Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hiện trạng nước mặt trên sông nhu gia thuộc khu vực xã thạnh phú huyện ...

Tài liệu Khảo sát hiện trạng nước mặt trên sông nhu gia thuộc khu vực xã thạnh phú huyện mỹ xuyên

.DOCX
38
25
126

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ............................................................................................................1 MỤC LỤC.................................................................................................................2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC....................................................................................4 DANH SÁCH HÌNH.................................................................................................5 DANH SÁCH BẢNG................................................................................................6 CHƯƠNG I. TỔNG QUANG VỀ ĐƠN VỊ..............................................................7 1.1 Chức năng, nhiệm vụ...........................................................................................7 1.2 Cơ cấu tổ chức và biên chế..................................................................................8 1.3 Tổng quan về huyện Mỹ Xuyên...........................................................................9 1.3.1 Vị trí địa lý........................................................................................................9 1.3.2 Đặc điểm khí hậu............................................................................................11 1.3.3 Chế độ thủy văn..............................................................................................11 1.3.4 Tình hình kinh tế xã hội..................................................................................12 CHƯƠNG II. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC MẶT TRÊN SÔNG NHU GIA THUỘC KHU VỰC XÃ THẠNH PHÚ HUYỆN MỸ XUYÊN.............................14 2.1 Tổng quan về tài nguyên nước...........................................................................14 2.1.1 Tài nguyên nước mặt......................................................................................14 2.1.2 Vai trò của tài nguyên nước............................................................................15 2.1.3 Định nghĩa về ô nhiễm nguồn nước................................................................15 2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước............................................................16 2.1.4.1 Độ pH..........................................................................................................16 2.1.4.2 Nhu cầu oxy hóa học (COD)........................................................................17 2.1.4.3 Nhu cầu oxy sinh học (BOD).......................................................................17 2.1.4.4 TSS (chất rắn lơ lững)..................................................................................17 2.1.4.5 Coliform......................................................................................................18 2.2 Kết quả thảo luận...............................................................................................18 2.2.1 Hiện trạng nước mặt tại tỉnh Sóc Trăng..........................................................18 2.2.2 Hiện trạng nước mặt tại sông Nhu Gia............................................................19 2.2.3 Kết quả đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt...........................................20 2.2.3.1 Đô ̣ pH..........................................................................................................20 2.2.3.2 Nhu cầu oxy hóa học (COD)........................................................................22 1 2.2.3.3 Chỉ tiêu BOD...............................................................................................26 2.2.3.4 Tổng chất rắn lơ lững (TSS)........................................................................29 2.2.3.5 Coliform......................................................................................................32 CHƯƠNG III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ.................................................................34 3.1 Kết luận.............................................................................................................36 3.1.1 Kết luận nội dung thực tập..............................................................................36 3.1.2 Bài học kinh nghiệm.......................................................................................36 3.2 Kiến nghị...........................................................................................................37 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................38 NHẬT KÝ THỰC TẬP...........................................................................................37 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC COD : Nhu cầu oxy hóa học BOD : Nhu cầu oxy sinh học TSS : Chất rắn lơ lững QCVN : Quy chuẩn Việt Nam BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường MPN : Most Probable Number per 100 liters - Mật độ khuẩn lạc trong 100ml, tương đương với tổng số vi khuẩn/100ml nước. 3 DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Bản đồ huyện Mỹ Xuyên 19 2.2 Giá trị nồng độ pH trung bình tại 3 vị trí thu mẫu 19 2.3 Giá trị pH trung bình lúc nước lớn và nước ròng 20 2.4 Giá trị pH trung bình ở đợt 1 và đợt 2 21 2.5 Giá trị COD tại 3 vị trí thu mẫu (mg/l) 22 2.6 Giá trị COD trung bình lúc nước lớn và nước ròng (mg/l) 23 2.7 Giá trị COD trung bình ở đợt 1 và đợt 2 (mg/l) 24 2.8 Giá trị BOD5 trung bình tại 3 vị trí thu mẫu (mg/l) 25 2.9 Giá trị BOD5 trung bình lúc nước lớn và nước ròng (mg/l) 26 2.10 Giá trị BOD5 trung bình ở đợt 1 và đợt 2 (mg/l) 27 2.11 Giá trị TSS trung bình tại 3 vị trí thu mẫu 28 2.12 Giá trị TSS trung bình lúc nước lớn và nước ròng (mg/l) 29 2.13 Giá trị TSS trung bình ở đợt 1 và đợt 2 30 2.14 Giá trị coliform trung bình tại 3 vị trí thu mẫu MNP/100ML) 31 2.15 Giá trị coliform trung bình lúc nước lớn và nước ròng (MNP/100ML) 32 2.16 Giá trị coliform trung bình ở đợt 1 và đợt 2 (MNP/100ML) 33 4 DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng 2.1 Giá trị pH đo được qua 2 đợt phân tích Trang 18 2.2 Giá trị COD đo được qua 2 đợt phân tích (mg/l) 21 2.3 Giá trị BOD đo được qua 2 đợt thu mẫu ( mg/l) 25 2.4 Giá trị TSS đo được qua 2 đợt phân tích (mg/l) 27 2.5 Giá trị coliform đo được qua 2 đợt phân tích (mg/l) 31 5 CHƯƠNG I. TỔNG QUANG VỀ ĐƠN VỊ 1.1 Chức năng, nhiệm vụ Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường là đơn vị sự nghiệp có thu, chịu sự quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Giám đốc Sở. Có chức năng thực hiện các hoạt động về quan trắc, phân tích các dữ liệu tài nguyên và môi trường; cung ứng các dịch vụ đột xuất do cấp thẩm quyền giao và theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu. * Nhiệm vụ cụ thể : - Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ; xây dựng và tổ chức, quản lý hệ thống quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật; thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường tại địa phương; - Thực hiện dịch vụ khoa học - kỹ thuật, tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên môi trường theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các quan trắc và phân tích các chỉ tiêu về môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước thải...), môi trường không khí, vi khí hậu, môi trường đất, chất thải rắn, môi trường sinh thái và tiếng ồn. - Quan trắc, giám sát khi có nguy cơ sự cố và gia tăng ô nhiễm môi trường, tham gia phối hợp khắc phục sự cố ô nhiễm trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao. - Tổng hợp, phân tích hiện trạng môi trường và đề xuất, kiến nghị các phương án, giải pháp xử lý, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ ô nhiễm môi trường. - Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước để thực hiện các chương trình, dự án về quản lý, nghiên cứu đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường. - Tham gia, phối hợp thực hiện các đề tài, dự án về tài nguyên và môi trường theo phân công của Giám đốc Sở. 6 - Phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường. - Thực hiện công tác báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác của đơn vị và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi lãnh đạo Sở phân công. 1.2 Cơ cấu tổ chức và biên chế Cơ cấu lãnh đạo: Trung tâm Quan trắc có Giám đốc và 01 Phó Giám đốc. - Giám đốc Trung tâm là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. - Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp Giám đốc Trung tâm chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; điều hành các hoạt động của Trung tâm khi Giám đốc đi vắng. Cơ cấu tổ chức. - Phòng Tổ chức Hành chính. - Phòng Kỹ thuật. - Phòng Thí nghiệm. Chỉ tiêu biên chế: - Biên chế của Trung tâm do Giám đốc Sở quyết định trong tổng biên chế sự nghiệp của Sở được UBND tỉnh giao. - Việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức của Trung tâm phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức, viên chức nhà nước theo quy định. 7 1.3 Tổng quan về huyện Mỹ Xuyên 1.3.1 Vị trí địa lý Theo Niên Giám Thống Kê huyện Mỹ Xuyên (2015). Huyện Mỹ Xuyên nằm gần Trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Sóc Trăng, Phía bắc giáp thành phố Sóc Trăng và huyện Mỹ Tú, phía nam giáp thị xã Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Phía Đông giáp huyện Trần Đề, phía Tây giáp huyện Thạnh Trị. - Diện tích: 37.095,15 ha diện tích tự nhiên - Dân số: 156.370 nhân khẩu 8 (nguồn: Niên Giám Thống Kê huyện Mỹ Xuyên, 2015) Hình 2.1 Bản đồ huyện Mỹ Xuyên 9 1.3.2 Đặc điểm khí hậu Khí hậu của tỉnh Sóc Trăng nói chung và huyện Mỹ Xuyên có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 2011-2014 dao động trong khoảng 27,0-27,4°C. Nhiệt độ cao nhất trong năm vào tháng 4 (36,4°C) và nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (18,2°C). Nắng: Tổng giờ nắng bình quân trong năm giai đoạn 2011-2014 trong khoảng 2.326,1-2.611,9 giờ. Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.540,2 – 1.893,2 mm, chênh lệch lớn theo mùa, mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa, mùa khô rất ít, có tháng không mưa. Gió: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Sóc Trăng có các hướng gió chính như sau: Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam và gió được chia làm hai mùa rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam là chủ yếu. Mùa khô thì chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc là chủ yếu. Các yếu tố khác: huyện Mỹ Xuyên cũng như khu vực tỉnh Sóc Trăng nằm trong khu vực rất ít gặp bão. Theo tài liệu về khí tượng thủy văn ghi nhận, trong 100 năm qua chỉ có 2 cơn bão đổ bộ vào Sóc Trăng (năm 1952, 1997) gây thiệt hại rất lớn. Những năm gần đây, lốc thường xảy ra ở Sóc Trăng. Lốc tuy nhỏ nhưng cũng gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. 1.3.3 Chế độ thủy văn Nguồn nước mặt của huyện Mỹ Xuyên và tỉnh Sóc Trăng nói chung tương đối dồi dào với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Sông rạch tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, cao độ mực nước của hai đỉnh triều và hai chân triều không bằng nhau, biên độ triều trung bình từ 194 - 220cm. Nguồn nước trên hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn giữa lượng mưa tại chỗ, nước biển và nước thượng nguồn sông Hậu đổ về. Dòng của sông Hậu khá mạnh vào mùa mưa, 10 đây cũng là thời kỳ mùa lũ ở sông Hậu. Do ảnh hưởng bởi dòng thủy triều và hải triều nên nước trên sông bị nhiễm mặn vào mùa khô, vào mùa mưa nước sông được ngọt hóa. Phần sông rạch giáp biển bị nhiễm mặn quanh năm, do đó không thể phục vụ cho tưới nông nghiệp, nhưng bù lại nguồn nước mặn, lợ ở đây tạo thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy sản.Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều biển Đông, dòng chảy sông Hậu và mưa nội đồng. Thuỷ triều biển Đông có biên độ lớn nên vùng ven biển, ven cửa sông Hậu có biên độ 1,5 m đến 3,0m. Tuy nhiên khi vào sâu trong nội đồng biên độ giảm nên chỉ có biên độ khoảng 0,5 - 1,5m vào mùa khô và 0,3m - 0,7m vào mùa mưa. Sự tác động mạnh của thuỷ triều đã kéo theo sự xâm nhập mạnh mẽ của nước mặn vào tỉnh Sóc Trăng theo các hướng truyền chính là từ sông Mỹ Thanh và vào các kênh rạch thông với cửa sông Hậu. Với chế độ thuỷ văn này cũng tạo điều kiện cho việc tháu chua, rửa mặn và cải tạo môi trường nước mặt. Tuy nhiên, nếu không có hệ thống công trình quản lý và vận hành tốt thì mặn có thể xâm nhập sâu vào trong nội đồng. 1.3.4 Tình hình kinh tế xã hội Kết quả nổi bật trong lĩnh vực phát triển kinh tế của huyện trong 5 năm (2010-2015) đã nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp, trong đó chuyển đổi cơ cấu giống, đưa giống lúa thơm đặc sản ST có chất lượng cao vào sản xuất trên 74% diện tích; tổ chức hội thảo, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật được 1.201 lớp, thu hút 38.332 lượt nông dân tham dự; hỗ trợ vốn cho nông dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất, thu hoạch lúa đạt trên 90% diện tích canh tác. Huyện quy hoạch, chỉ đạo các xã nằm cặp kênh Thạnh Mỹ: Hòa Tú 1, Hòa Tú 2, Gia Hòa 1, Gia Hòa 2, Ngọc Tố, Ngọc Đông; liên xã dọc tuyến kênh 19-5: Tham Đôn, Đại Tâm, Thạnh Phú, Thạnh Qưới xây dựng vùng sản xuất lúa thơm đặc sản tập trung theo mô hình cánh đồng mẫu lớn; kết hợp nuôi trồng thủy sản, đưa cây màu xuống ruộng, trồng màu trên bờ bao nuôi tôm... Đặc biệt là phát triển và giữ vững mô hình tôm lúa bền vững với diện tích hơn 10 nghìn ha. Nhờ vậy, năng suất lúa tăng bình quân 0,83 tấn/ha so với năm 2010, nâng tổng sản lượng lúa đến nay lên 156.773 tấn/năm, trong đó lúa thơm đặc sản chiếm 68%; tổng sản lượng tôm nuôi đạt 25.600 tấn, tăng 12.443 tấn so với năm 2010, đạt 169,54% chỉ tiêu Nghị quyết, góp phần tăng giá trị sản lượng thu hoạch bình quân đạt 140 triệu đồng/ha. Mỹ Xuyên xây dựng được 17 hợp 11 tác xã, 108 tổ kinh tế hợp tác, 28 trang trại theo tiêu chí mới, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, góp phần tạo nguồn thu lớn cho địa phương.Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trung bình hằng năm đạt 11,55%. Cơ chế chính sách về huy động nguồn lực và thu hút đầu tư bước đầu được tạo lập và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện 5 năm qua đạt 219,8 tỷ đồng, hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết; GDP bình quân đầu người 1.400 USD, đạt 121,74% chỉ tiêu Nghị quyết. Năng lực sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của nền kinh tế tiếp tục được cải thiện, nhiều chỉ tiêu về phát triển kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch, tạo đà thuận lợi cho phát triển ở những năm sau. 12 CHƯƠNG II. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC MẶT TRÊN SÔNG NHU GIA THUỘC KHU VỰC XÃ THẠNH PHÚ HUYỆN MỸ XUYÊN 2.1 Tổng quan về tài nguyên nước 2.1.1 Tài nguyên nước mặt Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước. Tài nguyên nước mặt ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều thủy vực tự nhiên và nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo (hồ chứa), giếng khơi, hồ đập, ao, đầm phá. Trung bình hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận được 1.944mm nước mưa, trong đó bốc hơi trở lại không trung 1.000mm, còn lại 941mm hình thành một trữ lượng nước mặt vào khoảng 310 tỷ m3. Tính bình quân, mỗi người dân Việt có thể hứng được một lượng nước bằng 3.870 m 3 mỗi năm, hoặc 10.600 lít nước mỗi ngày. Trong khi đó tại các nước công nghiệp phát triển nhất, tổng nhu cầu về nước trong một ngày bình quân theo đầu người, bao gồm cả 340 lít nước sinh hoạt, 2.540 lít nước cung cấp cho nông nghiệp và 4.520 lít công nghiệp cũng chỉ vào khoảng 7.400 lít/người.ngày. Ở nước ta, tại các đô thị lớn, lượng nước sinh hoạt cấp cho mỗi người hàng ngày hiện nay chỉ mới vào khoảng 100 ÷ 150 lít. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là cung cấp cho nhân dân nông thôn khoảng 70 lít/người*ngày vào năm 2010 và 140 lít/người*ngày vào năm 2020. Ở một số vùng đặc biệt khan hiếm nước vào mùa khô, như vùng Lục Khu thuộc tỉnh Cao Bằng, mục tiêu phấn đấu hiện nay là cung cấp 15 lít nước/người*ngày. Chỉ riêng nguồn nước ngọt từ mưa tiềm năng đã vượt khá xa yêu cầu về cấp nước (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003). 13 2.1.2 Vai trò của tài nguyên nước Nước là khởi nguồn của sự sống trên trái đất, đồng thời cũng là nguồn để duy trì sự sống tiếp tục tồn tại nơi đây. Sinh vật không có nước sẽ không thể sống nổi và con người nếu thiếu nước cũng sẽ không tồn tại. Nước là vô cùng quan trọng và hãy lưu ý tới vai trò của nó đối với sức khỏe của bạn. Con người cần một lượng nước nhất định để duy trì cuộc sống nều không sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng. Do nước là một chất truyền dẫn cho hầu hết các phản ứng sinh hóa diễn ra trong cơ thể, các phản ứng này phục vụ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng ta và giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ thức ăn… nên vai trò của nước đối với cơ thể là hết sức quan trọng. Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt. Thiếu nước các loài cây trồng, vật nuôi không thể phát triển được. Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Trong công tác thủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu còn có tác dụng chống lũ, cải tạo đất. Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công nghiệp là rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như than, thép, giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn. Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch đường biển đang ngày càng phát triển. Đặc biệt ở một nước nhiệt đới như ở nước ta có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet. Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến lược, giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý nghĩa rất lớn, quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003). 2.1.3 Định nghĩa về ô nhiễm nguồn nước Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn liền với sự sống của mọi sinh vật đang ngày càng bị giảm chất lượng do chính các hoạt động nhiều mặt của con người gây ra. Khoa học kỹ thuật phát triển đã thúc đẩy quá trình sản xuất ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cho con người. Cùng với lượng của cải vật chất được tạo ra, một lượng to lớn các loại chất thải cũng hình thành. Các chất thải này đã được xả vào hồ, sông, biển hay vào đất. Các thành phần có trong các loại chất thải sẽ có mặt trong nước 14 làm cho nước không còn sạch nữa, giá trị sử dụng của nó giảm đi và ta nói rằng nước đã bị ô nhiễm (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003). 2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước 2.1.4.1 Độ pH Độ pH đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước, nó phản ánh tính chất của nước là axit, trung tính hay kiềm. Nguồn nước có tính acid hoặc kiềm rất cao không thể khai thác cho các hoạt động giải trí như bơi lội, chèo thuyền và còn làm ảnh hưởng đến hệ thủy sinh vật. Nồng độ acid sulfuric cao làm ảnh hưởng đến mắt của những người bơi lội ở nguồn nước này, ăn mòn thân tàu thuyền, hư hại lưới đánh cá nhanh hơn. Nguồn nước lân cận một số xí nghiệp công nghiệp có thể có pH thấp đến 2 hoặc cao đến 11; trong khi cá chỉ có thể tồn tại trong môi trường có 4,5 < pH < 9,5. Hàm lượng NaOH cao thường phát hiện trong nước thải ở các xí nghiệp sản xuất bột giặt, thuộc da, nhuộm vải sợi... NaOH ở nồng độ 25ppm đã có thể làm chết cá. Các vi sinh vật phát triển trong môi trường háo khí cũng sản sinh ra acid. Quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ có thể tạo ra lượng CO 2 đủ để làm giảm các giá trị pH một cách đáng kể. Các vi khuẩn phát triển trong điều kiện nồng độ oxy thấp có thể chỉ oxy hóa từng phần chất tác dụng và thường giải phóng các sản phẩm trao đổi chất trung gian mang tính acid. Ngay cả khi có đủ oxy trong thời kỳ phát triển háo khí bình thường, một số vi khuẩn có thể tạo ra các sản phẩm hữu cơ mang tính acid, sau đó những sản phẩm này được mang vào tế bào và tiếp tục quá trình chuyển hóa. Trong một hỗn hợp các vi khuẩn, các sản phẩm do một loại vi sinh vật tạo ra có thể sẽ được loài khác sử dụng. Một ít loài vi khuẩn sản sinh lượng acid lớn gây nên giá trị pH thấp không thích hợp cho sự phát triển của những vi khuẩn khác. Các vi sinh vật cũng có thể làm tăng pH của môi trường xung quanh do chúng tạo ra các sản phẩm mang tính kiềm hay do chúng loại bỏ những ion nào đó ra khỏi môi trường. Nguyên nhân chung nhất để pH tăng lên là sự chuyển hóa các protein, các peptit hoặc các acid amin (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003). 15 2.1.4.2 Nhu cầu oxy hóa học (COD) Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy cần thiết (cung cấp bởi các chất hóa học) để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước tạo thành CO2 và H2O. COD là một đại lượng dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. COD biểu thị cả lượng chất hữu cơ không thể oxy hóa bằng vi khuẩn. Chất oxy hóa thường dùng ở đây là permanganate hoặc bicromat (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2003). 2.1.4.3 Nhu cầu oxy sinh học (BOD) Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu cơở điều kiện yếm khí. Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxy hòa tan. Phản ứng này xảy ra như sau: Chất hữu cơ + O2 vi khuẩn CO2 + H2O Vận tốc của quá trình oxy hóa nói trên phụ thuộc vào số vi khuẩn có trong nước và nhiệt độ của nước. BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước. BOD có thể xác định bằng phương pháp hóa học khi sử dụng kali permanagat, xanh metylen, xác định từ COD. Hoặc có thể dùng phương pháp sinh học, dùng chai BOD hay phương pháp hô hấp. Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều thời gian. Sau 5 ngày khoảng 7080% các chất hữu cơ bị oxy hóa, do đó BOD 5 biểu thị một phần tổng BOD (Nguyễn Thị Thu Thủy, 2003). 2.1.4.4 TSS (chất rắn lơ lững) Chất rắn trong nước tồn tại ở dạng lơ lững và dạng hòa tan do các chất rửa trôi từ đất, sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ, động thực vật và do ảnh hưởng của nước thải sinnh hoạt và công nghiệp. Chúng có ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước mặt hoặc nước thải. Các nguồn nước có hàm lượng chất rắn cao thường có vị và có thể tạo nên các phản ứng lý học không thuận lợi cho người sử dụng. Nước cấp có hàm lượng lơ lững cao gây nên cảm quan không tốt. Ngoài ra hàm lượng cặn lơ lững còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho việc kiểm soát quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. 16 Có thể xem tất cả các chất ngoại trừ nước có trong chất lỏng đều thuộc chất rắn. Tuy vậy ở đây ta xem những thành phần tồn dư sau khi làm bay hơi và sấy ở 103 ÷ 105 oC là chất rắn. Những chất rắn này được phân thành các loại chất rắn hòa tan, chất rắn bay hơi, chất rắn không bay hơi và chất rắn lơ lửng. Chất rắn lơ lửng là các hạt nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ) trong nước thải. Khi vận tốc của dòng chảy bị giảm xuống (do nó chảy vào các hồ chứa lớn) phần lớn các chất rắn lơ lửng sẽ bị lắng xuống đáy hồ; những hạt không lắng được góp phần tạo thành độ đục của nước. Các chất lơ lững hữu cơ sẽ tiêu thụ oxy để phân hủy làm giảm DO của nguồn nước. Việc xác định chất rắn lơ lững đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu hiện tượng ô nhiễm nước. Số liệu về chất rắn lơ lửng là một trong những thông số dùng để đánh giá cường độ nước thải sinh hoạt và xác định hiệu quả của các thiết bị xử lý. Trong kiểm soát ô nhiễm dòng chảy thì tất cả chất rắn lơ lững được xem là chất rắn lắng đọng vì ở đây thời gian không phải là yếu tố giới hạn (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003). 2.1.4.5 Coliform Coliform là các vi khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men lactose để sinh khí ở nhiệt độ 35 ± 0.5oC, coliform có khả năng sống ngoài đường ruột của động vật (tự nhiên), đặc biệt trong môi trường khí hậu nóng. Nhóm vi khuẩn coliform chủ yếu bao gồm Citrobacter, Enterobacter, Escherichia, Klebsiella và Fecal coliforms. Chỉ tiêu tổng coliform không thích hợp để làm chỉ tiêu chỉ thị cho việc nhiễm bẩn nguồn nước bởi phân trong khi việc xác định số lượng Fecal coliform có thể sai lệch do có một số vi sinh vật (không có nguồn gốc từ phân) có thể phát triển ở nhiệt độ 44 oC. Do đó số lượng E. coli được coi là một chỉ tiêu thích hợp nhất cho việc quản lý nguồn nước (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003). 2.2 Kết quả thảo luận 2.2.1 Hiện trạng nước mặt tại tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng có mạng lưới sông rạch chằng chịt, mật độ >2 km/km2 chủ yếu là kênh rạch nhỏ, phân bố khá đều trên toàn tỉnh. Hầu hết dòng chảy trên các sông kênh rạch là dòng chảy hai chiều, trong phần lớn thời gian trong năm. Diện tích bề mặt của kênh rạch là 23.478 ha chiếm 7,09% diện tích toàn tỉnh, là một tỉnh có diện tích sông kênh rạch lớn 17 trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long với 25 con sông có chiều dài từ 10 km đến 81 km thuộc lưu vực sông Hậu và sông Mỹ Thanh, bên cạnh đó là hệ thống thủy lợi cấp 1, 2 và kênh nội đồng. Theo báo cáo của sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Sóc Trăng, năm 2015 thì môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm do việc gia tăng các nguồn thải, đặc biệt là ô nhiễm chất hữu cơ, dinh dưỡng. Ở các đoạn sông, kênh rạch chảy qua các khu đô thị, dân cư, khu vực tập trung hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp... thì chất lượng môi trường nước mặt chịu sự tác động tổng hợp từ các nguồn thải nên có sự suy giảm đáng kể, có nơi đã ở mức ô nhiễm nghiêm trọng và kéo dài qua các năm như kênh 8 mét, thành phố Sóc Trăng. Ngoài ra chất lượng môi trường nước mặt còn chịu ảnh hưởng từ đặc điểm thủy văn, khả năng tự làm sạch của sông, kênh, rạch cũng như hiệu quả kiểm soát các nguồn thải đổ vào nguồn nước. 2.2.2 Hiện trạng nước mặt tại sông Nhu Gia Nhu Gia là một trong những nhánh chính của sông Mỹ Thanh, nối kênh Quản Lộ Phụng Hiệp với sông Mỹ Thanh. Sông Nhu Gia là đường dẫn nước ngọt từ kênh Quản lộ Phụng Hiệp cho một phần các huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, song cũng là đường dẫn nước mặn từ sông Mỹ Thanh vào nội đồng. Sông Nhu Gia là nguồn tiếp nhận chất thải từ quá trình sinh hoạt của người dân, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp và nước thải từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Một số hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẽ, chất thải từ gia súc, gia cầm điều thải xuống nguồn nước. Một số hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ, lấy nguồn nước từ kênh rạch xả thải trực tiếp ra môi trường. Một vấn đề bất cập nữa là nhà ở trên sông, rạch; họ thường xây dựng nhà vệ sinh thải trực tiếp các chất thải sinh hoạt xuống nguồn nước, lâu ngày tạo mùi hôi thối, khó chịu nếu chất thải không được khuếch tán đi nhất là khu vực gần chợ Nhu Gia. Dọc khu vực chợ Nhu Gia điều mà ta dễ nhận thấy là là những bãi rác trên bờ sông. Chủ yếu là rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình bao gồm: thức ăn thừa, giấy, đồ hộp, bọc nilon… khi thủy triều lên hoặc khi trời mưa, nước mưa chảy tràn cuốn theo các chất thải này xuống sông. Chưa kể một số người dân còn trực tiếp vứt rác thải xuống sông và 18 việc xả trực tiếp nguồn nước thải chế biến thủy sản từ doanh nghiệp tư nhân Tấn Nhất Phương gây ô ra mùi hôi thối khó chịu, việc sử dụng nhiều hóa chất trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản làm suy giảm số lượng cá trong nước, giảm đa dạng sinh học và nó còn đưa lượng lớn chất độc gây hại vào nước. Chất lượng nước ngày càng giảm, nước ngày càng đục do hàm lượng các chất hòa tan trong nước cao, xác động vật trôi nổi tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển có nguy cơ làm phát sinh dịch bệnh cho con người. 2.2.3 Kết quả đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt. 2.2.3.1 Đô ̣ pH Bảng 2.1 Giá trị pH đo được qua 2 đợt phân tích (nguồn: Kết quả phân tích nước mặt trên đị bn t nh Sóc Trăng năm 2017) Giá trị pH Đợt 1 Nước lớn VT01 (vị trí 1) 6,91 VT02 (vị trí 2) 6,77 VT03 (vị trí 3) 7,12 QCVN08: 2015/BTNMT 6 – 8,5 Qua bảng 2.1 cho thấy, các giá trị Mẫu Nước ròng 6,82 6,74 6,93 Đợt 2 Nước lớn 6,79 6,89 6,92 Nước ròng 6,94 7,15 7,2 pH dao động qua hai đợt thu mẫu là 6,77 – 7,2 .Giá trị này nằm trong khoảng cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt loại A1 có giá trị từ 6 – 8,5. Đồng thời cho thấy nước ở đây không bị ô nhiễm phèn. Trong đợt 1 giá trị pH cao nhất của vị trí 3 vào thời điểm nước lớn là 7,12 và thấp nhất ở vị trí 2 vào thời điểm nước lớn là 6,74. Có xu hướng tăng cao vào đợt nước lớn. Trong đợt 2 giá trị pH cao nhất ỏ điểm vị trí 3 vào thời điểm nước ròng là 7,2 và thấp nhất ở vị trí 1 vào thời điểm nước lớn là 6,79, có xu hướng tăng vào đợt nước ròng. 19 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 8.5 8.5 6.87 6.89 6 6 VT01 VT02 8.5 7.04 6 pH trung bình tại 3 vị trí thu mẫu QCVN 08:2015/BTNM T (chỉ số trên) VT03 (nguồn: Kết quả phân tích nước mặt trên đị bn t nh Sóc Trăng năm 2017) Hình 2.2 Giá trị nồng độ pH trung bình tại 3 vị trí thu mẫu Qua hình 2.2 cho thấy, giá trị pH trung bình ở vị trí 3 (7.0425) có xu hướng cao hơn vị trí 1 (6.865) và vị trí 2 (6.8875) nhưng sự biến động pH là không đáng kể. Nhìn chung, giá trị pH trung bình ở 3 vị trí thu mẫu dao động không lớn. Kết quả xử lý thống kê cũng cho thấy giá trị pH trung bình tại 3 vị trí thu mẫu trên sông Nhu Gia không có sự khác biệt có ý nghĩa và điều nằm trong khoảng cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT (cột A1). Giá trị pH ở vị trí 3 cao hơn là do sự biến động của triều cường. 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 8.5 6.90 8.5 6.96 6 6 nước lớn pH trung bình lúc nước lớn và nước ròng QCVN 08:2015/BTNMT(c hỉ số dưới) QCVN 08:2015/BTNMT(c hỉ số trên) nước ròng (nguồn: Kết quả phân tích nước mặt trên đị bn t nh Sóc Trăng năm 2017) Hình 2.3 Giá trị pH trung bình lúc nước lớn và nước ròng Qua hình 2.3 cho thấy, giá trị pH trung bình ở 2 thời điểm thu mẫu lúc nước lớn và nước ròng không có sự chênh lệch và kết quả xử lý thống kê cũng cho thấy giá trị pH ở 2 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan