Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần môi trường đô thị kon tum...

Tài liệu Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần môi trường đô thị kon tum

.PDF
26
25
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN CÔNG TƢỜNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ KONTUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 8.34.03.01 Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn Phản biện 1: PGS.TS. Trần Đình Khôi Nguyên Phản biện 2: PGS.TS. Trần Phước Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum hệ thống kế toán quản trị đã và đang được tổ chức, tập trung chủ yếu vào kế toán quản trị chi phí nhằm cung cấp thông tin chi phí cho nhà quản trị và phục vụ cho yêu cầu hoạt động. Nhưng trên thực tế việc tổ chức kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng tại Công ty chưa khoa học, còn nhiều bỡ ngỡ, mang nhiều nội dung tự phát, các công việc của kế toán quản trị chi phí được thực hiện đan xen giữa nhiều bộ phận mà không có bộ phận chuyên trách, nội dung của kế toán quản trị còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi nội dung của kế toán tài chính. Xuất phát từ yêu cầu mang tính khách quan cả về lý luận lẫn thực tiễn nói trên, đồng thời nhận thức được vai trò của kế toán quản trị chi phí đối với sự phát triển của Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum, tác giả đã chọn đề tài “Kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum” làm đề tài nghiên cứu luận văn. Để từ những nghiên cứu và phân tích về thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí, nhận biết được những mặt làm được cũng như những tồn tại, hạn chế trong công tác kế toán quản trị chi phí của Công ty, xác định nguyên nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí, góp phần giúp công ty phát triển. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí trong Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum với mục đích mô tả, đánh giá những mặt còn tồn tại, hạn chế. Từ đó đề xuất các 2 giải pháp khắc phục cụ thể nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty. 3. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum diễn ra như thế nào? Kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum đã đạt được những kết quả gì và còn tồn tại những hạn chế nào? Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó là gì? Giải pháp nào nên thực hiện để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí cho các hoạt động dịch vụ công cộng liên quan đến lĩnh vực môi trường tại Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum trong năm 2017 và năm 2018. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện theo hướng nghiên cứu thống kê, mô tả, diễn giải, phương pháp so sánh dựa trên tài liệu của đơn vị vận dụng với điều kiện cụ thể và cơ chế chính sách hiện hành. Từ đó tập trung phân tích nhằm mô tả một cách khoa học và có hệ thống các tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí của Công ty, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục. Qua tìm hiểu thực tế, luận văn đã thu thập được các số liệu sơ cấp và thứ cấp. Số liệu sơ cấp là các thông tin liên quan đến tình 3 hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty mà trọng tâm là thu thập số liệu từ Phòng Kế toán, Phòng Kế hoạch, Phòng Môi trường. Kết quả nghiên cứu còn dựa trên các cuộc phỏng vấn trực tiếp kế toán trưởng, nhà quản lý, các bộ phận có liên quan đến số liệu của Công ty. Các số liệu thứ cấp được tham khảo từ các giáo trình, tạp chí kế toán và các công trình nghiên cứu có liên quan. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về lý luận: Luận văn đã giúp hệ thống hóa được những cơ sở lý luận cơ bản liên quan đến kế toán quản trị chi phí nhằm phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty. Về thực tiễn: Kết quả thực hiện đề tài giúp đáp ứng được nhu cầu thông tin của các nhà quản lý đặt biệt là đáp ứng được 3 yêu cầu phù hợp, tin cậy và kịp thời của thông tin mà các nhà quản lý cần và dễ dàng điều hành hoạt động của đơn vị. Giúp hoàn thiện chế độ hướng dẫn về hệ thống kế toán tài chính của Nhà nước. 7. Bố cục luận văn Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí. Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum. 8. Tổng quan về đề tài nghiên cứu Những nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Việt (1995) với luận án “Vấn đề hoàn thiện kế toán Việt Nam”, Phạm Văn Dược (1997) với “Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng 4 kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam” đã trình bày phương hướng và giải pháp xây dựng hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam. Đề tài “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây lắp Hùng Vương” của Hà Thụy Phúc Trầm (2012) đã phân tích, đánh giá và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty Cổ phần Cơ điện và xây lắp Hùng Vương. Tác giả đã đưa ra những nhận xét cụ thể trong công tác kế toán quản trị, công tác kiểm soát chi phí cho từng khoản mục chi phí xây lắp tại Công ty này. Luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Tiến Đông (2011) với nghiên cứu “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam” đã phân tích được một số nội dung chủ yếu của kế toán quản trị tại công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam như nhận diện và phân loại chi phí, công tác lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, xác định giá phí sản phẩm sản xuất, tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí, tổ chức kiểm tra và đánh giá thực hiện 4 chi phí các bộ phận, phân tích thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn tại Công ty này. Hạch toán chi phí đầy đủ Kết hợp chi phí xã hội và chi phí môi trường vào hệ thống hạch toán truyền thống, Đại học Carnegie Mellon, Pittsburgh - Christian Herzig và Tobias Viere, Dự án EMASEA thử nghiệm tại Công ty Intex, Trung tâm quản lý bền vững (CSM), Đại học Lueneburg, Đức. - Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hiền (2012), với đề tài “Nghiên cứu việc áp dụng Kế toán quản trị môi trường trong Công ty cổ phần Gạch Men COSEVCO (DACERA)”. 5 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 1.1.1. Khái niệm a. Khái niệm kế toán quản trị b. Khái niệm quản trị chi phí 1.1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí 1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến kế toán quản trị chi phí a. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Theo tác giả, nhân tố bên trong doanh nghiệp được xác định bao gồm: (1) Nhu cầu thông tin của nhà quản trị; (2) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp; (3) Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí. b. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp được xác định bao gồm: (1) Hệ thống văn bản về chính sách, pháp luật của Nhà nước, ngành; (2) Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và môi trường cạnh tranh. 1.2. KHÁI NIỆM CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.2.1. Khái niệm chi phí a. Theo quan điểm của các nước Bắc Mỹ b. Theo quan điểm của các nước Tây Âu c. Theo quan điểm của Việt Nam d. Theo quan điểm của cá nhân 6 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất a. Theo quan điểm của các nước Bắc Mỹ b. Theo quan điểm của các nước Tây Âu c. Theo quan điểm của Việt Nam 1.3. NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.3.1. Lập dự toán chi phí sản xuất Dự toán chi phí sản xuất thường được lập theo tháng. Việc lập dự toán chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp xác định được toàn bộ chi phí dùng để sản xuất số lượng sản phẩm đã được doanh nghiệp doanh nghiệp xác định trước trong dự toán tiêu thụ Dự toán chi phí sản xuất bao gồm dự toán nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán nhân công trực tiếp, dự toán sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp và dự toán chi phí tài chính trong quá trình sản xuất sản phẩm. a. Nội dung dự toán chi phí sản xuất * Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Dự toán chi phí nhân công trực tiếp * Dự toán chi phí sản xuất chung * Dự toán chi phí bán hàng * Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp b. Dự toán linh hoạt Những bước cơ bản để lập dự toán linh hoạt bao gồm: - Xác định phạm vi phù hợp về hoạt động cho doanh nghiệp. - Phân chia các chi phí thành biến phí và định phí. - Xác định công thức tính toán cho từng loại chi phí. - Dùng công thức đã có để lập dự toán cho các mức độ hoạt 7 động trong phạm vi phù hợp. 1.3.2. Phân tích biến động chi phí Đối với các nhà quản trị thì chi phí luôn là mối quan tâm hàng đầu bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của chi phí đã chi ra. Vì vậy, các nhà quản trị cần phải phân tích, hoạch định, kiểm soát chi phí để biết tình hình biến động của chi phí từ đó có những chính sách chi tiêu cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh. Phân tích biến động chi phí được thể hiện qua phân tích biến động của các khoản mục chi phí. a. Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp b. Biến động chi phí nhân công trực tiếp c. Biến động chi phí sản xuất chung 1.3.3. Tính giá thành sản phẩm a. Giá thành sản phẩm b. Phân loại giá thành c. Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp 1.3.4. Thông tin kế toán quản trị chi phí với việc ra quyết định a. Phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận Khi phân tích mối quan hệ giữa chi phí - sản lượng - lợi nhuận, doanh nghiệp thường quan tâm đến điểm hòa vốn; mức sản lượng cần thiết để đạt được số lợi nhuận mong muốn; giá bán sản phẩm với mức sản lượng, chi phí và lợi nhuận mong muốn; ảnh hưởng của lợi nhuận đối với lợi nhuận theo sự thay đổi dự tính về biến phí và định phí. 8 b. Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định Nghiên cứu mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là một biện pháp hữu ích giúp nhà quản trị doanh nghiệp lựa chọn ra quyết định như: xác định sản lượng sản xuất, sản lượng sản phẩm tiêu thụ, lựa chọn dây chuyền sản xuất, giá bán SP, chiến lược khuyến mại. Việc nghiên cứu này thực chất là phân tích mối quan hệ để tìm ra liên kết thích hợp nhất giữa chi phí biến đổi, chi phí cố định, sản lượng, giá bán, doanh số, kết cấu hàng bán và lợi nhuận, để tạo nên các khái niệm cơ bản trong mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận. c. Phân tích điểm hòa vốn trong tiêu thụ Mối quan hệ giữa chi phí khối lượng lợi nhuận được thể hiện chủ yếu trong việc phân tích điểm hòa vốn. Qua việc phân tích điểm hòa vốn giúp các doanh nghiệp nhận thức được rằng: sau điểm hòa vốn cứ mỗi sản phẩm được tiêu thụ sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp thêm một giá trị đúng bằng phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi của sản phẩm đó. Kế toán quản trị chi phí tiến hành phân tích điểm hòa vốn sẽ giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, trong mối liên hệ giữa nhiều yếu tố tác động tới lợi nhuận, cho phép xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinh doanh, hay ở mức sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sẽ đạt điểm hòa vốn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. 1.3.5. Kiểm soát chi phí Kiểm soát chi phí sản xuất bao gồm kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp và kiểm soát chi phí sản xuất chung. Kiểm soát thông qua việc phân tích 9 biến động chi phí sản xuất gắn liền với nhân tố giá và nhân tố lượng. Việc phân tích biến động chi phí sản xuất theo nhân tố giá và nhân tố lượng giúp nhà quản lý phát hiện các yếu tố gây ra biến động chi phí. Kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí quản lý: để kiểm soát tốt chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, cần phải quan tâm đến biến động của cả biến phí và định phí. Điều này vừa làm rõ trách nhiệm của từng trung tâm chi phí có liên quan đến hoạt động bán hàng và quản lý, vừa làm rõ biến động chi phí. Đồng thời, qua hoạt động kiểm soát chi phí nhà quản trị có thể đánh giá được năng lực quản lý của đội ngũ nhân lực trong doanh nghiệp. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ KON TUM 2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ KON TUM 2.1.1. Thông tin khái quát 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động Công ty được Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Kon Tum cấp giấy Chứng nhận ĐKKD và Đăng ký thuế số: 6100146571 (đăng ký lần đầu ngày 30/3/1999, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 30/6/2010, đăng ký thay đổi lần 3 ngày 31/12/2015 chính thức chuyển thành Công ty cổ phần) với ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau: - Thu gom rác thải không độc hại; - Thu gom rác thải độc hại; - Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại; - Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại; - Thoát nước và xử lý nước thải; - Xây dựng công trình công ích; - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; - Xây dựng các loại nhà; - Xây dựng công trình đường sắt, đường bộ; - Hoàn thiện công trình xây dựng; - Hoạt động xây dựng chuyên dụng: phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng; Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi, điều hòa không khí; 11 - Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan; - Hoạt động dịch vụ phục vụ tang lễ; - Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác; - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; - Hoạt động tư vấn quản lý; - Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan; - Cung ứng lao động tạm thời. 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý 2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ phận kế toán của Công ty 2.1.6. Các mục tiêu chủ yếu của Công ty 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ KON TUM 2.2.1. Thực trạng chi phí sản xuất - kinh doanh tại Công ty a. Phân loại chi phí sản xuất - kinh doanh * Chi phí sản xuất - Chi phí nhân công trực tiếp gồm: tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương cho đối tượng lao động trực tiếp. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm: chi phí nguyên vật liệu; nhiên liệu như nhiên liệu cấp cho các xe hoạt động tại Công ty bao gồm chi phí mua xăng 92, dầu diezen, các nhiên liệu phụ như mỡ, nhớt máy, dầu thắng... - Chi phí máy thi công gồm: chi phí nhân công sử dụng máy thi công, chi phí nguyên vật liệu, dụng cụ sản xuất, khấu hao máy thi công, và các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho máy thi công. - Chi phí sản xuất chung gồm: chi phí nhân viên phân 12 xưởng; chi phí vật liệu xuất dùng cho các đơn vị bảo dưỡng xe máy, chi phí sữa chữa TSCĐ; chi phí dụng cụ sản xuất; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí khác bằng tiền khác,.. * Chi phí ngoài sản xuất - Chi phí bán hàng gồm: Chi phí nhân viên, nguyên vật liệu, bao bì, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. - Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm: chi phí nhân viên quản lý, vật liệu quản lý, đồ dùng văn phòng, thuế, phí, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. b. Phân tích biến động chi phí sản xuất - kinh doanh * Chi phí sản xuất Bảng 2.1. Chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum trong năm 2017 và năm 2018 Qua bảng phân tích ta thấy, chi phí sản xuất qua các năm có sự thay đổi. Đánh giá tổng quát, chi phí sản xuất của Công ty đã giảm 1.795.020.360 đồng từ 58.334.472.938 đồng (năm 2017) xuống còn 56.539.452.578 đồng (năm 2018). Đây là dấu hiệu tốt trong nỗ lực giảm giá thành dịch vụ của Công ty, từ đó góp phần tăng lợi nhuận sản xuất - kinh doanh. Về kết cấu chi phí thì tỷ trọng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung giảm còn tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp thì tăng lên. Cụ thể: Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm 1,66% tương ứng với lượng chi phí từ 13.525.335.793 đồng (năm 2017) giảm còn 12.174.713.985 đồng (năm 2018). Nguyên nhân là do sự biến động về số lượng nguyên vật liệu sử dụng và đơn giá nguyên vật liệu đầu vào sử dụng trong các dịch vụ, hạng mục công trình của Công ty. 13 * Chi phí ngoài sản xuất Bảng 2.4. Chi phí ngoài sản xuất tại Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum trong năm 2017 và năm 2018 Qua bảng phân tích, đánh giá tổng quát, ta thấy chi phí phục vụ cho các hoạt động ngoài sản xuất của Công ty đã giảm 1.419.779.949 đồng từ 8.856.979.206 đồng (năm 2017) xuống còn 7.437.199.257 đồng (năm 2018). Đây là tín hiệu tốt cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty. Về kết cấu chi phí, tỷ trọng của chi phí bán hàng tăng còn tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Cụ thể: Tỷ trọng chi phí bán hàng tăng 2,39% tương ứng với lượng chi phí từ 487.045.182 đồng (năm 2017) tăng lên 586.471.391 đồng (năm 2018). Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động về số lượng và chi phí thuê nhân viên, các yếu tố định phí về bán hàng, biến phí đơn vị theo giá, sản lượng tiêu thụ theo dự toán của các năm. Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 2,39% tương ứng với lượng chi phí từ 8.369.934.024 đồng (năm 2017) giảm còn 6.850.727.866 đồng (năm 2018). Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ mức độ hoạt động của Công ty, sự thay đổi sản lượng, khối lượng công việc theo dự toán hoặc biến phí sản xuất chung theo hạng mục công trình, kéo theo một loạt chi phí giảm như: chi phí vật liệu quản lý, đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài khác,... 2.2.2. Tập hợp chi phí và tính giá thành a. Đối tượng tính giá thành Với đặc thù của ngành môi trường đô thị, sản phẩm kinh doanh là các loại hình dịch vụ môi trường và hạng mục công trình đô 14 thị. Mỗi dịch vụ và hạng mục công trình đều có dự toán riêng nên tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Kon Tum lựa chọn đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là loại hình dịch vụ và hạng mục công trình. Ví dụ như dịch vụ quét, thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác; xây dựng một số hạng mục tại khu vực chợ, công viên, sửa chữa hệ thống điện trang trí,…. b. Phương pháp tính giá thành Như đã phân tích ở trên, đối tượng tính giá thành tại Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum là các loại hình dịch vụ môi trường và hạng mục công trình. Công tác tính toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, bộ phận kế toán của Công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành trực tiếp. Theo đó, kế toán của Công ty tập hợp chi phí cho từng loại hình dịch vụ, hạng mục công trình. Chi phí sản xuất liên quan đến loại hình dịch vụ, hạng mục công trình nào thì tập hợp trực tiếp vào loại hình dịch vụ, hạng mục công trình đó. Giá trị dịch vụ, hạng mục công trình hoàn thành trong quý được xác định theo phương pháp tổng cộng chi phí từ khi phát sinh đến khi hoàn thành ở sổ chi tiết để tính giá thành. Tập hợp chi phí từng dịch vụ, hạng mục công trình, kế toán kết chuyển các hạng mục chi phí: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sử dung máy thi công, chi phí sản xuất chung cho từng loại hình dịch vụ, hạng mục công trình đó. c. Trình tự tính giá thành Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp cho từng loại hình dịch vụ, hạng mục công trình. Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh của từng loại hình dịch vụ, hạng mục công trình từ khi bắt đầu thực hiện đến khi hoàn 15 thành bàn giao chính là giá thành thực tế của khối lượng công việc hoàn thành bàn giao trong kỳ. Căn cứ vào các chứng từ về chi phí phát sinh trong kỳ cho quá trình thực hiện các loại hình dịch vụ, thi công các hạng mục công trình hoặc các bảng phân bổ chi phí, kế toán Công ty vào sổ chi tiết chi phí sản xuất – kinh doanh cho từng loại hình dịch vu, hạng mục công trình. Cuối tháng kiểm kê đánh giá và xác định giá trị các loại hình dịch vụ, hạng mục công trình làm dở dang cuối kỳ (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ), đồng thời xác định giá trị các loại hình dịch vụ, hạng mục công trình còn dở dang từ kỳ trước (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ). Từ đó, căn cứ vào sổ chi tiết, giá trị loại hình dịch vụ, hạng mục công trình làm dở đã xác định được để tính ra giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm (Lập bảng tính giá thành). d. Tập hợp chi phí 2.2.3. Phân tích sự thay đổi chi phí sản xuất - kinh doanh của Công ty theo một số loại hình dịch vụ môi trường và hạng mục công trình chính 2.2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty thông qua mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu Bảng 2.14. Chi phí và lợi nhuận của Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum qua các năm 2017 và 2018 Hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum ngày càng có hiệu quả. Điều này chứng tỏ các chính sách kinh doanh, định hướng phát triển của Công ty là đúng đắn và được thực hiện một cách chặt chẽ, đồng bộ phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đồng thời, hiệu quả hoạt động sản xuất - 16 kinh doanh của Công ty được nâng lên cũng chứng tỏ năng lực của đội ngũ nhân lực quản trị của Công ty trong dự toán chi phí hoạt động theo từng khoản mục một cách hợp lý, chính xác, vừa không làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vừa làm tăng lợi nhuận. Đây là yếu tố tích cực cần được Công ty tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa. 2.2.5. Thực trạng công tác phân tích và kiểm soát chi phí Thứ nhất, về dự toán chi phí sản xuất và giá thành dịch vụ, hạng mục công trình. Hiện nay, các dự toán thường được thực hiện bán thủ công hoặc thủ công, chưa có phần mềm riêng để dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Các bảng tính trong Excel được sử dụng nhiều nhất để tính toán giá dự toán theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu và thời gian hoàn thành công việc đối với từng loại hình dịch vụ, hạng mục công trình. Cuối cùng, số liệu dự toán được nhà quản lý phê chuẩn nhằm ban hành khung giá cơ bản hoặc được điều chỉnh, phê duyệt trong một số trường hợp đặc biệt. Thứ hai, kế toán chi phí sản xuất và giá thành dịch vụ. Đối với chi phí nguyên vật liệu, việc theo dõi khoản chi phí nguyên liệu tại Công ty được thực hiện khá chặt chẽ, kết hợp với việc theo dõi chi tiết cho từng loại nguyên liệu, theo từng nguồn gốc mua vào (nhập khẩu hay mua nội địa), được xuất dùng cho từng đơn hàng, khai báo với cơ quan hải quan và xác định các nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước... Thứ ba, kiểm tra kết quả báo cáo từ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trên thực tế, việc kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ sách tại Công ty cổ phần Môi trường đô thị Kon Tum vẫn còn nhiều hạn chế, khiến cho thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm 17 soát luôn có một khoảng cách nhất định. Thứ tư, phân tích, đánh giá chênh lệch giữa chi phí, giá thành dự toán với chi phí, giá thành thực tế nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản lý. Việc đánh giá hiệu quả theo loại hình dịch vụ, hạng mục công trình trong Công ty hiện nay chỉ mới chú trọng tới tiêu chí đánh giá năng suất lao động theo từng hạng mục. Vì vậy, việc đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty mới chỉ ở mức độ giản đơn. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ KON TUM 2.3.1. Ƣu điểm Thứ nhất, tại Công ty, các chi phí phát sinh được phân loại theo công dụng của chi phí, theo đó chi phí được xây dựng theo năm khoản mục chi phí (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung và chi phí ngoài sản xuất). Việc phân loại chi phí như vậy có ý nghĩa trong việc xác định chi phí sản xuất, tính giá thành theo phương pháp toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành và cuối cùng là lập báo cáo tài chính cho Công ty. Thứ hai, qua công tác phân loại chi phí như trên, Công ty có thể phân biệt được chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất; phân biệt được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Từ đó có thể mô tả được vai trò của chi phí trên báo cáo thu nhập và Bảng cân đối kế toán. 2.3.2. Tồn tại, hạn chế Tổ chức kế toán quản trị ở Công ty chưa quan tâm đúng mực đến việc lập dự toán và định mức các khoản mục chi phí dẫn đến mất 18 tính chủ động trong kế hoạch sản xuất, thiếu mới mua. Như vậy, hoạt động của Công ty sẽ chịu tác động lớn của giá cả thị trường cũng như lãng phí chi phí nhân công cho quá trình mua sắm này. - Về phân loại chi phí: tại Công ty, chủ yếu sử dụng cách xác định và phân loại chi phí theo mục đích và công dụng chi phí. Phân loại chi phí theo cách ứng xử (biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp), phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát được hay chi phí cơ hội, chi phí chìm đều chưa được thực hiện. - Về quản lý định mức tiêu hao: do trong quá trình thi công Công ty và các tổ, đội thi công chưa có sự quản lý chặt chẽ về định mức tiêu hao của vật liệu, nhân công, ca máy thi công,... Cho nên, khi có hạng mục công trình hoàn thành bàn giao bắt buộc Công ty phải xuất hóa đơn GTGT ghi nhận doanh thu và xác định giá vốn của các hạng mục đó. - Về khâu quản lý đơn giá: còn nhiều bất cập, do xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu định mức tiêu hao như đã nói ở trên, nên các tổ, đội thi công thường tìm cách ghi nhận giá vật liệu, thuê nhân công, ca máy thấp hoặc cao hơn so với giá thực tế, để khống chế theo giá trị trúng thầu. Điều này tạo ra khó khăn, trong giải trình đơn giá khi quyết toán giá dịch vụ, công trình nhất là các loại hình dịch vụ, hạng mục công trình chỉ định thầu. - Về xây dựng, quản lý và sử dụng định mức, dự toán: hiện nay, kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty mới chỉ dừng lại ở chức năng cung cấp thông tin đã được thực hiện, mà chưa phục vụ cho việc kiểm tra tình hình tuân thủ các định mức kinh tế kỹ thuật và các dự toán sản xuất kinh doanh. Thực tế, Công ty đã quan tâm đến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan