Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế hoạch phát triển khu công nghiệp của tỉnh hòa bình...

Tài liệu Kế hoạch phát triển khu công nghiệp của tỉnh hòa bình

.DOC
35
189
95

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Tỉnh Hoà Bình, hiện nay có 08 Khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam theo thứ tự ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Trong những năm qua, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có những bước phát triển tương đối tốt. Sự phát triển này đã thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển. Tuy nhiên các KCN vẫ còn tồn tại những vấn đề khó khăn cần có phương hướng và biện pháp khắc phục nhằm khai thác được những tiềm năng sẵn có của tỉnh. Để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của vùng và khu vực trong thời kỳ đổi mới mạnh mẽ về mọi mặt với một tầm nhìn xa hơn, việc lập kế hoạch phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Hòa Bình là hết sức cầu thiết, nó có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh nói riêng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong giai đoạn 2011 – 2015. Đề án có tham khảo tài liệu trên website của tỉnh Hòa Bình và các tài liệu khác. 1 PHẦN 1: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN I. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN TỈNH BẮC NINH 1. Điều kiện tự nhiên – xã hội Hoà Bình là tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều tuyến đường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc, cách thủ đô Hà nội 76 km về phía Tây Nam. Phía Bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Tây, phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà Tây và Hà Nam, phía Tây giáp Sơn La. Tỉnh có 11 huyện, thành phố: Đà Bắc, Mai Châu, Tân lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Kỳ Sơn, Cao Phong và Thành phố Hoà Bình với 210 xã, phường, thị trấn. Hoà Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 – 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m. Hoà Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23 oC. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 – 29oC, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 – 16,5oC. Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh được phân bố tương đối đồng đều với các sông lớn là sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi. Mưa, bão tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm với lượng mưa trung bình hàng năm là 1800 - 2200 mm. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá thường xuyên xảy ra. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,7oC; cao nhất 41,2oC; thấp nhất 19oC. Tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình từ 27-29 oC; tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 15,5-16,5oC. Tần suất sương muối xảy ra: 0,9 ngày/năm. 2. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội 2.1. Hệ thống giao thông vận tải 2 Hệ thống mạng lưới giao thông của Hòa Bình rộng khắp với các tuyến đường bộ, đường sông, đường sắt tạo ra hệ thống giao thông liên hoàn thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế đối nội và đối ngoại. - Đường bộ: Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh như quốc lộ 6 đi qua các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, huyện Tân Lạc, Mai Châu nối liền Hòa Bình với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc khác, điểm gần trung tâm Hà Nội nhất trên quốc lộ 6 của Hòa Bình thuộc huyện Lương Sơn là gần 40km ; quốc lộ 15A đi từ huyện Mai Châu nối quốc lộ 6 với các huyện vùng cao tỉnh Thanh Hóa; quốc lộ 12A đi qua các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ và tỉnh Ninh Bình, nối quốc lộ 6 (ở Mãn Đức- Tân Lạc); quốc lộ 12 B chạy qua Lạc Thủy, Kim Bôi, Cao Phong gặp quốc lộ 6 ở ngã ba thị trấn Cao Phong; quốc lộ 21 có điểm đầu là ngã ba giao cắt với quốc lộ 32, trước cửa ngõ vào thị xã Sơn Tây, điểm cuối là thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định qua thị trấn Xuân Mai Hà Nội qua các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy xuống Phủ Lý. Đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 21, gặp quốc lộ 12B xã Hưng Thi, Lạc Thủy và quốc lộ 12A tại địa bàn giáp ranh giữa xã Yên Nghiệp của huyện Lạc Sơn và xã Lạc Thịnh của huyện Yên Thuỷ. Các tuyến đường chính này nối với hệ thống đường nối liền các huyện, xã trong tỉnh với thị xã và với các huyện, tỉnh bạn rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội. - Đường thủy: Hệ thống sông ngòi thuỷ văn: Hòa Bình có mạng lưới sông suối phân bổ tương đối dày và đều khắp ở các huyện. Sông Ðà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km2 chảy qua các huyện Mai Châu, Ðà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình với tổng chiều dài là 151 km. Hồ sông Ðà có dung tích 9,5 tỷ m3 nước nối liền với Sơn La, phần hạ lưu chảy qua Phú Thọ, Hà Tây thông với sông Hồng, được điều tiết nước bởi hồ sông Đà, tại đây có thể phát triển vận tải thuỷ thuận lợi, có hiệu quả; sông Bưởi bắt nguồn từ xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, dài 55km; sông Bôi bắt nguồn từ xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, dài 125km; sông Bùi bắt nguồn từ xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn, dài 32km; sông Lãng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu huyện Yên Thuỷ, dài 30km. 2.2. Hệ thống cấp thoát nước: Tỉnh có 2 nhà máy nước với công suất 19.000m3 ngày đêm cho khu vực thành phố Hòa Bình và 132 công trình cấp nước tập trung; có 1.100 bể, 24.900 giếng xây cung cấp nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh cho 324.225 người được cung cấp nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh. 2.3. Bưu chính viễn thông: Số lượng bưu cục và dịch vụ là 35 bưu cục và 137 điểm bưu điện văn hóa xã; số máy điện thoại là 12.000 cái, bình quân 1,5 máy/100 dân. 2.4. Hệ thống tài chính – ngân hàng: 3 Hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh gồm: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Sài Gòn Thương tín và các Chi nhánh ngân hàng khác: Liên Việt Bank, Maritime Bank, Habubank, PG Bank, Navibank…, đáp ứng yêu cầu thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nhiều hãng bảo hiểm như AIA, Prudentials, Bảo Việt, Bảo Minh… và nhiều công ty tư vấn cũng có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Hòa Bình. 2.5. Hệ thống cấp điện: Hiện mới có 179 xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ có điện là 75%, trong đó tỷ lệ hộ có điện lưới quốc gia là 69,6%. 2.6. Hệ thống các Khu công nghiệp tập trung và các Cụm công nghiệp: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã xây dựng Quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp tỉnh Hoà Bình đến năm 2020, trình UBND tỉnh phê duyệt; trên cơ sở quy hoạch đó đã tham mưu, đề nghị UBND tỉnh trình và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào các khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 tại Văn bản số 2350/TTg-KTN, ngày 31/12/2008 và theo thứ tự ưu tiên như sau: - Mở rộng khu công nghiệp Lương Sơn, diện tích từ 71,2 ha lên 230 ha; - Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà, diện tích 86 ha; - Khu công nghiệp Yên Quang, diện tích 200 ha; - Khu công nghiệp Thanh Hà, diện tích 300 ha; - Khu công nghiệp Mông Hóa, diện tích 200 ha; - Khu công nghiệp Nam Lương Sơn, diện tích 200 ha; - Khu công nghiệp Nhuận Trạch, diện tích 200 ha - Khu công nghiệp Lạc Thịnh, diện tích 200 ha. Ngay sau khi xây dựng xong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020, Ban Quản lý đã chỉ đạo nhà đầu tư hạ tầng lập và công bố quy hoạch chi tiết phần mở rộng khu công nghiệp Lương Sơn; đang trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Yên Quang, Bờ trái sông Đà (1/500); triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp Mông Hoá, Thanh Hà, Nam Lương Sơn, Nhuận Trạch. Như vậy tính đến nay đã có 07/08 khu công nghiệp toàn tỉnh đã và đang triển khai lập quy hoạch chi tiết. Dự kiến đến hết năm 2010 sẽ lập xong và tổ chức công bố quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp đã được phê duyệt. 4 3. Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư Về chính sách ưu đãi: Ngoài chính sách theo qui định của Chính phủ, Hòa Bình cam kết giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính, hỗ trợ cung cấp thông tin cho các Nhà đầu tư, đồng hành với các Nhà đầu tư trong quá trình thành lập doanh nghiệp, triển khai dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh. Ưu đãi đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh Hoà Bình 3.1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (Nghị định số 124/2008/NĐ-CP). 3.1.1. Thuế suất ưu đãi 1. Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với: Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: - Công nghệ cao theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; - Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; - Sản xuất sản phẩm phần mềm. 2. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực quy định trên đây có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư, thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% quy định tại khoản này theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 3. Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với phần thu nhập của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa). Danh mục các hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa quy định tại khoản này do Thủ tướng Chính phủ quy định. 4. Thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong thời gian 10 năm đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh (*). 5. Thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong suốt thời gian hoạt động đối với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân. 6. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại mục này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế. 3.1.2. Miễn thuế, giảm thuế 1. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với: a. Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Mục I nói trên b. Doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn các khu công nghiệp của tỉnh (*) 2. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà. 3. Miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn các khu công nghiệp của tỉnh (*) 5 4. Thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư; trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. Trong năm tính thuế đầu tiên mà doanh nghiệp có thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế dưới 12 (mười hai) tháng, doanh nghiệp được hưởng miễn thuế, giảm thuế ngay năm đó hoặc đăng ký với cơ quan thuế thời gian bắt đầu được miễn thuế, giảm thuế từ năm tính thuế tiếp theo. 3.1.3. Giảm thuế cho các trường hợp khác 1. Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ, gồm: a. Chi đào tạo lại nghề; b. Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho cô giáo dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý; c. Chi khám sức khoẻ thêm trong năm; d. Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con. Căn cứ quy định của pháp luật về lao động, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể mức chi bồi dưỡng quy định tại khoản này; đ. Lương, phụ cấp trả cho thời gian lao động nữ được nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú theo chế độ nhưng vẫn làm việc. 2. Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số để đào tạo nghề, tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định. (*): Không áp dụng với khu công nghiệp Bờ trái sông Đà 3.2. Miễn tiền thuê đất:(đối với hình thức thuê đất để thực hiện dự án đầu tư) Theo quy định tại mục 10 Điều 2 Nghị định số 121/2010/NĐ-CP, ngày 30/12/2010: - Mười lăm (15) năm đối với dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Hoà Bình (trừ khu công nghiệp Bờ trái sông Đà). - Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Hoà Bình (trừ khu công nghiệp Bờ trái sông Đà, thành phố Hòa Bình). - Bảy (7) năm đối với các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Hoà Bình. 3.3. Giảm tiền sử dụng đất(đối với hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư): Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09/4/2008: - Giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp NSNN đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 được đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh Hoà Bình. 6 - Giảm 30% tiền sử dụng đất phải nộp NSNN đối với dự án đầu tư dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư vào các KCN của tỉnh Hoà Bình. - Giảm 20% tiền sử dụng đất phải nộp NSNN đối với dự án đầu tư vào các KCN của tỉnh Hoà Bình. 3.4. Miễn thuế nhập khẩu: Theo quy định tại Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Một số nội dung miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào các khu công nghiệp theo quy định tại Khoản 6, Điều 12, Nghị định số 87/2010/NĐCP, ngày 13/8/2010 gồm: a. Thiết bị, máy móc; b. Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy; c. Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b khoản này; d. Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a khoản này; đ. Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được. II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN TỈNH HÒA BÌNH 1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế và phát triển công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 Giai đoạn 2006 -2010 là giai đoạn tình hình kinh tế - xã hội có những diễn biến phức tạp, khó khăn và thuận lợi đan xen. Trong năm từ 2006 - 2007 tình hình phát triển tương đối thuận lợi, tăng trưởng kinh tế đạt khá. Đến năm 2008 lạm phát tăng cao (khoảng trên 22%), Chính phủ phải ban hành những biện pháp chống lạm phát; cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, suy giảm kinh tế. toàn cầu, Chính phủ ban hành những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội (Nghị Quyết số 30/2008/NQ-CP, ngày 11/12/2008). Những diễn biến này ảnh hưởng mạnh đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung, phát triển công nghiệp và khu công nghiệp nói riêng. Thực hiện Nghị quyết XIV Đại hội tỉnh Đảng bộ và Nghị quyết số 58/2006/NQHĐND, ngày 21/7/2006 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, vượt qua nhiều thách thức, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, nhân dân các dân tộc trong tỉnh 7 kinh tế của tỉnh có bước phát triển quan trọng, cụ thể đến năm 2010 dự kiến kết quả như sau: - Tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2006 - 2010 đạt 11,73% (năm 2009 ước đạt 10,5%, năm 2010 dự kiến tăng 10 - 11%). - Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp, thủy sản: 35,5%; công nghiệp, xây dựng 31,5%; dịch vụ: 33%. - Tổng thu ngân sách đạt 1.105 tỷ đồng năm 2010. - Xuất khẩu đạt 39 triệu USD vào năm 2010. - Giảm tỷ lệ nghèo xuống còn 14% năm 2010. - Tạo việc làm cho 16.500 lao động/năm. - Thu nhập bình quân đầu người 12,6 triệu đồng năm 2010. Về phát triển công nghiệp, xây dựng: giá trị tăng thêm của ngành tăng từ khoảng 1.000 tỷ đồng năm 2006 lên 3.300 tỷ đồng năm 2010 (theo giá thực tế); tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,6%/năm, riêng công nghiệp tăng 21,5%/năm. Công nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong giai đoạn này nhiều dự án sản suất công nghiệp đã được triển khai, nhiều sản phẩm mới được đưa vào thị trường như điện (thủy điện Vạn Mai, thủy điện So Lo); nước (Nhà máy nước Trung Minh - Kỳ Sơn), xi măng (Nhà máy xi măng Xuân Mai), tinh bột sắn, chế biến hàng nông sản, linh kiện điện tử, ắc quy,… đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. 2. Tình hình phát triển các KCN của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh được thành lập theo Quyết định số 718/QĐ-TTg, ngày 7/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12/2007, thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 18/2007/QĐ-UBND, ngày 14/9/2007 và Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND ngày 19/6/2008 của UBND tỉnh Hòa Bình. Mặc dù mới thành lập, số lượng cán bộ còn ít nhưng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã đưa hoạt động quản lý các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh từng bước ổn định, đi vào nề nếp, thúc đẩy phát triển khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, cụ thể: 2.1. Về công tác quy hoạch các khu công nghiệp 8 Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã xây dựng Quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp tỉnh Hoà Bình đến năm 2020, trình UBND tỉnh phê duyệt; trên cơ sở quy hoạch đó đã tham mưu, đề nghị UBND tỉnh trình và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào các khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 tại Văn bản số 2350/TTg-KTN, ngày 31/12/2008 và theo thứ tự ưu tiên như sau: - Mở rộng khu công nghiệp Lương Sơn, diện tích từ 71,2 ha lên 230 ha; - Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà, diện tích 86 ha; - Khu công nghiệp Yên Quang, diện tích 200 ha; - Khu công nghiệp Thanh Hà, diện tích 300 ha; - Khu công nghiệp Mông Hóa, diện tích 200 ha; - Khu công nghiệp Nam Lương Sơn, diện tích 200 ha; - Khu công nghiệp Nhuận Trạch, diện tích 200 ha - Khu công nghiệp Lạc Thịnh, diện tích 200 ha. Ngay sau khi xây dựng xong Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020, Ban Quản lý đã chỉ đạo nhà đầu tư hạ tầng lập và công bố quy hoạch chi tiết phần mở rộng khu công nghiệp Lương Sơn; đang trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Yên Quang, Bờ trái sông Đà (1/500); triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp Mông Hoá, Thanh Hà, Nam Lương Sơn, Nhuận Trạch. Như vậy tính đến nay đã có 07/08 khu công nghiệp toàn tỉnh đã và đang triển khai lập quy hoạch chi tiết. Dự kiến đến hết năm 2010 sẽ lập xong và tổ chức công bố quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp đã được phê duyệt. 2.2. Về phát triển hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp là khâu quan trọng nhất trong nhiệm vụ phát triển các khu công nghiệp, cho đến hết tháng 6 năm 2009: Đối với các khu công nghiệp đã có nhà đầu tư hạ tầng: - Khu công nghiệp Lương Sơn đã cơ bản hoàn thành các hạng mục đầu tư xây dựng hạ tầng giai đoạn I (hệ thống đường giao thông, cấp điện, nước, giải phóng mặt bằng, nhà máy xử lý nước thải), đang tiến hành triển khai giai đoạn II (giai đoạn mở rộng). - Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà: UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương cho Công ty Cổ phần sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư hạ tầng, hiện tại đang trong giai đoạn lập dự án và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư. Đối với một số các hạng mục sử dụng vốn ngân sách nhà nước như đường trục chính, đường gom,…Ban Quản lý đã đề 9 xuất UBND tỉnh về quy mô đầu tư sửa chữa đường Nguyễn Văn Trỗi và đầu tư mới tuyến đường 1A, trục đường chính của khu công nghiệp. - Khu công nghiệp Yên Quang: Đang trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Khu công nghiệp Mông Hóa, Nhuận Trạch đang tiến hành lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng, còn lại các khu công nghiệp khác đang có các nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát và xin đăng ký đầu tư. Đến năm 2010 sẽ cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng khu công nghiệp Lương Sơn và Bờ trái sông Đà. 2.3. Về công tác xúc tiến đầu tư và hỗ trợ, quản lý doanh nghiệp 2.3.1. Về công tác xúc tiến đầu tư: Ban Quản lý đã xây dựng Website (http://www.ipshoabinh.gov.vn) nhằm giới thiệu cung cấp các thông tin và tiềm năng về tỉnh Hoà Bình, giới thiệu về Ban Quản lý các khu công nghiệp; công khai, hướng dẫn và thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính,… Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến khu công nghiệp (Điều lệ khu công nghiệp Lương Sơn, Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về các khu công nghiệp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,…); hệ thống bản đồ 08 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, xây dựng tập gấp giới thiệu về các khu công nghiệp của tỉnh, trình tự thủ tục và chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp. Tham gia gian hàng trưng bày, quảng bá giới thiệu về tỉnh Hoà Bình và tiềm năng phát triển các khu công nghiệp của tỉnh tại Hội nghị xúc tiến đầu tư (ngày 2627/3/2009) tại Bắc Ninh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, kết quả là đã có hơn 100 nhà đầu tư đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư và một số nhà đầu tư đã đăng ký làm chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp của tỉnh (KCN Bờ trái sông Đà, Mông Hoá, Nhuận Trạch). 2.3.2. Công tác hỗ trợ và quản lý doanh nghiệp sau cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng, vì vậy trong thời gian qua Ban Quản lý đã tiến hành một số công việc hết sức thiết thực như: Tổ chức họp giao ban với các doanh nghiệp hàng quý, đôn đốc thực hiện chế độ báo cáo thông qua đó nắm bắt tình hình đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, phát hiện và kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tiến độ đầu tư, việc chấp hành pháp luật về xây dựng, môi trường, lao động và công tác phòng chống cháy nổ của các 10 doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình cung cấp điện cho khu công nghiệp, làm việc với Điện lực Hoà Bình để ưu tiên cấp điện cho khu công nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tháo gỡ khó khăn do khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua như: xác nhận giãn tiến độ đầu tư, xác nhận danh mục máy móc thiết bị nhập khẩu một cách nhanh chóng, giới thiệu lao động, việc làm cho doanh nghiệp. Triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại nơi giao dịch hành chính một cửa của Ban Quản lý, gồm 20 thủ tục hành chính, trong đó 19 thủ tục theo cơ chế một cửa và 01 thủ tục theo cơ chế một cửa liên thông. 2.4. Kết quả thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Tính đến hết tháng 6 năm 2009 tình hình đầu tư vào các khu công nghiệp cụ thể như sau: + Khu công nghiệp Lương Sơn: có 13 dự án đầu tư với số vốn đăng ký đầu tư trên 700 tỷ đồng, trong đó có 07 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, riêng 6 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 33 tỷ đồng, xuất khẩu 5,2 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 600 lao động (chủ yếu là lao động địa phương). + Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà: có 16 dự án đầu tư, với số vốn đăng ký đầu tư trên 300 tỷ đồng. + Khu công nghiệp Mông Hóa: 6 dự án, khu công nghiệp Nam Lương Sơn 5 dự án và khu công nghiệp Lạc Thịnh 02 dự án. Đến năm 2010, tổng số dự án thuộc các khu công nghiệip sẽ là 70 dự án, giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 200 tỷ đồng, thu hút hơn 4.000 lao động. 3. Về cơ chế hỗ trợ phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Theo Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg, ngày 19/3/2009 (thay thế Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg) của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh miền núi Bắc Bộ được hỗ trợ vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 01 khu công nghiệp, với Hoà Bình là khu công nghiệp Lương Sơn (tính đến nay đã được hỗ trợ 62/100 tỷ đồng). Hiện nay, Hòa Bình đang đề xuất Chính phủ và các Bô, Ngành Trung ương và Chính phủ cho Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà được hưởng cơ chế hỗ trợ này. 4. Kết quả chủ yếu phát triển khu công nghiệp đến năm 2010 Dự kiến đến năm 2010: - Có 07 khu công nghiệp hoàn thành và công bố quy hoạch chi tiết gồm khu công nghiệp Lương Sơn, Bờ trái sông Đà, Yên Quang, Mông Hóa, Thanh Hà, Nam Lương Sơn và Nhuận Trạch; - Có 05 khu công nghiệp có nhà đầu tư hạ tầng; 11 - Có 70 doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp (cụ thể 25 doanh nghiệp trong khu công nghiệp Lương Sơn, 20 doanh nghiệp trong KCN Bờ trái, 15 doanh nghiệp trong khu công nghiệp Mông Hóa, 10 doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp Nam Lương Sơn và khu công nghiệp Lạc Thịnh), trong đó có 40 doanh nghiệp đi hoạt động sản xuất kinh doanh. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 Qua 10 năm xây dựng và phát triển các KCN đã đạt được những kết quả thiết thực, tạo diện mạo mới cho ngành công nghiệp. Các KCN đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ; tăng trưởng kinh tế nhanh, liên tục trên hai con số và trở thành nhân tố quyết định quá trình CNH, HĐH. 1. Những mặt làm được, những thuận lợi: Mặc dù mới trong giai đoạn đầu phát triển, nhưng các khu công nghiệp của tỉnh đã đóng góp nhiều sản phẩm công nghiệp (hàng may mặc, linh kiện điện tử, ắc quy, chế biến hàng nông sản,…) góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Việc thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp đã đưa hoạt động quản lý khu công nghiệp từng bước ổn đinh, đi vào nề nếp, đặt nền móng quan trọng cho phát triển khu công nghiệp trong giai đoạn tới. Việc Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là bước khởi đầu quan trọng trong phát triển các khu công nghiệp của tỉnh. Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư kết cấu hạ tầng của Trung ương đầu tư hạ tầng khu công nghiệp tạo điều kiện cho phát triển khu công nghiệp của tỉnh, mặc dù mức độ hỗ trợ còn hạn chế (mới dừng ở mức hỗ trợ cho 01 khu công nghiệp). Về khách quan, việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội; mở đường Hồ Chí Minh… tạo thế phát triển mới và thu hút đầu tư cho các khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình. 2. Những mặt còn hạn chế và những khó khăn: Ban Quản lý các khu công nghiệp do mới thành lập nên số lượng cán bộ còn ít, chưa có nhiều kinh nghiệm; còn thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, kỹ năng hoạt động trong lĩnh vực xú tiến đầu tư. Ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, chưa hỗ trợ được nhiều cho việc phát triển hạ tầng các khu công nghiệp của tỉnh; 12 Số lượng lao động qua đào tạo, có kỹ năng, tay nghề cao chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu các doanh nghiệp; chưa có những doanh nghiệp lớn đem lại ngân sách lớn cho tỉnh vì vậy chưa tạo ra sự đột phá trong phát triển các khu công nghiệp. IV. MA TRẬN SWOT S ( ĐIỂM MẠNH) W (ĐIỂM YẾU) S1: Vị trí địa lý: Hòa Bình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Việt Nam; phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình; phía đông giáp thủ đô Hà Nội, Hà Nam; phía tây giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hóa. Đây là vị trí thuận lợi cho chuyên chở và lưu thông hàng hóa. W1: Quy mô từng KCN còn mang nặng định tính, chưa lượng hoá quy mô KCN phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh; Chức năng KCN chuyên ngành còn chưa rõ, chủ yếu là đa ngành. S2: Đảm bảo giải quyết các thủ tục hành chính theo tiêu chuẩn quy trình ISO 9001:2000; Hỗ trợ đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp suốt vòng đời dự án; Có các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư minh bạch, thống nhất theo quy định của Chính phủ, khá hấp dẫn; Thực hiện tốt việc đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội cho các nhà đầu tư. W2: BQL các khu công nghiệp do mới thành lập nên cán bộ còn ít, chưa có kinh nghiệm; còn thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, kỹ năng hoặc động trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư. W3: Các công trình hạ tầng ngoài hàng rào còn thiếu, chưa đồng bộ: Nhà trẻ, dịch vụ, Trạm y tế,Trạm công an,...đặc biệt là các khu nhà ở cho công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu. W4: Cơ chế “một cửa, tại chỗ” đã được thực hiện trong quản lý đầu tư nhưng S3: Các KCN hiện đang đà phát triển, thực tế triển khai còn nhiều vướng mắc phức tạp, nhiều khâu còn chồng chéo, hạ tầng kinh tế kĩ thuật khá tốt và hoạt chưa thực sự hiệu quả. động quản lý KCN đang từng bước ổn đinh. S4: Có khả năng cung cấp đủ nguồn nhân lực có tay nghề cơ bản và thu hút được lao động có trình độ cao. 13 O (CƠ HỘI) T(THÁCH THỨC) O1: Nền kinh tế Việt Nam và thế giới T1: Nền kinh tế Việt Nam và thế giới vừa thoát ra khỏi khủng hoảng, tạo đà vừa thoát ra khỏi khủng hoảng => khó phát triển mới. khăn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài. O2: Hội nhập kinh tế quốc tế. O3: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án quy hoạch, phát triển các KCN Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, hệ thống 08 KCN => tiền đề rất cơ bản, khung pháp lý ổn định về quy hoạch các KCN, tạo điều kiện để các nhà đầu tư an tâm hoạt động; có đội ngũ các công ty hạ tầng chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ tốt nhất. T2: Do Hòa Bình là một tỉnh miền núi, địa hình tương đối phức tạp so với các tỉnh đồng bằng; các khu công nghiệp nằm rải rác với quy mô không lớn, tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư chưa cao, nguồn lao động chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp. O4: Việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh, việc phát triển khu công nghệ cao Láng – Hòa Lạc tạo cho Hòa Bình một vị trí phát triển thuận lợi về kinh tế nói chung, công nghiệp và khu công nghiệp nói riêng. T4: Điểm xuất phát của tỉnh thấp, thu nhập, khả năng huy động các nguồn bốn từ các thành phần kinh tế, dân cư còn thấp ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp và các khu công nghiệp. T3: Ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, chưa hỗ trợ được nhiều cho việc phát triển hạ tầng các khu công nghiệp của tỉnh. T5: Cạnh tranh thu hút vốn với các KCN ở địa phương khác diễn ra thực sự gay O5: Được sự quan tâm, chỉ đạo sát gắt và quyết liệt. sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp kết hợp giữa các sở ban ngành trong việc phát triển công nghiệp nói chung và phát triển các khu công nghiệp nói riêng. PHẦN 2: XÂY DỰNG CÂY VẤN ĐỀ VÀ CÂY MỤC TIÊU 14 I. CÂY VẤN ĐỀ Các KCN của tỉnh chưa trở thành các KCN mạnh Công tác quản lý, xúc tiến đầu tư chưa tốt Quản lý quy hoạch chưa tốt Lập, trình duyêt, thẩm định QH chi tiết còn chậm trễ Công tác hỗ trợ và quản lý DN chưa tốt Nhân lực chưa đủ trình độ so với nhu cầu Công tác xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả Công tác quản lý môi trường KCN chưa tốt Quản lý tiến độ đầu tư chưa tốt Thủ tục hành chính còn khó khăn đối với DN Chưa chú trọng phát triển đào tạo nhân lực Các nhà đầu tư khó tiếp cận thông tin về KCN Việc đôn đốc các DN chưa hiệu quả Công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật chưa tốt Chưa có nhiều chính sách, hoạt động hỗ trợ DN Công tác chăm lo cho đời sống công nhân chưa tốt Các nhà đầu tư gặp khó khăn với thủ tục, pháp luật Việc đánh giá tác động môi trường chưa hiệu quả Quản lý xây dựng chưa tốt 15 I. CÂY MỤC TIÊU Các KCN của tỉnh trở thành các KCN mạnh Cải thiện công tác quản lý, xúc tiến đầu tư Nâng cao chất lượng quản lý quy hoạch Đẩy mạnh tiến độ lập, trình duyêt, thẩm định QH chi tiết Nâng cao chất lượng quản lý xây dựng Tăng cường công tác hỗ trợ và quản lý DN Đẩy mạnh phát triển nhân lực Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư Nâng cao chất lượng quản lý môi trường KCN Quản lý tiến độ đầu tư tốt Hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính Đẩy mạnh phát triển đào tạo nhân lực Đẩy mạnh việc giới thiệu thông tin với các nhà đầu tư Đôn đốc các DN một cách hiệu quả Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tăng cường chính sách, hoạt động hỗ trợ DN Tích cực chăm lo cho đời sống công nhân Các nhà đầu tư gặp khó khăn với thủ tục, pháp luật Cải thiện hiệu quả việc đánh giá tác động môi trường PHẦN 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, KHUNG CHỈ SỐ M&E VÀ CÁC CHỈ TIÊU I. ĐỀ XUẤT BỘ CHỈ SỐ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 16 Chỉ số M&E Loại số liệu cần để tính Mục tiêu 1.MỤC TIÊU TỔNG QUÁT - Giá trị sản xuất công nghiệp các KCN (tỷ USD) -Tỷ lệ đóng góp Các của các KCN vào KCN của tổng giá trị sản tỉnh trở xuất công nghiệp thành các của toàn tỉnh (%) KCN mạnh MỤC - Tỷ lệ dự án FDI TIÊU vào các KCN (%) TRUNG GIAN Cải thiện công tác quản lý, xúc tiến đầu tư - Tổng số dự án sản xuất công nghiệp các KCN thu hút được (dự án) -Số KCN được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh (khu công nghiệp) - Số KCN có chủ đầu tư hạ tầng (khu công nghiệp) Tổng GO các KCN kỳ báo cáo -Tổng GO các KCN kỳ báo cáo -Tổng GO ngành công nghiệp toàn tỉnh kỳ báo cáo - Tổng số dự án FDI vào các KCN kỳ báo cáo - Tổng số dự án vào các KCN kỳ báo cáo -Tổng số dự án sản xuất công nghiệp các KCN thu hút được kỳ báo cáo Tần suất Nguồn thu thập số thu liệu thập số liệu Tổng cục thống kê- Năm số liệu công nghiệp các KCN Hòa Bình Tổng cục thống kê- Năm số liệu công nghiệp Hòa Bình Ban quản lý các KCN Hòa Bình số liệu dự án FDI. Năm - Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hòa Bình số liệu dự án sản xuất công nghiệp. Năm -Số KCN được đầu -Sở xây dựng Hòa tư hạ tầng hoàn chỉnh Bình - số liệu hạ kỳ báo cáo tầng kĩ thuật Năm -Số KCN có chủ đầu - Sở xây dựng Hòa tư hạ tầng kỳ báo cáo Bình - số liệu hạ tầng kĩ thuật Năm 17 -Tỷ lệ lấp đầy các KCN (%) - Tổng diện tích đất thuộc KCN đang được sử dụng kỳ báo cáo -Tổng diện tích đất công nghiệp tỉnh Hòa Bình được Thủ Tướng Chính Phủ chấp thuận và phê duyệt kỳ báo cáo -Sở xây dựng Hòa Bình - Ban quản lý các KCN - số liệu quản lý xây dựng Năm -Tỷ lệ KCN được 1. Nâng triển khai lập quy cao chất hoạch chi tiết (%) lượng Quản lý quy hoạch -Tổng số KCN được triển khai lập quy hoạch chi tiết kỳ báo cáo -Tổng số KCN được phê duyệt lập quy hoạch chi tiết -Sở xây dựng Hòa Bình -số liệu quản lý quy hoạch Năm 2. Nâng cao chất lượng Quản lý xây dựng - Số công trình xây - Sở xây dựng Hòa dựng được giấy phép Bình - số liệu quản xây dựng lý xây dựng kỳ báo cáo - Số công trình được thẩm định thiết kế cơ sở kỳ báo cáo Năm Số giấy chứng nhận đầu tư được tiếp và cấp cho các dự án kỳ báo cáo - Sở xây dựng Hòa Bình - số liệu quản lý xây dựng Năm -Tổng số vốn đăng ký đầu tư kỳ báo cáo - Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hòa Bình - số liệu vốn đăng kí đầu tư khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình Năm ĐẦU RA 3. Tăng cường công tác hỗ trợ và quản lý DN - Số công trình xây dựng được giấy phép xây dựng (công trình) - Số công trình được thẩm định thiết kế cơ sở(công trình) - Số giấy chứng nhận đầu tư được tiếp và cấp cho các dự án (giấy chứng nhận) - Tổng số vốn đăng ký đầu tư dự án khu công nghiệp (tỷ USD) 18 4. Đẩy mạnh phát triển nhân lực 5. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư - Tổng số dự án đi vào sản xuất kinh doanh (dự án) -Tổng số dự án đi vào sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo -Tỷ lệ lao động qua đào tạo, có kĩ năng tay nghề cao (%) - Tổng số công nhân -Tổng số vốn đầu tư thu hút (tỷ USD) -Tổng số lao động qua đào tạo, có kĩ năng tay nghề cao kỳ báo cáo -Tổng số lao động toàn tỉnh kỳ báo cáo -Tổng số vốn đầu tư thu hút được tại kỳ báo cáo -Tỷ trọng vốn giải ngân (%) -Tổng số vốn giả ngân kỳ báo cáo -Tổng số vốn đăng ký thực hiện kỳ báo cáo -Tổng số dự án được triển khai thực hiện kỳ báo cáo -Tổng số dự án được phê duyệt kỳ báo cáo - Tỷ lệ số dự án đầu tư được triển khai thực hiện so với số dự án được phê duyệt (%) 6. Nâng cao chất lượng quản lý môi trường KCN Sở kế hoạch và đầu Năm tư tỉnh Hòa Bình số dự án đi vào sản xuất kinh doanh KCN tỉnh Hòa Bình Tổng Cụ thống kê- Năm số liệu dân số và lao động Sở kế hoạch và đầu Năm tư tỉnh Hòa Bình số liệu vốn đầu tư tỉnh Hòa Bình Sở kế hoạch-đầu tư Năm tỉnh Hòa Bình - số liệu dự án đầu tư -Tỷ lệ KCN đạt tiêu chuẩn môi trường. (%) -Tổng số KCN đạt tiêu chuẩn môi trường kỳ báo cáo -Tổng số KCN kỳ báo cáo Bộ tài nguyên môi trường Hòa Bình số liệu KCN đạt tiêu chuẩn môi trường Năm -Tỷ lệ KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung (%) -Tổng số KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung kỳ báo cáo -Tổng số KCN kỳ báo cáo Bộ tài nguyên môi trường Hòa Bình số liệu KCN có hệ thống xử lý nươc sthair tập trung Năm 19 HOẠT ĐỘNG 1. Đẩy mạnh tiến độ lập quy hoạch chi tiết Năm -Thời gian hoàn -Tỷ lệ hoàn thành thành việc lập quy đúng tiến độ lập hoạch chi tiết kỳ báo quy hoạch chi tiết cáo đã được phê duyệt -Thời gian quy định (%) hoàn thành lập quy hoạch chi tiết kỳ báo cáo 2.1 Quản -Tỷ lệ hoàn thành Thời gian hoàn thành lý tiến độ đúng tiến độ đầu đầu tư kỳ báo cáo đầu tư tư (%) -Thời gian quy định tốt hoàn thành đầu tư kỳ báo cáo 2.2 Đẩy Chỉ tiêu về giao -Số đường liên tuyến mạnh thông giữa các KCN được đầu tư hạ 1. Xây mới, cải tạo xây mới, cải tạo kỳ tầng kĩ đường liên tuyến báo cáo thuật giữa các khu vực - Mức độ hoàn thành công nghiệp (con đường nối giữa các đường) khu công nghiệp với 2. Mức độ hoàn nhau với vùng thành đường nối nguyên liệu (%) giữa các khu công - Số trạm trung thế nghiệp với nhau xây mới kỳ báo cáo với vùng nguyên - Số trạm hạ thế xây liệu (%) mới kỳ báo cáo Chỉ tiêu về cơ sở - Số máy móc kỹ hạ tầng cho điện thuật mua mới kỳ báo 1. xây dựng mới cáo trạm trung thế -Số máy móc kỹ (trạm) thuật được bảo 2. xây dựng mới dưỡng lại kỳ báo cáo trạm hạ thế (trạm) - Số máy điện thoại kỳ báo cáo Chỉ tiêu về máy móc kỹ thuật đầu tư 1. Số máy móc kỹ Sở kế hoạch và đầu tư Hòa Bình – số liệu về tiến độ công tác quản lý quy hoạch Sở kế hoạch và đầu Năm tư Hòa Bình – số liệu về tiến độ công tác đầu tư - Sở xây dựng Hòa Bình - số liệu hạ tầng kĩ thuật Năm Sở kế hoạch và đầu tư Hòa Bình – số liệu về đầu tư kỹ thuật máy móc 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan