Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế hoạch ra mắt dòng sản phẩm mì eat clean...

Tài liệu Kế hoạch ra mắt dòng sản phẩm mì eat clean

.PDF
47
1
96

Mô tả:

CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM ****** KẾ HOẠCH Ra mắt dòng sản phẩm Mì Eat clean  Nhóm 6 - Highest Power Hà Nội- 2021 1. TÓM TẮT_________________________________________ 2 2. PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH______3 3. MÔ TẢ CÔNG TY__________________________________13 4. KẾ HOẠCH MARKETING___________________________25 5. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP_____________34 6. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP___________ 38 7. MÔ TẢ NHÓM ĐỒNG SÁNG LẬP____________________41 8. RỦI RO CƠ BẢN___________________________________41 9. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH ____________________________44 1. Tóm tắt  Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người bắt đầu theo đuổi những giá trị cao hơn. Những giá trị đó đều bắt nguồn từ những nhu cầu cơ bản của con người. Trong vấn đề ăn uống, ngày nay người ta không chỉ là ăn đủ, ăn ngon, mà người ta bắt đầu quan tâm để ăn lành mạnh, ăn vì sức khỏe. Cải thiện cuộc sống về mọi mặt chính là động lực để người Việt theo đuổi thói quen ăn uống lành mạnh.  Theo số liệu từ YouNet Media – Social listening and market intelligence, trong số 3,081 thảo luận về động lực thúc đẩy thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh hơn, có tới 31% người thảo luận cho rằng điều đó sẽ giúp nâng cao chất lượng sống của họ một cách toàn diện. Được truyền cảm hứng từ thống kê tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới của người Nhật, cũng như nỗi lo ngại về nhịp sống vội vàng của đô thị, những người tham gia thảo luận cho rằng ăn uống lành mạnh là một thói quen mới khó rèn luyện nhưng đem lại kết quả tốt đẹp về lâu dài đối với mọi mặt cho con người, cả thể chất và tinh thần. Tổ chức này cũng đưa ra “Top các xu hướng ăn uống lành mạnh nổi bật nhất cuối năm 2017”, trong đó Eat Clean cũng đã và đang là 1 xu hướng ăn uống đang dần phổ biến trong giới trẻ ngày nay.  Dựa trên những thông tin này, nhóm đã thảo luận và đưa ra đề xuất cho doanh nghiệp Acecook một loại mì mới hay còn được gọi là mì healthy. Sản phẩm phù hợp cho những khách hàng thừa cân, béo phì, những khách hàng muốn theo một chế độ ăn healthy bởi vậy mà công ty đã chọn những nguyên liệu không gây béo như mì truyền thống như: bột khoai lang, bột gạo lứt, bột yến mạch... cùng với chất tạo màu đến từ các loại thực vật: gấc, lá dứa, củ dền, chùm ngây. Và bởi vì chế độ ăn uống healthy của người Việt mới được hình thành trong những năm gần đây nên trên thị trường chưa có quá nhiều công ty hoạt động về lĩnh vực này hoặc nếu có cũng chỉ mới là những cửa hàng nhỏ lẻ, chưa có tầm ảnh hưởng lớn.  Do đã gây được tiếng vang và sự tin tưởng của khách hàng từ những sản phẩm trước bởi vậy Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam luôn có một đội ngũ nhân viên hùng mạnh từ số lượng cho đến chất lượng. Đội ngũ này phân bố ở cả 2 nhóm lao động là lao động phổ thông và lao động trí thức. Đối với lao động phổ thông là công nhân sản xuất tại các nhà máy Acecook, 100% đều tốt nghiệp THPT trở lên, đảm bảo về sức khỏe tiêu chuẩn khi làm việc tại các nhà máy sản xuất thực phẩm. Công nhân đều được trang bị những kiến thức cần thiết về sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại cũng như xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc. Không những thế còn luôn được đào tạo về tay nghề theo hàng quý. Đối với lao động tri thức được chia làm 3 nhóm: nhóm nghiên cứu, nhóm kinh doanh, nhóm kỹ thuật. Tất cả đều được cấp bằng thạc sĩ và là những người có chuyên môn cao về lĩnh vực của mình.  Về kế hoạch mà doanh nghiệp sẽ thực hiện đó là doanh nghiệp sẽ xây dựng các chiến lược như chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược tăng trưởng tập trung, chiến lược tăng trưởng tập trung bằng con đường hội nhập nhằm đạt được những kết quả tốt nhất như mang lại lợi nhuận cho công ty, mang lại một cuộc sống healthy cho cộng đồng, hướng đến một cuộc sống khỏe mạnh.  Về vấn đề tài chính phục vụ cho kế hoạch, doanh nghiệp chủ yếu huy động vốn từ lợi nhuận thu được qua việc bán những mặt hàng hiện đang có mặt trên thị trường. Doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược dài hạn để có thể phù hợp với điều kiện tài chính của doanh nghiệp cũng như là đảm bảo tiến độ của sản phẩm sớm thu lại được doanh thu. 2. Phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh 2.1 Tổng quan về ngành  Theo thống kê Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) cho thấy, nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền toàn cầu năm 2019 tăng 3.45% so với năm trước, trong khi nhu cầu tiêu thụ năm 2020 tăng đến 14.79% so với năm 2019. Dưới tác động của dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu tích trữ, tiêu dùng mì ăn liền tăng trưởng mạnh mẽ.  Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors, doanh thu của mặt hàng mì ăn liền toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 45.67 tỷ USD năm 2020 lên 73.55 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm trong giai đoạn 2021-2026.  Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền cũng tăng cao, do các yếu tố về sự tiện lợi, đa dạng về hương vị, chủng loại và giá cả phù hợp với hầu hết các phân khúc người tiêu dùng.  Theo thống kê Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) cho thấy, nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền toàn cầu năm 2019 tăng 3.45% so với năm trước, trong khi nhu cầu tiêu thụ năm 2020 tăng đến 14.79% so với năm 2019. Dưới tác động của dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu tích trữ, tiêu dùng mì ăn liền tăng trưởng mạnh mẽ. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors, doanh thu của mặt hàng mì ăn liền toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 45.67 tỷ USD năm 2020 lên 73.55 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm trong giai đoạn 20212026. Thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), trong năm 2020, người Việt đã tiêu thụ trên 7 tỷ gói mì ăn liền. Cũng theo số liệu thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) cho thấy, thị trường Châu Á có sức tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm 56.45% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020. Đứng thứ hai là khu vực Đông Nam Á với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Malaysia chiếm 25.24%. Năm 2020, Việt Nam là quốc gia có sản lượng tiêu thụ mì ăn liền cao thứ ba thế giới, sau Trung Quốc (Hong Kong) và Indonesia.Trung Quốc tuy có nhu cầu về mì ăn liền cao nhất thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ không cao như Việt Nam.  Tại Việt Nam, khi thực hiện các đợt giãn cách xã hội, báo cáo của Bộ Công Thương cũng thường xuyên ghi nhận thiếu hụt tạm thời mì ăn liền. Theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng 67%. 2.2 Môi trường ngành 2.2.1 Phân tích bối cảnh bên ngoài a. Môi trường kinh tế - Thuận lợi:  Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước ổn định và phát triển vững chắc trong thời gian gần đây. Sự ổn định của nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế trong nước, trong đó có ngành thực phẩm ăn nhanh để phục vụ cho nhu cầu của người dân và nhu cầu của xã hội ngày càng cao.  Sự tăng trưởng cao của nền kinh tế kéo theo mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người, dẫn đến đời sống của các bộ phận dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao. Chính vì lẽ đó nhu cầu về cuộc sống cũng như ăn uống của người dân cũng được yêu cầu cao hơn, người tiêu dùng giờ đây không chỉ cần ăn no mà còn cần những sản phẩm tốt cho sức khỏe, tạo điều kiện cho các sản phẩm eatclean phát triển. - Khó khăn:  Hiện nay, Việt nam đang phải đối diện với tình trạng lạm phát cao lên tới hai con số, có nguy cơ tăng cao sau đại dịch Covid. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn của công ty, cùng với đó giá cả nguyên vật liệu đầu vào, các chi phí sản xuất cũng tăng cao. b. Môi trường chính trị, pháp luật - Thuận lợi:  Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn khiến các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường, bởi vậy đây là yếu tố thu hút một số lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mặt khác, nền chính trị ổn định cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải chịu sức ép về bất ổn định chính trị, có các điều kiện cơ sở để phục vụ sản xuất. Chính trị ổn định mang lại nguồn đầu tư vốn nước ngoài đổ vào doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể dựa vào nguồn vốn đó để phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị phần. Tóm lại sự ổn định về chính trị tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.  Hệ thống luật pháp được xây dựng ngày càng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế, buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Đồng thời hệ thống luật pháp duy trì sự ổn định về chính trị, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. -Khó khăn:  Môi trường chính trị, pháp luật vẫn còn nhiều bất cập, việc quản lý giá cả thị trường của Nhà nước còn chưa chặt chẽ, chưa kiểm soát triệt để các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. c. Môi trường văn hóa và xã hội - Thuận lợi:  Thị hiếu, trào lưu: Theo một số đánh giá của các nhà đầu tư trong ngành thực phẩm, hiện nay Việt Nam tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm thức ăn nhanh. Chủ tịch TF, Pipat Panieng Vait, nhận định: “Việt Nam có tiềm năng rất lớn vì là thị trường tiêu thụ tới 30 tỷ bát mì ăn liền, nhiều hơn gấp ba lần thị trường Thái Lan.”, lượng mì ăn liền tiêu thụ bình quân đầu người ở Việt Nam vào khoảng 90 gói/năm, so với khoảng 39 gói/năm tại Thái Lan. Tuy vậy, mức độ cạnh tranh ở thị trường Việt Nam là khá quyết liệt do có tới 40 nhãn hiệu đang có mặt ở đó, trong đó chủ yếu của Nhật Bản và vùng lãnh thổ Đài Loan.  Phong cách sống của người Việt Nam hiện nay ngày cảng bận rộn, hối hả. Vì vậy người tiêu dùng rất thích tiêu thụ những sản phẩm có khả năng sử dụng nhanh. Đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng doanh nghiệp sẽ có hướng phát triển đúng đắn và mang lại lợi nhuận. Hơn nữa, chất lượng cuộc sống ngày càng phát triển, hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú đa dạng nên thị hiếu của người tiêu dùng cũng thay đổi. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Họ tìm đến những thực phẩm sạch, lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Tuy được ưa thích vì sự tiện lợi nhưng các sản phẩm mì gói trên thị trường hiện nay vẫn còn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo và các phụ gia không tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy đòi hỏi các loại mì gói tốt cho sức khỏe ra đời để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.  Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng, phần lớn người tiêu dùng chuyển sang các bữa ăn tự nấu và dự trữ thực phẩm khô trong thời gian dài. Mì ăn liền với các yếu tố như sự tiện lợi, hương vị, đa dạng về chủng loại và giá cả phù hợp với tất cả các phân khúc người tiêu dùng đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của mặt hàng này. -Khó khăn:  Xu hướng eatclean vẫn chưa thực sự được nhiều người biết đến. d. Môi trường dân số - Thuận lợi:  Sự đô thị hóa tăng cũng đồng nghĩa với mức sống tăng, nhu cầu về thực phẩm tăng đáng kể.  Trong thời đại khoa học kỹ thuật cao như hiện nay, hầu hết mọi người đều bận rộn, không có nhiều thời gian cho việc nấu nướng. Vì vậy, mì gói nghiễm nhiên trở thành sự lựa chọn tối ưu vì giá rẻ và tính tiện lợi.  Khách hàng mục tiêu của công ty Vina Acecook là đối tượng học sinh, sinh viên, nhân viên công sở, người lao động. -Khó khăn:  Dân số vùng nông thôn vẫn còn nhiều, chưa có nhiều hiểu biết về eat clean và không chuộng sử dụng thức ăn nhanh. e. Môi trường tự nhiên - Thuận lợi  Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, Vina Acecook dễ dàng thông thương với các đối tác trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới bằng cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không.  Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho các nguyên liệu đầu vào sinh trưởng và phát triển. -Khó khăn  Khí hậu nóng ẩm khiến việc bảo quản nguyên liệu và các sản phẩm khô khó khăn hơn. f. Môi trường công nghệ - Thuận lợi:  Hiện nay, CNKT đều phát triển rất nhanh, những thay đổi của công nghệ nhất là trong dây chuyền sản xuất thực phẩm ăn liền là điều đáng quan tâm. Những tiến bộ kỹ thuật tạo ra những ưu thế cạnh tranh mới, mạnh mẽ hơn các ưu thế hiện có. Vì thế các công ty với nguồn vốn mạnh có thể nhập về những thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến sẽ nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm,mẫu mã sản phẩm đẹp, mang lại ưu thế cạnh tranh.  Tận dụng yếu tố đó Vina Acecook đã tổ chức thực hiện các hoạt động nhập công nghệ tiên tiến, công nghệ cao phục vụ nhu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.  Công nghệ môi trường ngày càng hiện đại và dễ tiếp cận đã giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề môi trường một cách tốt nhất. Nhược điểm duy nhất đó là các công nghệ này thường khá tốn kém.  Hiện nay công nghệ truyền thông của Việt Nam đã và đang phát triển một cách rất mạnh mẽ, giúp cho doanh nghiệp quảng bá về hình ảnh của sản phẩm công ty một cách dễ dàng hơn tới người tiêu dùng bằng nhiều cách khác nhau: quảng cáo trên Internet, trên truyền hình, show quảng cáo… Vina Acecook đã làm chiến dịch truyền thông khá tốt, đầu tư không ít vào truyền thông để quảng bá cho mọi người biết về hình ảnh và lợi ích của thương hiệu sản phẩm. -Khó khăn:  Khoa học và công nghệ (KH&CN) vẫn chưa thực sự là động lực cải thiện năng suất và năng lực cạnh tranh để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Thiếu một giải pháp đủ khả thi để khuyến khích các doanh nghiệp và đầu tư tư nhân vào hoạt động nghiên cứu, đổi mới, ứng dụng khoa học, công nghệ. Cải cách cơ chế quản lý KH&CN - đặc biệt là về tài chính, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sử dụng nhân tài - tiến triển chậm. Chi tiêu ngân sách phân tán và chưa đem lại hiệu quả tối đa. 2.2.2 Phân tích cơ cấu ngành cạnh tranh Khả năng vươn ra thị trường toàn cầu  Về tiềm năng xuất khẩu, năm 2020 và năm 2021, ngành sản xuất mì ăn liền đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với tình trạng khẩn cấp về phòng dịch Covid-19 toàn cầu. Cá biệt, khi tình hình dịch bệnh tại nhiều nước diễn biến phức tạp, acecook đã xuất khẩu mì tăng 300%. Hiện, phở ăn liền và mì ăn liền acecook đã và đang xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới.  Từ các nước châu Á, châu Âu đến châu Phi, các sản phẩm của Acecook đều đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của các thị trường này thông qua hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế, đem những sản phẩm an toàn chất lượng đến mọi người dân trên toàn thế giới. Cơ cấu chi phí - Chi phí cố định:  Máy móc thiết bị.  Mặt bằng  Chi phí sử dụng vốn  Thuế - Chi phí biến đổi:  Chi phí nhân công  Chi phí vận chuyển, bảo quản sản phẩm  Chi phí sửa chữa máy móc  Chi phí nguyên liệu đầu vào  Chiết khấu bán hàng  Chi phí marketing Rào cản gia nhập ngành:  Nguyên vật liệu đầu vào có giá thành cao hơn so với các đối thủ khác.  Sự ưa chuộng của người tiêu dùng về các sản phẩm mì gói truyền thống là rất lớn. Rào cản rút lui khỏi ngành:  Vốn đầu tư, công nghệ: Chi phí đầu tư, nghiên cứu lớn do áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nên nếu rút lui khỏi ngành sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn. Số doanh nghiệp cung ứng và mức độ khác biệt của sản phẩm  Theo thống kê có khoảng 50 doanh nghiệp (DN) sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 20% -25%. Trong con mắt của nhà đầu tư nước ngoài, VN trở thành một thị trường rất hấp dẫn và tiềm năng.  Do thị trường Việt Nam đầy tiềm năng và nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất nên mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt:  đã và đang diễn ra một “cuộc chiến” khốc liệt quanh gói mì ăn liền để giành thị phần. Trong đó, các ông lớn giàu sức cạnh tranh phải kể đến là: ACECOOK (mì Hảo Hảo), MASAN (mì Omachi, Kokomi), ASIA FOOD (mì Gấu Đỏ), UNIBEN (mì 3 Miền), VIFON (mì Vifon, phở Vifon) và một huyền thoại lâu đời của Việt Nam - COLUSA MILIKET. Tuy nhiên, phần lớn khoảng 70% thị phần thuộc về ACECOOK, MASAN  và ASIA FOOD.  Hiện nay ACECOOK là nhà sản xuất mì gói được người tiêu dùng ưa thích số một Việt Nam với các sản phẩm đa dạng, phong phú, giá thành hợp lý phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.  Mức độ khác biệt của sản phẩm: các sản phẩm mì gói trên thị trường hiện nay mặc dù chế biến nhanh và tiện lợi, mùi vị đa dạng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Song còn chứa nhiều dầu mỡ, chất phụ gia, khi sử dụng nhiều và lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy sản phẩm mì gói eat clean của Acecook ra đời đảm bảo được yếu tố nhanh chóng, tiện lợi, mùi vị hấp dẫn, dễ dàng bảo quản và tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng, phù hợp với phong cách sống xanh của giới trẻ hiện nay. 2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh (Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh) Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là:  Những thương hiệu có dòng sản phẩm mì eat clean đến từ nước ngoài (Ví dụ: Riscossa thương hiệu của Ý với sản phẩm mì nguyên cám organic)  Những sản phẩm đến từ thương hiệu trong nước (Ví dụ: Mì rau củ hữu cơ Anpaso, mì rau organic eat clean; Duy Anh foods; Hiền Phước; Công ty TNHH Tâm Thuỷ Bắc Giang). Hiện tại chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh mà chỉ có những thương hiệu đến từ nước ngoài chiếm thị phần nhỏ và thương hiệu trong nước quy mô vừa và nhỏ nên chưa quá gay gắt trong thị trường sản phẩm mì ăn liền eat clean. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn  Việc phát triển thương hiệu trong một thời gian ngắn khá khó khăn. Hoạt động sản xuất đòi hỏi một khoản đầu tư kha khá và tiếp thị đòi hỏi một khoản đầu tư lớn. Để bắt đầu xâm nhập vào thị trường, các thương hiệu địa phương có thể bắt đầu với quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên chi phí đầu tư cho tiếp thị và tuyển dụng lao động chất lượng cao cũng rất cao.   Các đối thủ sản xuất dòng mì thường có thể chuyển đổi sang sản xuất mì eat clean dễ dàng như Masan Consumer, Uniben, Asia Foods, Vifon...  Các công ty muốn sản xuất dòng mỳ eat clean tốt cho sức khỏe để đi theo xu hướng hiện nay. Sự đe dọa từ sản phẩm thay thế:  Sản phẩm thay thế chính của dòng mì ăn liền eat clean của Acecook là các sản phẩm ăn liền eat clean khác, sản phẩm mì nhà làm. Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp:  Nhà cung ứng là: các nguyên liệu được nhập khẩu từ nhà cung ứng sản phẩm nông sản từ Australia, Canada, Malaysia...nhà cung cấp sản phẩm nông sản ở Việt Nam (các nông trường, nhà phân phối lớn…)  Sức mạnh của nhà cung ứng ở đây là yếu bởi vì Acecook có thể chuyển từ nhà cung ứng này sang nhà cung ứng khác, Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của Acecook không quá cao. Sức mạnh đàm phán của khách hàng:  Sức mạnh cá nhân trong trường hợp Acecook là không cao. Khách hàng cá nhân thông thường sẽ mua sản phẩm với số lượng ít và không tập trung ở một thị trường cụ thể nào. Tuy nhiên, nhìn chung sức mạnh của khách hàng với sản phẩm mì eat clean của thương hiệu Acecook là yếu. 3. Mô tả công ty và sản phẩm 3.1 Mô tả công ty Khái quát:  ACECOOK Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, sau nhiều năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao. Mục tiêu:  Với mục tiêu trở thành tập đoàn thực phẩm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn xa ra thế giới, Acecook Việt Nam cam kết trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng với chất lượng cao hơn, ngon hơn, tạo ra một nét văn hóa ẩm thực phong phú đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng cao của khách hàng và góp phần phát triển ngành thực phẩm tại Việt Nam. "Cook happiness" chính là niềm tin trong mọi hoạt động của Acecook. Qua đó, Acecook hưởng đến thực hiện các mục tiêu:  Đem đến sự hài lòng và sự an tâm cho người tiêu dùng thông qua những sản phẩm tiện lợi, thơm ngon, an toàn và chất lượng theo tiêu chí "Công nghệ Nhật Bản – Hương vị Việt Nam”.  Đầu tư xây dựng đội ngũ nhân sự giỏi bằng cách đem đến cho họ môi trường làm việc tốt, đảm bảo chế độ phúc lợi giúp người lao động có thể an tâm làm việc và cống hiến lâu dài.  Cam kết tuân thủ pháp luật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường.  Tích cực tham gia các hoạt động nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần đem đến niềm vui cho mọi người và phát triển xã hội. Cách thức hoạt động:  Happy customers: Acecook Việt Nam sẽ luôn nỗ lực để làm cho khách hàng, những người sử dụng sản phẩm của Acecook cảm thấy hạnh phúc. Do đó, công ty sẽ luôn sản xuất và cung cấp những sản phẩm thật ngon, thật chất lượng, an toàn – an tâm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cụ thể, cần thực hiện triệt để 3 mục tiêu như sau:  Đảm bảo sử dụng nguyên vật liệu an toàn.  Sử dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến của Nhật Bản, máy móc thiết bị đảm bảo chất lượng và quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất.  Theo dõi quy trình phân phối, bản quản sản phẩm trên thị trường, yêu cầu không để ảnh hưởng xấu đến chất lượng.  Happy Employees: Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho cán bộ công nhân viên Acecook và gia đình của họ cảm thấy hạnh phúc. Do đó, công ty sẽ luôn cố gắng tạo ra chế độ phúc lợi tốt, môi trường làm việc tốt, quan tâm đến công việc và đời sống của cán bộ công nhân viên.  Happy Society: Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho toàn xã hội cảm thấy hạnh phúc. Công ty luôn đóng góp vào sự phát triển ngành mì ăn liền nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung, hỗ trợ các nhà cung cấp cải thiện chất lượng. Bên cạnh đó, công ty tích cực tài trợ và tổ chức các hoạt động từ thiện, hoạt động vì môi trường nhằm cống hiến cho xã hội Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn. Những phương châm cần thiết để công ty phát triển bền vững, đạt được sự ủng hộ của nhân viên, khách hàng và xã hội:  Corporate Governance (Kiểm soát quản trị):  Xây dựng hệ thống kiểm soát và ngăn ngừa các hành vi sai trái và hành động tùy tiện vô tổ chức của người điều hành công ty hay các cán bộ quản lý.  Xây dựng hệ thống kiểm soát và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức hay một bộ phận nhân viên nào đó.  Là định hướng hoạt động đúng đắn cho toàn bộ lãnh đạo và nhân viên để thực hiện triết lý kinh doanh của công ty.  Compliance (Tính tuân thủ):  Công ty hoạt động trên cơ sở tuân thủ toàn bộ các quy tắc cơ bản như quy định pháp luật, quy định nội bộ công ty.  Công ty không chỉ tuân thủ quy định pháp luật mà còn phải có ý thức và thực hiện việc tuân thủ nghiêm ngặt các đạo đức kinh doanh.  Disclosure (Tính minh bạch):  Chia sẻ thông tin: ngoài các thông tin bí mật, công ty sẽ tích cực thực hiện chia sẻ thông tin với cán bộ công nhân viên.  Công nhận đóng góp của nhân viên và chia sẻ một cách thích hợp những đánh giá của cấp trên cho nhân viên.  Ban điều hành, các cán bộ công nhân viên kê khai (không che giấu) tất cả những mối liên hệ có liên quan đến lợi ích giữa bản thân và công ty. Đội ngũ nhân sự:  Với sự hùng mạnh chiếm lĩnh thị trường như vậy, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam luôn có một đội ngũ nhân viên hùng mạnh từ số lượng cho đến chất lượng. Đội ngũ này phân bố ở cả 2 nhóm lao động là lao động phổ thông và lao động trí thức. Song không thể phủ nhận rằng quyền lợi lao động của bất kỳ nhóm nhân lực cũng đều hấp dẫn từ mức lương cho đến đãi ngộ lao động. Công ty Acecook Việt Nam hiện có hơn 5000 nhân viên đang làm việc tại 7 văn phòng và 10 nhà máy trên dọc lãnh thổ Việt Nam. Chính vì thế để có thể quản lý tốt nhất cũng như tăng hiệu suất làm việc của số lượng nhân viên như vậy, Công ty này luôn phải xây dựng những phương hướng đào tạo, bồi dưỡng cũng như động viên tinh thần làm việc của tất cả công nhân viên.  Đối với lao động trí thức, đội ngũ này được chia ra làm 4 nhóm nhỏ hơn bao gồm:  Nhóm nghiên cứu: đa số nghiên cứu sinh đều có trình độ thạc sỹ, tốt nghiệp các trường hoặc chuyên ngành về hóa học, vi sinh và dinh dưỡng, đã từng có kinh nghiệm nghiên cứu trước đó.  Nhóm kỹ thuật: là đội ngũ của những chuyên viên IT, kỹ sư đều có trình độ về lĩnh vực làm việc của mình. Họ đều đã có kinh nghiệm trong việc lắp đặt, sửa chữa, thiết kế máy móc cho nhà máy lẫn các ứng dụng điện tử phục vụ nội bộ và marketing.  Nhóm kinh doanh: là đội ngũ được đầu tư cả về chuyên môn, năng lực, lẫn tinh thần làm việc hăng say, năng nổ sẵn sàng chinh phục mọi khó khăn, đưa sản phẩm của công ty ra xa hơn.  Nhóm quản trị doanh nghiệp: 100% tốt nghiệp các chuyên ngành đúng với vị trí việc làm từ các trường đại học hàng đầu Việt Nam và quốc tế. Nhóm nhân lực này có chuyên môn rất tốt về quản trị kinh doanh nói chung từ quá trình ứng tuyển cho đến khi làm nhân viên chính thức. Tình hình tài chính:  Quy mô vốn chủ sở hữu của Acecook đang trên đà phát triển nhanh chóng, từ 4.141 tỷ đồng (2016) lên 5.156 tỷ đồng (2017) rồi 6.032 tỷ đồng (2018) trước khi đạt tới 7.096 tỷ đồng (2019). Với vốn chủ sở hữu như vậy, \quy mô tài sản của Acecook được bồi đắp liên tục và phình ra theo thời gian: năm 2016, tổng tài sản mới là 5.366 tỷ đồng thì tới năm 2019 đã đạt tới 8.402 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 47%.  Tính tới năm 2020, Acecook Việt Nam chỉ có vốn điều lệ 298 tỷ đồng, trong đó, cổ đông Nhật Bản là Acecook Co., LTD nắm giữ 16,9 triệu cổ phần, bằng 169 tỷ đồng, tương đương 56,64%. Cổ đông Hà Lan là Marubeni Foods Investment Asia Cooperatie FU.A nắm 5,459 triệu cổ phần, bằng 54,59 tỷ đồng, tương đương 18,296%.  Cổ đông Việt Nam duy nhất là ông Hoàng Cao Trí (sinh năm 1962), là cựu sinh viên khoa CK82 Đại học Bách khoa, nhà điều hành có thâm niên hàng chục năm tại Acecook nắm khoảng 25% cổ phần còn lại.  Kết quả kinh doanh năm 2019 cho thấy, Acecook dẫn đầu thị phần đạt doanh thu thuần 10.648 tỉ đồng, lợi nhuận ròng lên tới 1.660 tỉ đồng, tỉ suất gần 16%.  Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Acecook Việt Nam cũng không ngừng gia tăng với tốc độ rất nhanh, từ 920 tỷ đồng (2016) lên 1.115 tỷ đồng (2017), lên tiếp 1.382 tỷ đồng (2018) rồi đạt 1.660 tỷ đồng (2019), tính chung 4 năm, lợi nhuận sau thuế đã tăng tới 80%. 3.2 Cơ hội kinh doanh Xu hướng kinh tế:  Môi trường đối ngoại hòa bình để tập trung các nguồn lực trong nước cho công cuộc phát triển kinh tế, tăng khả năng đẩy nhanh tốc độ, nâng cao
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan