Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo nghiệm mở rộng các giống tiến bộ kỹ thuật bạch đàn, keo lai và keo tai tượn...

Tài liệu Khảo nghiệm mở rộng các giống tiến bộ kỹ thuật bạch đàn, keo lai và keo tai tượng

.PDF
48
234
139

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY ------------------------------------------- BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2008 TÊN ĐỀ TÀI: KHẢO NGHIỆM MỞ RỘNG CÁC GIỐNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT BẠCH ĐÀN, KEO LAI VÀ KEO TAI TƯỢNG CƠ QUAN CHỦ QUẢN: BỘ CÔNG THƯƠNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ: VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: THẠC SỸ . TRẦN HỮU CHIẾN 7119 17/02/2009 PHÚ THỌ, THÁNG 12 NĂM 2008 MỤC LỤC Trang TÓM TẮT 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU………………………………… 1 1.1. Cơ sở pháp lý…………………………………………………... 1 1.2. Tính cấp thiết…………………………………………………... 1 1.3. Mục tiêu của đề tài…………………………………………….. 4 1.4. Đối tượng nghiên cứu………………………………………….. 4 1.5. Địa điểm và nội dung nghiên cứu……………………………… 4 1.5.1. Địa điểm nghiên cứu…………………………………… 4 a). Xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh PhúThọ diện tích 3 ha:………………………………….. 5 b). Xã Đồng Vương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang diện tích 2 ha……………….................... 5 c). Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang diện tích 3ha……………………………………………... 6 1.5.2. Nội dung nghiên cứu…………………………………… 7 1.6. Tổng quan nghiên cứu………………………………………….. 7 1.6.1. Nghiên cứu ở nước ngoài………………………………. 7 1.6.2. Nghiên cứu ở Việt Nam………………………………... 8 2. THỰC NGHIỆM…………………………………………………. 10 2.1. Phương pháp nghiên cứu………………………………………. 10 2.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm………………………… 10 2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu………………………….. 10 2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu……………………………... 11 2.2. Kết quả thực nghiệm…………………………………………… 13 2.2.1. Kết quả khảo nghiệm bạch đàn tại Tiên Kiên, Phú Thọ.. 13 a). Tỷ lệ sống……………………………………… 13 b). Sinh trưởng và trữ lượng rừng…………………. 14 c). Chất lượng rừng……………………………….. 15 2.2.2. Kết quả khảo nghiệm bạch đàn tại Yên Thế, Bắc Giang. 16 a). Tỷ lệ sống……………………………………… 16 b). Sinh trưởng và trữ lượng rừng…………………. 17 c). Chất lượng rừng……………………………….. 18 2.2.3. Kết quả khảo nghiệm keo tại Hàm Yên ,Tuyên Quang... 20 2.2.3.1. Kết quả khảo nghiệm keo tại Hàm Yên - lô A.. 20 a). Tỷ lệ sống………………………………. 21 b). Sinh trưởng trữ lượng rừng…………….. c). Chất lượng rừng………………………… 22 21 2.2.3.2. Kết quả khảo nghiệm keo tại Hàm Yên - lô B. 23 a). Tỷ lệ sống………………………………. 23 b). Sinh trưởng và trữ lượng rừng………….. 23 c). Chất lượng rừng……………………........ 24 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………... 26 3.1. Kết luận………………………………………………………… 26 3.2. Khuyến nghị……………………………………………………. 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ BIỂU DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU D0 (cm): Đường kính gốc D1,3 (cm): Đường kính ngang ngực TLS (%): Tỷ lệ sống Hvn (m): Chiều cao vút ngọn S (%): Hệ số biến động V/cây (m3): Thể tích thân cây bình quân M (m3/ha): Trữ lượng cây đứng ∆M (m3/ha/năm): Tăng trưởng bình quân/năm A.m : Keo tai tượng TÓM TẮT Nhằm bổ xung nguồn giống cây nguyên liệu giấy có năng suất cao, chất lượng tốt và phát triển các giống mới chọn tạo. Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã triển khai đề tài khảo nghiệm mở rộng các giống tiến bộ kỹ thuật bạch đàn và keo lai với tổng diện tích rừng khảo nghiệm là 8,0 ha trên 3 địa điểm: Xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ; xã Đồng Vương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang và huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Kết quả các giống bạch đàn vô tính PN10, PN46, PN47 và PN2 (đối chứng) trồng ở Phú Thọ (42 tháng tuổi) và Bắc Giang (30 tuổi) đã cho thấy: Tỷ lệ sống rừng trồng khá cao > 90%, trong đó thấp nhất là giống PN46 có tỷ lệ sống < 90% nguyên nhân chủ yếu là do gió bão làm đổ gẫy. Về sinh trưởng kết quả đã cho thấy hai giống PN46 và PN10 ở Tiên Kiên, tỉnh Phú Thọ sinh trưởng cao hơn hẳn so với đối chứng PN2. Còn ở Bắc Giang các giống PN10 và PN47 cũng vượt trội so với đối chứng PN2 cả về đường kính và chiều cao. Về cấp sinh trưởng và độ thẳng thân cây của các giống đều rất tốt chủ yếu tập trung là cấp I >90%, cây cấp II và cấp III rất ít có giống độ thẳng thân cây có tỷ lệ 100% cây cấp II Hai giống keo lai thí nghiệm KL2, BV10 (đối chứng) cùng với giống keo tai tượng trồng ở Hàm Yên, tuyên Quang. Sau 40 tháng tuổi: Tỷ lệ sống và sinh trưởng của giống keo lai KL2 và BV10 chưa có sự khác nhau rõ ràng cả về chiều cao và đường kính so với đối chứng. Qua thời gian nghiên cứu nhìn chung rừng trồng các giống bạch đàn và keo lai đều sinh trưởng tốt đặc biệt là các giống bạch đàn PN10, PN46 (ở Phú Thọ) và PN10, PN47 (ở Bắc Giang) đều có khả năng sinh trưởng vượt so với giống đối chứng PN2. Đây là các giống có nhiều triển vọng để giới thiệu cho các cơ sở sản xuất. 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở pháp lý. - Thực hiện Quyết định số 1999/QĐ-BCT, ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc giao kế hoạch và công nghệ năm 2008. Theo Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số 43.08RD/HĐ-KHCN, ngày 23 tháng 01 năm 2008 của Bộ Công Thương giao cho Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy. - Theo quyết định của Viện trưởng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy số 11/QĐ-KHTH, ngày 28 tháng 01 năm 2008 về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. - Theo công văn số 8731/BCT-KHCN, ngày 22 tháng 09 năm 2008 của Bộ Công Thương gửi Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy về việc điều chỉnh thay đổi chủ nhiệm nhiệm vụ KHCN cấp Bộ năm 2008. - Theo quyết định của Viện trưởng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy số 69/QĐ-KHTH, ngày 10 tháng 09 năm 2008 về việc điều chỉnh chủ nhiệm đề tài cấp Bộ năm 2008. 1.2. Tính cấp thiết Hiện nay, trên các vùng nguyên liệu giấy của cả nước nói chung và vùng nguyên liệu giấy Trung tâm nói riêng đã trồng rừng nguyên liệu giấy với diện tích khá lớn bằng các nguồn giống bạch đàn vô tính và keo lai, các giống này đã cho năng suất rừng trồng khá cao với chất lượng rừng hơn hẳn các giống có nguồn gốc từ hạt. Giống là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Chọn lọc và cải tạo giống là biện pháp cực kỳ quan trọng để đạt năng suất cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Với mọi chương trình trồng rừng, muốn đạt thành công chắc chắn việc đầu tiên không thể thiếu là chọn giống cây trồng thích hợp. 1 Khảo nghiệm giống có thể được thực hiện ở các mức độ khác nhau: Từ khảo nghiệm loài, khảo nghiệm xuất xứ, đến khảo nghiệm hậu thế của các cây trội và khảo nghiệm dòng vô tính cũng như khảo nghiệm các giống lai mới được chọn tạo. Nhờ nghiên cứu theo hướng chọn lọc cây trội, nhân giống và khảo nghiệm giống mà trong thời gian qua một số giống có năng suất cao đã được trồng ở nhiều vùng sinh thái của nước ta. Những giống này rất có triển vọng cho các chương trình trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới. Để giảm thiểu rủi ro cho trồng rừng sản xuất thì khảo nghiệm mở rộng là việc làm cần thiết, có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển các giống mới. Để đánh giá được giá trị của giống về năng suất, tính thích ứng sinh thái và khả năng chống chịu của giống như: chịu hạn, sâu, bệnh hại, thì khảo nghiệm mở rộng cũng phải xác định giá trị di truyền, giá trị kinh tế của giống và vùng trồng thích hợp cho một giống mới. Từ năm 1995, cùng với việc phát triển công nghệ nhân giống bạch đàn vô tính Eucalyptus urophylla và keo lai, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã tiến hành khảo nghiệm nhiều giống vô tính của 2 loài cây này. Đến nay Viện đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận 11 giống bạch đàn vô tính, 03 giống keo lai, 02 xuất xứ keo tai tượng và 05 biến chủng thông Caribaea; Trong đó có 03 giống bạch đàn vô tính là PN2, PN14 và PN3d công nhận là giống Quốc gia để đưa ra trồng rừng công nghiệp ở vùng Trung tâm Bắc Bộ và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự. Các giống bạch đàn vô tính: PN10, PN46, PN47, PN54, PN116, PN21, PN24, PN108 và 03 giống keo lai là: KL2, KL20 và KLTA3 được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Ngoài ra Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy còn phối kết hợp với một số đơn vị khác như: Công ty nguyên liệu giấy Miền Nam; Công ty nguyên liệu giấy Đông Bắc cùng nhiều đơn vị khác trồng thử nghiệm các giống trên và trồng rừng sản xuất thành công hàng ngàn ha rừng bạch đàn vô 2 tính và keo lai trên nhiều tỉnh trong cả nước như: Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Đồng Nai .v.v... Năm 2005, được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp, theo quyết định số 3384/QĐ-KHCN ngày 20 tháng 12 năm 2004, giao cho Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy (nay là Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy) triển khai đề tài “Khảo nghiệm mở rộng các giống tiến bộ kỹ thuật bạch đàn, keo lai và keo tai tượng”. Năm 2006, theo quyết định số 4022/QĐ-BCN ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ Công nghiệp, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy tiếp tục thực hiện đề tài “Khảo nghiệm mở rộng các giống tiến bộ kỹ thuật bạch đàn, keo lai và keo tai tượng”. Năm 2007, theo quyết định số 3474/QĐ-BCN ngày 05 tháng 12 năm 2006 của Bộ Công nghiệp. Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy kế thừa kết quả thiết lập rừng và theo dõi năm 2005, 2006 và tiếp tục thực hiện đề tài “Khảo nghiệm mở rộng các giống tiến bộ kỹ thuật bạch đàn, keo lai và keo tai tượng”. Năm 2008, theo quyết định số 1999/QĐ-BCT ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công thương. Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy kế thừa kết quả đề tài năm 20005, 2006, 2007 và tiếp tục thực hiện đề tài “Khảo nghiệm mở rộng các giống tiến bộ kỹ thuật bạch đàn, keo lai và keo tai tượng”. Mặt khác do điều kiện sinh thái ở mỗi vùng khác nhau. Một dòng vô tính tốt ở điều kiện sinh thái này chưa hẳn đã tốt ở điều kiện sinh thái khác. Do đó, để đưa giống vào sản xuất trên diện rộng thì đề tài khảo nghiệm mở rộng các giống tiến bộ kỹ thuật bạch đàn, keo lai đã được công nhận là giống kỹ thuật là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa rất lớn cho sản xuất. Đây là những giống cần sớm được khẳng định để góp phần vào bộ giống bạch đàn và keo phục vụ cho trồng rừng nguyên liệu giấy năng suất cao ở Việt Nam. 3 1.3. Mục tiêu của đề tài: - Đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống bạch đàn vô tính PN10, PN46, PN47, keo lai KL2 và keo tai tượng. - Đánh giá khả năng thích ứng của các giống để làm cơ sở mở rộng vùng trồng và tránh rủi ro trong sản xuất. 1.4. Đối tượng nghiên cứu - Bạch đàn: Các giống bạch đàn vô tính PN10, PN46, PN47 và PN2 (đối chứng) - Keo lai: Hai giống vô tính KL2 và BV10 (đối chứng) Trong đó PN2 và BV10 là hai giống bạc đàn và keo lai đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận và giống Quốc gia. Còn lại PN10, PN46, PN47 và KL2 là các giống bạch đàn và keo lai đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Các giống này đều là những cây hom được sản xuất tại vườn ươm của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy. 1.5. Địa điểm và nội dung nghiên cứu 1.5.1. Địa điểm nghiên cứu Chọn địa điểm trồng rừng khảo nghiệm là một trong những công việc hết sức quan trọng, nó có ý nghĩa rất lớn trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để đề xuất vùng trồng cho giống được lựa chọn. Vì vậy, việc lựa chọn địa điểm thiết lập rừng khảo nghiệm được thực hiện theo nguyên tắc sau: - Địa điểm được lựa chọn là nơi đại diện được cho vùng trồng rừng nguyên liệu. - Nơi trồng rừng khảo nghiệm có diện tích đủ lớn để bố trí cho các giống trong mỗi khối. - Địa điểm được chọn tương đối đồng nhất về điều kiện đất đai và khí hậu. 4 - Chủ đất có đủ năng lực để quản lí và bảo vệ an toàn rừng từ khi bắt đầu thiết lập cho đến khi kết thúc khảo nghiệm. a). Xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh PhúThọ diện tích 3 ha - Vị trí địa lý: Nằm ở 21027’ vĩ độ Bắc và 105014’ kinh độ Đông, độ cao bình quân so với mực nước biển 30 m. - Nhiệt độ bình quân năm là 2301C. Lượng mưa trung bình là 1.850 mm/năm, phân bố không đều trong năm, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều nhất vào tháng 7 (lượng mưa là 382,5 mm), mưa ít nhất vào tháng 12 (lượng mưa là 24,9 mm). Độ ẩm không khí bình quân năm là 86%. (Theo tài liệu “số liệu khí tượng thuỷ văn” Tập 2- Chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp nhà nước 42 A - năm 1989) - Địa hình: Là những dải đồi thoải có độ dốc từ 10 - 15độ. - Đất đai: Đất Feralite màu vàng nhạt, không còn tính chất đất rừng, tầng đất mỏng, tầng đất mặt đã bị xói mòn và rửa trôi. Diện tích đất này trước đây là rừng trồng bạch đàn sau nhiều năm khai thác. - Thực bì: thực bì trước khi trồng rừng hầu như không có chủ yếu là cỏ chè may, ở chân đồi còn lác đác ít cây bụi như sim, mua, sầm sì, và cỏ dày phát triển. b). Xã Đồng Vương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang diện tích 2 ha - Vị trí địa lý nằm ở 21007’ vĩ độ Bắc và 105053’ kinh độ Đông. - Nhiệt độ bình quân năm là 22,50C. Lượng mưa trung bình là 1.620 mm/năm, phân bố không đều trong năm, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Độ ẩm không khí bình quân năm là 82%.(Theo tài liệu của Đoàn điều tra quy hoạch rừng tỉnh Bắc Giang cung cấp năm 2006). - Địa hình: Phần lớn là đồi báp úp, độ cao so với mặt nước biển bình quân 100 - 200m, độ dốc bình quân từ 15 - 250.. - Đất đai: Đất Feralite màu nâu nhạt trên núi trung bình phát triển trên phiến đá thạch sét, tầng đất mỏng, độ dốc lớn, nhiều đá lẫn, thành phần cơ 5 giới thịt nặng đến trung bình, đất nghèo dinh dưỡng, khô cằn. Trước đây trên diện tích đất này đã trồng bạch đàn. - Thực bì: Nứa tép, cỏ tranh, thẩu tấu, thành ngạnh, sim và nhiều loài cây bụi và nhiều chồi bạch đàn cũ phát triển mạnh. Nhìn chung điều kiện khí hậu và đất đai có nhiều thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, về cơ bản thích hợp với đặc điểm sinh học của bạch đàn E.urophylla. c). Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang diện tích 3ha - Vị trí địa lý nằm ở 22004’ vĩ độ Bắc và 105002’ kinh độ Đông, độ cao bình quân so với mặt biển khoảng 70 m. - Nhiệt độ bình quân năm là 23,80C. Lượng mưa trung bình là 1.875 mm/năm, phân bố không đều trong năm, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều nhất vào tháng 8 (lượng mưa là 355,3 mm), mưa ít nhất vào tháng 12 (lượng mưa là 22,7 mm). Độ ẩm không khí bình quân năm là 86%. (Theo tài liệu “Số liệu khí tượng thuỷ văn Việt Nam” tập 1 - Chương trình tiến bộ kỹ thuật cấp Nhà nước 42A. Tổng cục khí tượng thuỷ văn Hà Nội 1989). - Địa hình: Là quả đồi và dải núi thấp có độ dốc từ 20 - 25 độ. Đất đai: Đất Feralite màu nâu đỏ, còn tính chất đất rừng, tầng đất dày, khá tốt. Diện tích này trước đây đã trồng 2 luân kỳ là bồ đề và keo tai tượng. - Thực bì: thực bì nứa tép, cỏ tranh, cỏ 3 cạnh, các loại cây bụi và keo hạt tái sinh phát triển rất mạnh. Theo kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ vùng thích nghi trồng rừng bạch đàn E.urophylla và keo tai tượng tại vùng Trung tâm Bắc Bộ của Phạm Ngọc Mậu (2006) thì vùng Hàm Yên, Tuyên Quang rất thích nghi với trồng keo. 6 1.5.2. Nội dung nghiên cứu - Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng khảo nghiệm mở rộng các giống bạch đàn, keo lai và keo tai tượng. - Thu thập số liệu, phân tích đánh giá sinh trưởng, năng suất và tình hình sâu, bệnh rừng trồng bạch đàn và keo tại các địa điểm nghiên cứu. 1.6. Tổng quan nghiên cứu 1.6.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Tại Công Gô, bằng phương pháp lai nhân tạo đã tạo ra giống bạch đàn lai có năng suất đạt tới 35 m3/ha/năm ở giai đoạn 7 tuổi. Tại Brazin cũng đã chọn lọc nhân tạo được giống bạch đàn E.grandis đạt tới 55 m3/ha sau 7 năm trồng (Welker, 1968). Khảo sát rừng trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau, Pandey (1993) đã cho thấy bạch đàn E.camaldulensis trồng ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh từ 10 - 20 năm thường chỉ đạt 5 - 10 m3/ha/năm nhưng ở vùng nhiệt đới ẩm có thể đạt tới 30 m3/ha/năm. Rõ ràng điều kiện lập địa khác nhau thì năng suất rừng cũng khác nhau rõ rệt, từ các kết quả của nhiều công trình nghiên cứu ở vùng nhiệt đới, Evans, J (1992) đã đưa ra nhận xét đáng chú ý rằng khí hậu có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất rừng trồng. Trồng rừng bằng cây mô-hom đã kết hợp những ưu điểm nổi bật của giống và thâm canh làm tăng đáng kể năng suất rừng trồng và sự đồng đều của sản phẩm. Ở Braxin, nhờ cải thiện giống mà năng suất rừng từ 5m3/ha/năm của rừng tự nhiên đã tăng lên 15m3/ha/năm của rừng đã được cải thiện trên đất xấu, khô cằn. Song trồng rừng bằng cây mô-hom với giống đã được chọn lọc và khảo nghiệm, năng suất rừng trồng bạch đàn có thể đạt 30m3/ha/năm như ở Dimbabue, 30-50m3/ha/năm ở Công gô và 50m3/ha/năm ở Braxin. Riêng ở công ty Aracruz (Braxin), rừng trồng bằng cây hom bạch đàn đã cho năng suất tới 75-100m3/ha/năm với luân kỳ khai thác ngắn 4-8 năm để sản xuất bột giấy (Huỳnh Đức Nhân, 1996). 7 Khi đánh giá các chỉ tiêu chất lượng của cây keo lai Pinso và Nasi (1991) thấy rằng độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân, vv.. ở cây Keo lai đều tốt hơn hai loài keo bố mẹ và cho rằng keo lai rất phù hợp cho trồng rừng thương mại. 1.6.2. Nghiên cứu ở Việt Nam - Chọn cây trội và khảo nghiệm dòng vô tính bạch đàn E.urophylla và keo lai, đề tài chọn được hơn 200 cây trội, đưa vào khảo nghiệm được 39 dòng vô tính bạch đàn tại Phú Thọ và 12 dòng vô tính keo lai tại Đồng Nai. Kết quả ở tuổi 7, hầu hết các dòng vô tính bạch đàn tham gia thí nghiệm đều có tỷ lệ sống trên 80%. Lượng tăng trưởng bình quân chung của các dòng đều vượt cây hạt, đặc biệt ở đất nghèo dinh dưỡng (Phú Thọ) giá trị này của dòng bạch đàn PN10 đạt 23 m3/ha/năm, dòng PN47 đạt 30 m3/ha/năm, dòng PN46 đạt 38 m3/ha/năm. (Huỳnh Đức Nhân, Nguyễn Thái Ngọc, Nguyễn Sỹ Huống và Nguyễn Văn Thạnh, Báo cáo công nhận giống PN10, PN46, PN47 và KL2, 2005) - Khảo nghiệm dòng vô tính tại Gia Thanh và Phương Thịnh - Phú Thọ: Tại Gia Thanh có 25 dòng vô tính bạch đàn tham gia thí nghiệm. Thời điểm 4,5 tuổi lượng tăng trưởng bình quân chung của 5 dòng bạch đàn đứng đầu thí nghiệm (PN47, PN3d, GU8, PN2 và U6) đạt từ 17,5 đến 20,5 m3/ha/năm. Tại Phương Thịnh có 35 dòng vô tính bạch đàn tham gia. Ở 36 tháng tuổi, kết quả sinh trưởng cho thấy có sự khác nhau về sinh trưởng giữa các dòng bạch đàn tham gia thí nghiệm và hầu hết các dòng có chiều cao lớn cũng có đường kính thuộc nhóm dẫn đầu. Đó là các dòng PN3d, PN41, U6, GU8, GT43, 18b và 19b. Các dòng này có đường kính vượt đối chứng từ 30% - 50% (Nguyễn Quang Đức, Báo cáo công nhận giống PN3d, GU8 và U6, 2003). - Trong báo cáo khảo nghiệm giống keo lai ở một số vùng sinh thái chính của nước ta, Lê Đình Khả (1999) qua theo dõi sau 2 - 3 năm khảo nghiệm kết quả là Keo lai có thể sống ở tất cả các nơi khảo nghiệm. Những nơi có điều kiện đất đai tương đối tốt, đất có độ phì cao thì keo lai sinh trưởng 8 khá hơn song ở tất cả các nơi khảo nghiệm keo lai đều có sinh trưởng nhanh gấp 1,5 - 3 lần các loài keo bố mẹ. Những nơi keo lai sinh trưởng nhanh là Hàm Yên (Tuyên Quang), Bình Thanh (Hoà Bình), Long Thành (Đồng Nai), vv.., trong 3 năm đầu Keo lai có thể đạt năng suất 19 - 27 m3/ ha/năm. Đến nay, nhiều giống vô tính bạch đàn và keo lai đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã công nhận là giống quốc gia hoặc giống tiến bộ do Trung tâm giống cây rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam chọn tạo như : BV10, BV16, BV32.v.v.. và Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã chọn tạo: Bạch đàn như PN2, PN14, PN3d, PN10, PN21, PN24, PN46, PN47, PN54, PN108…. Keo vô tính như: KL2, KL20 và KLTA3 cho năng suất trung bình đạt > 20 m3/ha/năm. Như vậy, lĩnh vực nghiên cứu cải thiện giống đã đạt được những thành tựu to lớn, đã tạo ra sự đột phá về năng suất trong trồng rừng, tăng từ 2 - 3 lần so với các giống trước đây. Các giống bạch đàn PN10, PN46, PN47 và giống keo lai KL2 là các giống đã được cộng nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Vì vậy trước khi đưa vào trồng sản xuất đại trà phải khảo nghiệm trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. 9 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Trên mỗi địa điểm rừng trồng thí nghiệm các giống được bố trí trồng riêng rẽ theo khối lớn trong cùng một lô rừng, mỗi khối có diện tích từ 0,3 0,4 ha (theo tiêu chuẩn công nhận giống thì mỗi giống phải có diện tích từ 0,2 ha trở lên), trong mỗi khối bố trí các ô đo đếm theo phương pháp định vị, diện tích ô tiêu chuẩn = 216 m2 (18 x 12 m), dung lượng mẫu mỗi ô đo đếm 36 cây, lặp 3 lần (rừng trồng đã được thiết lập từ năm 2005 và 2006). - Tổng diện tích 8ha: Xã Tiên Kiên, Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ = 3,0 ha (trồng bạch đàn) Xã Đồng Vương, Yên Thế, tỉnh Bắc Giang = 2,0 ha (trồng bạch đàn) Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang = 3,0 ha (trồng keo) Kỹ thuật trồng rừng. - Mật độ rừng trồng thí nghiệm trên cho các giống keo và bạch đàn là 1.660 cây/ha. Cự li trồng hàng cách hàng = 3 mét, cây cách cây = 2m. Kích thước hố trồng 40 x 40 x 40 cm. - Phân dùng cho trồng rừng là phân tổng hợp NPK (10:5:5) và phân chuồng hoai, cụ thể như sau: Rừng trồng bạch đàn bón lót 3,0 kg phân chuồng hoai + 0,2 kg phân NPK/cây, năm thứ 2 có bón thúc 0,2 kg phân NPK/cây. Rừng trồng keo bón lót 0,2 kg phân NPK/cây. - Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng theo Quy trình trồng rừng thâm canh thủ công của Tổng công ty Giấy Việt Nam ban hành. 2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu - Tỷ lệ sống rừng trồng: Dựa trên các ô điều tra - Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) dùng sào kết hợp với máy đo cao Vertex, đơn vị tính là m. 10 - Sinh trưởng đường kính gốc (D0) và đường kính ngang ngực (D1.3) dùng thước kẹp kính và thước dây đo chu vi, đơn vị tính là cm - Đánh giá theo cấp sinh trưởng của cây: Được chia làm 3 cấp như sau: Cấp I : Cây sinh trưởng tốt, sức sống tốt, không sâu, bệnh Cấp II: Cây sinh trưởng bình thường Cấp III: Cây sinh trưởng chậm, sức sống kém, bị sâu hoặc bệnh làm ảnh hưởng đến sức sinh trưởng. - Đánh giá độ thẳng thân cây: Được phân làm 3 cấp như sau: Cấp I : Thân cây thẳng Cấp II: Thân cây có một vài chỗ hơi cong, nhưng đường trục thẳng từ ngọn tới gốc chưa vượt ra ngoài giới hạn thân cây. Cấp III: Thân cây rất cong, đường trục thẳng từ gốc đã vượt ra ngoài giới hạn thân cây - Đánh giá và phân cấp sâu, bệnh hại: Được xác định theo tỷ lệ bị bệnh cho các giống (tỷ lệ bị bệnh: là tỷ số % số cây bị sâu, bệnh trên tổng số cây điều tra) được phân theo 5 cấp sau: Cấp 0: không bị hại Cấp I: < 25 % tán lá bị hại Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại Cấp II: 26 - 50 % tán lá bị hại. theo quan sát phát hiện ở thời Cấp III: 51 - 75 % tán lá bị hại. điểm hiện tại. Cấp IV: > 75 % tán lá bị hại. - Số liệu được thu thập định kỳ một năm một lần vào cuối mùa sinh trưởng (tháng 11 - 12 hàng năm) 2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu - Tỷ lệ sống trên ha (TLS): TLS = Nht × 100 (%) Nbd Trong đó: Nht : là mật độ rừng hiện tại Nbd : là mật độ trồng rừng ban đầu - Hệ số biến động (S%) được tính theo công thức: 11 S% = Trong đó: Sd .100 X S% : là hệ số biến động Sd : là sai tiêu chuẩn mẫu X : là trung bình mẫu Hệ số biến động là chỉ tiêu biểu thị mức độ biến động bình quân của dãy trị số quan sát, chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ đồng đều của cây. Hệ số biến động càng nhỏ sinh trưởng cây sinh trưởng càng đồng đều và ngược lại. - Thể tích thân cây được tính theo công thức: V Vc = Π 2 D 1,3 .H . f (m 3 ) 4 : Thể tích trung bình của cây c 2 D 1,3 : Đường kính trung bình của cây H : Chiều cao trung bình của cây f : Hình số tự nhiên (= 0,5) π : 3,14 - Tính trữ lượng gỗ cho một ha rừng trồng keo tai tượng. M = n ×V Trong đó: M : là trữ lượng của một ha rừng trồng n : là số cây trong một ha rừng trồng V : là thể tích cây bình quân - Lượng tăng trưởng bình quân năm: ∆M = M/A Trong đó: (m3/ha/năm) ∆M : lượng tăng trưởng bình quân hàng năm M : là trữ lượng cây đứng trên một ha. A : là tuổi của cây - Dùng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố với một biến số bằng bảng phân tích phương sai để kiểm tra sinh trưởng của các giống bạch đàn và keo khác nhau tại các địa điểm nghiên cứu 12 2.2. Kết quả thực nghiệm 2.2.1. Kết quả khảo nghiệm bạch đàn tại Tiên Kiên, Phú Thọ Kết quả nghiên cứu sau 42 tháng tuổi sinh trưởng của các giống bạch đàn vô tính: PN10, PN46, PN47 và PN2 (đối chứng) như sau: Bảng 2.1: Tỷ lệ sống và sinh trưởng của bạch đàn 42 tháng tuổi tại Tiên Kiên, Phú Thọ. D1.3 Vc M ∆M TLS Hvn (%) (m) (%) (cm) (%) (m3) (m3/ha) (m3/ha/năm) PN10 99,0 15,0 2,9 10,2 9,8 0,0606 100,0 28,6 PN46 79,0 15,3 5,3 10,5 11,2 0,0655 86,1 24,6 PN47 94,4 12,8 6,3 8,6 14,6 0,0374 58,8 16,8 PN2 98,1 13,4 3,5 9,4 13,8 0,0467 76,2 21,8 Giống SHvn SD1.3 a). Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh sự thành công trong công tác trồng rừng của các cơ sở sản xuất. Hiện nay trồng rừng theo hướng công nghiêp, thâm canh cao là tăng cường các biện pháp đầu tư kỹ thuật tổng hợp tác động vào rừng từ khâu tạo cây con, làm đất trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng nhằm nâng cao số lượng và chất lượng lâm phần đồng thời củng cố thêm tiềm năng của rừng để nâng cao sức sản xuất của rừng (Nguyễn Xuân Xuyên, 1985). Số liệu thống kê sau 42 tháng tuổi bảng 2.1 cho thấy các giống bạch đàn PN47, PN10 và PN2 trồng thí nghiệm có tỷ lệ sống rất cao 94,4% 99,0% và tương đối ổn định từ khi trồng đến nay. Riêng giống PN46 tỷ lệ sống giảm xuống thấp hơn = 79,0% so với các giống khác, nguyên nhân do bị ảnh hưởng của gió bão và sét đánh làm đổ gãy bị chết một số cây năm 2005, 2006 và năm 2008. 13 b). Sinh trưởng và trữ lượng rừng Chiều cao và đường kính là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sinh trưởng của cây rừng có ý nghĩa quyết định đến trữ lượng rừng trồng. Kết quả bảng 2.1 cho thấy sinh trưởng chiều cao và đường kính của các giống bạch đàn 42 tháng tuổi đã có sự khác biệt. Hai giống PN10 và PN46 sinh trưởng chiều cao và đường kính cao nhất, vượt trội so với PN47 và PN2. Để đánh giá mức độ sinh trưởng đồng đều của cây thì hệ số biến động là một chỉ tiêu quan trọng. Hệ số biến động Hvn và D1.3 của các giống nhỏ <15%, trong đó hệ số biến động về chiều cao nhỏ hơn đường kính chứng tỏ cây sinh trưởng khá đồng đều. Đây là một đặc điểm nổi bật cây trồng vô tính. Để kiểm tra sự sai khác về Hvn và D1.3 của các giống bạch đàn đề tài sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố (xem phụ biểu 01). Kết quả cho thấy: Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn và D1.3 của các giống đều có sự sai khác rất rõ (sig < 0,05). Đứng đầu về sinh trưởng chiều cao và đường kính là hai giống PN46 và PN10 vượt trội so với đối chứng. Thể tích thân cây PN46 = 0,0655 m3/cây (vượt đối chứng 40%) và PN10 = 0,0606 m3/cây (vượt đối chứng 30%) m3/cây, PN47 = 0,0374 (kém đối chứng 20%) và của bạch đàn PN2 = 0,0467 m3/cây. Sinh trưởng Biểu đồ 2.1: Sinh trưởng của bạch đàn 42 tháng tuổi tại Tiên Kiên 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 PN2 PN10 PN46 PN47 Hvn (m) D1.3 (cm) 14 Về trữ lượng rừng từ bảng 2.1. Trên cùng điều kiện lập địa, trồng rừng với các biện pháp kỹ thuật như nhau nhưng năng suất rừng của các giống khác nhau rất rõ: Cao nhất PN10 = 100 m3/ha, tăng truởng bình quân 28,6 m3/ha/năm, tiếp đến PN46 = 86,1 m3/ha, tăng trưởng bình quân 24,6 m3/ha/năm, trong khi PN2 = 76,2 m3/ha, tăng trưởng bình quân 21,8 m3/ha/năm và thấp nhất PN47 = 58,8 m3/ha, tăng trưởng bình quân 16,8 m3/ha/năm. Thực tế tại địa điểm Tiên Kiên, PN46 là giống sinh trưởng tốt nhất cả về đường kính và chiều cao nhưng do tỷ lệ sống thấp hơn nên năng suất rừng thấp hơn PN10. c). Chất lượng rừng Qua số liệu ở bảng 2.2: Hầu hết các giống bạch đàn vô tính đều có chỉ tiêu về chất lượng khá tốt và tỏ ra có nhiều đặc trưng ưu trội như: Cấp sinh trưởng, độ thẳng của thân cây, độ nhỏ của cành, sự phát triển của tán lá .v.v. - Cấp sinh trưởng: Các giống bạch đàn vô tính trên có tỷ lệ cây cấp I khá cao chiếm > 90%, cây cấp II và cây cấp III rất ít, đặc biệt giống PN10 và PN46 không có tỷ lệ cây cấp III, riêng giống PN47 sinh trưởng kém hơn nên tỷ lệ sinh trưởng cây cấp I thấp hơn = 82% - Độ thẳng thân cây: Các giống đều có tỷ lệ cây cấp I khá cao > 90 % cao và cây cấp II ít và không có cây cấp III, trong đó giống PN10 đạt tỷ lệ cây cấp I là 100%. Bảng 2.2: Chất lượng rừng bạch đàn 42 tháng tuổi tại Tiên Kiên Giống Cấp sinh trưởng (%) Độ thẳng thân cây(%) I II III I II III PN10 95,5 4,5 0,0 100,0 0,0 0,0 PN46 94,6 5,4 0,0 93,4 6,6 0,0 PN47 82,4 11,6 6,0 98,1 1,9 0,0 PN2 90,3 6,7 3,0 99,0 1,0 0,0 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan