Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp lấy đĩa đệm, hàn ...

Tài liệu Kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp lấy đĩa đệm, hàn xương liên thân đốt và nẹp vít cột sống cổ lối trước

.DOCX
121
235
56

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN MẠNH TUYÊN KÕT QU¶ §IÒU TRÞ THO¸T VÞ §ÜA §ÖM CéT SèNG Cæ B»NG PH¦¥NG PH¸P LÊY §ÜA §ÖM, HµN X¦¥NG LI£N TH¢N §èT Vµ NÑP VÝT CéT SèNG Cæ LèI TR¦íC Chuyên ngành: Ngoại khoa Mã số : 60720123 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG GIA DU Hà Nội – 2016 LỜI CẢM ƠN Nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới: Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau Đại học, Bộ môn Ngoại Trường Đại học Y Hà Nội; Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, phòng Lưu trữ hồ sơ, phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. TS. Hoàng Gia Du – Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình và Cột Sống Bệnh viện Bạch Mai – Người Thầy trực tiếp hướng dẫn luận văn, người luôn giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập, nghiên cứu khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và làm việc. TS. Nguyễn Văn Sơn – Trưởng khoa PTTK Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Người Thầy, người chú đã dìu dắt tôi những bước đi đầu tiên từ khi rời giảng đường đại học. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tập thể các Bác sỹ khoa CTCH & Cột Sống Bệnh viện Bạch Mai, khoa Phẫu thuật cột sống – Bệnh viện HN Việt Đức đã dạy bảo, hướng dẫn và cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt quá trình học tập và làm việc tại khoa. Với lòng biết ơn sâu sắc, con xin cảm ơn Bố Mẹ và người thân, những người đã nuôi dưỡng và dạy bảo con thành người. Xin cảm ơn vợ và hai con đã luôn bên cạnh, động viên khích lệ khi khó khăn nhất để tôi có thể hoàn thành được luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong công việc và trong cuộc sống. Hà Nội ngày 10 tháng 10 năm 2016 Nguyễn Mạnh Tuyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “ đánh giá kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp lấy đĩa đệm, hàn xương liên thân đốt và nẹp vít cột sống cổ lối trước ” là do tôi thực hiện, các số liệu trong đề tài hoàn toàn trung thực, chưa từng công bố tại bất kỳ nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016 Học viên Nguyễn Mạnh Tuyên CÁC CHỮ VIẾT TẮT 95% CI Khoảng tin cậy 95% (Confidence Interval) A/H Ảnh hưởng ACDF Lấy đĩa, ghép xương, cố định đốt sống cổ lối trước (Anterior cervical discectomy and fusion) BN Bệnh nhân CHT, MRI Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (Magnetic resonance imaging) CSC Cột sống cổ CT, CLVT Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) HC Hội chứng HOS Hẹp ống sống JOA Thang điểm đánh giá hội chứng tủy cổ (Japanese Orthopedic Association) NDI Chỉ số giảm chức năng cốt sống cổ (Neck Disability Index) PT Phẫu thuật PXGX Phản xạ gân xương RLCT Rối loạn cơ tròn TV Thoát vị TVĐĐ Thoát vị đĩa đệm VAS Thang điểm đánh giá mức độ đau (Visual analog scale) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3 1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ......................3 1.1.1. Tóm tắt lịch sử nghiên cứu trên thế giới.......................................3 1.1.2. Tóm tắt lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam......................................5 1.2. Giải phẫu cột sống cổ thấp.....................................................................6 1.2.1. Đặc điểm về xương đốt sống cổ điển hình...................................6 1.2.2. Dây chằng.......................................................................................7 1.2.3. Động mạch đốt sống......................................................................9 1.2.4. Tủy sống.........................................................................................9 1.2.5. Rễ thần kinh.................................................................................10 1.2.6. Đĩa đệm........................................................................................10 1.3. Giải phẫu vùng cổ trước và ứng dụng..................................................16 1.3.1. Giải phẫu vùng cổ trước..............................................................16 1.3.2. Giải phẫu ứng dụng phẫu thuật trong đường mổ cổ trước bên..17 1.4. Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 19 1.4.1. Đặc điểm lâm sàng.......................................................................19 1.4.2. Chẩn đoán hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.....................23 1.4.3. Phân loại thoát vị đĩa đệm...........................................................25 1.5. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.......................27 1.5.1. Các biện pháp điều trị không mổ................................................27 1.5.2. Điều trị phẫu thuật.......................................................................27 1.6. Biến chứng phẫu thuật..........................................................................29 1.6.1. Tổn thương thực quản..................................................................29 1.6.2. Tổn thương mạch máu.................................................................29 1.6.3. Tổn thương thần kinh..................................................................30 1.6.4. Chấn thương rễ thần kinh............................................................30 1.6.5. Rách màng cứng...........................................................................31 1.6.6. Tụ máu vết mổ.............................................................................31 1.6.7. Nhiễm trùng hậu phẫu.................................................................31 1.6.8. Khớp giả.......................................................................................31 1.6.9. Bong, gãy nẹp vít.........................................................................31 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........32 2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................32 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân...................................................32 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.......................................................................32 2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................32 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................32 2.2.2. Cỡ mẫu.........................................................................................32 2.2.3. Các bước tiến hành......................................................................33 2.2.4. Xử lý kết quả................................................................................43 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................44 3.1. Đặc điểm chung....................................................................................44 3.1.1. Đặc điểm phân bố về tuổi............................................................44 3.1.2. Đặc điểm về giới..........................................................................45 3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp............................................................45 3.1.4. Đặc điểm bố theo địa dư..............................................................46 3.2. Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh..............................................46 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng.......................................................................46 3.2.2. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh trước mổ.....................................51 3.3. Đặc điểm phẫu thuật nhóm bệnh nhân nghiên cứu..............................54 3.3.1. Thời gian trung bình phẫu thuật..................................................54 3.3.2. Mất máu trong mổ........................................................................54 3.3.3. Tai biến trong mổ.........................................................................55 3.3.4. Thời gian điều trị sau mổ.............................................................55 3.3.5. Biến chứng sau phẫu thuật..........................................................55 3.4. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật thời kỳ hậu phẫu và tại thời điểm khám lại gần nhất................................................................................56 3.4.1. Lâm sàng......................................................................................56 3.4.2. Chẩn đoán hình ảnh sau mổ........................................................60 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................62 4.1. Bàn luận về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.............................62 4.1.1. Đặc điểm về tuổi..........................................................................62 4.1.2. Đặc điểm về giới..........................................................................62 4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp............................................................63 4.1.4. Đặc điểm về địa dư......................................................................63 4.2. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh TVĐĐ cột sống cổ...........64 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng.......................................................................64 4.2.2. Chẩn đoán hình ảnh cột sống cổ trước mổ.................................75 4.3. Bàn luận về đặc điểm phẫu thuật.........................................................80 4.3.1. Thời gian trung bình phẫu thuật..................................................80 4.3.2. Bàn luận về mất máu trong quá trình phẫu thuật.......................80 4.3.3. Bàn luận về một số tai biến trong mổ và một số biến chứng sau mổ.................................................................................................81 4.3.4. Bàn luận về thời gian điều trị sau mổ.........................................82 4.4. Bàn luận vể kết quả phẫu thuật............................................................82 4.4.1. Bàn luận về kết quả lâm sàng sau phẫu thuật.............................82 4.4.2. Bàn luận về kết quả chẩn đoán hình ảnh sau phẫu thuật...........86 KẾT LUẬN....................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thang điểm đánh giá cơ lực theo hội chấn thương chỉnh hình Mỹ....22 Bảng 3.1: Triệu chứng lâm sàng.................................................................48 Bảng 3.2: Triệu chứng đau theo thang điểm VAS......................................50 Bảng 3.3: Bảng điểm đánh giá hội chứng tủy cổ.......................................50 Bảng 3.4: Bảng đánh giá suy giảm chức năng cột sống cổ trước mổ NDI51 Bảng 3.5: Hình ảnh Xquang trước mổ.......................................................51 Bảng 3.6: Kết quả hình ảnh chụp cắt lớp cột sống cổ................................52 Bảng 3.7: Vị trí thoát vị đĩa đệm................................................................53 Bảng 3.8: Các hình thái TVĐĐ cổ.............................................................53 Bảng 3.9: Thời gian trung bình phẫu thuật.................................................54 Bảng 3.10: Lượng mất máu trung bình trong mổ.........................................54 Bảng 3.11: Một số biến chứng sau phẫu thuật.............................................55 Bảng 3.12: Triệu chứng đau trước mổ, hậu phẫu và khám lại gần nhất.......56 Bảng 3.13: Điểm JOA trước mổ, hậu phẫu và khi khám lại.........................57 Bảng 3.14: Tỷ lệ hồi phục RR tại thời điểm hậu phẫu và khám lại.............58 Bảng 3.15: Đánh giá cải thiện chức năng cột sống cổ khi khám lại.............59 Bảng 3.16: Bảng Macnab đánh giá bệnh nhân sau phẫu thuật TVĐĐ.........59 Bảng 3.17: Hình ảnh Xquang cột sống cổ khi khám lại...............................60 Bảng 3.18: Hình ảnh CHT cột sống cổ khi khám lại....................................61 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi...........................................................44 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ phân bố theo giới............................................................45 Biểu đồ 3.3: Phân bố nghề nghiệp...............................................................45 Biểu đồ 3.4: Phân bố địa dư.........................................................................46 Biểu đồ 3.5: Thời gian diễn biến bệnh.........................................................46 Biểu đồ 3.6: Hội chứng lâm sàng.................................................................47 Biểu đồ 3.7: Phân bố tầng thoát vị...............................................................52 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Đốt sống cổ điển hình...................................................................7 Hình 1.2: Dây chằng cột sống cổ nhìn từ phía trước....................................8 Hình 1.3: Dây chằng dọc sau........................................................................9 Hình 1.4: Cấu trúc đĩa đệm.........................................................................11 Hình 1.5: Tương quan đĩa đệm, các dây chằng và thần kinh cảm giác......12 Hình 1.6: Cơ chế giảm xóc của đĩa đệm.....................................................13 Hình 1.7: Giải phẫu bệnh đĩa đệm thoát vị................................................15 Hình 1.8: Các mức độ thoát vị ...................................................................15 Hình 1.9: Sơ đồ cảm giác rễ thần kinh cột sống cổ.....................................20 Hình 1.10: Các dạng thoát vị đĩa đệm cổ......................................................24 Hình 1.11: Phân chia giai đoạn thoát vị đĩa đệm..........................................26 Hình 1.12: Phẫu thuật cột sống cổ lối trước..................................................29 Hình 2.1: Các tư thế chụp XQ cột sống cổ.................................................35 Hình 2.2: Mỏ xương và hẹp khe liên đốt sống trên phim Xquang..............35 Hình 2.3: Mỏ xương trên CT Scanner.........................................................36 Hình 2.4: Mỏ xương, hẹp khe ĐĐ..............................................................36 Hình 2.5: Cộng hưởng từ TVĐĐ cột sống cổ.............................................36 Hình 2.6: Phương pháp Smith-Robinson trong phẫu thuật TVĐĐ cổ........37 Hình 2.7: Màn huỳnh quang tăng sáng C_arm...........................................38 Hình 2.8: Kính vi phẫu Leica......................................................................38 Hình 2.9: Khoan mài metronic....................................................................38 Hình 2.10: Hệ thống nẹp vít..........................................................................39 Hình 2.11: Miếng ghép và xương nhân tạo...................................................39 Hình 2.12: Hình ảnh Xquang cột sống cổ sau mổ........................................41 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý thường gặp, một trong những nguyên nhân chính gây ra chèn ép thần kinh vùng cổ. Năm 1927, Gutzeit một tác giả người Đức đã lần đầu tiên mô tả thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nhân một trường hợp chèn ép rễ thần kinh cổ 6 do đĩa đệm. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Gần đây các công trình nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học mới đem lại những bước tiến quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống nói chung và cột sống cổ nói riêng. Ngày nay vấn đề này còn mang ý nghĩa thời sự trong các lĩnh vực nghiên cứu: mô phôi học, sinh cơ học, giải phẫu bệnh học, chẩn đoán và điều trị … Ở Việt Nam, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mới được chú ý chẩn đoán và điều trị vào những năm 90 của thế kỷ XX. Tiếp theo đó là các công trình nghiên cứu của Hà Kim Trung, Dương Chạm Uyên (1999) [1], Võ Xuân Sơn (1999) [2], Nguyễn Đức Hiệp (2000) [3], Hồ Hữu Lương (2003) [4] về các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lý TVĐĐ cổ. Hiện nay việc chẩn đoán bệnh lý TVĐĐ đã đạt được những bước tiến vượt bậc do áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại: chụp cắt lớp vi tính (CLVT), chụp cộng hưởng từ (CHT)... Về điều trị: Điều trị nội khoa đã được đề cập từ lâu, bên cạnh đó điều trị ngoại khoa với mục đích giải phóng chèn ép tuỷ và rễ thần kinh, trả lại khả năng hoạt động bình thường cho bệnh nhân đã được chú trọng. Điều trị phẫu thuật đã được triển khai rộng rãi ở các bệnh viện tuyến trung ương như BV Việt Đức, BV Quân y 103, 108, BV Bach Mai, BV Chợ Rẫy…tuy nhiên còn nhiều hạn chế ở các bệnh viện tuyến tỉnh. 2 Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài: “Kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp lấy đĩa đệm, hàn xương liên thân đốt và nẹp vít cột sống cổ lối trước” nhằm hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. 2. Kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp lấy đĩa đệm, hàn xương liên thân đốt và nẹp vít cột sống cổ lối trước. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 1.1.1. Tóm tắt lịch sử nghiên cứu trên thế giới Lần đầu tiên trên thế giới Andreas Vesalius đã mô tả giải phẫu đĩa đệm vào thập niên 50 của thế kỷ XVI [39]. Sau đó là những công trình nghiên cứu khác về giải phẫu và những biến đổi đĩa đệm như Cotunio (1764), Virchow (1857) và đặc biệt Luschka (1958) [40] [41] đã mô tả sự khác nhau giữa đĩa đệm và đốt sống cổ với vùng khác, đưa ra giải phẫu khớp mỏm móc - đốt sống (khớp Luschka). Schmorld G qua nghiên cứu 10.000 cột sống (1925-1951) đã mô tả đĩa đệm cột sống gồm hai phần: Nhân là một chất mềm được bao bọc bằng những vòng sợi dày và chắc ở phía trước, mỏng và ít vững chắc ở phía sau. Trước thế kỷ XX bệnh lý TVĐĐ cột sống cổ ít được nghiên cứu. Lần đầu tiên trên thế giới Guitzeit (1927) đã mô tả thoát vị đĩa đệm cổ nhân một trường hợp chèn ép rễ thần kinh cổ 6 do đĩa đệm. Năm 1928 Stookey đã trình bày 7 trường hợp chèn ép tuỷ cổ do đĩa đệm. Một năm sau Schmorl đã mô tả giải phẫu và hình thái của lồi đĩa đệm và coi đó là một bệnh lý riêng. Keyes và Compere (1932) [5] nghiên cứu đã đặc biệt chú trọng đến vai trò của nhân nhầy trong bệnh lý đĩa đệm cột sống cổ. Stookey (1940) đã chia ra 3 loại chèn ép thần kinh do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gồm: chèn ép tuỷ phía trước, chèn ép trước bên và chèn ép bên. Các tác giả Semmes và Murphey (1940), Spurling và Mixter (1940) đều nghiên cứu tổn thương rễ do chèn ép từ đĩa đệm. Clarke và Robinson (1950), Allen (1952), Brain (1954) chú trọng nghiên cứu chèn ép tuỷ, các biến đổi mạch máu và các tổn thương thoái hoá kèm theo [40][42]. 4 Vấn đề chẩn đoán: Từ khi ra đời máy chụp Xquang cuối thế kỷ XIX (1895) đã góp phần giải thích các dấu hiệu lâm sàng bằng hình ảnh thoái hoá trên phim. Nhưng ngay từ năm 1952 Brain đã nhận định rằng “các hình ảnh X quang rõ ràng về thoái hoá không nhất thiết bao hàm thoát vị đĩa đệm” [43][44]. Với việc ra đời máy chụp cắt lớp vi tính (Computerized Tomography) do Hounsfield (Anh 1971) được ứng dụng vào chẩn đoán là một bước tiến quan trọng trong việc chẩn đoán vị trí chèn ép, mức độ chèn ép và các hình ảnh kèm theo của cột sống và ống sống. Di Chiro và Chellinger (1976) đề xuất phương pháp phối hợp chụp tuỷ cản quang và cắt lớp vi tính vùng tổn thương để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Chụp cộng hưởng từ được tiến hành trên người từ đầu năm 80 đã tạo ra một bước tiến lớn trong chẩn đoán bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Chụp cộng hưởng từ cho phép thấy được hình ảnh không gian 3 chiều, cắt ở các bình diện khác nhau, thấy được hình ảnh chèn ép do đĩa đệm và mức độ chèn ép, hơn nữa lại là phương pháp không gây nguy hại bởi tia xạ và có ưu điểm rõ rệt [45]. Vấn đề điều trị: Năm 1934 Mixter và Barr đã báo cáo 4 trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ được phẫu thuật [42]. Trong y văn có đề cập tới hai đường mổ chính là: - Đường mổ lối sau: bắt đầu bằng Spurling và Scoville (1944), Frykholm (1951) và Epstein (1951-1969), sau đó được khẳng định bởi Stoops và King (1962), Mansuy (1965). - Đường mổ lối trước bên: Dreymarker và Muiler (1952), Smith và Robinson (1955) [58][13], Cloward (1958)[14], Bailey và Badgley (1960). Ngày nay chủ yếu áp dụng đường mổ lối trước, tiếp cận đĩa đệm và thân đốt sống nhanh hơn, có thể lấy đĩa đệm và các gai xương, ghép xương vào vị trí lấy đĩa đệm dễ dàng hơn. 5 Ghép xương sau lấy bỏ đĩa đệm vẫn còn là tranh cãi, một số tác giả chủ trương không ghép xương như Hirsch (1960), Bertalanffy (1988) cho thấy kết quả tương tự như có ghép xương. Riêng ghép xương cũng có nhiều phương pháp khác nhau như: Cloward, Bailley và Badgley, Bohlman, Simmons, Smith - Robinson, Kokubun [15].... White sau các nghiên cứu về cơ học đã kết luận mảnh ghép theo phương pháp Smith - Robinson là vững nhất [59]. Tới nay, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đã được tiến hành ở hầu hết các trung tâm phẫu thuật thần kinh hoặc chấn thương chỉnh hình trên thế giới với nhiều phương pháp mổ và kỹ thuật mổ, sử dụng nhiều phương tiện từ đơn giản đến hiện đại. Các phương pháp can thiệp không mổ chủ yếu là ăn mòn bằng men và lấy đĩa đệm qua da. Điều trị bằng ăn mòn đĩa đệm (chymopapain) được đề xướng bởi Lyman W.Smith (1963), dùng một loại men có tác dụng phân hoá nhân của đĩa đệm, kết quả tốt. Kỹ thuật lấy đĩa đệm qua da bằng dụng cụ (không mổ) được công bố đầu tiên bởi Hijikata (1975), vào thập niên 90 bắt đầu sử dụng LASER như dụng cụ lấy đĩa. Tuy nhiên các phương pháp trên đều áp dụng chủ yếu cho vùng thắt lưng, còn hạn chế đối với vùng cổ. 1.1.2. Tóm tắt lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, thoát vị đĩa đệm cổ được chú ý chẩn đoán và điều trị vào những năm 90 của thế kỷ XX. Việc chẩn đoán đã đạt được những bước tiến nhất định do áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại: chụp cắt lớp vi tính, chụp tuỷ cổ cản quang và sau đó với chụp cộng hưởng từ (1996) [51][29][46]. Năm 1999, Trần Hoàng Trung và Hoàng Đức Kiệt đă công bố nghiên cứu chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ bằng chụp cộng hưởng từ qua 90 trường hợp [50][57]. Tiếp theo sau đó là các công trình nghiên cứu của Dương Chạm Uyên, Hà Kim Trung (1999) [1], Võ Xuân Sơn, Trần Hùng Phong, Trần Minh Tâm (1999) [6], Nguyễn Thị Ánh Hồng (1999) [51], Nguyễn Đức Hiệp 6 (2000) [3] về phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ. Nguyễn Văn Thạch, Hoàng Gia Du (đề tài nghiên cứu cấp nhà nước 20082010) [7] nghiên cứu điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vi phẫu thuật. Hoàng Văn Chiến (nghiên cứu tốt nghiệp luận án tiến sỹ 2009-2016) [8] nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp thay đĩa đệm nhân tạo có khớp. Năm 1996 tại Bệnh viện Việt Đức, Dương Chạm Uyên và Hà Kim Trung [1] đã bắt đầu áp dụng mổ lối trước cho chấn thương cột sống cổ, sau đó là phẫu thuật TVĐĐ cột sống cổ. Trong thời gian này, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng tiến hành phẫu thuật cột sống cổ. Tháng 3 - 1999 tại hội nghị Phẫu thuật thần kinh Việt Úc (bệnh viện Chợ Rẫy) đã công bố kết quả phẫu thuật 64 trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. 1.2. Giải phẫu cột sống cổ thấp Cột sống cổ gồm 7 đốt sống, 5 đĩa đệm và 1 đĩa đệm chuyển đoạn (đĩa đệm cổ – lưng C7-D1). Mỗi đốt sống gồm có 3 phần chính: thân, cung sau và các mỏm. Giữa cung và thân có lỗ đốt sống, khi các đốt sống chồng lên nhau tạo thành cột sống thì các lỗ này hợp thành ống sống, có tuỷ sống nằm ở trong [9] [49]. 1.2.1. Đặc điểm về xương đốt sống cổ điển hình [9][10][49] Thân đốt sống: Nhỏ, đường kính ngang dài hơn trước sau. Ở mặt trên có 2 phình bên gọi là móc thân, bề dày phần trước thân dày hơn phần sau. Cuống sống: Không dính vào mặt sau thân mà liên tiếp với phần sau của mặt bên thân nên cuống hướng ra ngoài và ra sau – cuống tròn và dày. Cung sau: Dài và hẹp, phần trên mỏng hơn phần dưới. Lỗ mỏm ngang: Động mạch đốt sống đi qua lỗ mỏm ngang, riêng đốt sống cổ VII không có lỗ mỏm ngang. Đỉnh của mỏm ngang tận hết bởi 2 củ 7 trước và sau, giữa 2 củ là rãnh thần kinh sống. Củ trước của đốt sống cổ VI còn gọi là củ động mạch cảnh Mỏm gai: Mỏm gai các đốt sống cổ dài dần từ đốt cổ II tới đốt cổ VII. Đỉnh của mỏm gai bị chẻ đôi thành 2 củ. Mỏm khớp: Mặt khớp tương đối rộng và phẳng. Mặt khớp mỏm trên nhìn lên trên ra sau, mặt khớp mỏm dưới nhìn xuống dưới ra trước. Lỗ đốt sống cổ: Có hình tam giác và rộng hơn lỗ của những đốt sống thuộc các đoạn khác (theo tỷ lệ kích thước của thân đốt sống). Hình 1.1: Đốt sống cổ điển hình [10] 1.2.2. Dây chằng 1.2.2.1. Dây chằng vàng Được tạo nên bởi các sợi thuộc mô đàn hồi có màu vàng, phủ mặt sau của ống sống. Các sợi này bám vào các bao khớp và mảnh của đốt sống trên và tận hết ở bờ trên mảnh của đốt sống dưới, trải rộng sang bên tới ụ khớp và lỗ tiếp hợp. Sự phì đại của dây chằng vàng là nguyên nhân chính dây hẹp ống sống cổ từ phía sau và có thể chèn ép vào tủy sống gây nên bệnh cảnh lâm sàng của hội chứng chèn ép tủy [9]. 1.2.2.2. Dây chằng dọc trước 8 Là một dải sợi dày, ở trên bám vào phần nền xương chẩm tới củ trước đốt đội, từ đó chạy xuống bám vào mặt trước thân các đốt sống cho tới phần trên mặt trước xương cùng. Dây chằng dọc trước rộng và mỏng ở phần trên và dưới, dày và hẹp nhất ở đoạn cột sống ngực. Ở phía trước thân các đốt sống dây chằng này hẹp và dày hơn ở phía trước các đĩa gian đốt sống [9]. Hình 1.2. Dây chằng cột sống cổ nhìn từ phía trước [10] 1.2.2.3. Dây chằng dọc sau Là một dải sợi nhẵn, mềm nằm trong ống sống ở mặt sau thân các đốt sống trải dài từ thân đốt đội, liên tiếp với màng mái và tận hết ở xương cùng. Dây chằng dọc sau bám vào bờ sau đĩa gian đốt sống và các bờ của thân đốt sống, rộng hơn ở các đốt cổ trên và hẹp hơn ở các đốt cổ dưới [9]. Dây chằng dọc sau cấu tạo gồm 2 lớp sợi:  Lớp nông: dính vào mặt sau 3-4 đốt sống liên tiếp, lớp áo ngoài của dây chằng dọc sau dính sát vào màng cứng và liên tục như một màng tổ chức liên kết phủ lên màng cứng, rễ thần kinh, động mạch đốt sống tạo thành hàng rào bảo vệ. 9  Lớp sâu: gồm các sợi ngắn căng giữa 2 đốt sống liền kề, có các sợi liên tiếp với phần vỏ xơ của đĩa đệm và liên tục sang bên lỗ tiếp hợp. Hình 1.3. Dây chằng dọc sau [10] 1.2.3. Động mạch đốt sống [9] Động mạch đốt sống là ngành bên của động mạch dưới đòn, chui vào lỗ của các mỏm ngang đốt sống, hầu hết các động mạch đều chui vào từ lỗ mỏm ngang đốt sống cổ C6. Động mạch đốt sống chạy dọc giữa các đốt sống này sau đó đi vòng ra sau quanh mỏm khớp trên đốt đội (C1) chui vào trong hộp sọ. Mỗi động mạch đốt sống tách ra 2 nhánh: Động mạch tủy trước và động mạch tủy sau. 1.2.4. Tủy sống [9] Chia làm 4 phần: phần cổ, phần ngực, phần thắt lưng và nón tủy. Tủy sống cổ phình to là nơi xuất phát đám rối thần kinh cổ và đám rối thần kinh cánh tay. Cấu trúc bên trong của tủy sống gồm có ống trung tâm, chất xám và chất trắng [9]. + Ống trung tâm: Là ống nhỏ ở trung tâm của tủy sống, đầu trên thông với não thất IV, ở dưới tiếp giáp với đầu trên của dây tận cùng. 10 + Chất trắng: Bao quanh chất xám gồm hai phần nối với nhau bởi mép trắng, được tạo nên bởi các bó dẫn truyền thần kinh gồm các sợi vận động ly tâm từ trên não xuống và các sợi cảm giác hướng tâm lên não. - Mạch máu của tủy: Tủy sống được cấp máu bởi 3 động mạch [9]: + Động mạch gai trước: Tách ra từ động mạch đốt sống gần thân nền, hợp thành thân chung đi dọc xuống theo đường giữa, trước khe trước của tủy sống + Động mạch gai sau: Tách ra từ động mạch đốt sống hoặc động mạch tiểu não dưới ở ngang mức mặt trên hành não, đi dọc xuống dưới chia thành 2 nhánh: Nhánh đi trước rễ trước, nhanh đi sau rễ sau của thần kinh gai sống. + Động mạch rễ: Tách ra từ động mạch đốt sống, đi theo 2 rễ thần kinh gai sống, cho các nhánh nối với động mạch gai trước và động mạch gai sau. + Tĩnh mạch: Máu tĩnh mạch của tủy sống được dẫn lưu từ hệ thống tĩnh mạch của màng cứng theo mạng cột sống trong và mạng dưới nhện trước và mạng dưới nhện sau để tiếp nối 1 cách dồi dào với tĩnh mạch liên đốt và mạng trước và mạng sau nông của cột sống. 1.2.5. Rễ thần kinh Mỗi tầng đĩa đệm có một đôi rễ thần kinh đi ra từ bao màng cứng qua lỗ liên hợp. Các rễ phía sau là các rễ thần kinh dẫn truyền cảm giác. Các rễ phía trước chủ yếu là các sợi vận động. Các thụ thể của rễ trước nằm ở phần trước của tủy sống trong khi đó các thụ thể của các rễ phía sau nằm ở vùng hạch rễ phía sau. Vùng hạch phía sau thường nằm ở phần tận của rễ sau trong phần đỉnh của bao rễ, hướng xuống dưới đến chân cung và gần đến nách rễ. Các rễ thần kinh được bao bọc bởi màng cứng và màng nhện được gọi là bao rễ, bao rễ có thể dài từ 2-3cm (Olmarker 1991) [11]. 1.2.6. Đĩa đệm [9] 1.2.6.1. Cấu trúc giải phẫu đĩa đệm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan