Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 1 Học tập mầm non mẫu giáo lớp 1 dap an trac nghiem tap huan bo sach canh dieu...

Tài liệu Học tập mầm non mẫu giáo lớp 1 dap an trac nghiem tap huan bo sach canh dieu

.PDF
26
83
103

Mô tả:

Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tiếng Việt sách Cánh Diều 1. Môn học Ngữ văn có vai trò như thế nào trong việc phát triển phẩm chất, năng lực người học? A. Hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. B. Giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân vẫn. C. Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, D. Góp phần giúp HS phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn để và sáng tạo; năng lực tính toán; năng lực công nghệ thông tin,... 2. Cơ sở khoa học để xây dựng chương trình ngữ văn 2018 là: A. Các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn hiện đại; B. Các thành tựu nghiên cứu về văn học, ngôn ngữ học và kí hiệu học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì khác nhau; C. Kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam, đặc biệt từ đầu thế kỷ XXI đến nay và xu thế quốc tế trong phát triển CT nói chung, CT môn Ngữ văn nói riêng những năm gần đây, nhất là CT của những quốc gia phát triển; D. Điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thông văn hoá 3. Quan điểm cơ bản xây dựng chương trình Ngữ văn 2018 là: A. Dựa trên mục đích phát triển kiến thức cho học sinh B. Sắp xếp tác phẩm văn học theo trục thời gian và thể loại. C. Dựa trên hệ thống kiến thức của lĩnh vực Văn học và ngôn ngữ. C. Lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học. 4. Chọn phương án đúng nhất: Tính mở của chương trình Ngữ văn 2018 không thể hiện ở: A. Quy định chi tiết các nội dung giáo dục. B. Định hướng thống nhất những nội dung giáo dục cốt lõi. C. Định hướng chung các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh. D. Phát triển chương trình là quyền chủ động và trách nhiệm của địa phương và nhà trường. 5. Chọn phương án đúng nhất: Mục tiêu cụ thể của chương trình Ngữ văn 2018 được quy định ở mỗi cấp học là: A. Trang bị kiến thức và kĩ năng. Trang bị kiến thức và giáo dục kĩ năng sống. B. Trang bị kiến thức và giáo dục kĩ năng sống. C. Trang bị kiến thức và giáo dục tư tưởng tình cảm. D. Trang bị kiến thức, phát triển năng lực, giáo dục tư tưởng tình cảm. 6. Chọn phương án đúng nhất: Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Ngữ văn là: A. Năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ. B. Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. C. Năng lực giao tiếp hợp tác và năng lực văn học. D. Năng lực tự chủ và tự học và năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. 7. Phát biểu nào dưới đây không chính xác về yêu cầu lựa chọn ngữ liệu dạy học môn Ngữ văn 2018 là: A. Bảo đảm kế thừa và phát triển các CT Ngữ văn đã có. B. Bảo đảm đầy đủ các tác phẩm bắt buộc và các tác phẩm bắt buộc lựa chọn. C. Bảo đảm tỉ lệ hợp lí giữa văn bản văn học với văn bản nghị luận và văn bản thông tin. 8. Nội dung giáo dục trong chương trình Ngữ văn 2018 được xác định dựa trên: A. Yêu cầu cần đạt của mỗi lớp về mục tiêu phát triển năng lực. B. Yêu cầu cần đạt của mỗi lớp, gồm: các mục tiêu năng lực và ngữ liệu c. Yêu cầu cần đạt của mỗi lớp, gồm: kiến thức, kĩ năng, thái độ. D. Yêu cầu cần đạt của mỗi lớp, gồm: hoạt động đọc, viết, nói và nghe; kiến thức (tiếng Việt, văn học); ngữ liệu. 9. Chọn phương án đúng nhất: Các mạch kiến thức tiếng Việt được xác định trong chương trình Ngữ văn 2018 là: A. Ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. B. Ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, các phong cách ngôn ngữ. C. Ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và sự phát triển ngôn ngữ. D. Từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và sự phát triển ngôn ngữ. 10. Hệ thống kiến thức văn học trong chương trình môn Ngữ văn 2018 bao gồm những nội dung cơ bản: A. Những vấn đề chung về văn học (chủ yếu là lí luận văn học); các thể loại văn học; các yếu tố của tác phẩm văn học; một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam. B. Những vấn đề chung về văn học (chủ yếu là lí luận văn học); các thể loại văn học; các yếu tố của tác phẩm văn học. C. Những vấn đề chung về văn học (chủ yếu là lí luận văn học); các thể loại văn học; một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam. D. Những vấn đề chung về văn học (chủ yếu là lí luận văn học): các thể loại văn học; các yếu tố của tác phẩm văn học; hệ thống chuyên đề học tập. 11. Dạy học tích hợp trong chương trình Ngữ văn 2018 được hiểu là: A. Ưu tiên những nội dung giáo dục tiêu biểu của văn học thế giới. B. Ưu tiên sử dụng những kiến thức xã hội vào giờ dạy học Ngữ văn. C. Đưa lĩnh vực kiến thức môn học khác vào trong hoạt động dạy học Ngữ văn. D. Xác định mối liên hệ nội môn giữa đọc, viết, nói và nghe; biết tận dụng các cơ hội đề lồng ghép hợp lí vào giờ học theo các yêu cầu giáo dục liên môn 12. Trong môn Ngữ văn, giáo viên đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua: A. Các hành vi, việc làm, cách ứng xử, những biểu hiện về thái độ, tình cảm của học sinh khi đọc, viết, nói và nghe. B. Bài tự luận yêu cầu học sinh hiểu về nội dung, chủ đề của văn bản. C. Kiểm tra bài cũ với việc yêu cầu học sinh ghi nhớ và tái hiện về nội dung, chủ đề của văn bản. D. Việc yêu cầu học sinh lập dàn ý và trình bày về một ý tưởng cho trước. 13. “Chương trình môn Ngữ văn vận dụng các phương pháp giáo dục theo định hướng chung là dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hoá các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh” là định hướng về phương diện: A. Nội dung giáo dục của chương trình Ngữ văn 2018. B. Phương pháp giáo dục của chương trình Ngữ văn 2018. C. Kiểm tra, đánh giá của chương trình Ngữ văn 2018. D. Quy trình tổ chức dạy học của chương trình Ngữ văn 2018. 14. Thay đổi cơ bản về nội dung môn Ngữ văn 2018 so với chương trình hiện hành 2006 là: A. Quy định các nội dung dạy học cụ thể cho từng lớp, từng cấp. B. Hướng tới mục tiêu hình thành kiến thức cho học sinh. C. Xác định các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản. D. Nội dung sách giáo khoa là pháp lệnh của chương trình. 15. Điểm giống nhau giữa chương trình Ngữ văn 2018 và chương trình Ngữ văn hiện hành là: A. Đề cao kiến thức của môn học. B. Đề cao tính chất thực hành của môn học. C. Đề cao tính chất nhân văn của môn học. D. Đề cao tính chất công cụ và thẩm mĩ - nhân văn của môn học. 16. Ngữ văn mới được xây dựng trên những quan điểm/nguyên tắc nào? A. Tuân thủ định hướng lớn của CT tổng thể; B. Theo định hướng mở; dựa trên một trục thống nhất từ tiểu học đến THPT (đọc, viết, nói và nghe); C. Kế thừa và phát triển; dựa trên các cơ sở lí luận và thực tiễn. D. Dựa trên những thành tựu nghiên cứu về văn học, sự phát triển kinh tế - xã hội, kinh nghiệm xây dựng CT quốc tế từ xưa đến nay. 17. Vì sao CTGDPT môn Ngữ văn lại phải xây dựng theo hướng mở? A. Đời sống thay đổi B. Khoa học, kỹ thuật thay đổi rất nhanh; C. Quốc hội yêu cầu thực hiện một CT và nhiều SGK. D. Phát triển được kiến thức, kỹ năng của học sinh. 18. Các căn cứ để xác định nội dung dạy học trong môn Ngữ văn là gì? A. Mục tiêu chung của GD phổ thông, B. Mục tiêu chung của từng cấp, mục tiêu của môn học; C. Cơ sở khoa học của bộ môn Ngữ văn (văn học và ngôn ngữ); kế thừa CT hiện hành; yêu cầu trong CT của một số nước. D. Sự phát triển của văn học trong nước. 19. CTGDPT môn Ngữ văn mới đưa ra những tiêu chí và yêu cầu để xác định ngữ liệu/văn bản dạy học nào? A. Văn bản phải phục vụ trực tiếp cho việc dạy học phát triển năng lực; B. Phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi của HS; tiêu biểu, đặc sắc, chuẩn mực về ngôn ngữ, văn hóa, tư tưởng, tình cảm...; C. Phản ánh được những thành tựu đặc sắc về tư tưởng và văn học nghệ thuật của dân tộc và tinh hoa của văn hóa thể giới. D. Phản ánh sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới và Việt Nam. 20. Những điểm mới của CTGDPT môn Ngữ văn là gì? A. Mục tiêu; cách tiếp cận/thiết kế CT; nội dung dạy học B. Nội dung cốt lõi, kiến thức và kĩ năng C. Mục tiêu chung của từng cấp, mục tiêu của môn học; D. Phản ánh sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới và Việt Nam. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán sách Cánh Diều 1. Việc xây dựng chương trình môn Toán phổ thông 2018 nhấn mạnh những quan điểm nào? A. Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực; Bảo đảm tính hiện đại; Bảo đảm tính thống nhất, sự nhất quán và phát triển liên tục; Bảo đảm tính mở. B. Bảo đảm tính tỉnh giản, thiết thực, hiện đại; Bảo đảm tính thống nhất; Bảo đảm sự nhất quán và phát triển liên tục; Bảo đảm tính tích hợp và phân hoá. C. Bảo đảm tính mở; Bảo đảm tính thống nhất, sự nhất quán và phát triển liên tục; Bảo đảm tính tích hợp; Bảo đảm tỉnh phân hoá D. Bảo đảm tính tỉnh giản, thiết thực, hiện đại; Bảo đảm tính thống nhất, sự nhất quán và phát triển liên tục; Bảo đảm tính tích hợp và phân hoá; Bảo đảm tính mở. 2. Chọn phương án D. Hình thành và phát triển các năng lực toán học; Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học; Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu, có tính tích hợp liên môn tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm nghiệm, áp dụng toán học và thực tiễn; Có định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời. 3. Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Mục tiêu của từng cấp học là cụ thể hóa của mục tiêu chung trong chương trình. B. Mục tiêu của từng cấp phù hợp với mục tiêu chung và yêu cầu của từng cấp học. C. Mục tiêu của từng cấp học thể hiện yêu cầu cần đạt của mục tiêu chung phù hợp từng cấp học D. Mục tiêu của từng cấp học là sự tiếp nối của mục tiêu chung. 4. Chọn đáp án đúng Mục tiêu chung về kiến thức, kĩ năng đã được cụ thể hóa ở cấp Trung học phổ thông như thế nào? A. Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu thiết yếu về Số và phép tính; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất B. Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu thiết yếu về Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và xác suất. C. Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản thiết yếu về Đại số và một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và xác suất. D. Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu thiết yếu về Số, Đại số và một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất. 5. Chọn đáp án đúng Một trong những yêu cầu cần đạt của năng lực giải quyết vấn đề ở cấp tiểu học là: A. Phát hiện được vấn đề cần giải quyết. B. Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi. C. Xác định được tình huống có vấn đề; thu thập, sắp xếp, giải thích và đánh giá được độ tin cậy của thông tin; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác. D. Giải quyết được những bài toán xuất hiện từ sự lựa chọn trên. 6. Yêu cầu cần đạt của năng lực mô hình hoá toán học của HS cấp Tiểu học là: (Chọn phương án đúng nhất) A. Thiết lập được mô hình toán học để mô tả tình huống đặt ra trong một số bài toán thực tiễn B. Sử dụng được các mô hình toán học để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn không quá phức tạp. C. Lựa chọn được các phép toán, công thức số học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng của tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn đơn giản. D. Xác định được mô hình toán học (gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ thị...) cho tình huống xuất hiện trong bài toán thực tiễn. 7. Yêu cầu cần đạt về năng lực giải quyết vấn đề toán học ở cấp trung học cơ sở là: (Chọn phương án đúng nhất) A. Nhận biết được vấn đề cần giải quyết và nêu được thành câu hỏi; Nêu được cách thức giải quyết vấn đề; Thực hiện và trình bày được cách thức giải quyết vấn đề ở mức độ đơn giản. B. Phát hiện được vấn đề cần giải quyết; Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề; Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề; Đánh giá được giải pháp để ra và khái quát hóa được. C. Xác định được tình huống có vấn đề, thu thập, sắp xếp, giải thích và đánh giá được độ tin cậy của thông tin, chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác; Lựa chọn và thiết lập được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề; Thực hiện và trình bày được giải pháp giải quyết vấn đề. D. Xác định được cách thức, giải pháp giải quyết vấn đề; Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề; Đánh giá được giải pháp đề ra và khái quát hóa được. 8. Các năng lực toán học bao gồm: (Chọn phương án đúng nhất) A. Tư duy và lập luận toán học; Giải quyết vấn đề toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học; Sử dụng phương tiện và công cụ học toán. B. Mô hình hóa; Giải quyết vấn đề toán học; Vận dụng toán học; Tư duy và lập luận toán học; Giao tiếp toán học. C. Giải quyết vấn đề toán học; Sử dụng phương tiện và công cụ học toán; Vận dụng toán học; Giải toán; Tư duy và lập luận toán học D. Tư duy và lập luận toán học; Giao tiếp toán học; Giải quyết vấn đề toán học; Vận dụng toán học; Giải toán. 9. Môn Toán góp phần hình thành phát triển năng lực tự chủ và tự học thông qua: (Chọn phương án đúng nhất) A. Rèn luyện cho người học biết cách lựa chọn mục tiêu, lập được kế hoạch học tập, hình thành cách tự học. B. Nghe hiểu, đọc hiểu, ghi chép, diễn tả được các thông tin toán học cần thiết trong văn bản toán học C. Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trao đổi, trình bày được các nội dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với người khác, đồng thời thể hiện sự tự tin, tôn trọng người đối thoại khi mô tả, giải thích các nội dung, ý tưởng toán học. D. Việc giúp học sinh nhận biết được tình huống có vấn đề; chia sẻ sự am hiểu vấn đề với người khác; biết đề xuất, lựa chọn được cách thức, quy trình giải quyết vấn đề và biết trình bày giải pháp cho vấn đề; biết đánh giá giải pháp đã thực hiện và khái quát hoá cho vấn đề tương tự. 10. Những nội dung mới thuộc mạch kiến thức Thống kê - Xác suất ở lớp 5 trong Chương trình môn Toán 2018 so Chương trình môn Toán hiện hành là: (Chọn phương án đúng nhất) A. Thu thập, phân loại, sắp xếp các số liệu. B. Đọc, mô tả biểu đồ thống kê hình quạt tròn. Biểu diễn số liệu bằng biểu đồ, thống kê hình quạt tròn C. Hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất hiện từ các số liệu và biểu đồ thống kê hình quạt tròn đã có. D. Tỉ số mô tả số lần lặp lại của một khả năng xảy ra (nhiều lần) của một sự kiện trong một thí nghiệm so với tổng số lần thực hiện thí nghiệm đó ở những trường hợp đơn giản. 11. Nội dung của phần kiến thức hình học phẳng trong chương trình môn Toán 2018 lớp 6 là: (Chọn phương án đúng nhất) A. Điểm, đường thẳng, tia; Đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng; Góc. Các góc đặc biệt. Số đo góc. B. Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều; Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân. C. Hình có trục đối xứng; Hình có tâm đối xứng; Vai trò của đối xứng trong thế giới tự nhiên. D. Điểm, đường thẳng, tia; Đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng; Tam giác đều, hình vuông, lục giác đều. 12. Điểm mới then chốt trong nội dung của CT môn toán cấp Tiểu học là: (Chọn các phương án đúng) A. Cấu trúc lại các mạch kiến thức, chủ trọng rèn luyện kĩ năng tính nhẩm. B. Giảm độ khó kĩ thuật tính viết, tăng cường thực hành luyện tập và ứng dụng toán học vào thực tiễn. C. Tăng cường yếu tố thống kê - xác suất. D. Tăng cường tính toán nâng cao. 13. Nội dung giáo dục nào sau đây xuất hiện trong chương trình môn toán lớp 2 năm 2018 nhưng không có trong chương trình hiện hành: (Chọn phương án đúng nhất) A. Nội dung ước lượng đồ vật, khối trụ và khối cầu, một số yếu tố thống kê - xác suất. B. Nội dung bảng nhân 4, hoạt động thực hành trải nghiệm, một số yếu tố về thống kê. C. Nội dung khối trụ và khối cầu, một số yếu tố về thống kê, hoạt động thực hành trải nghiệm. D. Nội dung ước lượng đồ vật, khối trụ và khối cầu, một số yếu tố thống kê - xác suất, hoạt động thực hành trải nghiệm. 14. Trong chương trình môn Toán lớp 1 theo chương trình GDPT 2018, nội dung giáo dục nào sau đây không được giới thiệu: (Chọn phương án đúng nhất) A. Số học B. Yếu tố thống kê C. Yếu tố Đại số D. Yếu tố Hình học 15. Một số điểm mới then chốt ở cấp THPT trong CT môn Toán 2018 là: (Chọn các phương án đúng) A. Giảm mức độ phức tạp trong dạy học giải phương trình, bất phương trình; Giảm nội dung phương pháp tọa độ trong việc dạy học hình học; Nhấn mạnh việc đọc, vẽ, tưởng tượng, tạo dựng trong việc dạy học hình học không gian. Đặc biệt có một chuyên đề giới thiệu về Hình học họa hình và vẽ kỹ thuật; B. Tăng cường thêm các nội dung về thống kê và xác suất gắn với ứng dụng trong đời sống thực tiễn; Coi trọng việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, phần mềm dạy học; Tăng cường thực hành luyện tập và ứng dụng toán học vào thực tiễn; Không đưa nội dung số phức vào chương trình. C. Các chuyên đề học tập ở mỗi lớp 10, 11, 12 có nội dung giáo dục dành cho những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần sử dụng nhiều kiến thức toán học. D. Tăng cường nhiều nội dung kiến thức mở rộng mà chương trình hiện hành chưa có. 16. Định hướng chung trong dạy học phát triển năng lực toán học cho HS trong Chương trình môn Toán 2018 là: (Chọn các phương án đúng) A. Năng lực được hình thành và phát triển thông qua hoạt động học tập và trải nghiệm cá nhân. B. Tăng cường tính ứng dụng, gắn kết giữa nội dung môn Toán với đời sống thực tế. C. Việc rèn luyện phương pháp học tập có ý nghĩa quan trọng. D. Tăng cường kĩ năng tính toán nâng cao. 17. Tổ chức tiến trình hoạt động học tập trong mô hình dạy học theo định hướng phát triển năng lực là: (Chọn các phương án đúng): A. Mỗi chủ đề được mô tả thành một chuỗi các học vấn cốt lõi, được sắp xếp phù hợp với tiến trình nhận thức của học sinh và logic toán học. B. Mỗi hoạt động học tập được hình thành từ các thao tác. C. Tổ chức cho HS thực hiện có kết quả từng hoạt động học tập dựa trên các thao tác. D. Tổ chức dạy học theo nhóm. 18. Yêu cầu của phương pháp dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh là: (Chọn phương án đúng nhất): A. Lấy người học làm trung tâm, tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, chú ý dạy học phân hóa. B. Lấy người học làm trung tâm, tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, học sinh được làm nhiều bài tập và trải nghiệm thực tế. C. Tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, chú ý dạy học phân hóa. D. Lấy người học làm trung tâm, chú ý dạy học phân hóa. 19. Các hình thức đánh giá kết quả giáo dục Toán học gồm: (Chọn phương án đúng nhất) A. Đánh giá đồng đẳng, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng, Đánh giá của giáo viên B. Tự đánh giá; Đánh giá đồng đẳng; Đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Đánh giá của giáo viên. C. Tự đánh giá; Đánh giá đồng đẳng; Đánh giá của giáo viên. 20. Nội dung đánh giá kết quả giáo dục Toán học tập trung vào: (Chọn các phương án đúng) A. Đánh giá mức độ nhận thức về các nội dung đã được đề cập trong các chủ đề học tập, động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực … của học sinh khi tham gia học tập. B. Đánh giá các kĩ năng của học sinh trong việc thực hiện giải các bài tập Toán C. Đánh giá đóng góp của học sinh vào thành tích chung của tập thể và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể. D. Đánh giá tốc độ học sinh giải bài tập. Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn TNXH sách Cánh Diều 1. Chương trình môn Tự nhiên và xã hội xây dựng dựa trên những quan điểm nào? A. Tích hợp trí thức thuộc nhiều lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và con người vào trong cùng một môn học. B. Đề cao việc hình thành các phẩm chất, năng lực chung cho học sinh. C. Nội dung dạy học được cấu trúc theo các chủ đề, bao quát các lĩnh vực chủ yếu, gần gũi về tự nhiên và xã hội. D. Coi trọng tích cực hóa học sinh trong quá trình học tập 2. Mục tiêu của chương trình Tự nhiên và xã hội cần đạt tới là gì? A. Phát triển học sinh tiểu học toàn diện, cả về thể chất, trí tuệ và tình cảm. B. Giáo dục tình yêu con người, thiên nhiên, đức tính chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình, môi trường sống. C. Hình thành phẩm chất năng lực đặc thù môn học với 3 thành phần: Nhận thức khoa học; Tìm hiểu môi trường; Vận dụng kiến thức, kĩ nàng vào cuộc sống D. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chung. 3. Chương trình môn Tự nhiên và xã hội mới có những điểm gì khác biệt cơ bản so với chương trình hiện hành? A. Tập trung hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. B. Chương trình mới xây dựng theo hướng tích hợp, chương trình hiện hành không thể hiện. C. Chương trình mới cấu trúc lại các chủ đề giáo dục. D. Phương pháp dạy học trong chương trình mới coi trọng phát huy tính tích cực của người học. 4. Ở lớp 3, chương trình môn TNXH không thay đổi về thời lượng. Điều này có gây khó khăn gì cho các giáo viên khi đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực? A. Không ảnh hưởng, vì chương trình mới được cấu trúc, sắp xếp hợp lí, vừa sức, thuận lợi cho học sinh học tập theo hướng tìm tòi, khám phá. B. Có ảnh hưởng, vì không đủ thời gian để giáo viên dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. C. Có ảnh hưởng, vì nội dung chương trình quá khó để dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. D. Có ảnh hưởng, vì không đủ cơ sở vật chất để dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. 5. Mức độ tích hợp của môn TNXH trong chương trình mới được giảm tải như thế nào? A. Chương trình hiện hành (năm 2000) có 3 chủ đề lớn khiến học sinh khó tiếp cận hơn. Chương trình mới gồm 6 chủ đề thi học sinh được tiếp cận trực tiếp mang tính hệ thống.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan