Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu...

Tài liệu Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế móng cái

.PDF
242
31
95

Mô tả:

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O TR¦êNG §¹I HäC KINH TÕ QUèC D¢N  NguyÔn viÖt dòng HUY §éNG NGUåN LùC TµI CHÝNH §Ó §ÇU T¦ H¹ TÇNG KINH TÕ X# HéI THµNH PHè CöA KHÈU QUèC TÕ MãNG C¸I Chuyªn ngµnh: Tµi chÝnh - Ng©n hµng M) sè: 62340201 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. PGS.TS. Lª Hïng S¬n 2. TS. Cao ThÞ ýNhi Hµ néi, n¨m 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng quy định. Toàn bộ nội dung chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu tương tự nào. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2016 Tác giả Luận án Nguyễn Việt Dũng ii LỜI CẢM ƠN Sau tròn 4 năm nỗ lực, tâm huyết, tác giả đã hoàn thành công trình nghiên cứu của mình. Để có được thành quả lớn lao ngày hôm nay, tác giả đã nhận được sự động viên, khích lệ, sự hỗ trợ trong công tác nghiên cứu, trong công việc, trong tạo điều kiện về thời gian,... của rất nhiều Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Lời đầu tiên, em xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Hùng Sơn – Hiệu trưởng Trường Nghiệp vụ Kho bạc, Kho bạc Nhà nước Việt Nam, Tiến sỹ Cao Thị Ý Nhi, Trưởng bộ môn Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, Viện Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, những Thầy, Cô giáo hướng dẫn đã luôn nhiệt tình, gần gũi, động viên và chỉ dẫn cho em trên bước đường khó khăn vừa qua. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ cơ sở, các Thầy, Cô phản biện, các Thầy, Cô Viện Tài chính – Ngân hàng, Bộ môn Lý thuyết Tài chính Tiền tệ trong những buổi sinh hoạt bộ môn đã có những nhận xét, đánh giá sâu sắc nhưng cũng rất chân thành để em hoàn thiện được Luận án này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể cán bộ của Viện Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã luôn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi cho những nghiên cứu sinh và cá nhân tác giả hoàn thành đề tài đúng thời hạn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Móng Cái, bạn bè, đồng nghiệp đang công tác tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Móng Cái đã tạo điều kiện, hỗ trợ, giúp đỡ trong công việc, trong khảo sát, cung cấp số liệu để hoàn thành Luận án. Một tấm lòng biết ơn vô bờ bến, Tác giả muốn gửi tới Ba, Mẹ, Vợ, các con và người thân trong gia đình đã luôn ở bên, tạo động lực và mọi điều kiện tốt nhất để Tác giả có được thành công ngày hôm nay. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Việt Dũng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ ........................................................vii DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của luận án ................................................................................ 3 3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 4 4. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4 4.1. Về đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4 5. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 5 6. Những đóng góp của luận án ........................................................................................ 5 7. Kết cấu của luận án......................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 7 1.1. Các nghiên cứu đề cập đến huy động nguồn lực tài chính nói chung ............... 8 1.2. Các nghiên cứu về các kênh huy động nguồn lực tài chính................................. 9 1.3. Kinh nghiệm một số quốc gia và địa phương trong nước về huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội và các bài học rút ra ....................... 17 1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển hạ tầng. ............................................................................ 17 1.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về huy động nguồn lực tài chính đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội .............................................................. 28 1.3.3. Những bài học kinh nghiệm của các nước và địa phương trong nước về huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội ........................ 31 1.4. Khoảng trống nghiên cứu của luận án .................................................................. 32 iv TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 34 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ĐỂ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KINH TẾ Xà HỘI ....................................................... 35 2.1. Nguồn lực tài chính đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại địa phương ............... 35 2.1.1. Khái quát về hạ tầng kinh tế xã hội và đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại địa phương ......................................................................................................... 35 2.1.2. Nguồn lực tài chính đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại địa phương ........ 43 2.2. Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại địa phương ................................................................................................................................ 56 2.2.1. Khái niệm về huy động nguồn lực tài chính ........................................... 56 2.2.2. Hình thức huy động nguồn lực tài chính ................................................. 56 2.3. Những nhân tố tác động đến huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại địa phương ................................................................................. 67 2.3.1. Các nhân tố về kinh tế ............................................................................. 67 2.3.2. Các nhân tố về tài nguyên ....................................................................... 69 2.3.3. Các nhân tố về hạ tầng kinh tế xã hội ..................................................... 69 2.3.4. Các nhân tố về chính trị, chủ trương, chính sách, pháp luật ................... 70 2.4. Phân tích định lượng tiếp cận từ mô hình kinh tế lượng để dự báo các nhân tố tác động đến huy động nguồn lực tài chính. ............................................................ 72 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 75 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ĐỂ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KINH TẾ Xà HỘI .............................................................. 76 TẠI THÀNH PHỐ MÓNG CÁI ............................................................................ 76 3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và một số cơ chế, chính sách phát triển thành phố Móng Cái thời gian vừa qua............................................................................................ 76 3.1.1. Một số thông tin cơ bản về kinh tế xã hội thành phố Móng Cái ............. 76 3.1.2. Một số cơ chế, chính sách của Việt Nam về phát triển Móng Cái .......... 79 3.1.3. Một số tác động của sự thay về chính sách thương mại biên giới, du lịch của thành phố Đông Hưng (Trung Quốc). ........................................................ 83 v 3.2. Thực trạng về đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội ở Móng Cái ................................. 84 3.2.1. Thực trạng hạ tầng một số ngành chủ yếu .............................................. 84 3.2.2. Một số hạn chế về đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại Móng Cái ............... 87 3.3. Thực trạng huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại Móng Cái từ năm 1996 đến 2014 ................................................................................... 92 3.3.1. Huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho đầu tư hạ tầng ............ 92 3.3.2. Huy động nguồn lực tài chính thông qua hình thức hợp tác công tư PPP99 3.3.3. Huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân................................ 100 3.3.4. Phân tích mối quan hệ giữa huy động nguồn lực tài chính với các yếu tố đặc thù (về địa lý, XNK, du lịch,...) ................................................................ 103 3.4. Đánh giá chung về huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại Móng Cái .............................................................................................................. 107 3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 107 3.4.2. Một số hạn chế ...................................................................................... 109 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................... 113 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 116 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH ĐỂ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KINH TẾ Xà HỘI THÀNH PHỐ CỬA KHẨU QUỐC TẾ MÓNG CÁI............................................................................................................ 117 4.1. Dự báo bối cảnh kinh tế thế giới, trong nước và khu vực................................ 117 4.1.1. Bối cảnh quốc tế .................................................................................... 117 4.1.2. Bối cảnh trong nước .............................................................................. 118 4.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Móng Cái ........................................ 119 4.2.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển Móng Cái ............................................ 119 4.2.2. Định hướng về phát triển không gian các khu chức năng ..................... 121 4.2.3. Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội Móng Cái đến năm 2030 ................... 122 4.2.4. Phân tích SWOT của Móng Cái đối với huy động nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội ........................................................... 124 4.2.5. Nhu cầu vốn đầu tư của Móng Cái đến năm 2020 ................................ 130 vi 4.2.6. Quan điểm trong huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại thành phố Móng Cái ........................................................................ 135 4.3. Giải pháp huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ...................................................................... 138 4.3.1. Giải pháp về quản lý, thực hiện các quy hoạch..................................... 138 4.3.2. Giải pháp huy động nguồn lực tài chính từ khu vực nhà nước để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội ...................................................................................... 139 4.3.3. Giải pháp huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân; trọng tâm là huy động nguồn lực theo hình thức đối tác công tư PPP ................................ 161 4.3.4. Đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư; thu hút có chọn lọc đầu tư nước ngoài FDI để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội ......................................... 168 4.3.5. Giải pháp về cải cách thể chế, bộ máy hành chính ............................... 171 4.3.6. Giải pháp về hạn chế rủi ro trong huy động nguồn lực tài chính khi có sự thay đổi chính sách từ phía Trung Quốc ......................................................... 172 4.4. Kiến nghị.................................................................................................................... 173 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 175 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨUCỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vii DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ 1. Bảng: Bảng 1.1: Quá trình thành phần tư nhân tham gia xây dựng và vận hành hệ thống hạ tầng của Nhật Bản ................................................................................................ 19 Bảng 1.2: So sánh nguồn tài chính cho đầu tư hạ tầng giữa Nhật Bảnvà Việt Nam 18 Bảng 2.1: Các công cụ huy động nguồn lực tài chính cho dự án hạ tầng ................. 58 Bảng 2.2: Các đặc trưng của PPP.............................................................................. 63 Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế Thành phố Móng Cái giai đoạn 2002-2014 ..................... 78 Bảng 3.2: Hoạt động thu chi ngân sách của Móng Cái giai đoạn 1996-2014........... 93 Bảng 3.3: Tình hình thu tiền sử dụng đất của Móng Cái từ 2004 -2014 .................. 95 Bảng 3.4: Đầu tư từ NSNN cho các dự án hạ tầng của Móng Cái giai đoạn 1996-2014.. 96 Bảng 3.5: Dư nợ, huy động và doanh số thanh toán của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Móng Cái. ........................................................................................ 101 Bảng 3.6: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội. .................................................................. 106 Bảng 4.1: Cơ cấu các nguồn vốn dự kiến huy động theo bảng sau: ....................... 132 Bảng 4.2. Kết quả hồi quy trên phần mềm SPSS, Mô hình tuyến tính không hệ số chặn133 Bảng 4.3. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2015-2020 theo 5 kịch bản ..... 134 viii 2. Hình vẽ: Hình 2.1: Quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng qua phân tích cung cầu.................... 54 Hình 2.2: Mối quan hệ giữa nguồn tài chính – Tài sản hạ tầng – nguồn vốn ........... 57 Hình 2.3: Các kênh huy động nguồn lực tài chính.................................................... 66 Hình 3.1: Vị trí địa lý của Móng Cái ........................................................................ 77 Hình 3.2. GRDP và tốc độ tăng trưởng của Móng Cái qua các năm. ....................... 78 Hình 4.1: Phương án tăng GRDP/đầu người đến 2020........................................... 120 Hình 4.2: Mục tiêu GRDP bình quân đầu người và cơ cấu kinh tế ........................ 120 Hình 4.3: Móng Cái có lợi thế cạnh tranh về năng lực vận tải thủy ....................... 125 Hình 4.4: Khả năng cạnh tranh của Móng Cái với các cửa khẩu khác ................... 126 Hình 4.5: Nguy cơ mất đi khả năng cạnh tranh so với các cửa khẩu khác ............. 127 Hình 4.6. Hoạt động xuất nhập khẩu và du lịch phụ thuộc vào chính sách của Trung Quốc 128 Hình 4.7: Nhu cầu vốn và cơ cấu vốn đầu tư giai đoạn 2015-2020. ....................... 131 Hình 4.8: Các phương án tài trợ cho dự án hạ tầng ................................................ 136 3. Sơ đồ: Sơ đồ 2.1: Những nhân tố tác động đến huy động nguồn lực tài chính. ................... 72 ix DANH MỤC VIẾT TẮT 1. Tiếng Việt CNH Công nghiệp hoá CSHT Cơ sở hạ tầng DNNN Doanh nghiệp nhà nước HĐH Hiện đại hoá HĐND Hội đồng Nhân dân KCN Khu công nghiệp KKT Khu Kinh tế KKTCK Khu Kinh tế cửa khẩu KTXH Kinh tế xã hội. NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách trung ương NXB Nhà xuất bản. TPCP Trái phiếu Chính phủ UBND Uỷ ban nhân dân XNK Xuất nhập khẩu x 2. Tiếng Anh AEC ASEAN Economic Community ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á BOT Built – Operation – Transfer Xây dựng, vận hành, chuyển giao BT Built – Tranfer Xây dựng, chuyển giao FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Gross Regional Domestic Product Giá trị sản xuất vùng ICOR Incremental Capital Output Ratio Hệ số sử dụng vốn IMF International Moneytary Funds Quỹ tiền tệ quốc tế. NGO Nongovermental organization Tổ chức phi chính phủ ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PPP Public Private Partnerships Hợp tác công tư RCEP Regional Comprehensive Economic Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Partnership Khu vực Trans-Pacific Strategic Economic Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Partnership Agreement Dương World Bank Ngân hàng thế giới. TPP WB Cộng đồng Kinh tế ASEAN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Móng Cái là địa bàn có vị thế địa chính trị và địa kinh tế đặc biệt quan trọng, có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Móng Cái có đường biên giới dài trên 72 km, có các cửa khẩu quốc tế trên bộ và trên biển, là điểm giao thoa, hội tụ giữa 2 hành lang, 1 vành đai phát triển kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ; là một trong những cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN với Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế lớn, năng động bậc nhất thế giới, có thị trường rộng lớn, tốc độ phát triển nhanh và có sức lan tỏa lớn. Sau hơn 25 năm bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, nhờ khai thác tốt những lợi thế tuyệt đối về vị trí địa lý và sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, của tỉnh Quảng Ninh thông qua việc thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính đặc thù tại khu vực cửa khẩu để tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, Móng Cái đã có những bướcphát triển nhanh chóng từ một huyện nông nghiệp lạc hậu trở thành thị xã, thành phố biên giới, với tốc độ phát triển nhanh so với các địa phương khác của tỉnh Quảng Ninh và các địa phương của Trung Quốc có biên giới giáp với Móng Cái. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách tài chính đặc thù của Móng Cái được thực hiện trong khoảng thời gian 8 năm (từ 1995 đến 2003). Nguồn lực dành cho đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế và có sự sụt giảm mạnh do sự thay đổi các chính sách biên mậu, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại khu vực biên giới của Việt Nam với Trung Quốc. Sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại Biển Đông năm 2014, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của Móng Cái càng thể hiện rõ sự bất ổn định và bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức như: Năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất còn yếu kém do thiếu các điều kiện để phát triển, quy mô dân số nhỏ; hạ tầng giao thông, bến bãi, cửa khẩu, trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ, tài chính còn thiếu, yếu; nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.Các cơ chế chính sách, thể chế, bộ máy quản lý 2 hiện hành chưa thu hút được các nguồn lực tạo nên sự bứt phá phát triển, nhất là hạ tầng kỹ thuật và nhân lực. Trong khi đó,phía đối diện bên kia biên giới là thành phố Đông Hưng, Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, có xuất phát điểm thấp hơn Móng Cái lại đang phát triển rất nhanh do được Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thí điểm xây dựng thành "Khu khai phát thí điểm trọng điểm Đông Hưng", là bàn đạp, địa bàn đột phá để Trung Quốc phát triển, tiến vào thị trường ASEAN; đồng thời, cho Đông Hưng đượchưởng các cơ chế, chính sách đặc biệt ưu đãi, như thu hút đầu tư, ưu đãi thuế, ưu tiên nguồn lực đầu tư từ ngân sách trung ương. Những chính sách phát triển Đông Hưng của Trung Quốc vừa tạo cơ hội cho thành phố Móng Cái phát triển nhanh, nhất là các lĩnh vực có nhiều lợi thế như dịch vụ thương mại, vận tải, du lịch; lại vừađặt Móng Cái vào thế phải đối mặt với những thách thức mới và mức độ cạnh tranh quyết liệt hơn, đòi hỏi Móng Cái phải nhanh chóng vươn lên trở thành một thành phố có vị thế đối tácngang tầm với các thành phố đối diện phía Trung Quốc. Trước tình hình như vậy, với nhận thức rằng, để tránh tụt hậu so với các thành phố nằm trong hàng lang kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ và các thành phố phía bên kia biên giới giáp với Móng Cái, cần phát huy tốt nhấtnhững lợi thế Móng Cái trên cơ sở tranh thủ tối đa các nguồn lựctừ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để phát triển. Việc nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng Móng Cái trở thành thành phố cửa khẩu quốc tế văn minh, hiện đại cần được xem là một nhiệm vụ hết sức cần thiết và khẩn trương. Việc tiếp cận vấn đề từ lợi ích quốc gia với tầm nhìn tổng quát, toàn diện và dài hạn để xác định phương hướng, mục tiêu, giải pháp, cơ chế, chính sách tài chính vượt trội mang tính chất chiến lược, tìm ra các khâu then chốt, đột phá nhằm tập trung được nguồn lực đầu tư phát triển; trong đó, cần ưu tiêngiành nguồn lực tài chính để xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng, tạo nền móng phát triển thành phố. Đồng thời, nhận thức rằng, thành phố Móng Cái sẽ cùng các thành phố biên giới phía Bắc (Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn) nhanh chóng được nâng cấp, phát triển nhanh để khắc phục tình trạng tụt hậu nhanh, có xu hướng trở thành sự khác biệt về 3 “đẳng cấp” so với các thành phố phía bên kia biên giới, dẫn đến nhiều hạn chế, thua thiệt trong hợp tác phát triển, không chỉ với riêng từng địa phương mà còn chung cho cả nước. Theo xu thế phát triển, mô hình Móng Cái cần hướng tới là một thành phố cửa khẩu quốc tế hiện đại, có đủ sức cạnh tranh ở vị thế đối tác với các thành phố phíađối diện của Trung Quốc cũng như nhiều thành phố khác trong khu vực. Trước mắt, cần có đủ nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng trọng điểm tạo sự đột phá phát triển nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Với những tiềm năng, lợi thế, cơ hội, thách thức và các định hướng phát triển đối với Móng Cái, nghiên cứu sinh nhận thấy rằng cần xây dựng Móng Cái phát triển theo hướng trở thành một đơn vị hành chính kinh tế hiện đại cần có nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó việc huy động nguồn lực tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc triển khai thực hiện, cụ thể hoá các mục tiêu đã đề ra. Do vậy, nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu là“Huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái". 2. Mục đích nghiên cứu của luận án - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực tài chính và đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội của chính quyền địa phương (trực thuộc tỉnh). - Phân tích khả năng ảnh hưởng của các nhân tố đặc trưng của các thành phố cửa khẩu, biên giới nói chung và tại thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái nói riêng có ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính. Phân tích, đánh giáthực trạng đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội và thực trạng huy động nguồn lực tài chính trên địa bàn thành phố Móng Cái. - Dự báo nhu cầu vốn để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố Móng Cái trong giai đoạn 2015-2020. -Đề xuấtvà kiến nghịcác giải pháp huy động hiệu quả nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố Móng Cái. 4 3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu được xác định là huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội.Songnội dung chủ yếu của luận án sẽ tập trung nghiên cứusâu về huy động nguồn lực tài chính được thực hiện bởi chính quyền địa phương trực thuộc tỉnh để đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế xã hộigắn liền với đặc thù riêng của thành phố biên giới, cửa khẩu. - Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn thành phố Móng Cái. - Về thời gian: Các số liệu và tình hình huy động nguồn lực tài chính từ năm 2000 đến 2015 trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Một số nội dung sử dụng số liệu từ năm 1996 để phân tích, đối chiếu, so sánh. 4. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu 4.1. Về đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là nguồn lực tài chính và các hình thức huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội của thành phố biên giới trực thuộc tỉnh. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận của lịch sử các học thuyết kinh tế và các lý thuyết liên quan như Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, Lý thuyết về tài chính công, trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp: - Phân tích tổng hợp, kết hợp các kết quả phân tích định tính và định lượng để luận giải và kết luận các vấn đề để nghiên cứu. - Thống kê mô tả và phân tích định tính: thu thập và so sánh số liệu theo chuỗi thời gian về huy động, thương mại, du lịch, GRDP,... để thấy đước sự biến động giữa các thời điểm. - Phân tích định lượng: tiếp cận bằng mô hình kinh tế lượng VAR (Mô hình véc tơ tự hồi quy). Mô hình định lượng được thực hiện bởi các kiểm định cần thiết để đánh giá mức độ tác động, khả năng ảnh hưởng của các nhân tố đặc trưng của thành phố cửa khẩu, biên giớiđến huy động nguồn lực tài chính. 5 5. Câu hỏi nghiên cứu - Những nhân tố đặc trưng sẽảnh hưởng như thế nào đến huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội của thành phố cửa khẩu, biên giới? - Mối quan hệ giữa đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội với hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch, thanh toán biên mậu? - Những hạn chế trong huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn Móng Cái? -Các giải pháp và các kênh huy động nguồn lực tài chính nào sẽ phù hợp với thành phố Móng Cái, địa bàn có tính đặc thù, có sự thuộc vào chính sách kinh tế của Trung Quốc? 6. Những đóng góp của luận án 6.1. Đóng góp mới về học thuật, lý luận -Thứ nhất, trên cơ sở phát hiện những đặc điểm riêng của thành phố cửa khẩu, biên giới, luận án hệ thống hóa và tiếp cận vấn đề huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội gắn liền với đặc thù riêng của địa phương. Ngoài các nguồn lực truyền thống từ khu vực nhà nước, luận án lập luận và phân tích chi tiết về huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân và nước ngoài. Những nhận định về tính hai mặt của việc huy động nguồn lực này là cơ sở để luận án phân tích vấn đề thực tiễn tại địa phương - thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái. - Thứ hai,Luận án đã phân tích khả năng ảnh hưởng của các nhân tố đặc trưng của các thành phố cửa khẩu, biên giới nói chung và tại thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái nói riêng, cụ thể là hoạt động thương mại biên giới, xuất nhập khẩu, du lịch; thanh toán biên mậu; chính sách về kinh tế, đối ngoại của các nước có chung đường biên giới là các nhân tố chính ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính. 6.2. Đóng góp mới về thực tiễn - Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng ngay vào công tác huy động nguồn lực tại thành phố Móng Cái. - Luận án đề xuất một số giải pháp giúp cho chính quyền địa phương và các bên liên quan xem xét, ra các quyết định về hợp tác và tổ chức thực hiện các 6 phương thức huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái. - Công trình sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến huy động nguồn lực tài chính tại các địa phương có đặc thù riêng về biên giới, cửa khẩu; và nghiên cứu thêm về các hoạt động biên mậu, thanh toán giữa đồng Việt Nam và Nhân dân tệ tại biên giới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết thúc, danh mục tài liệu tham khảo và 17 phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về huy động nguồn lực tài chính từ để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội. Chương 3: Thực trạng huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội tại Móng Cái. Chương 4: Giải pháp huy động nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Các vấn đề liên quan tới huy động nguồn lực tài chính (huy động vốn) đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới, nhưng đến nay vẫn luôn có tính thời sự. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và trạng thái kinh tế hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực đầu tư ngày càng khan hiếm, các nước cũng như Chính phủ Việt Nam đã tăng cường công tác quản lý và tái cơ cấu đầu tư công thì việc tìm kiếm các giải pháp, các kênh huy động vốn, các nguồn lực tài chính để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội đối với các chính quyền địa phương là một chủ đề được quan tâm của giới nghiên cứu. Có nhiều cách tiếp cận trong huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế xã hội nói chung. Theo cách tiếp cận khu vực kinh tế, nguồn lực tài chính được thu hút từ ba khu vực: kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân (ngoài nhà nước) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm 2010 đến nay, với lĩnh vực hạ tầng kinh tế xã hội, nhiều nhà khoa học đã có những nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư, nhất là việc huy động theo hình thức hợp tác công tư PPP. Có khá nhiều các nghiên cứu về việc thu hút nguồn lực tài chính từ các khu vực kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước phần lớn tập trung vào mảng huy động nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế nước ngoài. Với kinh tế nhà nước, các nghiên cứu tập trung vào hoạt động huy động nguồn lực tài chính thông qua việc phát triển các kênh huy động như thuế, phí, viện trợ phát triển chính thức ODA, nguồn lực tài chính từ đất đai. Với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, các nghiên cứu tập trung vào các giải pháp thu hút nguồn lực tài chính đầu tư nước ngoài gián tiếp qua thị trường chứng khoán và thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI. Việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân được nghiên cứu lồng ghép trong những nghiên cứu về sự phát triển của kinh tế tư nhân nóichung (mà chủ yếu là sự phát triển doanh nghiệp tư nhân) hay các nghiên cứuvề huy động và sử dụng nguồn lực tài chính nói chung như huy động tiết kiệm từ dân cư, kiều hối... 8 Có thể chia các nghiên cứu đã có liên quan tới đề tài nghiên cứu thành các nhóm: (1) Nhóm các nghiên cứu đề cập đến huy động nguồn lực tài chính nói chung; (2) Nhóm các nghiên cứu chỉ tập trung vào một hoặc một vài kênh huy động nguồn lực tài chính; (3) Nhóm các nghiên cứu đề tập đến huy động nguồn lực tài chính thông qua hình thức hợp tác công tư PPP. 1.1. Các nghiên cứu đề cập đến huy động nguồn lực tài chính nói chung Thời gian qua, việc khai thác và huy động các nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế xã hội là đề tài được nhiều học giả, nhà quản lý các cấp quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu đã tập trung đi sâu vào các công cụ, các kênh huy động nguồn lực tài chính mà Nhà nước có thể sử dụng để huy động vốn cho nền kinh tế như: các kênh huy động vốn qua ngân sách nhà nước, phát hành trái phiếu, huy động vốn ODA, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, thu hút tiền gửi qua hệ thống ngân hàng,… Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này lại nghiên cứu đến huy động nguồn lực tài chính nói chung từ nhiều kênh, nhiều nguồn khác nhau. Ưu điểm của cách tiếp cận này cho phép chúng ta có cách nhìn tổng quát về huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển xã hội. Tuy nhiên, do đề cập tổng quát nên nó không có điều kiện đi sâu vào phân tích các vấn đề, các góc độ khác nhau của từng kênh huy động, từng nguồn lực tài chính khác nhau và nhất là tại các địa bàn đặc thù mang tính chất thí điểm, thử nghiệm. Đặc biệt, các nghiên cứu này chưa làm rõ cơ cấu huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư và cơ cấu sở hữu (sở hữu công, sở hữu tư, hợp tác công tư) để đề ra các cơ cấu huy động nguồn lực tài chính tối ưu cho chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong suốt một chu kỳ hoặc vòng đờicủa các dự án đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội. Trên cơ sở phân tích chung về huy động nguồn lực tài chính, các nghiên cứu này đưa ra các giải pháp bao hàm nhiều mặt, liên quan nhiều kênh huy động, nhiều nguồn lực tài chính khác nhau. Một số nhóm các giải pháp được đưa như sau: - Tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa các giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển; kênh huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước, phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ. - Việc nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, chống thất thoát và tham nhũng trong các dự án cần tránh đầu tư dàn trải là giải pháp rất quan trọng. 9 - Rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy định về quản lý và sử dụng vốn ODA; phân định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành trong quản lý nguồn vốn tài trợ này. Vốn ngân sách nhà nước, vốn tài trợ quốc tế và các nguồn vốn khác cho vay xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, hỗ trợ sinh viên nghèo vay vốn học tập, cho các mục tiêu chính sách xã hội khác,... chủ yếu cần được tập trung qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội để giải ngân cho các đối tượng theo quy định. - Đẩy mạnh việc sắp xếp lại các DNNN, thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các công ty cổ phần niêm yết cổ phiếu và huy động vốn trên thị trường chứng khoán. - Tiếp tục đổi mới lĩnh vực thanh toán, mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt để huy động khối lượng vốn rất lớn trong xã hội vào hệ thống ngân hàng và tiết kiệm các khoản chi cho các hoạt động tiền mặt, góp phần hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong xã hội. - Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thông thoáng và lành mạnh cho các NHTM và tổ chức tín dụng hoạt động cho phép huy động khối lượng vốn rất lớn và nâng cao hiệu quả cho vay đầu tư. - Tiếp tục đổi mới xây dựng và điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ. Đổi mới các hoạt động khác của Ngân hàng Nhà nước, như: điều hành thị trường mở, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, đổi mới thanh toán và mở rộng thanh toán điện tử liên ngân hàng, các hoạt động có liên quan đến sự phát triển của thị trường vốn. 1.2. Các nghiên cứu về các kênh huy động nguồn lực tài chính Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính tập trung vào một hoặc một vài kênh huy động nguồn lực tài chính cụ thể như: kênh thu hút tiền tiết kiệm tại ngânhàng, qua thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu, huy động nguồn lực tài chính thông qua hình thức hợp tác công tư,… Ưu điểm của các nghiên cứu này là tập trung vào một kênh huy động nguồn lực tài chính cụ thể để có thể phân tích sâu về các khía cạnh cụ thể, kỹ thuật của kênh huy động đó. Tuy nhiên, các nghiêncứu chỉ tập trung vào một kênh huy động cụ thể, bỏ qua những kênh huy động quan trọng khác.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất