Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh thương mại và ...

Tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh thương mại và tổng hợp minh quang”.

.DOC
39
243
64

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp 1 Kế toán- Kiểm toán CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐÊỀ TÀI 1. Tính cấấp thiếất của đếề tài Lao động là một yếu tố vô cùng quan trọng trong mọi hình thái kinh tế xã hội, nó góp phần tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Vì vậy việc đảm bảo chất lượng lao động là đảm bảo cho sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Vì vậy mà ngày nay, cho dù khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển nhanh chóng và được ứng dụng trong hầu hết các ngành sản suất kinh doanh, nó giúp cho con người tiết kiệm sức lao động. Nhưng không vì thế sự đòi hỏi về lao động ít đi mà càng trở nên nhiều hơn, đa dạng hơn, phức tạp hơn, để nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển đa dạng của nền kinh tế xã hội, và tất nhiên kèm theo đó là vấn đề về tiền lương của người lao động cũng trở nên phức tạp hơn. Lao động và tiền lương là hai phạm trù luôn tồn tại song song và đối nghịch nhau, nó thể hiện giữa nhu cầu, lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động. Người sử dụng lao động luôn mong muốn bỏ ra một chi phí tiền lương thấp nhất, còn người lao động thì mong muốn cũng với sức lao động bỏ ra đó nhưng lại có thu nhập cao nhất, để bù đắp sức lao động bỏ ra, chi trả cho cuộc sống hàng ngày, và có tích lũy cao nhất. Vì vậy để hài hòa lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động thì Nhà nước cũng như các tổ chức kinh tế phải có chính sách tiền lương phù hợp. Đặc biệt trong các doanh nghiệp là nơi trực tiếp thực hiện các chính sách tiền lương đó, nên họ phải làm sao xây dựng chính sách tiền lương vừa đúng với quy định của Nhà nước vừa phù hợp với thực tế của doanh nghiệp. Chính sách đó được được thể hiện trực tiếp thông qua công tác kế toán trong mỗi doanh nghiệp. Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 2 Kế toán- Kiểm toán Công tác kế toán cần phải đảm bảo độ chính xác, đầy đủ, rõ ràng, kịp thời về thời gian, kết quả, tiền lương cho công nhân viên; phân bổ hợp lý về chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng có liên quan, là cơ sở cho các nhà quản lý đưa ra quyết định, chính sách về lao động và tiền lương trong doanh nghiệp. Nếu như kết quả của công tác tiền lương không đúng, không hợp lý với quy định của Nhà nước và thực trạng của doanh nghiệp dễ dẫn đến cách nhìn nhận, phân tích sai lệch, rồi đưa ra những quyết định sai lầm như: Sử dụng lao động không tốt sẽ làm tăng chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm, giảm lợi nhuận kinh doanh và làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường. Hay nếu như chỉ nghĩ đến lợi ích của doanh nghiệp mà không nghĩ đến lợi ích của người lao động thì sẽ dẫn đến giảm sút cả về chất lượng và số lượng sản phẩm, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì người lao động chỉ phát huy hết khả năng lao động của mình khi mà sức lao động mà họ bỏ ra được bù đắp một cách xứng đáng. Chính vì những lẽ đó mà công tác kế toán tiền lương trong doanh nghiệp là vấn đề sống còn. Đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế thị trường có nhiêu bất ổn, cùng với sự cạnh tranh gay gắt do nhu cầu thị trường như hiện nay thì các chính sách, công tác kế toán tiền lương của doanh nghiệp đúng đắn càng trở nên ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và mặt chính trị. Tuy nhiên trong thực tế việc vận dụng những chuẩn mực, chế độ kế toán vào trong công tác kế toán còn rất nhiều khó khăn và bất cập đòi hỏi cần được hướng dẫn và hoàn thiện để doanh nghiệp có thể vận dụng dễ dàng và thuận tiện cho việc hạch toán. Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 3 Kế toán- Kiểm toán Thông qua quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế tại công ty TNHH sản xuất và thương mại tổng hợp Minh Quang em nhận thấy rằng công tác kế toán tiền lương có nhiều vấn đề không đúng với quy định chế độ kế toán của nhà nước, không hợp lý với đặc thù của công ty như: Sự vận dụng tài khoản trong hạch toán chi phí, nợ phải trả chưa hợp lý và nhất quán về tài khoản. Việc thực hiện các chế độ tiền lương nghỉ lễ, nghỉ phép cho công nhân viên chưa đầy đủ và đúng quy định. Vì vậy em lựa chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tại công ty TNHH sản xuất và thương mại tổng hợp Minh Quang”. Thông qua đề tài em có thể giúp đưa ra một số ý kiến của bản thân tới công ty, giúp công ty có chính sách tiền lương hợp lý hơn, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế. 2. Xác lập và tuyến bốấ vấấn đếề trong đếề tài Từ những lý do trên, cho thấy việc nghiên cứu công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo luơng tại công ty TNHH sản xuất và thương mại tổng hợp Minh Quang rất cần thiết, để nghiên cứu một cách chính xác và hoàn thiện, em xin đưa ra tên của đề tài nghiên cứu là: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH thương mại và tổng hợp Minh Quang”. Trong đó bài viết này sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Nhận xét, đánh giá được thực trạng tình hình kế toán tiền luơng và các khoản trích theo lương tại công ty . - Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm về vấn đề kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty. - Đưa ra ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty. Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 4 Kế toán- Kiểm toán 3. Các mục tiếu nghiến cứu Nghiên cứu công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH sản xuất và thương mại tổng hợp Minh Quang nhằm thấy được thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra được những ưu điểm cũng như nhược điểm còn tồn tại. Và quan trọng nhất là từ những nhược điểm, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện trong công tác kế toán tiền lương tại doanh nghiệp. Các kiến nghị ấy bao gồm kiến nghị đối với công ty về công tác kế toán, kiến nghị với Nhà nước trong công tác quản lý kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 4. Phạm vi nghiến cứu 4.1. Vềề không gian Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại công ty TNHH sản xuất và thương mại tổng hợp Minh Quang, địa chỉ tại nhà B6, 250 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 4.2. Vềề thời gian Thời gian nghiên cứu từ ngày 16/4/2011-16/5/2011. 5. Một sốấ khái niệm và phấn định nội dung của vấấn đếề nghiến cứu 5.1. Tiềền lương và quĩ tiềền lương Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội mà người chủ sử dụng lao động phải trả cho người lao động tương ứng với thời gian, chất lượng lao động và kết quả lao động. Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 5 Kế toán- Kiểm toán Về mặt bản chất, lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần hăng say lao động. -Quĩ tiền lương: Quĩ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. -Nội dung quĩ tiền lương: Quĩ tiền lương của doanh nghiệp gồm:  Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm)  Các khoản phụ cấp thường xuyên (các khoản phụ cấp có tính chất lương) : phụ cấp tiền ăn, đi lại, điện thoại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, làm thêm giờ, phụ cấp khu vực…  Tiền lương trả cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất, hoạt động vì nguyên nhân khách quan: hội họp, nghỉ phép..  Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ qui định. -Phân loại quĩ tiền lương hạch toán: Chia làm 2 loại: Tiền lương chính: Là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính, gồm tiền lương cấp bậc và khoản phụ cấp (phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ..) Tiền lương phụ: Là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ, như thời gian lao động, nghỉ phép, nghỉ tết, hội họp… được hưởng lương theo chế độ qui định. Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 6 Kế toán- Kiểm toán - Các hình thức trả lương: + Trả lương theo sản phẩm: tiền lương công nhân nhận được phụ thuộc vào đơn giá và số lượng sản phẩm chế tạo đảm bảo chất lượng. Công thức tính lương theo sản phẩm: TLsp = DGsp X SPsp Trong đó: SPsp là số lượng sản phẩm được tạo ra đảm bảo chất lượng DGsp là số tiền quy định để trả cho người công nhân khi làm ra một sản phẩm đảm bảo chất lượng. + Trả lương theo thời gian: tiền lương công nhân nhận được căn cứ vào mức lương phù hợp với cấp bậc và thời gian thực tế làm việc của họ. Công thức tính: TLtgi = MLi X Ttt Trong đó: TLtgi là tiền lương công nhân bậc I nhận được MLi: mức lương của công nhân bậc i Ttt: thời gian làm việc thực tế của công nhân bậc i Đây là phương pháp chính xác nhất để trả lương nhân viên, tuy vậy biện pháp này còn có hạn chế là không khuyến khích người lao động tích cực làm việc, mà có thể chỉ làm đối phó. Do đó trong trường hợp này phải thống kê chính xác thời gian làm việc thực tế của người lao động. + Tiền lương khoán: là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng, chất lượng công việc phải hoàn thành. Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 7 Kế toán- Kiểm toán 5.3. Các khoản trích theo lương: - Bảo hiểm xã hội (BHXH): BHXH là khoản tiền được sử dụng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng BHXH trong trường hợp họ mất khả năng lao động. Mức trích lập BHXH hiện nay là 22% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH, trong đó người lao động đóng góp 6% và người sử dụng lao động đóng góp 16%. - Quĩ BHXH : Được hình thành do việc trích lập theo tỉ lệ qui định trên tổng số tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kì Nội dung chi quĩ BHXH:     Trợ cấp cho công nhân viên nghỉ ốm đau, mất sức lao động, sinh đẻ. Trợ cấp cho công nhân viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trợ cấp cho công nhân viên nghỉ mất sức. Chi công tác quản lý quĩ BHXH - Bảo hiểm y tế (BHYT): là khoản tiền được sử dụng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng BHYT trong trường hợp họ ốm đau, bị bệnh và khám chữa bệnh. Mức trích lập BHYT là 4,5% mức tiền lương, tiền công hàng tháng của người lao động trong đó người lao động đóng góp 1,5% còn người sử dụng lao động đóng 3%. Quĩ BHYT: Được hình thành do việc trích lập theo tỉ lệ qui định trên tổng số tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kì. - Bảo hiểm thất nghiệp: Là khoản bảo hiểm nhằm trợ giúp cho người lao động khi có rủi ro bị mất việc làm trong cơ chế thị trường. Quỹ BHTN hiện hành được trích 2% trên lương cơ bản của công nhân viên. Trong đó doanh nghiệp sẽ phải Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 8 Kế toán- Kiểm toán trích 1% và đưa và chi phí kinh doanh như là khoản chi phí nhân viên, còn lại 1% do người lao động chịu và bị trừ vào tiền lương phải trả cho người lao động. - Kinh phí công đoàn ( KPCĐ): KPCĐ được trích lập để phục vụ cho hoạt động tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Tỷ lệ kinh phí công đoàn là 2% trên tổng thu nhập của người lao động và toàn bộ khoản này được tính vào chi phí của doanh nghiệp. Được hình thành do việc trích lập theo tỉ lệ qui định trên tổng số tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kì. 5.4. Phân định nội dung nghiền cứu 5.4.1. Chứng từ sử dụng  Nhật kí chung  Nhật kí sổ cái  Chứng từ ghi sổ  Nhật kí chứng từ  Bảng chấm công (mẫu số 01- LĐTL)  Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02- LĐTL)  Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu số C03-BH)  Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 05- LĐTL)  Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (mẫu số 06LĐTL) 5.4.2.Tài khoản sử dụng - Doanh nghiệp sử dụng các tài khoản sau : Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 9 Kế toán- Kiểm toán TK 334 – Phải trả cho người lao động Kết cấu của TK334 – Phải trả người lao động Bên Nợ + Các khoản tiền lương (tiền công) tiền thưởng và các khoản khác đã trả đã ứng trước cho CNV + Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của CNV Bên Có: +Các khoản tiền lương (tiền công) tiền thưởng và các khoản khác phải trả CNV Dư Có: Các khoản tiền lương (tiền công) tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả CNV Dư Nợ: (cá biệt) Số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Kết cấu của tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác. Bên Nợ: + Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản khác có liên quan. + BHXH phải trả công nhân viên. + Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị. + Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý. + Kết chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511. + Các khoản đã trả, đã nộp khác. Bên Có: + Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết (chưa xác định rõ nguyên nhân). + Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể trong và ngoài đơn vị. + Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 10 Kế toán- Kiểm toán + BHXH, BHYT trừ vào lương công nhân viên. + BHXH, KPCĐ vượt chi được cấp bù. + Các khoản phải trả phải nộp khác. Dư Có : + Số tiền còn phải trả, phải nộp khác. + Giá trị tài sản thừa còn chờ giải quyết. Dư Nợ :(Nếu có) Số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp 5.1.1. Trình tự hạch toán Tính tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 334 –Phải trả người lao động Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên trong tháng Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng phúc lợi Có TK 334 – Phải trả người lao động Tính tiền BHXH, BHYT phải trả cho người lao động Nợ TK 338 – BHXH ,BHYT Có TK 334 – Phải trả người lao động Các khoản phải trừ vào lương như BHXH, BHYT, tạm ứng Nợ TK 334 – Phải trả người lao động Có TK 338 – BHXH, BHYT Có TK 141 – Tạm ứng Khi ứng trước tiền hoặc trả tiền lương cho công nhân viên Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 11 Kế toán- Kiểm toán Nợ TK 334 – Phải trả người lao động Có TK 111,112 – Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ, PCTN vào chi phí SX KD Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác Tính số tiền BHXH, BHYT, PCTN trừ vào lương CNV Nợ TK 334 – Phải trả người lao động Có TK 338 – Phải trả ,phải nộp khác Nộp BHXH, PCTN cho cơ quan quản lý quỹ và mua thẻ BHYT Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Có TK 111,112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Tính BHXH, PCTN cho CNV khi ốm đau và mất việc làm chờ việc Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Có TK 111,112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Chỉ tiêu KPCĐ tại đơn vị Nợ TK 338 – Phải trả , phải nộp khác Có TK 111,112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng 5.4.2. Sổ kềế toán Để phục vụ cho việc hạch toán và ghi sổ kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc ghi lại những nghiệp vụ phát sinh vào các sổ kế toán sau: Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 12 Kế toán- Kiểm toán Đối với hình thức nhật ký chung kế toán sổ dụng các sổ kế toán như: sổ nhật ký chung, sổ nhật ký chi tiền để phản ánh các khoản chi tiền lương của nhân viên…, sổ cái và sổ chi tiết mở cho các tài khoản 622, 627, 623, 641, 642, 334, 335, 338, bảng cấn đối số phát sinh và sổ tổng hợp chi tiết. Đối với hình thức chứng từ kế toán sử dụng các sổ: từ sổ nhật ký chứng từ 1,2,10 và 7 kế toán lên sổ cái cho tài khoản 334, 335, 338, sổ chi tiết các khoản nợ phải trả…. Đối với hình thức nhật ký sổ cái: kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc và các chứng từ tự lập khác kế toán vào sổ chi tiết và sổ cái các khoản nợ phải trả (334, 338, 335), vào sổ tổng hợp chi tiết các tài khoản này. Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 13 Kế toán- Kiểm toán CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KÊẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊẾ TOÁN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUÂẾT VÀ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP MINH QUANG 1. Phương pháp hệ nghiến cứu 1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp được thực hiện với nhiều người theo một bảng câu hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó. Thực hiện điều tra bằng các bảng câu hỏi nhằm thu thập những thông tin của nhân viên công ty về tình hình chính sách kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty. Theo phương pháp này thì đối tượng điều tra là cán bộ công nhân viên trong công ty, chủ yếu là các kế toán viên. Phương pháp phỏng vấn: Đây là phương pháp thu thập dữ liệu bằng lời nói về tiền lương và các khoản trích theo lương nhằm tìm có được những nhận định, đánh giá về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty, làm cơ sở để xác định thực trạng đề tài, đưa ra ý kiến, giải pháp hoàn thiện. Đối tượng điều tra của phương pháp nghiên cứu này phải là những người có trình độ chuyên môn cao, và vậy đối tượng phỏng vấn sẽ là giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng công ty. Phương pháp nghiên cứu hiện trường: Đây là phương pháp mà việc thực hiện thu thập dữ liệu thông qua việc khảo sát thực tế tại công ty bằng việc nghiên cứu xem xét những chứng từ thực tế về tiền lương, xem xét cách tính toán, hạch toán thực tế ở công ty nhằm mục đích tạo cơ sở cho việc xem xét đánh giá thực tế Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 14 Kế toán- Kiểm toán tình hình thực hiện chính sách tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty. Đối tượng nghiên cứu của phương pháp này là số liệu trên các chứng từ tiền lương và các khoản trích theo lương để đánh giá sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau như: bảng chấm công, hợp đồng giao khoán, phiếu nghỉ hưởng BHXH, bảng tổng hợp thanh toán tiền lương, bảng tính lương và BHXH… 1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Là một phương pháp quan trọng đó là việc phân tích đánh giá dữ liệu dựa trên cơ sở so sánh đối chiếu số liệu đã được thu thập và số liệu tính toán thực tế. Ngoài ra còn so sánh với những quy định chung của pháp luật, của nhà nước cùng với những công trình nghiên cứu đã được công bố như luận văn, luận án của những năm trước. Mục đích của việc phân tích để đánh giá giúp cho chúng ta có một cách nhìn nhận đối với công ty một cách đầy đủ khách quan nhất để từ đó đưa ra những kết luận xác đáng nhất. Vì vậy việc phân tích đánh giá phải được thưc hiện một cách khoa học, toàn diện và tỉ mỉ. Đối tượng của việc phân tích đánh giá là những thông tin, dữ liệu thu thập được qua điều tra, phỏng vấn, nghiên cứu hiện trường. Tóm lại để đạt được kế quả như mong muốn sau khi nghiên cứu thì quá trình thu thập và phân tích dữ liệu được tiến hành một cách khách quan, trên cơ sở đối chiếu số liệu với nhau nhằm phản ánh đúng bản chất của đề tài nghiên cứu và có kết quả đúng nhất. Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 15 Kế toán- Kiểm toán 2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhấn tốấ mối trường đếấn kếấ toán thanh toán với người lao động tại cống ty TNHH sản xuấất và thương mại tổng hợp Minh Quang. 2.1. Tổng quan vềề công ty TNHH sản xuâết và thương m ại tổng h ợp Minh Quang - Quá trình hình thành phát triển Tên công ty: công ty TNHH sản xuất và thương mại tổng hợp Minh Quang. Tên viết tắt: MQco.Ltd Mã số thuế: 0101623547 Địa chỉ: Nhà B6, 250 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Loại hình công ty: Trách nhiệm hữu hạn Công ty được thành lập từ tháng 5 năm 2005. Số vốn điều lệ ban đầu của công ty là 10 tỷ đồng. Công ty được thành lập bởi 3 thành viên góp vốn: Ông Vũ Văn Đoàn, Chức vụ: Giám đốc Ông Nguyễn Hải Đường, Chức vụ: Phó giám đốc Ông Nguyễn Hồng Thanh, Chức vụ: Phó giám đốc Sau 6 năm hoạt động số vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 20 tỷ đồng, quy mô hoạt động của công ty đã mở rộng. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty bao gồm:  Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ngành dệt may.  Thiết kế tạo mẫu thời trang.  Mua bán nguyên phụ liệu, thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ cho ngành dệt may.  Môi giới và xúc tiến thương mại.  Mua, bán, ký gửi hàng hóa (sản phẩm ngành dệt may) Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 16 Kế toán- Kiểm toán - Sơ đồ cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG BỘ TỔ KẾ KINH XUẤT PHẬN CHỨC TOÁN DOANH NHẬP SẢN Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: HÀNH + Phòng tổ chức hành chính: xây dựng KHẨU kế hoạch và quảnXUẤT lý công tác CHÍNH tổ chức, hành chính, văn phòng, tuyển dụng nhân sự cho công ty. + Phòng kế toán: thực hiện các hoạt động liên quan tới kế toán của công ty như kế toán tiền lương, kế toán thuế, kế toán nguyên vật liệu... theo yêu cầu của lãnh đạo công ty và đúng theo quy định của nhà nước. + Phòng kinh doanh: lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện kế hoạch để đạt doanh thu cao nhất. + Phòng xuất nhập khẩu: Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh xuất - nhập khẩu, dịch vụ uỷ thác và các kế hoạch khác có liên quan. + Bộ phận sản xuất: trực tiếp sản xuất các sản phẩm dệt may theo yêu cầu của công ty. Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 17 Kế toán- Kiểm toán - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ KẾ KẾ KẾ TOÁN TOÁN TOÁN TOÁN Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban: TỔNG THUẾ TIỀN KHO HỢP + Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, điều hành kiểm LƯƠNG soát hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động tài chính của công ty, chịu trách nhiệm về nguyên tắc Tài chính đối với cơ quan Tài chính cấp trên và thanh tra kiểm toán Nhà nước. + Kế toán tiền lương: thực hiện các công tác kế toán liên quan đến lương, các khoản trích theo lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. .. theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến lương, thưởng, các khoản trích theo lương, căn cứ bảng chấm công, bảng thanh toán lương và trích lập các quỹ. + Kế toán kho: có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất vật tư thông qua việc cập nhật, kiểm tra các hoá đơn, chứng từ. Cuối kỳ, tiến hành phân bố chi phí nguyên vật liệu, làm cơ sở tính giá thành. + Kế toán thuế: theo dõi kê khai, hạch toán, quyết toán tất cả các loại thuế phát sinh tại doanh nghiệp. + Kế toán tổng hợp: tiến hành tổng hợp cân đối các số liệu kế toán, kết chuyển, tính toán kết quả kinh doanh.... - SĐT phòng kế toán: 043.7586.212 - SĐT kế toán trưởng: bà Đỗ Bích Thủy 0975.962.225 Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 18 Kế toán- Kiểm toán - Chính sách kế toán của công ty: Giấy tờ sổ sách kế toán của công ty áp dụng theo quyết định 15/2006. Để phù hợp với quy mô cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty thực hiện tổ chức hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký chung. Công ty sử dụng niên độ kế toán theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch (từ 01/01 đến 31/12), kỳ kế toán theo quý. Theo hình thức Nhật ký chung, công ty sử dụng các loại sổ kế toán sau: - Sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký thu tiền, sổ Nhật ký chi tiền, Sổ Nhật ký mua hàng, Sổ Cái các tài khoản. - Sổ kế toán chi tiết bao gồm: Sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi, tiền vay, Sổ chi tiết tài sản cố định, Sổ chi tiết vật liệu, Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh, Thẻ tính giá thành sản phẩm, Thẻ kho, Sổ chi tiết theo dõi tạm ứng, Sổ chi tiết phải thu của khách hàng (58 khách hàng), Sổ chi tiết phải trả người bán (26 nhà cung cấp). Các phần hành kế toán chủ yếu của công ty như phần hành kế toán nguyên vật liệu, kho, tiền lương đều được áp dụng kế toán máy, tuy nhiên sự trự giúp của máy tính chỉ dừng lại ở khâu hạch toán tổng hợp, còn khâu hạch toán chi tiết vẫn được các kế toán viên phần hành làm bằng tay. Việc ghi sổ từ các chứng từ lên sổ chi tiết đều là thủ công. Sau đó, kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp số liệu theo từng phần hành lên máy tính, cuối cùng máy tính sẽ cung cấp cho kế toán viên các báo các tài chính. Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 19 Kế toán- Kiểm toán 2.2. Ảnh hưởng của nhân tôế môi trường 2.2.1. Môi trường vĩ mô - Chính sách qui định của Nhà nước về mức lương tối thiểu: là cơ sở để kế toán tính mức lương cơ bản. Việc thay đổi tăng nhiều hay ít mức luơng tối thiểu quyết định xem lương của người lao động cao hay thấp, đồng thời quyết định luôn mức sống, chi tiêu của xã hội. - Cùng với mức lương tối thiểu, là hệ số lương, hệ số lương cũng có vai trò giúp kế toán tính toán tiền lương nhưng đối với người lao động, hệ số lương này để phân biệt những người có trình độ khác nhau, người nào có trình độ càng cao, hệ số lương càng cao, đồng nghĩa với thu nhập càng cao. - Mức trích BHYT, BHXH, KPCĐ: trích BHYT, BHXH, KPCĐ ảnh hưởng trực tiếp tới mức lương người lao động, quỹ lương của doanh nghiệp, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp tới quĩ BHYT, BHXH, KPCĐ của Nhà nước. Các chính sách, qui định của nhà nước về mức lương tối thiểu, hệ số lương, mức bảo hiểm.. - Chính sách, qui định về hệ thống chuẩn mực kế toán, hình thức kế toán của từng thời điểm cũng có ảnh hưởng khác nhau tới công việc kế toán nói chung và kế toán tiền lương nói riêng. Bên cạnh các tác nhân trên thì còn phải kể đến sự phát triển của khoa học công nghệ, trình độ văn hóa và hiểu biết của người dân ngày càng tăng cũng ảnh hưởng tới công tác kế toán trong doanh nghiệp. Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A Chuyên đề tốt nghiệp 20 Kế toán- Kiểm toán 2.2.2. Môi trường vi mô - Bộ máy tổ chức của công ty bao gồm: giám đốc và các phòng ban, như phòng kế toán, phòng kinh doanh, tổ chức hành chính và bộ phận sản xuất… Mỗi phòng ban có nhiệm vụ và cách thức hoạt động khác nhau, chức năng đóng góp vào doanh thu của doanh nghiệp khác nhau, nên việc chi trả lương cũng khác nhau. Chính vì vậy tổ chức bộ máy của công ty góp phần làm công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trở lên dễ dàng, rõ ràng và thông suốt. - Đặc thù lao động, bao gồm: trình độ, tuổi tác, máy móc khoa học kỹ thuật: là những yếu tố quyết định xem công tác kế toán được tiến hành bao gồm những nội dung gì, bởi theo qui định, trong việc chi trả lương cho người lao động, cần xem xét tới bộ máy tổ chức của công ty, đặc thù lao động (trình độ, tuổi tác, giới tính), máy móc, khoa học kỹ thuật… - Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn thì có thể có các chính sách đãi ngộ hợp lý với người lao động từ đó kích thích khả năng làm việc của người lao động mang lại hiệu quả làm việc tốt, và ngược lại doanh nghiệp có vốn ít thì khó có khả năng phát triển mạnh bằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn hơn, và việc kinh doanh cũng bị thu hẹp hơn. - Tổ chức lao động: Tổ chức lao động là một vấn đề rất quan trọng nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ tiền lương của công ty. Vì vậy trước khi tiến hành lao động phải có kế hoạch cụ thể về thời gian về vị trí,công việc của từng công nhân viên, từng tổ, từng đội làm sao cho năng lực, trình độ, tay nghề của mỗi người phù hợp với yêu cầu của công việc tránh tình trạng người này nhưng việc, Nguyễn Thị Thu Huyền-SB13A
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan