Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án xưởng dệt may công suất 3.600.000 sản phẩmnăm...

Tài liệu Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án xưởng dệt may công suất 3.600.000 sản phẩmnăm

.PDF
44
179
119

Mô tả:

CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ 4 DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................5 DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. 6 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 7 CHƯƠNG I: MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ .......................................................................................................8 1.1.Thông tin chung về dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ....................... 8 1.1.1. Tên dự án: ..............................................................................................................8 1.1.2. Chủ dự án: .............................................................................................................8 1.1.3. Công nghệ sản xuất ............................................................................................... 9 1.1.4. Vị trí địa lý dự án.................................................................................................11 1.2. Nguyên, nhiên liệu sử dụng và các sản phẩm của dự án ........................................12 1.3. Các hạng mục công trình chính của dự án ............................................................. 13 1.3.1. Các hạng mục công trình chính ...........................................................................13 1.3.2. Danh mục thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất ...................................................14 1.3.3. Các hạng mục công trình phụ trợ ........................................................................14 1.3.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: ........................ 15 1.4. Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án ....................................................16 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN; DỰ BÁO CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ................................................................................20 2.1. Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án xây dựng .....................................................................................................20 2.2. Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành ........................................................................................... 20 2.2.1. Dự báo các tác động: ........................................................................................... 20 2.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện......................... 27 2.2.3. Tiến độ hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ...................... 39 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang 2 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH CHƯƠNG III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..................................................................................................................... 41 3.1. Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường .............................. 41 3.2. Kế hoạch quan trắc môi trường ..............................................................................41 Cam kết của chủ dự án, cơ sở ..................................................................................... 42 PHỤ LỤC: ....................................................................................................................43 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang 3 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường CHXHCN : Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa CMND : Chứng minh nhân dân COD : Nhu cầu oxy hóa học CP : Chính Phủ CTR : Chất thải rắn CTNH : Chất thải nguy hại NĐ : Nghị định PCCC : Phòng cháy chữa cháy QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QĐ : Quyết định STT : Số thứ tự CP : Cổ phần DV : Dịch vụ TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang 4 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Vốn đầu tư của dự án ...................................................................................... 8 Bảng 1.2. Giới hạn tọa độ của khu đất dự án ............................................................... 12 Bảng 1.3. Nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất ........................................ 12 Bảng 1.4. Các hạng mục công trình phục vụ sản xuất .................................................. 13 Bảng 1.5. Danh mục các máy móc thiết bị được sử dụng trong Dự án ........................ 14 Bảng 1.6. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh ................................... 17 Bảng 2.1.Hệ số phát thải các chất ô nhiễm do hoạt động giao thông .......................... 20 Bảng 2.2. Tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động giao thông .................................. 21 Bảng 2.3. Chất lượng không khí của khu vực dệt ......................................................... 21 Bảng 2.4: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ................................. 23 Bảng 2.5.Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt ................................................. 23 Bảng 2.6. Mức ồn của các loại xe cơ giới ..................................................................... 25 Bảng 2.7. Mức ồn của khu vực xưởng dệt ..................................................................... 26 Bảng 2.8: Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường.................................... 39 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang 5 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Quy trình công nghệ sản xuất của dự án....................................................... 10 Hình 1.2. Sơ đồ vị trí địa lý khu vực thực hiện dự án ................................................... 12 Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ của bể tự hoại 5 ngăn (BASTAF)....................................... 28 Hình 2.2. Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 2.000 m3/ngày.đêm ..................................................................................................................31 Hình 2.3. Sơ đồ quản lý chất thải rắn sản xuất của dự án ............................................ 36 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự cho quản lý môi trường khi dự án đi vào ................. 41 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang 6 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH MỞ ĐẦU Công ty CP dệt may Hưng An Bình được thành lập năm 2009 theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty CP số 0309136574, đăng ký lần đầu ngày 26/8/2009 và đăng ký thay đổi lần 6 ngày 08/03/2019 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp. Công ty CP dệt may Hưng An Bình đã thuê nhà xưởng của Công ty CP Việt Thắng tại địa chỉ số 127 Lê Văn Chí, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh với ngành nghề sản xuất là dệt các sản phẩm vải. Để bắt kịp xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, Công ty đã quyết định thay đổi phương án kinh doanh. Chuyển đổi từ dệt khí sang dệt kim với sản phẩm là các loại quần lót. Và thay đổi vị trí nhà xưởng, tuy nhiên vẫn nằm trong khuôn viên của Tổng Công ty CP Việt Thắng. Tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc Hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 (có hiệu lực từ 01/01/2015), Công ty CP dệt may Hưng An Bình tiến hành Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án Nhà xưởng dệt may, công suất 3.600.000 sản phẩm/năm với sự tư vấn của Công ty CP Tư vấn Đầu tư .... Nội dung và cấu trúc Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án tuân thủ theo hướng dẫn tại Phụ lục VII của Nghị định 40/2019/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy hoạch chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang 7 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH CHƯƠNG I: MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ 1.1. Thông tin chung về dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ 1.1.1. Tên dự án: XƯỞNG DỆT MAY CÔNG SUẤT 3.600.000 SẢN PHẨM/NĂM 1.1.2. Chủ dự án: CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH  Địa chỉ liên hệ:127 Lê Văn Chí, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh  Điện thoại:  Thông tin người đại diện:  Họ và tên: Ông Trần Đắc Khiêm  Chức vụ: Giám Đốc  Quốc tịch: Việt Nam  Nguồn vốn đầu tư dự án: Tổng vốn đầu tư của dự án là 50.582.662.000 VNĐ (Năm mươi tỷ, năm trăm tám mươi hai triệu, sáu trăm sáu mươi hai ngàn đồng). Bảng 1.1. Vốn đầu tư của dự án STT Nội dung Thành tiền (VNĐ) I Thuê nhà xưởng II Thiết bị 42.262.000.000 III Chi phí quản lý dự án 1.156.797.000 IV Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1.279.296.000 V Dự phòng phí 455.296.927.000 VI Vốn lưu động 500.000.000 Tổng cộng 831.600.000 50.582.662.000 Nguồn: Dự án đầu tư Công ty CP Dệt may Hưng Anh Bình,2019  Tiến độ thực hiện dự án:  Giai đoạn 1 – Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ pháp lý: KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang 8 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH Thời gian: bắt đầu từ Tháng 7 – Tháng 9/2019  Giai đoạn 2 – Giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị Thời gian: bắt đầu từ Tháng 9 – Tháng 10/2019  Giai đoạn 3 – Giai đoạn vận hành. Thời gian: bắt đầu từ Tháng 10/2019 1.1.3. Công nghệ sản xuất  Quy mô dự án Khu vực thực hiện dự án tọa lạc tại lô 127 Lê Văn Chí, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh, với tổng diện tích nhà xưởng là 990 m2 đã được thuê lại của Tổng công ty Việt Thắng dựa theo bản thỏa thuận thuê nhà xưởng số 377/PC02/05/2019.  Công suất dự án Ngành nghề sản xuất của dự án là dệt may các sản phẩm quần lót với công suất 3.600.000 sản phẩm/năm  Công nghệ sản xuất KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang 9 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH Nguyên liệu, nhiên liệu Các công đoạn sản xuất Chất thải/tác động Nguyên liệu đầu vào (sợi các loại) Điện Dệt Bụi, CTR Chuyển cho đơn vị bên ngoài gia công nhuộm vải đã dệt Điện, chỉ May Tiếng ồn, CTR Kiểm tra Đóng gói CTR Thành phẩm Bao bì Hình 1.1. Quy trình công nghệ sản xuất của dự án Thuyết minh quy trình công nghệ như sau: Nguyên liệu đầu vào là sợi, dệt vải là sự kết hợp sợi ngang với sợi dọc để thành tấm vải. quá trình dệt vải được tiến hành bằng máy móc. Sợi được đan với nhau theo một quy trình đã được định sẵn để đảm bảo theo đúng kiểu vải dệt mong muốn. Máy dệt KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang 10 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH được lập trình để kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất vải dệt kim, điều này đảm bảo sự đồng nhất cho toàn bộ mẻ dệt trong suốt quy trình dệt. Chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị ngoài nhuộm vải sau khi dệt. Sau khi dệt xong, vải sẽ được chuyển ra cho đơn vị bên ngoài thực hiện công đoạn nhuộm. Sau khi nhuộm xong vải sẽ được chuyển về nhà xưởng để tiếp tục công đoạn phía sau. Công nhân sẽ may theo mẫu định sẵn, sau đó ủi định hình thành phẩm Để đảm bảo sản phẩm được xuất xưởng sạch sẽ, đẹp mắt, phần việc của công nhân trong công đoạn kiểm tra là cắt chỉ thừa, loại bỏ sản phẩm lỗi và ủi hoàn chỉnh trước khi bao gói, đóng kiện và xuất xưởng. 1.1.4. Vị trí địa lý dự án Khu vực thực hiện dự án tọa lạc tại lô 127 Lê Văn Chí, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh có tổng diện tích nhà xưởng 990 m2. Vị trí này được thể hiện rõ trong sơ đồ hình 1.2 như sau: KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang 11 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH Hình 1.2: Sơ đồ vị trí địa lý khu vực thực hiện dự án Vị trí tiếp giáp của dự án như sau: + Phía Bắc: Giáp đường nội bộ khuôn viên của Tổng công ty Việt Thắng + Phía Nam: giáp tường rào + Phía Đông: Giáp nhà xưởng Công ty TNHH Dệt may Hưng An Phú + Phía Tây: Giáp tường rào Vị trí tọa độ giới hạn của khu đất dự án Bảng 1.2. Giới hạn tọa độ của khu đất dự án Tọa độ theo hệ tọa độ VN 2000 TT Tên mốc (kinh tuyến trục, 105o45’, múi chiếu 3o) giới hạn X Y 1 A 1201585.448 612434.482 2 B 1201574.779 612452.56 3 C 1201578.438 612454.844 4 D 1201585.702 612443.994 Nguồn: Công ty CP Dệt may Hưng Anh Bình,2019 1.2. Nguyên, nhiên liệu sử dụng và các sản phẩm của dự án Nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất Bảng 1.3. Nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất STT Nguyên liệu đầu vào Khối lượng sử dụng Nhu cầu nguyên liệu 1 Sợi vải nilon 28 tấn/năm 2 Sợi vải moda 18 tấn/năm 3 Chỉ may polyester 1 tấn/năm 4 Chỉ may nylon 1 tấn/năm 5 Đai vải 2 tấn/năm Nhu cầu vật liệu 1 Bao bì 1,2 tấn/năm Nguồn: Công ty CP Dệt may Hưng Anh Bình,2019 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang 12 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH Sản phẩm của dự án Sản phẩm của dự án là các loại quần lót với công suất 3.600.000 sản phẩm/năm Nhiên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất  Nhu cầu sử dụng điện Nguồn điện dự án sử dụng là điện lưới quốc gia cung cấp, với lượng tiêu thụ khoảng 10.000 Kwh/tháng, được sử dụng cho mục đích hoạt động tại Dự án và sinh hoạt nhân viên.  Nhu cầu sử dụng nước Nguồn cung cấp nước từ Tổng công ty Việt Thắng cung cấp. Khi dự án đi vào hoạt động khối lượng sử dụng ước tính khoảng 3,34 m3/ngày. Trong đó: + Nhu cầu sử dụng nước của nhân viên: Nước cấp sinh hoạt cho công nhân trong quá trình làm việc: Tổng số lao động của dự án là 20 người, nhu cầu nước cấp cho sinh hoạt của công nhân trong quá trình sản xuất được xác định theo Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 33:2006 là 200l/người/ngày. Thời gian hoạt động của Dự án là 08 tiếng/ca với 01 ca/ngày nên tổng lượng nước cấp cho công nhân mỗi ngày là 1,34 m3/ngày Qnv=200l :3 x 20 =1,34m3/ngày Nhu cầu sử dụng nước cho tưới cây, rửa đường: 2m3/ngày Ngoài ra, dự án có dự trữ một lượng nước chữa cháy theo tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy TCVN 2622-1995, Q = 10l/s cho một đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời cùng một lúc là 1 đám cháy trong thời gian 1 giờ. Vậy lượng nước dự phòng cho chữa cháy là 18 m3. Các hạng mục công trình chính của dự án 1.3. 1.3.1. Các hạng mục công trình chính Khu vực thực hiện dự án tọa lạc tại 127 Lê Văn Chí, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh có tổng diện tích nhà xưởng 990 m2 với các hạng mục công trình như sau: Bảng 1.4. Các hạng mục công trình phục vụ sản xuất STT 1 Hạng mục công trình Khu vực sản xuất KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Diện tích (m2) Tỉ lệ (%) 400 40,40 Trang 13 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH Hạng mục công trình STT Diện tích (m2) Tỉ lệ (%) 2 Khu vực chứa nguyên liệu 350 35,35 3 Khu vực chứa thành phẩm 150 15,15 10 1,01 Khu vực tập trung chất thải sinh 4 hoạt 5 Khu vực tập trung phế liệu 12 1,21 6 Kho chứa chất thải nguy hại 10 1,01 7 Văn phòng 50 5,05 8 Nhà vệ sinh 8 0,81 990 100 Tổng cộng Nguồn: Công ty CP Dệt may Hưng Anh Bình, 2019 1.3.2. Danh mục thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất Để đáp ứng nhu cầu hoạt động, Dự án sẽ trang bị các máy móc, thiết bị theo Bảng 1.5 như sau: Bảng 1.5. Danh mục các máy móc thiết bị được sử dụng trong Dự án STT 1 Tên máy móc Máy dệt 8 cấp sợi Số lượng Đơn vị tính Tình trạng Xuất xứ 06 Cái 100% Trung Quốc 2 Máy may 04 Cái 100% Trung Quốc 3 Máy nén khí 01 Cái 100% Trung Quốc 4 Dụng cụ là ủi 06 Bộ 100% Trung Quốc Nguồn: Công ty CP Dệt may Hưng Anh Bình, 2019 Ngoài ra, chủ Dự án còn trang bị một số máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và công việc mua bán như: - Bàn ghế, điện thoại, dụng cụ văn phòng. - Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, 1.3.3. Các hạng mục công trình phụ trợ (1) Đường giao thông KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang 14 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH Công ty CP dệt may Hưng An Bình thuê lại nhà xưởng từ Tổng công ty Việt Thắng nên toàn bộ hệ thống đường giao thông, bãi đỗ xe được sử dụng chung của Tổng công ty. Hiện nay, hệ thống đường giao thông và bãi đỗ xe đã được xây dựng, bê tông hóa, có mái che và sử dụng hiệu quả. (2) Hệ thống cấp điện Nguồn điện sử dụng cho công ty đã được đầu tư hoàn chỉnh và đã được thiết kế với độ an toàn cao, không chồng chéo. Nguồn điện luôn ổn định và đáp ứng nhu cầu của Dự án. Công ty sử dung chung mạng lưới điện của Tổng công ty Việt Thắng và có nguồn từ lưới điện quốc gia. (3) Hệ thống cấp nước Hiện tại hệ thống cấp nước đã được đầu tư hoàn chỉnh và sử dụng chung với mạng lưới cấp nước của Tổng công ty Việt Thắng. Nguồn nước được sử dụng từ mạng lưới cấp nước thành phố. (4) Hệ thống thông tin liên lạc Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc như điện thoại, fax, internet được trang bị đầy đủ, giúp cho việc thông tin liên lạc diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. 1.3.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: (1) Hệ thống thoát nước mưa Hiện tại hệ thống thoát nước mưa đã được đầu tư hoàn chỉnh. Nước mưa tách biệt khỏi hệ thống thu gom nước thải. Toàn bộ nước mưa được thu gom và đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của Tổng công ty Việt Thắng trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Hệ thống thoát nước mưa của nhà xưởng bao gồm: đường cống thoát nước và hố ga. (2) Hệ thống thoát nước thải Nước thải phát sinh từ dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Toàn bộ nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại 05 ngăn. Sau đó toàn bộ nước thải sẽ được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty CP Nguyên Phụ liệu dệt may Bình An công suất 2.000 m3/ngày.đêm Công ty đã tiến hành ký hợp đồng xử lý nước thải sinh hoạt theo hợp đồng số 09/2019/TB-HAB với công ty TNHH SX-TM Vải sợi Trường Phát (Công ty TNHH SXTM Vải sợi Trường Phát là đơn vị hợp tác kinh doanh với Công ty CP Nguyên Phụ liệu KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang 15 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH dệt may Bình An – Chủ sở hữu của hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 2.000 m3/ngày.đêm) (3) Hệ thống lưu trữ, xử lý chất thải rắn - Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Công ty sẽ thu gom rác sinh hoạt tại thùng chứa, vào cuối ngày, đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt của Tổng công ty Việt Thắng sẽ thu gom và vận chuyển xử lý theo Phụ lục số hợp đồng thuê nhà xưởng (Đính kèm theo Hợp đồng số 377/PC ngày 02/05/2019) - Đối với chất thải công nghiệp: Công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về việc quản lý chất thải và phế liệu. - Đối với chất thải nguy hại: Công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về việc quản lý chất thải và phế liệu. 1.4. Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án  Nguồn tiếp nhận nước thải: - Nước mưa không qua xử lý và thoát ra hệ thống thoát nước mưa chung của toàn khu Tổng công ty Việt Thắng. - Nước thải từ sinh hoạt: khi đi vào hoạt động, toàn bộ nước thải của công nhân viên tại nhà xưởng được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 5 ngăn. Sau đó toàn bộ nước thải sẽ được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty CP Nguyên Phụ liệu dệt may Bình An công suất 2.000 m3/ngày.đêm. Nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tập trung sẽ được bơm ra cống thoát nước nội bộ sau đó xả ra suối Cái.  Hiện trạng môi trường tự nhiên khu vực thực hiện dự án  Chất lượng không khí xung quanh Theo kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh của Tổng Công ty Việt Thắng – CTCP tại 127 Lê Văn Chí, Phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Tp.HCM vào ngày 15/03/2019 thì chất lượng môi trường không khí xung quanh được thể hiện như sau: KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang 16 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH Bảng 1.6. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh KẾT QUẢ STT ĐƠN VỊ CHỈ TIÊU K1 K2 QCVN QCVN 26:2010/ 05:2013/ BTNMT BTNMT 1 Độ ồn dBA 58,1 - 70 - 2 Bụi mg/m3 0,196 0,187 - 0,3 3 NO2 mg/m3 0,074 0,081 - 0,2 4 SO2 mg/m3 0,08 0,093 - 0,35 5 CO mg/m3 <5 <5 - 30 Nguồn: Công ty TNHH Khoa học công nghệ và Phân tích môi trường Phương Nam, 2019 Ghi chú: (-) Quy chuẩn không quy định. + K1: Khu vực cổng trước + K2: Khu vực cổng sau + QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; + QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Nhật xét: Khu vực dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm tiếng ồn và môi trường không khí. Tất cả các thông số đo đạc và phân tích đều đạt quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT; QCVN 05:2013/BTNMT.  Chất lượng nước mặt Chất lượng nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty CP Nguyên Phụ liệu dệt may Bình An công suất 2.000 m3/ngày.đêm Bảng 1.7. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả 1 Nhiệt độ Oc 30,3 2 Độ màu Pt-Co <5 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Cột A, QCVN Cột A, QCVN 1340:2011/BTNMT MT:2015/BTNMT 40 75 Trang 17 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả 3 pH - 6,89 6-9 4 BOD5 Mg/l 7 30 5 COD Mg/l 24 100 6 TSS Mg/l 5 50 7 Cl2 dư Mg/l <0,01 1 8 Tổng N Mg/l 7,28 20 9 Tổng P Mg/l 0,12 4 10 Dầu mỡ khoáng Mg/l <0,3 5 11 Coliform MPN/100ml 2,5 x 103 3.000 Cột A, QCVN Cột A, QCVN 1340:2011/BTNMT MT:2015/BTNMT Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên -Trung tâm phân tích công nghệ môi trường, 2019 + QCVN 13-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm + QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Nhận xét: Chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý tập trung của Công ty CP Nguyên Phụ liệu dệt may Bình An công suất 2.000 m3/ngày.đêm đều nằm trong giới hạn cho phép của cột A, QCVN 13-MT:2015/BTNMT và cột A, QCVN 40:2011/BTNMT. Chất lượng nước mặt nước Suối Cái Theo báo cáo kết quả giám sát đợt 1 năm 2017 của Chi cục bảo vệ môi trường Thành phố Hồ Chí Minh thì các kết quả giám sát chất lượng nước mặt Suối Cái –Xuân Trường, khu vực đi Quận 9, Thủ Đức các giá trị DO, TSS, COD, BOD5, Tổng Nitơ, Tổng Photpho, Tổng Nitơ, Fe và Coliform đều không đạt quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT) – loại B2 ở các điểm thượng nguồn. Đối với chỉ tiêu Coliform, các điểm thượng nguồn ô nhiễm cao hơn rất nhiều so với quy KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang 18 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH chuẩn cho phép. Ô nhiễm ở chỉ tiêu kim loại Pb và Cd không phát hiện. Chất lượng nước Suối Cái – Xuân Trường ở thượng nguồn bị ô nhiễm nặng hơn hạ nguồn. Nguyên nhân gây ô nhiễm: Phía thượng nguồn từ đoạn suối Nhum giáp ranh với Bình Dương đến gần khu vực cầu suối Cái bị ô nhiễm do nước thải từ các cơ sở sản xuất thuộc tỉnh Bình Dương, các doanh nghiệp phường Linh Xuân, Linh Trung, Khu chế xuất Linh Trung I và nước thải sinh hoạt người dân của khu vực.  Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án Khu vực thực hiện dự án tại tại 127 Lê Văn Chí, Phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Tp.HCM được xây dựng nhà xưởng phục vụ chủ yếu ngành nghề may mặc phù hợp với quy hoạch chung của thành phố Hồ Chí Minh. KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang 19 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN; DỰ BÁO CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2.1. Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án xây dựng Dự án thuê lại xưởng của Tổng Công ty Việt Thắng đã hoàn thành xây dựng, nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Vì vậy việc phát sinh các tác động liên quan đến môi trường trong giai đoạn xây dựng là không có. Chỉ có tác động liên quan đến quá trình sản xuất. Vì vậy báo cáo sẽ trình bày các tác động của dự án khi đi vào vận hành. 2.2. Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 2.2.1. Dự báo các tác động: Tác động của các nguồn phát sinh khí thải  Bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển - Trong quá trình hoạt động sản xuất, nguyên vật liệu được vận chuyển tới dự án bằng phương tiện vận tải, các phương tiện này đều sử dụng chủ yếu là xăng và dầu diesel làm nhiên liệu. Như vậy, môi trường sẽ phải tiếp nhận thêm một lượng khí thải với thành phần là các chất ô nhiễm như: CO, SOx, NOx, hydrocacbon, Aldehyde, bụi. Tuy nhiên lượng khí thải này phân bố rải rác, không liên tục và khó thu gom nên rất khó trong việc kiểm soát nguồn ô nhiễm này. - Với quy mô dự án, ước tính số lượt xe ra, vào dự án lớn nhất trong ngày khoảng 4 lượt xe tải/ngày. Căn cứ vào mặt bằng tổng thể và quy mô dự án, tính trung bình xe tải di chuyển khoảng 2km trong khuôn viên dự án, như vậy, tổng quãng đường:  Xe tải di chuyển khoảng 8 km/ngày Bảng 2.1. Hệ số phát thải các chất ô nhiễm do hoạt động giao thông Tải lượng ô nhiễm (g/km) STT Chất ô nhiễm 1 Bụi 3,2 2 SO2 0,726 3 NO2 36,4 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Xe tải lớn Trang 20 CÔNG TY CP DỆT MAY HƯNG AN BÌNH 4 CO 14,6 5 VOC 11,6 (Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, WHO, 1993) Kết quả tính toán tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động giao thông vận chuyển - nguyên liệu, sản phẩm được trình bày trong bảng sau: Bảng 2.2.Tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động giao thông STT Chất ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm (g/ngày) 1 Bụi 12,8 2 SO2 2,9 3 NO2 145,6 4 CO 58,4 5 VOC 46,4 Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, WHO 1993 - Nguồn ô nhiễm sinh ra từ các phương tiện giao thông vận tải là nguồn phân tán không tập trung do các loại xe luôn lưu thông trên đường, không chỉ tập trung trong khuôn viên nhà xưởng. Thêm vào đó khu vực dự án có chất lượng môi trường nền khá tốt nên có thể tự làm sạch nguồn ô nhiễm này.  Bụi phát sinh trong quá trình sản xuất Nhằm đánh giá chất lượng khí thải phát sinh tại khu vực sản xuất của Dự án, báo cáo tham khảo số liệu đo đạc khí thải thực tế tại Xưởng dệt cũ của chủ Dự án, kết quả đo đạc được trình bày trong bảng sau: Bảng 2.3. Chất lượng không khí của khu vực dệt STT Thông số 1 Nhiệt độ 2 Đơn vị Kết quả Giới hạn cho phép Tiêu chuẩn so sánh C 31,3-31,5 ≤ 34 Độ ẩm % 63-65 ≤ 80 3 Tốc độ gió m/s 0,3-0,9 0,2-1,5 TCVSLĐ 5 NO2 mg/m3 0,127 10 3733/2002/BYT 6 SO2 mg/m3 0,145 10 0 KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Trang 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan