Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinh [tóm tắt]...

Tài liệu Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinh [tóm tắt]

.PDF
27
155
72

Mô tả:

HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH [TÓM TẮT]
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Chính sách đổi mới đất nước cùng quá trình thị trường hóa hoạt động kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu mang lại những kết quả nhất định, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo tiền đề cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm qua, việc huy động và sử dụng vốn đầu tư – đặc biệt vốn đầu tư nước ngoài – tác động đáng kể đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của cả nước cũng như từng địa phương. Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL và nằm trong khu vực ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Trà Vinh còn có điều kiện cùng phát triển kinh tế biển với Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và cả nước. Việc tăng tốc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại nhằm phát triển kinh tế đòi hỏi rất nhiều vốn. Trà Vinh cần đề ra và thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động nguồn vốn từ trong và ngoài nước, khơi dậy nguồn lực to lớn trong dân, khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn kinh doanh làm giàu cho mình, cho địa phương và cho đất nước. 2. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua, tỉnh Trà Vinh chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020 theo mục tiêu chung của ĐBSCL và cả nước nói chung để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Thực tiễn vừa qua đã làm bộc lộ yếu kém của con người, những nghịch lý gây bức xúc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: trình độ phát triển thấp nhất nước, dân trí thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế còn lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người chưa cao. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là Trà Vinh thiếu một chiến lược phát triển kinh tế tổng thể, toàn diện và lâu dài, thiếu cả vốn đầu tư. Việc thu hút được nhiều vốn đầu tư cho phát triển kinh tế là vấn đề mang tính sống còn cho sự phát triển của Tỉnh trong hiện tại cũng như tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nguồn vốn đầu tư tại Trà Vinh và tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Trà Vinh. bên cạnh đó, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh. Đồng thời đưa ra luận chứng các giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn đầu tư ở tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới. Về thời gian: đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu trong thời gian 2007 – 2013. Về không gian: tập trung nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Trà Vinh. 4. Mục tiêu nghiên cứu 4.1. Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh; đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh đó, làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh. Đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trong thời gian tới. 4.2. Mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu 1: Làm sáng tỏ hệ thống hóa lý luận về huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế. - Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư ở tỉnh Trà Vinh thời gian từ 2007 – 2013, những thành công và hạn chế, làm cơ sở đề ra giải pháp trong thời gian tới. - Mục tiêu 3: Phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh bằng mô hình định lượng. - Mục tiêu 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh bằng việc lập câu hỏi khảo sát và ứng dụng các phần mềm xử lý. 1 - Mục tiêu 5: Đề xuất các giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tại tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới trên cơ sở phân tích. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập thông tin, số liệu được công bố như: báo cáo khoa học, báo chí, Internet, hội nghị, các đề tài hội thảo, các niên giám thống kê tại các tỉnh ĐBSCL, báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Sở Tài chính tỉnh Trà Vinh, VCCI Cần Thơ, Viện Nghiên cứu Kinh tế ĐBSCL (Đại học Cần Thơ), Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, các huyện, thành phố, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh hàng năm... - Phỏng vấn chuyên sâu: hình thức chọn mẫu thuận tiện căn cứ vào khả năng tiếp cận. Phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp. Tất cả những thông tin thu thập cũng được tổng hợp và phân tích theo mục tiêu nghiên cứu. - Cơ sở vùng nghiên cứu bao gồm: (i) địa bàn tỉnh Trà Vinh, (ii) mẫu chọn bao gồm 300 doanh nghiệp trên địa bàn (cụ thể lấy mẫu tại TP.Trà Vinh, huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Càng Long, Cầu Kè, Duyên Hải) làm mẫu đại diện trong Tỉnh. 5.2. Phương pháp phân tích số liệu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp phân tích số liệu theo quy trình sau: - Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm khái quát chung về vốn đầu tư, kinh nghiệm huy động vốn tại các vùng, miền tại Việt Nam và một số quốc gia; phân tích, đánh giá làm cơ sở lý luận cho đề tài (sử dụng số liệu thứ cấp). - Đối với mục tiêu 2: phân tích thực trạng huy động vốn trong vùng giai đoạn 2007 – 2013, trong đó, đánh giá và phân tích toàn diện thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007 – 2013. - Đối với mục tiêu 3: sử dụng phương pháp kiểm định mối quan hệ nhân quả, phân tích phân rã phương sai và phân tích phản ứng đẩy để xem xét mối quan hệ giữa FDI đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Trà Vinh (sử dụng dữ liệu thời gian). - Đối với mục tiêu 4: sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh (sử dụng số liệu sơ cấp). - Đối với mục tiêu 5: sử dụng phương pháp thống kê suy luận, mô hình nghiên cứu hồi quy và kiểm định nhân quả để đề xuất giải pháp và kiến nghị phù hợp. 6. Lược khảo tài liệu 6.1. Các nghiên cứu trong nước Nghiên cứu của Nguyễn Thị Giang (2010) đánh giá một cách có hệ thống những thành công và hạn chế trong thu hút vốn cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và những nguyên nhân. Nghiên cứu của Sử Đình Thành (2001) thể hiện rõ cách thức sử dụng công cụ tài chính để huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam như: Ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước, các quỹ hỗ trợ tài chính nhà nước; Nghiên cứu của Võ Thanh Khiêm (2007) phân tích sâu sắc thực trạng huy động vốn, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Bình Thuận, giúp việc quản lý đầu tư đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong tương lai. Nghiên cứu của Huỳnh Thị Nguyệt Anh (2009) kế thừa các mô hình phát triển kinh tế, cơ sở lý luận huy động vốn, mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế, phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư trên địa bàn Trà Vinh giai đoạn 2003-2007. Dựa theo mục tiêu và các chỉ tiêu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020. 2 6.2. Các nghiên cứu ngoài nước Nghiên cứu của Yun-hwan Kim and Purnima rajapakse (2001) phản ánh sự cần thiết thu hút vốn đầu tư trong từng giai đoạn phát triển tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Á. Nghiên cứu của Suresh n. Shende (2002) nhấn mạnh vai trò của quản trị ở cấp quốc gia và quốc tế để phát triển bền vững cùng với tính minh bạch trong hệ thống tài chính, tiền tệ và kinh doanh. Nghiên cứu của Grant Thornton (2010) đưa ra quan điểm về vai trò quan trọng của cả hai vấn đề đi vay – cho vay trên thị trường vốn tín dụng ngân hàng. Nghiên cứu của Christoph Denk (2011) đưa ra quan điểm về sự cần thiết đầu tư cho nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng bền vững ở từng quốc gia.Trong đó, chú trọng khai thác các nguồn vốn dài hạn từ tư nhân và nhà nước theo mô hình hợp tác công-tư. Vietnam economic News from FT Information of Asia Intelligence Wire (1998) chỉ ra tầm quan trọng của nguồn vốn ODA cho sự phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn sau khủng hoảng 1998 tại các nước Đông Nam Á.Vietnam economic News from ProQuest document (1998) thể hiện quan điểm “vốn nước ngoài là quan trọng, trong khi vốn địa phương là quyết định”. Evans, Sandra; Jordan, Mary (1990) và Pedro R. Payne, PhD, Kirk R. Williams, PhD (1997) cho rằng sự cần thiết huy động nguồn vốn trong xã hội để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước - đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài. Déau, Thierry (2011) nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn vốn tư nhân trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng của các nước OECD (Organization for Economic Co-operation and Development) nhằm tạo sự hài hòa trong chính sách đầu tư công cũng như khai thác tốt nguồn vốn dài hạn này cho nền kinh tế. 7. Kết cấu luận án Luận án có khối lượng 173 trang, 20 sơ đồ, 31 biểu bảng. Bao gồm 05 chương: Chương 1: Tổng quan về huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Chương 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh. Chương 3: Phân tích mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh. Chương 4: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh. Chương 5: Giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh Trà Vinh. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Huy động vốn đầu tư 1.1.1. Huy động vốn đầu tư Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, các chủ thể cần có nguồn lực tài chính nhất định. Chức năng huy động nguồn tài chính, hay còn gọi là chức năng huy động vốn, thể hiện khả năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Huy động vốn đầu tư: Chức năng huy động nguồn tài chính, hay còn gọi là chức năng huy động vốn, thể hiện khả năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. * Về thời gian; về kinh tế; về mặt pháp lý. 1.1.2. Vai trò của vốn đầu tư Vốn đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và cải thiện chất lượng theo chiều sâu: 1.1.2.1. Vốn đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 1.1.2.2. Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh 3 1.1.2.3. Thúc đẩy hình thành các hình thức kinh doanh đa dạng, nguồn vốn đa dạng, tăng cường cạnh tranh, tạo động lực mới cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. 1.1.2.4. Tăng cường khai thác những lợi thế tuyệt đối và tương đối để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. 1.1.2.5. Mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế và hội nhập. 1.1.2.6. Giúp giải quyết các vấn đề xã hội. 1.2. Tổng quan về đầu tư cho phát triển kinh tế 1.2.1. Khái niệm về đầu tư Từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế học đưa ra các khái niệm khác nhau về đầu tư.Paul A. Samuelson và William D. Nordhaus quan niệm “đầu tư là sự bổ sung vào tư liệu sản xuất, ví dụ hàng hóa vốn. Hàng hóa vốn gồm các trang thiết bị, nhà xưởng, hay hàng hóa vật tư lưu kho…“đầu tư” khi họ mua một miếng đất, hay chứng khoán cũ, hay một tài sản nào đó. 1.2.2. Phân loại đầu tư: Dựa vào những tiêu chí khác nhau, có các loại đầu tư khác nhau:xét theo chủ thể đầu tư; xét theo mức độ đóng góp vào năng lực sản xuất quốc gia; xét theo thời gian; xét theo quan hệ quản lý của nhà đầu tư với tài sản hình thành từ vốn đầu tư. 1.2.3. Các nguồn vốn đầu tư và huy động vốn đầu tư Vốn đầu tư của nền kinh tế được hình thành từ hai nguồn chính: vốn trong nước và vốn ngoài nước. - Nguồn vốn đầu tư trong nước: nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước (nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước); nguồn vốn đầu tư từ nền kinh tế (nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, nguồn vốn từ doanh nghiệp tư nhân, nguồn vốn từ khu vực dân cư,..). - Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài: nguồn vốn đầu tư trực tiếp, nguồn vốn đầu tư gián tiếp, nguồn tài trợ phát triển chính thức ODA; nguồn tín dụng từ các định chế tài chính quốc tế, nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế. 1.3. Tăng trưởng kinh tế 1.3.1. Khái niệm Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội hoặc tổng sản phẩm quốc dân trong một thời kỳ (thường là một năm) nhất định so với kỳ gốc (năm gốc). Để đo lường tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế ta thường sử dụng 02 chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP): 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 1.3.2.1. Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có thúc đẩy được quá trình tăng trưởng hay không phụ thuộc vào 02 khía cạnh:Số lượng lao động có việc làm và chất lượng lao động. 1.3.2.2. Vốn đầu tư: là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình sản xuất. Vốn đầu tư bao gồm: đầu tư tư nhân, đầu tư chính phủ,đầu tư nước ngoài và khấu hao. 1.3.2.3. Tiến bộ công nghệ: được thể hiện ở các phát minh và cải tiến trong sản xuất. 1.3.2.4. Tài nguyên thiên nhiên: bao gồm đất đai, khoáng sản, thủy sản, điều kiện khí hậu, thời tiết. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với môi trường đầu tư 1.4.1. Môi trường đầu tư 1.4.2. Về chính sách thuế 1.4.3. Về chính sách nhân lực và đào tạo nghề bao gồm: Trình độ người lao động và phân bố trình độ; cơ cấu nghề nghiệp được đào tạo. 1.4.4. Chính sách đất đai và vấn đề thuê đất đai bao gồm: thời hạn cho thuê; chi phí cho thuê và các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai. 1.4.5. Cơ sở hạ tầng 4 1.4.6. Về chuyển giao công nghệ 1.4.7. Về marketing địa phương và xúc tiến thương mại bao gồm: marketing địa phương và xúc tiến thương mại. 1.4.8. Về chính sách tín dụng của Nhà nước và của các TCTD 1.4.9. Về văn hóa và môi trường sống 1.5. Nhu cầu vốn đầu tư 1.5.1. Nhu cầu đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng 1.5.2. Nhu cầu đầu tư cho giáo dục, đào tạo 1.5.3. Nhu cầu đầu tư cho khoa học - công nghệ 1.5.4. Nhu cầu đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế 1.6. Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế 1.6.1. Ở Nhật Bản: Nhật Bản đã thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ nhằm mục đích duy nhất là tăng trưởng kinh tế. 1.6.2. Ở Thái Lan: Thái Lan đã thu hút và sử dụng tốt nguồn vốn FDI để thúc đẩy phát triển nông nghiệp. 1.6.3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của bốn con rồng châu Á: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông (NICs) Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công là do mỗi nước, tuỳ vào đặc điểm phát triển kinh tế của mình, có chính sách thu hút vốn đầu tư quốc tế riêng. Tuy vậy, chúng ta có thể rút ra các đặc điểm như sau: nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, gia tăng nguồn vốn cho đầu tư; hình thành chính sách thuế hấp dẫn cho đầu tư và khuyến khích xuất khẩu; thực hiện chính sách khuyến khích thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân; quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ; ổn định tỷ giá để tạo ra động lực thúc đẩy xuất khẩu. 1.6.4. Vùng kinh tế Đông Nam bộ Vùng kinh tế Đông Nam bộ bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương. Thực hiện 06 nhóm giải pháp thu hút vốn đầu tư hiệu quả: nhóm giải pháp về quy hoạch; nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách; nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư, nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng; nhóm giải pháp về lao động, tiền lương; nhóm giải pháp về cải cách hành chính. 1.6.4.1. Kinh nghiệm huy động vốn của tỉnh Bình Dương Tỉnh Bình Dương thành công trong thu hút vốn đầu tư, nhất là thu hút nguồn vốn FDI, ngoài những giải pháp mang tính cơ bản, Bình Dương thực hiện theo nhiều cách riêng: chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp; chính quyền tỉnh thể hiện sự trọng thị đối với các doanh nghiệp; xóa bỏ chính sách hai giá đối với người nước ngoài đặc biệt là giá đất thuê tại các khu công nghiệp, hạ tầng điện, nước,...khuyến khích xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục, thể dục thể thao. Đào tạo tay nghề cho lao động phổ thông, giúp cho lao động trong Tỉnh có trình độ chuyên môn cao. 1.6.4.2. Kinh nghiệm huy động vốn của tỉnh Đồng Nai Để huy động được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đưa kinh tế Tỉnh phát triển theo đúng định hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, một mặt, phát huy lợi thế về địa lý nhất là hệ thống giao thông có nhiều trục đường chính xuyên quốc gia và về tài nguyên khoáng sản như đá, cát xây dựng, đất sét gạch ngói cũng như về nguồn nhân công rẻ. 1.6.5. Kinh nghiệm huy động vốn của hai tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ - Thực hiện cơ chế một cửa trong xét cấp phép đầu tư, thực hiện cấp phép nhanh; có chính sách miễn giảm thuế thu nhập DN, trong miễn giảm có sự phân biệt vùng đầu tư, ngành nghề đầu tư; có chính sách miễn, giảm tiền thuê đất, việc miễn, giảm có sự phân biệt tổng vốn đầu tư của dự án cao hay thấp, vùng đầu tư, ngành nghề đầu tư; hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, xây dựng các trung tâm đào tạo nghề tại các khu công 5 nghiệp nhằm kịp thời cung cấp lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp; các giải pháp huy động vốn có khác nhau ở mỗi nơi. 1.6.6. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Trà Vinh Trà Vinh nên có hướng đi hợp lý để giải quyết những khó khăn và sử dụng lợi thế so sánh của mình: thực hiện chính sách đầu tư có chọn lọc để nâng cao chất lượng các nguồn vốn đầu tư; có cơ chế quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, tiếp thu công nghệ và bí quyết sản xuất thông qua hoạt động của nguồn vốn này; áp dụng mô hình PPP là rất cần thiết và xây dựng cơ chế, chính sách rõ ràng, minh bạch, quy định cụ thể để thúc đẩy tư nhân tham gia đầu tư. Xác định nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp là nguồn vốn FDI, cần xúc tiến đầu tư và có chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này; cải cách hành chính để thành công trong thu hút đầu tư; cần ưu tiên phát triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện cơ chế một cửa trong xét cấp phép đầu tư, thực hiện cấp phép nhanh, không gây phiền hà cho nhà đầu tư. Đồng thời, có chính sách miễn giảm thuế thu nhập DN, trong miễn giảm có sự phân biệt vùng đầu tư, ngành nghề đầu tư. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh 2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn * Lãnh thổ và đặc điểm địa hình Trà Vinh là tỉnh nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long giữa sông Tiền và sông Hậu, phía Nam tiếp giáp biển Đông có bờ biển dài hơn 65 km, phía Bắc, Tây - Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp tỉnh Bến Tre cách sông Cổ Chiên, phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng cách Sông Hậu. Trung tâm tỉnh lỵ nằm trên Quốc lộ 53, cách Thành phố Hồ Chí Minh gần 200 km và cách Thành phố Cần Thơ 100 km. * Đặc điểm khí tượng thủy văn Trà Vinh mang đặc điểm chung của ĐBSCL là theo khí hậu gió mùa cận xích đạo, mỗi năm có 02 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Biểu đồ 2.1: Vị trí địa lý tỉnh Trà Vinh (Nguồn: www.travinh.gov.vn) Với đặc điểm như trên, tỉnh Trà Vinh xét về lãnh thổ và địa hình ít có khả năng thu hút đầu tư một cách tự nhiên. Địa hình phân cắt khiến kết cấu hạ tầng cần được đầu tư nhiều hơn so với các địa phương khác. 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 6 Là một tỉnh thuộc đồng bằng ven biển, Trà Vinh có tài nguyên đất đai và nguồn lợi thủy sản đáng kể, còn các tài nguyên khoáng sản không phong phú. Việc có ít khoáng sản ít hấp dẫn nhà đầu tư khai thác và chế biến công nghiệp. * Tài nguyên đất nông nghiệp, đất rừng Theo báo cáo tổng kiểm kê đất đai năm 2013, tỉnh Trà Vinh có 287,616.19 ha tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó 185,165.06 ha đất sản xuất nông nghiệp; 6,683.87 ha đất lâm nghiệp có rừng; 29,669.90 ha đất nuôi trồng thủy sản; 48,076.63 ha đất phi nông nghiệp; 4,471,49 ha đất ở; 13,549.24 ha đất chuyên dùng. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các loại đất năm 2013. Diện tích: 287,616.19 ha * Tài nguyên thủy sản Với diện tích nuôi trồng là 29,670 ha và khoảng 98,597 ha ngập nước từ 3-5 tháng/năm, trữ lượng thủy sản nội đồng ước tính của Trà Vinh là 3,000-4,000 tấn, khai thác thường xuyên từ 2,000-2,500 tấn. Bãi tôm cửa Định An khoảng 20,000 ha là bãi tôm lớn nhất trong 5 bãi tôm ở dãi ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Ước tính trữ lượng tôm biển tại hai bãi tôm chính là 97-212kg/ha. * Tài nguyên khoáng sản Trà Vinh không có thế mạnh về khoáng sản. Trà Vinh là tỉnh ở hạ lưu sông Cửu Long, độ cao địa hình từ 0 - 5 m. Địa chất toàn Tỉnh là trầm tích trẻ có nguồn gốc phù sa sông biển, vì vậy ở Trà Vinh chỉ có cát san lắp, cát xây dựng với trữ lượng không đáng kể và một số ít đất sét làm gạch ngói. * Dân số và phân bố dân cư Năm 2010, toàn tỉnh có 1,005 nghìn người, tốc độ tăng dân số trung bình là 1.19% (giai đoạn 2008-2012 tốc độ này là 1.14%/năm). Năm 2011, dân số của Tỉnh là 1,012 nghìn người, với tỷ lệ tăng sinh 0.7%/năm; năm 2012 là 1,019 nghìn người, năm 2013 đạt 1,027 nghìn người và dự kiến đến năm 2020 đạt khoảng 1,076 nghìn người, với mức tăng bình quân là 0.7%/năm thời kỳ 2013-2020. Dân cư ở Tỉnh Trà Vinh phân bố không đều giữa các huyện, tập trung chủ yếu ở Thành phố Trà Vinh (mật độ # 1,504 người/km2). * Nguồn nhân lực: Số lao động;Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực; Trình độ chuyên môn – kỹ thuật của nguồn nhân lực. 2.1.3. Về doanh nghiệp Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp qua các năm Nhìn chung từ năm 2007 – 2013, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không ngừng gia tăng, bình quân trong 07 năm là 11.6%. Trong đó, tốc độ tăng doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 11.9%, chiếm tỷ trọng 97,6% số lượng doanh nghiệp. 2.2. Thực trạng huy động vốn đầu tư của tỉnh Trà Vinh 2.2.1. Tình hình huy động vốn đầu tư của tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007-2013 Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn đầu tư giai đoạn 2007-2013 30000 25,713 25000 23,552 20000 19,722 15,010 15000 12,777 12,856 10000 5000 0 8,982 10,753 2,832 3,275 2007 1 Năm 3,850 4,478 2008 2009 2 3 2010 4 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 6,428 6,765 2011 5 GDP 2012 2013 6 7 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh và báo cáo kinh tế xã hội của UBND tỉnh) 7 Biểu đồ 2.3 cho thấy GDP tăng đều qua các năm. Tổng vốn đầu tư xã hội tăng bình quân từ 2007 – 2013 là 50.17% trong khi tốc độ tăng GDP bình quân 07 năm chỉ đạt 26.61%. Quá trình sử dụng vốn đầu tư trong thời gian 2007 - 2013 chưa hiệu quả, không tương xứng với quá trình tăng trưởng GDP. 2.2.2. Về cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo thành phần giai đoạn 2007 - 2013 Trong 07 năm 2007 - 2013, tăng trưởng GDP bình quân đạt 64.4% trong khi tổng vốn đầu tư được huy động và đưa vào nền kinh tế đạt khoảng 40,405 tỷ đồng theo giá hiện hành, trong đó vốn đầu tư khu vực nhà nước huy động được là 21,060 tỷ đồng chiếm khoảng 52.1%, vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước huy động được 16,884 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41.8%, vốn nước ngoài là 2,458 tỷ đồng chiếm khoảng 6.1%. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội hằng năm so GDP ở mức cao và tăng khá, năm 2007 tỷ lệ nói trên là 31.5% đến năm 2013 con số này tăng lên 49.7%, bình quân khoảng 2.6% hàng năm. Biểu đồ 2.4: Tình hình cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo thành phần kinh tế Nguồn vốn đầu tư huy động được trong những năm qua chủ yếu là từ trongnước, trong đó nguồn vốn từ khu vực nhà nước có xu hướng giảm dần về tỷ trọng. 2.2.3. Về cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo ngành kinh tế giai đoạn 2007-2013 Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo ngành kinh tế Nguồn vốn đầu tư theo cơ cấu ngành có sự tăng trưởng ổn định, ngành nông nghiệp, thủy sản giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2007 đạt 613 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 21.6%; nhưng đến năm 2013 là 1,914 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15%, tăng trưởng vốn đầu tư cho ngành này 06 năm là 1,301 tỷ đồng; bình quân đạt 186 tỷ đồng. 2.2.4. Huy động vốn phân theo cơ cấu nguồn vốn trong nước 2.2.4.1. Huy động nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Bảng 2.3: Thu ngân sách nhà nước Biểu đồ 2.5: Thu ngân sách tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007 - 2013 Biểu đồ 2.5 cho thấy thu NS địa phương có xu hướng tăng qua các năm. Quy mô thu NS ngày càng lớn, tổng thu Ngân sách từ 2007 – 2013 đạt 15,527 tỷ đồng, tốc độ tăng thu ngân sách bình quân trong 07 năm đạt 21.8%. Trong đó, thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 07 năm đạt 12,910 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 14.9%; thu giữ lại ngân sách địa phương trong 07 năm đạt 2,617 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 418%, tương đương bình quân 105 tỷ đồng. 2.2.4.2. Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước Biểu đồ 2.6: Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước Nguồn đầu tư từ NSNN tăng, giảm không ổn định, trong khi tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm tăng nhanh. Năm 2007, nguồn vốn đầu tư từ NSNN là 911 tỷ đồng, chiếm 32.1% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2008, tỷ trọng này tăng lên 46.1% đạt 1,512 tỷ đồng, nhưng đến năm 2009 giảm xuống còn 41.6%, đến năm 2013 chỉ còn 17.8% (có xu hướng giảm dần). Điều này chứng tỏ khuynh hướng giảm dần nguồn vốn đầu tư từ NSNN và khuyến khích xã hội hóa nguồn vốn đầu tư. 2.2.4.3. Nguồn vốn đầu tư từ trung ương trên địa bàn Bảng 2.4: Nguồn vốn đầu tư từ trung ương tại Trà Vinh Biểu đồ 2.7: Huy động vốn từ trung ương trên địa bàn Nguồn vốn này huy động trong 07 năm từ 2007 – 2013 đạt 12,278 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng bình quân 30.3% trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn trung ương chủ yếu đầu tư cho các công trình thủy lợi, hệ thống điện, nước sinh hoạt, phát triển hệ thống bưu chính viễn thông…Qua từng danh mục chương trình của trung ương và số phân bổ định kỳ hàng năm, nguồn vốn đầu tư này thấp so với nhu cầu của Tỉnh. 2.2.4.4. Huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân Bảng 2.5: Huy động vốn từ khu vực tư nhân tại Trà Vinh 8 Nguồn vốn từ khu vực tư nhân có xu hướng tăng đều qua các năm, bình quân hàng năm tăng 22%, so với tốc độ tăng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội là 50%. Ngoài ra, tỷ trọng nguồn vốn khu vực dân doanh so với tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tăng trưởng ổn định, năm 2007 là 53.3% đến năm 2013 là 30%. Biểu đồ 2.8: Huy động vốn đầu tư từ khu vực tư nhân Tổng nguồn vốn huy động từ khu vực này trong 07 năm đạt khoảng 16,885 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 41.8% trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng kinh tế của Tỉnh. Toàn Tỉnh có 1,175 doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực, với trên 4,543 tỷ đồng tổng vốn đăng ký, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít; số dự án đăng ký nhiều nhưng quy mô nhỏ, suất đầu tư thấp. 2.2.4.5. Huy động vốn từ nguồn tín dụng Biểu đồ 2.9: Dư nợ cho vay từ các tổ chức tín dụng giai đoạn 2007-2013 Dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn có xu hướng tăng lên, bình quân 06 năm tăng 12.3% (biểu đồ 2.9), khá ổn định qua các năm. Cơ cấu dư nợ được cải thiện đáng kể, riêng năm 2013, dư nợ phục vụ phát triển nông - lâm - thủy sản chiếm 34%, công nghiệp - xây dựng 22%, thương mại - dịch vụ 28%, các ngành khác 16%, cho thấy cơ cấu đầu tư nguồn vốn tín dụng tại tỉnh Trà Vinh trong những năm qua phù hợp với điều kiện tự nhiên và cơ cấu kinh tế của Tỉnh, góp phần quan trọng vào đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, đặc biệt phát triển ngành nông lâm thủy sản, góp phần chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tích cực. 2.2.5. Huy động vốn từ nước ngoài 2.2.5.1. Huy động nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài Bảng 2.6: Huy động vốn từ nước ngoài: Biểu đồ 2.10: Huy động vốn từ nước ngoài (FDI) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng nhanh từ 2012 trở đi, nếu năm 2007 vốn thực hiện đạt 232 tỷ đồng, chiếm 8.19% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, sang 2009 là 301 tỷ đồng, chiếm 7.8% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Đến 2010 nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh đạt 1,129 tỷ đồng, chiếm 25.2% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội và đến 2013 con số này là 1,256 tỷ đồng, chiếm 9.8% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. 2.2.5.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài Bảng 2.7: Bảng cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trà Vinh Biểu đồ 2.11: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trà Vinh theo cơ cấu Giai đoạn 2007 – 2013, Trà Vinh thu hút 38 dự án với tổng vốn đầu tư 189.9 triệu USD, trong đó, 09 dự án công nghiệp chế biến với vốn đăng ký 49.2 triệu USD, chiếm tỷ trọng 25.9% tổng vốn đầu tư nước ngoài; 06 dự án hóa chất, vốn đăng ký đạt 21.1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 11.1%; 14 dự án thủy sản và dịch vụ, du lịch, vốn đăng ký đạt 16.95 triệu USD, chiếm tỷ trọng 8.9%; cùng các dự án cung cấp nước, công nghiệp chế tạo, nông nghiệp đạt 102 triệu USD. 2.2.5.3. Cơ cấu vốn theo đối tác đầu tư Bảng 2.8: Theo đối tác đầu tư tại Trà Vinh Biểu đồ 2.12: cơ cấu vốn đầu tư theo đối tác đầu tư Đài Loan đầu tư vào tỉnh Trà Vinh nhiều nhất, với 11 dự án, tổng vốn đăng ký là 65.6 triệu USD, chiếm tỷ trọng 34.5% tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài; Canada là quốc gia đứng thứ hai với 07 dự án, vốn đăng ký 30.6 triệu USD, chiếm 16.1% tổng nguồn vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ ba với 05 dự án, vốn đăng ký 32.3 triệu USD, chiếm 17% tổng nguồn vốn đầu tư. 2.2.5.3. Huy động nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Trà Vinh thực hiện và quản lý 08 dự án trong đó 03 dự án có vốn ODA do Chính phủ vay của Ngân hàng Thế giới (WB), Đan Mạch, Nhật Bản (JIBIC), IFAD; 01 dự án do Tỉnh vay từ nguồn Kiến thiết của Chính 9 phủ Đức do Sở Xây dựng làm chủ đầu tư; 02 dự án viện trợ không hoàn lại từ các nhà tài trợ CIDA (Canada); 01 dự án viện trợ không hoàn lại của UNDP. 2.3. Đánh giá tác động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế Tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2007 – 2013 2.3.1. Tác động của vốn đầu tư xã hội đối với tăng trưởng kinh tế Bảng 2.9: Bảng so sánh tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư, GDP và hệ số ICOR Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân giai đoạn 2007-2013 là 50.17%, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 26.6% cho thấy vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, điều này chứng tỏ vốn đầu tư đưa vào nền kinh tế những năm đầu đã phát huy tác dụng làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm 2007 – 2013. Biểu đồ 2.13: So sánh tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư & GDP Biểu đồ 2.14: So sánh Hệ số ICOR tại tỉnh Trà Vinh Năm 2008, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 15.6% so với năm 2007, đồng thời GDP tăng 19.7%. Năm 2011, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 43.5%, trong khi GDP chỉ tăng 31.3%. Năm 2012, vốn đầu tư toàn xã hội và GDP tăng tương ứng là: 11.6% với 10.4%, đến năm 2013, con số này tương ứng là 88.9% và 9.1%. Vốn đầu tư vào nền kinh tế có phát huy tác dụng đồng thời có tính hiệu quả chưa cao. 2.3.2. Tác động vốn đầu tư đối với cơ sở hạ tầng - Nhiều công trình thủy lợi đầu mối thuộc dự án Nam Măng Thít hoàn thành đưa vào sử dụng như: Chà Và, Bắc Trang, Thâu Râu..., Đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông huyết mạch như: quốc lộ 53-54-60, các tuyến đường tỉnh lộ, hương lộ. - Phát triển hơn 1,950 km đường dây trung thế, 2,332 km đường dây hạ thế, 2,550 trạm biến thế tương đương 116,742 KVA; tăng tỷ lệ hộ dùng điện từ 9% năm 1992 lên 92% năm 2013,ước thực hiện 87 triệu kwh/năm, bình quân 88kwh/người/năm. - Nhiều công trình phúc lợi công cộng hoàn thành đưa vào sử dụng như: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Nhà bảo tàng văn hoá Khmer, Đài phát thanh truyền hình, trên 1,000 phòng học tre lá được xây dựng cơ bản, các trạm y tế và trung tâm kế hoạch hóa gia đình hầu hết được đầu tư mở rộng, nâng cấp. - Tăng công suất nước máy từ 10,500m3/ngày đêm năm 1995 lên trên 22,000m3/ngày đêm năm 2012, xây dựng 28 trạm cấp nước máy ở thị trấn, trung tâm xã, nâng từ 4,650 hộ lên 10,000 hộ sử dụng nước máy, đến nay 80% hộ dùng nước sạch; 2.3.3. Tác động của vốn đầu tư đối với chuyển dịch kinh tế Bảng 2.10: So sánh tăng trưởng kinh tế Trà Vinh với vùng ĐBSCL và cả nước - Nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ yếu trong nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 4.5%. Diện tích cây lương thực tăng trên 80,000 ha, năng suất bình quân từ 2.72 tấn/ha năm 1992 lên 4.43 tấn/ha năm 2013; sản lượng lương thực tăng từ 450,887 tấn năm 1992 lên 1,184,269 tấn năm 2013, trong đó lúa từ 449,677 tấn tăng lên 1,155,261 tấn. - Giá trị thủy sản tăng bình quân hàng năm trên 21% là thế mạnh sau cây lúa. Nuôi trồng thủy sản đã phát triển diện tích nuôi từ 18,000 ha năm 1992 lên 29,162 ha năm 2013 trong đó có 23,409 ha diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và 5,753 ha nước ngọt. - Công nghiệp có tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 16%, giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2013 ước thực hiện đạt 10,330 tỷ đồng tăng gần 10 lần so với năm 1992. - Thương mại dịch vụ, tốc độ tăng bình quân hàng năm 16%, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ năm 2013 ước đạt 9,661 tỷ đồng, tăng hơn 10 lần so với 1992. 2.3.4. Tác động của vốn đầu tư đối với lĩnh vực xuất khẩu 10 Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 44.3%, từ 73.9 triệu USD năm 2007 lên 303.4 triệu USD năm 2013. Trong đó, xuất trực tiếp đạt trên 289 triệu USD và xuất ủy thác đạt 14.4 triệu USD. Biểu đồ 2.15: Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Trà Vinh qua các năm 2.3.5. Giải quyết việc làm, thu nhập, xóa đói giảm nghèo Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tạo được công ăn việc làm cho hơn 5,000 lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 1,000 triệu đồng. Bộ phận các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động. 2.3.6. Tác động vốn đầu tư đối với ứng dụng khoa học công nghệ, sức cạnh tranh Trong các năm từ 2010 - 2013, tiếp tục triển khai nghiên cứu thực hiện trên 35 đề tài, dự án thông qua hội đồng xét duyệt như mô hình thực nghiệm mới về trồng trọt và chăn nuôi, nuôi thử nghiệm bò sữa, bảo vệ môi trường sinh thái ở các địa phương trong Tỉnh. 2.3.7. Tác động vốn đầu tư đối với thông tin và truyền thông Mạng lưới viễn thông được đầu tư phát triển nhanh chóng, xây dựng được 04 điểm phục vụ bưu chính, giảm bán kính phục vụ bình quân của một trạm bưu chính còn 2.62km; mạng lưới viễn thông đảm bảo tốt nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ công tác lãnh đạo và phát triển sản xuất kinh doanh. 2.4. Đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế ở tỉnh Trà Vinh 2.4.1. Những mặt đạt được: - Trong 07 năm 2007–2013, tỷ lệ huy động nguồn vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP luôn tăng cao, bình quân khoảng 62.8% GDP. - Thu NS địa phương hàng năm đều tăng hơn năm trước, tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NS ngày càng tăng. - Cơ cấu nguồn vốn đầu tư chuyển biến theo hướng huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội. 2.4.2. Những hạn chế - Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện: việc huy động nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn thấp so với nhu cầu. - Hạn chế về nguồn vốn và chính sách huy động vốn chưa hợp lý: việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp còn chậm, nguồn vốn huy động chưa ổn định. - Hệ thống Ngân hàng chưa rộng khắp: các ngân hàng chỉ tập trung ở trung tâm thành phố, chưa mở rộng ra toàn Tỉnh, hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp và hộ gia đình. - Nguồn nhân lực chưa được đào tạo chuyên nghiệp: lao động cá thể, tay nghề thấp, khả năng cạnh tranh yếu, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. - Công tác xúc tiến đầu tư: khâu xúc tiến đầu tư còn yếu, chậm đổi mới, chưa có giải pháp bứt phá, còn ỷ lại nhiều vào nguồn đầu tư từ NSNN. - Cơ chế chính sách chưa linh hoạt: dù có cố gắng sát thực, linh hoạt, có chính sách ưu đãi, thủ tục có cải tiến song vẫn còn rườm rà, phức tạp, chưa phù hợp với yêu cầu. - Môi trường đầu tư chưa thật sự thông thoáng: chủ đầu tư luôn đối mặt với khó khăn, ách tắt; những vướng mắc chưa được tháo gỡ kịp thời. 2.4.3. Tiềm năng phát triển trong tương lai - Về Kinh tế Biển: là Tỉnh ven biển nên ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh là nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. - Về liên kết vùng: vị trí địa lý của Tỉnh nằm trong quy hoạch phát triển hành lang kinh tế ven biển các tỉnh ĐBSCL kết nối với TP.Hồ Chí Minh. - Về hội nhập: hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp cùng những sản phẩm đặc thù trong Tỉnh khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài. 11 2.4.4. Những thách thức - Vị trí địa lý của Tỉnh thuộc vùng sâu, chi phí tăng cao so với các địa phương khác làm giảm mức sinh lời nên khó kêu gọi đầu tư. - Cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội còn kém chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư cần vận chuyển hàng qua container trên 40 tấn; Nguồn nguyên liệu chế biến nông thủy sản chưa đủ lớn lại phân tán. - Mức độ cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư ở các địa phương gặp nhiều thách thức. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH Qua phân tích ở Chương 2. Chúng ta thấy rằng có rất nhiều nguồn vốn đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Trà Vinh, trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giữ vai trò rất quan trọng trong những năm gần đây. Vì vậy, để thấy được tầm quan trọng của FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Trà Vinh. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa nguồn vốn FDI và tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh từ năm 1999 đến năm 2013, để thấy sự cần thiết của nguồn vốn này đối với tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới. 3.1. Cơ sở lý thuyết tác động của FDI vào tăng trưởng kinh tế 3.1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Theo OECD (2002), có một số kênh mà qua đó FDI thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nước sở tại. Tác động của FDI có thể tích cực hoặc tiêu cực, nghĩa là, ngoài những lợi ích, FDI cũng có thể gây ra tổn thất cho nền kinh tế nước chủ nhà (Mencinger, 2003). Cạnh tranh gia tăng ở nước chủ nhà, phát triển doanh nghiệp và tái cơ cấu (OECD, 2002). Bảng 3.1: Các yếu tố giải thích tác động của FDI vào tăng trưởng kinh tế nước chủ nhà 3.1.2. FDI - chuyển giao công nghệ mới và bí quyết FDI ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc chuyển giao công nghệ và bí quyết, tác động này có thể tích cực hoặc tiêu cực.Theo Borensztein et al.(1998), các công ty đa quốc gia đảm bảo gần như tất cả các chi phí về nghiên cứu và phát triển (R & D) trên thế giới. Ford cùng các cộng sự (2008). Ở các nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào công nghệ tiên tiến do các công ty đa quốc gia mang lại (Borensztein et al., 1998). Lim(2001); Loungani và Razin(2001); Theo Frindlay (1978); Theo Saggi (2002) and Hermes and Lensink (2003); Varamini và Vũ (2007); (Berthélemy và Démurger, 2000). Các nghiên cứu: Rodriguez-Clare (1996);OECD (2002); Blomstrom và Kokko (1998); Kottaridi (2005); OECD (2002) Một số nghiên cứu (ví dụ Berthélemy và Démurger, 2000; Zhang, năm 2001, Hermes và Lensink năm 2003; Makki và Somwaru, 2004; Khawar, 2005) Barrios et al. (2004); Lim (2001) và Ford et al. (2008); De Mello (1997) chỉ ra rằng có một tỷ lệ thuận giữa thu nhập từ công nghệ, chuyển giao kiến thức và trình độ giáo dục của lực lượng lao động nước sở tại. (Li và Liu, 2005); Bende-Nabende et al. (2001);Sjöholm (1999); Pessoa (2007) và Ozturk (2007); (Aitken và Harrison, 1999); (OECD 2002); (Berthélemy và Démurger, 2000) hoặc thậm chí có hại cho nền kinh tế của nước sở tại (Ram và Zhang, 2002); (Beugelsdijk et. Al, 2008); (Driffield, 2000). Sen (1998); (De Mello, 1997); (Dattaray et al., 2008); Roy và Van den Berg (2006);Omran và Bolbol (2003); Moran (1999); (Nunnenkamp, 2004). Theo Vissak và Roolaht (2005), nước chủ nhà phụ thuộc vào công nghệ của các công ty đa quốc gia và các nước phát triển khác. Sen (1998) cho biết thêm rằng các công ty đa quốc gia có thể dành lợi thế công nghệ so với các công ty nội địa. 12 3.1.3. FDI và sự hình thành nguồn lực Các nghiên cứu: Ozturk (2007); Zhang (2001a);De Mello (1999); (Loungani and Razin, 2001 and Alfaro et al., 2004); OECD (2002); Hanson (2001); Lim (2001); OECD (2002); Ford et al. (2008).; (Vissak và Roolaht, 2005): các tác giả FDI có tác động tích cực đến hình thành nguồn nhân lực ở các quốc gia. 3.1.4. FDI và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu FDI đóng góp vào sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của nước sở tại, các nghiên cứu (OECD, 2002); Mencinger (2003);(Barry, 2000); Blomstrom and Kokko (1998); Zhang (2001a);Moran(1999); Ford et al.(2008); Mecinger (2003);Hansen và Rank (2006); Ozturk (2007),...Sohinger và Harrison (2004), chứng minh FDI tác động đến mức độ hội nhập kinh tế của các quốc gia nghiên cứu. 3.1.5. FDI và sự cạnh tranh Các nghiên cứu của Lee và Tcha (2004); Pessoa (2007); Blomstrom và Kokko (1998); Driffield (2000); Varamini và Vũ (2007); De Mello (1997); OECD (2002); Loungani và Razin (2001); Zhang (2001b) và Ram và Zhang (2002); Loungani và Razin (2001); Hanson (2001) và Zhang (2001b); Sahoo và Mathiyazhagan (2003); Sylwester (2005); Vissak và Roolaht (2005); Lim (2001); Carkovic và Levine(2002); Sylwester (2005);(Chakraborty và Basu,2002) cho rằng FDI có những tác động tích cực và tiêu cực đến cạnh tranh toàn cầu và nội địa. 3.1.6. FDI, phát triển và tái cấu trúc doanh nghiệp Nghiên cứu Hansen và Rand (2006); Blomstrom và Kokko (1998); OECD (2002); Hansen và Rand (2006); Zhang (2001b) cho rằngFDI giúp thay đổi luật và các quy tắc hoạt động của thị trường hướng đến một nền kinh tế thị trường mở cửa và đòi hỏi các doanh nghiệp nhanh chóng tác cấu trúc cho phù hợp. 3.1.7. FDI và khó khăn trong việc thực hiện chính sách kinh tế. Nền kinh tế của nước sở tại bị ảnh hưởng bởi những khó khăn trong việc thực hiện các chính sách kinh tế do các dòng vốn FDI mang lại. Nghiên cứu của Vissak và Roolaht (2005); Sen (1998); Vissak và Roolaht (2005); Dattaray et al.,(2008); Zhang (2001b); OECD (2002); Rand và Zhang (2002). 3.2. Các nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế thông qua các nghiên cứu: Solow (1956); Somwaru và Makki (2004); Easterly et al. (1995); Findlay (1978); Yangruni Wu (1999); Charkovic và Levine (2002); Alguacil et al., 2002;. Baharumshan và Thanoon, 2006;. Balasubramanyam et al., năm 1996, năm 1999; Bende-Nabende và Ford năm 1998; Borensztein et al, 1998;. Chakraborty và Basu, 2002; De Mello, 1997, 1999; Liu et al., 2002. Wang, 2005). Bende-Nabende et al 2003;Carkovic và Levine, 2005). Bende-Nabendem et al. (2003); Hsiao và Hsiao (2006); Balasubramanyam et. al. (1996); Bosworth và Collins (1999); Pradeep Agrawal (2000); (Pradeep Agrawal, 2000). Brecher và Diaz-Alejandro (1977); Maria Carkovic và Ross Levine (2002); Blomstrưm teals (1994); Banga (2005); UNCTAD (2002). Như vậy, các nhà nghiên cứu cần phải đánh giá lại các bằng chứng kinh tế vĩ mô với các thủ tục kinh tế mà loại bỏ những ước lượng chệch tiềm năng. Mặc dù có nghiên cứu sử dụng VAR hoặc phân tích VECM và sử dụng kiểm tra quan hệ Granger, nhưng hầu hết trong số họ đã thiếu lý thuyết kinh tế hoặc bỏ qua các biến quan trọng. 3.3. Dữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu này dựa theo nghiên cứu của Sarbapriya Ray (2012)) cho khoảng thời gian từ quý 1 năm 1999 đến quý 4 năm 2013, tạo nên 52 quan sát; dữ liệu thứ cấp được lấy từ cục thống kê tỉnh Trà Vinh: GDP danh nghĩa, Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh Trà Vinh. Các biến được sử dụng trong bài đã được áp dụng trong các nghiên cứu trước đây, cụ thể: - Tăng trưởng kinh tế (growth) - Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 13 3.4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên những bài nghiên cứu thực nghiệm trước đây, mô hình Hiệu chỉnh sai số vector (VECM) và mô hình Tự hồi quy vector (VAR) được đề xuất để nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, dựa vào bằng chứng không có đồng liên kết với dữ liệu trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng mô hình Tự hồi quy vector VAR để ước lượng: Trong đó: - Xt là vector của các biến nội sinh: growth, FDI. là sai số. - là ma trận hệ số của các biến nội sinh. - C là ma trận hệ số chặn. - k là độ trễ tối ưu. Quá trình được tiến hành như sau: Thứ nhất, kiểm định tính dừng, tiếp theo lựa chọn độ trễ tối ưu, kiểm định đồng liên kết, kiểm định nhân quả Granger, ước lượng mô hình VAR, kiểm tra sự phù hợp của mô hình, thực hiện kiểm định quan hệ nhân quả Granger trong VAR, sau đó tiến phân tích hàm phản ứng đẩy và cuối cùng là phần phân tích phân rã phương sai. 3.5. Kết quả nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiệm đơn vị của Dickey – Fuller: Bảng 3.2: Kiểm định tính dừng theo phương pháp Dickey Fuller Sau khi đã xác định được tính dừng của các biến, tác giả nhận thấy rằng các chuỗi đều không dừng bậc gốc và đều cùng dừng ở bậc 1, cho nên có thể nghi ngờ mối quan hệ đồng liên kết ở đây. Chính vì thế, nhóm tiến hành kiểm định đồng liên kết Johansen. Tuy nhiên, kết quả cho thấy không có bằng chứng cho sự tồn tại của đồng liên kết ở mức ý nghĩa 5%. Bảng 3.3: Bảng kiểm định đồng liên kết Khi đã xác định được không có sự tồn tại đồng liên kết, tác giả tiến hành ước lượng mô hình VAR theo phương pháp VAR Cholesky, và dùng sai phân bậc 1 của các biến để ước lượng mô hình cần nghiên cứuvà để ước lượng mô hình VAR, tác giả kiểm tra độ trễ tối ưu và kiểm định nhân quả Granger để xem liệu giữa các biến trong mô hình của tác giả có mối quan hệ nhân quả hay không. Việc lựa chọn độ trễ trong mô hình VAR là một phần hết sức quan trọng và phức tạp trong thủ tục định dạng. Hơn nữa, vấn đề chọn độ trễ phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của nhà nghiên cứu hơn là sử dụng một công thức định lượng đơn giản nào. Mặc dù vậy, có thể dựa vào một số tiêu chuẩn để quyết định lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình. Các tiêu chuẩn đó là: LR: kiểm định sequential modified LR; FPE: kiểm định Final prediction error; AIC: kiểm định Akaike information criterion; SC: kiểm định Schwarz information criterion; HQ: kiểm định Hannan-Quinn information criterion; Bảng 3.4: kết quả chọn độ trễ tối ưu của các biến nội sinh Tác giả thực hiện quan sát tối đa 04 độ trễ để tìm kiếm độ trễ tối ưu cho mô hình, do tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế cũng như chiều ngược lại theo lý thuyết là có độ trễ khá lớn. Với nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau, việc lựa chọn độ trễ thực sự khó khăn. Tác giả lựa chọn độ trễ dựa trên số lượng các tiêu chí chấp nhận độ trễ đó. Theo đó, dựa vào bảng kết quả phía trên, nhóm nhận thấy các tiêu chuẩn đều chọn độ trễ tối ưu cho mô hình là 4. Tiếp theo, tác giả kiểm định nhân quả Granger trước khi hồi quy mô hình Var với độ trễ là 4. 14 Bảng 3.5: kết quả kiểm định nhân quả Granger Qua kết quả kiểm định, cho ta thấy giá trị P-value của 02 giả thuyết nêu trên đều nhỏ hơn hoặc bằng 0.05, đều này bác bỏ giả thuyết H0với mức ý nghĩa α = 5%, hoặc độ tin cậy 95%. Từ đó, tác giả phát hiện ra rằng tồn tại bằng chứng về mối quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn 1999 đến 2013 theo phương pháp phân tích nhân quả Granger Causility. Qua đó cho thấy, tỉnh Trà Vinh cần tập trung hơn nữa công tác thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tiếp theo, tác giả tiến hành hồi quy mô hình Var với độ trễ là 4. Với kết quả mô hình được thể hiện ở phần phụ lục, sau đó tác giả tiếp tục tính sự ổn định của mô hình, có thể thấy được rằng với vòng tròn đơn vị này thì mô hình Var với độ trễ 4 là phù hợp, vì các điểm đều nằm trong vòng tròn đơn vị. Biểu đồ 3.1: Vòng tròn đơn vị: Inverse Roots of AR Characteristic Polynomial 1.5 1.0 0.5 0.0 -0.5 -1.0 -1.5 -1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 Biểu đồ 3.2: Kết quả phản ứng đẩy Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E. Res pons e of D(FDI) to D(FDI) Res pons e of D(FDI) to D(GGDP) 4 4 3 3 2 2 1 1 0 0 -1 -1 -2 -2 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2 Res pons e of D(GGDP) to D(FDI) .08 .04 .04 .00 .00 -.04 -.04 4 6 8 10 12 14 16 6 8 10 12 14 16 18 20 18 20 Res pons e of D(GGDP) to D(GGDP) .08 2 4 18 20 2 4 6 8 (Nguồn: Tác giả tự tính toán) 15 10 12 14 16 Tiếp đến, tác giả tập trung hai ứng dụng chính của VAR là hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai. Phân tích phản ứng đẩy cho thấy, một cú sốc từ tăng trưởng GDP tác động khá mạnh đến FDI, và tính tác động kéo dài dai dẳng qua các kỳ tiếp theo nhưng có xu hướng yếu dần. Nhìn trên biểu đồ ta có thể thấy tác động này tăng giảm thất thường và không có xu hướng rõ rệt qua các kỳ, điều này có thể được giải thích bởi một cú sốc từ tăng trưởng sẽ tạo tác động tích cực thu hút dòng vốn đổ vào trong ngắn hạn nhưng nếu các dòng vốn làm nảy sinh tình trạng tăng trưởng nóng và thiếu bền vững thì sẽ làm ảnh hưởng đến dòng vốn này trong tương lai và dẫn đến sự trồi sụt không có xu hướng rõ ràng từ dòng vốn nước ngoài do sự e ngại về sự ổn định vĩ mô của kinh tế, cũng như các chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh Trà Vinh đối với nhà đầu tư nước ngoài. Ở chiều ngược lại, một cú sốc FDI cũng tác động khá lớn đến tăng trưởng GDP qua các thời kỳ và cũng có tính chất dai dẳng và yếu dần. Cũng như phân tích ở trên, một cú sốc từ FDI sẽ tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu dòng vốn này chảy vào các khu vực nhạy cảm như: bất động sản, các ngành có tính chất đầu cơ, các ngành công nghiệp gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường,…sẽ tạo nên sự tăng trưởng ảo và nóng cho kinh tế, dẫn đến tác động tiêu cực gây ra các cuộc khủng hoảng, bất ổn về tài chính và làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế tỉnh Trà Vinh trong những năm tới. * Phân tích phân rã phương sai Để đánh giá chính xác hơn về sự giải thích lẫn nhau giữa FDI và sự tăng trưởng kinh tế, tác giả tiến hành phân tích phân rã phương sai để đo lường mức độ giải thích giữa hai biến số này và tìm mối liên hệ giữa chúng theo chu kỳ là 20 chu kỳ. Kết quả như sau: Bảng 3.6: Kết quả phân tích phân rã phương sai Phân tích phân rã phương sai cho thấy, tăng trưởng GDP có khả năng giải thích rất cao cho việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn qua. Từ chu kỳ thứ 10 trở đi, sự tăng trưởng GDP ở tỉnh giải thích được đến 45% sự thay đổi của dòng vốn FDI vào tỉnh. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến khả năng tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong quyết định đầu tư của mình. Bên cạnh đó, ở chiều ngược lại, FDI cũng giải thích được khoảng 20% sự biến động của tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh, tuy đây không phải là con số cao nhưng cũng nằm ở mức chấp nhận được đối với hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn FDI trong tỉnh so với mặt bằng chung của cả nước. Biểu đồ 3.3: FDI phân theo ngành kinh tế 3.6. Kết luận chung Qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên có thể thấy tồn tại bằng chứng về việc thu hút FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh và ngược lại theo phương pháp phân tích quan hệ nhân quả Granger, phân tích hồi quy mô hình VAR với phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai. Tuy nhiên tác động từ FDI đến hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế còn khiêm tốn, và chất lượng tăng trưởng còn rất hạn chế, bằng chứng là nguồn vốn chỉ duy trì tăng trưởng trong giai đoạn đầu nhưng đến giai đoạn sau đó thì có tác động không tốt đến tăng trưởng. Nguyên nhân đã được chỉ rõ ở trên khi đa phần nguồn vốn đầu tư chảy vào các ngành gây tác hại xấu đến môi trường như công nghiệp nặng, hóa chất, những ngành phụ thuộc vào nhà thầu nước ngoài, không nhận chuyển giao công nghệ, thậm chí người vận hành. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI TỈNH TRÀ VINH Để đánh giá khả năng thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, cần xem xét sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh để có những đánh giá sát thực các nhân tố tác động và đề xuất những giải pháp phù hợp. 16 4.1. Vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu của Fairbanks & Linsay (1997), và Porter (2000) chỉ ra vai trò trong việc xuất khẩu tài nguyên nhiên nhiên và lao động rẻ ngày càng mờ nhạt. Hoạch định chính sách phát triển kinh tế cho một địa phương được xem như là một thương hiệu marketing cho địa phương (Kotler & ctg 2002). Lý do FDI tạo ra nhiều ngành nghề, công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế,… (Root 1990). Nghiên cứu tiến hành điều tra trực tiếp 300 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Trà Vinh để ứng dụng và kiểm định mô hình trên thực tiễn. 4.2. Cơ sở lý thuyết Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước của một địa phương. Theo Dunning (1977), một doanh nghiệp chỉ thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) khi hội đủ 03 điều kiện: (1) quy mô, công nghệ, mạng lưới tiếp thị, khả năng tiếp cận nguồn vốn;(2) nội vi hóa và (3) sản xuất tại nước tiếp nhận đầu tư có chi phí thấp hơn là sản xuất tại nước mẹ rồi xuất khẩu. Paul Krugman (1991) cho rằng các doanh nghiệp có xu hướng xác định vị trí sản xuất của họ ở những nơi “trung tâm” đông đúc dân cư và vốn, vì vậy việc tận dụng được lợi thế nhờ quy mô. Mô hình ngoại tác của Romer và Lucas (2007) cho thấy các nhân tố tác động đến hành vi đầu tư là: (1) sự thay đổi trong nhu cầu; (2) lãi suất; (3) mức độ phát triển của hệ thống tài chính; (4) đầu tư công; (5) khả năng về nguồn nhân lực; (6) các dự án đầu tư khác trong cùng ngành hay trong các ngành có mối liên kết; (7) tình hình phát triển công nghệ, khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ; (8) mức độ ổn định về môi trường đầu tư: bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, pháp luật; (9) các quy định về thủ tục và (10) mức độ đầy đủ về thông tin, kể cả thông tin về thị trường, luật lệ, thủ tục, các tiến bộ công nghệ. Lý thuyết thị trường địa phương đã chỉ ra rằng những yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của nhà đầu tư có thể chia thành 03 nhóm chính, đó là (1) cơ sở hạ tầng đầu tư; (2) chế độ, chính sách đầu tư, và (3) môi trường làm việc và sinh sống. Môi trường đầu tư, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, du lịch, hoặc tình hình cạnh tranh giữa các địa phương, chi phí kinh doanh cao, chính sách thuế, giá thuê đất.. làm hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư ở Việt Nam (Đầu tư 2005). Các chi phí về thuê mặt bằng, điện, nước, vận tải đều cao hơn các nước trong khu vực (Lê Đăng Doanh 2003). Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư tại một số khu công nghiệp (Doanh nhân Sài gòn 2005). Về cơ sở hạ tầng, biến số được sử dụng tương đối rộng rãi ở các nghiên cứu về FDI ở Việt Nam là số điện thoại hay số điện thoại trên 1000 dân, Nguyen và Nguyen (2007), không thấy tác động, Le Viet Anh (2004), Nguyen Phi Lan (2006) tác động tích cực ở hầu hết các mô hình, nguồn điện được cung cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các tỉnh (Nguyen và Hans-Rimbert (2002), tác động dương tới FDI thực hiện cộng dồn), độ dài giao thông đường nhựa ở tỉnh (Nguyen và Hans-Rimbert (2002), không có tác động), khối lượng hành khách vận chuyển địa phương (Mayer và Nguyen (2005), tác động dương trừ trường hợp FDI mới. Ngoài ra, khu cụm công nghiệp cũng được sử dụng như một chỉ số cho cơ sở hạ tầng (Nguyen và Nguyen (2007), Nguyen và HansRimbert (2002) có tác động cùng chiều ở tất cả các mô hình). Ngoài ra, khoảng cách đến các trung tâm lớn cũng có thấy tác động âm đối với số đề án FDI cấp mới năm 2006, Malesky (2007). Sự thiếu bình đẳng giữa thành phần kinh tế trong lĩnh vực nhà nước và ngoài nhà nước phần nào giảm động lực đầu tư (Đầu tư 2005), dịch vụ quản lý, hỗ trợ kinh doanh và hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, góp phần làm giảm khả năng huy động vốn ở địa phương Việt Nam (Nhà Quản lý 2004). Các bài viết (Đàm Quang Vinh 2002; Nguyễn Thị Liên Hoa 2002; Phan Quang Thình 2002; Võ Thanh Thu 2003) về mức độ cạnh tranh thu hút vốn đầu tư của từng địa phương. Vai trò marketing địa phương chính là động cơ phát triển (Drucker 1958; Kotler & ctg 1993; Kotler & ctg 2002). Tuy nhiên, nhiều nước đang phát triển xem nhẹ vai trò marketing địa phương mà thường tập trung vào 17 vấn đề sản xuất, tài chính, …(Reddy & Campbell 1994), thương hiệu là đơn vị cơ bản của marketing (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang 2003). Tại Việt Nam, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, kỹ năng của người lao động còn thấp, thủ tục hành chính chưa hiệu quả,..(Lê Đăng Doanh 2003; Phan Ngọc Liên 2005). Những tồn tại này không chỉ xuất hiện ở các tỉnh vùng xa mà còn ở những nơi có mức độ phát triển tương đối cao như: Bình Dương, TP.HCM (Hồ Đức Hùng & ctg 2003; Phan Cao Sơn 2004). Vì vậy, chúng ta có thể kỳ vọng là có nhiều thuộc tính địa phương tác động đến khả năng huy động vốn như: cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi, chính sách đào tạo nghề,…có thể đóng góp vào khả năng thu hút vốn tại một địa phương (Lam & ctg 2004). Bảng 4.1: Các nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện: Grant Thornton (2010); Đinh Phi Hổ (2010); Nguyễn Đình Thọ và cộng tác viên (2005); Đinh Phi Hổ (2011); Nguyễn Thị Ninh Thuận và Bùi Văn Trịnh (2012); Nguyễn Thị Tường Anh (2013). 4.3. Mô hình nghiên cứu 4.3.1. Nghiên cứu khám phá định tính Nghiên cứu định tính thường được dùng để tìm hiểu sâu về thái độ và hành vi của khách hàng (Lee 1999). Mục đích của nghiên cứu này là để khám phá thái độ, quan điểm, tìm ra nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư nhằm thiết lập bảng hỏi theo thang đo cho nghiên cứu định lượng 4.3.2. Mô hình định lượng Trên cơ sở kế thừa lý thuyết nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ (2005), Đinh Phi Hổ (2010) và để phù hợp với điều kiện đặc thù tại Trà Vinh, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp các ý kiến và hội thảo với các chuyên gia theo nhóm các nhân tố nêu trên, nhằm xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh. Các thang đo và các biến quan sát sử dụng thang điểm Likert 5 mức độ (Likert R.A.,1932) và được mô tả chi tiết như sau: Bảng 4.2. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh (chưa kiểm định) bao gồm: * Về mô hình nghiên cứu: Các biến đặc trưng của doanh nghiệp được xem xét đến bao gồm biến D1, D2, D3, D4, sử dụng trong thống kê mô tả: Ngành nghề kinh doanh (thương mại, dịch vụ, xây dựng, công nghiệp, thủy sản,…); Quy mô doanh nghiệp (tính theo số lượng lao động); Thời gian hoạt động kinh doanh (tính theo số năm tại địa phương); Loại hình doanh nghiệp (Nhà nước, Tư nhân hay các loại khác). Bảng 4.2 cho thấy có 9 thang đo của yếu tố độc lập (có 39 biến quan sát) và một thang đo của yếu tố phụ thuộc (với 3 biến quan sát). Riêng các biến D được thực hiện theo phương pháp thống kê mô tả. 4.3.3. Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu Nghiên cứu được tiến hành qua 02 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và phát triển hệ thống khái niệm/thang đo và các biến nghiên cứu từ đó tiến hành xây dựng bảng câu hỏi điều tra khảo sát. Giai đoạn 2: Thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0 quá trình nghiên cứu định lượng được thực hiện theo 03 bước: Bước 1: Sử dụng kiểm định Cronbach Alpha để đánh giá chất lượng thang đo xây dựng. Bước 2: Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA: Exploratory Factor Analysis) Bước 3: Sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính. 4.3.4. Phạm vi nghiên cứu và cách thức thu thập thông tin Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu, kích thước mẫu càng lớn càng tốt (Nguyễn, 2011). Hair et al. (2006) cho rằng để sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát (Nguyễn, 2011). 18 Để ứng dụng mô hình trong thực tiễn tại Trà Vinh, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra 300 doanh nghiệp tại tỉnh Trà Vinh theo phương pháp phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên tại 07 huyện. 4.4. Kết quả nghiên cứu 4.4.1. Về loại hình doanh nghiệp khảo sát Bảng 4.4: Kết quả khảo sát doanh nghiệp 4.4.2. Về ngành nghề kinh doanh Bảng 4.5: Ngành nghề kinh doanh khảo sát Khảo sát được thực hiện đối với 211 doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thương mại dịch vụ, chiếm tỷ trọng 70.3%; 89 doanh nghiệp thuộc các ngành khách như: xây lắp, công nghiệp chế biến, nông nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 29.7%. 4.4.3. Về thời gian hoạt động Bảng 4.6: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp Khảo sát cho thấy, chỉ có 25 doanh nghiệp hoạt động dưới 03 năm, chiếm tỷ trọng 8.3%; 275 doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 03 năm trở lên, chiếm tỷ trọng 91.7%. 4.4.4. Về số lượng lao động Bảng 4.7: Số lượng lao động doanh nghiệp khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 261 doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 20, chiếm tỷ lệ 87%; 39 doanh nghiệp có số lượng lao động từ 20 trở lên, chiếm tỷ lệ 13%. 4.4.5. Phân tích nhân tố (EFA) về môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh Qua EFA, nhận được 10 yếu tố tác động (Biến độc lập) với 38 biến quan sát và biến phụ thuộc (Y) với 3 biến quan sát. Qua phân tích nhân tố khám phá, Bảng 4.8 cho biết có 10 thang đo mới đại diện cho các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại Trà Vinh với 38 biến quan sát (mô hình lý thuyết là 39 biến quan sát) và thang đo về sự hài lòng của nhà đầu tư tại Trà Vinh với 3 biến quan sát. 4.4.6. Phân tích hồi quy: Mô hình hồi quy tổng quát được hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá: Y = f(F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7, F8, F9, F10) Việc xem xét trong các yếu tố từ F1 đến F10, yếu tố nào thật sự tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh một cách trực tiếp sẽ được thực hiện bằng hồi quy tuyến tính: Y = β0 + β1F1 + β2F2 + β3F3 + β4F4 + β5F5 + β6F6 + β7F7 + β8F8 + β9F9 + β10F10 + ei Trong đó, các biến đưa vào phân tích hồi quy được xác định bằng cách tính điểm của các nhân tố (Factor score, nhân số). Các biến trong mô hình hồi quy tuyến tính được giải thích như sau: Bảng 4.9: diễn giải các biến trong mô hình hồi quy tuyến tính Bảng 4.10: Kết quả hồi quy Hệ số chưa chuẩn hóa Sai số B (Constant) chuẩn -1.090E-16 .050 F1 -.005 .067 F2 .172 F3 Hệ số chuẩn hóa Thống kê cộng Giá trị t Beta Mức ý nghĩa Sig. tuyến Tolerance VIF .000 1.000 -.005 -.074 .941 .564 1.775 .065 .172 2.633* .009 .590 1.696 .117 .084 .117 1.399 .163 .362 2.759 F4 .211 .101 .211 2.082** .038 .246 4.063 F5 .102 .069 .102 1.489 .137 .535 1.870 F6 .184 .095 .184 1.946* .053 .283 3.535 19 F7 -.319 .116 -.319 -2.744*** .006 .187 5.337 F8 -.003 .086 -.003 -.039 .969 .342 2.927 F9 .209 .076 .209 2.736*** .007 .434 2.303 F10 -.030 .053 -.030 -.567 .571 .901 1.110 2 R hiệu chỉnh: 0,662 ANOVA: F: 134,7323, Sig. = 0,000 d = 1,626 Hệ số tương quan hạng Spearman có sig. từ 0,63 đến 0.82 Ghi chú: *, **, *** lần lượt có ý nghĩa ở mức α là 10%, 5% và 1% Bảng 4.10 cho biết biến F2 và F6 có ý nghĩa với độ tin cậy 90%, biến F4 có ý nghĩa với độ tin cậy 95%, F7 và F9 có ý nghĩa với độ tin cậy 99%. Các kiểm định tính phù hợp của mô hình, hiện tượng đa cộng tuyến (Vif < 10), tự tương quan, phương sai sai số thay đổi đã thực hiện cho thấy không có hiện tượng vi phạm.Bảng 3.10, biến F7 có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của nhà đầu tư khi đầu tư vốn tại Trà Vinh, kế đến là biến F4, tiếp theo là F9, F6 và cuối cùng là biến F2. Mô hình R2 điều chỉnh là 0,662 cho biết 66,2% sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được giải thích bởi các biến độc lập. 4.4.7. Giải thích ý nghĩa của hệ số hồi quy - Khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố “Xúc tiến thương mại và Marketing địa phương (F7)” tăng thêm 1 điểm thì môi trường đầu tư được nhà đầu tư đánh giá giảm 0,319 điểm (Tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa 0,319). - Khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố “Chính sách giá thuê đất (F4)” tăng thêm 1 điểm thì môi trường đầu tư được nhà đầu tư đánh giá tăng 0,211 điểm (Tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa 0,211). - Khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố “Hỗ trợ tín dụng (F9)” tăng thêm 1 điểm thì môi trường đầu tư tại Trà Vinh tăng 0,209 điểm (Tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa 0,209). - Khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố “Chuyển giao công nghệ (F6)” tăng thêm 1 điểm thì môi trường đầu tư của doanh nghiệp tăng 0,184 điểm (Tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa 0,184). - Khi nhà đầu tư đánh giá yếu tố “Chính sách ưu đãi (F2)” tăng thêm 1 điểm thì môi trường đầu tư của doanh nghiệp tăng 0,172 điểm (Tương ứng hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa 0,172). 4.4.8. Kết luận nghiên cứu Kết quả nghiên cứu xác định 05 nhân tố tác động đến sự hài lòng đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Trà Vinh theo thứ tự tầm quan trọng là: xúc tiến thương mại và marketing địa phương, hỗ trợ tín dụng, chuyển giao công nghệ; chính sách giá thuê đất, chính sách ưu đãi. Kết quả nghiên cứu là một cơ sở khoa học quý báu giúp cho tác giả đưa ra được giải pháp khuyến nghị huy động vốn đầu tư được đề cập ở chương tiếp theo. CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH 5.1. Dự báo về xu hướng vận động của các nguồn vốn đầu tư quốc tế và trong nước 5.1.1. Các dòng vốn đầu tư FDI - Do kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, nên dòng vốn FDI tiếp tục phát triển nhưng không lớn về khối lượng, trở thành bộ phận quan trọng trong tổng vốn đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây mức tăng không lớn chỉ khoảng 2-3%. Biểu đồ 5.1: Dòng FDI toàn cầu và dự báo đến 2015 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất