Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ...

Tài liệu Khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử đền hùng tỉnh phú thọ

.PDF
129
46
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐÀO DUY THẢN KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐÀO DUY THẢN KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Cúc THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Luận văn nghiên cứu là của cá nhân dựa trên cơ sở lý thuyết được học tập và qua tham khảo tình hình thực tiễn tại tỉnh Phú Thọ. Các số liệu, bảng biểu, sơ đồ và những kết quả trong luận văn là trung thực, các giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu và kinh nghiệm phù hợp với địa phương. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. , ngày 30 tháng 3 năm 2015 Tác giả luận văn Đào Duy Thản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, phòng Quản lý đào đạo Sau đại học của Trường Đại học Kinh tế & QTKD Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Cúc - người đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến lãnh đạo và một số ban ngành liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp cho tôi số liệu, kiến thức, kinh nghiệm thực tế Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn....và gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng góp trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. , ngày 30 tháng 3 năm 2015 Tác giả luận văn Đào Duy Thản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ....................................................... vii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ..................................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................ 1 3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 6 5. Những đóng góp của luận văn .................................................................. 6 6. Bố cục của luận văn .................................................................................. 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ................................................................ 8 1.1. Khái niệm về du lịch .................................................................................. 8 1.1.1. Khái niệm du lịch ............................................................................ 8 1.1.2. Các loại hình du lịch ..................................................................... 12 1.1.3. Phát triển du lịch và nội dung phát triển du lịch ........................... 14 1.2. Tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch .................................................... 18 1.2.1. Khái niệm tiềm năng và lợi thế ..................................................... 18 1.2.2. Tiềm năng và lợi thế trong du lịch ................................................ 19 1.2.3. Phân loại các tiềm năng và lợi thế trong du lịch ........................... 20 1.2.4. Khai thác tiềm năng về phát triển du lịch ..................................... 25 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng phát triển du lịch ........... 27 1.3.1. Cơ chế quản lý .............................................................................. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 1.3.2. Hệ thống thể chế ........................................................................... 28 1.3.3. Hội nhập quốc tế ........................................................................... 28 1.3.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ................................. 29 1.3.5. Tổ chức quản lý............................................................................. 31 1.3.6. Nguồn lực lao động ....................................................................... 31 1.3.7. Liên kết hợp tác ............................................................................. 32 1.4. Kinh nghiệm về khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở một số địa phương 32 1.4.1. Khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở thành phố Đà Lạt Lâm Đồng ............................................................................................... 33 1.4.2. Khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Ninh ........... 35 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 39 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 39 2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 39 2.2.1. Thu thập tài liệu ............................................................................ 39 2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................... 42 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................... 45 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ ................................................................... 48 3.1. Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng 48 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 49 3.1.2. Kinh tế - xã hội.............................................................................. 50 3.1.3. Lịch sử, văn hóa ............................................................................ 51 3.1.4. Cơ sở hạ tầng................................................................................. 53 3.1.5. Các tiềm năng khác ....................................................................... 56 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng ................................................................................. 57 3.2.1. Mô hình quản lý ngành, chính quyền ........................................... 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 3.2.2. Hệ thống thể chế ........................................................................... 62 3.2.3. Cơ chế chính sách ......................................................................... 64 3.2.4. Hội nhập quốc tế ........................................................................... 65 3.2.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ................................. 66 3.2.6. Khoa học công nghệ...................................................................... 67 3.2.7. Nguồn lực lao động ....................................................................... 68 3.3. Thực trạng khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ hiện nay.................................................................... 69 3.3.1. Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng thông qua các chỉ tiêu .. 69 3.3.2. Tác động đến kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường ...................... 76 3.4. Đánh giá hiệu quả khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ hiện nay ........................................................ 77 3.4.1. Thành tựu ...................................................................................... 77 3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 79 Chƣơng 4. GIẢI PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN HÙNG TỈNH PHÚ THỌ ............................................................................. 83 4.1. Định hướng phát triển khu di tích lịch sử Đền Hùng đến 2020 và tầm nhìn 2030 ................................................................................................. 83 4.1.1. Quan điểm phát triển ..................................................................... 83 4.1.2. Ý nghĩa lịch sử .............................................................................. 84 4.1.3. Định hướng phát triển ................................................................... 85 4.2. Một số giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch ở Khu di tích lịch sử đền Hùng tỉnh Phú Thọ ....................................................................... 89 4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển khu di tích trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Việt Trì ....................... 89 4.2.2. Hoàn thiện chính sách đặc thù đối với khu di tích lịch sử ............ 91 4.2.3. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng......... 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi 4.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực và các quan hệ ứng xử trong các hoạt động du lịch ở khu di tích ....................................................................... 93 4.2.5. Liên kết giữa các điểm du lịch trong và ngoài Tỉnh ..................... 94 4.2.6. Xây dựng và hoạt động quảng bá thương hiệu khu di tích lịch sử 95 4.2.7. Bảo vệ môi trường sinh thái .......................................................... 96 4.2.8. Hoàn thiện quản lý Nhà nước và vai trò của cộng đồng bản địa trong quản lý khu di tích ......................................................................... 97 4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 99 4.3.1. Đối với nhà nước........................................................................... 99 4.3.2. Đối với địa phương ..................................................................... 100 4.3.3. Đối với người dân địa phương .................................................... 100 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 106 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt Công nhân viên chức CNVC GDP Tổng sản phẩm nội địa, hay tổng sản phẩm quốc nội HĐND Hội đồng nhân dân Gross Domestic Product IUOTO International Union of Official Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ Travel Organisation hành chính thức Nghị quyết NQ OECD Organization for Economic Co- Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh operation and Development công nghiệp của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế QĐ Quyết định QH Quốc hội UBND Ủy ban nhân dân The United Nations Educational, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và UNESCO Scientific Organization and Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN Cultural Văn hóa Liên Hiệp Quốc http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ ................................ 52 Bảng 3.2: Cấu trúc nhân khẩu học của mẫu khảo sát ..................................... 58 Bảng 3.3: Tổng hợp hiện trạng tài nguyên và tình hình sử dụng đất rừng ..... 69 Bảng 3.4: Hệ thống kinh doanh dịch vụ du lịch ở Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 73 Bảng 3.5: Tỷ lệ du khách đánh giá về chất lượng hạ tầng dịch vụ du lịch tại Khu di tích Đền Hùng ..................................................................... 74 Bảng 3.6: Kết quả phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000 - 2012 ............................................................................ 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Sơ đồ thị phần nhận biết của khách du lịch đến Khu di tích Đền Hùng qua các kênh quảng cáo ........................................................ 75 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ phần trăm mục tiêu của khách du lịch khi đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng ............................................................................ 77 Biểu đồ 3.3: Số lượng khách du lịch đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng trong dịp lễ hội mồng 10 tháng 3 âm lịch trong hai năm 2013, 2014 ...... 78 Biểu đồ 3.4: Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch của tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây ......................................................................... 79 Biểu đồ 4.1: Mục tiêu phát triển số lượng du khách trong nước và quốc tế trong tương lai của tỉnh Phú Thọ .................................................... 87 Biểu đồ 4.2: Sơ đồ mục tiêu tổng doanh thu du lịch của tỉnh Phú Thọ trong tương lai .......................................................................................... 87 Biểu đồ 4.3: Sơ đồ mục tiêu về đóng góp GDP ngành du lịch của tỉnh Phú Thọ trong tương lai ......................................................................... 88 HÌNH Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai ....................... 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các hoạt động du lịch đã diễn ra từ rất lâu trong lịch sử loài người, tuy nhiên, đến khoảng thế kỷ XVII-XVIII, con người mới bắt đầu hình thành những nhận thức về du lịch. [23] Theo đó, du lịch trở thành một ngành phục vụ nhu cầu giải trí, khám phá tìm hiểu, kinh doanh… của một bộ phận dân cư. Du lịch, ngày nay, được coi là một ngành công nghiệp “không khói” và phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch là một vấn đề đòi hỏi sự am hiểu, tính định hướng phát triển và khả năng thực hiện của đội ngũ lãnh đạo quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân. Việt Nam là một quốc gia mới trong phát triển du lịch. Từ một nhà nước nông nghiệp, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế dịch vụ, trong đó, du lịch góp 5,3% trong tổng sản phẩm quốc nội (năm 2012). Việt Nam là một đất nước có rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu, thiên nhiên ưu đãi con người nơi đây với nhiều cảnh quan tươi đẹp với bản sắc văn hóa dân tộc và các vùng miền là nguồn tiềm năng phát triển du lịch dồi dào. Theo đó, hàng loạt các dự án phát triển du lịch đang được thực hiện trên phạm vi cả nước. Ở tỉnh Phú Thọ, bằng các hoạt động khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của mình, Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã có những tác động đến phát triển kinh tế xã hội với những giải pháp tổng hợp để khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và đây là những nội dung cốt lõi của luận văn. 2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Việt Nam là một quốc gia giàu tiềm năng du lịch và sớm đặt mục tiêu “ngành công nghiệp du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” của đất nước. Theo đó, những nghiên cứu về du lịch Việt Nam tất yếu được thực hiện một cách sâu rộng bởi các học giả, các tổ chức trong và ngoài nước. Với các nghiên cứu quốc tế, Tổ chức du lịch thế giới UNWTO là một trong những tổ chức đi đầu với những báo cáo, những nghiên cứu thường niên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 về các hoạt động du lịch tại Việt Nam cũng như các yếu tố liên quan đến hoạt động du lịch ở các quốc gia trên thế giới qua các năm. Báo cáo thường niên năm 2013 “The UNWTO and Tourism Australia (2013) Key Outbound Tourism Markets in South-East Asia: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thailand and Vietnam (April 2013)” của Tổ chức này đã phân tích những tiềm năng du lịch tại các thị trường như Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Vietnam trong bối cảnh so sánh, cung cấp các thông tin chi tiết về nhân khẩu học, các yếu tố kinh tế và các yếu tố du lịch của từng thị trường. Du lịch Việt Nam cũng được các nhà nghiên cứu nghiên cứu trong những trường hợp nghiên cứu cụ thể, chẳng hạn như các bài viết được được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Việt Nam năm 1998 – 1999. Trong số này có thể kể đến như bài viết “Mô hình chiến lược cho việc sử dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch bền vững” của Gs. A Lee Gilbert, Giảng viên Nguyễn Thị Minh Hoa – giảng viên đại học Kinh tế Huế, Vũ Thế Bình – Giám đốc Bộ phận công nghệ thông tin, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra hệ thống lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong việc làm rõ vai trò của công nghệ thông tin trong ngành công nghiệp du lịch của các quốc gia dựa trên mô hình phát triển bền vững; bài viết “Đầu tư vào du lịch bền vững ở Việt nam: những gợi ý cho chính sách của Chính phủ” của các tác giả TS. Usha C. V, Haley – Quản lý kinh doanh trong Chương trình Châu Á, Đại học Quốc gia Australias và TS. George T. Haley – bộ phận Marketing và thương mại quốc tế, đại học New Haven, Mỹ với nội dung xây dựng khung lý thuyết về phát triển bền vững trong bối cảnh du lịch tại Việt Nam, phân tích ngành công nghiệp du lịch thông qua sự cân bẳng với các vấn đề kinh tế, văn hóa và xã hội, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách cho sự phát triển du lịch bền vững trong tương lai tại Việt Nam …. Bên cạnh các công trình nghiên cứu quốc tế, các công trình nghiên cứu về du lịch trong nước cũng gia tăng cả về chất và lượng. Qua các công trình nghiên cứu này, tác giả có những hiểu biết sâu rộng về các khía cạnh khác nhau của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 ngành du lịch Việt Nam. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” là một trong những văn bản quy tụ đầy đủ và tổng quan nhất về sự phát triển trong tương lai của du lịch Việt Nam. Qua văn bản này, bên cạnh các mục tiêu phát triển du lịch trong tương lai, tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của đất nước Việt Nam nói chung và các tỉnh thành trên cả nước nói riêng cũng được khái quát ở tầm vĩ mô làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu về du lịch. Ở tầm vi mô, hoạt động nghiên cứu tiềm năng và phát triển du lịch cũng được nghiên cứu một cách cụ thể. Chẳng hạn như Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế phát triển, đại học Nông nghiệp Hà Nội của tác giả Nguyễn Quyết Thắng năm 2013 với đề tài “nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung bộ”; Luận văn thạc sỹ khoa Thương mại và du lịch, đại học Kinh tế, đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh với đề tài “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Cao Thị Tuyết Lan năm 2013; Bài viết “Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp” của tác giả Trịnh Phi Hoành được đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh số 47 năm 2013… Qua các bài viết, các công trình nghiên cứu về du lịch trên phạm vi cả nước, sự phát triển du lịch, trong đó có hoạt động khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch tại Việt Nam đã trở thành một vấn đề tất yếu và hết sức quan trọng. Nằm trong sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam, Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ là một trong những mảnh đất “vàng” cho phát triển du lịch này. Một số các học giả cũng thực hiện các nghiên cứu về du lịch tại mảnh đất này. Các công trình có thể kể đến như bài viết “Phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp” của các tác giả Lê Thị Thanh Thủy, Đinh Văn Đăn, Kim Thị Dung đăng trên Tạp chí Khoa học Tạp chí Khoa học và Phát triển tập 12 số 2 năm 2014; hội thảo “nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch” của UBND ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai năm 2008; bài viết “Du lịch văn hóa lịch sử đất tổ Hùng Vương tiềm năng, triển vọng” của tác giả Nguyễn Phi Nga trên báo Báo Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ số 02 năm 2009 cùng nhiều bài viết và công trình nghiên cứu khác. Có thể nói, các công trình nghiên cứu, các bài viết này đã, đang và sẽ trở thành tiền đề cho những chính sách phát triển du lịch của tỉnh nhà trong một tương lai không xa. * Các công trình nghiên cứu nước ngoài Malcolm Cooper (Chủ biên) (1998), The Journal of Vietnam Studies, The Institute of Economic and Development Studies National Economics University Hanoi Viet Nam, The Institute of Economic and Development Studies National Economics University Hanoi Viet Nam, The University of Southern Queensland Toowoomba Q 4350 Australia. The UNWTO and Tourism Australia (2013) Key Outbound Tourism Markets in South-East Asia: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thailand and Vietnam (April 2013). This report explores the outbound tourism generating potential of each of the five markets in a comparative context, providing detailed information on demographics, economic factors and outbound tourism factors of each source market. * Các công trình nghiên cứu trong nước An Như Hải (2013), Kính tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sỹ kinh tế, học viện Chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Quyết Thắng (2013), Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế phát triển, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Cao Thị Tuyết Lan (2013), Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái đồng bằng sông Cửu Long, Luận văn thạc sỹ khoa Thương mại và du lịch, Đại học Kinh tế, đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Trịnh Phi Hoành (2013), Nghiên cứu tiềm năng tự nhiên phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Đồng Tháp, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh số 47 năm 2013. Tạ Thị Kim Niên (2009), Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độc lịch sử, văn hóa (1995-2007), Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, trường đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên. Phan Trung Lương (1998), Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam, Báo cáo đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội, 1998. Vũ Thị Phương Thúy (2012), Quản lý phát triển du lịch sinh thái tại huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại. Nguyễn Tấn Vinh (2008), Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”). Các công trình trên đây đã làm sáng tỏ được những vấn đề về khai thác tiềm năng du lịch, tuy nhiên còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu nhằm khai thác tiềm năng phát triển du lịch khu di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ: * Các công trình nghiên cứu về Khu di tích lịch sử Đền Hùng Lê Thị Thanh Thủy, Đinh Văn Đăn, Kim Thị Dung (2014), Phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ: thực trạng và giải pháp, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12 số 2: 259-268. UBND Ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai (2008), Hội thảo nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, Việt Trì. Nguyễn Phi Nga (2009), Du lịch văn hóa lịch sử đất tổ Hùng Vương tiềm năng năng, triển vọng, Báo Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ số 02 năm 2009. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc tìm kiếm các biện pháp nhằm phát triển tiềm năng và lợi thế khu di tích một cách chung chung hoặc đi sâu vào từng mảng giá trị văn hóa đơn lẻ của Khu di tích còn thiếu những giải pháp cụ thể có sức thuyết phục nhằm khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng một cách bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Đề xuất một số giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. 3.2. Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tiềm năng phát triển du lịch. + Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. + Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ + Về thời gian: 2009 - 2014 định hướng 2020 5. Những đóng góp của luận văn - Tiếp tục đưa ra một hướng tiếp cận mới về hoạt động khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. - Giải mã thực trạng tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ cũng như mối liên hệ của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa có liên quan đến hoạt động khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của Khu di tích này. - Đưa ra những kiến nghị về định hướng và khai thác tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn được kết cấu thành bốn chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn khai thác tiềm năng phát triển du lịch; Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu; Chƣơng 3: Thực trạng khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ; Chƣơng 4: Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích lịch sử Đền Hùng tỉnh Phú Thọ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Khái niệm về du lịch 1.1.1. Khái niệm du lịch 1.1.1.1. Khái niệm du lịch Ngay từ thời kỳ cổ đại, những hoạt động du lịch đầu tiên đã được thực hiện. [1] Du lịch theo đó có lịch sử lâu đời về cách thức xác định ý nghĩa của nó. Thuật ngữ du lịch, trong tiếng Anh: “travel” có nghĩa là cuộc hành trình hay thực hiện cuộc hành trình, được bắt nguồn từ một từ Pháp cổ “travail”: lao động cực nhọc (Theo Online etymology dictionary). Ở các quốc gia khác nhau, thuật ngữ du lịch có những xuất phát điểm và quan niệm khác nhau. Tại Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo chơi. Tại Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ “Le Tour” là cuộc dạo chơi, dã ngoại. Tại Việt Nam, theo nhà sử học Trần Quốc Vượng du lịch bao gồm: “du” là đi chơi; “lịch” là lịch lãm, từng trải, hiểu biết. Du lịch là việc đi chơi nhằm tăng kiến thức. Về định nghĩa, có bao nhiêu nhà nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa về du lịch. Hienziker và Kraff năm 1941 định nghĩa du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ. [20] Về khía cạnh kinh tế, nhà kinh tế học Picara - Edmod định nghĩa du lịch là tổng hòa việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà còn về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam du lịch được tách thành hai nội dung cơ bản: (1) (đứng trên góc độ mục đích du lịch) du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật… (2) (đứng trên góc độ kinh tế) du lịch là một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tinh thần yêu nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo các định nghĩa này, du lịch vừa được hiểu theo ý nghĩa kinh tế vừa mang tính chất của một hiện tượng xã hội, góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước… Ngoài ra, Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Organisation - IUOTO) cũng đưa ra định nghĩa về du lịch, là hoạt động du hành đến nơi khác với địa điểm cư trú của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống. Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005, là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (Điều 4 chương I Luật Du lịch của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005). Nhìn chung, du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch. Ngoài ra, để xem xét du lịch một cách toàn diện hơn, khái niệm này cần đề cập và xem xét tất cả các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch. Theo cách tiếp cận này, du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền, và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch. 1.1.1.2. Các khái niệm khác Khách du lịch, theo nhà xã hội học Cohen quan niệm, là một người đi tự nguyện, mang tính nhất thời, với mong muốn được giải trí từ những điều mới lạ và thay đổi thu nhận từ một chuyến đi tương đối xa và không thường xuyên. Theo Luật Du lịch Việt Nam, khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến (Khoản 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan