Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh nghệ an...

Tài liệu Hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh nghệ an

.PDF
103
51
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ QUỐC TẾ Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM THỊ THANH BÌNH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. PHẠM THỊ THANH BÌNH PGS.TS. HÀ VĂN HỘI Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bả n luâ ̣n văn này là công trình khoa ho ̣c nghiên cứu đô ̣c lâ ̣p của riêng tôi. Các số liê ̣u, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Các số liệu, tài liệu tham khảo được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Huyền LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Quốc tế, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình, người đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian qua. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn nữa. Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Huyền MỤC LỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................iv MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài. ......................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ...........................................................................................2 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. .................................................................2 2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài. ................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: .....................................................................4 3.1. Mục đích: .......................................................................................................4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:....................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................................5 4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................5 4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................5 6. Những đóng góp mới của Luận văn: ...................................................................6 7. Bố cục của luận văn. ............................................................................................6 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ..........................................................................................................7 1.1. Khái niệm, hình thức, vai trò và nội dung của xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài.........................................................................................................................7 1.1.1. Khái niệm về XTĐT trực tiếp nước ngoài. .................................................7 1.1.2. Hình thức XTĐT trực tiếp nước ngoài. ......................................................8 1.1.3. Vai trò của XTĐT trực tiếp nước ngoài ...................................................11 1.1.4. Nội dung của XTĐT trực tiếp nước ngoài ................................................12 1.2. Kinh nghiệm hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài của một số tỉnh ở Việt Nam. .......................................................................................................................20 1.2.1. Kinh nghiệm XTĐT trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bắc Ninh. ..................20 1.2.2. Kinh nghiệm XTĐT trực tiếp nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc. ................23 1.3. Bài học kinh nghiệm cho Nghệ An.................................................................26 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2006 - 2014 ...........29 2.1. Tổng quan thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An...................29 2.1.1. Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài tại tỉnh Nghệ An. .........................29 2.1.2. Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư. .....................................................................35 2.1.3. Đối tác đầu tư. ..........................................................................................40 2.1.4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An. ................................................................................................43 2.2. Hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An. ..............................44 2.2.1. Xây dựng chiến lược XTĐT trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An.........44 2.2.2. Xây dựng hình ảnh. ..................................................................................46 2.2.3. Xây dựng quan hệ đối tác đầu tư. ............................................................50 2.2.4. Lựa chọn mục tiêu và cơ hội đầu tư. ........................................................52 2.2.5. Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ các nhà đầu tư. ............................................54 2.2.6. Đánh giá và giám sát công tác xúc tiến đầu tư. .......................................57 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài ở Nghệ An...........................................................................................................................58 2.3.1. Các nhân tố khách quan. ..........................................................................58 2.3.2. Các nhân tố chủ quan. ..............................................................................59 2.4. Đánh giá hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An. ...............59 2.4.1. Thành tựu..................................................................................................60 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân. .........................................................................62 CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH NGHỆ AN .....67 3.1. Định hướng và triển vọng XTĐT trực tiếp nước ngoài của tỉnh. ...................67 3.1.1. Định hướng chung:...................................................................................67 3.1.2. Định hướng ngành, lĩnh vực: ...................................................................67 3.1.3. Định hướng lựa chọn đối tác: ..................................................................69 3.1.4. Định hướng thu hút đầu tư về công nghệ:................................................69 3.1.5. Định hướng về hiệu quả kinh tế xã hội. ...................................................70 3.1.6. Định hướng theo địa bàn: ........................................................................71 3.2. Cơ hội và thách thức. ......................................................................................72 3.2.1. Cơ hội đầu tư: ..........................................................................................72 3.2.2. Thách thức: ...............................................................................................73 3.3. Các giải pháp đẩy mạnh XTĐT trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An. ........74 3.3.1. Giải pháp về phía nhà nước. ....................................................................74 3.3.2. Giải pháp về phía tỉnh Nghệ An. ..............................................................78 3.3.3. Giải pháp về phía Doanh nghiệp. ............................................................86 KẾT LUẬN ..............................................................................................................87 1. Những kết quả nghiên cứu chính .......................................................................87 2. Những điểm còn hạn chế ...................................................................................88 3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ..............................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................89 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Nguyên nghĩa STT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt The Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á The Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Asian Nations Nam Á 1 ADB 2 ASEAN 3 BOT Built-Operation-Transfer 4 BT Built - Transfer 5 BTO Built - Transfer - Operation 6 CNH 7 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 8 FIA Foreign Investment Agency Cục đầu tư nước ngoài 9 HĐH 10 IPA 11 JICA 12 KCN Khu công nghiệp 13 KKT Khu kinh tế 14 NGOs 15 ODA 16 PCI Xây dựng - Kinh doanh Chuyển giao Xây dựng - Chuyển giao Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh Công nghiệp hóa Hiện đại hóa Investment Promotion Agency Cơ quan Xúc tiến đầu tư Japan International Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Cooperation Agency Bản Non-Governmental Tổ chức phi chính phủ nước Organizations ngoài Official Development Hỗ trợ phát triển chính thức. Assistance Provincial Competitiveness Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Index tỉnh i STT Ký hiệu Nguyên nghĩa Tiếng Anh Tiếng Việt Small and Medium Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ 17 SMEs 18 SWOT 19 TW Trung ương 20 UBND Ủy ban Nhân dân 21 USD 22 VCCI 23 WB 24 XTĐT Enterprises Strengths-Weakness- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội Opportunities - Threats và thách thức. United State Dollar Đô la Mỹ Vietnam Chamber of Phòng thương mại và công Commerce and Industry nghiệp Việt Nam. World Bank Ngân hàng Thế giới Xúc tiến đầu tư ii DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Bảng xếp hạng chỉ số PCI của một số tỉnh năm 2014 28 2 Bảng 2.1 Tăng trưởng FDI giai đoạn 2006 - 2010 33 3 Bảng 2.2 Một số dự án FDI đã đi vào hoạt động giai đoạn 34 2006 - 2010. 4 Bảng 2.3 5 Bảng 2.4 Tăng trưởng FDI giai đoạn 2011 - 2014 Một số dự án đã đi vào hoạt động giai đoạn 2011 - 35 36 2014 Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư theo lĩnh vực 6 Bảng 2.5 38 (giai đoạn 2006 -2014) 7 Bảng 2.6 Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư theo địa bàn (2006 - 40 2014) 8 Bảng 2.7 9 Bảng 2.8 Cơ cấu phân bổ dự án và vốn đầu tư theo hình thức đầu tư giai đoạn 2006 - 2014 Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2014. iii 41 43 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung Trang 1 Biểu đồ 2.1 Vốn FDI đăng ký và thực hiện giai đoạn 2006 - 2010 33 2 Biểu đồ 2.2 Vốn FDI đăng ký và thực hiện giai đoạn 2011 - 2014 35 3 Biểu đồ 2.3 4 Biểu đồ 2.4 5 Biểu đồ 2.5 6 Biểu đồ 2.6 7 Biểu đồ 2.7 Vốn đăng ký FDI theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2006 - 2014 39 Vốn đăng ký FDI theo địa bàn giai đoạn 2006-2014 40 Vốn đăng ký FDI theo cơ cấu hình thức đầu tư giai đoạn 2006-2014 42 Vốn đăng ký FDI theo đối tác đầu tư giai đoạn 20062014 44 Biểu đồ chỉ số PCI của Nghệ An từ 2007 - 2014 53 DANH MỤC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Nội dung hoạt động XTĐT 13 2 Hình 3.1 Mô hình cơ chế “một cửa liên thông” 83 iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Một trong những nguồn lực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với khu vực và thế giới. Quá trình phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã chứng minh sự đóng góp tích cực của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, cũng như sự thành công của công cuộc đổi mới, cải thiện quan hệ đối ngoại, mở ra nhiều triển vọng hợp tác đa phương, củng cố vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Nghệ An - một tỉnh miền Trung của Việt Nam nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu Bắc Nam và Đông Tây, là cửa ngõ thông ra biển Đông của vùng Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan qua Cảng Cửa Lò. Cùng với nhiều lợi thế về tiềm năng phát triển công nghiệp, cũng như kinh tế rừng và biển, cộng với nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, Nghệ An đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đăng ký và triển khai nhiều dự án tại Nghệ An. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ 16, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 08/06/2006 về chương trình Xúc tiến đầu tư gắn với phát triển nguồn thu ngân sách giai đoạn 2006-2010. Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nghệ An lần thứ XVII Nhiệm kỳ 2010 - 2015 đặt mục tiêu phấn đấu đưa Nghệ An thành tỉnh khá của miền Bắc vào cuối nhiệm kỳ. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh; sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương; sự năng động, tiên phong của các doanh nghiệp, nhà đầu tư; ... nên mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng sau gần 10 năm thực hiện việc triển khai Nghị quyết 03-NQ/TU nói chung, và xúc tiến đầu tư, phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 1 Mặc dù đạt được nhiều thành tích, tuy nhiên hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Nghệ An vẫn chưa thực sự hiệu quả. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất có thể kể đến hạ tầng cơ sở chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ, nhất là hạ tầng đầu mối như cảng biển, hạ tầng khu kinh tế và các khu công nghiệp tập trung. Hoạt động xúc tiến đầu tư và phát triển kinh tế đối ngoại diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn. Tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, nhưng còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, các nền kinh tế mới nổi phát triển chậm, trong khi đó, khó khăn trong việc xử lý nợ công của một số nước phát triển đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư, xuất khẩu và du lịch. Kinh tế vĩ mô chưa thật sự ổn định, tình hình lạm phát tuy được kiềm chế nhưng chưa vững chắc, thị trường tài chính còn diễn biến phức tạp, thị trường trong nước thu hẹp, sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất cao. Trong bối cảnh đó các vấn đề đang đặt ra hiện nay là: Hoạt động xúc tiến đầu tư tại Tỉnh Nghệ An đã và đang được triển khai như thế nào? Nghệ An đạt được những thành tựu gì và còn những hạn chế gì trong xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài? Nghệ An cần phải có những chính sách, giải pháp như thế nào trong hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI trong thời gian tới? Vì vậy, đề tài “Hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Nghệ An” được lựa chọn làm đề tài luận văn nghiên cứu chính là nhằm giải quyết những vấn đề nêu trên. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến đề tài nghiên cứu đã có một số các công trình nghiên cứu cả ở trong nước và ngoài nước. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu mới nhất có liên quan như sau: 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. TS. Hoàng Văn Huấn (2006) với công trình nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả xúc tiến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh khu vực phía Bắc”. Đây là đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong công trình nghiên 2 cứu tác giả đưa ra các đánh giá về thực trạng thu hút đầu tư tại các tỉnh khu vực phía Bắc và giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến nguồn vốn đầu tư đến năm 2010. Tác giả nhấn mạnh đến việc cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng hơn, cụ thể như về chính sách pháp luật, chính sách ưu đãi đầu tư và thủ tục hành chính… cần phải nhất quán, minh bạch, chủ động hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế khu vực và thế giới. Th.S Nguyễn Đăng Bình (2010) với bài nghiên cứu “Một số giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài đến năm 2020” đăng trong tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội, số 49+50 tháng 1/2010. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã phân tích dòng vốn FDI vào Việt Nam và khẳng định dòng vốn FDI đã có những đóng góp nhất định vào tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài cũng có những mặt hạn chế như vốn đầu tư nước ngoài tăng thấp trong thời gian gần đây và phục hồi chậm sau khủng hoảng tài chính do suy thoái kinh tế thế giới. Bài nghiên cứu đã đưa ra nhóm giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài đến năm 2020 ở tầm vĩ mô. Th.s Đinh Vũ Mai Linh (2012) với công trình luận văn thạc sĩ “Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc: Thực trạng và giải pháp”. Đây là đề tài luận văn thạc sỹ tại trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu hoạt động xúc tiến đầu tư của các tỉnh khu vực phía Bắc, trong đó tập trung vào 5 tỉnh: Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Phú Thọ, Yên Bái, Nghệ An nhằm so sánh về mức độ hoạt động xúc tiến đầu tư ảnh hưởng như thế nào tới kết quả thu hút FDI tại các địa phương. Ngoài ra, trong luận văn tác giả còn đề cập phân tích tới các đối tượng khác như: các cơ quan thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư của Trung ương và địa phương, các nguồn lực thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư. 2.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài. Anders Corr and Matthew Michaelides (2014), “Vietnam Investment Opportunities: 2015” đăng trên Journal of Political Risk, số 1 tháng 12/2014. Bài nghiên cứu đề cập đến những thách thức mà các nhà đầu tư nước ngoài gặp phải khi vào đầu tư tại Việt Nam. Các thách thức mà các nhà đầu tư gặp phải đó là nợ chính 3 phủ, lạm phát, chính sách ngoại tệ, pháp luật đầu tư, tham nhũng và những xung đột về địa chính trị với Trung Quốc ở Biển Đông. Từ đó, đưa ra những giải pháp để tăng cơ hội đầu tư vào Việt Nam trong năm 2015. Trong đó nhấn mạnh việc đầu tư vào giáo dục là rất cần thiết để nuôi dưỡng một lực lượng lao động có hiệu quả trong tương lai. Quyển sách “Japan International Cooperation Agency (JICA) in collaboration with Foreign Investment Agency (FIA): A guide to Foreign Direct Investment for Provinces in Vietnam” xuất bản năm 2010 , đề cập tới vai trò của Cục Xúc tiến đầu tư, các cơ quan XTĐT ở các địa phương, tầm quan trọng của việc xây dựng các chiến lược XTĐT tại các địa phương, các công cụ XTĐT. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài đã khảo sát tại các địa phương và đưa ra các giải pháp mới thiết thực về các hình thức, hoạt động XTĐT như: việc thu thập và duy trì dữ liệu, xuất bản sách giới thiệu về địa phương, xây dựng website trực tuyến, các dịch vụ hỗ trợ sau đầu tư,…. Cuốn sách này được xuất bản nhằm mục đích hỗ trợ phát triển năng lực cho các nhân viên XTĐT tại Trung Ương và địa phương. Ngoài ra, cuốn sách còn cập nhật thêm những kiến thức về kinh doanh quốc tế và kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực hiện hoạt động XTĐT của các chuyên gia JICA. Các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến chủ đề nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Song đến nay ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn về hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài ở tỉnh Nghệ An. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục đích: Phân tích hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài của tỉnh Nghệ An trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy XTĐT trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở khoa học của hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài. 4 - Nghiên cứu thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An. Đồng thời chỉ ra những mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân trong công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Nghệ An. - Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài của tỉnh Nghệ An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài vào Nghệ An trong giai đoạn từ 2006 - 2014. Đây là giai đoạn mà Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 08/06/2006 về chương trình Xúc tiến đầu tư gắn với phát triển nguồn thu ngân sách giai đoạn 2006-2010. Đồng thời Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Nghệ An lần thứ XVII Nhiệm kỳ 2010 - 2015 đặt mục tiêu phấn đấu đưa Nghệ An thành tỉnh khá của miền Bắc vào cuối nhiệm kỳ. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu phân tích hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2014, nhằm khắc phục những khuyết điểm, yếu kém, từ đó tận dụng tốt thời cơ, vượt qua những thách thức, quyết tâm thực hiện việc thu hút đầu tư vào tỉnh Nghệ An nhanh, nhiều và có hiệu quả, bổ sung nguồn vốn vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần đạt mục tiêu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và bền vững môi trường. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để xem xét quá trình vận động, biến đổi và phát triển của hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An từ năm 2006 đến năm 2014. Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm phân tích thực trạng hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài (những điểm đạt được và những vấn đề còn tồn tại) tại tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, từ đó đưa ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới; 5 Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để làm nổi bật tính cấp thiết của việc đẩy mạnh hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ nguồn tư liệu của Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Nghệ An, thông qua Ngân hàng dữ liệu; Các đề án quy hoạch xúc tiến đầu tư và phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh Nghệ An, ... 6. Những đóng góp mới của Luận văn: Luận văn có những đóng góp cơ bản sau: Thứ nhất, đưa ra khái niệm, lý luận chung về xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thứ hai, làm rõ được thực trạng xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nghệ An giai đoạn 2006 - 2014. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài tại Tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn. Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chƣơng 1: Lý luận chung về xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2014. Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài tại Tỉnh Nghệ An. 6 CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI 1.1. Khái niệm, hình thức, vai trò và nội dung của xúc tiến đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. 1.1.1. Khái niệm về XTĐT trực tiếp nước ngoài. Xúc tiến đầu tư là một công cụ nhằm để thu hút vốn đầu tư. Hoạt động XTĐT có vai trò quảng bá hình ảnh của một đất nước, một địa phương về môi trường đầu tư nhằm thu hút dòng vốn đầu tư vào địa bàn. XTĐT không chỉ đơn giản là việc mở rộng thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài mà XTĐT còn bao gồm các hoạt động Marketing nhất định được thực hiện bởi các chính phủ, các tổ chức nhằm thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Dòng vốn đầu tư cũng từ đó được thu hút về những nơi có môi trường tốt và có những điều kiện thuận lợi hơn. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các địa bàn đã làm cho công tác XTĐT trở thành một hoạt động tất yếu và ngày càng được gia tăng không chỉ ở những nước, những địa phương phát triển mà còn ở những nước, những địa phương đang phát triển. Không có một khái niệm nhất quán về “xúc tiến đầu tư”. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, theo Bộ kế hoạch và đầu tư đã nêu trong hội thảo Thu hút đầu tư nước ngoài - triển vọng và giải pháp tổ chức tháng 11/2012 thì “xúc tiến đầu tư là tổng hợp các biện pháp mà chính phủ một nước áp dụng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội nhất định”. Theo khái niệm này, xúc tiến đầu tư là những hoạt động nhằm khuyến khích các tập đoàn, đơn vị kinh doanh đầu tư mới hay mở rộng kinh doanh sản xuất tại nước sở tại, phù hợp với mục đích phát triển xã hội, gia tăng việc làm, doanh thu, lượng giá trị xuất khẩu hoặc các lợi ích kinh tế khác có liên quan. Trong nghiên cứu về “Chiến lược xúc tiến FDI tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do công ty Price Waterhouse Coopers thực hiện dưới sự tài trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), khái niệm về xúc tiến đầu tư được đưa ra như sau: “xúc tiến đầu tư có thể được định nghĩa là các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một biện pháp tiếp thị tổng hợp của các chiến lược 7 sản phẩm (product strategy), chiến lược xúc tiến (promotional strategy) và chiến lược giá cả (pricing strategy)” [5,tr.1]. Sản phẩm trong khái niệm về xúc tiến đầu tư, chính là địa điểm hay các dự án, quốc gia tiếp nhận đầu tư. Để phát triển các chiến lược tiếp thị phù hợp, cần phải hiểu những thuận lợi và bất lợi thực sự của quốc gia hay một địa phương trước các đối thủ cạnh tranh. Giá cả là giá mà nhà đầu tư phải trả để định vị và hoạt động tại quốc gia đó. Giá này có thể bao gồm giá sử dụng cơ sở hạ tầng, các tiện ích, thuế, ưu đãi, bảo hộ thuế quan, v.v… Xúc tiến là những hoạt động phổ biến thông tin về các nỗ lực tạo nên một hình ảnh quốc gia, một địa phương hay một KCN nào đó và cung cấp các dịch vụ đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng. 1.1.2. Hình thức XTĐT trực tiếp nước ngoài. Có nhiều hình thức XTĐT trực tiếp nước ngoài, tuy nhiên có thể phân chia thành ba nhóm hình thức cơ bản sau: 1.1.2.1. Kỹ thuật xây dựng hình ảnh Các kỹ thuật xây dựng hình ảnh bao gồm: Thứ nhất, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông chung; Thứ hai, tham gia các cuộc triển lãm, hội thảo đầu tư; Thứ ba, quảng cáo trên các phương tiện tuyên truyền riêng của ngành hoặc khu vực; Thứ tư, các đoàn khảo sát tới nước có nguồn đầu tư và từ các nước đầu tư tới nước sở tại; Thứ năm, hội thảo thông tin chung về cơ hội đầu tư. “Thông qua các hoạt động xây dựng hình ảnh, một đất nước muốn giới thiệu cho mọi người biết rằng đất nước đó đang chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư và đang cố gắng tạo những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư” [4]. Các hoạt động này là nền tảng của công việc xúc tiến đầu tư. Nếu nhà đầu tư có nhận thức tiêu cực hoặc thiếu hiểu biết về đất nước và các lợi thế của một quốc gia thì các cố gắng xúc tiến đầu tư của quốc gia đó sẽ không đạt hiệu quả cao. 8 Nhiệm vụ xây dựng hình ảnh đất nước bắt đầu bằng việc đánh giá xem nhà đầu tư trong các lĩnh vực nói chung hoặc trong các lĩnh vực trọng tâm nói riêng nhận thức như thế nào về đất nước. Những thông tin này sẽ chỉ ra những vấn đề đang tồn tại để từ đó xây dựng, duy trì hình ảnh tích cực trong nhận thức của nhà đầu tư. 1.1.2.2. Kỹ thuật tạo nguồn đầu tư: Các kỹ thuật tạo nguồn đầu tư thường là: - Tham gia các chiến dịch qua điện thoại hoặc thư tín trực tiếp - Phái đoàn tham quan riêng về ngành hoặc khu vực từ nước đầu tư sang nước sở tại và ngược lại - Hội thảo thông tin về ngành hay một khu vực cụ thể - Tham gia nghiên cứu những công ty cụ thể Mục đích chính của các hoạt động này là nhằm tạo sự hài lòng cho những nhà đầu tư đang có nhu cầu, khuyến khích, kích thích họ đầu tư vào quốc gia của mình. Nói cách khác, hoạt động xây dựng hình ảnh đất nước chính là Marketing đất nước, tạo ấn tượng tốt và giới thiệu đất nước như một điểm tốt để đầu tư. Trước hết một chiến dịch xây dựng hình ảnh đất nước thường bắt đầu bằng việc xác định nhận thức của nhà đầu tư và mục tiêu của việc xây dựng hình ảnh: cơ quan XTĐT quốc gia cần xác định nhà đầu tư nghĩ gì về đất nước mình để trên cơ sở đó thiết kế chiến dịch xây dựng hình ảnh. Để đánh giá nhận thức của nhà đầu tư, các cơ quan XTĐT cần xem xét các tư liệu sách báo, ấn phẩm và khảo sát những nhà đầu tư hoạt động trong các lĩnh vực mà đất nước đang hướng tới. Tiếp đó, xây dựng các chủ đề marketing: sau khi xác định được nhận thức của nhà đầu tư về đất nước của mình, các cơ quan xúc tiến đầu tư cần phải xây dựng chủ đề marketing trọng tâm. Để đạt được hiệu quả, chủ đề marketing không chỉ đơn giản chỉ ra những lợi ích mà quốc gia mang lại cho nhà đầu tư mà còn phải có tiếng vang để gây ấn tượng với nhà đầu tư rằng đất nước có những cái mà họ cần. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan