Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp đông lạnh thủy...

Tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản afiex

.PDF
60
287
146

Mô tả:

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản afiex
Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, mậu dịch thuỷ sản thế giới ở trong xu hướng gia tăng, do đó tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản rất nhanh ở một số thị trường thế giới, đưa thủy sản Việt Nam trở thành ngành kinh tế quan trọng bên cạnh dầu thô và dệt may. Các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu đã mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước với kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt 3,2 tỷ USD, kế hoạch xuất khẩu thủy sản năm 2007 là 3,5 tỷ USD. Thủy sản luôn là một trong bốn mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đến nay, thủy sản Việt Nam đã có mặt ở 105 Quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều mặt hàng, chủng loại khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được thì thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng gặp những thách thức không nhỏ trên thị trường thế giới. Đó là trình độ công nghệ chế biến thủy sản mới ở mức trung bình của thế giới, lao động có trình độ trong ngành chưa nhiều. Mặt khác, dưới tác động của tự do hóa thương mại, các thị trường nhập khẩu thường sử dụng những rào cản thương mại, yêu cầu sản phẩm nhập khẩu phải là sản phẩm sạch, sản phẩm sinh thái…Điều này chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản bởi làm tăng chi phí sản xuất ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn là yếu tố sống còn mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển luôn cần phải quan tâm. Do đó nhằm tối thiểu hóa chi phí và tối đa hoá lợi nhuận thì doanh nghiệp luôn cần phải có hệ thống kế toán chi phí. Hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp luôn gắn với môi trường và thị trường nhất định. Do vậy, doanh nghiệp cần phải có kiến thức về thị trường, giá cả và đặc biệt là các chi phí đầu vào và đầu ra nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trong kinh doanh. Do đó việc tính đúng, tính đủ, quản lý chi phí sản xuât và tính giá thành là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất, để đạt được mục tiêu tiết kiệm, loại trừ được những chi phí bất hợp lý nhưng vẫn không ngừng cho ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng với giá cả cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý chi phí nên Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX luôn tổ chức bộ máy kế toán chặt chẽ nhằm quản lý tốt chi phí và xác định chính xác giá thành sản phẩm sản xuất. Xí nghiệp luôn muốn sản xuất ra sản phẩm với chất lượng tốt hơn, với giá cả cạnh tranh nhất là trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay. Do đó, muốn “đứng vững” thì vấn đề quản lý chi phí và xác định chính xác giá thành sản phẩm tại Xí Nghiệp phải được tìm hiểu và giải quyết ngay từ bây giờ. Để hiểu rõ hơn về những biến động của chi phí sản xuất có ảnh hưởng như thế nào đến giá thành sản phẩm nên tôi đã chọn đề tài “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX”. SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 1 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Thông qua việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành để hiểu được cách thức hạch toán, sử dụng tài khoản, phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. Phân tích, đánh giá chung sự biến động của các khoản mục giá thành đơn vị, chủ yếu tập trung vào sản phẩm chủ yếu, có khối lượng lớn và đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, giúp Xí Nghiệp sử dụng tốt các tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu tổng quan về Công ty, Xí nghiệp. - Tình hình hoạt động của Xí nghiệp trong hai năm gần đây. - Hạch toán chi phí theo từng khoản mục: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Thực hành kế toán: định khoản, hạch toán, ghi chép trên chứng từ ghi sổ, sổ cái và sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. - Kết chuyển và tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. - Đánh giá công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Xí nghiệp để đề ra biện pháp hoàn thiện hơn. - Phân tích biến động chi phí tại Xí nghiệp, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất cách khắc phục những biến động làm tăng chi phí. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp: phỏng vấn, tìm hiểu tình hình thực tế tại các khâu của dây chuyền sản xuất để có cái nhìn tổng thể về qui trình sản xuất. - Số liệu thứ cấp: + Thu thập số liệu thực tế từ phân xưởng sản xuất và phòng kế toán. + Tham khảo những tài liệu, sách báo, website có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp số liệu và ghi sổ. 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Sản phẩm của Xí nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX bao gồm rất nhiều loại như: cá tra fillet đông lạnh đóng gói, cá basa fillet đông lạnh đóng gói, tôm đông lạnh đóng gói… Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn và năng lực còn nhiều hạn chế nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cá tra fillet đóng gói trong một tháng. Với nguồn nguyên liệu chính là cá tra nguyên con. SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 2 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX Để hiểu được phương pháp hạch toán tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp, tôi đã chọn số liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu là số liệu phát sinh trong tháng 12 năm 2006. Và để hiểu rõ hơn về những biến động chi phí, những khó khăn, thuận lợi trong việc sản xuất ra sản phẩm cá tra fillet, nên tôi đã chọn số liệu phát sinh tại Xí nghiệp trong năm 2005 và năm 2006. SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 3 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHỆP Sản xuất công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất tạo ra các sản phẩm hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, trong sinh hoạt, trong sản xuất… Doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm công nghiệp là hoạt động chính, đây là những sản phẩm đã đăng ký sản xuất kinh doanh. Sản xuất công nghiệp thường ổn định, do các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thường có những qui trình công nghệ sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất tương đối ổn định, sản xuất thường tập trung theo phân xưởng, chủng loại vật tư và nguồn lực sử dụng cũng thường ổn định theo từng quá trình sản xuất. Đây chính là đặc điểm của sản xuất công nghiệp giúp phân biệt với những ngành sản xuất khác như: Xây lắp, nông nghiệp và cũng giúp cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong công việc đầu tư, đổi mới và tự động hóa trong quá trình sản xuất, phương pháp lập dự toán và quản lý chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp. Ngoài ra, sản xuất công nghiệp cũng rất phong phú và đa dạng. Quá trình sản xuất có thể bao gồm nhiều qui trình công nghệ chế biến khác nhau và mỗi doanh nghiệp có những qui trình công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất khác biệt. Đặc điểm này chi phối sự khác biệt trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từng bộ phận, từng doanh nghiệp. Qua tìm hiểu trên đã giúp ta có thể hình dung một cách khái quát về đặc điểm công nghệ, đặc điểm về sản phẩm của sản xuất công nghiệp. Sau đây, chúng ta đi vào tìm hiểm sâu hơn về các đặc trưng về chi phí sản xuất cũng như cách tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nói chung. 2.2. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.2.1. Chi phí sản xuất 2.2.1.1. Khái niệm Trong mọi hoạt động của mọi doanh nghiệp đều phát sinh các hao phí, như nguyên vật liệu, tài sản cố định, lao động,… Biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí phát sinh trên gọi là chi phí, như chi phí nguyên vật liệu, chi phi khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công… Đối với người quản lý thì chi phí là một trong những mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu nhiều hay ít, chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Chi phí được xem như một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát tốt được các loại chi phí. Nhận diện, phân tích các chi phí phát sinh là điều mấu chốt để có thể kiểm soát tốt được các khoản chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đáp ứng được yêu cầu trên chi phí được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 4 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX 2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí là một nội dung quan trọng, nhằm để phục vụ cho việc hạch toán, theo dõi, quản lý chặt chẽ các loại chi phí phát sinh cũng như việc tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất, tuy nhiên có ba cách phân loại được sử dụng để phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế: Cách phân loại này căn cứ vào các chi phí có cùng tính chất kinh tế (nội dung kinh tế) để phân loại, không phân loại chi phí phát sinh ở đâu, cho hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Cách phân loại này cho biết tổng chi phí bỏ ra ban đầu để làm căn cứ lập kế hoạch và kiểm soát chi phí theo yếu tố… Toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố sau: - Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ các giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công: là tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Kinh phí công Đoàn (KPCĐ) và các khoản phải trả khách cho công nhân viên chức trong kỳ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm những chi phí mua từ bên ngoài dùng cho sản xuất của doanh nghiệp như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác. - Chi phí bằng tiền: là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được phản ánh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi phí tiếp khách, hội nghị,… Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: Theo qui định hiện hành, giá thành sản xuất các loại sản phẩm bao gồm 3 khoản mục chi phí: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT): là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như: sắt, thép, gỗ, vải, sợi, … Ngoài ra, trong quá trình sản xuất còn phát sinh những loại nguyên vật liệu có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, tạo ra màu sắc, mùi vị cho sản phẩm, hoặc rút ngắn chu trình sản phẩm… Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. - Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): là tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí. - Chi phí sản xuất chung (CPSXC): là những chi phí sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể CPNVLTT và CPNCTT. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí sửa chữa bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng… SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 5 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận: Theo cách phân loại này thì chi phí được chia thành hai loại: - Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng hóa. Đối với các sản phẩm sản xuất công nghiệp thì các chi phí này gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí sản phẩm được xem là gắn liền với từng đơn vị sản phẩm, hàng hóa khi chúng được sản xuất ra hoặc được mua vào, chúng gắn liền với sản phẩm hàng hóa tồn kho chờ bán và kho sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ thì mới trở thành phí tổn để xác định kết quả kinh doanh. - Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết vào phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với vác doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài và trong kỳ không có hoặc có ít doanh thu thì chúng được tính thành phí tổn của kỳ sau để xác định kết quả sản xuất kinh doanh. 2.2.2. Giá thành sản phẩm 2.2.2.1. Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tổng các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hay lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chi tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động của xí nghiệp về mặt kỹ thuật, kinh tế, tổ chức là cơ sở để định giá bán và tính toán kết quả kinh doanh. Trong điều kiện hoạt động theo cơ chế thị trường, cùng với chất lượng sản phẩm, giá thành sàn phẩm luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất. Phấn đấu hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 2.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Phân loại giá thành theo thời điểm xác định: Đối với doanh nghiệp sản xuất giá thành sản phẩm được chia thành ba loại: - Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. - Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. Giữa giá thành định mức và giá thành kế hoạch có mối quan hệ như sau: Giá thành kế hoạch = Giá thành X định mức Tổng sản phẩm theo kế hoạch Giá thành định mức theo sản lượng thực tế: là chỉ tiêu quan trọng để các nhà quản trị làm căn cứ để phân tích, kiểm soát chi phí để ra quyết định. Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành: Giá thành sản phẩm được chia thành hai loại: SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 6 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX - Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. - Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm. Giá thành toàn bộ còn gọi là giá thành đầy đủ và được tính như sau: Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ) = Giá thành sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất 2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành Để đạt được mục tiêu kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán cần phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực tế, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành của sản phẩm. 2.3.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất. Để xác định được đối tượng chi phí sản xuất, cần phải dựa vào những căn cứ nhất định như: địa bàn sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất, tính chất qui trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán. Các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể được xác định là phân xưởng sản xuất, đơn đặt hàng, qui trình công nghệ, sản phẩm, công trường thi công,… Trong công tác kế toán, xác định đối tượng chi phí sản xuất là cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu về chi phí sản xuất, xây dựng hệ thống sổ chi tiết về chi phí sản xuất, xây dựng qui trình kế toán chi phí sản xuất. 2.3.1.2. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành, bán thành phẩm mà đơn vị cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm, bán thành phẩm. Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là xác định phạm vi, giới hạn cần tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng để tính giá thành sản phẩm phải dựa vào những căn cứ như đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chủng loại và đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán. Lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp sẽ là cơ sở để tính giá thành chính xác. Giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có mối quan hệ như sau: một đối tượng chi phí tương ứng với một đối tượng tính giá thành, một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá thành hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tương ứng với một đối tượng tính giá thành. SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 7 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX Nghiên cứu mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí với đối tượng tính giá thành giúp kế toán thiết lập qui trình kế toán chi phí sản xuất và tiành giá thành sản phẩm. 2.3.1.3. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin, kỳ tính giá thành có thể được xác định hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc có thể xác định theo từng mùa vụ. Xác định kỳ tính giá thành sẽ giúp cho kế toán xác định rõ thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để thu thập, cung cấp thông tin cho việc định giá, đánh giá hoạt động sản xuất theo yêu cầu nhà quản lý theo từng thời kỳ. 2.3.2. Kết cấu chi phí trong giá thành sản phẩm Trong sản xuất công nghiệp, giá thành sản phẩm bao gồm ba khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp như chi phí vật liệu chính, chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản trích theo lương vào chi phí như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân sản xuất sản phẩm công nghiệp. - Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm công nghiệp không thuộc hai khoản mục chi phí trên như tiền lương, kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của nhân viên phục vụ, quản lý sản xuất, chi phí nguyên vật liệu dùng trong phục vụ sản xuất, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng, tài sản cố định khác ở phạm vi phân xưởng, chi phí dịch vụ thuê ngoài dùng trong phục vụ, quản lý sản xuất như chi phí điện, chi phí nước, chi phí sửa chữa, các khoản thuế được tính vào chi phí sản xuất, chi phí bằng tiền khác… Trên cơ sở các kết cấu chi phí nêu trên kế toán có thể tiến hành tập hợp các chi phí sản xuất như sau: 2.4. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 2.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Bao gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. - Nguyên vật liệu chính sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng không thể xác định thực tế mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm (hoặc đối tượng chịu chi phí) thì kế toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức có thể sử dụng như định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, hệ số phân bổ được qui định tỷ lệ với trọng lượng sản phẩm được sản xuất,… * Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. - Bên Nợ: tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ. - Bên Có: SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 8 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX + Giá trị của nguyên vật liệu không sử dụng hết nhập lại kho. + Kết chuyển chi phí sản xuất vào đối tượng tính giá thành. Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 TK 621 TK 152 Giá trị nguyên vật liệu xuất kho Giá trị nguyên vật liệu chưa dùng sản xuất sản phẩm sử dụng nhập lại kho TK 111,331 TK 154 Giá trị nguyên vật liệu mua Kết chuyển chi phí sản xuất giao thẳng cho sản xuất vào đối tượng tính giá thành 2.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. - Tuy nhiên, nếu tiền lương công nhân trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không xác định một cách trực tiếp cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp. Các tiêu thức phân bổ bao gồm: định mức tiền lương của các đối tượng, hệ số phân bổ được qui định theo số giờ sản xuất hoặc ngày công tiêu chuẩn…, mức phân bổ được xác định như sau: Mức phân bổ tiền lương của nhân công trực tiếp cho từng đối tượng Tổng tiền lương NCTT = Khối lượng X Tổng khối lượng phân bổ phân bổ của từng đối tượng Trên cơ sở tiền lương được phân bổ sẽ tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ qui định và chi phí. * Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. - Bên Nợ: tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ (gồm tiền lương và các khoàn trích theo lương). - Bên Có: phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất vào đối tượng tính giá thành.. TK 622 không có số dư cuối kỳ. SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 9 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp TK 334,111 TK 622 TK 154 Tiền lương, phụ cấp phải Kết chuyển chi phí nhân công trả cho công nhân vào đối tượng tính giá thành TK 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ qui định TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân 2.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung - Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất, gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất dùng ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng… - Nếu phân xưởng sản xuất ra 2 loại sản phẩm trở lên và theo dõi riêng chi phí cho từng sản phẩm thì chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm và có thể sử dụng các tiêu thức phân bổ như: tỷ lệ tiền lương công nhân sản xuất, tỷ lệ với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tỷ lệ với số giờ máy chạy,… Để xác định mức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí (từng loại sản phẩm) sử dụng công thức phân bổ giống công thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. * Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. - Bên Nợ: tập hợp các chi phí như: tiền lương, vác khỏan trích theo lương cho nhân viên quản lý, giá trị vật liệu gián tiếp, công cụ dụng cụ xuất dùng, trích khấu hao tài sản cố định, phân bổ chi phí trả trước, chi phí bằng tiền khác. - Bên Có: tập hợp các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung, kết chuyển chi phí sản xuất vào đối tượng tính giá thành. TK 627 không có số dư cuối kỳ. TK 627 có 6 TK cấp 2: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. TK 6272: Chi phí vật liệu. TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 10 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung TK 334,338 TK 627 TK 111,152 Tiền lương và các khoản trích Khoản giảm chi phí sản xuất theo lương TK 152,153 Giá trị vật liệu gián tiếp, công cụ dụng cụ xuất dùng TK 154 Kết chuyển chi phí sản xuất vào đối tượng tính giá thành TK 214 Trích khấu hao tài sản cố định TK 142 Phân bổ chi phí trả trước TK 111,112,331 Chi phí bằng tiền khác 2.4.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 2.4.1.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên - Tất cả các chi phí có liên quan đến đối tượng tính giá thành sản phẩm đều được ghi vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. - TK 154 dùng để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ,… + Bên Nợ: tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. + Bên Có:  Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho.  Các khoản giảm chi phí sản xuất. + Số dư Nợ: thể hiện chi phí sản xuất của sản phẩm đang chế tạo. Không phải tất cả chi phí đều được tính vào giá thành sản phẩm mà cần căn cứ vào chứng từ gốc có liên quan để loại trừ bớt các chi phí sau: - Giá trị nguyên vật liệu phân xưởng nhập về chưa dùng hết trả lại kho. - Giá trị phế liệu nhập kho hoặc bán trực tiếp. - Giá trị các sản phẩm hỏng không sửa chữa được. SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 11 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX Sơ đồ 2.4 Kế toán tổng hợp TK 154 TK 621 TK154 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 Giá trị phế liệu thu nhập kho TK622 TK138(8) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được TK 627 TK 155 Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho trong kỳ TK 632 Giá thành thực tế sản phẩm chuyển cho người bán 2.4.1.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ - Kế toán sử dụng tài khoản 631 “Giá thành sản phẩm” để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. - Nội dung và kết cấu tài khoản 631 như sau: + Bên Nợ:  Giá trị của sản phẩm dở dang đầu kỳ.  Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ. + Bên Có:  Giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ kết chuyển vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.  Giá trị thành phẩm nhập kho, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành kết chuyển vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”. Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ. SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 12 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX Sơ đồ 2.5 Kế toán tổng hợp TK 631 154 154 621 621 631 154 631 154 Kết chuyển CPSXDD đk Kết chuyển CPSXDD ck Kết chuyển CPSXDD đk Kết chuyển CPSXDD ck Kết chuyển CP NVLTT Kết chuyển CP NVLTT 622 622 Kết chuyển CP NCTT 627 Kết chuyển CP NCTT Kết chuyển CP SXC 627 Kết chuyển CP SXC Giá trị phế liệu thu hồi Giá trị phế liệu thu hồi Giá trị phế liệu thu hồi Giá trị phế liệu thu hồi Giá thành sản phẩm 611 611 138 138 632 632 Giá thành sản phẩm 2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ Sản phẩm dở dang là sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thanh chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn, ở các quy trình công nghệ chế biến sản phẩm. Sản phẩm dở dang có thể là những sản phẩm đang còn trên qui trình công nghệ chế biến hoặc có thể chưa hoàn tất thủ tục kiểm tra chất lượng. Đánh giá sản phẩm dở dang là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang. Tùy thuộc vào đặc điểm, mức độ chi phí sản xuất trong sản phẩm dở dang và yêu cần quản lý về chi phí sản xuất, có thể đánh giá sản phẩm dở dang bằng một trong những phương pháp sau: 2.5.1. Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) Phương pháp này được vận dụng phù hợp nhất đối với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu phát sinh cấu thành trong giá thành sản phẩm chiềm tỷ trọng cao, thông thường chi phí nguyên vật liệu chính chiếm cao hơn 70% trong giá thành sản phẩm. Đặc điểm của phương pháp này là chỉ tính cho sản phẩm dở dang khoản chi phí nguyên vật liệu chính, còn chi phí chế biến được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ, có nghĩa là đối với phương pháp này chi phí chế biến sẽ không có trong cấu thành giá trị sản phẩm dở dang. Đồng thời coi mức chi phí nguyên vật liệu chính dùng cho đơn vị sản phẩm hoàn thành và đơn vị sản phẩm dở dang là như nhau. 2.5.2. Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Phương pháp này vận dụng phù hợp với hầu hết các loại doanh nghiệp nhưng phải gắn với điều kiện có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và mức tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí trong cấu thành của chi phí sản xuất. SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 13 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX 2.5.3. Phương pháp định mức Phương pháp này việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tương tự như những phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ nêu trên. Tuy nhiên, điểm cần chú ý ở đây là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí định mức. Vì vậy phương pháp này chỉ phát huy tác dụng khi hệ thống định mức chi phí có độ chính xác cao. 2.5.4. Phương pháp 50% chi phí chế biến Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau, các chi phí khác còn lại gọi chung là chi phí chế biến tính cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành 50%. 2.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Phương pháp tính giá thành là một hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sàn phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất đã xác định chi từng đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào các đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý về giá thành, kế toán có thể lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. Dưới đây là những phương pháp tính giá thành cơ bản trong tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế. 2.6.1. Phương pháp trực tiếp có loại trừ giá trị sản phẩm phụ Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu). Do vậy để tính được giá thành của sản phẩm chính cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí. Tổng giá thành CPSX CPSX CPSX Giá trị Giá trị sản phẩm hoàn = dở dang + phát sinh - dở dang - phế liệu sản2.6.2. phẩmPhương pháp hệ số: thành trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thu hồi phụ Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng một qui trình công nghệ sản xuất sử dụng cùng loại vật tư, lao động, máy móc thiết bị sản xuất… nhưng kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và giữa những sản phẩm có quan hệ tỷ lệ (có thể qui đổi tương ứng), đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chọn là từng nhóm sản phẩm gắn liền với qui trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm trong nhóm. 2.6.2. Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng một qui trình công nghệ sản xuất một nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau. Các sản phẩm này không có quan hệ tương ứng tỷ lệ để qui đổi tương ứng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm. 2.6.3. Phương pháp phân bước Phương pháp này được áp dụng đối với những qui trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Sản phẩm của giai đoạn trước SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 14 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX (còn gọi là bán thành phẩm) là nguyên liệu đầu vào của giai đoạn sau. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm và bán thành phẩm. * Phương án không tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí song song). Quá trình tính giá thành theo phương án này khái quát theo sơ đồ sau: Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 1 Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn 2 Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn n CPSX của giai đoạn 1 trong thành phẩm CPSX của giai đoạn 2 trong thành phẩm CPSX của giai đoạn n trong thành phẩm Giá thành thực tế thành phẩm ** Phương án có tính giá thành bán thành phẩm (kết chuyển chi phí tuần tự). Quá trình tính giá thành theo phương án này khái quát theo sơ đồ sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Giá thành bán thành phẩm GĐ1 + + Giá thành bán thành phẩm GĐ n n + Chi phí chế biến giai đoạn 2 Chi phí chế biến giai đoạn 2 Chi phí chế biến giai đoạn n Giá thành bán thành phẩm 1 Giá thành bán thành phẩm 1 Giá thành thành phẩm GĐ n 2.6.4. Phương pháp đơn đặt hàng Phương pháp này được áp dụng để tính giá thành sản phẩm cùa các quá trình sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của đơn đặt hàng. Phương pháp này thường được áp dụng tính giá thành ở những doanh nghiệp chuyên thực hiện gia công, sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 15 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY AFIEX 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH - Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thủy Sản An Giang được Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh An Giang ký quyết định thành lập chính thức số 71/QĐ-UBTC ngày 01/02/1990 do sự sát nhập của 3 công ty: Công ty Chăn Nuôi, Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản và Xí nghiệp Khai Thác Chế Biến Thủy Sản. - Ngày 02/11/1992 UBND tỉnh An Giang cùng với Bộ Nông Nghiệp và Nông Nghiệp Thực Phẩm ra quyết định số 528/UBND tiếp tục sáp nhập một bộ phận của Công ty Lâm Sản vào Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Thủy Sản An Giang. - Sau một thời gian hoạt động, Công ty liên tục phát triển, không ngừng lớn mạnh, luôn mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh và trở thành một trong những công ty hàng đầu của tỉnh An Giang. - Nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển và tạo điều kiện thuận lợi phù hợp với tình hình thực tế cũng như khả năng quản lý hoạt động theo chức năng chuyên ngành của công ty, UBND tỉnh An Giang đã tách công ty thành hai công ty hoạt động độc lập đó là Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang và Công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang. Kể từ đó công ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang ra đời theo quyết định số 69/QĐUB ngày 29/01/1996 do UBND tỉnh An Giang cấp. Loại hình: Doanh nghiệp Nhà nước. Tên công ty: CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM AN GIANG. Tên giao dịch: ANGIANG AFIEX CO. Trụ sở chính: 25/40 Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Thới , TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Vốn pháp định: 77.950.537.207 đ - Công ty có các bộ phận trực thuộc sau: Khối sản xuất gồm có Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc Sản phẩm bao gồm thức ăn bột, thức ăn viên, thức ăn viên dạng nổi phục vụ cho việc chăn nuôi heo, gà, vịt, cút, cá. Xí nghiệp xuất khẩu lương thực Là cơ sở trung tâm điều hành hoạt động sản xuất chế biến lương thực của Công ty. - Sản phẩm gồm gạo trắng hạt dài (2% đến 100% tấm), gạo đặc sản địa phương, gạo thơm. SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 16 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX Xí nghiệp đông lạnh thủy sản - Công suất 2000 tấn sản phẩm/năm. - Sản phẩm chủ yếu bao gồm cá Basa, cá tra bè đông lạnh nguyên con; fillet đông lạnh; cắt khúc đông lạnh. Xí nghiệp xây dựng chế biến lâm sản Có nhiệm vụ khai thác vận chuyển và chế biến gỗ, lâm sản, nhận thực hiện thầu, thi công xây dựng các công trình kho bãi, các cụm dân cư, kinh doanh địa ốc. Doanh thu xây lắp mỗi năm đạt từ 15 – 20 tỷ đồng. Xí nghiệp dịch vụ chăn nuôi Tổ chức thu mua và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi cho công ty như heo giống, heo thịt, bò thịt, bò sữa, bò giống, con giống và trứng gia cầm, dê và sữa dê, cá giống, sữa bò tươi, dụng cụ chăn nuôi. Các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá - Trại heo giống Vĩnh Khánh: chuyên cung cấp các loại heo giống, dê giống và heo thịt chất lượng cao. Khối lưu thông gồm có Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Giao dịch khách hàng nước ngoài để ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu. Cửa hàng bách hóa, điện máy Chuyên bán sỉ và lẻ các mặt hàng như thực phẩm chế biến, đồ uống và nước giải khát, mỹ phẩm, hàng gia dụng, kim khí điện máy, văn hóa phẩm và đồ chơi trẻ em. Cửa hàng thức ăn gia súc và thuốc thú y Chuyên bán sỉ và lẻ thức ăn gia súc và thuốc thú y. 3.2. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX Trên cơ sở định hướng phát triển sản xuất kinh doanh với mục tiêu tổ chức hoạt động khép kín từ khâu sản xuất con giống, nuôi trồng, thu hoạch đến chế biến sản phẩm xuất khẩu và do nhu cầu thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Công ty đã quyết thành lập Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX theo quyết định số 512/QĐ.TL.00 ngày 18/12/2000 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh. Xí nghiệp được xây dựng và đưa vào hoạt động từ tháng 4/2001. Toàn bộ thiết bị và công nghệ sử dụng của Mỹ và Châu Âu, công xuất thiết kế bước đầu là 2.000 tần sản phẩm/năm và mở rộng công suất lên 6.000 tấn/năm. Tên giao dịch: AFIEX – SEAFOOD. Trụ sở chính: Quốc lộ 91, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Website: afiex-seafood.com.vn Xí nghiệp chuyên sản xuất chế biến các mặt hàng thủy sản, hải sản tươi đông lạnh. Sản xuất chủ yếu bao gồm cá Basa (Basa – pangasius Bocourti), cá tra bè (Real SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 17 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX Basa Pangasius Hypopthalums), đông lạnh nguyên con, Fillet đông lạnh (không xương, không da), cắt khúc đông lạnh, qui cách đóng gói theo yêu cầu khách hàng. Ngoài ra, Xí nghiệp còn chế biến theo yêu cầu đơn đặt hàng các loại cá nước ngọt, tôm càng xanh, các loại cá biển, các loại nhuyễn thể giáp xác (ghẹ, mực, bạch tuộc…). Xí nghiệp đã xây dựng và áp dụng chương trình kiểm tra chất lượng sản phẩm HACCP ngay từ đầu. Bảo đảm tốt nhất các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp trong chế biến (theo tiêu chuẩn GMB) và luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Sản phẩm của Xí nghiệp đã được xuất khẩu sang các thị trường: Mỹ, Singapore, HongKong, Nhật, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, các nước thuộc khối EU. 3.2.1. Chức năng hoạt động của Xí nghiệp - Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch về thu mua sản xuất, chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, giữ vững uy tín mặt hàng thủy sản xuất khẩu của tỉnh. - Quản lý, sử dụng nguồn vốn do công ty cung cấp (có tính lãi suất) có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh. - Nghiên cứu áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các dây chuyền trong sản xuất, luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và chi phí để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. - Được chủ động thực hiện chính sách lương, khen thưởng đối với từng cán bộ công nhân viên, phân phối hợp lý theo lao động và nâng cao trình độ tạy nghề, chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên trên cơ sở tổng quỹ lương khoán của công ty. - Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản chung và đồng thời hướng tới lợi ích chung của toàn xã hội. - Trực tiếp giao dịch khách hàng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm của Xí Nghiệp trên cơ sở định hướng về giá và phương thức thanh toán từng thời kỳ của công ty. - Trực tiếp thúc đẩy quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần khai thác hợp lý tiềm năng và thế mạnh của địa phương. - Đáp ứng nhu cầu hàng hóa ngày càng cao của xã hội. 3.2.2. Nhiệm vụ của Xí nghiệp - Góp phần thực hiện quá trình phát triển kinh tế của tỉnh và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (gồm cá ao, cá bè tại các huyện thị trong và ngoài tỉnh). - Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự phát triển và tồn tại của Xí nghiệp. - Có nhiệm vụ bảo tồn được nguồn vốn và tài sản công ty6 đã giao, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình, từ đó xác định rõ lãi, lỗ và chiu trách nhiệm về các chỉ tiêu kế hoạch mà công ty đã đề ra. - Nộp thuế và các khoản phải nộp khác về công ty để nộp cho ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật. - Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý cùa Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, về quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại. SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 18 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX 3.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX 3.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý Ban Giám Đốc Xí Nghiệp P. QL Chất Lượng P. Kiểm Nghiệm Vi Sinh Tổ tiếp nhận P. Tổ Chức Hành Chánh Ban Điều Hành Phân Xưởng Ban QL Chất Lượng Đội 1 Fillet P. Kế Toán Tài Chính Đội 2 rửa cá Đội 3 sửa cá P. KH Kinh Doanh Tổ Cơ Điện Lạnh Đội 4 Fillet Tổ thành phẩm 3.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn từng bộ phận Phòng tổ chức hành chánh: Sắp xếp bố trí nhân sự hợp lý các phòng ban, cải tiến công tác hành chánh, lao động tiền lương, công tác hậu cần, bảo vệ an ninh trật tự, bếp ăn tập thể, quản lý tốt hơn và bảo đảm các chế độ chính sách đối với người lao động. Phòng thường xuyên kiểm tra công tác hành chánh, tăng cường thu tuyển lao động có năng lực, nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất. Phòng kế hoạch kinh doanh: Đã được cũng cố, sắp xếp, bố trí phân công lại nhân sự, nơi làm việc thoáng rộng. Là bộ phận đầu não quan trọng trong việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, quan hệ khách hàng, xử lý thông tin qua mạng, cân đối vật tư, nguyên liệu trong sản xuất. Phòng kế toán tài vụ: Bảo đảm nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh, có những lúc gặp khó khăn do vốn Công ty chậm đưa về, nhưng nhìn chung công tác kế toán, tài chính, báo cáo thống kê đã đi vào nề nếp. Quản lý tốt kho quỹ, quản lý tài sản. Phòng đã không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiểm tra các chế độ thanh toán đúng hạn, chứng từ thu chi rõ ràng, đầy đủ. SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 19 Kế toán chi phí sản xuất & tính giá thánh sản phẩm tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX Phòng quản lý chất lượng: Luôn phát huy được vai trò kiểm soát chất lượng sản phẩm, vận hành HACCP, GMP, có nhiều sáng kiến trong chế biến các hàng giá trị gia tăng, hàng nội địa tinh chế, tạo được trên 50 mặt hàng. Không ngừng nghiên cứu các mặt hàng mới, sớm đưa ra các qui trình để sản xuất các mặt hàng mới cho thị trường nội địa và xuất khẩu. 3.4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX 3.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán - Xí nghiệp hạch toán kế toán hoàn toàn. Đối với Công ty, đây là đơn vị hạch toán kế toán phân tán: Xí nghiệp tự kiểm soát, ghi chép các loại chứng từ, định khoản, kiểm tra chi tiết, kế toán tổng hợp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sau cùng trên bảng cân đối kế toán của Xí nghiệp. - Xí nghiệp không đủ tư cách pháp nhân hạch toán độc lập nên không quan hệ trực tiếp vay vốn, không quan hệ trực tiếp với cơ quan thuế trong quyết toán thuế. Sơ đồ 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng KT. Tổng hợp KT. Vật tư KT Công nợ KT. Giá thành Thủ quỹ KT Tiền mặt KT TSCĐ & XDCB KT Kho 3.4.2. Nhiệm vụ và chức năng của từng phần hành kế toán Kế toán trưởng: Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán của đơn vị như: các sổ cái, biểu mẫu ghi chép ban đầu của văn phòng. Đồng thời là người xử lý cuối cùng vế công tác tổng thể kế toán của các phòng ban, có trách nhiệm trong báo cáo quyết toán của đơn vị và là người thay mặt ban giám đốc giám sát các hoạt động tài chính theo đúng các chế độ của Nhà nước, của Xí nghiệp và của Công ty. Kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp có trách nhiệm tổ chức kế toán các nghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh trên các tài khoản kế toán tổng hợp, kiểm tra tính hợp lý và hợp lệ của chứng từ kế toán, kiểm tra tính cân đối của số liệu, lập báo cáo kế toán tài chính định kỳ, các sổ quyết toán hàng quí, cuối thàng kế toán tổng hợp tất cả các chứng từ có liên quan kể cả tiền lương để tổng hợp và phân bổ các chi phí phát sinh hợp lý, SVTH: Huỳnh Xuân Vinh GVHD: Ths. Võ Nguyên Phương 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan