Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế hoạch phát triển nông nghiệp huyện tứ kỳ năm 2014...

Tài liệu Kế hoạch phát triển nông nghiệp huyện tứ kỳ năm 2014

.DOCX
30
81
121

Mô tả:

Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 TÊN ĐỀ TÀI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN TỨ KỲ TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2014 PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN TỨ KỲ TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2013 1.1 Nhận định chung về những thuận lợi khó khăn trong thực hiện kế hoạch năm 2013 1.1.1 Đặc điểm chung Tứ Kỳ là một huyện thuộc Tỉnh Hải Dương, là “cửa ngõ” của tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Vốn là một huyện thuần nông nhưng kể từ năm 2010, huyện đã bắt đầu đổi hướng phát triển thêm một số ngành nghề công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp khác tuy nhiên nông nghiệp vẫn là ngành phát triển mũi nhọn của huyện. Bước vào thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp năm 2013, huyện đứng trước một số thuận lợi và khó khăn cơ bản, có tác động mật thiết đến những kết quả đạt được. 1.1.2 Thuận lợi -Tứ Kỳ có vị trí địa lý và mạng lưới giao thông liên tỉnh thuận lợi: tiếp giáp phía đông bắc Hà Nội, là điểm chung chuyển giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, tạo mối giao lưu giữa các vùng kinh tế khác trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng là những đô thị có dân số đông, rất thuận lợi để giao lưu, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ, rút ngắn quá trình vận chuyển, nâng cao chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời cũng thuận tiện cung cấp máy móc thiết bị chuyển giao công nghệ kỹ thuật cho ngành nông nghiệp phát triển. - Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nắng nóng xuất hiện sớm, ít gay gắt và không kéo dài, có lượng mưa lớn nên cung cấp đủ nước tưới trong sản xuất nông nghiệp, thuận lợi cho nhiều giống cây, con phát triển. Nhóm 6 1 Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 - Tài nguyên đất của huyện khá phong phú và màu mỡ bao gồm đất phù sa, đất cát, đất feralit, được hình thành nhờ sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Thái Bình và sông Luộc thích hợp với việc cấy lúa, trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây ăn quả. - Trên địa bàn huyện có 7 con sông chảy qua (sông đào lớn) trong đó có hai con sông lớn là sông Thái Bình và sông Luộc cùng với hệ thống sông nội đồng dày đặc với hàng trăm ao hồ nên có nguồn tài nguyên nước phong phú và lượng phù sa dồi dào dễ dàng cung cấp nước sạch cho sản xuất tưới tiêu cũng như cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất, đồng thời tạo cho Tứ Kỳ điều kiện phát triển việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ. -Có 1 số loại đặc sản quý hiếm có giá trị cao như cáy cua, tôm rảo, cà ra…. -Vốn là 1 huyện thuần nông nên tỷ lệ lao động có kinh nghiệm tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp cao. -Được sự quan tâm chú trọng của Đảng, nhà nước, các bộ ban ngành và chính quyền cấp tỉnh cùng với sự đồng thuận của người dân trong việc đưa ngành nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển. 1.1.3 Khó khăn -Tứ kỳ là một huyện tương đối nhỏ, vẫn còn kém phát triển. -Cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn còn nhiều yếu kém, hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng chưa phát triển. -Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán. -Thời tiết diễn biến bất thường do hiện tượng nóng lên toàn cầu. -Tình hình phát triển kinh tế đất nước vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của huyện. 1.2 Một số kết quả thực hiện kế hoạch năm 2013 (đã bao gồm ước tính cho 2 tháng cuối năm) 1.2.1 Mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện trong kỳ 1.2.1.1 Mục tiêu định hướng Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ giá trị sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện. Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản; tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong nông Nhóm 6 2 Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 nghiệp liên quan đến tình hình dịch bệnh, tiêm phòng và một số vấn đề về công tác quản lý. 1.2.1.2 Một số chỉ tiêu định hướng -Tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp đạt 655 tỷ đồng -Cơ cấu trong nông nghiệp: Trồng trọt 50%, chăn nuôi – thủy sản: 35%, dịch vụ trong nông nghiệp 15%. -Tỷ lệ gia súc gia cầm được tiêm phòng đạt 85% tổng đàn…. 1.2.3 Một số kết quả chung Sản xuất nông nghiệp cơ bản ổn định, các tác động của thiên tai, dịch bệnh được dự tính, dự báo kịp thời nên đã ngăn ngừa được những ảnh hưởng tiêu cực. Giá trị sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (theo giá cố định năm 1994) thực hiện ước tính 661,7 tỷ đồng, đạt 101,08% kế hoạch năm, tăng 2,52% so với năm 2012. Cơ cấu trong nông nghiệp: trồng trọt 52,35% (KH 50%), chăn nuôi-thủy sản 34,31% (KH 35%), dịch vụ trong nông nghiệp 13,34% (KH 15%). 1.2.2 Kết quả thực hiện kế hoạch tiểu ngành trồng trọt Trong những năm qua, tiểu ngành trồng trọt phát triển bền vững và đóng vai trò quan trọng trong phát triển KTXH của huyện. Kết quả nổi bật nhất của ngành trồng trọt chính là việc thực hiện có hiệu quả “Đề án xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm”. Theo đó, công tác quy hoạch các khu đồng, xứ đồng phù hợp với sản xuất các cây trồng có giá trị cao. Kết cấu hạ tầng như đường giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương đã được quan tâm thực hiện và đạt kết quả khá. Cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng được bố trí, chuyển đổi theo hướng phù hợp hơn với tập quán canh tác và điều kiện sản xuất của từng địa phương; các giống lúa lai, lúa chất lượng cao đã được đưa vào sản xuất mở rộng ở hầu hết các địa phương. Diệt chuột bằng biện pháp sinh học đạt hiệu quả cao, chi phí thấp đã được nhân rộng toàn huyện. Liên kết bốn nhà về đầu tư sản xuất, tiêu thụ một số sản phẩm cây trồng như ngô ngọt, ớt, súp lơ, khoai tây giống, khoai tây thương phẩm… đã bước đầu thực hiện có hiệu quả ở Đại Đồng, Ngọc Kỳ, Hưng Đạo, Đại Hợp, Quang Phục, Minh Đức, Phượng Kỳ, Nguyên Giáp, Hà Thanh… Tổng diện tích gieo trồng là 19.111 ha. Trong đó, diện tích cây lương thực 15.556 ha, giảm 234,5 ha so với năm 2012; diện tích cây rau màu và cây hàng năm khác 3.555 ha, tăng 233 ha so với năm 2012. Năng suất lúa bình quân 10 tháng đạt 126,5 tạ/ha. Sản lượng lương thực 98.173 tấn (trong đó thóc là 97.017 tấn), giảm 860 tấn so với cùng kỳ năm 2012; giá trị sản xuất ngành trồng trọt, thủy sản bình quân ước tính đạt 123,01 triệu đồng/ha (năm 2012 là 124,8 triệu đồng). Nhóm 6 3 Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 Công tác quy vùng sản xuất tập trung được quan tâm chỉ đạo, đến nay toàn huyện đã có 414 vùng với 5.286 ha, tăng 182 vùng và 368,32 ha so với năm 2012, các xã có nhiều vùng sản xuất tập trung là: Minh Đức, Tân Kỳ, Nguyên Giáp, Hà Thanh, Hà Kỳ và Tứ Xuyên. 1.2.3 Kết quả thực hiện kế hoạch tiểu ngành chăn nuôi – thủy sản Trong những năm qua, tiểu ngành chăn nuôi thường chiếm từ 27-30% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đây là ngành sản xuất có tiềm năng phát triển mạnh của huyện. Thời gian qua ở một số thời điểm ngành chăn nuôi có nhiều khó khăn, thách thức đến từ nhiều phía, nhưng chủ yếu là dịch bệnh, giá thức ăn và thị trường tiêu thụ không ổn định,… Chính vì vậy, để thích ứng với cơ chế thị trường, ngành chăn nuôi của huyện đang có xu hướng chuyển nhanh theo hướng tập trung. Các hộ chăn nuôi với quy mô vừa (35-100 con lợn, 300- 500 con gia cầm trở lên) và nhỏ (5-10 con lợn, 100- dưới 300 con gia cầm) đã và đang phát triển mạnh, đặc biệt tại các khu chuyển đổi. Nhiều trang trại nuôi lợn nái ngoại, lợn thịt hướng ngoại với quy mô 30-300 con tại các xã Văn Tố, An Thanh, Hưng Đạo, Hà Kì, Tân Kì, Đại Đồng,… đã được hình thành. Riêng ở xã Tái Sơn có doanh nghiệp đầu tư xây dựng trang trại nuôi lợn nái ngoại hiện đại, quy mô lớn nhất tỉnh (1200 con) cho hiệu quả kinh tế cao, ổn định. Hiện tại trên địa bàn huyện có 5 trang trại chăn nuôi đặc thù và 26 trang trại tổng hợp (kế hợp chăn nuôi- thủy sản). Chăn nuôi trâu bò đã giảm mạnh qua các năm, đặc biệt là đàn trâu do nhu cầu sức kéo giảm mạnh. Riêng ở những địa phương có nhiều diện tích triền đê, bãi cỏ, ven sông đã hình thành các mô hình các mô hình chăn thả trâu bò tập trung (quy mô từ 10-30 con) theo hướng sinh sản và nuôi thịt đạt hiệu quả kinh tế cao. Tình hình chăn nuôi trên huyện gặp nhiều khó khăn do giá cả thức ăn, thuốc thú y tăng cao, giá sản phẩm gia súc gia cầm giảm và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng đến tâm lí người chăn nuôi, làm hạn chế lớn đến việc đầu tư, mở rộng quy mô đàn dẫn đến số lượng đàn gia súc giảm mạnh so với cùng kì: tổng số đàn lợn 63.732 con, giảm 1968 con so với năm 2012, Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 6153 tấn đạt 87.9% KH; tổng đàn trâu bò hiện có 2.491 con, giảm 491 con so với năm 2012. Tổng đàn gia cầm hiện có 888.100 con, tăng 51.200 con so với năm 2011. Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm được quan tâm chỉ đạo nên có sự chuyển biến tích cực. Những xã có tỉ lệ tiêm phòng đạt cao là: Kỳ Sơn, Minh Đức, Tây Kỳ, Cộng Lạc. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 12.3 ha, nâng tổng số diện tích nuôi thủy sản toàn huyện lên 1.538,3 ha, trong đó diện tích nuôi cá là 1.529,3 ha, năng suất đạt 4.84 tấn/ha, sản lượng thu hoạch đạt 7.715 tấn. Diện tích nuôi đặc sản (ba ba) với diện tích 8 ha, năng suất ước thực hiện 14 tấn, tập trung ở các xã Đại Đồng, Kì Sơn, Tái Sơn. Nhóm 6 4 Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 1.2.3 Kết quả thực hiện kế hoạch các dịch vụ trong nông nghiệp Tỷ trọng trong nông nghiệp của dịch vụ nông nghiệp chỉ đạt 13.34%, thấp hơn với kế hoạch là 15%. Các dịch vụ nông nghiệp như cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, vật tư nông nghiệp và dịch vụ cho vay vốn hỗ trợ sản xuất chưa thật sự được chú trọng toàn diện, còn có sự chậm trễ và thiếu sự đa dạng trong các loại hình cũng như chất lượng dịch vụ cung cấp. 1.3 Một số hạn chế và nguyên nhân 1.3.1 Hạn chế còn tồn tại -Tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và bóc lột đất đai mà chưa thật sự tăng trưởng theo chiều sâu. -Sản xuất nông nghiệp đã và đang có dấu hiệu gây tác động tiêu cực đến môi trường, như: mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước, đất đai bị bạc màu, thoái hóa do hóa chất, tăng chi phí sản xuất và đe dọa tính bền vững của tăng trưởng. -Vẫn còn tình trạng bỏ hoang diện tích đất canh tác (Quang Phục: 7 ha; Bình Lãng: 1,2 ha). -Một số chỉ tiêu như cơ cấu trong nông nghiệp chuyển dịch chậm, cơ cấu trà lúa, diện tích lúa lai, lúa chất lượng, diện tích cây vụ đông chưa đạt kế hoạch đề ra, còn tình trạng cấy nhiều giống, nhiều trà trên một khu đồng. -Việc xử lí xây dựng nhà và công trình trái phép trên đất nông nghiệp ở một số xã không đạt kế hoạch (Hưng Đạo, Bình Lãng, Tái Sơn, văn Tố, Quang Trung, Tiên Động, Hà Kì và Dân Chủ). Nhiều trường hợp xử lí chưa đúng chỉ đạo, còn mang tính hình thức, đối phó. Quản lý Nhà nước còn yếu kém thiếu chặt chẽ về hành lang giao thông thủy lợi, đê điều ở một số địa phương. - Các máy móc, thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa được cập nhật, tiếp cận kịp thời. - Công tác phòng dịch đã được cải tiến nhiều, song tỉ lệ được tiêm phòng ở gia súc, gia cầm chưa đạt kế hoạch. Chất lượng phòng dịch còn gặp hạn chế do chất lượng thuốc và việc xử lí vật nuôi bị bệnh chưa tốt. Nhóm 6 5 Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 -Việc quy vùng sản xuất đã được huyện quan tâm chỉ đạo tới các địa phương, nhưng việc thực hiện ở một số địa phương còn mang tính hình thức, thiếu tính khả thi. Thậm chí, ngay ở những vùng được coi là quy hoạch tốt, thì phần lớn vẫn chưa đảm bảo điều kiện để thực hiện cơ giới hóa ở nhiều khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp. 1.3.2 Nguyên nhân 1.3.2.1 Nguyên nhân khách quan -Do kinh tế thế giới và trong nước biến động, lạm phát và giá cả hàng tiêu dùng tăng cao. -Do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu (mưa bão kéo dài…) dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp khó lường. 1.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan -Do việc chỉ đạo từ trên chưa nhất quán, văn bản ban hành thiếu đồng bộ, chưa kịp thời. Thủ tục quy trình giải quyết xử lý công việc chưa cải cách mất nhiều thời gian… -Phân bổ nguồn vốn đầu tư không đồng đều giữa các lĩnh vực. Đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất nông nghiệp mặc dù đã được Trung ương và tỉnh quan tâm nhưng vẫn còn rất ít, chỉ chiếm khoảng 15%, trong số này chủ yếu là kinh phí cấp bù cho miễn giảm thuỷ lợi. Vì vậy, thực tế nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất (như hỗ trợ giá giống, lãi suất tiền vay, xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất tập trung...) không nhiều. -Chưa tập trung chỉ đạo việc tiêu thoát nước do mưa lớn và bị ách tắc do việc thi công đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng làm một số diện tích rau màu vụ mùa ở một số địa phương bị chết gây bức xúc cho nông dân. - Trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cán bộ trong ngành có lúc, có việc còn trì trệ, thiếu linh hoạt thiếu kiên quyết. Đặc biệt, trách nhiệm của cán bộ trong việc tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chăn nuôi, trồng trọt ở từng địa phương chưa cao, cá biệt có một số cán bộ lãnh đạo vi phạm quy chế làm việc, vi phạm chế độ thông tin báo cáo, phối hợp giữa các địa phương trong việc phòng dịch và diệt dịch chưa chặt chẽ. Một số vẫn đề phát sinh mặc dù được giải quyết kịp thời nhưng việc tổ chứcthực hiện còn lúng túng chậm trễ để kéo dài, giải quyết không dứt điểm. -Khối xã thị trấn chưa thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn và chưa làm hết chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền, chưa chủ động giải quyết các vướng mắc từ cơ sở còn tư tưởng ye lại vào cấp trên, tác phong không chuyên nghiệp. PHẦN 2: DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN TỨ KỲ NĂM 2014 2.1 Tình hình phát triển ngành nông nghiệp cả nước -Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng GDP nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt khoảng 2,14%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá cố định năm Nhóm 6 6 Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 2010) tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,2%, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 5,68%, và giá trị sản xuất thuỷ sản tăng 2,53%. Nửa đầu năm nay, thời tiết rét đậm, rét hại đến sớm ở miền Bắc; nắng nóng, khô hạn diễn ra trên diện rộng ở miền Trung, Tây Nguyên; xâm nhập mặn sớm và sâu ở Đồng bằng sông Cửu Long; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thuỷ sản nuôi diễn biến phức tạp; giá các loại vật tư đầu vào cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đứng ở mức cao; nhu cầu và giá nhiều loại nông sản trên thị trường thế giới và trong nước giảm mạnh trong thời gian dài, hàng hoá tồn kho lớn… đã tác động mạnh đến kết quả hoạt động và thực hiện kế hoạch toàn ngành. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã vượt khó và đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Sản xuất lúa vụ Đông Xuân trên cả nước đạt kết quả tốt. Diện tích gieo cấy ước đạt 3.139 nghìn ha, tăng 15 nghìn ha; sản lượng đạt 20,3 triệu tấn, tương đương năm ngoái. -Trong lĩnh vực sản xuất thuỷ sản: 6 tháng đầu năm, sản lượng khai thác ước đạt 1,3 triệu tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó, khai thác biển đạt gần 1,2 triệu tấn, tăng 3,8%, khai thác nội địa đạt 86 tấn, tăng 2%. Nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao (như: cá ngừ, mực, cá thu, cá chim) xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho công tác chỉ đạo sản xuất và hoạt động khai thác thuỷ sản của ngư dân. Nhiều tàu cá và ngư dân bị tàu nước ngoài xua đuổi, uy hiếp cản trở sản xuất; một số tàu bị bắt giữ, xử phạt khi hoạt động ở khu vực chồng lấn, giáp ranh với các nước. Để động viên ngư dân yên tâm bám biển khi ra khơi, nhiều địa phương đã có chính sách hỗ trợ khuyến khích các chủ tàu liên kết, hợp tác nhau trong sản xuất. Trái lại, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản 6 tháng đầu năm phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ, các rào cản thương mại ngày càng được các quốc gia áp dụng. Phần lớn các doanh nghiệp, kinh doanh thuỷ sản khó tiêu thụ hàng hoá, tồn kho và nợ đọng kéo dài nên không thu mua thuỷ sản nuôi cho dân, khiến người nuôi thuỷ sản (nhất là người nuôi cá tra) bỏ nuôi khá nhiều. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản 6 tháng đầu năm ước giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 1,4 triệu tấn. Tổng sản lượng thuỷ sản nửa đầu năm 2013 ước đạt 1,73 triệu tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. -Về giá cả thị trường: Nhu cầu và giá nông sản trên thị trường thế giới giữ xu hướng giảm suốt từ giữa năm 2012, đồng thời nguồn cung lại có xu hướng tăng đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xuất khẩu của ngành. 2.3 Đánh giá cơ hội, thách thức đối với phát triển nông nghiệp huyện Tứ Kỳ 2.3.1 Cơ hội -Dân số trong độ tuổi lao động cao, có nguồn cung lao động dồi dào -Công tác khuyến nông được đẩy mạnh, ngành nông nghiệp được chú trọng phát triển -Cơ chế chính sách dần trở nên thông thoáng. Nhóm 6 7 Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 -Hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường được mở rộng. -Công nghệ thông tin và công nghệ sinh học ngày càng phát triển là điều kiện thuận lợi nâng cao hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp trong việc ứng dụng các máy móc thiết bị hiện đại. 2.3.2 Thách thức -Diễn biến thời tiết bất thường, bão lũ có thể xảy ra ảnh hưởng đến sản lượng ngành nông nghiệp. -Kinh tế có nhiều biến động, giá cả các mặt hàng nông sản không ổn định. -Áp lực đầu ra của các sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện trong quá trình trao đổi hàng hóa với các địa phương khác, đặc biệt là khi nhu cầu chung về nông sản đang có sự giảm sút. -Định hướng công nghiệp hóa đe dọa quỹ đất và lực lượng trong ngành nông nghiệp. PHẦN 3: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN TỨ KỲ NĂM 2014 3.1 Mục tiêu 3.1.1 Mục tiêu định hướng Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ giá trị sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện. Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào thâm canh sản xuất, từng bước đưa nông nghiệp huyện phát triển theo chiều sâu. 3.1.2 Chỉ tiêu định hướng -Tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp: 679 tỷ đồng -Cơ cấu trong nông nghiệp: Trồng trọt 51%, chăn nuôi – thủy sản 35/%, dịch vụ trong nông nghiệp 14% -Một số mục tiêu khác sẽ được trình bày ở phần phụ lục. 3.2 Kế hoạch thực hiện 1, Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản) phải theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp. 2, Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải trên cơ sở đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lực được đào tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phương. Nhóm 6 8 Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 3, Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. 4, Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, điều chỉnh dân cư, cùng với nguồn nhân lực được đào tạo, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao. 5, Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải có hệ thống chính sách đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, trước hết là đất đai, lao động, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nước. 6, Nâng cao nhận thức, tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển ngành trong kinh tế thị trường 7, Tăng cường công tác quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch để đảm bảo phát triển ngành có định hướng, bền vững. Các địa phương phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các công tác quy hoạch ngành nông nghiệp trên địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn ngành nông nghiệp và các ngành liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung quy hoạch phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. 8, Xây dựng chương trình phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ từ Trung ương đến các địa phương, đảm bảo các điều kiện cần và đủ để thực hiện quy hoạch được duyệt. 3.3 Một số giải pháp thực hiện 3.3.1 Giải pháp về nguồn nhân lực Đào tạo nguồn nhân lực cho cho phát triển nông nghiệp bền vững: -Tiếp tục ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho củng cố và mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức dạy nghề của huyện, tỉnh. Đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, có chính sách đặc biệt ưu đãi cho những tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện, tỉnh đầu tư mở trường dạy nghề cho nông dân. -Dành vốn ngân sách để nâng cấp một số cơ sở dạy nghề của tỉnh, khôi phục, mở rộng các làng nghề truyền thống, giới thiệu việc làm cho người lao động thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm. 3.3.2 Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất Hoàn thiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung làm cơ sở cho xây dựng các chương trình, đề án. -Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Nhóm 6 9 Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 Gắn quy hoạch các vùng sản xuất với đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và áp dụng kỹ thuật mới của nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường vào sản xuất. -Thực hiện sự kết hợp giữa quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp với sản xuất nông phẩm hàng hoá có quy mô lớn và phát triển công nghiệp chế biến phù hợp. 3.3.3 Giải pháp về kết cấu hạ tầng Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phục vụ nông nghiệp, nông thôn hiện đại gắn với phát triển thị trấn, thị tứ -Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm: thuỷ lợi, giao thông, y tế, nước sạch và rồi đến phục vụ văn hoá, thể thao… - Tiếp tục cải tạo, nâng cấp, xây dựng hệ thống thủy lợi để cơ bản đáp ứng yêu cầu của sản xuất và dân sinh. Xây dựng mới trạm bơm Quảng Giang II, Hà Hải; cải tạo, nâng cấp trạm bơm Cầu Dừa, Bình Cách, Đò Bía, Tân Kì. Xây dựng mới 16km kênh chính, cấp I, cấp II và nạo vét 21,4km kênh dẫn tưới tiêu. Tiếp tục kiên cố hóa kênh cấp III do các địa phương quản lí với tổng chiều dài là 182km. -Ưu tiên vốn cho những xã khó khăn để thoát nghèo bền vững. -Thực hiện chính sách huy động vốn đóng góp của dân. 3.3.4 Giải pháp về sử dụng và quản lý đấy đai -Thực hiện luật đất đai, quản lý chặt chẽ, không để xảy ra vi phạm mới, sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp, bãi bồi ven sông, giữ vững ổn định diện tích trồng lúa. -Đẩy mạnh công tác quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. -Tập trung chỉ đạo xử lý vi phạm về xây dừng nhà, công trình khác trên đất nông nghiệp. -Tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. 11 -Có chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất trong nông nghiệp, hỗ trợ tiền thuê đất, tiền đền bù đất đai và xây dựng kết cấu hạ tầng -Chính sách bảo đảm các nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp -Cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ vay vốn cho nông dân, thực hiện chính sách ưu đãi về thuế cho phát triển nông nghiệp 3.3.5 Giải pháp về thị trường Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển thị trường nông thôn: Nhóm 6 10 Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 -Hỗ trợ cho các đơn vị, doanh nghiệp, các chủ trang trại, HTX, các hộ nông dân được tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại. Tăng cường thông tin thị trường, nhất là thông tin dự báo thị trường. -Đầu tư, quy hoạch, phát triển các chợ nông thôn, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, sàn giao dịch… để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. 3.3.6 Giải pháp về hiện đại hóa Hiện đại hoá ngành trồng trọt, chăn nuôi trên cơ sở đẩy mạnh tổ chức sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn:  Đối với trồng trọt -Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia từ nay đến năm 2020. -Xác định bộ giống cây trồng phù hợp với tỉnh -Đầu tư nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, -Đầu tư mạnh cho nghiên cứu, ứng dụng, nhân nhanh các loại giống lúa và các loại cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt.  Đối với chăn nuôi. -Phát triển nhanh ngành chăn nuôi tập trung theo phương pháp bán công nghiệp, công nghiệp. -Mở rộng đào tạo, bồi dưỡng chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi đến tận hộ nông dân, -Xác định được bộ vật nuôi giống phù hợp với tỉnh -Tập hợp các doanh nghiệp tham gia các hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn 3.3.7 Giải pháp về hoàn thiện quan hệ sản xuất Hoàn thiện quan hệ sản xuất ở nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn -Thực hiện vận động nhân dân dồn điền đổi thửa lần thứ hai, sao cho mỗi hộ chỉ có từ 1-2 mảnh. -Hỗ trợ tài chính, đẩy mạnh quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển kinh tế trang trại, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, nâng cao sức sản xuất và khả năng cạnh tranh . -Phát triển mạnh các ngành nghề khác để chuyển đổi nghề cho nông dân không còn đất canh tác do quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất. -Đối với tổ chức HTX, thực hiện Luật HTX đã có nhiều đổi mới. 3.3.8 Giải pháp về khoa học công nghệ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn: -Tập trung nghiên cứu, ứng dụng các vấn đề trọng tâm, tạo sự bứt phá về khoa học công nghệ đưa vào sản xuất Nhóm 6 11 Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 -Tăng đầu tư ngân sách cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học. -Phát triển mạnh công tác khuyến nông và củng cố mạng lưới dịch vụ kỹ thuật ở nông thôn. 3.3.9 Giải pháp về bảo vệ môi trường -Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên, nhân dân về ý thức bảo vệ môi trường nông thôn, hướng dẫn nhân dân thực hiện pháp luật, các biện pháp bảo vệ môi trường. -Hoàn thiện các quy định bảo vệ môi trường -Chỉ đạo, xử lý dứt điểm những nơi bức xúc về môi trường, trước hết là làng nghề giết mổ gia súc, gia cầm; -Tăng cường mạng lưới quan trắc về môi trường, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vị phạm theo quy định của luật pháp 3.3.10 Giải pháp về công tác quản lý giám sát -Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và điều hành quản lý của chính quyền về phát triển nông nghiệp bền vững. -Nâng cao nhận thức về xây dựng nông nghiệp phát triển vững cho toàn xã hội. Trong việc nâng cao nhận thức về phát triển nông nghiệp bền vững cần tiến hành đồng thời cả chiều rộng và chiều sâu. PHẦN 4: KẾ HOẠCH THEO DÕI ĐÁNH GIÁ 4.1 Khung theo dõi dựa trên kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp huyện Tứ Kỳ Chỉ số, chỉ tiêu Hoạt động, Mục tiêu đầu vào Đầu ra Kết quả, tác động 1. Đơn vi tính Mục tiêu tổng quát: Xây dựng nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả, phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng 1.1. Mục tiêu chính: Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển, chất lượng đáp ứng được nhu cầu của thi trường 1.1.1.Mụ c tiêu cụ thể: Phát triển Nhóm 6 Nghiên cứu cải tạo các giống cây trồng cho năng suất,chất Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất canh tác nông nghiệp 12 tấn/ha Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 Lương thực có hạt bình quân đầu người ngành trồng trọt theo hướng hiệu quả, bền vững . lượng cao Phổ biến kiến thức kỹ thuật chăm sóc cây trồng tấn/ng Mức tăng sản lượng ngành trồng trọt so với năm trước % Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp % Mức tăng giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất trồng trọt % Thịt hơi các loại bình quân đầu người Đầu tư xây dựng mô hình Tỷ lệ sản lượng thịt lợn chuồng trại hiện (hơi) được chăn nuôi đại 1.1.2 Phát theo hình thức trang trại triển chăn và công nghiệp nuôi bền vững theo Tỷ lệ sản lượng thịt gia hình thức cầm (hơi) được chăn Phổ biến kiến trang trại nuôi theo hình thức thức kỹ thuật và công trang trại và công nghiệp chăm sóc vật nghiệp; nuôi an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường. Ngiên cứu, cải thiện giống vật nuôi có chất lượng tốt 1.1.3 Xây dựng ngành thủy sản theo hướng Nhóm 6 Cải tạo,vệ sinh môi trường chăn nuôi thủy sản Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản Thủy sản các loại bình quân đầu người 13 Kg/ng % % Mức tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi % Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp % Mức tăng giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất chăn nuôi % Tr.đ/ha Kg/ng Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 Nâng cao chất lượng con giống thủy sản : tôm, cá, ếch… phát triển hiệu quả và bền vững Nâng cao kiến thức chăm sóc vật nuôi cho nông dân Mức tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản % Mức tăng giá trị sản xuất thủy sản trong giá trị sản xuất nông lâm thủy sản % Tỷ trọng giá trị gia tăng trong giá trị sản xuất thuỷ sản % Tỷ trọng giá trị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản trong giá trị sản xuất thuỷ sản % 1.2. Phát triển thủy lợi và kết cấu hạ tầng nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả ngành 1.2.1 Phát triển hệ thống thủy lợi Đầu tư mới, cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi. Áp dụng các công nghệ tưới, tiêu hiện đại Năng lực tưới tăng thêm hàng năm 1000 ha Năng lực tiêu tăng thêm hàng năm 1000 ha Hiệu suất tưới thực tế của hệ thống thủy lợi so với năng lực thiết kế % Hiệu suất tiêu thực tế của hệ thống thủy lợi so với năng lực thiết kế % Số km đê sông được tu bổ, kiên cố hoá chịu được bão từ cấp 9 trở lên tăng lên hàng năm Km Tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới chủ động Tỷ lệ diện tích gieo trồng lúa được tưới chủ động Nhóm 6 14 % % Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 1.2.2 Đầu tư kết cấu hạ tầng nghề cá Nâng cấp, cải (khai tạo hệ thống thác, nuôi thủy lợi sông hồ trồng phục vụ nuôi thuỷ sản, trồng thủy sản phòng tránh, trú bão) Tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tiêu nước chủ động % Tỷ lệ diện tích gieo trồng lúa được tiêu nước chủ động % Diện tích sông hồ được cải tạo m2 Tỷ lệ diện tích nuôi trồng thuỷ sản được đầu tư đồng bộ với công trình thuỷ lợi % 1.3 Phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến và dich vụ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm 1.3.1 Phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và cơ giới hóa ngành nông nghiệp Xây dựng các nhà máy chế biến nông sản tại chỗ Tổng công suất chế biến nông sản quy mô công nghiệp Triệu tấn/năm Tổng công suất hệ thống đông lạnh thủy sản Triệu tấn/năm Tỷ lệ thóc được chế biến (thành gạo) quy mô công nghiệp % Tỷ lệ rau, quả được chế biến, bảo quản % Tỷ lệ thịt được chế biến công nghiệp Tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất cây hàng năm Nhóm 6 15 % % Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 Đầu tư hệ thống máy móc hiện đại phục vụ cho thu hoạch, vận chuyển,bảo quản nông sản 1.3.2 Nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển giao thiết bị kỹ thuật vào sản xuất Tổ chức nghiên cứu khoa học tại địa phương Chuyển giao các trang thiết bị hiện đại tân tiến vào sản xuất Tỷ lệ cơ giới hoá khâu thu hoạch lúa % Số tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực nông lâm thủy sản được áp dụng % % Mức tăng số nhà máy chế biến nông lâm thủy sản được xây dựng % Tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật (giống xác nhận và tương đương trở lên) trong sản xuất lúa TCVN Tỷ lệ diện tích lúa được gieo trồng bằng giống lúa lai % Tỷ lệ diện tích ngô gieo trồng bằng giống tiến bộ kỹ thuật % Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo ở lợn % Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo ở bò % Tỷ lệ tôm, cá giống đưa vào nuôi đảm bảo đủ tiêu chuẩn giống % Tỷ lệ nông dân được đào tạo, tập huấn kỹ thuật về khuyến nông Nhóm 6 Mức tăng số máy móc sử dụng cho thu hoạch, vận chuyển, chế biến nông lâm thủy sản 16 % Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 Tỷ lệ nông dân được thực hiện mô hình trình diễn khuyến nông % Mức tăng trưởng diện tích cây trồng áp dụng thành tựu khoa học hiện đại 1.3.3 Quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tổ chức cho cán bộ đi kiểm tra các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho bảo quản nông sản Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh được kiểm tra đạt yêu cầu về An toàn vệ sinh thực phẩm % Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản được kiểm tra đạt yêu cầu về An toàn vệ sinh thực phẩm % Tỷ lệ sản phẩm thủy sản được kiểm tra/giám sát đạt yêu cầu về An toàn vệ sinh thực phẩm % Tỷ lệ mẫu sản phẩm nông sản được kiểm tra/giám sát đạt yêu cầu về An toàn vệ sinh thực phẩm % Diện tích cây trồng nông nghiệp áp dụng quy trình GAP và các quy trình quản lí sản xuất bền vững khác 1000 ha Tỷ lệ cơ sở (trang trại, quy mô công nghiệp) chăn nuôi áp dụng quy trình Viet GAHP và các quy trình chăn nuôi bền vững khác Nhóm 6 % 17 % Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 Tuyên truyền cho người dân ý thức được việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Tổ chức phổ biến kiến thức phòng chống dịch bệnh cho người dân Diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình GAP và các quy trình quản lý nuôi trồng bền vững khác 1000 ha Tỷ lệ cơ sở giết mổ tập trung được kiểm tra đạt tiêu chuẩn vệ sinh % % Tỷ lệ hộ dân cam kết thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm % Giá trị sản phẩm trồng trọt bị thiệt hại do sâu bệnh, dịch bệnh Giá trị sản phẩm chăn 1.3.4 nuôi bị thiệt hại do dịch Phòng bệnh. chống dịch, Giá trị sản phẩm nuôi bệnh, trồng thủy sản bị thiệt giảm Tổ chức tiêm hại do dịch bệnh. thiểu tổn phòng cho vật thất cây nuôi và kiểm tra Giá trị sản phẩm lâm sản trồng, vật thường xuyên bị thiệt hại do sâu bệnh, nuôi. dịch bệnh tình hình dịch bệnh của kênh trồng 1.3.5 Xúc Tổ chức các hội Mức tăng vốn đầu tư của tiến chợ về nông sản khu vực kinh tế nhà thương nước vào ngành nông mại, xúc nghiệp Nhóm 6 Tỷ lệ nông sản được kiểm tra đạt chất lượng tốt trước khi đem đi tiêu thụ 18 Tỷ đ Tỷ đ Tỷ đ Tỷ đ Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra % % Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 Mức tăng vốn ngân sách đầu tư qua Phòng ban tiến đầu tư nông lâm thủy sản % Số dự án được cấp phép đầu tư vào lĩnh vực nông Hỗ trợ nông dân lâm thủy sản hàng năm. tìm kiếm thị trường cho Số vốn đăng ký đầu tư nông sản vào lĩnh vực nông lâm DA Tr. USD thủy sản hàng năm Hỗ trợ các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp Tỷ lệ vốn đầu tư của huyện cho nông lâm thủy sản % Mức tăng lợi nhuận thu được từ nông nghiệp % 1.4 Nâng cao năng lực cho lao động nông thôn Sử dụng đội Tỷ lệ lao động nông thôn ngũ cán bộ đã qua đào tạo nghề nông nghiệp có trình độ chuyên Tỷ lệ lao động nông thôn môn cao để đào được đào tạo nghề có việc tạo cho nông làm dân 4.2 Các chỉ số kết quả đạt tiêu chuẩn SMART Specific (cụ thể) Không mơ hồ và chung chung Measurable (có thể đo đếm được) Có thể đo đếm ,quan sát được Adequate (thỏa đáng,có thể đạt được) Relevant (phù hợp) Có thể đạt được, không quá tốn kém để đo lường Phù hợp với các mục tiêu Time-Bound ( có mốc thời gian cụ thể) Khả thi trong kỳ kế hoạch 4.3 Bảng chỉ tiêu theo dõi Chỉ tiêu Nhóm 6 2013 (%) 19 Hiện tại (%) 2014 (%) Chênh lệch % % Kêê hoach phat triên nông nghiêp huyên Tư Ky năm 2014 (%) Mức tăng giá trị sản xuất trồng trọt trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Mức tăng giá trị sản xuất chăn nuôi trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Mức tăng giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Mức tăng giá trị sản xuất thu hoạch Mức tăng diện tích gieo trồng cây hàng năm Tỷ lệ diện tích nuôi trồng thuỷ sản được đầu tư đồng bộ với công trình thuỷ lợi Mức tăng số máy móc sử dụng cho thu hoạch, vận chuyển, chế biến nông lâm thủy sản Tỷ lệ nông sản được kiểm tra đạt chất lượng tốt trước khi đem đi tiêu thụ Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra Tỷ lệ vốn đầu tư của huyện cho nông nghiệp Tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề có việc làm 2,6 1,03 4,5 -3.47 -5 0,39 6 -5,61 1 1,2 6,5 -4,3 -4,44 0,1 0,81 -0,71 -0,12 -0,11 -0,25 0,14 79 79,6 82 -2,4 1,32 1,35 2,5 -1,15 55 57 65 -9 9 5,3 5 0,3 45 46 48 -2 66 68 73 -5 CAC TAI LIÊU THAM KHAO Sổ tay theo dõi đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Theo dõi đánh giá kế hoạch. Hệ thống giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch 5 năm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 2006- 2010. Nhóm 6 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan