Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 ...

Tài liệu HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012

.PDF
86
125
62

Mô tả:

HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012
1 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 Đề thi: “Trong số các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ở tỉnh Đồng Nai mà bạn đã đến tham quan, hãy trình bày cảm nghĩ về giá trị lịch sử - văn hóa của di tích mà bạn tâm đắc nhất; nêu ý kiến góp ý kiến nghị về việc giữ gìn, phát huy giá trị của di tích ấy trong quá trình xây dựng, phát triển tỉnh Đồng Nai văn minh, giàu đẹp”. Cổng vào di tích lịch sử- danh thắng Núi Chứa Chan (Ảnh BQL DTDT tỉnh Đồng Nai) 1 2 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 DI TÍCH LỊCH SỬ DANH THẮNG NÚI CHỨA CHAN (HUYỆN XUÂN LỘC- ĐỒNG NAI)  2 3 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 PHẦN A: CẢM NGHĨ VỀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA DI TÍCH LỊCH SỬ - DANH THẮNG NÚI CHỨA CHAN Vùng đất Đồng Nai với những sản phẩm văn hóa là sự sáng tạo của cha ông ta trong quá trình hình thành và đấu tranh giải phóng dân tộc. Đồng Nai có hệ thống di tích lịch sử văn hóa rất phong phú, phản ánh diễn trình lịch sử phát triển của Đồng Nai qua nhiều thời kỳ, là thành quả của nhiều thế hệ tạo dựng từ nền văn hóa cổ đến văn minh hiện đại. Tính đến tháng 11/2012, Đồng Nai có 46 di tích được xếp hạng; trong đó có 26 di tích Quốc gia, 19 di tích cấp Tỉnh và 01 di tích Quốc gia Đặc biệt (Vườn Quốc gia Cát Tiên)1. Những di tích được xếp hạng gồm: di tích lịch sử văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh. Căn cứ vào phân loại của Luật Di sản văn hóa, hệ thống di tích ở Đồng Nai gồm hai loại hình di tích lịch sử- văn hóa và danh lam thắng cảnh. Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây: + Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương; + Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử; + Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu; 1 Danh lam thắng cảnh Vườn Quốc gia Cát Tiên (nằm trên địa phận ba tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích Quốc gia Đặc biệt theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27/9/2012. 3 4 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 + Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây: + Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu; + Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất. Đến nay, Đồng Nai có ba di tích thuộc loại hình danh lam thắng cảnh gồm: - Danh thắng Bửu Long: P. Bửu Long, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai. - Đá Chồng Định Quán: TT. Định Quán, h. Định Quán, Đồng Nai. - Núi Chứa Chan: các xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Suối Cát, Xuân Hiệp, thị trấn Gia Ray thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Trong số các di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia mà tôi đã tham quan, tôi tâm đắc nhất là di tích núi Chứa Chan bởi vì đây là ngọn núi cao nhất hiếm hoi ở Đồng Nai cũng như khu vực Đông Nam bộ. Đây là di tích mới được công nhận là di tích cấp Quốc gia (nâng cấp từ di tích cấp Tỉnh) theo quyết định số 1204/QĐ-BVHTTDL ngày 29/3/2012 của Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch với loại hình di tích Lịch sử -Danh thắng. Núi Chứa Chan là di tích Quốc gia duy nhất của huyện Xuân Lộc. Di tích có phạm vi phân bố rất rộng lớn, một cảnh quan thiên nhiên rất hùng vĩ là niềm tự hào của người Đồng Nai. Từ Nam ra Bắc đi qua thị xã Long Khánh (hoặc từ Bắc vào Nam), bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy núi Chứa Chan sừng sững trước mặt. Diện tích núi được qui hoạch khoảng 2.250 ha nằm trên địa bàn 5 đơn vị hành chính thuộc 4 5 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai là: xã Xuân Trường, xã Xuân Thọ, xã Suối Cát, xã Xuân Hiệp và thị trấn Gia Ray. Núi Chứa Chan có thể được xem là một trong những di tích có tiềm năng và triển vọng khá lớn trong hoạt động đầu tư và khai thác du lịch bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đặc biệt, đây còn là di tích có nhiều kỷ niệm đối với tôi: trong ba lần đến di tích, có hai lần tôi được nghỉ qua đêm ở di tích này. Hơn 20 năm trước, khi được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước, chỉ một thời gian ngắn sau, tôi được cử đi công tác ở di tích này. Đến Long Khánh, tôi và một đồng nghiệp nghỉ lại nhà ông Huỳnh Công Tâm (Tư Ước)- một nhân chứng lịch sử cách mạng, hôm sau được sư cô Nguyễn Thị Tư dắt đi chùa Gia Lào. Lần đầu tiên được leo núi, ngắm cảnh, lòng tôi rất hào hứng phấn khởi vì tuổi trẻ, náo nức của những ngày mới đi làm. Đường lên núi Gia Lào lúc bấy giờ còn hoang sơ và vắng người hơn bây giờ, nhưng việc chinh phục núi lại rất nhẹ nhàng và dễ dàng. Một đêm ở lại trên chùa Gia Lào, tôi cảm nhận được vẻ đơn sơ và tĩnh lặng của ngôi chùa Bửu Quang được sư cô Tư giới thiệu là được làm toàn bằng tay từ những năm 50 của thế kỷ XX, với những cây cột méo mó vặn vẹo, vì được ốp ngoài bởi những thân bẹ chuối mềm ẹo… Lần thứ hai, cách đây khoảng 10 năm, tôi cùng một số đồng nghiệp đi khảo sát núi Chứa Chan lập hồ sơ xếp hạng. Lại cũng từng bậc thang, chúng tôi leo lên tới chùa Gia Lào. Chiều xuống, chúng tôi nghỉ lại trên những chiếc võng ở dốc 3. Buối tối, với món bánh xèo nóng ăn kèm với những lá xoài non, đọt rừng, cải xanh, xà lách… Sao mà món bánh xèo ở đây lại ngon đến thế! Tôi vẫn nhớ mãi món bánh xèo của núi Gia Lào. Lần thứ ba mới đây, khi đến di tích để chụp hình viết bài dự thi, cùng với một số cán bộ của BQL di tích núi Chứa Chan hướng dẫn đoàn, leo được hàng chục bậc thang liên tục của dốc đầu tiên tôi sớm bị “gục ngã”. Người say sẩm như trúng gió, vã mồ hôi, hoa mắt, môi tái, buồn nôn, tim đập nhanh 5 6 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 và khó thở... Có lẽ do ít vận động, lại đi theo đoàn toàn thanh niên trẻ khỏe leo dốc tốc độ, nên bị đuối sức… Lúc đó, tôi thấy hối hận vì đã chọn di tích này và cảm thấy để đến được chùa Bửu Quang ở trên đỉnh núi sao quá khó khăn… Nhưng sau một hồi nghỉ ngơi tỉnh sức, tôi lại quyết tâm chinh phục núi Gia Lào cùng với những đồng nghiệp trẻ khác. Di tích núi Chứa Chan là loại hình di tích đa dạng, hội đủ các yếu tố về lịch sử, văn hóa, khoa học của di sản văn hóa- danh lam thắng cảnh. Di tích vừa có giá trị lịch sử -văn hóa vừa có giá trị về sinh thái tự nhiên nên có tiềm năng phát triển kinh tế địa phương thông qua hoạt động khai thác du lịch ở hiện tại và trong tương lai. I. NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ- VĂN HÓA CỦA DI TÍCH: Xuân Lộc là một huyện thuộc miền núi nằm ở phía đông nam tỉnh Đồng Nai; phía bắc giáp huyện Định Quán và huyện Đức Linh - Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận; phía nam giáp huyện Cẩm Mỹ - tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa- Vũng tàu; phía đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía tây giáp thị xã Long Khánh - tỉnh Đồng Nai. Xuân Lộc có diện tích là 725,84 km 2, chiếm 12,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số huyện Xuân Lộc là 218.753 người, mật độ 0,301 người/km2. Cư dân huyện Xuân Lộc gồm nhiều tộc người: Việt, Chơro, Chăm, Khmer, Stiêng, Hoa… Địa danh Xuân Lộc nổi tiếng là chiến trường ác liệt trong trận Xuân Lộc cánh cửa thép phía đông Sài Gòn (tháng 4 năm 1975). Ngày nay, Xuân Lộc nổi tiếng với các vườn cây ăn trái như: chôm chôm, sầu riêng, mít, xoài, măng cầu, nhãn, bơ, cam, quýt, chuối, đu đủ, ổi... Xuân Lộc có các địa danh tiêu biểu như: núi Gia Lào hay núi Chứa Chan (được phong làm “Đệ nhị thiên sơn” của vùng Nam bộ), hồ Suối Vọng, hồ Núi Le… Núi Chứa Chan - Xuân Lộc là một địa danh nổi tiếng xưa nay không chỉ là phong cảnh hữu tình từ vẻ đẹp của núi đá hang động thiên nhiên kết hợp với bàn tay sáng tạo khéo léo của con người mà còn là một địa danh với nhiều chiến tích lịch sử đã đi vào ký ức của bao thế hệ cư dân như một biểu 6 7 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 tượng của quê hương “Miền Đông gian lao mà anh dũng”. Ngày 17/6/2009, Ủy ban nhân tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 1687/QĐ-UBND xếp hạng núi Chứa Chan là di tích lịch sử - danh thắng đầu tiên nằm trên địa phận huyện Xuân Lộc. Ba năm sau, ngày 29/3/2012, Bộ VH-TT-DL đã xếp hạng di tích núi Chứa Chan là di tích cấp Quốc gia với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học vốn có của di tích. Từ ngã ba Ông Đồn (trung tâm hành chính của huyện Xuân Lộc) theo tỉnh lộ 766 đi hướng Đông Bắc khoảng 3km, du khách sẽ đến được chân núi Chứa Chan. Di tích lịch sử - danh thắng núi Chứa Chan được biết đến với những giá trị về lịch sử - văn hóa với những dấu ấn về công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt, những trận chiến đấu giữa Đại Việt và Chămpa và những chiến tích lừng danh của lực lượng cách mạng trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, những công trình kiến trúc tôn giáo và các lễ hội nơi đây. 1. Giá trị lịch sử- văn hóa: Vùng núi Chứa Chan- Xuân Lộc chứa đựng nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Những di chỉ khảo cổ học được phát hiện và khai quật từ trước đến nay tại các địa điểm Bình Lộc, Phú Hòa, Cam Tiên, Suối Chồn, Cầu Sắt đã ghi nhận Xuân Lộc có dấu vết con người từ thời đại đồ đá cũ (cách ngày nay hàng vạn năm), thời đại đồ đá mới cho đến thời đại kim khí (cách ngày nay khoảng 2.000 - 3.000 năm). Xung quanh chân núi, những người dân đã phát hiện được lẻ tẻ một số công cụ của người tiền sử như: rìu, bàn mài đá hay thẻ đeo bằng đá hình bầu dục… chứng tỏ con người tiền sử đã sinh sống ở vùng đất này cách nay hàng ngàn năm. Cuối thế kỷ XVIII, Xuân Lộc còn là mảnh đất hoang vu, rừng rậm với nhiều thú dữ và nước độc. Chủ nhân là đồng bào các dân tộc sinh sống thành từng cụm rải rác ven các con suối nhỏ. Xung quanh khu vực núi Chứa chan là làng dân tộc Chơro xã Xuân Trường. Nơi đây, còn bảo tồn nhiều hình thức văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc với nhà ở, ẩm thực, phong tục tập 7 8 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 quán, tri thức dân gian, luật tục, âm nhạc, nhạc cụ, lễ hội dân gian… tạo nên những giá trị văn hóa tiêu biểu của cư dân địa phương. Đặc biệt những giá trị trong hạng mục chính di tích được xếp hạng là những cơ sở tôn giáo với những sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo ở chùa Bửu Quang, chùa Linh Sơn, chùa Lâm Sơn quanh năm thu hút đông đảo khách hành hương đến tham quan, lễ Phật… * Chùa Bửu Quang: Từ chân núi, theo đường mòn và những bậc đá tam cấp dẫn du khách lên núi viếng chùa. Ở lưng chừng núi, độ cao khoảng 600m có một hang đá thiên tạo về hướng đông bắc có mái vòm uốn cong tạo dáng hình rồng như kiến trúc chùa cổ, xung quanh khu vực này từ xưa, giới tu hành, đạo hạnh đã đến dựng chùa, trong đó có Bửu Quang Tự (tức chùa Gia Lào). Một trong những địa điểm mà du khách thường muốn chinh phục khi đến đây là ngôi chùa Bửu Quang nằm ở lưng chừng núi Chứa Chan. Việc chinh phục núi và đỉnh núi có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một là từ 8 9 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 chân núi đến chùa Bửu Quang (hay chùa Gia Lào) dễ đi, có người. Giai đoạn 2 từ chùa Gia Lào lên đỉnh núi – không có người, vạch rừng mà đi. Để lên đến chùa Gia Lào, một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và lạ lùng nhất vì không có hòm công đức như các chùa khác, du khách sẽ chinh phục đoạn đường dài khoảng 3,2km được nối bởi hơn 360 bậc thang. Đây là con đường có được từ việc đổi gạo khách thập phương cúng cho chùa lấy xi măng để xây dựng. Đến chùa, ngoài việc chiêm bái, tín ngưỡng, du khách còn có cơ hội ngắm ngôi chùa tọa lạc trên một hang đá có dáng hàm Rồng với toàn bộ quần thể kiến trúc đều dựa theo những hang động thiên nhiên, tạo nên nét thâm nghiêm và kỳ vĩ. Chùa có tên chữ là Bửu Quang tự, thường gọi là chùa Gia Lào do thiền sư Bửu Chơn khai sơn tạo lập vào đầu thế kỷ XX. Chùa lúc đầu chỉ là một cốc nhỏ nằm trong hang đá có hình dáng uốn cong như miệng một con rồng, bà con quanh vùng gọi đây là Hàm Rồng. Xung quanh khu vực này thuở xưa đã có nhiều lớp tu hành đạo hạnh. Vào năm Thiệu Trị thứ 5 (năm Ất Tỵ 1845) có ba sư tăng là Hải Chánh, Bửu Thanh và Bửu Chơn từ Phú Yên vào Nam tìm chốn thâm sơn dựng chùa hành đạo. Các vị Hải Chánh, Bửu Thanh sau về Bà Rịa lập chùa Long Bàn. Riêng sư tăng Bửu Chơn đã tìm đến núi Chứa Chan ẩn dật tu hành và đã viên tịch tại đây. Ngay trước hang đá lớn bây giờ còn tồn tại một ngôi tháp được xây bằng đất sét trộn đá gọi là Thiên Bửu tháp. 9 10 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 Bên cạnh là mộ phần của tổ khai sơn gọi là tháp Tổ Bửu Chơn cùng nhiều tháp khác. Năm 1941, ông Nguyễn Văn Ngọ và ông Sáu Cao là những nhà nho đồng thời là những nhà địa chất đã đến khảo sát núi Chứa Chan và tìm ra hang đá (khu chánh điện bây giờ). Khi tìm ra hang, ông Ngọ đã đưa sư tăng Thích Thiện Minh đến đây dựng am thờ để tu hành. Năm 1943, thầy Thích Thiện Minh về quê giao lại cho sư thầy Trương Văn Đó kế vị. Năm 1950, thầy Trương Văn Đó viên tịch, sư ông Trần Văn Cát kế vị trụ trì cùng thủ tạ Võ Văn Lắng. Từ đây hai thầy trò cùng một số đệ tử khác như Ni cô Nguyễn Thị Tư, Sư cô Nguyễn Thị Khoẻ, Vũ Thị Lo và nhiều bổn đạo tiến hành xây dựng chùa bằng bê tông cốt sắt. Ròng rã suốt 19 năm trời với sự cần mẫn, các vị sư tăng và phật tử đã đưa từng cân xi măng, từng cây sắt luồn rừng lội suối lên dựng chùa. Năm 1975, thầy Trần Văn Cát viên tịch, thầy Võ Văn Lắng lên kế vị và trụ trì cho đến nay2. Chùa tọa lạc ở độ cao 660m nằm lưng chừng núi, lưng dựa vào vách núi, mặt chính quay về hướng Đông. Từ chân núi đi theo những bậc cấp chạy vòng theo triền núi, leo lên những dốc đá dựng đứng mới tới chùa. Từ đây nhìn xuống chân núi là thung lũng xanh thẳm, xa xa là cánh đồng với những ô ruộng, khoảnh vườn xanh tươi tựa như bàn cờ. Thị trấn Gia Ray thấp thoáng ẩn hiện xa xa. Chùa được kiến tạo dựa theo hình thế của hang đá được thiên nhiên tạo tác. Chùa có mái vòm uốn cong bằng bê tông cốt sắt bên trên hang đá, mở rộng ra phía trước Hàm Rồng và được bảo vệ vững chắc bằng hệ thống trụ bê tông phía dưới. Chùa cấu tạo gồm chánh điện xây nối tiếp với hang đá, bên trong được bày trí như sau: Di Đà Thích Ca Đản sinh, Thích Ca nhập Niết Bàn, Phật Bà Quan Âm, Chuẩn Đề, Văn Thù, Phổ Hiền, Thế Chí. Hai bên tả hữu là khám thờ Tam Tạng và Phật Bà Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn. Ở hậu điện, dọc hai bên hốc đá của Hàm Rồng là gian thờ Phật Đản 2 Thầy Võ Văn Lắng là cơ sở cách mạng và trực tiếp tham gia kháng chiến, được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương cao quý. 10 11 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 sinh, gian thờ Quan Bình, Quan Công, Châu Xương và án thờ các vị sư trụ trì đã viên tịch (bài vị chữ Hán). Ở bên phải chánh điện theo bậc cấp đi lên là gian thờ Phật Bà Quan Âm. Hành lang ngoài cửa chánh điện ở giữa thờ tượng Hộ Pháp, bên tả thờ Tiêu Diện, bên hữu thờ tượng Sơn Thần. Chánh điện chùa Bửu Quang Hang đá nằm sâu bên trong lòng chánh điện, rộng khoảng 7m, cao khoảng 2m. Lòng hang sâu khoảng 6m có những bệ đá gập ghềnh. Bệ đá ở trung tâm khá bằng phẳng là bàn thờ Phật Di Lặc. Ở cửa hang theo bậc cấp đi xuống là gian nhà dùng để tiếp khách. Dọc theo vách hang có một hốc đá nhỏ được tôn tạo làm chỗ nghỉ cho sư thầy trụ trì. Hai nhà khách ở tả hữu chánh điện được xây bằng bê tông cốt thép nhô ra ngoài, mặt tiền chánh điện đối xứng nhau là nơi nghỉ lại của Phật tử đến viếng chùa. Phía sau chánh điện là nhà bếp có sẵn lương thực để khách hành hương tự nấu ăn. Trên chùa có những bể nước sử dụng quanh năm, nước được chuyển bằng hệ thống đường ống từ suối Gia Lào trên núi xuống, rất trong mát. Khách thập phương đến viếng chùa ai cũng muốn được rửa mặt và tắm ở đây. Đặc biệt suối Gia Lào có một nhánh nhỏ len lỏi qua các bãi đá sau chùa, 11 12 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 trong có một loài tôm nhỏ nên thường được gọi là suối Tôm. Tương truyền, ai đến đây vãn cảnh chùa với lòng thành tâm thì sẽ bắt được một con tôm nhỏ đem về với những ước nguyện tốt đẹp nhất. Sau khi chùa Chánh Giác bị giặc đốt phá, thầy trò chùa Chánh Giác lại lên chùa Bửu Quang tiếp tục tu hành và vận động bá tánh ủng hộ kháng chiến. Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, một số cán bộ cách mạng bị giặc truy lùng đã chạy về chùa nương náu một thời gian rồi sau đó tiếp tục liên lạc hoạt động trở lại. Thời gian này, khu vực suối Gia Lào được chọn để xây dựng căn cứ, tích trữ lương thực, vũ khí để kháng chiến lâu dài. Nằm trong địa bàn “tự do oanh kích”, Mỹ - Ngụy nhiều lần dùng pháo, đạn tàn phá chùa. Đầu năm 1971, giặc Mỹ trong một ngày đã bắn hàng trăm quả đạn vào khu vực chùa. Máy bay lên thẳng 19 lần bắn rốc kết xuống đây. Dù đạn bom khốc liệt, dù đói cơm thiếu muối các sư tăng vẫn bám núi bám chùa, một lòng một dạ theo cách mạng, ủng hộ kháng chiến. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa Bửu Quang là trạm giao thông liên mật, nơi đây đã góp một phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 2. Giá trị lịch sử: Núi Chứa Chan ngày nay còn lưu lại nhiều dấu tích hoạt động cách mạng qua hai cuộc kháng chiến của người Đồng Nai, vì đây là căn cứ kháng chiến của huyện Xuân Lộc và chùa Bửu Quang từng là căn cứ hậu cần, nơi trú đóng của nhiều cán bộ chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Xuân Lộc là một căn cứ cách mạng của vùng Đông Nam bộ. Khi Pháp đánh chiếm Đồng Nai - Gia Định lần thứ nhất Trương Quyền lập căn cứ tại vùng Giao Loan Rừng Lá. Chín năm kháng chiến chống Pháp, núi Chứa Chan, khu rừng Lá là căn cứ kháng chiến của ta. Năm 1946, căn cứ huyện ở vùng núi Chứa Chan được thành lập. Năm 1947 đồng chí Nguyễn Văn Tạo lúc này là Chủ tịch 12 13 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 quận bộ Việt Minh Xuân Lộc và đồng chí Huỳnh Công Tâm (Tư Ước) chỉ huy trưởng ban bảo vệ căn cứ địa núi Chứa Chan đã tổ chức cho sư ông Huỳnh Tạ (Võ Văn Lắng) tạm mượn chùa Chánh Giác ở Mật khu Hầm Hinh (nằm ở chân núi) để chứa thóc gạo làm trạm tiếp tế lương thực cho bộ đội và cán bộ trong huyện. Trong thời gian này, các đơn vị của Chi bộ 10 (Biên Hòa) lần lượt về đóng căn cứ xung quanh khu vực núi Chứa Chan. Chùa Chánh Giác (Mật khu Hầm Hinh) trở thành trạm quân lương, khu kho hậu cần của Chi đội; các đồng chí Đinh Quang Ân chi đội phó, Bùi Cát Vũ giám đốc công binh xưởng, Phan Đình Công chính trị viên Chi đội 10 và nhiều cán bộ chỉ huy khác đã đến khu vực lập sở chỉ huy đánh giao thông đường sắt ở Trảng Táo, Gia Huynh, Bảo Chánh. Từ đây, phong trào đấu tranh của nhân dân Xuân Lộc phát triển ngày càng mạnh mẽ và có tổ chức, vùng giải phóng Xuân Lộc được mở rộng, căn cứ địa Xuân Lộc được thành lập tại khu vực núi Chứa Chan. Nhằm thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đảng: “không cho giặc cướp của ở Nam bộ ra đánh Bắc, Trung bộ”. Đồng thời, thực hiện phương châm “tấn công địch là bảo vệ căn cứ địa”, Tỉnh ủy Biên Hòa, Ban chỉ huy chi đội 10 chủ trương mở một loạt trận đánh giao thông đường sắt, đường vận chuyển chủ yếu của thực dân Pháp từ Nam ra Bắc. Chiến trường được chọn là Xuân Lộc. Sở chỉ huy chi đội 10 Biên Hòa về đứng chân chỉ đạo tại căn cứ núi Chứa Chan của quận Xuân Lộc. Bắt đầu từ tháng 4/1947 ta tổ chức nhiều trận đánh giao thông lớn như trận Trảng Táo, trận Bảo Chánh… Căn cứ khu miền Đông nhiều lúc đặt ở Xuân Lộc tại đồi Mặt Trăng, núi Mây Tàu, Rừng Lá. Sư đoàn 5 chủ lực Miền từng đứng chân hoạt động tại Bảo Bình, Mây Tàu. Xuân Lộc còn là cơ sở hậu phương vững chắc cho các chiến thắng La Ngà, Đồng Xoài; Bình Giã, Xuân Lộc năm 1975. * Trận đánh Bảo Chánh (19/5/1947): 13 14 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 Ngày 19 tháng 5 năm 1947, lực lượng bộ đội ta quyết tâm tổ chức một trận đánh mừng sinh nhật Bác. Ba trung đội 4, 5 và 6 của đại đội B phối hợp với du kích của hai Ban công tác liên thôn 9, 10 tham gia trận này. Vũ khí gồm trung liên, tiểu liên, súng trường, lựu đạn, đặc biệt là một quả địa lôi kích nổ điện được chế tạo từ một quả pháo 75 ly. Đúng 12 giờ trưa, đoàn xe của địch chầm chậm chạy vào trận địa phục kích. Quả địa lôi phát nổ buộc đoàn xe dừng lại. Bộ đội ta từ cánh rừng hai bên đường xe lửa lao ra đánh chiếm các toa tàu. Bọn lính hộ tống trên các toa tàu không kịp phản ứng, một số bị tiêu diệt, một số vứt súng chạy vào rừng lẩn trốn, một số đầu hàng tại chỗ. Trận này ta thắng lợi to lớn, thu được một khẩu đại liên Hốt-kít và nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng, thực phẩm... Bộ đội ta nhanh chóng rút về núi Chứa Chan chuẩn bị tổng kết trận đánh, riêng hai Ban công tác liên thôn trở về địa phương bố trí đội hình sẵn sàng chống địch đi càn quét, ruồng bố trả thù. Khi lực lượng cách mạng về đến căn cứ cũng là lúc đồng chí Võ Văn Lắng chiến sĩ của Ban công tác liên thôn 10 trong trong lớp áo nhà sư đã hoàn thành nhiệm vụ hướng dẫn đoàn cán bộ cao cấp của Trung ương vào chỉ đạo phong trào kháng chiến Nam bộ do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy Nam bộ dẫn đầu về đến căn cứ. Ga Bảo Chánh (Xuân Lộc) 14 15 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 Để đảm bảo bí mật và an toàn nên lúc mới đến căn cứ Hầm Hinh, đồng chí Lê Duẩn đóng vai cán bộ áp tải tiền lương. Thay mặt Ban Chỉ huy Chi đội 10, đồng chí Huỳnh Văn Nghệ đã báo cáo tình hình kháng chiến ở tỉnh Biên Hòa nói chung, việc thực hiện chỉ thị của Trung ương không cho giặc Pháp đánh ra Trung - Bắc bộ, trong đó trận đánh xe lửa Bảo Chánh mở đầu cho hoạt động này. Thay mặt Trung ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn đã thăm hỏi, động viên và ngợi khen chiến công của bộ đội ta, đồng thời cũng chỉ ra những thiếu sót, yếu kém. Đồng chí chỉ đạo phải làm tốt công tác giáo dục; đảm bảo trật tự, kỷ luật quân đội; nâng cao trình độ tiếp cận vũ khí, kỹ chiến thuật chiến đấu, sẵn sàng đương đầu với mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ địch. Đồng chí cũng biểu dương tinh thần kháng chiến của huyện nhà, đồng thời chuyển lời thăm hỏi ân cần của Hồ Chủ tịch, của Chính phủ đến đồng bào, cán bộ chiến sỹ miền Nam nói chung và huyện Xuân Lộc nói riêng… Trong thời gian lưu lại căn cứ núi Chứa Chan, đồng chí Lê Duẩn còn chuyển những tài liệu huấn luyện bộ đội (của trường quân sự Trần Quốc Tuấn) cho Ban Chỉ huy Chi đội 10; trực tiếp tham gia, quan sát việc huấn luyện tại căn cứ và trao đổi nhiều ý kiến quan trọng về việc kiện toàn bộ máy kháng chiến của địa phương. * Trận Trảng Táo (tháng 6/1947): Qua trận Bảo Chánh, Binh công xưởng nhận định pháo 75 ly tự tạo chưa đủ sức phá hủy đầu máy xe lửa, làm hư đoàn tàu. Trong điều kiện đó, giám đốc Binh công xưởng có sáng kiến dùng mìn 75 ly, kết hợp với việc tháo bù lon, cột dây vào đường ray giật mạnh để xe lửa trật bánh phải dừng lại. Tham gia trận đánh này cũng gồm đại đội B và hai Ban công tác liên thôn 9 và 10. Khi đoàn xe lửa địch vừa đến, bộ đội ta cho kích nổ địa lôi đồng thời giật đường ray theo kế hoạch. Tuy nhiên, đầu máy xe lửa của địch vẫn thoát qua và chạy về tới ga Gia Huynh, hai toa sau bị trật khỏi đường ray, lật 15 16 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 nhào và nằm lại. Quân ta nhanh chóng dùng lựu đạn tiêu diệt bọn lính, thu được 2 khẩu đại liên, 10 tấn gạo và nhiều đồ hộp. Toàn bộ lực lượng rút về căn cứ núi Chứa Chan an toàn, báo cáo kết quả với đồng chí Lê Duẩn và Ban Chỉ huy Chi đội 10. Đồng chí Bí thư Xứ ủy ngợi khen chiến công mới của chi đội 10 và chia tay các cán bộ, chiến sĩ tại căn cứ với một tình cảm thân ái, ân cần. Ban Chỉ huy đã phân công một phân đội hướng dẫn và bảo vệ đồng chí Lê Duẩn rời căn cứ, tiếp tục hành trình về Tháp Mười tổ chức hội nghị chỉ đạo kháng chiến Nam bộ. Đồng chí Lê Thoa (đại đội phó Đại đội B kiêm trung đội trưởng trung đội 5) đã lấy một khẩu súng chiến lợi phẩm trận Bảo Chánh tặng cho đồng chí Lê Duẩn, làm quà kỷ niệm chiến công đánh địch của bộ đội núi Chứa Chan. Ga Trản Táo (Xuân Lộc) Thời gian đồng chí Lê Duẩn lưu lại mật khu Hầm Hinh - núi Chứa Chan không lâu nhưng những ý kiến chỉ đạo cách mạng của đồng chí là những bài học thiết thực đối với Chi đội 10 nói riêng và quân dân Đồng Nai nói chung. Những tình cảm đối với đồng chí Lê Duẩn luôn khắc sâu trong lòng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tỉnh Biên Hòa (Đồng Nai). * Trận Bảo Chánh lần 2: 16 17 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 Trong quá trình đánh trận Trảng Táo, nhân dân Gia Huynh phát hiện 3 quả bom lép loại 50 cân Anh do quân Đồng minh ném trước đây còn sót lại và đưa về cho Binh công xưởng chế tạo thành 3 quả mìn kích nổ bằng điện, chuẩn bị cho các trận đánh kế tiếp. Bị đánh hai trận ở Bảo Chánh và Trảng Táo, thực dân Pháp cũng đã rút kinh nghiệm đối phó. Trên đường xe lửa địch cho chạy hai đoàn tàu cách nhau khoảng 200m để ứng cứu lẫn nhau. Hơn nữa với hai đoàn tàu sẽ khiến quân ta phân tán, tạo cơ hội cho địch tìm sơ hở để phản công. Nắm được ý đồ của địch, Ban Chỉ huy Chi đội 10 chỉ đạo chặn đánh đoàn tàu đi sau, đồng thời bố trí lực lượng phục kích để ngăn bọn lính trong đoàn tàu đi trước quay lại. Để tạo bất ngờ cho địch, ta bố trí lực lượng ngay tại Bảo Chánh, gần nơi đã diễn ra trận đánh lần trước khiến địch chủ quan không phòng bị nghiêm ngặt. Địa hình đoạn này nằm giữa hai quả đồi, có thành ta-luy cao khoảng 4-5m, bộ đội ta nhận biết đoàn tàu địch qua ống khói nhô cao. Khi đoàn xe vào trận địa, đợi cho đầu xe thứ nhất đã qua khỏi, chỉ huy Đại đội B phát lệnh, quả địa lôi 50 cân Anh nổ lớn. Chiếc đầu máy xe lửa tung lên cao rồi rơi xuống tạo nên một tiếng vang rất lớn. Đoàn tàu địch vẫn chạy về hướng Gia Ray, còn một đoàn thì dừng lại cách trận địa 200m. Lúc này ta mới phát hiện, do quả địa lôi nổ hơi sớm nên đã phá hủy chiếc đầu đẩy của đoàn thứ nhất, do còn đầu kéo nên nó vẫn bỏ chạy được, đoàn thứ hai thì chưa kịp tới. Rất nhanh chóng, bộ đội ta được lệnh vận động tấn công đoàn tàu thứ hai của địch đang dừng lại. Từ trên ta-luy cao ta bắn cấp tập hai làn đạn cánh sẻ vào các toa tàu yểm trợ cho một cánh quân luồn dưới luồng đạn xung phong vào các toa tàu diệt địch. Tuy nhiên, bọn địch đã sử dụng đầu đẩy làm đầu kéo, cả đoàn tàu ngược hướng chạy về Dầu Giây. 17 18 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 Trận Bảo Chánh lần 2 ta phá hủy được một đầu máy xe lửa, thu được một số chiến lợi phẩm. Sau trận đánh, trung đội 4 được lệnh rút về căn cứ núi Chứa Chan, còn trung đội 6 chuyển hướng về La Ngà hoạt động trên lộ 20. Sau nhiều lần bị tấn công trên đường sắt, thực dân Pháp nhận định núi Chứa Chan là trung tâm căn cứ địa của cách mạng. Tháng 7/1947, chúng tập trung lực lượng càn quét khu vực này. Trung đội 4 và du kích của Ban công tác liên thôn 10 đã chiến đấu rất quyết liệt, sau đó toàn bộ lực lượng theo đường bí mật rút khỏi căn cứ một cách an toàn. Bọn địch chiếm được mật khu Hầm Hinh, quân Pháp và Việt gian đốt chùa Chánh Giác và một số kho lúa gạo còn lại của huyện. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giặc tiến hành xây dựng các căn cứ trên đỉnh núi Chứa Chan và lập nhiều đồn bót quanh vùng. Trung tâm huấn luyện Gia Ray là một trong những căn cứ lớn ở miền Đông Nam Bộ3. * Mật khu Hầm Hinh: Chùa Chánh Giác hay còn gọi là Mật khu Hầm Hinh là trạm quân lương, kho hậu cần, sở chỉ huy Chi bộ. Mật khu Hầm Hinh là địa điểm đóng quân của Ban chỉ huy quận quân sự 10, sau đó là quận đội Xuân Lộc trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến cuối năm 1948. Địa điểm Mật khu Hầm Hinh phân bố trên một khu đất ở triền chân núi Chứa Chan (khu vực phía Bắc) thuộc xã Xuân Trường, diện tích khoảng 500m2 có độ cao trung bình khoảng 40m so với chân núi, cách suối Gia Lào khoảng 10km về phía Đông, cách chùa Bửu Quang khoảng 800m (theo đường chim bay) về hướng đông bắc, cách tỉnh lộ 766 khoảng 1400m về phía đông. Mật khu Hầm Hinh nguyên là một bãi đá tự nhiên gồm những tảng đá Granit xếp xen kẽ với nhau tạo thành một bức tường dày. Âm sâu bên trong là 3 Theo hồ sơ di tích, năm 1995 trong khi đào móng để xây dựng ngôi trường THPT Xuân Lộc (xưa là yếu khu Gia Ray, nằm ngay dưới chân núi Chứa Chan), đơn vị thi công còn phát hiện ra hàng chục hầm chứa vũ khí, súng đạn chưa sử dụng của Mỹ - Ngụy còn sót lại khi chúng tháo chạy trong chiến dịch mùa xuân năm 1975. 18 19 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 hang đá gồm những tảng đá lớn xếp chênh nhau tạo thành. Lòng hang sâu hun hút, khúc khuỷu với nhiều chỗ rộng hẹp cao thấp khác nhau tạo thuận lợi cho việc thoát hiểm khi cần. Cửa vào hang đá căn cứ Mật khu Hầm Hinh (Chụp lại từ ảnh BQL DTDT tỉnh) Vị thế của mật khu Hầm Hinh rất thuận lợi: rừng rậm có thể ém giấu quân; núi cao có thể quan sát địch ở phía dưới; hang sâu có thể ẩn nấp; bãi đá dày có thể tạo thành công sự chiến đấu khi chống càn… nên Ban chỉ huy quận quân sự 10 (Xuân Lộc) đã chọn đóng quân và cũng từ địa điểm này các đồng chí Đinh Quang Ân, Bùi Cát Vũ, Phạm Đình Công đã lập sở chỉ huy đánh giao thông đường sắt ở Trảng Táo, Gia Huynh, Bảo Chánh. Năm 1947, đồng chí Nguyễn Văn Tạo, Chủ tịch quận bộ Việt Minh Xuân Lộc và đồng chí Huỳnh Công Tâm (Tư Ước), chỉ huy trưởng quận quân sự 10, kiêm chỉ huy trưởng ban bảo vệ căn cứ địa Gia Ray đã mượn tạm chùa Chánh Giác ở mật khu Hầm Hinh để chứa thóc gạo làm trạm tiếp tế lương thực cho bộ đội và 19 20 HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRị VĂN HÓA – LỊCH SỬ ĐỒNG NAI 2012 cán bộ trong huyện. Cuối năm 1948, giặc Pháp tiến hành càn quét vùng quanh núi Chứa Chan, mật khu Hầm Hinh bị lộ, quân Pháp và Việt gian đốt chùa Chánh Giác, lúa gạo cháy suốt 6 ngày đêm còn ngút khói. Sau đó, sư tăng đệ tử chùa Chánh Giác đã chuyển lên chùa Bửu Quang tiếp tục tu hành, vận động nhân dân ủng hộ kháng chiến. Tháng 5-1947, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư xứ ủy Nam bộ trên đường đi công tác từ Nam Trung bộ vào đến núi Chứa Chan. Đồng chí đã lưu lại căn cứ của huyện Xuân Lộc tại khu vực chùa Gia Lào một thời gian. Tại căn cứ Mật khu Hầm Hinh, đồng chí Lê Duẩn nói chuyện với cán bộ trong khu căn cứ về tình hình và nhiệm vụ cách mạng, về đường lối kháng chiến và việc phát động toàn dân đánh giặc. 3. Giá trị về tín ngưỡng tâm linh: * Chùa Lâm Sơn: Từ cổng vào, theo con đường rẽ trái, leo núi ta đến được chùa Lâm Sơn (Lâm Sơn tự) thường gọi là chùa Cô Ba. Từ chân núi đi theo những bậc cấp bằng đá, hai bên là hai hàng me rợp bóng che mát con đường đưa du khách lên chùa. Chùa tọa lạc ở vị thế có phong cảnh hữu tình, nằm trên độ cao 250m, ở lưng chừng núi. Lưng chùa dựa vào vách núi, chánh điện quay về hướng đông nam. Từ chùa Lâm Sơn, du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh bức tranh thu nhỏ thị trấn Gia Ray và một số xã Xuân Tâm, Xuân Hiệp, Xuân Hưng, Suối Cát… của huyện Xuân Lộc. Phía xa xa là hồ Núi Le - một trong những cảnh đẹp của Đồng Nai và những cánh đồng, vườn ăn trái xanh tươi mơn mởn. Năm 1955, thiền sư Lý Văn Phước từ thành phố Hồ Chí Minh đến vùng núi Chứa Chan khai sơn lập chùa tu hành. Thời gian đầu, chùa chỉ là một “cốc” nhỏ nằm trong hang đá. Năm 1959, chùa chính thức trở thành cơ sở tôn giáo thuộc Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Long Khánh. Năm 1961, chùa được xây dựng lại với quy mô lớn hơn bằng các vật liệu gạch, xi măng, bê tông cốt 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan