Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản từ thực tiễn tại đồng bằng sông cửu long hiện...

Tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản từ thực tiễn tại đồng bằng sông cửu long hiện nay

.PDF
167
149
80

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH ĐÌNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA NÔNG SẢN TỪ THỰC TIỄN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH ĐÌNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA NÔNG SẢN TỪ THỰC TIỄN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY Ngành: Luật kinh tế Mã số : 9380107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Trung Hiền HÀ NỘI – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu trong Luận án đều được trích dẫn nguồn trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thanh Đình MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 7 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ....................... 20 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .................. 24 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA NÔNG SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA NÔNG SẢN .................................................................................................... 28 2.1. Khái quát về hàng hóa nông sản ........................................................ 28 2.2. Nhận thức về hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản trên thế giới và Việt Nam .............................................................................................. 31 2.3. Khái niệm, đặc điểm và hình thức pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ..................................................................................... 35 2.4. Khái niệm và nội dung pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản .................................................................................................... 50 2.5. Nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ....... 60 2.6. Các yếu tố chi phối pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản .................................................................................................... 65 2.7. Kinh nghiệm pháp luật của các nước trong điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ...................................................................... 68 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA NÔNG SẢN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ............................................... 78 3.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ...................................................................... 78 3.2. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong những năm gần đây .................. 94 3.3. Nhận xét thực trạng pháp luật và thực tiễn ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long .......... 118 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA NÔNG SẢN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................................................................. 125 4.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ................................................................................... 125 4.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ........................................................... 129 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................................................................................ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BLDS Bộ luật Dân sự ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long HĐMB Hợp đồng mua bán HĐSXTT Hợp đồng sản xuất, tiêu thụ HHNS Hàng hóa nông sản HTX Hợp tác xã LTM Luật thương mại QSDĐ Quyền sử dụng đất SGDHH Sở giao dịch hàng hóa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật về hợp đồng Việt Nam hiện nay đang dần hoàn thiện, đã từng bước tạo hành lang pháp lý góp phần cho các giao dịch dân sự phát triển thuận lợi và ổn định. Theo đó, các giao dịch mua bán, tiêu thụ HHNS cũng đang dần thích nghi với đời sống nông nghiệp, đóng vai trò không thể thiếu trong việc kết nối giữa hoạt động sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Hợp đồng là công cụ pháp lý để thực hiện các giao dịch trao đổi, mua bán hàng hóa nói chung và HHNS nói riêng. HĐMB có đối tượng là HHNS, một loại giao dịch có tính chất đặc thù, quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm và tiêu thụ nông sản luôn đối mặt với nhiều rủi ro cả yếu tố thị trường cũng như các yếu tố sản xuất và các điều kiện tự nhiên nhiều biến động. Thực trạng thực hiện hợp đồng hiện nay cho thấy việc không tôn trọng hợp đồng đang diễn ra khá phổ biến. Các thỏa thuận trong hợp đồng đang thường xuyên bị cả người bán và người mua phá vỡ. Nông dân, thương lái, doanh nghiệp không tôn trọng cam kết, thường xuyên bội tín trong thực hiện các nghĩa vụ đã làm mất dần đi niềm tin của các bên trong giao dịch, làm giảm hiệu quả của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Một phần nguyên nhân của tình trạng trên là do pháp luật điều chỉnh quan hệ mua bán HHNS ở Việt Nam hiện nay là BLDS và LTM và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa thực sự hiệu quả. Các quy định của luật về hợp đồng đã tỏ ra không theo kịp quan hệ HĐMBHHNS vốn đang phát triển một cách nhanh chóng và đa dạng, dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh trong thực hiện HĐMBHHNS không được giải quyết kịp thời. Mặt khác, trong quá trình hội nhập quốc tế, pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng của Việt Nam còn chưa theo kịp sự phát triển cũng như phải chịu sự tác động mạnh mẽ bởi pháp các luật quốc tế, điều ước quốc tế, các bộ tiêu chuẩn quốc gia hoặc 1 luật mềm [95], khi sản phẩm nông sản sản xuất trong nước được xuất khẩu, tiêu thụ ở nước ngoài. Trong điều kiện kinh tế toàn cầu hóa và cạnh tranh quyết liệt trên thị trường tiêu thụ HHNS hiện nay, càng chậm trễ hoàn thiện cả về mặt thể chế chính sách và pháp luật về HĐMBHHNS thì nền nông nghiệp nước ta sẽ càng gặp khó khăn và tụt hậu hơn, kể cả trong tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu. Cần sớm hoàn thiện pháp luật về HĐMBHHNS là yêu cầu rất cấp thiết, góp phần tạo khung pháp lý để thúc đẩy quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng theo hướng tích cực, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trên cơ sở lợi ích lâu dài, cùng chia sẻ rủi ro góp phần cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp phát triển bền vững. Do vậy, có thể thấy việc chọn đề tài nghiên cứu “Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản từ thực tiễn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay” ở góc độ khoa học pháp lý là rất cần thiết nhằm hoàn thiện về lý luận và các quy định pháp luật trong giao kết và thực hiện HĐMBHHNS, đáng giá đúng thực trạng và tìm ra nguyên nhân và giải pháp sẽ góp phần cho các giao dịch mua bán HHNS được thuận lợi, phát triển kinh tế nông nghiệp và đời sống người nông dân. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận án là cung cấp các luận chứng về lý luận và thực tiễn, nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐMBHHNS ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp nâng cao thực hiện pháp luật về HĐMBHHNS và thực thi hiệu quả tại ĐBSCL. Để thực hiện mục đích nghiên cứu, Luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Thông qua đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến HĐMBHHNS đến thời điểm hiện nay để rút ra những kết quả đã đạt được và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. 2 - Làm rõ những vấn đề lý luận về HĐMBHHNS như: Khái niệm, đặc điểm, nội dung các điều khoản, hình thức của hợp đồng, nguồn pháp luật điều chỉnh và nguyên tắc, điều kiện giao kết hợp đồng, các yếu tố chi phối pháp luật về HĐMBHHNS. - Nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật về HĐMBHHNS ở một số nước trên thế giới để so sánh, gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam. - Nghiên cứu thực trạng pháp luật thông qua thực tiễn thực hiện HĐMBHHNS tại ĐBSCL hiện nay, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Phân tích các yêu cầu để nhằm hoàn thiện pháp luật HĐMBHHNS ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi tại ĐBSCL trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án: là những vấn đề pháp lý liên quan đến HĐMBHHNS. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là những vấn đề pháp lý liên quan đến HĐMBHHNS, trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề về giao kết và thực hiện HĐMBHHNS mà không đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề khác. Hai chủ thể chính và cơ bản trong phạm vi nghiên cứu của Luận án đó là các doanh nghiệp kinh doanh với vai trò là người mua HHNS và các hộ nông dân sản xuất, bán sản phẩm nông sản cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luận án cũng có đề cập một cách có giới hạn đến mối liên kết kinh tế đa chủ thể trong tổ chức sản xuất gắn với việc tiêu thụ HHNS nhằm làm rõ những vấn đề pháp lý liên quan HĐMBHHNS. Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của Luận án, đối tượng và không gian nghiên cứu, Luận án chỉ đi vào nghiên cứu các giao dịch HĐMBHHNS trong nước mà không nghiên cứu quan hệ mang tính chất ngoại thương. Bên 3 cạnh đó, Luận án sẽ chỉ hướng đến các sản phẩm nông sản là cây trồng mà chủ yếu là lúa gạo và một số loại trái cây có giá trị và sản lượng cao mang tính chủ lực của ĐBSCL. Tác giả lấy đối tượng nghiên cứu, khảo sát và liên hệ thực tiễn tại khu vực ĐBSCL trong những năm gần đây. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp; phương pháp nghiên cứu phân tích pháp lý (phương pháp nghiên cứu pháp luật truyền thống); phương pháp phỏng vấn trực tiếp; phương pháp phân tích tình huống thực tiễn (case study examination); phương pháp so sánh luật; phương pháp diễn giải, quy nạp... để giải quyết các vấn đề và nhiệm vụ của luận án. 5. Những đóng góp mới của Luận án Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận khoa học về hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại, tác giả đi sâu nghiên cứu tính chất đặc thù của quan hệ HĐMBHHNS. Luận án tập trung phân tích làm rõ khái niệm và đặc điểm pháp lý, nội dung và hình thức pháp lý của hợp đồng. Luận án cũng chỉ ra nguồn pháp luật điều chỉnh đối với HĐMBHHNS, nguyên tắc và điều kiện giao kết, đồng thời phân tích các yếu tố chi phối quan hệ pháp luật đối với HĐMBHHNS. Thứ hai, luận án đã trình bày và đánh giá toàn diện thực trạng ký kết và thực hiện HĐMBHHNS thông qua thực tiễn ở ĐBSCL trong những năm gần đây, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và những bất cập của pháp luật hiện hành điều chỉnh đối với quan hệ HĐMBHHNS. Luận án đã phân tích đáng giá những kinh nghiệm của các nước có nền nông nghiệp phát triển hoặc gần gũi với Việt Nam đã phát huy hiệu quả trong việc thực hiện và thực thi pháp luật về HĐMBHHNS, để từ đó tham khảo nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐMBHHNS của Việt Nam. 4 Thứ ba, luận án đề xuất được các yêu cầu khoa học và các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những bất cập trong giao kết, thực hiện HĐMBHHNS hiện nay, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi phù hợp với điều kiện phát triển giao dịch HĐMBHHNS ở ĐBSCL hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án - Ý nghĩa khoa học: Luận án là một công trình khoa học góp phần bổ sung lý luận pháp luật về HĐMBHHNS. Làm rõ các khái niệm pháp luật, quan điểm lý luận và mối quan hệ giữa chấp hành pháp luật và ý thức pháp luật trong việc tổ chức, thực hiện HĐMBHHNS. Đồng thời Luận án cũng làm rõ mối quan hệ giữa HĐMB tài sản và HĐMB hàng hóa với HĐMBHHNS. Đây là mối quan hệ giữa tính chung và tính đặc thù trong quan hệ HĐMB tài sản, hàng hóa nói chung. Luận án đã trình bày một cách có hệ thống toàn diện những vấn đề về thực hiện pháp luật HĐMBHHNS trong việc giao kết và thực hiện HĐMBHHNS. Thông qua việc phân tích thực tiễn và lập luận khoa học để góp phần bổ sung vào hoạt động nghiên cứu pháp luật về HĐMB hàng hóa hiện nay ở nước ta. Kết quả nghiên cứu và phân tích trong Luận án là cơ sở xây dựng, hoàn thiện pháp luật HĐMBHHNS ở Việt Nam trong thời gian tới. - Ý nghĩa thực tiễn: Những phân tích, kết luận và đề xuất mà Luận án nêu ra đều được xây dựng trên cơ sở khoa học pháp lý gắn liền với thực tiễn thực hiện HĐMBHHNS tại ĐBSCL, trung tâm sản xuất, giao dịch HHNS lớn nhất của cả nước. Trong điều kiện thực tế hiện nay, việc thực thi pháp luật HĐMBHHNS còn kém hiệu quả, các vi phạm hợp đồng xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại cho các bên tham gia, ảnh hưởng chung đến quá trình sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu HHNS, đòi hỏi phải nhanh chóng hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng, bảo đảm lợi ích của các chủ thể tham gia. Giá trị thực tiễn của Luận án còn là sự đóng góp trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về HĐMB hàng hoá, góp phần quan trọng vào ổn định 5 và phát triển các giao dịch về HHNS ở Việt Nam nói chung, đảm bảo việc thực thi HĐMBHHNS ở ĐBSCL nói riêng đạt hiệu quả cao, khắc phục những yếu kém, tồn tại đang diễn ra. Kết quả nghiên cứu của Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học về thực hiện pháp luật HĐMB hàng hóa, đặc biệt trong các giao dịch mua bán HHNS. Là nguồn tham khảo góp phần vào việc nghiên cứu ban hành các văn bản pháp luật về HĐMBHHNS cũng như quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng liên quan. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu; Chương 2. Những vấn đề lý luận về hàng hóa nông sản và hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản; Chương 3. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản và thực tiễn thực hiện tại Đồng Bằng Sông Cửu Long trong những năm gần đây; Chương 4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản và nâng cao hiệu quả thực thi tại Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nhóm các nghiên cứu đề cập đến khái niệm, vai trò, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản Hợp đồng là một phương thức quan trọng hiện diện trong mọi hoạt động của con người. Vì vậy, hợp đồng và pháp luật về hợp đồng là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của mọi chủ thể tham gia hợp đồng. Trên thế giới cũng như Việt Nam những nghiên cứu về hợp đồng đang trở nên đồ sộ, các quy định về hợp đồng luôn chiếm đa phần trong các đạo luật thuộc lĩnh vực luật tư. Trong lĩnh vực mua bán HHNS, vai trò của hợp đồng ngày càng được đề cao bởi nó tác động đến nhiều vấn đề kinh tế và xã hội ở các quốc gia. Chính phủ các quốc gia gồm các nước Asean cùng một số quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam và các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) hay Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD) đều dành sự quan tâm đối hợp đồng sản xuất, liên kết sản xuất và tiêu HHNS trong nông nghiệp vì nó gắn liền với sinh kế của bộ phận lớn dân cư các quốc gia đang phát triển và sự đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), xuất bản năm 2001: “Contract farming partnership for growth” [82] (hợp đồng canh tác hợp tác phát triển) của tác giả Charles Eaton và Andrew W.Shepherd: Hợp đồng trong nông nghiệp được xem như là một phương tiện tổ chức sản xuất đã có từ xa xưa trên thế giới. Ngày nay, sản xuất theo hợp đồng càng được sự quan tâm ở hầu hết các quốc gia và đang trở thành một yếu tố ngày càng quan trọng trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông 7 nghiệp. Vai trò của hợp đồng trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tiếp tục được khẳng định trong nghiên cứu của tác giả Armelle Mazé “Multilateralreputation mechanisms and contract law in agriculture: or substitutes?” [80] (Cơ chế đa phương – uy tín và luật hợp đồng trong nông nghiệp: bổ sung hay thay thế?), năm 2006, nghiên cứu đã chỉ ra: thực trạng chiếm ưu thế của các hợp đồng không chính thức đã dẫn đến các quốc gia có xu hướng điều chỉnh hợp đồng bằng các quy định pháp luật cụ thể. Tuy nhiên theo tác giả vai trò tổ chức thực thi hợp đồng tư nhân (CEI) như: hợp tác xã, hiệp hội tiếp thị, nhóm sản xuất, ban tự quản... đang nổi lên như một cơ chế đa phương đảm bảo việc thực thi hợp đồng. Khi bàn đến HĐMBHHNS thì đa phần các nghiên cứu dựa trên đối tượng của hợp đồng là HHNS để phân loại với các hợp đồng khác, từ đó chỉ ra những đặc điểm đặc thù của HĐMBHHNS. Nghiên cứu của Caterina Pultrone, “An Overview of Contract Farming: Legal Issues and Challenges” [81] (Tổng quan về hợp đồng nông nghiệp: các vấn đề pháp lý và thách thức), năm 2012, đã làm nổi bật vai trò pháp lý trong các thỏa thuận hợp đồng. Các quốc gia khác nhau sẽ có các định nghĩa, khái niệm hợp đồng nông nghiệp khác nhau và luật điều chỉnh cũng theo những cách rất khác nhau. Nhưng tựu chung lại, HĐMBHHNS là một loại hợp đồng có tính chất đặc thù ở đối tượng là HHNS – một loại hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, nguồn hàng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP ở các nước đang phát triển. Cuốn sách của tác giả Neil D. Hamilton “Farmer’s Legal Guide to Production Contracts” [84] (Hướng dẫn pháp lý cho nông dân về hợp đồng sản xuất), năm 1995, đã bàn về mặt pháp lý của hợp đồng sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Theo đó, hợp đồng là một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý mà các bên phải tuân thủ để nhằm phát triển hoạt động sản xuất. Tác giả đã phân tích mối quan hệ pháp luật trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, bản chất quan hệ pháp luật, rủi ro pháp lý và giải quyết các tranh 8 chấp, cũng như sự tham của Chính phủ nhằm đảm bảo thực thi hợp đồng. Ở Việt Nam, tác giả Bảo Trung trong Luận án Tiến sĩ “Phát triển thể chế giao dịch nông sản ở Việt Nam” [51], năm 2009. Theo tác giả: thể chế sản xuất theo hợp đồng là những quy định về cấu trúc tổ chức, cơ chế vận hành của các hình thức sản xuất theo hợp đồng phải phù hợp với những cơ sở vật chất và điều kiện nhất định. Tác giả phân loại các thể chế giao dịch nông sản theo bản chất kinh tế của giao dịch gồm: thể chế giao ngay, thể chế sản xuất theo hợp đồng và thể chế giao sau. Sản xuất theo hợp đồng là hình thức giao dịch nông sản nhằm gắn kết người nông dân sản xuất với người tiêu thụ sản phẩm mà hầu hết những nước có nền sản xuất nông nghiệp phát triển trên thế giới đang áp dụng và nước ta cũng đang hướng đến. Ở một vài khía cạnh cụ thể, các nghiên cứu khác đã chỉ ra một số đặc điểm của HĐMBHHNS, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố về quan hệ hợp đồng nông nghiệp giữa hai bên chủ thể của hợp đồng là nông dân và doanh nghiệp. Tác giả R.C.A. Jain trong nghiên cứu “Regulation and Dispute Settlement in Contract Farming in India” [83] (Nghiên cứu về quy chế và cách giải quyết tranh chấp hợp đồng nông nghiệp tại Ấn Độ), năm 2008, đã nêu ra những tồn tại mang tính hệ thống của liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp. Các công ty có xu hướng làm ăn với các nhà sản xuất quy mô lớn hoặc trung bình, còn những người sản xuất nhỏ không được quan tâm, trong khi phần lớn họ là nông dân nghèo và dân trí thấp. Hệ quả là người nông dân càng thiếu thông tin đầy đủ về thị trường dẫn đến tình trạng “bất đối xứng thông tin” cùng với sự thiếu vắng hệ thống đăng ký hợp đồng càng làm bất lợi cho nông dân hơn. Nghiên cứu đã cho thấy cả hai bên – các công ty và những người nông dân có xu hướng bội ước trên hợp đồng, bất cứ khi nào các điều kiện thị trường, giá cả phù hợp với họ. Lý do có thể là từ phía công ty, họ thường từ chối các sản phẩm của người nông dân dựa trên cơ sở chất lượng nông sản, có khi là phi lý, giá cả đưa ra đặc biệt có thể là thấp hơn giá hợp đồng tại thời điểm thu hoạch hoặc chọn giải pháp chậm trễ trong việc thanh toán cho nông dân. 9 1.1.2. Nhóm các nghiên cứu đề cập đến các nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản HĐMBHHNS là một loại hợp đồng thương mại, dân sự. Do đó, các nguyên tắc trong giao kết và thực hiện hợp đồng HĐMBHHNS không nằm ngoài các nguyên tắc cơ bản của luật hợp đồng đã được đề cập rất nhiều trong các tài liệu chuyên khảo, sách giáo trình về luật hợp đồng như: nguyên tắc tự do hợp đồng, nguyên tắc thiện chí, nguyên tắc áp dụng tập quán và thói quen ứng xử… Khi nhấn mạnh đến nguyên tắc tự nguyện và thiện chí trong giao kết và thực hiện HĐMBHHNS, cuốn sách của tác giả Carlos A da Silva, Marlo Rankin, “Contract Farming for inclusive market access”[79] (Hợp đồng nông nghiệp hướng đến tiếp cận thị trường), năm 2013, viết: Ngày nay các doanh nghiệp chế biến và bán lẻ hàng nông sản chịu áp lực cạnh tranh lớn về chi phí và thị trường, vì vậy một số doanh nghiệp đang phát triển theo hướng ký kết hợp đồng với nhà sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Vấn đề đặt ra là cơ chế nào có hiệu quả để đảm bảo thực thi hợp đồng với sự tham gia của nông dân. Trong mối quan hệ đó, nhiều trường hợp nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được thi hành một cách tự nguyện vì danh tiếng hơn là do các ràng buộc về thủ tục pháp lý chặt chẽ. Quyển sách trình bày một loạt các trường hợp về thực hiện hợp đồng với nhiều mặt hàng trong bối cảnh của các quốc gia khác nhau. Trong đó đề cập chức năng của hợp đồng và tiếp cận ở góc độ thể chế đa dạng ở các quốc gia trong sản xuất nông nghiệp gắn với tiếp cận thị trường. Nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) “Contract farming partnership for growth” [82] cũng đề cập vấn đề ở các nước nông nghiệp đang phát triển, thực tiễn thỏa thuận hợp đồng với nông dân thường được ký kết không chính thức hoặc chỉ bằng lời nói, khi tranh chấp phát sinh các bên thường không có khả năng tìm đến biện pháp giải quyết tại tòa án. Do vậy, việc tự nguyện thực hiện và kiểm soát tốt các yếu tố của hợp đồng sẽ có lợi cho cả hai bên. 10 Đáng lưu ý khi đánh giá về nguyên tắc công bằng – một trong những nguyên tắc cốt lõi của pháp luật, nghiên cứu của HomeNet Thailand “Report on Contract Farming in Thailand”[107] (Báo cáo về hợp đồng nông nghiệp ở Thái Lan), năm 2012 cho thấy, ở góc độ luật pháp trên thực tế sự công bằng không được bảo đảm, người nông dân không có các quyền dân sự, thương mại mà họ bị buộc phải thực hiện các thỏa thuận một cách thụ động, các thiệt hại và rủi ro trong sản xuất thì hầu hết đều đẩy gánh nặng lên nông dân. Tương tự như trên, trong nghiên cứu của tác giả Braja Bandhu về “The role of contract farming in agricultural development in globalise world: an institutional economics analysis”[101] (Vai trò của hợp đồng trong phát triển nông nghiệp toàn cầu hóa: một phân tích thể chế kinh tế), năm 2013, đã chỉ ra trong hợp đồng nông nghiệp, người nông dân luôn ở vị thế yếu và thường phải gánh chịu nhiều rủi ro hơn, làm giảm khả năng thương lượng của họ và đôi khi hợp đồng nông nghiệp trở thành công cụ chống lại họ. Nguyên tắc áp dụng tập quán, thói quen thương mại, thói quen ứng xử trong giao kết và thực hiện HĐMBHHNS cũng được đề cập trong các nghiên cứu. Ở Việt Nam, bài viết “Giao dịch nông sản: Thể chế chưa khuyến khích hợp đồng” [53] của Nguyễn Phương Lam, VCCI Cần Thơ đã chỉ ra: HĐMB được xem là cơ sở pháp lý quan trọng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia, khả năng thương lượng, đàm phán trong hợp đồng là một cơ sở quan trọng để tạo ra lợi thế trong kinh doanh. Ở thế chủ động, chủ thể hợp đồng hoàn toàn có thể đưa ra các điều khoản có lợi cho mình, và ngược lại. Tuy nhiên trên thực tế, theo thói quen, tập quán và một ít chủ quan, nông dân thường không mấy mặn mà với những điều khoản và tính pháp lý của hợp đồng nên thường ở thế bị động. Nông dân và nhất là ở ĐBSCL, người sản xuất chính ra nông sản nhưng ít có điều kiện tiếp xúc mua bán lớn, không hiểu về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, sự thay đổi của thị trường, chính sách điều tiết của Nhà nước... nên gần như “mù” thông tin. Thực tế các 11 điều khoản giao dịch mua bán đều do phía doanh nghiệp đưa ra, từ tiêu chuẩn kỹ thuật, đến giao nhận hàng và đặc biệt là thời gian thanh toán đều có lợi cho phía chủ động soạn thảo hợp đồng, không ai tư vấn cho nông dân những vấn đề này. Vì vậy trong trường hợp xảy ra bất trắc, tranh chấp, phần thiệt hại nằm ở phía họ. Ngay cả doanh nghiệp cũng thiếu hiểu biết về pháp lý và chủ quan trong giao dịch mua bán, các điều khoản trong một hợp đồng đều rất sơ sài, chủ yếu là các điều khoản về số lượng, giá cả... mà ít quan tâm các điều khoản ràng buộc khác. Hệ thống luật hiện hành còn thiếu các biện pháp chế tài, khâu thực thi pháp luật còn nhiều thủ tục, mất thời gian, hiện chưa có những giải pháp pháp lý thích hợp điều chỉnh đối với HĐMBHHNS. Ngoài ra, các nguyên tắc pháp luật điều chỉnh hoạt động giao kết và thực hiện HĐMBHHNS cũng được hầu hết các nghiên cứu đề cập ở nhiều mức độ và góc độ khác nhau, chủ yếu xuất phát từ việc phân tích mối quan hệ đặc thù, tính “bất cân xứng” trong quan hệ mua bán HHNS. 1.1.3. Nhóm nghiên cứu về các yếu tố tác động đến giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản Ở nhiều góc độ khác nhau các nghiên cứu đã phân tích tương đối toàn diện, đầy đủ về các yếu tố tác động đến hoạt động giao kết và thực hiện HĐMBHHNS như: thể chế pháp lý; điều kiện kinh tế xã hội; tâm lý kinh doanh; tập quán và thói quen thương mại; sự can thiệp của cơ quan quản lý và các thiết chế xã hội khác. Các yếu tố này cũng được đánh giá với nhiều mức độ khác nhau ở một số quốc gia như Ấn Độ, Thán Lan, và một số nước Đông Nam Á. Công trình nghiên cứu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) “Contract farming partnership for growth” [82] cũng đã chỉ ra sự thành công của hợp đồng bên cạnh các yếu tố canh tác, môi trường và xã hội thuận lợi, thì sự hỗ trợ của Chính phủ và khung pháp lý của hợp đồng tạo ra các nguyên tắc để đảm bảo thực hiện hợp đồng có vai trò quan trọng. Nghiên cứu của Braja Bandhu “The role of contract farming in 12 agricultural development in globalise world: an institutional economics analysis”[101], đã phân tích trong bối cảnh khủng hoảng nông nghiệp diễn ra khắp nơi, nghiên cứu đã xem xét các trở ngại đối với ngành nông nghiệp. Nghèo đói và thể chế pháp luật yếu kém là một trong các nguyên nhân của tình trạng khủng hoảng ở Ấn Độ. Báo cáo của HomeNet Thailand “Report on Contract Farming in Thailand”[107] có nhận định, Nền nông nghiệp Thái Lan hiện đang phát triển theo xu hướng ứng dụng công nghệ và tiếp thị, điều đó dẫn đến các doanh nghiệp và nông dân sản xuất nhỏ sẽ khó đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường. Chính phủ Thái Lan trong những năm gần đây đã tiến hành nhiều biện pháp để giảm các hoạt động sản xuất nhỏ. Báo cáo đưa ra khuyến nghị để cải thiện hoạt động sản xuất cần tổ chức tốt việc thực hiện hợp đồng, trong đó vai trò của Chính phủ là tiến hành giám sát thực hiện hợp đồng một cách chủ động và cưỡng bức để bảo vệ những chủ thể có thiện chí trong hợp đồng. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của Chính phủ trong việc giảm thiệt hại và rủi ro cho người nông dân còn rất hạn chế. Trong khi đa phần các nghiên cứu nhận định vai trò của Chính phủ trong việc can thiệp, hỗ trợ hoạt động mua bán HHNS, thì ở một góc độ khác, theo Armelle Mazé “Multilateral-reputation mechanisms and contract law in agriculture: or substitutes?” [80], năm 2006, Tác giả đã phân tích khi mà sự thiếu vắng các cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ thương lượng hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp thì các tổ chức tập thể của người sản xuất có xu hướng phát huy vai trò sức mạnh của mình bằng việc tự điều chỉnh và các cơ chế tự bảo vệ hoặc thực hiện việc trừng phạt tập thể. Về vai trò của điều chỉnh bằng pháp luật đối với hợp đồng nông nghiệp tác giả có một cách tiếp cận khác bằng việc đề cao vai trò của thực thi tư nhân đối với hợp đồng. Bài nghiên cứu “Tín dụng và sự tin cậy: Thị trường trái cây ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” [2], Báo cáo đối thoại chính sách của UNDP, xuất bản 13 năm 2008 của các tác giả Vũ Thành Tự Anh, Brian JM Quinn. Nghiên cứu đã chỉ ra ở thị trường trái cây ở vùng đồng ĐBSCL, dù các giao dịch có thể diễn ra rất đơn giản (các giao dịch tại chỗ), nhưng các bên thường làm cho giao dịch trở nên phức tạp hơn khi đưa vào yếu tố tín dụng. Việc thiếu các thể chế pháp lý đáng tin cậy và các cơ chế trật tự tư nhân kém hiệu quả đã nâng chi phí giao dịch trên thị trường. Các tác giả kiến nghị xây dựng một cơ chế đơn giản đảm bảo uy tín sẽ có thể tăng cường hiệu quả cho thị trường, đồng thời giảm bớt rủi ro cho cả người nông dân cũng như thương lái. Trong công trình nghiên cứu “Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam” [24] của tác giả Hồ Quế Hậu, năm 2012 cũng đã nêu lên những vấn đề lý luận và thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến và nông dân Việt Nam. Liên kết kinh tế có vai trò hỗ trợ khắc phục sự thiếu hoàn hảo của thị trường. Công trình đã khái quát được các điều kiện hình thành liên kết kinh tế, các hình thức liên kết kinh tế. Tuy nhiên hoạt động liên kết trong thời gian qua chưa đạt được kết quả như mong muốn. 1.1.4. Nhóm các nghiên cứu liên quan đến hạn chế về nội dung, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản và giải pháp khắc phục Kết quả nghiên cứu liên quan đến HĐMBHHNS đã cung cấp bức tranh thực trạng rất đa dạng về HĐMBHHNS từ hình thức đến nội dung. Các nghiên cứu đã đặt sự quan tâm lớn vào giải quyết mối quan hệ hợp đồng trong liên kết, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản. Bên cạnh đó cũng có một số tác phẩm nghiên cứu chuyên ngành luật đề cập đến các vấn đề pháp lý nhằm giải quyết mối quan hệ hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ HHNS. Những công trình nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích khi thực hiện luận án, tiêu biểu trong số đó là các công trình sau: Nghiên cứu của Farmers’ Legal “Selling Fruits and Vegetables to Local Retailers and Restaurants. An Overview of Legal Issues” [99] (Hợp đồng bán rau quả cho các nhà bán lẻ và nhà hàng tại địa phương - Tổng quan các vấn đề 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan