Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật việt nam hiện nay...

Tài liệu Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật việt nam hiện nay

.PDF
83
169
105

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NHƢ PHÁT HÀ NỘI, năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện khoa học xã hội. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Mai MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................................................. 5 1.1. Khái quát về tư vấn pháp luật và vai trò của tư vấn pháp luật................... 5 1.2. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp ................................................................................................... 20 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP ......................... 29 2.1. Những quy định hiện hành về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp .............................................................................................................. 29 2.2. Thực tiễn áp dụng và thi hành pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay ..................................... 43 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP ......................................................................................................... 64 3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp .............................................................................................................. 64 3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp ................................................................................................... 65 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp ............................................................................................ 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu hướng toàn cầu hóa và sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ của đất nước tạo ra nhiều cơ hội và không ít thách thức cho các doanh nghiệp. Sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như những thách thức trong bối cảnh mới đã làm cho các doanh nghiệp chú trọng hơn đến dịch vụ tư vấn pháp luật của luật sư. Các doanh nghiệp yêu cầu tư vấn pháp luật để hoạt động, kinh doanh đúng quy định của pháp luật; phòng ngừa các rủi ro pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các doanh nghiệp trở thành nguồn khách hàng chủ yếu và mang lại nguồn thu nhập cao cho luật sư. Hoạt động tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp cũng trở thành một trong những dịch vụ pháp lý và hoạt động nghề nghiệp chủ yếu của luật sư. Nhiều luật sư phát triển nghề nghiệp của mình theo hướng chuyên môn hóa về tư vấn doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ tư vấn doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và chuyên sâu. Do đó, việc nghiên cứu về hợp đồng tư vấn pháp luật cũng như xem xét, khảo cứu thực trạng các quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng hợp đồng tư vấn pháp luật là một điều hết sức cần thiết, không chỉ để giúp các doanh nghiệp có cơ hội hiểu hơn về loại hình hợp đồng dịch vụ này mà còn giúp cơ quan nhà nước và các tổ chức hữu quan nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn chủ đề: “Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tính đến thời điểm hiện nay, ở nước ta đã có một số công trình khoa học 1 nghiên cứu có tính hệ thống về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và về hợp đồng dịch vụ pháp lý như: - Luận văn thạc sĩ luật học năm 2014 của tác giả Nguyễn Thị Đan Phương về “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam”. - Luận văn thạc sĩ luật học năm 2006 của tác giả Vũ Quỳnh Anh về “Hợp đồng dịch vụ pháp lý trong hành nghề luật sư – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” . - Luận án tiến sĩ luật học năm 2013 của tác giả Hoàng Thị Vịnh về “Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam”. - Bài viết “Dịch vụ pháp lý và nhu cầu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Văn Tuân trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số chuyên đề Pháp luật về Doanh nghiệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích tổng quát là làm sáng tỏ những vấn đề về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam để đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành những mục tiêu trên, đề tài luận văn có những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật, vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật hiện nay; - Phân tích làm rõ khái niệm, bản chất và các đặc điểm pháp lý của hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp; - Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện 2 hành về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp cũng như việc áp dụng chúng; - Nhu cầu, định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp; 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những văn bản pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và thực tiễn của hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài luận văn nghiên cứu những đối tượng cụ thể sau: lý luận chung về hợp đồng, hợp đồng dân sự, hợp đồng dịch vụ thương mại; các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật Dân sự, Luật thương mại, Luật Luật sư và các văn bản thi hành; thực tiễn việc giao kết và thực hiện hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp có tính thương mại, được thực hiện bởi luật sư. Luận văn không nghiên cứu hoạt động tư vấn pháp luật hay hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp được thực hiện không nhằm mục đích lợi nhuận. - Phạm vi nghiên cứu thực tiễn thực hiện hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp được giới hạn trong các vấn đề về thù lao và cách tính phí của luật sư, chất lượng dịch vụ tư vấn pháp luật. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian được giới hạn trong vòng 10 năm trở lại đây trên lãnh thổ Việt Nam. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - 3 Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp; lý thuyết về quan hệ pháp luật, lý thuyết về hợp đồng dân sự, lý thuyết về hợp đồng dịch vụ thương mại, lý thuyết về tự do hợp đồng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng một số phương pháp như phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ những nội dung chủ yếu trong chương 1, phương pháp quan sát và khảo cứu thực tiễn áp dụng cho chương 2. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Các kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo ngành luật học về hợp đồng nói chung và hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn còn có thể được sử dụng để tham khảo đối với các cơ quan nhà nước và các tổ chức hữu quan khi nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn có 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. Chương 3: Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. 4 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG TƢ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Khái quát về tƣ vấn pháp luật và vai trò của tƣ vấn pháp luật 1.1.1. Khái niệm tư vấn pháp luật 1.1.1.1. Hoạt động tư vấn pháp luật Tư vấn pháp luật là một khái niệm tương đối mới mẻ ở nước ta. Hiện nay có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về tư vấn pháp luật. Theo từ điển luật học, tư vấn pháp luật được hiểu là: Người có chuyên môn về pháp luật và được hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết, quyết định công việc; Việc tham gia ý kiến theo góc độ pháp luật với tư cách là cộng tác viên hoặc là làm dịch vụ. Đứng trên bình diện tâm lý học, tư vấn pháp luật không chỉ là quá trình cung cấp và hướng dẫn pháp luật, mà còn phải được coi là quá trình xây dựng mối quan hệ tích cực giữa người tư vấn với khách hàng. Một trong yếu tố dẫn đến hiệu quả trong tư vấn pháp luật là, phải tạo ra được ấn tượng cho khách hàng về mối quan hệ tin cậy đến mức tâm giao giữa khách hàng và người tư vấn. Khái niệm tư vấn pháp luật phải chứa đựng những nội hàm sau đây: - Tư vấn pháp luật là sự giúp đỡ về mặt tâm lý, nhận thức, thông tin; người tư vấn không có quyền quyết định và giải quyết vấn đề thay cho khách hàng mà chỉ đưa ra lời khuyên về mặt pháp lý, giúp cho khách hàng tự giải quyết được vấn đề của họ; - Tư vấn pháp luật là quá trình xây dựng mối quan hệ tích cực giữa người tư vấn với khách hàng; 5 - Kết quả của tư vấn pháp luật là tìm ra được giải pháp hợp lý và đúng pháp luật để giải quyết vấn đề của khách hàng; - Người tư vấn phải là người có trình độ pháp luật và kỹ năng tư vấn. Tư vấn pháp luật là quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó người tư vấn thông qua mối quan hệ tương tác tích cực với khách hàng, giúp họ tìm được giải pháp tốt nhất để thực hiện hoặc bảo vệ quyền lợi của mình phù hợp với pháp luật [1]. Như vậy, tư vấn pháp luật được xem là một hoạt động mang tính chuyên nghiệp, giải thích và hướng dẫn các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý giúp họ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tư vấn pháp luật là một trong những dịch vụ pháp lý đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. * Những đối tượng được tư vấn pháp luật Những đối tượng được tư vấn pháp luật thường rất đa dạng, thuộc nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, bao gồm: - Khách hàng của luật sư: từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến cơ quan nhà nước đều có thể được luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật. Điểm khác biệt cơ bản giữa khách hàng của luật sư với các đối tượng được tư vấn khác là thông thường khách hàng phải trả phí dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp được luật sư tư vấn miễn phí. - Đối tượng thụ hưởng tư vấn pháp luật của các tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp chiếm phần đông dân cư trong xã hội, chủ yếu là được tư vấn pháp luật miễn phí (chiếm gần 70% khối lượng công việc tư vấn pháp luật của các tổ chức này), trong đó có: Thành viên của các tổ chức chính trị –xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (ví dụ: công đoàn viên, người lao động, nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh …); Người nghèo, đối 6 tượng chính sách theo quy định của pháp luật; Các doanh nghiệp, tổ chức và đối tượng khác: ngoài đối tượng được hưởng chính sách xã hội nói trên, các Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức đoàn thể còn thực hiện tư vấn pháp luật có thu phí ở mức thấp đối với doanh nghiệp và các cá nhân khác khi có yêu cầu. * Hoạt động tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp Từ khái niệm chung về tư vấn pháp luật, chúng ta có thể định nghĩa “tư vấn doanh nghiệp” như sau: “Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp là hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư, tư vấn viên đối với doanh nghiệp,liên quan đến việc thành lập, hoạt động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp doanh nghiệp soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp”. Qua định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm của tư vấn doanh nghiệp: - Tư vấn doanh nghiệp là hoạt động tư vấn pháp luật được thực hiện bởi luật sư. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này và định nghĩa nêu trên, tư vấn doanh nghiệp nói riêng và tư vấn pháp luật nói chung là hoạt động được thực hiện bởi luật sư. Luật sư là những người có trình độ chuyên môn và kỹ năng để thực hiện việc tư vấn một cách cẩn trọng, sâu sắc. - Tư vấn doanh nghiệp được biểu hiện ở nhiều khía cạnh: + Luật sư có thể tư vấn doanh nghiệp bằng cách đưa ra hướng dẫn để doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. + Luật sư cũng có thể tư vấn cho doanh nghiệp đưa ra ý kiến pháp lý, tức là đưa ra các ý kiến, nhận định, đánh giá của luật sư đối với nội dung yêu cầu tư vấn nào đó của doanh nghiệp đưa ra. + Luật sư cũng có thể tư vấn bằng cách giúp doanh nghiệp soạn thảo các văn bản theo yêu cầu của doanh nghiệp. Chẳng hạn soạn thảo Điều lệ Công 7 ty, Hợp đồng, soạn thảo các công văn, thư từ thương lượng với đối tác... Trên thực tế, một hoạt động tư vấn doanh nghiệp của luật sư thường là tổng hợp của tất cả những biểu hiện nêu trên. Đối với mỗi yêu cầu tư vấn của doanh nghiệp, trước hết luật sư đưa ra ý kiến, sau đó tư vấn các giải pháp, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện và trong nhiều trường hợp, theo yêu cầu của doanh nghiệp, luật sư sẽ soạn thảo giúp doanh nghiệp các văn bản cần thiết để thực hiện các giải pháp pháp lý mà luật sư đã nêu ra cho doanh nghiệp lựa chọn. - Tư vấn doanh nghiệp là một lĩnh vực tư vấn sâu rộng. Tư vấn doanh nghiệp là lĩnh vực tư vấn có tính chuyên sâu với khách hàng đặc thù là các doanh nghiệp. Tuy vậy, đây cũng là lĩnh vực tư vấn khá rộng lớn, bao gồm các ngành luật, các chế định luật, các quy phạm pháp luật liên quan đến việc thành lập, hoạt động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Điều này làm cho hoạt động của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, đối tượng tư vấn doanh nghiệp không chỉ gói gọn trong Luật doanh nghiệp, Luật thương mại mà còn phải áp dụng, vận dụng rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác cũng như các tập quán và thông lệ thương mại [21]. 1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động tư vấn pháp luật Cũng giống như các loại hình dịch vụ khác, hoạt động tư vấn pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau: - Tính vô hình Tư vấn pháp luật là các hoạt động do các nhà tư vấn pháp luật cung cấp. Dịch vụ tư vấn pháp luật mang tính chất vô hình, nghĩa là không giống như các loại hàng hóa hữu hình khác, khách hàng không thể nhìn thấy được, sờ được hay cảm nhận được ...trước khi khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp 8 luật. So với các loại hình dịch vụ khác thì tính vô hình của dịch vụ tư vấn pháp luật khá cao do loại hình dịch vụ này không bị ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố hữu hình như cơ sở vật chất… Vì vậy, điều này yêu cầu các bên cung ứng dịch vụ phải tiến hành các hoạt động quảng cáo, truyền thông hợp lý, mang đến cho khách hàng những cảm nhận tốt nhất và rõ ràng nhất về chất lượng dịch vụ tư vấn của mình. Như vậy, khách hàng sẽ ưa thích sử dụng thường xuyên và trung thành với dịch vụ của công ty. - Tính không đồng nhất Việc cung ứng dịch vụ tư vấn pháp luật được thực hiện bởi các nhà cung cấp khác nhau, tại các địa điểm và thời gian khác nhau, ngoài ra còn chịu sự tác động của khách hàng tạo ra sự không đồng nhất của dịch vụ. Điều này tạo ra khó khăn cho việc quản trị chất lượng của dịch vụ, nên các nhà cung ứng dịch vụ tư vấn pháp luật cần đề cao việc nghiên cứu nhu cầu và tâm lý của khách hàng, đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn để nắm bắt nhu cầu của khách hàng, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. - Tính đồng thời Dịch vụ tư vấn pháp luật được tạo ra và tiêu dùng một cách đồng thời, sự hoàn tất của dịch vụ đi kèm với việc khách hàng hoàn thành tiêu dùng dịch vụ. Các nhà cung ứng chỉ tạo ra dịch vụ khi có khách hàng tham gia vào quá trình tiêu dùng. Có nghĩa là khi các nhà tư vấn pháp luật đưa các lời khuyên cho khách thì khách hàng sử dụng tư vấn đó vào mục đích của mình, đây là quá trình tiêu dùng dịch vụ của khách hàng. Như vậy, thời gian co giãn giữa tiêu dùng và sản xuất trong dịch vụ là rất thấp, đòi hỏi bên cung ứng dịch vụ phải nhạy bén với sự thay đổi của môi trường xung quanh và xử lý kịp thời nhu cầu của khách hàng. Điều này đòi 9 hỏi các nhà cung ứng dịch vụ phải có các chính sách hợp lý để cung ứng đầy đủ cho khách hàng các nhu cầu của họ. - Tính không dự trữ Quá trình sản xuất và tiêu dùng của dịch vụ tư vấn pháp luật xảy ra một cách đồng thời, nên sản phẩm dịch vụ không thể dự trữ được. Dịch vụ tư vấn pháp luật không thể sản xuất một cách hàng loạt theo dây chuyền, đem vào dự trữ trong kho vì dịch vụ này phụ thuộc tùy thuộc vào mỗi nhu cầu của khách hàng về hướng giải quyết vấn đề mà khách hàng cần tư vấn. Chính vì vậy, các nhà cung ứng dịch vụ tư vấn pháp luật rất khó để cân bằng cung cầu một cách chính xác, đòi hỏi các nhà cung ứng phải cập nhật thường xuyên phản hồi của khách hàng, áp dụng cơ chế sử dụng lao động linh hoạt, chú ý công tác quản lý chất lượng dịch vụ cũng như có các dự báo chính xác về nhu cầu của khách hàng. 1.1.2. Phân loại tư vấn pháp luật Có rất nhiều cách phân loại tư vấn pháp luật. Mỗi cách phân loại chú trọng đến một khía cạnh khác nhau của hoạt động tư vấn pháp luật. 1.1.2.1. Căn cứ vào nội dung pháp luật - Dưới góc độ nội dung pháp luật được áp dụng để giải quyết vấn đề của khách hàng, tư vấn pháp luật được phân loại thành: tư vấn các vụ việc dân sự, tư vấn doanh nghiệp, tư vấn về hình sự, tư vấn các vụ việc hành chính, lao động, tư vấn về hôn nhân gia đình, tư vấn về đất đai… Cách phân loại này giúp cho các nhà tư vấn có thể xác định được kỹ năng vận dụng các văn bản khác nhau của từng ngành luật để giải quyết vấn đề cụ thể mà khách hàng đang yêu cầu tư vấn. Bởi lẽ,mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội do một ngành luật cụ thể điều chỉnh, theo những nguyên tắc và bằng những phương pháp đặc trưng của ngành luật đó [1]. 10 1.1.2.2. Căn cứ vào phương thức tiến hành tư vấn Căn cứ vào phương thức tiến hành tư vấn, phân loại tư vấn pháp luật thành: tư vấn pháp luật trực tiếp bằng lời nói và tư vấn pháp luật bằng văn bản. Có thể thấy, cách phân loại này chú trọng đến các kỹ năng giao tiếp với khách hàng trong tư vấn. Phụ thuộc vào hình thức tư vấn bằng lời nói hay bằng văn bản mà người tư vấn sẽ vận dụng các kỹ năng giao tiếp khác nhau khi tương tác với khách hàng. * Tư vấn pháp luật bằng lời nói Tư vấn pháp luật bằng lời nói là hình thức phổ biến ở nước ta hiện nay. Theo đó, tư vấn pháp luật bằng lời nói được hiểu là người tư vấn trao đổi bằng lời nói với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết đến vấn đề mà khách hàng cần tư vấn. Với các vụ việc có tính chất đơn giản, khách hàng thường gặp người tư vấn để tìm hiểu bản chất pháp lý của vụ việc, trên cơ sở đó giúp họ tìm giải pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Ưu điểm của tư vấn bằng lời nói: - Người tư vấn có thể quan sát trực tiếp cử chỉ, tâm lý khách hàng để hiểu rõ hơn về tâm lý khách hàng, có thể tương tác với khách hàng một cách tích cực để tìm ra giải pháp phù hợp. - Những thắc mắc của khách hàng sẽ được giải đáp cặn kẽ, chi tiết nhất, khách hàng có thể có được câu trả lời nhanh nhất. Hơn nữa, khách hàng cũng có thể đưa ra các yêu cầu của mình dễ dàng hơn. Trực tiếp đến gặp người tư vấn, khách hàng sẽ trao đổi được nhiều hơn, nhận được sự tư vấn rõ ràng hơn. Đây là hình thức được sử dụng nhiều và mang lại hiệu quả cao nhất. - Với hình thức tư vấn bằng lời nói qua điện thoại: hình thức này rất tiện lợi cho khách hàng ở xa hay bận rộn không thể đến gặp trực tiếp người tư vấn. 11 Người tư vấn có thể nghe khách hàng trình bày thắc mắc cũng như đưa ra cho khách hàng lời khuyên qua điện thoại. Hình thức này thực hiện nhanh chóng nhưng chỉ giải quyết được các tranh chấp, vấn đề không liên quan đến thủ tục. Hình thức tư vấn này ngày càng phổ biến vì hiện tại, điện thoại là phương tiện liên lạc nhanh và hữu hiệu. Khách hàng có thể có được số điện thoại của người tư vấn qua người quen, qua khách hàng cũ của người tư vấn hay họ lấy thông tin của người tư vấn trên báo chí, trên mạng internet. Nhược điểm của tư vấn bằng lời nói: - Hình thức này không chỉ đòi hỏi người tư vấn phải am hiểu pháp luật mà còn phải có các kỹ năng giao tiếp với khách hàng, như các kỹ năng: tạo niềm tin cho khách hàng, đồng cảm, thuyết phục, tự chủ cảm xúc,… Ngoài ra, người tư vấn cũng cần phải am hiểu xã hội, tâm lý khách hàng. - Đối với hình thức tư vấn qua điện thoại: những vấn đề liên quan đến thủ tục, giấy tờ thì hình thức này không đạt được hiệu quả cao. Bởi vì người tư vấn không thể giới thiệu, tư vấn, hướng dẫn khách hàng một cách tỉ mỉ, khoa học và chính xác. - Kết quả tư vấn, hướng dẫn của người tư vấn chỉ có tính định hướng cho khách hàng. Do đó, khách hàng có thể làm theo hướng dẫn hoặc không làm theo. Mặt khác, khách hàng cũng không thể sử dụng kết quả tư vấn để phục vụ cho mục đích khác của mình. - Ngoài ra, khách hàng sẽ mất khá nhiều thời gian để gặp gỡ, tiếp xúc với người tư vấn. Phí tư vấn cũng khá cao, chưa kể chi phí cho việc đi lại,… * Tư vấn pháp luật bằng văn bản Tư vấn pháp luật bằng văn bản được hiểu là người tư vấn trao đổi bằng văn bản với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết đến vấn đề mà khách hàng cần tư vấn. Tư vấn pháp luật bằng văn bản thường được sử dụng khi khách hàng ở xa, không thể trực tiếp đến gặp người tư vấn và không 12 muốn tư vấn qua điện thoại. Khi thực hiện tư vấn pháp luật bằng văn bản, thông thường hai bên phải ký hợp đồng tư vấn pháp luật với nhau. Trong trường hợp một bên yêu cầu thì hợp đồng phải được công chứng. Ưu điểm của tư vấn bằng văn bản: - Khác với tư vấn trực tiếp bằng lời nói, tư vấn bằng văn bản tạo cơ hội cho người tư vấn có thể nghiên cứu hồ sơ kỹ càng và chính xác hơn, vì thế có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho khách hàng. - Khách hàng có thể nắm bắt rõ ràng hơn, đầy đủ hơn những tư vấn của người tư vấn, trong trường hợp vụ, việc cần tư vấn quá phức tạp, mà khách hàng không thể nắm bắt hết được khi tư vấn bằng lời nói. - Khách hàng có thể khẳng định độ tin cậy của giải pháp mà người tư vấn đưa ra. Qua đó, khách hàng có thể sử dụng kết quả tư vấn vào những mục đích khác của mình. - Ngoài ra, với hình thức này, khách hàng không phải mất thời gian để đến gặp trực tiếp người tư vấn. Chi phí tư vấn thường ít tốn kém hơn so với tư vấn mặt đối mặt bằng lời nói. Hơn nữa, chi phí đi lại có thể tránh được. Nhược điểm của tư vấn bằng văn bản: - Tư vấn bằng văn bản yêu cầu người tư vấn phải làm việc chu đáo và cẩn thận hơn. Giải pháp mà người tư vấn đưa ra phải có độ chính xác cao và có cơ sở khoa học, đúng pháp luật. Hình thức này, ngoài việc đòi hỏi người tư vấn phải có những kỹ năng chung về tư vấn pháp luật, thì còn đòi hỏi người tư vấn phải có kỹ năng soạn thảo văn bản tư vấn tốt. - Khách hàng sẽ không có cơ hội để tìm hiểu, yêu cầu giải đáp các vướng mắc mới phát sinh, thời gian nhận được sự tư vấn, hướng dẫn sẽ lâu hơn so với tư vấn trực tiếp bằng lời nói [29]. 13 1.1.2.3. Căn cứ vào chủ thể tiến hành tư vấn Căn cứ vào chủ thể tiến hành tư vấn, có thể chia tư vấn pháp luật thành: * Hoạt động hành nghề của Luật sư Luật Luật sư 2006 đã xác định hoạt động tư vấn pháp luật là một trong những dịch vụ pháp lý cơ bản của luật sư, theo quy định tại Điều 4: “Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác” [12]. Việc tư vấn pháp luật cũng nằm trong phạm vi hành nghề của luật sư quy định tại Khoản 3 Điều 22, cho phép luật sư hành nghề được thực hiện tư vấn pháp luật. Điều 28 Luật Luật sư 2006 định nghĩa: “Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ” [12]. Tư vấn pháp luật của luật sư là một dạng hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Khách hàng tìm đến luật sư để tư vấn là do uy tín và lòng tin đối với luật sư. Khi thực hiện tư vấn, luật sư là người cung cấp dịch vụ, sản phẩm trí tuệ của mình cho khách hàng. Vì vậy, luật sư cần phải có các kỹ năng hành nghề tư vấn chuyên nghiệp và phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Cùng với đà phát triển của nền kinh tế, ngày càng có nhiều khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp, nhờ tới sự tư vấn, hỗ trợ của luật sư để hướng dẫn cho các hoạt động kinh doanh của họ phù hợp với các quy định của pháp luật, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các rủi ro pháp lý. Vì vậy, vai trò của luật sư tư vấn ngày càng trở nên quan trọng. Qua đó, có thể thấy rõ hoạt động tư vấn pháp luật được thực hiện bởi luật sư không phải là hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật một cách chung chung hoặc chuyển tải thông tin pháp lý về các văn bản pháp luật mới. Ngoài ra, luật sư còn nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của người dân và 14 thực trạng vi phạm pháp luật cũng như thực trạng áp dụng pháp luật ở địa phương, phát hiện được những lỗ hổng của pháp luật, từ đó, có những kiến nghị kịp thời để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với thực tiễn đời sống kinh tế xã hội. * Hoạt động tư vấn pháp luật của các chủ thể khác Tư vấn pháp luật do các tổ chức chính trị xã hội là một hoạt động trợ giúp, nhằm giúp đỡ pháp lý cho các thành viên, người nghèo, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, góp phần đáp ứng nhu cầu tư vấn pháp luật ngày càng tăng của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Tư vấn pháp luật do các tổ chức chính trị xã hội thực hiện được điều chỉnh bởi Nghị định số 65/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động tư vấn pháp luật và Nghị định 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 về tư vấn pháp luật (thay thế Nghị định số 65). Hoạt động tư vấn pháp luật này mang tính chất xã hội, không nhằm mục đích thu lợi nhuận, khác với hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư (có tính chất hoạt động nghề nghiệp độc lập, có thu phí dịch vụ) và hoạt động trợ giúp pháp lý của Nhà nước (giúp đỡ pháp lý miễn phí, mọi chi phí liên quan do nhà nước chi trả). Để thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật cho thành viên của tổ chức mình và các đối tượng khác theo luật định, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật (gọi chung là tổ chức chủ quản) thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật và duy trì hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải về tài chính. Người thực hiện tư vấn pháp luật gồm tư vấn viên pháp luật, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật. Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức chủ quản. Nhà nước khuyến khích 15 Trung tâm tư vấn pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo và các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. Ngoài hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho các đối tượng trên đây, Trung tâm tư vấn pháp luật được thu thù lao đối với cá nhân, tổ chức khác có yêu cầu tư vấn pháp luật để bù đắp chi phí cho hoạt động của Trung tâm. Việc thu thù lao của Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chủ quản quyết định. Trong trường hợp Trung tâm tư vấn pháp luật được thu thù lao thì tổ chức chủ quản có trách nhiệm quy định về mức thù lao và phải có niêm yết tại trụ sở Trung tâm. Xuất phát từ việc được hình thành do các tổ chức chủ quản thành lập, mang tính chất xã hội, không nhằm mục đích thu lợi nhuận và chủ yếu phục vụ tư vấn pháp luật cho thành viên, hội viên, đoàn viên của tổ chức mình, do vậy, quy mô của Trung tâm tư vấn pháp luật còn nhỏ, cầm chừng mà không có sự năng động nhiều ra bên ngoài như các tổ chức hành nghề luật sư hay tổ chức pháp lý khác. Sự phân loại một cách đa dạng về tư vấn pháp luật cho phép nhìn nhận một cách đầy đủ và toàn diện tư vấn pháp luật. Từ đó, người tư vấn có thể xác định được các kỹ năng tư vấn pháp luật nói chung để họ có thể hành nghề tư vấn pháp luật một cách chuyên nghiệp. 1.1.3. Vai trò của tư vấn pháp luật 1.1.3.1. Vai trò của tư vấn pháp luật đối với xã hội Tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo môi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động của đời sống – xã hội. Do vậy mà hoạt động tư vấn pháp luật có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với xã hội hiện nay. Thứ nhất, tư vấn pháp luật đóng vai trò quan trọng vào việc phổ biến 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan