus Corona trên các bề mặt như thép không gỉ, đồng hay bìa cứng sẽ thấp hơn, đặc biệt virus này chỉ sống được trong không khí khoảng 3 giờ. Bảng 1.1. Thống kê thời gian sống của virus Corona trên các bề mặt Bề mặt Thời gian sống Không khí 3h Bìa cứng 24h Thép không gỉ và đồng 48h Nhựa và thép 72h 1.1.1.3. Các biến thể của virus Corona [11] Nhóm liên ngành SARS-CoV-2 (SIG) của chính phủ Hoa Kỳ xác định bốn loại biến thể SARS-CoV-2: • Biến thế đang được theo dõi (VBM): - Alpha (B.1.1.7 và biến thể dòng Q) - Beta (B.1.351 và các dòng phụ) - Gamma (P.1 và các dòng phụ) - Delta (B.1.617.2 và các dòng AY) - Epsilon (B.1.427 và B.1.429) - Eta (B.1.525) - Iota (B.1.526) - Kappa (B.1.617.1) - 1.617.3 - Mu (B.1.621, B.1.621.1) - Zeta (P.2) • Biến thể đáng quan tâm (VOI) • Biến thể đáng lo ngại (VOC) - Omicron (các dòng B.1.1.529, BA.1, BA.1.1, BA.2, BA.3, BA.4 và BA.5) • Biến thể có hậu quả nghiêm trọng (VOHC) 6 1.1.1.4. Cơ chế gây bệnh của virus Corona [15] Chủng virus được bao bọc bằng những chiếc gai bao bọc bên ngoài, tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong. Khi xâm nhập vào vật chủ, protein S gắn vào thụ thể của nó trên bề mặt màng tế bào niêm mạc đường hô hấp của vật chủ. Đa số các coronavirus sử dụng peptidase làm thụ thể tế bào của chúng. SARS-CoV và HCoV-NL63 sử dụng men chuyển Angiotensin 2 (ACE2) làm thụ thể của chúng, còn MERS-CoV dùng Peptidase 4 (DPP4) để làm thụ thể xâm nhập vào tế bào người. Sự thay đổi di truyển virus làm thay đổi khả năng gắn kết thụ cảm thể và thay đổi vật chủ của chúng. Bước tiếp theo sau khi xâm nhập tế bào vật chủ là dịch mã gen sao chép từ RNA gen của virion. Đầu tiên chúng tổng hợp ra sợi ARN thông tín để tổng hợp ra các protein cấu trúc và phi cấu trúc để đảm bảo các hoạt động tiếp của virus, tiếp đó chúng tạo ra một sợi ARN âm đóng vai trò khuôn mẫu để tổng hợp tiếp cái sợi ARN dương con. Sau quá trình sao chép và tổng hợp RNA thế hệ con, các protein cấu trúc virus S, E và M được chuyển vào lưới nội bào (ER) và di chuyển vào khoang trung gian reticulum-Golgi (ERGIC). Ở đó, bộ gen của virus được bao bọc bởi protein N thành các Nucleocapsid. Protein M phối hợp với protein E tích hợp vào màng của ERGIC thành lớp vỏ virus gắn bọc lấy Nucleocapsid tạo ra các hạt giống virus (VLP). Sau đó protein S gắn vào lớp màng của VLP thành các hạt virion trưởng thành. Sau khi lắp ráp, virion được vận chuyển đến bề mặt tế bào trong các túi và được giải phóng bởi exocytosis. Trong một số trường hợp protein S không được gắn vào màng virion đưa đến bề mặt tế bào nên không trình diện kháng nguyên để tạo miễn dịch. Điều này dẫn đến sự hình thành của các tế bào đa nhân khổng lồ, cho phép virus lây lan và tồn tại trong cơ thể bị nhiễm bệnh mà không bị hệ miễn dịch phát hiện hoặc bị vô hiệu hóa bởi các kháng thể đặc hiệu. 1.1.2. Đặc điểm của bệnh COVID-19 ở con người 1.1.2.1. Đối tượng dễ mắc virus gây bệnh COVID-19 Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra danh sách những người có nguy cơ cao nhất nhiễm virus Corona. Đây là nhóm đối 7 tượng cực kỳ nhạy cảm và dễ tử vong do virus Corona gồm cả trẻ em, người lớn, đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có tiền sử bệnh, người bị suy giảm miễn dịch hoặc có các bệnh lý nền. Bộ Y tế nước ta công bố 20 bệnh nền ở người có nguy cơ gia tăng mức độ nặng và tử vong bao gồm [4]: • Đái tháo đường. • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác. • Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh, ung thư di căn khác). • Bệnh thận mạn tính. • Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu • Béo phì, thừa cân. • Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim). • Bệnh lý mạch máu não. • Hội chứng Down. • HIV/AIDS. • Bệnh lý thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ. • Bệnh hồng cầu hình liềm. • Bệnh hen suyễn. • Tăng huyết áp. • Thiếu hụt miễn dịch. • Bệnh gan. • Rối loạn sử dụng chất gây nghiện. • Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác. • Các loại bệnh hệ thống. • Các bệnh nền của trẻ em theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế (Bệnh tim, bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch, béo phì, đái tháo đường,…). 1.1.2.2. Triệu chứng của bệnh COVID-19 [6] 1.1.2.2.1. Giai đoạn khởi phát - Thời gian ủ bệnh: Từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày, chủng Delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn. - Khởi phát: 8 + Chủng Alpha: Sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau đầu. Một số trường hợp bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác và khứu giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng,… + Chủng Delta: Đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, ỉa chảy, khó thở, đau cơ. + Chủng Omicron: Hiện tại không có thông tin nào cho thấy các triệu chứng liên quan đến Omicron là khác so với các triệu chứng ở các biến thể khác. - Diễn biến: + Đối với chủng Alpha: 80% có triệu chứng nhẹ, 20% người bệnh diễn biến nặng và diễn biến nặng thường khoảng 5-10 ngày và 5% cần phải điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với biểu hiện suy hô hấp cấp, tổn thương phổi do COVID19, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng cơ quan bao gồm tổn thương thận cấp, tổn thương não, tổn thương tim và dẫn đến tử vong. + Đối với chủng Delta: Tỷ lệ nhập viện cấp cứu 5,7% (cao hơn 4,2% chủng Alpha), tỷ lệ nhập viện, nhập ICU và tử vong tăng hơn trước. Ngoài ra chủng Delta liên quan đến tăng mức độ nặng của bệnh biểu hiện bởi tăng nhu cầu oxy, nhập ICU hoặc tử vong so với những chủng khác. Ngoài ra chủng Delta có tải lượng vi rút cao hơn 1.260 lần so với 19A/19B và khả năng lây cao hơn 15-20% so với chủng khác. + Đối với chủng Omicrion là biến thể B.1.1.529, được WHO báo cáo lần đầu ngày 21/11/2021. Biến thể Omicron có một số lượng lớn các đột biến vì thế nó khác với các biến thể khác đang lưu hành. Các nghiên cứu đang được tiến hành để xác định xem có sự thay đổi về mức độ dễ dàng lây lan của vi rút hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh mà vi rút gây ra và liệu có bất kỳ tác động nào đối với các biện pháp bảo vệ hay không. Các nghiên cứu sắp tới sẽ đánh giá hiệu quả của các vắc xin hiện tại chống lại chủng Omicron là như thế nào. 1.1.2.2.2. Giai đoạn toàn phát Sau 4-5 ngày. a, Hô hấp Ho nhiều hơn, đau ngực, cảm giác ngạt thở, sợ hãi, tuỳ mức độ người bệnh, thở sâu, phổi thường không ral, mạch thường không nhanh. Khoảng 5-10% người bệnh 9 có thể giảm oxy máu thầm lặng. Những trường hợp này người bệnh không có cảm giác khó thở nhưng SpO2 giảm rất dễ bị bỏ qua. Thể nặng của bệnh có biểu hiện giống ARDS. + Mức độ trung bình: khó thở tần số thở > 20 lần/phút và/hoặc SpO2 94-96% + Mức độ nặng nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94%, cần cung cấp oxy hoặc thở máy dòng cao hoặc thở không xâm nhập. + Mức độ nguy kịch nhịp thở > 30 lần/phút có dấu hiệu suy hô hấp nặng với thở gắng sức nhiều, thở bất thường hoặc chậm < 10 lần/phút hoặc người bệnh tím tái, cần hỗ trợ hô hấp ngay với đặt ống nội khí quản thở máy xâm lấn. + Một số ít khác có thể có: ho ra máu, tràn khí, dịch màng phổi (do hoại tử nhu mô). b, Tuần hoàn • Cơ chế * Người không có bệnh lý mạch vành - Bão cytokin viêm mạch máu dẫn đến vi huyết khối tắc mạch. - Viêm cơ tim do cơ tim nhiễm vi rút trực tiếp, các nghiên cứu đã tìm thấy COVID-19 ở tế bào cơ tim trên sinh thiết. - Tình trạng thiếu oxy, tụt huyết áp kéo dài cũng gây ra tổn thương tế bào cơ tim dẫn đến suy tim hoặc rối loạn nhịp tim, chết đột ngột. - Tổn thương vi mạch tại phổi gây huyết khối tắc mạch phổi, mặt khác 1445% người bệnh tử vong có nhồi máu động mạch phổi làm tăng áp lực động mạch phổi có thể dẫn đến suy tim phải. * Người có bệnh lý mạch vành - Ở người có bệnh lý mạch vành do xơ vữa có nguy cơ cao xuất hiện hội chứng vành cấp trong thời gian nhiễm bệnh và tình trạng viêm cấp tính khác do: + Làm tăng nhu cầu hoạt động của cơ tim. + Các cytokin có thể làm cho các mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch vành. Tương tự như người bệnh bị suy tim mất bù khi bị nhiễm trùng nặng. - Do đó, những người bệnh mắc các bệnh tim mạch (phổ biến ở người lớn tuổi), sẽ có tiên lượng xấu và tử vong cao do COVID-19 so với những người trẻ và khỏe mạnh. 10 * Tâm phế cấp - Do tắc động mạch phổi nhiều dẫn đến tăng shunt và suy tim phải cấp. - Nếu nhồi máu phổi nguy kịch do nguyên nhân ngoài phổi có khả năng hồi phục. - Có 25% người bệnh ARDS có biểu hiện tâm phế cấp sau khi thở máy 2 ngày. Khi người bệnh ARDS hồi phục thì biểu hiện tâm phế cấp cũng dần mất đi. - Tâm phế cấp do ARDS có tỷ lệ tử vong cao (3- 6 lần), phù hợp với nghiên cứu về giải phẫu trước đây là trong ARDS có tổn thương vi mạch phổi không hồi phục. • Lâm sàng - Các triệu chứng thường không đặc hiệu: đau ngực, mệt mỏi, khó thở, ho. - Sốc tim: huyết áp tụt, mạch nhanh, rối loạn nhịp, da, đầu chi lạnh, gan to, tĩnh mạch cổ nổi. - Rối loạn nhịp chậm hoặc nhanh, suy tim cấp và sốc tim do suy tim trái (như Hội chứng trái tim vỡ, viêm cơ tim) hoặc suy tim phải cấp, thuyên tắc động mạch phổi, tràn dịch màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim cấp, sốc nhiễm khuẩn thứ phát do COVID-19, tâm phế cấp (Acute cor pulmonary). c, Thận - Tổn thương thận cấp (AKI) xuất hiện ở 5-7% người bệnh COVID-19 chung và trong số người bệnh COVID-19 nhập ICU có tới 29-35% biểu hiện tổn thương thận cấp. Người bệnh COVID-19 có bệnh thận từ trước như đái tháo đường, tăng huyết áp có nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong gấp 3 lần so với không có bệnh nền. - Cơ chế bệnh sinh: 4 nhóm nguyên nhân đã được đưa ra: + Do tổn thương trực tiếp tế bào, cầu thận, ống thận do vi rút. + Do cơn bão cytokin, rối loạn huyết động trong thận. + Do huyết khối - tắc mạch thận. + Do các nguyên nhân thường gặp trong ICU: thiếu dịch trong lòng mạch, quá liều thuốc do không điều chỉnh theo mức lọc cầu thận, thở máy với PEEP cao, tương tác giữa các cơ quan (tim-thận, phổi-thận, gan-thận) 11 - Lâm sàng: Người bệnh có thể thiểu niệu hoặc đái nhiều, nước tiểu có protein, đái máu vi thể hoặc đại thể, các biểu hiện của hội chứng ure máu cao ít gặp, nhưng thường nặng trên người bệnh đã có suy thận từ trước. - Chẩn đoán AKI và mức độ dựa vào creatinin huyết tương và thể tích nước tiểu. d, Thần kinh - Nhồi máu não: liên quan đông máu do “bão cytokin”, hoặc do cục máu đông nguồn gốc từ tim, hoặc tĩnh mạch phổi, đặc biệt trên những người có yếu tố nguy cơ: tuổi cao, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thuốc lá, béo phì, kháng thể kháng phospholipid. - Lâm sàng xuất hiện đột ngột: + Rối loạn ý thức theo các mức độ: nhẹ thì còn tỉnh, nặng nhất là hôn mê. + Hội chứng liệt nửa người: liệt vận động có hoặc không tê bì, dị cảm. + Thất ngôn. + Mất thị lực, bán manh, góc manh. + Liệt dây thần kinh sọ. + Rối loạn cơ tròn. + Giảm hoặc mất khứu giác + Viêm não màng não, thoái hoá não, viêm đa rễ và dây thần kinh như hội chứng Guillain Barre, bệnh não do COVID-19. e, Dạ dày-ruột Vi rút xâm nhập vào tế bào dẫn tới viêm tế bào biểu mô làm giảm hấp thu, mất cân bằng bài tiết ở ruột và hoạt hóa hệ thống thần kinh của ruột, dẫn tới ỉa chảy. Ngoài ra có thể do dùng kháng sinh hay do thay đổi hệ vi sinh vật ở ruột, ít gặp hơn có thể liên quan đến huyết khối tắc mạch mạc treo. Tỷ lệ xuất hiện tiêu chảy từ 250% trong những người bệnh nhiễm COVID-19. Tiêu chảy phân lỏng cũng có khi phân toàn nước 7-8 lần/ngày và thường xuất hiện vào ngày thứ tư của khởi phát bệnh. f, Gan mật Có thể có vàng da, suy gan, tăng men gan, suy gan cấp, hôn mê gan. g, Nội tiết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan