Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Hướng dẫn học sinh một số cách ước lượng thương khi chia cho số có nhiều chữ số ...

Tài liệu Hướng dẫn học sinh một số cách ước lượng thương khi chia cho số có nhiều chữ số trong môn toán 4.

.PDF
22
93
132

Mô tả:

1. Mở đầu. 1.1 Lí do chọn đề tài Mục đích của quá trình dạy học Toán ở bậc Tiểu học là nhằm cung cấp tới học sinh những kiến thức cơ bản, toàn thể về tự nhiên và xã hội. Nhằm giúp học sinh từng bước hình thành nhân cách, từ đó trang bị cho học sinh các phương pháp ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Mục tiêu đó được thực hiện thông qua việc dạy học các môn và thực hiện theo định hướng yêu cầu giáo dục, nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức, kĩ năng cần thiết để trẻ tiếp tục học ở bậc Trung học hay cho công việc lao động của trẻ sau này. Cùng với các môn học ở Tiểu học, môn Toán cung cấp những kiến thức cơ bản về số học, các yếu tố hình học, đo đại lượng, giải toán, môn Toán Tiểu học thống nhất không chia thành môn khác. Bên cạnh đó khả năng giáo dục của môn Toán rất phong phú còn giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng suy luận, trau dồi trí nhớ, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, chính xác. Nó còn giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, kích thích óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện một phong cách làm việc khoa học. Yêu cầu đó rất cần thiết cho mọi người, góp phần giáo dục ý chí, đức tính tốt chịu khó, nhẫn nại, cần cù trong học tập. Nhà toán học Ngô Bảo Châu đã từng nói: “Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa”. Mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đức, trí, thể, mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc Trung học cơ sở. Đối với môn toán ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh: 1. Có kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên, đại số, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. 2. Hình thành các khái niệm thực hành tính, đo lường, giải toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. 3. Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận lôgic và diễn đạt đúng (nói và viết). Cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng; chăm học và hứng thú học tập toán, bước đầu hình thành phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Đối với chương trình Toán 4 nội dung dạy học bao gồm: - Số học. - Đại lượng và đo đại lượng. - Yếu tố hình học. - Giải toán có lời văn. Trong thực tế giảng dạy ở Tiểu học nhiều năm tôi thấy chương trình Toán lớp 4 thì phần số học chiếm thời lượng lớn nhất. Trong phần số học thì phần phép chia là khó nhất đối với học sinh, nó là nội dung thông suốt trong cả quá trình học Toán ở lớp 4, nó còn là tiền đề để học sinh học tốt môn toán ở các lớp trên, phần này là vấn đề thiết thực gần với cuộc sống hàng ngày của các em. Cùng với mục tiêu chung của giáo dục thì trong giai đoạn xã hội phát triển hiện nay, đòi hỏi phải có lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, 1 chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích ứng được với nhu cầu của xã hội. Nhu cầu này làm cho mục tiêu đào tạo của nhà trường phải được điều chỉnh một cách thích hợp, dẫn đến sự thay đổi tất yếu về nội dung và phương pháp dạy học. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải quan tâm hơn nữa đến mục tiêu chương trình của toàn cấp học. Do vậy, tôi thấy đề tài mình đặt ra là hết sức cần thiết, nó mang lại lợi ích rất lớn cho học hình Tiểu học. Chính vì vậy mà bản thân tôi đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm tòi và mạnh dạn và đưa ra nhiều cách ước lượng thương để " Hướng dẫn học sinh một số cách ước lượng thương khi chia cho số có nhiều chữ số trong môn Toán 4." Đây cũng là sáng kiến nhỏ trong dạy học, sáng kiến này nghiên cứu và hoàn thành trong thời gian: Từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019. Với trình độ có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót nhưng tôi mạnh dạn đưa ra để đồng nghiệp tham khảo và góp ý, đồng thời rất mong được sự góp ý của Hội đồng Khoa học các cấp . 1.2 Mục đích nghiên cứu. 1. Nắm được thực trạng của học sinh lớp 4 khi chia cho số có nhiều chữ số. 2. Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 3. Mở rộng vốn hiểu biết để phục vụ cho quá trình dạy học. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu giải pháp về "Cách hướng dẫn học sinh một số cách ước lượng thương khi chia cho số có nhiều chữ số trong môn Toán 4." Học sinh lớp 4A, 4B Trường Tiểu học Nguyệt Ấn1, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Qua nghiên cứu các tài liệu giảng dạy, tài liệu về chương trình sách giáo khoa học sinh của Nhà xuất bản Giáo dục để nắm được các mạch kiến thức cần bồi dưỡng cho học sinh trong đó có các bài về phép chia các số tự nhiên và giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ước lượng khi chia cho số có nhiều chữ số. 1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - Qua quá trình giảng dạy trên lớp, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, cụm chuyên môn, tôi nghĩ rất cần thiết để thực hiện công tác phụ đạo học sinh , trong đó có cần hướng dẫn học sinh cách ước lượng khi chia cho số có nhiều chữ số. 1.4.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu. - Qua khảo sát kết quả giảng dạy trước thực nghiệm, kết quả giảng dạy sau thực nghiệm. Từ đó so sánh, đối chiếu hai phương pháp và rút ra kết luận (Trước thực nghiệm- Sau thực nghiệm). 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Mục tiêu của môn toán ở Tiểu học là trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên, đại số, các đại lượng thông dụng, một số yếu 2 tố hình học và thống kê đơn giản; hình thành các khái niệm thực hành tính, đo lường, giải toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống; bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận logic và diễn đạt đúng( nói và viết); cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng; chăm học và hứng thú học tập toán, bước đầu hình thành phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Lứa tuổi tiểu học (6-7 tuổi đến 11-12 tuổi) là giai đoạn mới của phát triển tư duy, giai đoạn tư duy cụ thể. Trong một chừng mực nào đó, hành động trên các đồ vật, sự kiện bên ngoài còn là chỗ dựa hay điểm xuất phát cho tư duy. Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành tổng thể nhưng sự liên kết đó chưa hoàn toàn tổng quát. Học sinh có khả năng nhận thức về cái bất biến và hình thành khái niệm bảo toàn, tư duy có bước tiến rất quan trọng. Học sinh Tiểu học bước đầu có khả năng thực hiện việc phân tích tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá và những hình thức đơn giản của sự suy luận, phán đoán. Trong thực tế giảng dạy ở Tiểu học nhiều năm tôi thấy chương trình Toán lớp 4 thì phần số học chiếm thời lượng lớn nhất. Trong phần số học thì phần phép chia là khó nhất đối với học sinh, nó là nội dung thông suốt trong cả quá trình học Toán ở lớp 4, nó còn là tiền đề để học sinh học tốt môn toán ở các lớp trên, phần này cũng là nội dung thiết thực gần với cuộc sống hàng ngày của các em. 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn: a,Thuận lợi: * Đối với giáo viên: Do có sự đổi mới về nội dung, cách sắp xếp kiến thức trong sách giáo khoa mà giáo viên dễ xây dựng các hoạt động dạy học nhằm đạt mục tiêu. Nội dung các phép tính được cập nhật hoá phù hợp với thực tiễn nên giáo viên cũng dễ chuyển tải đến học sinh. Sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên đạt được mục tiêu giảng dạy của mình. * Đối với học sinh: Ngay từ lớp 3, chương trình đã giúp học sinh rèn các kĩ năng tính toán, các em đã biết chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số. Vì vậy sang lớp 4 các em không còn lúng túng khi thực hiện các phép tính chia. Do đặc điểm của học sinh Tiểu học nhanh nhớ nhưng chóng quên nên khi tập trung vào một dạng thì các em dễ khắc sâu và rèn được kĩ năng tính toán. Đặc biệt với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm hiện nay giúp các em có điều kiện hoạt động và chủ động nắm kiến thức. Thời lượng dành cho luyện tập thực hành nhiều nên các em được tham gia để giải quyết nhiều tình huống khác nhau và bộc lộ khả năng của mình. Các phép tính được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau như: chia cho số có một, hai, ba chữ số, giúp các em hứng thú học tập, phát huy được tính sáng tạo của mình. b, Khó khăn *Đối với nhà trường. 3 Trường Tiểu học Nguyệt Ấn1 thuộc xã Nguyệt Ấn, nằm ở phía nam huyện Ngọc Lặc. Người dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt. Do vậy cuộc sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Số học sinh thuộc hộ nghèo của trường chiếm tỉ lệ cao so với số học sinh trong toàn xã. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành mục tiêu giáo dục. Trường Tiểu học Nguyệt Ấn 1 gồm có học sinh ở các làng: Nán, Tường, Khe Ba, Thé, Đồng Đang, Liên Cơ 1; Liên Cơ, Minh Thạch, Ươu, Nguyệt Bình. Năm học 2018 - 2019 Trường Tiểu học Nguyệt Ấn 1có 20 lớp, học sinh toàn trường 486 em: (Khối 4: 4 lớp có 92 học sinh ) Chủ yếu học sinh khối 4 thuộc con em dân tộc Mường. Điều kiện kinh tế của gia đình học sinh tương đối khó khăn. Chất lượng học sinh còn thấp. Đây là vấn đề cực kì khó khăn cho giáo viên trong việc thực hiện mục tiêu dạy học. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi thấy khi học sinh gặp các dạng toán liên quan đến " Phép chia cho số có nhiều chữ số" chỉ đạt yêu cầu khoảng 70% - 75%. Điều đó chứng tỏ việc dạy học nội dung này chưa đạt được mục tiêu của chương trình. *Đối với học sinh: Năm học 201-2019, tôi được phân công chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy lớp 4A, Trường Tiểu học Nguyệt Ấn 1. Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất lượng của môn Toán lớp 4, bản thân tôi nhận thấy: - Đồ dùng thực hành toán của các em chưa đủ. - Không thuộc bảng nhân, chia đã học. - Học sinh không biết cách nhẩm thương - Quên nhớ khi thực hiện các lượt chia ở hàng cao hơn. - Một số em có kĩ năng chia tốt tốt nhưng chưa biết vận dụng khi giải toán. - Học sinh chưa biết làm tròn số thông qua một số thủ thuật thường dùng là che bớt chữ số. 2.2.2 Thực trạng của giáo viên khi hướng dẫn học sinh lớp 4 dạy bài phép chia cho số có một, hai, ba chữ số. Khi trực tiếp giảng dạy trên lớp và dạy bài " Chia cho số có hai chữ số" và bài " Chia cho số có ba chữ số" tôi đã tham khảo tài liệu và sách giáo khoa Toán 4 cùng với Sách giáo viên Toán 4, Sách thiết kế bài dạy Toán 4. Tôi tự thiết kế 2 tiết dạy đó theo cách dạy học truyền thống mà đồng nghiệp vẫn thường áp dụng và tiến hành hướng dẫn học sinh qua 2 tiết dạy để xem kết quả giờ dạy của mình đạt ở mức nào? Cụ thể: Bài " Chia cho số có 2 chữ số"( Tiết 22). Tôi thực hiện theo hướng dẫn SGK và sách giáo viên cùng với việc tham khảo trong sách thiết kế Toán lớp 4, các hoạt động dạy học được tiến hành và áp dụng theo cách dạy truyền thống tôi tiến hành như sau: a)*Trường hợp chia hết: 672: 21 = ? a, Hướng dẫn học sinh đặt tính 4 b, Hướng dẫn học sinh tính từ trái sang phải Lần 1: 672 21 67 chia 21 được 3 viết 3; 3 nhân 1 bằng 3, viết 3 63 3 3 nhân 2 bằng 6 viết 6 04 67 trừ 63 bằng 4 viết 4 Lần 2: Hạ 2 được 42; 42 chia 21 hướng dẫn học sinh ước lượng thương là 2 viết 2. 2 nhân1 bằng 2, viết 2. 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. 42 trừ 42 bằng 0, viết 0 Vậy 672: 21 = 32 b)*Trường hợp chia có dư: 779: 18 = ? Lần 1: Hướng dẫn học sinh lấy 77 chia 18, thương tìm được là 4, viết 4. 4 nhân 8 bằng 32, viết 2 nhớ 3. 4 nhân 1 bằng 4, thêm 3 bằng 7, viết 7. 77 trừ 72 bằng 5 viết 5. Lần 2: Hạ 9 được 59; 59 chia 18 được 3 viết 3. 3 nhân 8 bằng 24, viết 4 nhớ 2. 3 nhân 1 bằng 3, thêm 2 bằng 5, viết 5. 59 trừ 54 bằng 5, viết 5. Vậy 799 : 18 = 43( dư 5) 672 21 63 32 042 42 00 779 72 05 18 4 779 18 72 43 059 54 05 Bài : Chia cho số có 3 chữ số. (Tiết 80) a)Trường hợp chia hết: 41535 : 195 = ? - Đặt tính: - Tính từ trái sang phải. Lần 1: Lấy 415: 195 được 2, viết 2; có thể lấy 400: 200 được 2. 41535 195 2 nhân 5 bằng 10; 15 trừ 10 bằng 5, viết 5 nhớ 1; 025 2 2 nhân 9 bằng 18, thêm 1 bằng 19; 21 trừ 19 bằng 2, viết 2 nhớ 2. 2 nhân 1 bằng 2, thêm 2 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0, viết 0. Lần 2: Hạ 3, được 253 lấy 253: 195 được 1 viết 1; có thể lấy 300: 200 được 1. 1 nhân 5 bằng 5; 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1. 1 nhân 9 bằng 9, thêm 1 bằng 10; 5 15 trừ 10 bằng 5, viết 5 nhớ 1; 1 nhân 1 bằng 1; 1 thêm 1 bằng 2; 2 trừ 2 bằng 0 viết 0. 41535 195 0253 21 058 Lần 3: Hạ 5 được 585 lấy 585 : 195 được 3 viết 3; có thể làm tròn thành 600 chia 200 được 3. 3 nhân 5 bằng 15; 15 trừ 15 bằng 0 viết 0 nhớ 1. 41535 195 3 nhân 9 bằng 27, thêm 1 bằng 28. 0253 213 28 trừ 28 bằng 0, viết 0 nhớ 2. 0585 3 nhân 1 bằng 3, thêm 2 bằng 5; 5 trừ 5 bằng 0, viết 0. 000 Vậy 41535: 195 = 213 b)Trường hợp chia có dư: 80120: 245 = ? Hướng dẫn học sinh tiến hành tương tự như trên. *Lấy 801 chia 245 được 3, viết 3. 3 nhân 5 bằng 15; 21 trừ 15 bằng 6, viết 6 nhớ 2. 3 nhân 4 bằng 12, thêm 2 bằng 14; 20 trừ 14 bằng 6, viết 6 nhớ 2. 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8; 8 trừ 8 bằng 0 viết 0. *Hạ 2 được 662, lấy 662 chia cho 245 được 2, viết 2. 2 nhân 5 bằng 10; 12 trừ 10 bằng 2, viết 2 nhớ 1. 2 nhân 4 bằng 8 thêm 1 bằng 9; 16 trừ 9 bằng 7, viết 7 nhớ 1. 2 nhân 2 bằng 4 thêm 1 bằng 5; 6 trừ 5 bằng 1, viết 1. *Hạ 0 được 1720, lấy 1720 chia cho 245 được 7, viết 7. 7 nhân 5 bằng 35; 40 trừ 35 bằng 5, viết 5 nhớ 4. 7 nhân 4 bằng 28, thêm 4 bằng 32; 32 trừ 32 bằng 0 viết 0 nhớ 3. 7 nhân 2 bằng 14, thêm 3 bằng 17; 17 trừ đi 17 bằng 0 viết 0. Vậy 80120 : 245 = 327 ( dư 5) Đến phần luyện tập tôi hướng dẫn học sinh cách làm như trên. Theo cách dạy truyền thống như trên thì thu được kết quả như sau: Số học Chia thành Chia đúng kết Chia sai kết Chưa biết chia sinh thạo quả (chậm) quả Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % lượng % lượng % 20 em 5 25% 9 45% 4 20% 2 10% Kết quả đạt được như trên là chưa cao, tôi chưa hài lòng về kết quả đó. Tôi tiến hành chọn riêng 10 em có học lực ở mức độ: Hoàn thành và Chưa hoàn thành để khảo sát lần nữa. Đề bài: Thời gian làm bài 20 phút. Bài 1: Đặt tính rồi tính: a, 552 : 24 b, 380: 76 c, 9280: 57 6 Bài 2: Đặt tính rồi tính: a, 3621 : 213 b, 8000 : 308 c, 2198 : 314 Sau khi học sinh làm bài thu được kết quả như sau: Bài1 Bài 2 Số học Hoàn thành Chưa hoàn Hoàn thành bài tập sinh bài tập thành bài tập Chưa hoàn thành bài tập SL Tỉ lệ 3 30% SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 7 70% 3 30% 7 70% 2.2.3 Nguyên nhân kết quả của thực trạng: Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là: * Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh: Hiếu động, thiếu kiên trì . Học sinh lười suy nghĩ dẫn đến kiến thức từ lớp dưới học sinh không còn nhớ và do đặc điểm của tình hình địa phương dân trí thấp, một nguyên nhân nữa là có một số ít học sinh ngôi nhầm lớp. Về phía gia đình: Không có điều kiện quan tâm đến con em của mình, coi việc học của học sinh là trách nhiệm của nhà trường. Về phía giáo viên: Chỉ truyền đạt diễn giải theo các tài liệu đã có sẵn trong SGK và sách giáo viên, thường để học sinh học tập một cách thụ động. Giáo viên chưa thực sự đầu tư thời gian và trí tuệ vào việc soạn bài, chưa linh động sáng tạo, cải tiến nội dung, phương pháp dạy học để tiết học phù hợp với đối tượng học sinh của mình, các hoạt động dạy học chưa phong phú, còn đơn điệu nghèo nàn. Vì thế nên kết quả dạy học chưa cao. 10 em 7 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy mà kết quả giảng dạy chưa đạt được theo mong muốn nên tôi thực sự lo lắng và trăn trở. Tôi suy nghĩ lại cách thiết kế bài dạy và cách dạy của mình. Tôi nhận thấy mình phải mạnh dạn đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, cách soạn bài và cách tổ chức các hoạt động dạy học để kết quả giờ dạy đạt cao hơn. Từ đó, tôi suy nghĩ tìm tòi và đặt ra các tình huống khác nhau, đưa ra các ví dụ cụ thể phục vụ cho 2 tiết dạy của mình. Cuối cùng tôi thấy cách làm đó có khả quan hơn, nên tôi đưa ra những giải pháp thực hiện như sau: 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1 Giải pháp thực hiện: *Cơ sở ban đầu: Để làm được việc này giáo viên không nên chỉ truyền đạt giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa và Sách giáo viên; không làm việc máy móc, ít quan tâm đến khả năng sáng tạo của học sinh. Không để học sinh học tập một cách thụ động chủ yếu là nghe giảng, ghi nhớ rồi làm theo mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh có cơ hội phát triển. Tôi đã nghiên cứu và đưa ra nhiều cách ước lượng thương trong tiết dạy, dành thời gian trong phần luyện tập để hướng dẫn cho học sinh cách ước lượng thương. Khi dạy học đến phép chia tôi tiến hành hướng dẫn học sinh làm tròn số bị chia và số chia để dự đoán chữ số ở thương. Sau đó nhân lại để thử. Nếu tích vượt quá số bị chia thì rút bớt chữ số đã dự đoán ở thương. Nếu tích còn kém số bị chia quá nhiều thì phải tăng chữ số ấy. Như vậy muốn cho học sinh ước lượng thương tốt buộc phải thuộc hết bảng nhân, bảng chia và biết nhân nhẩm nhanh, bên cạnh đó các em phải biết làm tròn số thông qua một số thủ thuật thường dùng là che bớt chữ số. 2.3.2.Tổ chức, hướng dẫn cụ thể qua bài dạy và một số ví dụ: 2.3.2.1.Hướng dẫn qua bài dạy cụ thể: * Bài 1: Chia cho số có hai chữ số (Tiết 72) Ở tiết này, tôi thiết kế bài dạy sẽ tiến hành như sau: a) Trường hợp chia hết: 672 : 21 = ? - Hướng dẫn học sinh đặt tính. - Hướng dẫn học sinh tính từ trái sang phải. Tôi bắt đầu hướng dẫn học sinh ước lượng thương. Lần 1: 67 chia cho 21 Hướng dẫn học sinh che bớt chữ số tận cùng của số bị chia và số chia. Ta có số 67 che 7 còn 6; 21 che 1 còn 2. vậy 6 chia 2 được 3. Thử: 3 nhân 1 bằng 3, viết 3. 3 nhân 2 bằng 6, viết 6. 672 21 67 trừ 63 bằng 4, viết 4. 63 3 Vậy ước lượng thương bằng 3 là đúng. 4 Lần 2: Hạ 2 được 42, ta có 42 chia cho 21 Che chữ số cuối của số bị chia và số chia, ta có 4 chia 2, kết quả được 2. 8 Thử: 672 21 63 32 42 42 0 2 nhân 1 bằng 2, viết 2. 2 nhân 2 bằng 4, viết 4. 42 trừ 42 bàng 0, viết 0. Vậy ước lượng thương của phép chia 42 cho 21 bằng 2 là đúng. Ta có: 672 : 21 = 32 b) Trường hợp chia có dư: 779 : 18 = ? Lần 1: 77 chia cho 18. GV hướng dẫn học sinh che chữ số 7 ở hàng đơn vị của số bị chia và chữ số 8 ở hàng đơn vị của số chia. Nhưng ở trường hợp này 7 và 8 khá gần 10 nên ta phải tăng chữ số ở hàng chục thêm 1, Như vậy 77 thành 80 và 18 thành 20. Kết quả ước lượng lấy 8 chia 2 được 4. Học sinh thử: 779 18 4 nhân 8 bằng 32, viết 2 nhớ 3. 72 4 4 nhân 1 bằng 4, nhớ 3 là 7, viết 7. 5 77 trừ 72 bằng 5 viết 5 vì 5 < 18 . Vậy thương của 77 và 18 ước lượng bằng 4 là đúng. Lần 2: Hạ 9 được 59 lấy 59 chia cho 18 Hướng dẫn học sinh làm tròn 59 thành 60; 18 thành 20 và ước lượng thương là: 6 chia 2 được 3. 779 18 Thử: 72 43 3 nhân 8 bằng 24 viết 4 nhớ 2 59 3 nhân 1 bằng 3, nhớ 2 bằng 5. 54 Ta có: 59 trừ 54 bằng 5, viết 5. 5 Số dư bé hơn số chia vậy thương ước lượng là đúng. Vậy 779 : 18 = 43 (dư 5) *Phần thực hành tôi đưa thêm một số ví dụ để minh chứng cho một số trường hợp khác như sau: 2.3.2.2.Hướng dẫn qua ví dụ cụ thể. Ví dụ 1: 92 : 23 = ? Hỏi học sinh: Muốn ước lượng thương ta làm như thế nào? Tôi gợi ý học sinh nêu: Làm tròn 92 thành 90; 23 thành 20, rồi nhẩm chia 9 cho 2 được 4. Sau đó thử: 23 x 4 = 92. Để có kết quả 92 : 23 = 4. Trên thực tế việc làm tròn 92 thành 90; 23 thành 20 (A) được tiến hành bằng thủ thuật cùng che bớt 2 chữ số: 2 và 3 ở hàng đơn vị của số bị chia và số chia, để có 9 chia 2 được 4, chứ ít khi viết rõ như A Kết quả: Đây là bài làm của HS sau khi tôi đã hướng dẫn học sinh cách nhẩm thương và ước lượng thương: 9 Ví dụ 2: 86 : 17 = ? Tôi hướng dẫn học sinh: Đối với số bị chia 86 ta làm tròn giảm thành 8 bằng cách che bớt chữ số 6 ở hàng đơn vị để được 8. Đối với số chia làm tròn 17 theo cách che bớt số 7 như ví dụ 1, nhưng 7 khá gần với 10 nên phải tăng chữ số 1 ở hàng chục lên 1 để được 2. Kết quả ước lượng là 8 chia 2 bằng 4. Thử lại: 17 nhân 4 bằng 68. Vì 86 trừ 68 bằng 18 mà số dư 18 lớn hơn số chia 17 nên thương ước lượng hơi thiếu, do đó phải tăng thêm thương là (4) lên thành 5 rồi thử lại. 17 nhân 5 bằng 85; 86 trừ 85 bằng 1, do 1 bé hơn 17 nên thương ước lượng đúng. *Kết quả: Đây là bài làm của HS sau khi tôi đã hướng dẫn học sinh cách nhẩm thương và ước lượng thương khi chia số có hai chữ số cho số có 2 chữ số: Ví dụ 3: 855: 45 = ? (BT 1a, Tiết Luyện tập, trang 83) *Lần 1: Lấy 85 chia cho 45 Hỏi học sinh: Muốn ước lượng thương ta làm như thế nào? Tôi gợi ý học sinh nêu: Làm tròn 85 thành 80; 45 thành 40, rồi nhẩm chia 8 cho 4 được 2. Sau đó thử: 2 x 45 = 90. Vì 90 > 85 nên ta giảm thương đi 1 đơn vị còn 1. Sau đó thử: 1 x 45 = 45. Lấy 85 - 45 = 40; 40 < 45 nên thương ước lượng bằng (1) là đúng. Vậy 85 : 45 = 1 (dư 40) *Lần 2: Số dư là 40. Hạ 5 xuống được 405. Lấy 405 chia cho 45. Che chữ số hàng đơn vị của số bị chia và số chia ta có 40 chia cho 4 bằng 10. Thử lại: 10 nhân 45 bằng 450, vì 450 > 405 nên ta giảm thương đi 1 đơn vị còn 9. Sau đó thử lại: 9 x 45 = 405; lấy 405 - 405 = 0. Nên thương ước lượng bằng 9 là đúng. Ta có 405 : 45 = 9, không dư. Vậy 855 : 45 = 19 *Kết quả: Đây là bài làm của HS sau khi tôi đã hướng dẫn học sinh cách nhẩm thương và ước lượng thương khi chia số có ba chữ số cho số có 2 chữ số: 10 Ví dụ 4: 9146 : 72 = ? (Bài 1b, SGK, trang 82) *Lần 1: Lấy 91 chia cho 72. Hỏi học sinh: Muốn ước lượng thương ta làm như thế nào? Tôi gợi ý học sinh nêu: Làm tròn 91 thành 90; 72 thành 70, rồi nhẩm chia 9 cho 7 được 1. Sau đó thử: 1 x 72 = 72. Lấy 91 trừ 72 bằng 19; Vì 19 < 72 nên thương ước lượng bằng (1) là đúng. Vậy 91 : 72 = 1 (dư 19) *Lần 2: Số dư là 19. Hạ 4 xuống được 194. Lấy 194 : 72. Ta ước lượng: Che chữ số hàng đơn vị của số bị chia là 194 còn 19; che chữ số hàng đơn vị của số chia 72 còn 7. lấy 19 chia 7 bằng 2. Sau đó thử: 2 x 72 = 144. Lấy 194 trừ đi 144 bằng 50. Vì 50 < 72 nên thương ước lượng bằng (2)là đúng. Vây 194 : 72 = 2 (dư 50) *Lần 3: Số dư là 50. Hạ 6 xuống được 506. Lấy 506 chia cho 72. Ta ước lượng: Che chữ số hàng đơn vị của số bị chia và số chia ta có 50 chia cho 7, được 7. Thử lại: 7 x 72 = 504. Lấy 506 trừ đi 504 bằng 2, vì 2 < 72 nên thương ước lượng bằng (7) là đúng. Ta có 506 : 72 = 7 (dư 2) Vậy 9146 : 72 = 127 (dư 2) *Kết quả: Đây là bài làm của HS sau khi tôi đã hướng dẫn học sinh cách nhẩm thương và ước lượng thương khi chia số có bốn chữ số cho số có 2 chữ số: *Bài 2: "Chia cho số có 3 chữ số" (Tiết 80) a) Trường hợp chia hết: 41535 : 195 = ? Lần 1: 415 : 195 = ? Hướng dẫn học sinh che bớt 2 chữ số tận cùng của số chia còn 1,vì 9 gần với 10, nên ta tăng chữ số 1 ở số chia lên là 2, che 2 chữ số tận cùng của số bị chia ta có 4 chia 2 được 2. 41535 195 Thử: 025 2 11 2 nhân 5 bằng 10; 15 trừ 10 bằng 5 viết 5, nhớ 1. 2 nhân 9 bằng 18, thêm 1 bằng 19. 21 trừ 19 bằng 2, viết 2 nhớ 2. 2 nhân 1 bằng 2, thêm 2 bằng 4; 4 trừ 4 bằng 0 viết 0. Số dư là 25 mà 25 < 195 nên thương ước lượng (2) là đúng. Lần 2: Hạ 3 được 253, ta có: 253 : 195 Tương tự như trên che 2 chữ số cuối ở số chia và tăng 1 lên thành 2, ở số bị chia là 253, che 2 chữ số cuối ta được 2. Vậy 2 chia 2 được 1. 41535 195 1 nhân 5 bằng 5, 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1. 0253 21 1 nhân 9 bằng 9, thêm 1 bằng 10; 15 trừ 10 bằng 5, viết 5, 058 nhớ 1. 1 nhân 1 bằng 1, thêm 1 bằng 2 ; 2 trừ 2 bằng 0 viết 0. Số dư là 58 < 195 nên thương ước lượng (1) đúng. Lần 3: Hạ 5 được 585; lấy 585 : 195 Hướng dẫn học sinh làm tròn số chia bằng cách che hai chữ số ở cuối và tăng 1 lên thành 2, ở số bị chia cũng che 2 chữ số cuối, còn 5, vì 8 gần 10 nên ta tăng 5 lên thành 6. Vậy ta có 6 chia 2 được 3. 41535 195 3 nhân 5 bằng 15; 15 trừ 15 bằng 0 viết 0 nhớ 1. 0253 213 3 nhân 9 bằng 27 thêm 1 bằng 28. 0585 28 trừ 28 bằng 0 viết 0 nhớ 2. 000 3 nhân 1 bằng 3 thêm 2 là 5; 5 trừ 5 bằng 0 viết 0. Vậy thương ước lượng bằng (3) là đúng. Phép tính không bị dư. Kết quả của phép chia 41535 : 195 = 213 b) Trường hợp chia có dư: 80120 : 245 = ? Tôi tiến hành hướng dẫn học sinh như sau: Lần 1: Lấy 801 : 245 Sau khi học sinh đã thành thạo cách ước lượng trên, 80120 245 lần này tôi đưa ra cách ước lượng đơn giản hơn và nhanh hơn. 066 3 Ở lần chia đầu tiên theo cách hướng dẫn chia ta có: 80 : 24, ta chia thử ở hàng lớn nhất: 8 : 2 được 4. Thử: 4 x 2 = 8 ta thấy đúng; hàng tiếp theo: 4 x 4 = 16 16 > 0 nên ước lượng kết quả bằng 4, thì thừa ta giảm đi 1 đơn vị còn 3 Ta có: 3 x 245 = 735 801 - 735 = 66 vì 66 < 245, nên thương ước lượng là 3 đúng. Vậy 801 : 245 = 3 (dư 66) Lần 2: Số dư là 66. Hạ 2 xuống được 662; lấy 662 : 245 Theo cách che 2 chữ số cuối và cách làm tròn số 80120 245 ở số bị chia và số chia ta có 6 chia 2 được 3. 0662 32 Thử lại: Thử hàng lớn nhất: 3 x 2 = 6 (đúng) 172 Hàng tiếp theo: 3 x 4 = 12; 12 > 6 . Vậy thương ước lượng là 2 hơi thừa nên ta giảm đi 1còn 2. Thử lại: 2 x 245 = 490 12 662 trừ 490 bằng 172 172 < 245 vậy thương ước lượng bằng 2 là đúng. Ta có: 662 : 245 = 2 (dư 172) Lần 3: Số dư là 172 hạ 0 xuống ta có: 1720 : 245 Hỏi học sinh: -Thực hiện như cách làm ở trên ta có mấy chia cho mấy? 80120 245 ( Học sinh nêu : 17 chia 2 thương là 8) 0662 327 Thử lại: 1720 Thử ở hàng lớn nhất: 8 nhân 2 bằng 16; 05 17 - 16 = 1; ta có 12 Thử ở hàng tiếp theo: 8 x 4 = 32; 32 > 12 Vậy thương ước lượng là (8) hơi thừa ta giảm đi 1 còn 7. Thử lại: 7 x 245 = 1715 Lấy 1720 - 1715 = 5. 5 < 245 vậy ước lượng thương như vậy đúng hay sai?( HS: đúng) Ta có kết quả phép chia 80120 : 245 = 327 (dư 5) Để học sinh có kĩ năng chia thành thạo ở bất kì trường hợp nào khi thực hiện chia cho số có nhiều chữ số, phần thực hành tôi tiếp tục đưa ra một số ví dụ: 568 : 72 = ? Ví dụ 1: Gợi ý để học sinh nêu: Theo cách làm tròn số ta có mấy chia cho mấy? (Học sinh tự nêu). Vì 56 chia 7 được 8 nên ta ước lượng thương là 8. Cho một học sinh thử lại: 72 nhân 8 bằng 576; 576 > 568, vậy thương ước lượng là 8 hơi thừa, ta giảm thương đi 1 còn 7 và thử lại: 72 nhân 7 bằng 504; 568 trừ 504 bằng 64. 64 < 72 do đó ta có kết quả là: 568 : 72 = 7 (dư 64) Kết quả: Đây là bài làm của HS sau khi tôi đã hướng dẫn học sinh cách nhẩm thương và ước lượng thương khi chia số có ba chữ số cho số có 2 chữ số: Ví dụ 2: 5307 : 581 = ? Có thể ước lượng thương như thế nào? Che bớt 2 chữ số tận cùng của số chia còn 5, vì 8 khá gần 10 nên ta tăng chữ số 5 ở số chia thêm 1 thành 6. Che bớt 2 chữ số tận cùng của số bị chia ta có 53; lấy 53 chia 6 được 8, vậy ta ước lượng thương là 8. Thử lại: 13 581 nhân 8 bằng 4648 5307 trừ 4648 bằng 659, vì 659 > 581 vậy thương ước lượng là 8 hơi thiếu, ta tăng 8 thêm 1 là 9 rồi thử lại: 581 nhân 9 bằng 5229 5307 trừ 5229 bằng 78, vì 78 < 581. Vậy thương ước lượng bằng 9 là đúng. Ta có: 5307 : 581 = 9 (dư 78) Kết quả: Đây là bài làm của HS sau khi tôi đã hướng dẫn học sinh cách nhẩm thương và ước lượng thương khi chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số: Ví dụ 3: 62321 : 307 = ? (BT 1a, SGK Trang 88) *Lần 1: Lấy 623 : 307 Gợi ý để học sinh nêu: Theo cách làm tròn số tức là che hai chữ số cuối của số bị chia và số chia thì ta có mấy chia cho mấy? ( Học sinh tự nêu: Ta có 6 chia cho 3) Vì 6 : 3 = 2 nên ta ước lượng thương là 2. Cho một học sinh thử lại: 2 nhân 307 bằng 614; Lấy 623 - 614 = 9, vì 9 < 307, vậy thương ước lượng bằng 2 là đúng. Ta có 623 : 307 = 2 (dư 9) *Lần 2: Số dư là 9 hạ 2 xuống được 92. Lấy 92 : 307 = 0, số dư là 92. *Lần 3: Số dư là 92 hạ 1 xuống được 921. Lấy 921 : 307 Giáo viên hỏi : Theo cách làm tròn số tức là che hai chữ số cuối của số bị chia và số chia thì ta có mấy chia cho mấy? (HS nêu: Ta có 9 chia cho 3) 9: 3 = 3, vậy thương ước lượng là 3. Thử lại: Lấy 3 x 307 = 921. Lấy 921 trừ 921 bằng 0, nên thương ước lượng bằng 3 là đúng. Vậy 921 : 307 = 3 Ta có kết quả : 62321: 307 = 203. *Kết quả: Đây là bài làm của HS sau khi tôi đã hướng dẫn học sinh cách nhẩm thương và ước lượng thương khi chia số có năm chữ số cho số có 3 chữ số: Ví dụ 4: 54322 : 346 = ? (BT 1a, SGK trang 89) *Lần 1: Lấy 543: 346 14 H: Có thể ước lượng thương như thế nào? Che bớt 2 chữ số tận cùng của số chia ta có 3. Che bớt 2 chữ số tận cùng của số bị chia ta có 5; lấy 5 chia 3 được 1, vậy ta ước lượng thương là 1. Thử lại: 1 nhân 346 bằng 346. Lấy 543 trừ 346 bằng 197, vì 197 < 346 vậy thương ước lượng bằng 1 là đúng. Ta có: 543 : 346 = 1 (dư 197) *Lần 2: Số dư là 197 hạ 2 xuống, ta được 1972 chia cho 346, che 2 chữ số tận cùng ở số bị chia và số chia ta có: 19 chia cho 3 bằng 6. Thử lại: 6 nhân 346 bằng 2076, vì 2076 > 1972, nên thương ước lượng bằng 6 là hơi thừa. Ta giảm 1 còn 5. Thử lại: 5 nhân 346 bằng 1730. Lấy 1972 trừ đi 1730 bằng 242, vì 242 < 346, nên thương ước lượng bằng (5) là đúng. Vậy: 1972 : 346 = 5 (dư 242) *Lần 3: Số dư là 242, hạ 2 xuống được 2422 chia cho 346. Che bớt 2 chữ số tận cùng của số chia ta có 3. Che bớt 2 chữ số tận cùng của số bị chia ta có 24; lấy 24 chia 3 được 8. Thử lại: 8 nhân 346 bằng 2768, vì 2768 > 2422, nên thương ước lượng bằng (8) hơi thừa, ta giảm đi 1 còn 7. Thử lại: 7 nhân 346 bằng 2422, Lấy 2422 trừ 2422 bằng 0, vậy thương ước lượng bằng (7) là đúng. Vậy 2422 : 346 = 7 Ta có kết quả: 54322 : 346 = 157 *Kết quả: Đây là bài làm của HS sau khi tôi đã hướng dẫn học sinh cách nhẩm thương và ước lượng thương khi chia số có năm chữ số cho số có 3 chữ số: 3.2.2.3. Kết luận: Từ các ví dụ trên tôi gợi ý học sinh đưa ra các kết luận sau: - Nếu số chia có tận cùng là 1; 2 hoặc 3 thì ta làm tròn giảm (tức là bớt đi 1; 2 hoặc 3 ở số chia). - Trong thực hành ta chỉ việc che bớt chữ số tận cùng đó đi (và cũng phải che bớt chữ số tận cùng của số bị chia). - Nếu số chia tận cùng là 7, 8 hoặc 9 thì ta làm tròn tăng (tức là thêm 3, 2 hoặc 1đơn vị vào số chia). 15 - Trong thực hành ta chỉ việc che bớt chữ số tận cùng đó đi và thêm 1 đv vào chữ số liền trước (và che bớt chữ số tận cùng của số bị chia). - Tuy nhiên nếu số chia tận cùng là 4; 5 hoặc 6 thì nên làm tròn cả tăng lẫn giảm rồi thử lại các số trong khoảng hai thương ước lượng này. Chẳng hạn: 245 : 46 = ? - Làm tròn giảm 46 thành 40(che bớt chữ số 6) và làm tròn tăng 46 thành 50(che chữ số 6 và tăng 4 lên thành 5). Làm tròn giảm 245 được 24 (che chữ số 5). Ta có: 24 chia 4 được 6 24 chia 5 được 4 Vì 4 < 5 < 6 nên ta thử lại với số 5 46 nhân 5 bằng 230; 245 trừ 230 bằng 15. 15 < 46 vậy 245 : 46 = 5 - Trên thực tế các việc làm trên được tiến hành trong sơ đồ của thuật tính chia (viết) với các phép thử thông qua nhân nhẩm và trừ nhẩm. - Nếu học sinh chưa quen nhân nhẩm và trừ nhẩm thạo thì lúc đầu có thể cho các em làm tính vào giấy nháp hoặc viết bằng bút chì, nếu sai thì tẩy rồi điều chỉnh lại. - Để cho việc làm tròn số được đơn giản, GV chỉ yêu cầu học sinh làm tròn số chia theo đúng quy tắc làm tròn số, còn đối với số bị chia thì luôn làm tròn giảm bằng cách che bớt chữ số (cho dù chữ số bị che có > 5). Kinh nghiệm cho thấy việc này nói chung không ảnh hưởng mấy đến ước lượng lần thứ nhất cũng là 5; vẫn giống như kết quả ước lượng khi ta làm tròn đúng số 568 thành 570. - Nếu như chúng ta không nói để học sinh rõ khi nào thì ta nên làm tròn lên, khi nào ta nên làm tròn xuống thì học sinh rất lúng túng trong việc thực hiện. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2018 - 2019 tôi được phân công dạy lớp 4A nhưng tôi mạnh dạn đề nghị với BGH cho phép tôi được vận dụng kinh nghiệm của mình vào dạy thử nghiệm ở 2 lớp 4A và lớp 4B của cô Bùi Thị Ngọc. Thời gian thử nghiệm ở mỗi lớp là 2 tiết, số lượng học sinh mỗi lớp là 10 em. Trình độ học sinh cả 2 lớp tương đối đồng đều ở mức độ Hoàn thành và Chưa hoàn thành. Lớp 4B tôi tiến hành dạy theo như cách thiết kế và cách dạy theo kiểu truyền thống mà tôi đã trình bày ở phần thực trạng. Ở lớp 4A tôi tiến hành dạy theo như cách thiết kế và trình bày ở phần giải quyết vấn đề. Sau khi tiến hành dạy ở mỗi lớp 2 tiết, tôi bắt đầu ra đề kiểm tra khảo sát kết quả của 2 lớp. Đề bài Thời gian làm bài 20 phút Bài 1: Đặt tính rồi tính 16 a, 782 : 34 Bài 2: Đặt tính rồi tính b, 516 : 86 c, 9391 : 48 a, 3696 : 231 b, 9000 : 307 c, 11025 : 315 Sau khi học sinh làm bài kết quả thử nghiệm thu được như sau: Số HS Bài 1 Bài2 làm HTT HT CHT HTT HT CHT bài 4B 10 em SL 3 TL 30% SL 6 TL 60% SL 1 TL 10% SL 4 TL 40% SL TL 5 50% SL 1 TL 1% Đây là kết quả bài làm của học sinh sau khi tôi đã vận dụng một số cách ước lượng thương như đã nêu ở trên. Số HS làm bài 4A 10 em Bài 1 HTT SL 7 TL 70% HT SL 3 TL 30% Bài2 CHT SL 0 TL 0 HTT SL 6 TL 60% HT SL TL 4 40% CHT SL 0 TL 0 Đối với lớp 4B, dạy theo cách thiết kế ban đầu thì kết quả đạt được chỉ tương đương với kết quả đạt được của học sinh năm trước. Số học sinh hoàn thành được bài tập chỉ đạt 70%, còn 30% chưa đạt. Nguyên nhân là do học sinh chưa biết nhẩm nhanh thương, khi thực hiện phép chia còn lúng túng, chậm chạp. Nhưng với tiết dạy lớp 4A có cái tiến nội dung và phương pháp thì kết quả đáng mừng hơn; kĩ năng nhẩm và thực hành của học sinh nhanh và thành thạo hơn nhiều. Bài 1: Tỉ lệ hoàn thành bài tập là 10 em, đạt 100%. Bài 2: Tỉ lệ hoàn thành bài tập là 9 em, đạt 90%. Còn 1 em chưa hoàn thành không phải là em đó không biết cách nhẩm thương mà là do trong quá trình thực hiện phép chia em ấy đã trừ nhẩm sai. 3. Kết luận và kiến nghị. 3.1. Kết luận: Việc rèn học sinh kĩ năng ước lượng thương thực chất của vấn đề là tìm cách nhẩm nhanh thương một số có n (hoặc n + 1) chữ số cho một chữ số có n chữ số( với n = 2 hoặc = 3) Qua thực tế giảng dạy và tiến hành thử nghiệm ở lớp 4A và lớp 4B, qua 2 bài: "Chia cho số có 2 chữ số" và "Chia cho số có 3 chữ số". Tôi nhận thấy rằng: Việc giáo viên đầu tư thời gian vào thiết kế bài dạy là rất cần thiết. Chúng ta không nên chỉ truyền đạt giảng giải theo các tài liệu đã có 17 sẵn mà cần phải nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung tiết dạy hiểu rõ ý đồ của sách hướng dẫn để thiết kế một giờ dạy có hiệu quả phù hợp với đối tượng học sinh của địa phương mình. Tuy nhiên, theo kết quả thử nghiệm thì vẫn còn 1em chưa hoàn thành được bài tập là do khi thực hiện phép chia em nhân nhẩm và trừ nhẩm chưa cẩn thận nên còn nhầm và dẫn đến kết quả sai. Tôi tin chắc rằng với cách thiết kế và hướng dẫn thực hành như trên thì tất cả những học sinh đạt mức Hoàn thành và ngưỡng dưới đều có thể biết cách chia cho số có nhiều chữ số thành thạo. Vì vậy tôi nghĩ rằng mình cần phải đúc rút những kinh nghiệm trong giảng dạy và sáng tạo trong khi thiết kế, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học thì chất lượng giáo dục sẽ ngày càng được nâng cao. 3.2. Kiến nghị: * Về phía giáo viên: Qua tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập của học sinh, tôi có một số ý kiến đề xuất như sau: Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh đã học ở lớp dưới như: Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 20 (ở lớp 1). Bảng cộng, bảng trừ qua 10 trong phạm vi 100 (ở lớp 2). Các bảng nhân; bảng chia (ở lớp 3). Trong đó bảng nhân, chia là đặc biệt quan trọng, nó liên quan đến việc dạy học Toán ở lớp 4. Vì vậy đối với giáo viên khi dạy lớp 1; 2; 3 chúng ta nên rèn cho học sinh cách học thuộc các bảng cộng, trừ, nhân, chia. Nếu các giáo viên lớp dưới làm tốt thì đó là tiền đề cho học sinh học tốt môn Toán ở lớp 4. Giáo viên lên lớp không nên quá phụ thuộc vào sách giáo khoa; Sách giáo viên. Giáo viên cần đầu tư thời gian và trí tuệ vào việc soạn bài, chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với nội dung, từng đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. *Về phía nhà trường: Cuối năm học nên rà soát thật kĩ về chất lượng học sinh, để tránh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, dẫn đến chất lượng giảng dạy của giáo viên bị ảnh hưởng. *Về phía gia đình: Cha mẹ học sinh cần phải quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để con em mình học tập. Không nên nuông chiều con, để các em tự do chơi bời không chịu học. Gia đình phải thường xuyên đôn đốc và kiểm tra các bảng cộng, trừ, bảng nhân và bảng chia có như vậy với giúp con em mình học tốt hơn. *Về phía học sinh: Mỗi học sinh phải có ý thức học tập, các em phải hiểu được rèn luyện trong học tập chính là đem lại lợi ích cho mình. Là đề tài nghiên cứu với góc độ nhỏ. Bằng phương pháp nghiên cứu kết hợp với phương pháp giảng dạy tôi đã đưa ra "Hướng dẫn học sinh một số cách ước lượng thương khi chia cho số có nhiều chữ số trong môn Toán 4." 18 qua quá trình thực hiện, tuy kết quả chưa đạt 100% nhưng đây là dịp để tôi mở rộng và củng cố vốn tri thức của mình, phát triển tư duy, năng lực cần thiết cho bản thân để đáp ứng nhu cầu cho nghề nghiệp trong những năm tiếp theo. Trong quá trình thực hiện, không tránh khỏi thiếu sót, rất mong các bạn đồng nghiệp và các cấp quản lý bổ sung đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nguyệt Ấn, ngày 10 tháng 4 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Người viết Nguyễn Thị Thắng 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Toán lớp 4. 2. Sách giáo viên Toán 4. 3. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4 theo chương trình Sách giáo khoa lớp 4. 4. Tạp chí giáo dục Tiểu học. 5. Các tập san chuyên đề giáo dục Tiểu học. 6. Chuẩn Kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học. 7. Điều chỉnh nội dung dạy học GD Tiểu học. 8. Thiết kế bài giảng toán 4( Tập 1, tập 2). Môc lôc TT Nội dung Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan