Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát đặc điểm dịch tễ học và thực trạng tuân thủ điều trị methadone của bệnh...

Tài liệu Khảo sát đặc điểm dịch tễ học và thực trạng tuân thủ điều trị methadone của bệnh nhân tại trung tâm y tế quận 9 thành phố hồ chí minh năm 2019

.PDF
67
1
114

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHẠM THỊ LÝ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA BỆNH NHÂN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2020 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHẠM THỊ LÝ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ METHADONE CỦA BỆNH NHÂN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý dược MÃ SỐ: CK Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình Thời gian thực hiện: Từ tháng 7/2020 đến tháng 11/2020 HÀ NỘI 2020 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em đã được Ban Gíam Hiệu và các Thầy Cô giáo trường Đại Học Dược Hà Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Trước hết em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy GS.TS. Nguyễn Thanh Bình - người Thầy kính mến đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, phòng sau Đại học, Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược và các thầy cô giáo của trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ tận tình và tạo điều kiện cho em được hoàn thành nhiệm vụ của khóa học. Em xin chân thành cảm ơn Ban Gíam Đốc, đồng nghiệp của các khoa, phòng của Trung tâm Y tế Quận 9 –TP.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho em tham gia khóa học, cung cấp số liệu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể lớp chuyên khoa I khóa 22, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống, học tập và dành cho em những tình cảm, sự động viên khích lệ trong suốt khóa học vừa qua. Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2020 Học viên Phạm Thị Lý MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ MA TÚY, NGHIỆN MA TÚY ................................... 3 1.1.1. Các khái niệm .......................................................................................... 3 1.1.2. Phân loại chất ma túy .............................................................................. 4 1.1.3. Nghiện ma túy ......................................................................................... 5 1.1.4. Hậu quả của việc sử dụng ma túy ........................................................... 6 1.2. ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIÊN CÁC CDTP BẰNG THUỐC METHADONE 7 1.2.1. Thông tin về Methadone ......................................................................... 7 1.2.2. Biện pháp điều trị bằng thuốc methadone............................................... 7 1.2.3. Nguyên tắc chung của điều trị Methadone ............................................. 8 1.2.4. Điều trị methadone .................................................................................. 9 1.2.5. Lợi ích, ưu nhược điểm của điều trị methadone với người bệnh .......... 11 1.2.6. Các tác dụng không mong muốn và cách xử trí.................................... 12 1.2.7. Tiêu chí xác định tuân thủ điều trị, không tuân thủ điều trị..................... 1.3. TÌNH HÌNH THỰC TẾ ÁP DỤNG ĐIỀU TRỊ VÀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ METHADONE ................................................................................ 15 1.3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 15 1.3.2. Tại Việt Nam ....................................................................................... 155 1.3.3. Vài nét về Trung tâm Y Tế Quận 9 Thành Phố Hồ Chí Minh .............. 17 1.3.4. Một số đặc điểm của chương trình điều trị Methadone của TTYT ... 177 1.4. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI ..................................................................... 19 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 2 0 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................... 20 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 20 2.2.1. Biến số nghiên cứu ................................................................................ 20 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 23 2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 23 2.3.4. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 24 2.3.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 24 2.3.6. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 24 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 25 3.1. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ THAY THẾ CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE ....................................................................................... 25 3.1.1. Đặc điểm dịch tễ học của đối tượng nghiên cứu ................................... 25 3.1.2. Tiền sử sử dụng ma túy trước khi điều trị methadone .......................... 29 3.1.3. Tiền sử cai nghiện của bệnh nhân ......................................................... 32 3.1.4. Tình trạng nhiễm bệnh của BN trước khi tham gia điều trị MTD ........ 32 3.2. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ THAY THẾ CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE ................................................................................................... 33 3.2.1. Tuân thủ điều trị của bệnh nhân trong quá trình điều trị methadone .... 33 3.2.2. Phân tích thực trạng tuân thủ điều trị methadone của bệnh nhân ......... 36 Chương 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 40 4.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ THAY THẾ CÁC CDTP BẰNG METHADONE ............................................. 40 4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN NGHIỆN CÁC CDTP BẰNG METHADONE ......................... 44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 50 1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 50 2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immunodeficiency Syndrome) BN : Bệnh nhân CDTP : Chất dạng thuốc phiện. CĐ : Cao đẳng CSĐT : Cơ sở điều trị ĐH : Đại học ĐT : Điều trị ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu GĐ : Giai đoạn GSTĐ : Giám sát trọng điểm HIV : Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficience Virus) HĐ : Hoạt động KN : Khả năng KTC : Khoảng tin cậy NCMT : Nghiện chích ma túy QHTD : Quan hệ tình dục TC : Trung cấp THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UNAIDS : Chương trình chung của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (Joint United Nations Programme on HIV/AIDS) UNODC : United Nations office on Drugs and crime (cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc) : World health organization (tổ chức Y tế thế giới) WHO DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu ................................................................... 20 Bảng 3.2. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo giới tính ........................................... 25 Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi ........................................ 25 Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo trình độ học vấn............................... 26 Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo tình trạng hôn nhân ........................ 26 Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo nghề nghiệp ..................................... 28 Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân theo khoảng cách từ nơi ở đến CSĐT ..... 28 Bảng 3.8. Tiền sử sử dụng chất gây nghiện .................................................... 29 Bảng 3.9. Tỷ lệ nhóm tuổi bệnh nhân sử dụng heroin lần đầu ....................... 29 Bảng 3.10. Thời gian sử dụng heroin trước khi điều trị MTD........................ 29 Bảng 3.11. Tỷ lệ số lần sử dụng heroin trong ngày và cách dùng .................. 29 Bảng 3.12. Bệnh nhân đã từng cai nghiện trước khi điều trị methadone ....... 32 Bảng 3.13.Tình trạng nhiễm bệnh của bệnh nhân trước khi điều trị MTD .... 32 Bảng 3.14. điều Liều trị của bệnh nhân………………………………………31 Bảng 3.15. Tuân thủ điều trị và không tuân thủ điêu trị ................................. 31 Bảng 3.16. Tỷ lệ bệnh nhân theo số ngày/lần bỏ liều methadone .................. 34 Bảng 3.17. Lý do bỏ liều điều trị ................................................................... 34 Bảng 3.18. Duy trì điều trị của bệnh nhân……………………………………33 Bảng 3.19. Tỉ lệ bệnh nhân sử dụng ma túy trong quá trình điều trị MTD .... 35 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với nhóm tuổi ..................... 36 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với trình độ học vấn........... 36 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với tình trạng hôn nhân ...... 37 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với nghề nghiệp ................. 37 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với khoảng cách từ nơi ở đến CSĐT ............................................................................................................... 38 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với tiền sử cai nghiện ......... 39 ĐẶT VẤN ĐỀ Việc lạm dụng chất gây nghiện trong đó có ma túy đã và đang làm gia tăng mối lo ngại về sức khỏe và bất ổn xã hội cho nhiều quốc gia trên thế giới. Ma túy và tình trạng lạm dụng chất gây nghiện được xem là mang tính toàn cầu gây ra nhiều tổn thất về nguồn lực xã hội như: Kinh tế, con người, mất an ninh trật tự an toàn xã hội và làm giảm giá trị cuộc sống. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) nghiện ma túy được định nghĩa là “Tình trạng bệnh mạn tính, tái diễn của não bộ, biểu hiện bằng việc người bệnh bắt buộc phải tìm kiếm và sử dụng ma túy, bất chấp hậu quả về sức khỏe và xã hội có liên quan đến việc sử dụng” Ngoài ra, rối loạn do sử dụng ma túy chiếm tỷ lệ cao và gây gánh nặng nhất trong số những rối loạn do sử dụng chất gây nghiện. Vào năm 2015, gần 12 triệu gánh nặng bệnh tật, hay 70 % gánh nặng toàn cầu do rối loạn sử dụng ma túy có liên quan đến Opioid. Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, kinh tế, xã hội, làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng…và nghiêm trọng hơn cả là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Năm 2006, trên Thế Giới có khoảng 208 triệu người đã từng sử dụng ma túy ít nhất 1 lần và sau 8 năm, năm 2014 con số đó lên đến 247 triệu người. Số người nghiện ma túy trên Thế Giới năm 2006 là 26 triệu người nhưng năm 2014 có đến 29,5 triệu người. Trong 12 triệu người nghiện chích ma túy có 1,6 triệu người nhiễm HIV và 6 triệu người nhiễm viêm gan C. Hiện nay, thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị thay thế cho người nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) là Methadone .Các nghiên cứu trên Thế Giới đều cho thấy rõ hiệu quả của việc điều trị nghiện các (CDTP) bằng Methadone làm giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm tội phạm liên quan đến ma túy đồng thời còn đem lại các lợi ích về kinh tế và trật tự an toàn xã hội. 1 Tại Việt Nam, điều trị nghiện các (CDTP) bằng thuốc Methadone bắt đầu được triển khai thí điểm tại Hải Phòng và TP.Hồ Chí Minh năm 2008. Cho đến nay, chương trình đã được triển khai rộng khắp các tỉnh thành cả nước với 314 cơ sở điều trị cho hơn 54.000 bệnh nhân. Chương trình điều trị nghiện các (CDTP) bằng Methadone được xem là một trong những biện pháp tối ưu nhằm giảm tỷ lệ tiêm chích ma túy và lây nhiễm HIV, nhưng để đạt được thành công thì quá trình điều trị Methadone đòi hỏi bệnh nhân phải tự nguyện tuân thủ điều trị theo quy định của chương trình. Trong khi đó, nghiện ma túy là sự lệ thuộc, thèm nhớ kéo dài trở thành bệnh mạn tính mà việc uống Methadone phải được duy trì hàng ngày, nên việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân cũng gặp rất nhiều trở ngại như: Bận công việc, khoảng cách địa lý, phương tiện đi lại, thời tiết, dịch bệnh, chi phí để tham gia chương trình…vì vậy đã dẫn đến việc bệnh nhân sẽ bị nhỡ liều hoặc bỏ dở giữa chừng dẫn đến việc điều trị thất bại. Và những bệnh nhân bỏ trị này có nguy cơ quay lại sử dụng các chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp là rất cao, điều này làm gia tăng tình hình mất trật tự xã hội, tăng tỷ lệ nhiễm các bệnh lây truyền như HIV, viêm gan B, C…Chính vì vậy, việc bệnh nhân ý thức tự nguyện việc tuân thủ điều trị trong chương trình Methadone là rất quan trọng vì đây là liều thuốc vàng cho người nghiện Heroin. Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát đặc điểm dịch tễ và thực trạng tuân thủ điều trị Methadone của bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Quận 9 Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2019”. Với hai mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone; 2. Phân tích thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. 2 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ MA TÚY, NGHIỆN MA TÚY 1.1.1. Các khái niệm Theo Luật phòng, chống ma túy, luật số 23/2000/QH 10 ngày 19 tháng 12 năm 2000, chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. Theo thông tư số 20/201/TT-BYT ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Bộ Y tế về việc quy định về quản lý thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Theo tổ chức Y tế thế giới, các chất gây nghiện dạng Opioid là một nhóm các chất kích thích thần kinh được chiết xuất từ cây thuốc phiện bao gồm thuốc phiện, morphin, codein và các loại khác. Thuật ngữ Opiate cũng được dùng cho loại heroin bán tổng hợp được chiết xuất từ hợp chất của cây thuốc phiện. Thuật ngữ “Opioid” (ma túy) cũng được dùng để chỉ thuốc có chất gây nghiện Opiate và các hợp chất tổng hợp và bán tổng hợp với các đặc tính tương tự. Ma túy là các chất gây nghiện tác động lên các cơ quan thụ cảm thuộc nhóm Opioid trong não. Ma túy thường được dùng qua đường tiêm chích, nhai nuốt hoặc hút khói khi đốt lên. Sử dụng ma túy thường xuyên sẽ dẫn đến nghiện. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Chất dạng thuốc phiện là tên gọi chung cho nhiều chất như thuốc phiện, heroin, morphin, buprenonrphine, codein, pethidine, fentanyle. Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy và bị lệ thuộc vào các chất này. 3 Cai nghiện là ngừng sử dụng hoặc giảm chất ma túy mà người nghiện thường sử dụng. Việc cai nghiện sẽ dẫn tới người bệnh xuất hiện hội chứng cai nên cần được điều trị. Hội chứng cai là trạng thái cơ thể người nghiện khi thiếu (do cắt giảm) chất ma túy đang sử dụng. Mỗi loại ma túy khác nhau có các biểu hiện lâm sàng của hội chứng cai khác nhau. 1.1.2. Phân loại chất ma túy Theo nguồn gốc: Ma túy được phân chia thành 3 loại: Ma túy tự nhiên: Là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên và các chế phẩm của chúng như thuốc phiện, cần sa, cocain. Ma túy bán tổng hợp: Là các chất ma túy được chế từ ma túy tự nhiên và một số chất phụ gia khác, có tác dụng mạnh hơn chất ban đầu như heroin. Ma túy tổng hợp: Là các loại ma túy được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học toàn phần từ hóa chất như: thuốc lắc, ma túy đá… Theo mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng: ma túy được chia thành 2 loại Ma túy có hiệu lực cao: Là các chất ma túy chỉ cần sử dụng với một lượng nhỏ đã có thể thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng, và sử dụng vài lần có thể nghiện. Ví dụ: thuốc phiện, heroin, cocain, thuốc lắc… Ma túy có hiệu lực thấp: Là các chất ma túy phải sử dụng nhiều lần với một lượng lớn thì mới làm thay đổi được trạng thái tâm sinh lý của người dùng và gây nghiện, Ví dụ: thuốc lá, thuốc lào… Theo tác dụng: Ma túy được chia thành 3 loại: Nhóm thuốc an thần, ức chế hệ thần kinh trung ương: Thuốc phiện ,những chất chế ra từ thuốc phiện (heroin, morphin, cocain, methadone và pethidine) và thuốc ngủ. Tác động chủ yếu khi sử dụng là buồn ngủ, an thần, yên dịu, giảm nhịp tim, giảm hô hấp… 4 Nhóm các chất kích thích: Bao gồm amphetamine và các dẫn xuất của nó, có tác dụng làm tăng sinh lực, gây hưng phấn, tăng hoạt động của cơ thể, tăng nhịp tim, hô hấp… Nhóm các chất gây ảo giác: Điển hình gồm ma túy gây ảo giác, ecstasy (thuốc lắc). Việc sử dụng các chất này với lượng lớn có thể làm thay đổi nhận thức về hiện tại, về môi trường xung quanh, khiến cho người dùng có thể nghe thấy, nhìn thấy những sự việc không có thật (ảo thanh, ảo giác) Theo luật pháp: Ma túy được phân thành 2 loại: Ma túy hợp pháp: Là những loại ma túy thông dụng, rượu, bia, thuốc lá (ni-cô-tin), ca-phê-in, thuốc ngủ an thần, thuốc giảm đau thông thường. Ma túy bất hợp pháp: Theo luật pháp của Việt Nam, những chất ma túy bất hợp pháp có thể kể đến là: thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain, thuốc lắc, các chất gây nghiện kích thích dạng Amphetamin… 1.1.3. Nghiện ma túy Theo quyết định số 3140/QĐ-BYT ban hành ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy và bị lệ thuộc vào các chất này. Các triệu chứng của người nghiện ma túy bao gồm: Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng ma túy Khó khăn trong việc kiểm soát thói quen sử dụng ma túy như thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc liều lượng sử dụng Xuất hiện hội chứng cai ma túy khi ngừng hoặc giảm đáng kể liều lượng. Có khuynh hướng tăng liều để chấm dứt hậu quả do liều thấp gây ra. Sao nhãng các sở thích, công việc trước đây bằng việc tìm kiếm và sử dụng ma túy. 5 Tiếp tục sử dụng ma tuý dù biết tác hại, thậm chí đã có bằng chứng rõ ràng về tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội. Một bệnh nhân được chẩn đoán là nghiện ma túy khi có tối thiểu 3 trong 6 triệu chứng kể trên trong vòng 12 tháng gần đây. 1.1.4. Hậu quả của việc sử dụng ma túy Ma túy ảnh hưởng đến gia đình: Ma túy làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình, nhu cầu cần tiền để mua ma túy của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000đ thậm chí lên đến 1-2 triệu đồng/ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma túy có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản của gia đình vào việc mua ma túy để thỏa mãn cơn nghiện, hoặc để có tiền sử dụng ma túy, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, thậm chí giết người ,cướp của. Ảnh hưởng đến sức khỏe: Đối với hệ hô hấp. Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột. Nghiện ma túy ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống: Đối với hệ tim mạch .Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Ma túy ảnh hưởng đến xã hội: Bên cạnh gia đình, người nghiện ma túy còn ảnh hưởng đến xã hội gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm…Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết hậu quả do ma túy đem lại. Ma túy còn là nguồn gốc, là điều kiện 6 nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV /AIDS (một hiểm họa toàn cầu chưa có thuốc chữa…Hiện nay nước ta có trên 130.000 người nhiễm HIV /AIDS thì có 75% do tiêm chích ma túy). 1.2. ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIÊN CÁC CDTP BẰNG THUỐC METHADONE 1.2.1. Thông tin về Methadone Methadone là một CDTP tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các CDTP khác (đồng vận) nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai. Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài [15]. Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc methadone là một điều trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, sử dụng bằng đường uống, dưới dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hòa nhập cộng đồng [15]. 1.2.2. Biện pháp điều trị bằng thuốc methadone Theo Cơ quan điều trị lạm dụng ma túy và rượu Hoa Kỳ (SAMHSA), điều trị thay thế hay còn gọi là điều trị hỗ trợ bằng thuốc là việc sử dụng thuốc, kết hợp với liệu pháp tư vấn và hành vi để điều trị toàn diện cho người sử dụng ma túy. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi điều trị rối loạn nghiện ma túy, sự kết hợp giữa thuốc và liệu pháp hành vi là biện pháp điều trị hiệu quả và thành công nhất. Còn theo Bộ Y tế Việt Nam, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone là một điều trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng bằng đường uống, dưới dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C, đồng 7 thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hòa nhập cộng đồng. Điều trị Methadone chỉ áp dụng với người nghiện CDTP (Heroin) mà không áp dụng với những trường hợp nghiện ma túy tổng hợp dạng Amphetamine, Benzodiazepine, rượu, thuốc lá. Trong những thập kỷ đầu tiên sau khi ra đời, phương thức điều trị Methadone được coi là một biện pháp điều trị tạm thời nhằm mục đích cuối cùng là giảm liều và bệnh nhân sẽ ngừng sử dụng Methadone một cách hoàn toàn. Ngày nay, điều trị duy trì Methadone không còn được coi là một biện pháp điều trị tạm thời nữa mà là một biện pháp điều trị lâu dài, thường là suốt đời. Như vậy, nếu bệnh nhân thỉnh thoảng có một đợt dùng lại Heroin hoặc các chất ma túy khác là bằng chứng chứng tỏ sự thất bại của liệu pháp điều trị bằng Methadone. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam , việc điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone nhằm 3 mục đích chủ yếu sau: 1. Giảm tác hại do nghiện các CDTP gây ra như: lây nhiễm HIV, viêm gan B, C do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá liều các CDTP và hoạt động tội phạm. 2. Giảm sử dụng các CDTP bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích CDTP [17]. 3. Cải thiện sức khỏe và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài, tăng sức sản xuất của xã hội. 1.2.3. Nguyên tắc chung của điều trị Methadone - Người bệnh phải tự nguyện tham gia điều trị. - Liều Methadone phải phù hợp với từng người bệnh dựa trên nguyên tắc bắt đầu với liều thấp, tăng từ từ và duy trì ở liều đạt hiệu quả. - Điều trị bằng thuốc Methadone là điều trị duy trì lâu dài, thời gian điều trị phụ thuộc vào từng người bệnh nhưng không dưới 1 năm. 8 - Điều trị bằng thuốc Methadone cần phải kết hợp với tư vấn, hỗ trợ về tâm lý xã hội, các dịch vụ chăm sóc và điều trị y tế khác khi có chỉ định để điều trị đạt hiệu quả cao. - Người đứng đầu cơ sở điều trị chỉ cung cấp thông tin về người bệnh cho các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu hoặc cho người khác khi được sự đồng ý của người bệnh. 1.2.4. Điều trị methadone * Giai đoạn dò liều: Thường là 02 tuần điều trị. Liều khởi đầu từ 1530mg tùy thuộc vào hiệu quả đánh giá độ dung nạp các chất dạng thuốc phiện của người bệnh trung bình là 20mg). Đánh giá bệnh nhân hàng ngày trước khi cho bệnh nhân uống methadone (theo thang điểm đánh giá hội chứng cai lâm sàng). Thường không tăng liều methadone trong 03 ngày đầu điều trị. Sau 3-5 ngày điều trị, nếu vẫn còn biểu hiện hội chứng cai có thể tăng thêm 510mg/lần. Tổng liều trong 01 tuần không được vượt quá 20mg. * Giai đoạn chỉnh liều: Tuần thứ 3 của quá trình điều trị và có thể kéo dài từ 1 đến 3 tháng. Liều điều trị sẽ được tiếp tục điều chỉnh đến khi người bệnh đạt được liều có hiệu quả (là liều làm hết hội chứng cai, giảm thèm nhớ, ngăn tác dụng của việc sử dụng heroin và không gây ngộ độc). Sau mỗi 3-5 ngày điều trị, liều methadone có thể tăng từ 5-15mg/lần. Tổng liều tăng trong 01 tuần không vượt quá 30mg. * Giai đoạn điều trị duy trì: Liều duy trì. Là liều có hiệu quả và phong tỏa được tác dụng gây khoái cảm của heroin ( hết thèm nhớ heroin). Liều methadone điều trị duy trì khác nhau ở từng người bệnh, một số bệnh lý đồng diễn, tình trạng đặc biệt ( có thai, đa nghiện) và sử dụng các thuốc có tương tác với methadone. Liều duy trì thông thường 60-120 mg/ngày. Liều duy trì ít nhất 15mg/ngày; liều cao nhất có thể lên tới 200-300mg/ngày, cá biệt có những người bệnh liều cao hơn 300mg/ngày. 9 Giai đoạn điều trị duy trì được xác định khi: Người bệnh được sử dụng có hiệu quả tối ưu duy trì ít nhất 4 tuần liên tục, người bệnh không tái sử dụng các CDTP trong ít nhất 4 tuần liên tục. * Giảm liều: Sau một thời gian điều trị methadone (ít nhất là 01 năm), nếu người bệnh đã ổn định và mong muốn giảm liều điều trị. Mỗi lần giảm liều phải cách nhau ít nhất 2 tuần. Liều methadone giảm tối đa trong 01 tuần không vượt quá 10% liều đang sử dụng. * Ngừng điều trị: Sau một thời gian giảm liều, có thể ngừng hoàn toàn methadone thực hiện các chăm sóc y tế và hỗ trợ tâm lý xã hội ít nhất trong 06 tháng sau khi ngừng điều trị methadone [4]. * Tuân thủ điều trị methadone: Cho đến nay, không có “tiêu chuẩn vàng” để đo lường tuân thủ điều trị methadone, mà chỉ dựa vào những quy tắc điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định 3140/QĐ-BYT) và nội quy của các cơ sở điều trị. Bệnh nhân cần đến cơ sở uống thuốc hàng ngày. * Tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị methadone: Tuân thủ điều trị methadone để đảm bảo nồng độ methadone trong huyết tương được duy trì và tránh hội chứng cai, khoá tác dụng của heroin. Tuân thủ điều trị methadone là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo giúp người bệnh cai được ma túy và đóng góp quan trọng vào sự thành công của chương trình điều trị methadone [9]. * Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị methadone: Không uống thuốc Methadone hằng ngày sẽ làm cho nồng độ trong huyết tương của methadone không được duy trì, dẫn đến việc xuất hiện hội chứng cai, thèm nhớ heroin, nguy cơ tái sử dụng heroin và tái nghiện cao [20] * Các khó khăn và trở ngại đối với việc tuân thủ điều trị: Có rất nhiều yếu tố gây khó khăn và trở ngại đối với việc tuân thủ điều trị methadone: - Ngày nào cũng đến cơ sở điều trị methadone để uống methadone. 10 - Giai đoạn đầu, thuốc chưa đủ thay thế heroin nên gây khó chịu “ vã ”, tác dụng phụ của thuốc trước mắt và lâu dài. - BN không dám chắc chắn họ có muốn điều trị lâu dài không. -Thiếu kiến thức và hiểu biết về lệ thuộc chất dạng thuốc phiện cũng như tác dụng của điều trị methadone. - Khó khăn trong vấn đề đi lại. - Sợ bị mọi người phát hiện là đã từng nghiện ma tuý và lệ thuộc vào MTĐ. - Tình trạng trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác. - Vẫn đang sử dụng rượu và ma tuý. - Điều kiện sống không ổn định, khó khăn. - Có thái độ tiêu cực, thành kiến với nhân viên y tế [9]. 1.2.5. Lợi ích, ưu nhược điểm của điều trị methadone với người bệnh Điều trị Methadone mang rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân như: - Tác dụng liên tục và kéo dài; - Chi phí thấp; - Hợp pháp; - Dễ sử dụng bằng đường uống; - Được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác như: tư vấn tâm lý, chăm sóc sức khỏe và các hình thức hỗ trợ khác. - Giảm nguy cơ quá liều heroin. Điều này có nghĩa với những người không thể từ bỏ heroin, methadone là thuốc có độ an toàn cao và giúp người bệnh dần dần hồi phục khỏi trạng thái nghiện [5]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các ưu điểm của điều trị duy trì bằng thuốc methadone là có thể giúp người nghiện heroin: 11 - Dừng sử dụng hoặc giảm đáng kể lượng heroin sử dụng; - Dừng tiêm chích heroin, hoặc giảm đáng kể tần suất tiêm chích và giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu và nguy cơ quá liều; - Cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, - Dừng các hành vi phạm pháp liên quan - Cải thiện và ổn định quan hệ với gia đình; - Có công việc ổn định hơn và học tập tốt hơn. Điều đó có nghĩa là khi tham gia chương trình methadone, bệnh nhân có cơ hội tiếp cận với nhiều dịch vụ y tế và xã hội khác. Do đó, họ sẽ ít phải chịu áp lực trong cuộc sống, giảm nguy cơ sử dụng và cuối cùng không dùng heroin nữa. Tuy nhiên, nhược điểm của điều trị bằng methadone cũng có khá nhiều đó là: - Bệnh nhân phải cam kết đến cơ sở điều trị hàng ngày để uống thuốc - Khó thực hiện các chuyến đi công tác xa khỏi nơi cư trú - Có thể gặp tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe - Vẫn bị lệ thuộc vào thuốc cho đến khi kết thúc chương trình điều trị. Methadone là một thuốc có tác dụng mạnh và có thể nguy hiểm nếu dùng không đúng cách. Nó cũng có thể gây tình trạng quá liều khi sử dụng quá nhiều methadone [5] 1.2.6. Các tác dụng không mong muốn và cách xử trí Các tác dụng không mong muốn phổ biến của Methadone như: táo bón, khô miệng và tăng tiết mồ hôi. Các triệu chứng: Rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, nôn, giãn mạch và gây ngứa, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, chứng vú to ở đàn ông, rối loạn chức năng tình dục, giữ nước, tăng cân ít gặp hơn và có thể không liên quan đến 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất