Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán chi phía sản xuất và tính giá thành tại công ty tnhh hải thanh...

Tài liệu Kế toán chi phía sản xuất và tính giá thành tại công ty tnhh hải thanh

.PDF
69
1
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH HẢI THANH Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Lớp: 42k06.3 – CLC Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Công Phương Email: [email protected] Danang, 2020 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÊ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THANH SẢN PHẨM ............................................................................3 1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm..................3 Chi phí sản xuất ...................................................................................... 3 1.1.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 3 1.1.1.2. Phân loại ........................................................................................... 3 Tính giá thành ......................................................................................... 4 1.2. 1.1.2.1. Khái niệm ......................................................................................... 4 1.1.2.2. Phân loại ........................................................................................... 4 1.1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .......5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ...................................................................5 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ......................................................... 5 Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất ...................................................... 5 1.2.2.1. Tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...................... 5 1.2.2.2. Tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp .............................. 7 1.2.2.3. Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung .....................................8 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm ...................................................................................................10 1.2.3.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.................................................. 10 1.2.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang ........................................................... 11 1.2.3.3. Tính giá thành sản phẩm ................................................................ 12 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY .......................................15 2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý ......................................15 Giới thiệu về công ty.............................................................................15 2.1.1.1. Giới thiệu chung .............................................................................15 2.1.1.2. Chức năng và lĩnh vực kinh doanh ................................................15 2.1.1.3. Đặc điểm sản phẩm ........................................................................15 2.1.1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất .........................................16 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và công tác kế toán.................... 16 2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý .................................................................16 2.1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán .................................................................18 Đặc điểm hình thức ghi sổ kế toán ....................................................... 19 2.2. Thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Hải Thanh ..................................................................................................................... 20 Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty ....................... 20 2.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ................................................20 2.2.1.2. Đối tượng tính giá thành ................................................................ 20 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty.........................................21 2.2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .......................... 21 2.2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ..................................24 2.2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung .........................................28 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại công ty ...........................................................................35 2.2.3.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.................................................. 35 2.2.3.2. Kế toán phân bổ chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang .36 2.2.3.3. Tính giá thành sản phẩm ................................................................ 39 CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................... 41 3.1. Nhận xét .......................................................................................................41 Ưu điểm ................................................................................................ 41 Nhược điểm........................................................................................... 42 3.2. Một số ý kiến về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty........ .................................................................................................................... 42 KẾT LUẬN ..............................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 45 PHỤ LỤC... ..............................................................................................................46 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Phản ánh tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ...................................6 Sơ đồ 1.2. Phản ánh tập hợp chi phí nhân công trực tiếp............................................7 Sơ đồ 1.3. Phản ánh tập hợp chi phí sản xuất chung...................................................9 Sơ đồ 1.4. Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX ............................. 10 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Hải Thanh ............16 Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán ............................................................................19 Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ.......................................................................................... 20 Sơ đồ 2.4. Trình tự phản ánh vào sổ kế toán chi phí vật liệu trực tiếp ..................... 21 Sơ đồ 2.5. Trình tự phản ánh vào sổ kế toán chi phí nhân công trục tiếp .................24 Sơ đồ 2.6. Trình tự phản ánh vào sổ kế toán chi phí sản xuất chung ....................... 28 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính ........................................................ 22 Hình 2.2 Phiếu xuất kho nguyên vật liệu phụ .......................................................... 23 Hình 2.3 Bảng tổng hợp chi phí lương tháng 12 ....................................................... 26 Hình 2.4 Phiếu xuất kho vật liệu phụ ........................................................................31 Hình 2.5 Phiếu xuất kho công cụ dụng cụ ................................................................ 32 Hình 2.6 Bảng trích khấu hao TSCĐ tháng 12/ 2018 ...............................................34 Hình 2.7 Hóa đơn GTGT tiền điện ...........................................................................35 Hình 2.8 Chứng từ ghi sổ số 16 ................................................................................38 Hình 2.9 Sổ chi tiết tài khoản 154 .............................................................................38 Hình 2.10 Sổ cái tài khoản 154 .................................................................................39 Hình 2.11 Bảng phân bổ chi phí và tính giá thành tháng 12 .....................................39 Hình 2.12 Chứng từ ghi sổ số 17 ..............................................................................40 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TK CTGS SX SP CPSX NVLTT NCTT SXC TSCĐ CCDC Tài khoản Chứng từ ghi sổ Sản xuất Sản phẩm Chi phí sản xuất Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Sản xuất chung Tài sản cố định Công cụ dụng cụ 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Đối với các doanh nghiệp sản xuất sự tồn tại và phát triển phụ thộc vào nhiều yếu tố một trong số đó không thể không nhắc đến tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Muốn tồn tại và phát triển, đơn vị cần tạo ra các khoản lợi nhuận và để dạt được điều này doanh nghiệp cần đảm bảo bù đắp được chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất tạo thành phẩm. Muốn làm được điều này việc nghi nhận đầy đủ chi phí sản xuất và tính chính xác trong xác định giá thành sản phẩm là rất quan trọng đặc biệt trong thực trang hiện nay ở Việt Nam các công ty SX chiếm tỷ trọng lớn cùng với việc mở rông thị trường vấn đề giảm thiểu chi phí và công tác tính giá thành sản phẩm ngày càng quan trọng. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm không dừng lại ở nghi nhận chính xác đầy đủ. Nó còn góp phần không nhỏ vào công tác kiểm soát chi phí của doanh nghiệp, tránh lãng phí bằng cách cung cấp cho đơn vị cấp trên nhưng dữ liệu vừa đảm bảo tính chính xác và tính kịp thời cho công tác tiết kiệm chi phí từ đó giảm giá thành giúp tăng khả năng cạnh tranh của đơn vị. Với vai trò đó kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với các công ty SX nói chung và công ty TNHH Hải Anh nói riêng. Hiểu được ý nghĩa của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và mong muốn kiểm kiểm chứng lý thuyết, mong muốn được học hỏi, hiểu rõ hơn về ngành mình theo học, em quyết định chọn đề tài “ Kế toán chi phía sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Hải Thanh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn được thực hiện với mong muốn đạt được các mục tiêu: Hiểu về cơ cấu tổ chức, quá trình sản xuất tạo sản phẩm của đơn vị, hiểu rõ về công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành tại công ty THNN Hải Thanh, từ những thông tin đã tìm hiểu và nghiên cứu, đưa ra nhận xét cũng như các góp ý góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tại công ty TNHH Hải Thanh. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp định tính: quan sát mô tả quy trình SX, cách thức tập hợp CPSX, phương pháp, cách thức tính giá thành sản phẩm, đồng thời so sánh với các lý thuyết liên quan. 3. Tổng quan tài liệu Đề tài của tác giả Lê Thúy Hà (2011) về “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bia Sài Gòn – Hà Nam” tìm hiểu thục trạng sản xuất bia tại đơn vị, khái quát các lý thuyết liên quan tới CPSX và tính giá 2 thành ở hai góc độ là kế toán tài chính và kế toán quản trị. Thông qua quá trình tìm hiểu để đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại công ty. Đề tài của Triệu Thị Thu Phương (2014) với đề tài “Kế toán chi phí và giá thành sản xuất bê tông tươi tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại Dầu Khí Sông Đà” tìm hiểu về thực tế kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty CP Đầu tư và Thương mại Dầu Khí Sông Đà từ đó hệ thống hóa, làm rõ hơn các lý thuyết về tập hợp chi phí và tính giá thành. Tác giả cũng đề xuất hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kế toán tại công ty. Đề tài của Nguyễn Ngọc Oanh (2016) với đề tài “Chi phí sản xuất và tính giá thành tại công TNHH Phú Tân”, bên cạnh việc tổng hợp các nội dung lý thuyết tác giả còn trình bày các minh chứng thực tế về CPSX và tính giá thành ở cả hai góc nhìn là kế toán quản trị và kế toán tài chính. Cùng với những nhận xét về ưu và nhược điểm của công tác giá thành tác giả kiến nghị một số giải pháp để áp dụng trong thực tế. Đề tài của Bùi Thị Lan Phương (2016) với đề tài “Kế toán và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Đại Kim” tìm hiểu các vấn đề thực tế về CPSX và tính giá thành tại công ty nhựa Đại Kim, đồng thời so sánh với lý luận chung về kế toán CPSX và tính giá thành ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất từ đó đưa ra các ưu cũng như nhược điểm của công tác kế toán tại doanh nghiệp, đồng thời tác giả cũng nêu các ý kiến đề xuất cải tiến cùng với các giải pháp nhằm thực hiện các đề xuất đó. 4. Bố cục đề tài Bố cục bài viết gồm có 3 phần: Chương 1: cơ sở lý thuyết về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Hải Thanh. Chương 3: Nhận xét và đề xuất. 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÊ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THANH SẢN PHẨM 1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm Chi phí là các khoản làm giảm lợi ích kinh tế, được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa. 1.1.1.2. Phân loại  Phân loại theo công dụng của chi phí. Với phương thức này, CPSX phân loại thành: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: CP về nguyên vật liệu (NVL chính, GVL phụ) phục vụ trực tiếp cho việc tạo ra SP. Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản tiền lương cho nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình SX tạo SP cũng như các khoản trích theo lương của đối tượng này. Chi phí sản xuất chung: chi phí chung liên quan tới quá trình SX như chi phí liên quan tới khấu hao các loại máy móc thiết bị, các loại công cụ dụng cụ tham gia vào SX, các dịch vụ mua ngoài, các chi phí bằng tiền khác.  Phân loại theo nội dung chi phí Phân loại theo phương pháp này, không xét đến địa điểm, phòng ban hay sản phẩm nào được tạo ra miễn chúng có cùng nội dung kinh tế sẽ xếp vào cùng một nhóm. CPSX được phân loại thành: Chi phí nguyên vật liệu: các NVL đáp ứng cho công tác SX bao gồm chi phí NVL chính, nó thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành đối với doanh nghiệp SX) và chi phí NVL phụ cùng với nguyên vật liệu chính cùng nhau cấu thành SP hoàn chỉnh. Chi phí nhân công: như các khoản tiền lương, khoản trích theo lương của nhân viên tham gia SX cũng như các khoản phụ cấp... Chi phí khấu hao TSCĐ: khấu hao được trích trong kỳ của những tài sản với mục đích sử dụng cho quá trình SX. Chi phí dịch vụ mua ngoài: các dịch vụ mua từ bên ngoài nhằm đáp ứng quá trình SX như điện nước, viễn thông... 4 Chi phí bằng tiền khác: các chi phí bằng tiền nhưng chưa được phản ánh ở trên mà đơn vị phải thanh toán trong ký kế toán nhằm mục địch phục vụ SX của doanh nghiệp. Phi phí này thường chiếm tỷ trọng khá nhỏ.  Phân loại theo đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí: CPSX được phân loại thành: Chi phí trực tiếp: chi phí tập có thể hợp một cách trực tiếp cho đối tượng tập hợp chi phí. Chi phí gián tiếp: chi phí chưa thể tập hợp ngay do không chỉ liên quan đến một và nó liên quan đồng thời đến nhiều đối tượng nên cuối kỳ phải phân bổ cho từng đối tượng.  Phân loại theo mối quan hệ với mức mức độ hoạt động Chi phí cố định: không bị phụ thuộc vào mức độ hoạt động của đơn vị. Các ví dụ về loại chi phí này như CP khấu hao, CP thuê nhà xưởng.... Chi phí biến đổi (biến phí): chi phí biến đổi tỉ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị. Xét về mối quan hệ giữa mức độ hoạt động và biến phí đơn vị. Biến phí đơn vị không đổi khi mức độ hoạt động thay đổi và nó bằng không khi không có hoạt động. Một vài ví dụ có thể kể đến như khi hoạt động SX của công ty tăng lên thì CP nguyên vật liệu, CP nhân công tăng theo mức độ hoạt động của công ty. mặt khác nếu ta xét trên đơn vị hoạt động là đơn vị sản phẩm thì chúng không biến đổi. Tính giá thành 1.1.2.1. Khái niệm Giá thành sản phẩm là CPSX tính cho một khối lượng hoặc đơn vị SP do đơn vị SX hoàn thành trong điều kiện SX bình thường. Nó là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của quá trình SX, quản lý SX. Nó phản ánh kết quả sử dụng nguồn lực như tài sản, vốn, vật tư và là căn cứ quan trọng để xác định giá bán cũng như hiệu quả kinh tế của đơn vị. 1.1.2.2. Phân loại  Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành: Giá thành kế hoạch: giá thành xác định dựa trên chi phí và sản lượng theo kế hoạch đã đề ra trước khi đơn vị tiến hành SX là mục tiêu đơn vị muốn đạt được. Nó cũng là một chỉ tiêu để đơn vị có thể đánh giá thực tế thực hiện sản xuất của đơn vị mình. Giá thành định mức: Xây dựng dựa vào tiêu chuẩn của chi phí định mức và xác định cho một đơn vị SP hoàn thành. Nó được tính vào thời điểm trước khi đơn 5 vị tiến hành SX... phương pháp này có ưu điểm đơn vị sẽ dễ dàng theo dõi quá trình SX, tình hình sử dụng các nguồn lực, nhanh chóng phát hiện các chi phí vượt định mức. Kịp thời thực hiện các giải pháp nhằm mục tiêu cải thiện hơn nữa hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Giá thành thực tế: là giá thành chỉ khi quá trình SX đã hoàn thành, thu thập được số liệu thực tế về các chi phí đã phát sinh cũng như số lượng thành phẩm mới xác định được. 1.1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm CPSX và giá thành sản phẩm giữa chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Chúng đều là những hao phí mà doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích SX, mặt khác giữa chúng có sự khác nhau về mặt giá trị và về thời gian như sau: Nếu như CPSX gằn với thời kỳ mà chi phí đã phát sinh thì giá thành lại gắn liền với SP đã hoàn thành. CPSX không chỉ gồm những khoản chi phí tập hợp cho những SP, dịch vụ hoàn thành mà nó còn phải tính cả chi phí của những SP bị hư hỏng hay SP dở dang. Trong khi đó giá thành SP mặc dù có liên quan đến CPSX dở dang cuối kỳ trước chuyển sang nhưng lại không liên quan tới SP dở dang cuối kỳ hay những SP bị hư hỏng. 1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Là phạm vi giới hạn mà CPSX cần tập hợp, thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. Đối tượng tập hợp CPSX được xác định dựa trên các cơ sở như đặc điểm tổ chức SX, loại hình sản xuất, đặc điểm công dụng của chi phí, Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 1.2.2.1. Tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVLTT là các CP có liên quan tới nguyên liệu, nhiên liệu bán... phục vụ trực tiếp cho quá trình SX. Đặc biệt đối với những đơn vị sản xuất CP này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CP. Chi phí NVLTT mỗi lần phát sinh thường được hoạch toán cụ thể cho đối tượng tính giá thành. Mỗi đối tượng tính gia thành sẽ được kế toán tổng hợp chi phí phát sinh vào cuối kỳ. Đối với phương pháp gián tiếp đến cuối kỳ kế toán xác định chiêu thức phù hợp để phân bổ chi phí NVLTT cho từng đối tượng tính giá thành. Tiêu thức được lựa chọn rất quan trọng do nó quyết định sự 6 chính xác của giá thành nên phải xác định được phương pháp phù hợp. Căn cứ nghi nhận chi phí NVLTT thường là các phiếu xuất kho....  Phương pháp tập hợp: Có hai phương pháp để tập hợp chi phí NVLT đó là phương pháp trực tiếp và phương pháp tập hợp gián tiếp. Việc lựa chọn phương pháp nào tùy thuộc vào chi phí phát sinh liên quan đến một hay đồng thời đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí.  Sơ đồ phản ánh Theo đó toàn bộ CP về NVLTT sẽ được tập hợp vào bên nợ TK 621 cuối kỳ kết chuyển vào bên có TK 152 (đối với NVL dùng không hết) TK 632 (nếu CP vượt mức) và kết chuyển bên nợ TK 154 Sơ đồ 1.1. Phản ánh tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 TK 621 (1) TK 152 (3) TK 154/ TK 631 TK 111,112, 331 (4) (2a) TK 632 TK 1331 (5) ( 2b) Chú thích (1) Xuất kho nguyên vật liệu (2a) Mua nguyên vật liệu dùng ngay cho sản xuất 7 (2b) Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (3) Nhập kho NVL dùng không hết (4) Cuối kỳ kết chuyển sang 154 (5) Chi phí NVL vượt mức bình thường 1.2.2.2. Tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp Chi phí NCTT là khoản chi phí liên quan đến nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình SX của đơn vị như các khoản tiền lương, phụ cấp, cũng như các khoản trích theo lương như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.. tính vào CPSX của doanh nghiệp, tiền công thuê ngoài,... các loại chứng từ thường được dùng để tổng hợp chi này là bảng lương và các khoản trích theo lương, các chứng từ liên quan đến tiền thuê ngoài... Thông thường chi phí này sẽ theo dõi cụ thể cho từng loại SP. Nếu không thể theo dõi riêng biệt thì vào cuối kỳ phải thêm bước phân bổ. Cách thức phân bổ thông thường được áp dụng là phân bổ theo chi phí NVLTT hoặc theo sản lượng hoàn thành.  Tài khoản sử dụng: TK 622  Sơ đồ phản ánh Theo đó toàn bộ chi phí NCTT được tập hợp vào bên nợ của tài khoản 622. TK không có số dư cuối kỳ do được kết chuyển sang TK thích hợp. Sơ đồ 1.2. Phản ánh tập hợp chi phí nhân công trực tiếp TK 622 TK 334 TK 154/ TK 631 (1) (4) TK 335 (2) TK338 TK 632 (5) (3) 8 Chú thích: (1) Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất (2) Tiền lương trích trước (3) Trích các khoản theo lương (4) Kết chuyển chi phí NCTT (5) Chi phí nhân công vượt trên mức bình thường tính vào giá vốn hàng bán 1.2.2.3. Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là các khoản CP phát sinh nhằm mục tiêu đáp ứng hoạt động sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng hay công trường. Có thể kể đến như chi phí nhân viên phân xưởng, khấu hao TSCĐ, CP vật liệu, CCDC, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Các chứng từ thường được dùng để ghi nhận chi phí này là phiếu xuất kho, bảng lương, các hóa đơn dịch vụ mua ngoài... Do liên quan cùng lúc tới nhiều đối tượng tính giá thành nên đến cuối kỳ đơn vị phải thực hiện phân bổ. Tiêu thức phân bổ chi phí SXC như phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu chính, phân bổ theo chi phí NCTT... tùy từng doanh nghiệp mà lựa chọn cách thức hợp lý.  Tài khoản sử dụng: TK 627  Sơ đồ phản ánh 9 Sơ đồ 1.3. Phản ánh tập hợp chi phí sản xuất chung TK 627 TK 334, TK 338 TK 154/ TK 631 (1) (6) TK 152/ TK 153 (2) TK 214 TK 632 (7) (3) TK 111,112, 331 (4) TK 1331 (5) Chú thích (1) Chi phí nhân công. (2) Chi phí vật liệu, CCDC sản xuất. (3) Khấu hao TSCĐ. (4) Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. (5) Thuế GTGT được khấu trừ. (6) Kết chuyển phân bố chi phí sản xuất chung vào đối tượng tập hợp chi phí. (7) Chi phí SXC cố định không phân bổ tính vào giá vốn hàng bán. 10 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm 1.2.3.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất  Phương pháp kê khai thường xuyên CPSX phát sinh trong kỳ như chi phí NVLTT, NCTT, SXC vào cuối kỳ sẽ tập hợp vào bên nợ TK 154.  Sơ đồ phản ánh Sơ đồ 1.4. Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX TK 154 TK 621 TK 152/ TK 138 (1) (6) TK 622 (2) TK 627 TK 155 (5) (3) TK 632/ TK 157 (6) Chú thích: (1) Kết chuyển chi phí NVLTT (2) Kết chuyển chi phí NCTT (3) Kết chuyển chi phí SXC (4) Giá trị phế liệu thu hồi.. 11 (5) SP hoàn thành nhập kho (6) Giá thành sản phẩm gửi bán, bán ngay 1.2.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang  Đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đánh giá theo chi phí NVLTT, sản phẩm dở dang cuối kỳ sẽ chỉ gồm chi phí NVLTT. Các loại chi phí khác như chi phí gia công chế biến... sẽ chỉ tính tính cho SP hoàn thành. Phương thức này thích hợp với những đơn vị có quy trình SX đơn giản, trong CPSX thì NVLTT chiếm tỷ trọng lớn  Đánh giá theo sản lượng hoàn thành tương đương Theo cách thức này tất cả các CP phát sinh trong SX sẽ được tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành của chúng Cách thức đánh giá này thích hợp với các đơn vị trong tổng CPSX, chi phí chế biến chiếm tỷ trọng lớn. SP dở dang thay đổi lớn về khối lượng giữa các kỳ kế toán hoặc giữa các chu kỳ SX. - Chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình SX - Đối với CP được đưa dần vào quá tình sản xuất thì 12  Đánh theo chi phí sản xuất định mức Cách thứC này phù hợp với đơn vị xây dựng được định mức CPSX hợp lý cho SP của mình. 1.2.3.3. Tính giá thành sản phẩm  Đối tượng tính giá thành Dựa vào đặc điểm quy trình SX, cũng như các đặc điểm SP và đáp ứng yêu cầu về quản lý của đơn vị để có thể xác định chính xác. Đối tượng tính giá thành có thể là loại SP mà đơn vị SX hoặc công việc do doanh nghiệp thực hiện cần tính được giá thành tổng cộng và giá thành đơn vị.  Phương pháp tính giá thành  Tính giá thành theo phương pháp chung Sử dụng phù hợp cho đơn vị có quy trình SX giản đơn, đối tương tập hợp chi phí đồng thời cũng chính là đối tượng để tính giá thành.  Tính giá thành theo đơn đặt hàng 13 Sử dụng ở những doanh nghiệp SX theo yêu cầu đơn đặt hàng sau đó không SX lại nữa. Đối với phương pháp này, đơn đặt hàng vừa là đối tương tập hợp chi phí cũng chính là đối tượng tính giá thành. Theo đó giá thành là toàn bộ chi phí liên quan tới SX đơn hàng trong quá trình từ thời điểm bắt đầu tới thời điểm hoàn thiện. Cuối kỳ, sản phẩm dở dang chính là đơn hàng vẫn chưa hoàn thành. Ưu điểm của phương pháp này là đơn vị có thể theo dõi chi phí cũng như tiến độ của từng đơn hàng từ đó tính được lợi nhuận đơn vị thu được theo từng đơn hàng. Đối tượng tính giá thành: sản phẩm đơn chiếc hoặc theo đơn đặt hàng. Giá thành đơn hàng gồm các loại chi phí (NVLTT, NCTT, SXC) phát sinh từ lúc bắt đầu tới lúc hoàn thành.  Tính giá thành theo tỷ lệ Sử dụng ở những đơn vị cùng một dây chuyền, quy trình SX nhưng lại cho ra một nhóm bao gồm các SP cùng loại nhưng lại có kích cỡ khác nhau Phương pháp tính: Giá thành sản phẩm cho nhóm sản phẩm cùng quy cách  Tính giá thành theo hệ số Những đơn vị với cùng loại nguyên liệu, quy trình công nghệ và hao phí lao động nhưng không chỉ tạo 1 mà tạo ra đồng thời nhiều loại SP khác nhau thích hợp sử dụng phương pháp này. CP phát sinh phải tập hợp cho cả quy trình do không thể tách riêng cho từng SP, sau đó mới tính giá thành cho mỗi loại bằng cách quy đổi các loại SP về một loại SP chuẩn duy nhất theo hệ số quy đổi. Đối tượng tập hợp chi phí: toàn bộ quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành: từng loại sản phẩm . Phương pháp xác định: 14  Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ Cách thức phù hợp với các đơn vị ngoài những SP chính còn tạo ra SP phụ khác chiếm tỉ trọng nhỏ. Với phương pháp này tổng CPSX sẽ không bao gồm giá trị của SP phụ do SP phụ sẽ được loại bỏ ra khỏi tổng CP. Các cách xác định giá trị SP phụ như xác định theo giá tiêu thụ nội bộ, giá ước tính...  Phương pháp định mức Thích hợp với đơn vị xây dựng được một định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý hoàn chỉnh. Với phương pháp này công ty có thể dễ dàng theo dõi công tác SX cũng như quản lý chi phí do dễ dàng trong việc theo dõi, phát hiện các chi phí vượt định mức. Từ đó có thể đưa ra các phương án giải quyết kịp thời và phù hợp. Tuy nhiên cùng với những ưu điểm, phương pháp này cũng có những nhược điểm như kế toán phải tính riêng từng khoản mục chi phí cho SP theo các cách khác nhau nên yêu cầu kế toán phải có trình độ. 15 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý Giới thiệu về công ty 2.1.1.1. Giới thiệu chung Tên công ty : Công ty TNHH Hải Thanh 2.1. Tên giao dịch Trụ sở công ty : HAI THANH CO, LTD : KCN DV TS Thọ Quang, Q . Sơn Trà, TP Đà Nẵng Điện thoại : ( 84 ) 05113 , 924057 – 924058 Fax : ( 84 ) 05113924059 Email : Haithanhdn @ yahoo.com.vn , [email protected] Loại hình DN : Công ty TNHH Vốn điều lệ : 17 tỷ đồng Giám đốc : Bà Huỳnh Thị Thanh Lĩnh vực HĐ : Sản xuất chế biến và kinh doanh thủy hải sản Công ty TNHH Hải Thanh thành lập theo giấy phép thành lập doanh nghiệp số 25GP / TLDN do UBND TP Đà Nẵng cấp ngày 23 / 02 / 1999 và Sở kế hoạch đầu tư TP Đà Nẵng đã cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh số 070288. Công ty đi vào hoạt động từ tháng năm 1999 với lĩnh vực kinh doanh chính là SX chế biến và kinh doanh hải sản, Vốn điều lệ ban đầu là 600 triệu, trụ sở công ty nằm tại KCN DV TS Thọ Quang, Q. Sơn Trà, TP Đà Nẵng. 2.1.1.2. Chức năng và lĩnh vực kinh doanh Công ty TNHH Hải Thanh luôn đề cao tiêu chí chất lượng, bởi chất lượng SP ảnh hưởng rất lớn tới danh tiếng, uy tín và sự thành công của doanh nghiệp. Luôn cố gắng không ngừng cho những mục tiêu mới, Công ty TNHH Hải Thanh với nhà máy Surimi Việt Nam luôn hướng tới xây dựng hình ảnh doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu hải sản, đưa thương hiệu hải sản Việt Nam sánh ngang với bạn bè quốc tế. 2.1.1.3. Đặc điểm sản phẩm Doanh nghiệp chuyên SX các sản phẩm thủy sản đã qua chế biến từ nguồn nguyên liệu tươi là các loại thủy sản. Sản phẩm chủ yếu là các loại chả cá như chả cá chuồn, chả cá bánh đường, chả cá cờ... 16 2.1.1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Công ty sản xuất các sản phẩm hải sản qua chế biến nên để đám bảo độ tươi ngon các nguyên liệu mua về được chuyển vào dây chuyền SX tránh lưu kho và đảm bào độ tươi ngon. Nguyên vật liệu chính là các loại cá, mực... và các nguyên liệu phụ như dầu, đường, phụ gia thực phẩm... Doanh nghiệp thu mua nguyên liệu đầu vào tiến hành chế biến qua dây chuyền công nghệ hiện đại cho ra đa dạng các loại thành phẩm, tiến hành cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, trung Quốc... Dây chuyền SX các loại chả cá trải qua các khâu như rửa, tách thịt, loại xương, xay thô, ép nước, trộn phụ gia, nghiền, định hình và cấp đông đóng gói và bảo quản. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý và công tác kế toán 2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý  Sơ đồ bộ máy quản lý Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Hải Thanh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan