Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán quản trị chi phí tại nhà máy đường phổ phong thuộc công ty cô...

Tài liệu Kế toán quản trị chi phí tại nhà máy đường phổ phong thuộc công ty cổ phần đường quảng ngãi.

.PDF
104
29
113

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN THỊ THANH NGA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỔ PHONG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN THỊ THANH NGA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỔ PHONG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Kế toán Mã số:60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN MẠNH TOÀN Đà Nẵng – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Trần Thị Thanh Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 3 5. Bố cục của đề tài ................................................................................ 3 6. Tổng quan tài liệu ............................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ...................................................... 7 1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ.............................. 7 1.1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí............................................ 7 1.1.2. Nhiệm vụ kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp ................ 8 1.1.3. Vai trò kế toán quản trị chi phí ..................................................... 8 1.2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ .................................................. 9 1.2.1. Khái niệm...................................................................................... 9 1.2.2. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất ............................. 9 1.3. NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ............................... 15 1.3.1. Lập dự toán chi phí ..................................................................... 15 1.3.2. Tính giá thành trong doanh nghiệp ............................................. 18 1.3.3. Kiểm soát chi phí ........................................................................ 20 1.3.4. Ứng dụng phân tích thông tin chi phí trong việc ra quyết định...... 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỔ PHONG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI .............................................................................. 31 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỔ PHONG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI ....................................................... 31 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy đường Phổ Phong thuộc Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi.......................................... 31 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý tại Nhà máy đường Phổ Phong thuộc Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi......................................... 32 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỔ PHONG .................................................................................. 39 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh tại Nhà máy.................... 39 2.2.2. Công tác lập kế hoạch và dự toán CP tại Nhà máy đường Phổ Phong .............................................................................................................. 41 2.2.3. Kế toán chi phí tại Nhà máyđường Phổ Phong........................... 46 2.2.4. Xác định giá thành sản xuất sản phẩm........................................ 50 2.2.5. Công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Nhà máy đường Phổ Phong... 52 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỔ PHONG ........................................................................ 53 2.3.1. Về phân loại chi phí .................................................................... 53 2.3.2. Về xác định giá thành sản xuất sản phẩm................................... 53 2.3.3. Về công tác lập kế hoạch và dự toán chi phí .............................. 54 2.3.4. Về công tác kiểm soát chi phí..................................................... 54 2.3.5.Về việc sử dụng thông tin KTQT chi phí cho việc ra quyết định ... 54 2.3.6. Về tổ chức bộ máy kế toán ......................................................... 55 2.4. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN KTQT CHI PHÍ TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỔ PHONG................. 55 2.4.1. Nguyên nhân chủ quan................................................................ 55 2.4.2. Nguyên nhân khách quan............................................................ 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 56 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỔ PHONG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI........................ 57 3.1. SỰ CẦN THIẾT, YÊU CẦU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỔ PHONG ....................................... 57 3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Nhà máy đường Phổ Phong ............................................................................................ 57 3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Nhà máy đường Phổ Phong ............................................................................................ 58 3.2. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỔ PHONG .................................................................................. 60 3.2.1. Hoàn thiện công tác phân loại chi phí phục vụ cho yêu cầu quản trị...................................................................................................................... 60 3.2.2. Hoàn thiện việc xác định giá thành sản xuất .............................. 66 3.2.3. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí ..................................... 66 3.2.4. Phân tích chi phí phục vụ quá trình ra quyết định ...................... 69 3.2.5. Hoàn thiện công tác lập báo cáo KTQT ..................................... 72 3.2.6. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất.......................... 73 3.2.7. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán đảm bảo thực hiện KTQT .............................................................................................................. 79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 88 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BH BHTN BHXH BHYT BP CNTTSX CP CP NVL DN ĐP KH KLSP KPCĐ KTQT KTQTCP KTTC LĐTT NCTT NVLTT QĐ-UB SPĐP SXC SP TSCĐ TCVN UBND Bán hàng Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Biến phí Công nhân trực tiếp sản xuất Chi phí Chi phí nguyên vật liệu Doanh nghiệp Định phí Kế hoạch Khối lượng sản phẩm Kinh phí công đoàn Kế toán quản trị Kế toán quản trị chi phí Kế toán tài chính Lao động trực tiếp Nhân công trực tiếp Nguyên vật liệu trực tiếp Quyết định - Ủy ban Số dư đảm phí Sản xuất chung Sản phẩm Tài sản cố định Tiêu chuẩn Việt Nam Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 2.1 Bảng tổng hợp chi phí theo chức năng hoạt động 40 2.2 Bảng kế hoạch sản xuất năm 2012 41 2.3 Định mức vật tư, hóa chất vụ ép năm 2012 42 2.4 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm đường RS năm 2012 43 2.5 Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 45 2.6 Kế hoạch chi phí sản xuất chung năm 2012 46 Kế hoạch chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm 46 2.7 2.8 2012 Sổ chi tiết tài khoản 621-Chi phí nguyên vật liệu trực 47 tiếp 2.9 Sổ chi tiết tài khoản 622-Chi phí nhân công trực tiếp 48 2.10 Sổ chi tiết tài khoản 627-Chi phí sản xuất chung 49 2.11 Bảng tính giá thành sản phẩm đường RS 51 3.1 Bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí 61 3.2 Bảng phân loại chi phí theo định phí, biến phí năm 2012 62 3.3 Bảng tổng hợp chi phí hỗn hợp năm 2012 63 Bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí sản 65 3.4 phẩm đường RS 3.5 Bảng tính giá thành theo phương pháp trực tiếp 66 3.6 Bảng dự toán chi phí sản xuất SP đường RS 68 3.7 Bảng dự toán chi phí linh hoạt 69 3.8 Báo cáo thu nhập hoạt động kinh doanh SP đường RS 70 3.9 Bảng phân tích điểm hoàn vốn sản phẩm đường RS 70 3.10 Bảng tính giá bán sản phẩm đường theo PP trực tiếp 72 3.11 Báo cáo chi phí sản xuất 73 3.12 Bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 75 3.13 Bảng phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp 76 3.14 Bảng phân tích biến động biến phí sản xuất chung năm 78 2012 3.15 Bảng phân tích biến động định phí sản xuất chung năm 78 2012 3.16 Mối liên hệ thông tin kế toán quản trị với các bộ phận 84 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang 1.1 Giá thành sản xuất toàn bộ 19 1.2 Giá thành theo phương pháp trực tiếp 20 2.1 Qui trình công nghệ sản xuất đường RS của Nhà máy 35 2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh 36 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy 37 2.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy 38 3.1 Mối quan hệ, chức năng, nhiệm vụ của kế toán theo mô hình kết hợp của Nhà máy 82 -1- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện nền kinh tế thế giới ngày càng thay đổi, đã tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt, đồng thời cũng mang đến nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam, nếu biết nắm bắt và tận dụng. Muốn vậy, người quản lý doanh nghiệp cần phải nắm các thông tin, nhằm kiểm soát chi phí một cách tốt nhất để từ đó tạo ra các ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Đây chính là vấn đề sống còn của DN trong thời kỳ hội nhập. Những thông tin kế toán quản trị chính xác, đầy đủ và linh hoạt, gắn với nhu cầu quản lý của từng doanh nghiệp được coi là không thể thiếu, giúp nhà lãnh đạo đưa ra những quyết định đúng đắn và hiệu quả nhất giúp tiết kiệm chi phí, tạo ra những sản phẩm có chất lượng với giá cả phù hợp. Với tinh thần đó, ngành mía đường Việt Nam đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn, trong điều kiện nguồn nguyên liệu, nhân công dồi dào, giá rẻ, nhưng giá đường bán ra vẫn cao hơn trên thế giới. Đều này đã dẫn đến tình trạng đường nhập lậu tràn lan, làm cho việc tiêu thụ đường trong nước gặp khó khăn về giá, tiêu thụ chậm, lượng đường tồn kho tăng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của ngành mía đường Việt Nam. Tình hình trên đòi hỏi các doanh nghiệp, phải áp dụng hàng loạt các biện pháp cắt giảm chi phí hợp lý, và việc xây dựng cho mình hệ thống quản trị chi phí, là một yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp mía đường Việt Nam nói riêng, cũng như rất nhiều doanh nghiệp khác của Việt Nam nói chung, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thật sự của mình. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đang áp dụng hệ thống kế toán chi phí truyền thống, phục vụ chủ yếu cho mục tiêu -2kế toán tài chính. Mặc dù đã có những biểu hiện của kế toán quản trị, nhưng do chưa quan tâm nhiều, nên dẫn đến việc áp dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn nhiều thiếu sót, thông tin cung cấp cho nhà quản lý chưa hợp lý, kịp thời và chính xác, nên việc đem lại lợi ích tương xứng với các chi phí bỏ ra còn rất hạn chế. Nhà máy Đường Phổ Phong thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi đang trên đường tìm kiếm, lựa chọn, và hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị chi phí phù hợp nhất với mình, nhằm tìm giải pháp tiết kiệm chi phí tối ưu nhất, cho chiến lược phát triển bền vững của Nhà máy trong thời kỳ hội nhập. Với hệ thống kế toán chi phí hiện nay, tính cạnh tranh của Nhà máy trên thị trường chưa cao, đặc biệt khi chịu sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ từ đường nhập lậu, mà còn từ đường nhập khẩu. Mặc dù đã có sự bảo hộ của nhà nước, thông qua việc áp đặt hạn ngạch nhập khẩu đường vào Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu đó, tôi đã chọn đề tài “Kế toán quản trị chi phí tại Nhà máy đường Phổ Phong thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản nhằm làm rõ nội dung, bản chất của kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất. Phản ánh thực trạng và những vấn đề tồn tại của công tác kế toán quản trị chi phí tại Nhà máy đường Phổ Phong thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi. Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí phù hợp với đặc thù của Nhà máy đường Phổ Phong thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi. -33. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trên cơ sở thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Nhà máy đường Phổ Phong thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi. * Phạm vi nghiên cứu Kế toán quản trị chi phí tại Nhà máy đường Phổ Phong thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi. Sử dụng nguồn số liệu năm 2012 của Nhà máy đường Phổ Phong để phân tích và đánh giá. 4. Phương pháp nghiên cứu - Khảo sát thực tế về tình hình vận dụng KTQTCP tại Nhà máy đường Phổ Phong thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi thông qua các báo cáo kết hợp với việc phỏng vấn trực tiếp cán bộ, nhân viên phụ trách kế toán của đơn vị. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến KTQTCP từ đó hệ thống hóa các vấn đề mang tính lý luận vận dụng vào thực tế tại Nhà máy. - Tổng hợp, phân tích và so sánh qua đó để đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQTCP tại Nhà máy. 5. Bố cục của đề tài Đề tài luận văn có kết cấu như sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng về kế toán quản trị chi phí tại Nhà máy đường Phổ Phong thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi. Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Nhà máy đường Phổ Phong thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi. -46. Tổng quan tài liệu Kế toán quản trị được định nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên tất cả đều thống nhất chung mục đích KTQT là cung cấp thông tin định lượng tình hình kinh tế - tài chính về hoạt động của doanh nghiệp, cho các nhà quản trị ở doanh nghiệp. Đây là chủ đề được sự quan tâm nhiều của các nhà quản trị, các nhà nghiên cứu. Xác định chi phí, phân loại chi phí, lập dự toán định mức chi phí, kiểm soát chi phí, tính giá là các vấn đề kế toán quản trị chi phí thường được quan tâm và được coi là không thể thiếu trong một tổ chức để giúp lãnh đạo, xem xét, đánh giá hoạt động của tổ chức nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn và hiệu quả nhất về giá bán, quảng cáo, chiết khấu, khuyến mãi, chấp nhận đơn đặt hàng hay tiếp tục sản xuất kinh doanh hoặc ngừng sản xuất kinh doanh. Trong KTQT, công tác KTQTCP tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường. KTQTCP có chức năng đo lường, phân tích về tình hình chi phí và khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ; phục vụ cho các quyết định quản trị sản xuất, định hướng kinh doanh cho các bộ phận, tổ chức; điều chỉnh tình hình sản xuất theo thị trường; phục vụ tốt hơn quá trình kiểm soát chi phí, đảm bảo tính tiết kiệm, hiệu quả và gia tăng năng lực cạnh tranh. Để nghiên cứu cơ sở lý luận về KTQTCP, tác giả đã tìm hiểu một số sách và giáo trình của những tác giả như: Bộ tài chính (2009) Giáo trình kế toán quản trị, NXB tài chính, Hà nội; Bộ môn kế toán quản trị (2000), Kế toán quản trị, NXB thống kê; Kế toán chi phí giá thành, NXB Thống kê, Hà Nội; PGS.TS. Phạm Văn Dược; TS. Huỳnh Lợi (2009), Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội; TS Phạm Văn Dược (1998), Hướng dẫn tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, NXB thống kê, Hà nội; Nguyễn Phú -5Giang (2005), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, NXB tài chính; TS. Võ Văn Nhị (2001), Kế toán quản trị, NXB Thống kê; PGS. TS. Nguyễn Minh Phương, Giáo trình kế toán quản trị, NXB Lao động xã hội; GS.TS Nguyễn Quang Quynh (2001), Kiểm toán tài chính, NXB tài chính; PGS.TS. Đoàn Xuân Tiên (2005), Giáo trình kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB tài chính; PGS.TS. Trương Bá Thanh, Giáo trình kế toán quản trị, NXB Giáo dục; trang web http://www.tapchiketoan.com. Trong nội dung của các sách và giáo trình này các tác giả đã đề cập đến các nội dungcơ sở lý luận của KTQTCP như chi phí và các cách phân loại chi phí, lập dự toán, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, kiểm soát chi phí, phân tích thông tin phục vụ cho việc ra các quyết định,… Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng đã nghiên cứu một số công trình nghiên cứu ứng dụng KTQTCP trong các ngành, lĩnh vực cụ thể để phục vụ cho việc viết đề tài nghiên cứu của mình như: Ths Trần Mai Lâm Ái (2010), nghiên cứu về “Hoàn thiện kế toán quản trị tại Nhà máy bia Dung Quất thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi”; Ths Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2010), nghiên cứu về “ Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại tổng Công ty Cổ phần dệt may Hòa Thọ”; Ths Lê Mai Nga (năm 2005) nghiên cứu về “Tổ chức công tác kế toán quản trị ở các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Ths Phan Thị Thùy Nga (2010) nghiên cứu về “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Du lịch Quảng Ngãi ”, Ths Nguyễn Thị Minh Tâm (2010) nghiên cứu về “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại viễn thông Quảng Ngãi”, Ths Trần Lê Uyên Phương (2010) nghiên cứu về “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần kinh doanh nhà Thừa Thiên Huế”. Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống các nội dung cơ bản của hệ thống KTQTCP vào các ngành, lĩnh vực cụ thể theo phạm vi nghiên cứu của đề tài. -6Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, hoàn thiện KTQTCP tại các Công ty, nhưng hiện tại ở Nhà máy đường Phổ Phong thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về tình hình áp dụng KTQTCP tại Nhà máy. Vì vậy qua đề tài nghiên cứu này tác giả sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTQTCP trong doanh nghiệp sản xuất, phân tích thực trạng KTQTCP tại Nhà máy đường Phổ Phong thuộc Công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi, từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp để hoàn thiện KTQTCP tại Nhà máy. -7CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 1.1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin về chi phí để mỗi tổ chức thực hiện chức năng quản trị yếu tố nguồn lực tiêu dùng cho các hoạt động, nhằm xây dựng kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra các quyết định hợp lý. [1] Thông tin kế toán quản trị chi phí vừa mang tính linh hoạt, thường xuyên và hữu ích, không bắt buộc phải tuân theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Thông tin kế toán quản trị chi phí cung cấp bao gồm cả những thông tin quá khứ và những thông tin dự báo thông qua việc lập các kế hoạch và dự toán chi phí trên cơ sở các định mức chi phí (bao gồm cả các định mức về số lượng và định mức về đơn giá) nhằm kiểm soát chi phí thực tế, đồng thời làm căn cứ cho việc lựa chọn các quyết định về giá bán sản phẩm, quyết định ký kết các hợp đồng, quyết định tiếp tục sản xuất hay thuê ngoài gia công,… [2] Như vậy, kế toán quản trị chi phí nhấn mạnh đến tính dự báo của thông tin và trách nhiệm của các nhà quản lý thuộc các cấp quản lý. Có thể rút ra bản chất của KTQT chi phí như sau: - KTQT chi phí không chỉ thu thập và cung cấp thông tin quá khứ mà còn thu thập, xử lý và cung cấp thông tin hiện tại, hướng về tương lai phục vụ cho việc lập dự toán, làm căn cứ trong việc lựa chọn các quyết định bán sản phẩm tại điểm phân chia hay tiếp tục chế biến bán thành phẩm thành sản phẩm hoàn thành rồi mới bán, nên sản xuất hay mua ngoài các chi tiết, … ra quyết định lựa chọn các phương án kinh doanh hợp lý. -8- KTQT chi phí cung cấp các thông tin về hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp có liên quan. Những thông tin có ý nghĩa với bộ phận, điều hành, quản lý doanh nghiệp. - KTQT chi phí quan tâm đến các chi phí thực tế phát sinh theo loại chi phí, tổng mức chi phí và chi tiết theo từng mặt hàng. - Khi có sự biến động chi phí, trách nhiệm giải thích về những thay đổi bất lợi thuộc bộ phận nào KTQT chi phí phải theo dõi và báo cáo rõ ràng phục vụ cho quá trình kiểm soát, điều chỉnh của nhà quản lý. 1.1.2. Nhiệm vụ kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về chi phí theo phạm vi, nội dung kế toán quản trị chi phí của đơn vị xác định theo từng thời kỳ; - Kiểm tra, giám sát các định mức tiêu chuẩn, dự toán; - Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kế toán quản trị chi phí; - Phân tích, tính toán và đưa ra mô hình phù hợp cho việc lập kế hoạch và ra quyết định của ban lãnh đạo doanh nghiệp; - Tìm ra những giải pháp tác động lên các chi phí để tối ưu hóa mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. 1.1.3. Vai trò kế toán quản trị chi phí Kế toán quản trị chi phí có vai trò quan trọng trong quản trị, điều hành doanh nghiệp, ra quyết định kinh doanh thể hiện qua các đặc điểm sau [7]: - Nguồn chủ yếu để cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản lý ra quyết định ở các khâu: * Cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng kế hoạch Để thực hiện tốt được mục tiêu đề ra, kế hoạch phải được xây dựng trên những căn cứ khoa học, phải có những thông tin đầy đủ, thích hợp. Kế toán quản trị tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá, cung cấp thông tin để nhà quản trị có thể lựa chọn được phương án tối ưu cho việc lập kế hoạch của doanh nghiệp. -9* Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện Trong giai đoạn này, kế toán quản trị tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời về tình hình hoạt động để nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn và tổ chức thực hiện kịp thời các quyết định đó. * Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra và đánh giá Kế toán quản trị tổ chức lập báo cáo về kết quả thực hiện theo từng hoạt động, từng khâu công việc, cung cấp thông tin theo chức năng điều hành của nhà quản trị để nhà quản trị đánh giá, kiểm tra và đưa ra các quyết định theo chức năng của họ. * Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định Kế toán quản trị tiến hành phân loại, tổng hợp, lựa chọn những thông tin thích hợp và loại trừ những thông tin không thích hợp và trình bày theo một trình tự dễ hiểu nhất phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị. 1.2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ 1.2.1. Khái niệm Trong bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào thì sản xuất cũng là sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất đó. Đó là lực lượng lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình người lao động sử dụng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội. Ba yếu tố này được kết hợp và tiêu hao trong quá trình sản xuất. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hóa, người sản xuất phải bỏ ra chi phí và thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Chi phí được định nghĩa là giá trị tiền tệ của các khoản hao phí bỏ ra nhằm tạo ra các loại tài sản, hàng hoá hoặc các dịch vụ 1.2.2. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp sản xuất Doanh nghiệp sản xuất ngoài những hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm, còn có những hoạt động khác không có tính chất -10sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý doanh nghiệp và các hoạt động tài chính... Phân loại chi phí sản xuất là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện để phục vụ cho việc tổ chức, theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất để tính được giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh. Để quản lý, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí; tính toán được hiệu quả, tiết kiệm chi phí từng bộ phận sản xuất thì doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Tùy theo góc độ xem xét chi phí sản xuất trên những khía cạnh khác nhau mà chi phí sản xuất được phân loại theo những cách sau: a. Phân loại theo chức năng hoạt động * Chi phí sản xuất Trong doanh nghiệp sản xuất chi phí sản xuất gồm có 3 khoản mục: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Để tiến hành quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải chuẩn bị đủ các yếu tố như: thiết bị sản xuất; nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ; lao động;... Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố này để tạo ra sản phẩm. Sự kết hợp các yếu tố trong quá trình sản xuất làm phát sinh chi phí gọi là chi phí sản xuất. - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Đây là một trong các yếu tố của quá trình sản xuất, được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp là những nguyên liệu, vật liệu được sử dụng trực tiếp vào việc sản xuất ra sản phẩm, cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp được tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm trong kỳ. - Chi phí nhân công trực tiếp: Đây là chi phí doanh nghiệp phải trả tính trên cơ sở toàn bộ lao động trực tiếp. Các khoản chi phí này bao gồm tiền
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan