Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thô...

Tài liệu Huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề ninh giang

.PDF
108
72
55

Mô tả:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN . TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ THƯƠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀO HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956 TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP HƯỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ NINH GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2016 ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ THƯƠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀO HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956 TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP HƯỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ NINH GIANG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã ngành: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. NÔNG KHÁNH BẰNG THÁI NGUYÊN - 2016 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phan Thị Thương i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Nông Khánh Bằng đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn BGH trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cảm ơn quý thầy cô đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các cơ sở dạy nghề, các DN và các tổ chức sử dụng lao động đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến trong quá trình nghiên cứu luận văn. Chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ những thông tin quý báu để tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Hải Dương, ngày 4 tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Phan Thị Thương ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................. 4 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 7. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 6 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀO ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP HƯỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ ...................................................................... 7 1.1. Lịch sử nghiên vấn đề nghiên cứu ................................................................ 7 1.1.1. Trên thế giới ....................................................................................... 7 1.1.2. Ở Việt Nam ....................................................................................... 10 1.2. Một số khái niệm công cụ ......................................................................... 14 1.2.1. Nghề ................................................................................................. 14 1.2.2. Đào tạo nghề (ĐTN)........................................................................ 15 iii 1.2.3. Lao động nông thôn (LĐNT) .......................................................... 16 1.2.4. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn............................................ 17 1.2.5. Nguồn lực ........................................................................................ 18 1.2.6. Nguồn lực doanh nghiệp ................................................................. 18 1.2.7. Huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ........................................... 20 1.3. Một số vấn đề cơ bản về huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 tại Trung tâm KT TH HN-DN ................................................................................ 21 1.3.1. Đề án 1956 "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"......... 21 1.3.2. Vị trí, vai trò của Trung tâm KT TH HN-DN trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 .......................................... 25 1.3.3. Mục đích, nội dung, nguyên tắc huy động các nguồn lực doanh nghiệp ............................................................................................... 26 1.3.4. Quy trình huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề ........................................................................................................ 29 1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề ở Trung tâm KT TH HN-DN ....................................... 35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 38 Chương 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀO HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956 TẠI TRUNG TÂM KT TH HN - DN NINH GIANG ........................................................................... 41 2.1. Một vài nét về tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội huyện Ninh Giang ........... 41 2.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 41 2.1.2. Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội ................................................. 42 2.2. Khái quát về Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang ............................... 44 2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm ............................................... 44 iv 2.2.2. Bộ máy tổ chức của Trung tâm ........................................................ 45 2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên................................ 45 2.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học............................................... 46 2.2.5. Danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn của Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang .............................................................. 47 2.3. Thực trạng huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang ............... 47 2.3.1. Huy động tài lực ............................................................................... 48 2.3.2. Huy động vật lực .............................................................................. 49 2.3.3. Huy động nhân lực ........................................................................... 51 2.3.4. Huy động nguồn lực thông tin ......................................................... 52 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho LĐNT ở Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang ............................. 53 2.4.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch .................................................... 53 2.4.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện ............................................. 54 2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo ............................................................. 55 2.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá ............................................. 57 2.5. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế .............................................. 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 60 Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀO HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956 TẠI TRUNG TÂM KT TH HN-DN NINH GIANG ............................................................................. 62 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp huy động nguồn lực DN tham gia vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang ............................................................ 62 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................. 62 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu................................................... 62 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..................................................... 63 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ............................... 63 v 3.2. Các biện pháp huy động nguồn lực doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đào tạo nghề tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang ........................ 63 3.2.1. Xây dựng Chiến lược phát triển Trung tâm ..................................... 63 3.2.2. Xây dựng và quảng bá thương hiệu Trung tâm ............................... 65 3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác huy động nguồn lực DN vào hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ........................................................................................... 66 3.2.4. Đổi mới quy trình xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp ................................................ 68 3.2.5. Ký hợp đồng thỉnh giảng với các doanh nhân, các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao làm việc trong các DN tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên thực hành, thực tập, đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo. ..................................................................... 69 3.2.6. Xây dựng cơ chế hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề........... 72 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 74 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất............ 74 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................... 74 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ..................................................................... 75 3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm............................................................... 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 78 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 84 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TT Ký hiệu, viết tắt Viết đầy đủ 1 CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 CSVC Cơ sở vật chất 3 DN Doanh nghiệp 4 DNSX Doanh nghiệp sản xuất 5 ĐTN Đào tạo nghề 6 GD Giáo dục 7 KT-XH Kinh tế - xã hội 8 LĐ Lao động 9 LĐNT Lao động nông thôn 10 NN-NT Nông nghiệp - Nông thôn 11 TB&XH Thương binh và Xã hội 13 TT Trung tâm 14 TTLĐ Thị trường lao động 12 THCS, THPT Trung học cơ sở, trung học phổ thông 13 KT TH HN-DN Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Danh mục các nghề đào tạo cho lao động nông thôn của Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang....................................... 47 Bảng 2.2. Tổng kinh phí chi hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang giai đoạn 2011-2015...................................................................................... 48 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về việc thực hiện huy động nguồn tài lực của DN ........................................................................................... 49 Bảng 2.4: Bảng tổng hợp đội ngũ giáo viên tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn ........................................................................ 52 Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về việc thực hiện huy động nguồn tin lực của DN và công tác quản lý, sử dụng nguồn tin lực huy động được ...... 52 Bảng 2.6: Kết quả khảo sát mức độ thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang ................................................ 53 Bảng 2.7: Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 20112015 và ước thực hiện 2016 .......................................................... 55 Bảng 2.8: Thực trạng các hoạt động chỉ đạo kế hoạch huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ....... 56 Bảng 2.9. Kết quả thăm dò ý kiến về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động huy động nguồn lực của DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang ............. 58 Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cấp thiết của hoạt động huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang................................. 75 v Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp trong hoạt động huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang ..................... 76 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Ý kiến về việc huy động nguồn vật lực của DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn .................................. 50 Hình 2.2: Kết quả công tác tổ chức thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn ............ 55 Hình 2.3: Kết quả đánh giá sự quan tâm, sát xao trong công tác chỉ đạo kế hoạch huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn .................................................. 56 Hình 2.4: Kết quả khảo sát tính thường xuyên, kịp thời của công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động huy động nguồn lực DN vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn ........................................... 57 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay, đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những vấn đề cấp thiết mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang rất chú trọng. Đã có nhiều chương trình, đề án liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn được phê duyệt và đưa vào triển khai thực hiện như: Chính sách dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn (quyết định 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005); Chương trình phối hợp về công tác dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho nông dân giai đoạn 2007-2010, giai đoạn 2011-2016; Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 2015; Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010; Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Đề án 1956 "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; [24] Đề án 1956 "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" đã được phê duyệt ngày 27/11/2009.[24] Đây là một đề án có ý nghĩa an sinh xã hội, tạo cơ hội học tập, cơ hội việc làm cho lao động nông thôn, đồng thời nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Đến nay Đề án đã triển khai thực hiện được hơn 5 năm nhưng vẫn còn rất nhiều bất cập và hạn chế như: Chất lượng đào tạo nghề còn thấp do trình độ nhận thức của người dân về học nghề còn rất hạn chế và cố chấp. Chương trình, giáo trình còn bất cập chưa phù hợp với tình hình thực tế công việc sau đào tạo. Các chế độ chính sách cho giáo viên dạy nghề chưa phù hợp (quá thấp) nên không thu hút được đội ngũ giáo viên thỉnh giảng giỏi. Các quy định về định mức thực hành thấp so 1 với mặt bằng giá cả chung. Cơ sở vật chất nhiều nhưng dàn trải, không đồng bộ, không phù hợp với thực tế giảng dạy của từng nghề học. Đặc biệt nguồn kinh phí hỗ trợ dạy nghề theo đề án thấp và việc thanh quyết toán lại phức tạp và không kịp thời gây khó khăn trong công tác tổ chức và thực hiện đào tạo đồng thời không thúc đẩy việc tuyển sinh tốt. Đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu dẫn đến việc không ít LĐNT tham gia học nghề nhưng không thể áp dụng thực tiễn hoặc không thể tồn tại lâu bền với nghề. Một số nghề phi nông nghiệp vẫn đào tạo theo hình thức, người lao động sau đào tạo khó có việc làm do yếu về tay nghề và thiếu về kinh nghiệm, và để phát triển lâu dài, tạo công ăn việc làm ổn định thì thời gian 3 tháng học nghề là quá ít. Phần lớn lao động sau học nghề mới chỉ sản xuất được những mặt hàng đơn giản, chưa thể sản xuất được những mẫu mã chất lượng cao. Nếu không được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm thì không thể tự tạo việc làm. Một số nghề nông nghiệp như: trồng rau an toàn, nuôi trồng thủy sản… hướng dẫn người nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên nền tảng kinh nghiệm sẵn có, tuy nhiên để phát huy hiệu quả kinh tế đòi hỏi một sự đầu tư lớn, trong khi mức vay hỗ trợ ưu đãi thấp. Điều này khiến không ít hộ nông dân sau khi học nghề đành, phải bỏ ngang hoặc làm không tới nơi tới chốn vì khó khăn về vốn và kỹ thuật. Chính vì vậy tạo nên tâm lý chán nản, thờ ơ với học nghề. Theo báo cáo kết quả thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn của Phòng LĐTB & XH huyện Ninh Giang giai đoạn 2011 - 2014, toàn huyện đã đào tạo 6715 lượt người, trong đó số lao động có việc làm sau học nghề là 47.055 lao động, chiếm 70,07%, tuy nhiên điều đáng lưu ý là số lao động được doanh nghiệp tuyển dụng chỉ đạt 10,5% , số còn lại là tự tạo việc làm và chủ yếu là các nghề nông nghiệp sau khi học nghề vẫn tiếp tục làm nông nghiệp. 2 Một trong những mục tiêu quan trọng của đề án 1956 là đào tạo nghề cho lao động nông thôn yêu cầu bắt buộc là học xong phải có việc làm, số lao động có việc làm tối thiểu là 70% giai đoạn 2011-2015, 80% giai đoạn 2016-2020. Như vậy sau hơn 5 năm thực hiện Đề án huyện Ninh Giang đã bước đầu hoàn thành mục tiêu của đề án về việc làm nhưng kết quả vẫn còn ở mức hạn chế. Để sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí của Đề án và vượt mức mục tiêu việc làm giai đoạn 2016 - 2020 đề ra là tối thiểu 80% lao động sau học nghề có việc làm ổn định, thu nhập khá cần phải có biện pháp khắc phục ngay tình trạng trên. Ban lãnh đạo Trung tâm đã rà soát, nghiên cứu và khẳng định: Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác này trong thời gian tới cần phải tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc chủ động đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động; tạo công ăn việc làm, tạo động lực cho lao động nông thôn. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg chủ trì cuộc họp chiều ngày 4/7/2014 của Ban chỉ đạo cũng đã nhấn mạnh. Về định hướng cho hoạt động của Đề án 1956 trong thời gian tới cần bảo đảm các nghề nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cấu trúc ngành nông nghiệp; các nghề phi nông nghiệp phải xuất phát từ quy hoạch sản xuất công nghiệp, dịch vụ, quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhu cầu sử dụng lao động theo vị trí làm việc của doanh nghiệp. Chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn khi xác định được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học nghề. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: "Huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 tại Trung tâm Kỹ Thuật Tổng hợp Hướng nghiệp Dạy nghề Ninh Giang" để nghiên cứu. 3 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao chất lượng của biện pháp quản lý hoạt động huy động nguồn lực cũng như thực trạng quản lý hoạt động huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động huy động nguồn lực doanh nghiệp vào đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề của Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang chưa được chú trọng đúng mức, nội dung và hình thức hợp tác còn nghèo nàn, hoạt động đào tạo nghề chưa gắn với cơ sở sản xuất, chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế; đào tạo chưa gắn với nhu cầu sử dụng,... Nếu đề xuất được các biện pháp huy động nguồn lực doanh nghiệp và sử dụng một cách hợp lý thì sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luâ ̣n về hoạt động huy động các nguồn lực xã hội vào hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề. 5.2. Thực tra ̣ng huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang. 4 5.3. Đề xuất một số biêṇ pháp huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang. Tổ chức khảo nghiê ̣m đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu về công tác huy động nguồn lực DN trong phát triển giáo dục nghề nghiệp nhằm xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp quan sát: Tiếp cận, quan sát tổng thể, phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề. 6.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên của các cơ sở dạy nghề, doanh nhân, chuyên gia, cán bộ kỹ thuật làm việc tại DN để thu thập thông tin, xử lý số liệu nhằm mô tả thực trạng về chất lượng đào tạo, về công tác huy động các nguồn lực DN phát triển giáo dục nghề nghiệp của Trung tâm KT TH HN - DN Ninh Giang. Đồng thời cũng lấy ý kiến của Giám đốc TT và lãnh đạo DN, giáo viên, cán bộ kỹ thuật về tính khả thi của các biện pháp. 6.2.3. Phương pháp đàm thoại: Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với một số khách thể có uy tín và kinh nghiệm trong quản lý nhằm bổ sung cho kết quả điều tra bằng phiếu hỏi. 6.2.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động: Thông qua các tài liệu lưu trữ, các báo cáo tổng kết của TT, của Sở LĐTB&XH Hải Dương, phòng LĐTB&XH huyện Ninh Giang để tổng kết kinh nghiệm về công tác huy động nguồn lực DN vào hoạt động đào tạo nghề. 5 6.2.5. Phương pháp chuyên gia: Tổ chức phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý DN và chuyên gia về tính cần thiết, tính khả thi và tính hợp lý của các biện pháp được đề xuất. 6.3.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Xử lý và phân tích số liệu, kết quả điều tra, khảo sát, đồng thời xác định mức độ tin cậy của việc điều tra và kết quả nghiên cứu. 7. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các biêṇ pháp nhằm huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục; cấu trúc đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luâ ̣n của việc huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Trung tâm KT TH HN-DN. Chương 2: Thực tra ̣ng việc huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang. Chương 3: Các biê ̣n pháp huy động nguồn lực doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 tại Trung tâm KT TH HN-DN Ninh Giang. Kết luận và kiến nghị 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀO ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP HƯỚNG NGHIỆP DẠY NGHỀ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Nghiên cứu về huy động nguồn lực doanh nghiệp (DN), nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu. UNESCO đã tổ chức các cuộc hội thảo, nghiên cứu về vấn đề gắn đào tạo với sử dụng trong đào tạo nghề. Trong đó, vấn đề huy động nguồn lực doanh nghiệp thông qua chương trình hợp tác đào tạo nghề tại trường và doanh nghiệp được quan tâm hàng đầu. UNESCO đưa ra quan điểm định hướng cho tất cả các nước về kết hợp đào tạo nghề tại Trung tâm và DNSX bao gồm hai hướng cơ bản sau: Tăng cường năng lực thực hiện hệ thống song hành sửa đổi (Modified Dual System) để tiến hành học tập tại nơi làm việc cùng với học tập tại trường. Nghiên cứu các phương thức kết hợp học tập tại trường với học tập tại nơi làm việc, ví dụ: kết hợp đào tạo [9]. Trên thế giới, ở nhiều nước đã nghiên cứu, áp dụng kết hợp đào tạo tại trường và DNSX. Điển hình là: Ở CHLB Đức, kết hợp đào tạo tại trường và DNSX được coi là loại hình đào tạo cơ bản và được áp dụng rộng rãi trong toàn quốc. Điển hình là mô hình Dual 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan