Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động ủy thác nguồn vốn oda tại sở giao dịch iii ngân hàng thương mại cổ p...

Tài liệu Hoạt động ủy thác nguồn vốn oda tại sở giao dịch iii ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam

.PDF
111
64
143

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ THÚY LOAN HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC NGUỒN VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III – NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ HOÀNG NGA Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ THÚY LOAN HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC NGUỒN VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III – NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ HOÀNG NGA XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Thúy Loan MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu viết tắt ................................................................................ i Danh mục các bảng .................................................................................................. ii Danh mục sơ đồ, biểu đồ........................................................................................ iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỦY THÁC NGUỒN VỐN ODA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......................... 3 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................... 3 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................................... 3 1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................... 4 1.1.3 Tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................................... 6 1.2. Khái quát sử dụng vốn ODA tại Ngân hàng Thương mại ............................................ 6 1.2.1. Khái niệm về vốn ODA .......................................................................................... 6 1.2.2. Các đặc trưng của vốn ODA ................................................................................. 7 1.2.3. Các phương thức viện trợ nguồn vốn ODA ........................................................... 9 1.2.4. Sử dụng vốn ODA của Ngân hàng thương mại ..................................................... 10 1.3. Hoạt động ủy thác tại Ngân hàng Thương mại ............................................................. 11 1.3.1. Sự hình thành và phát triển của hoạt động ủy thác .............................................. 11 1.3.2. Vai trò của dịch vụ ủy thác đối với các chủ thể trong nền kinh tế............................ 13 1.3.3. Các dịch vụ uỷ thác của Ngân hàng thương mại ................................................. 14 1.3.4. Trách nhiệm của ngân hàng thương mại đối với dịch vụ uỷ thác ............................ 18 1.4. Hoạt động ủy thác nguồn vốn ODA tại Ngân hàng thương mại.................................. 19 1.4.1. Khái niệm ủy thác nguồn vốn ODA tại Ngân hàng thương mại........................... 19 1.4.2. Nguyên tắc ủy thác nguồn vốn ODA tại Ngân hàng thương mại ......................... 19 1.4.3. Quy trình ủy thác ................................................................................................ 20 1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ủy thác nguồn vốn ODA tại Ngân hàng thương mại ........................................................................................................................... 23 Kết luận Chương 1 .............................................................................................................. 26 CHƢƠNG II: THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .......... 27 2.1. Cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 27 2.1.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................... 27 2.1.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 28 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................. 28 2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................ 30 2.3. Chỉ số và tiêu chí đánh giá ............................................................................................ 31 CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG UỶ THÁC NGUỒN VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III - NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ........................................................................................................... 33 3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch III – Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam .................................................................................... 33 3.1.1. Sơ lược về hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ... 33 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch III - Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam................................................................ 34 3.1.3. Hoạt động chủ yếu của Sở giao dịch III – Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ..................................................................................... 35 3.1.4. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch III – Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam .............................................................................................. 35 3.1.5. Kết quả kinh doanh của SGD III- BIDV .............................................................. 37 3.2. Thực trạng hoạt động ủy thác nguồn vốn ODA tại Sở giao dịch III – Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam .......................................................... 39 3.2.1. Tình hình nguồn vốn ủy thác ODA tại Sở giao dịch III – Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam................................................................ 40 3.2.2.Thực trạng hoạt động ủy thác nguồn vốn ODA tại Sở giao dịch III ..................... 41 3.3. Đánh giá kết quả hoạt động ủy thác nguồn vốn ODA tại Sở giao dịch III – Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam .......................................................... 58 Kết luận Chương 3 .............................................................................................................. 70 CHƢƠNG IV GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ỦY THÁC NGUỒN VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III - NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM......................................................................................... 71 4.1. Định hướng phát triển hoạt động ủy thác nguồn vốn ODA tại Sở giao dịch III – Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam .................................................. 71 4.1.1. Định hướng phát triển chung ............................................................................... 71 4.1.2. Định hướng hoạt động ủy thác nguồn vốn ODA của Sở giao dịch III – Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam .................................. 71 4.2. Giải pháp ....................................................................................................................... 72 4.2.1. Xây dựng hệ thống chính sách và thủ tục rõ ràng, minh bạch và bình đẳng................... 72 4.2.2. Đổi mới mô hình tổ chức quản trị điều hành ...................................................... 74 4.2.3. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ .......................................................................... 75 4.2.4. Tăng cường công tác thẩm định và kiểm tra giám sát ......................................... 75 4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực................................................................. 76 4.2.6. Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngân hàng ............................................... 77 4.3. Một số kiến nghị ........................................................................................................... 77 4.3.1. Đối với Chính phủ ............................................................................................... 77 4.3.2. Đối với các bộ ngành liên quan .......................................................................... 78 4.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước ............................................................................. 79 4.3.4. Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ................. 80 Kết luận Chương 4 .............................................................................................................. 81 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 83 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ADB The Asian Development Bank 2 AFD Agence Francaise Développment 3 BIDV Bank of Investment and Development of Viet Nam 4 CHXHCN 5 DA 6 ĐLUT 7 FDI 8 HĐQT 9 HĐV BQ 10 ISO 11 KHCN Khách hàng cá nhân 12 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 13 KPI Key Performance Indicator 14 LN Lợi nhuận 15 NĐ-CP 16 NGO 17 NHNN Ngân hàng nhà nước 18 NHTM Ngân hàng thương mại 19 NHPT Ngân hàng phát triển 20 ODA Official Development Assistance 21 PFI 22 QĐ-HĐQL 23 QĐ-TTg Quyết định thủ tướng 24 QĐCP Quyết định chính phủ 25 QLDA Quản lý dự án 26 QTDND Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Dự án Đại lý ủy thác Foreign Direct Investment Hội đồng quản trị Huy động vốn bình quân International Organization for Standardization Nghị định, chính phủ Non-governmental organization Private Finance Initiative Quyết định - Hội đồng quản lý Quỹ tín dụng nhân dân i 27 RDF Resource Description Framework 28 SDR Special Drawing Right 29 SGD III Sở Giao dịch III 30 TCNT Tài chính nông thôn 31 TMCP Thương mại cổ phần 32 TT-NHNN 33 VBARD 34 WB Thông tư ngân hàng nhà nước Vietnam Bank for agriculture and rural development World Bank ii DANH MỤC BẢNG STT 1 Bảng Bảng 3.1 Nội dung Trang Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD III giai đoạn 2011 - 37 2014 2 Bảng 3.2 Tóm tắt Rút vốn dự án TCNT III (31/12/2013) 37 3 Bảng 3.3 Tóm tắt Giải ngân dự án TCNT III 47 4 Bảng 3.4 Tình hình đi kiểm tra các chi nhánh tham gia dự án TCNT III 55 của SGD III từ 2010-2013 5 Bảng 3.5 Số liệu trả nợ BTC dự án TCNT I và II iii 57 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung Trang 1. Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức bộ máy Sở Giao dịch III – BIDV 36 2. Sơ đồ 3.2 Mô hình đơn giản về điều chuyển vốn ODA (Nguồn: Tự 41 tổng hợp) 3. Sơ đồ 3.3 Cơ cấu tổ chức của dự án TCNT 44 4. Biểu đồ 3.1 Giải ngân vốn RDF III (%/tổng nguồn vốn RDF III) 48 5. Biểu đồ 3.2 Cơ cấu tài trợ các tiểu dự án nhận vốn RDF III 49 6. Biểu đồ 3.3 : Cơ cấu giải ngân RDF III theo ngành nghề 50 7. Biểu đồ 3.4 Cơ cấu giải ngân RDF III theo khu vực 51 8. Biểu đồ 3.5 Tiến độ giải ngân vốn MLF III (%/tổng nguồn vốn MLF III) 51 9. Biểu đồ 3.6 Cơ cấu tài trợ các tiểu dự án nhận vốn MLF 52 10. Biểu đồ 3.7 Cơ cấu giải ngân MLF theo ngành nghề 53 11. Biểu đồ 3.8 Cơ cấu giải ngân MLF theo khu vực 53 iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập nền kinh tế thế giới, trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ và đầu tư quý báu của thế giới không chỉ về vốn, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực mà còn cả về kinh nghiệm quản lý. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn trong nước cho thấy, cơ chế quản lý nguồn vốn là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả thực hiện các dự án sử dụng nguồn vốn ủy thác hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA). Nguồn vốn ODA giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang và chậm phát triển, không chỉ là nguồn vốn bổ sung, nó còn có tác dụng thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) và tạo điều kiện mở rộng đầu tư phát triển trong nước. Trên phương diện thực hiện vai trò đầu mối nghiệp vụ Đại lý-ủy thác của toàn hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Sở Giao dịch III (SGD III) đã phát huy các thế mạnh để trở thành đơn vị hàng đầu trong việc phục vụ các dự án đại lý-ủy thác của Chính phủ, thông qua các Bộ, Ngành liên quan. Với kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp trong quản lý, giải ngân các nguồn vốn ODA, đến nay SGD III được các nhà tài trợ quốc tế: ngân hàng thế giới (World Bank - WB), ngân hàng phát triển châu Á (The Asian Development Bank- ADB), cơ quan phát triển Pháp (Agence Francaise Développment - AFD), Nhật Bản, Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Nga,... ) và các Bộ, ngành tin tưởng giao là cơ quan phục vụ, cho vay lại gần 200 chương trình/dự án với tổng giá trị tài trợ đạt hơn 4 tỷ USD, dư nợ hiện tại đạt trên 20.000 tỷ đồng. Trong đó có thể kể đến như dự án Tài chính nông thôn (TCNT) hỗ trợ tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính của người nghèo ở nông thôn Việt Nam và dự án hiệu quả lưới điện truyền tải (Dự án TEP) vay nguồn WB trị giá 500 triệu USD. Đây là khoản tài trợ lớn nhất từ trước đến nay cho lĩnh vực truyền tải điện của WB. Hiện nay, ở trong nước và ngoài nước đã có nhiều đề tài nghiên cứu về nguồn vốn ODA của các ngân hàng thương mại (NHTM), tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào tiếp cận tổng quát và có tính hệ thống về qui trình tiếp nhận, quản lý nguồn vốn ủy thác ODA tại Sở Giao Dịch III của BIDV trong giai 1 đoạn hiện nay. Vì vậy, thông qua việc kế thừa các công trình nghiên cứu trước cũng như phát triển các khía cạnh mới trong luận văn mà các tác giả trước đây chưa quan tâm, tôi xin lựa chọn đề tài “Hoạt động ủy thác nguồn vốn ODA tại Sở giao dịch III – Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để có cái nhìn hoàn thiện hơn hoạt động ủy thác nguồn vốn ODA. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa vấn đề lý luận chung về ủy thác nguồn vốn ODA. - Phân tích đánh giá thực trạng quản lý và quy trình ủy thác nguồn vốn ODA tại SGD III – BIDV. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động ủy thác nguồn vốn ODA tại SGD III – BIDV trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động ủy thác nguồn vốn ODA của ngân hàng thương mại Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động ủy thác ODA trên quan điểm của ngân hàng tại SGD III - BIDV giai đoạn 2012 – 2014, và giải pháp hoàn thiện hoạt động ủy thác nguồn vốn ODA đến năm 2020. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích định tính, định lượng, tổng hợp diễn dịch và qui nạp, so sánh, bảng số liệu, biểu đồ, phân tích dữ liệu thứ cấp từ Tài liệu lý thuyết và báo cáo của SGD III – BIDV. 5. Kết cấu nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm có 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về ủy thác nguồn vốn ODA của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu luận văn Chương 3: Thực trạng hoạt động ủy thác nguồn vốn ODA tại Sở giao dịch III - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương 4: Giải pháp hoàn thiện hoạt động ủy thác nguồn vốn ODA tại Sở giao dịch III - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỦY THÁC NGUỒN VỐN ODA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Liên quan đến đề tài nguồn vốn ODA, đã nhiều công trình khoa học nghiên cứu về thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA theo vùng và quốc gia chủ yếu là bài báo trên các tạp chí kinh tế, các báo cáo của nhóm tư vấn, diễn văn họp thường niên của các nhà tài trợ. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài đề cập đến các nội dung sau: (1) Các nghiên cứu Boone (1996); Lensink và Morrissey (2000) đã tập trung đánh giá hiệu quả của nguồn vốn ODA đối với quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển từ góc độ kinh tế vi mô, chỉ ra các hạn chế và tác động xấu của các nước đang phát triển khi tiếp cận nguồn vốn ODA. Đó là việc nhận nguồn viện trợ không ổn định và không chắc chắn từ bên ngoài đã ảnh hưởng tiêu cực tới chính sách tài chính và đầu tư của nước nhận viện trợ. Các nghiên cứu này đã nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà tài trợ trong chính sách ODA. Hơn nữa các tác giả đã khẳng định rằng tác động của ODA là nguy hiểm và tiêu cực đến phát triển kinh tế, phần lớn là do tham nhũng và thiếu hiệu quả trong quá trình thực hiện nguồn vốn ODA của nước nhận viện trợ. (2) Chenery và Strout (1996) nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn vốn ODA. Tác giả lập luận rằng hỗ trợ phát triển ở các nước giàu cho các nước đang phát triển sẽ thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo, bằng cách cung cấp một lượng vốn cần thiết ở giai đoạn đầu, rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. (3) Asian Development Bank (1999) đã chỉ ra một trong những thành công trong thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Thái Lan là thành lập một hệ thống quản lý, điều phối và thực hiện các chương trình, dự án đủ mạnh từ trung ương đến địa phương, các chương trình viện trợ được tập trung ở một cơ quan là Tổng vụ hợp tác kinh tế và kỹ thuật trực thuộc Chính phủ 3 (4) Jamie Morrision, Dirk Bezemer and Catherine Arnold (November 2004) thực hiện nghiên cứu động thái nguồn vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn trên thế giới giảm liên tiếp trong hai thập kỷ qua. Nguyên nhân chủ yếu là do một số nhà tài trợ chuyển đổi trọng tâm hỗ trợ sang y tế, giáo dục và một số các quốc gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang phát triển công nghiệp và dịch vụ thay vì phát triển nông nghiệp. (5) Tun Lin Moe với nghiên cứu “An empirical investigation of relationships between official development assistance (ODA) and human and educational development’’ đã đánh giá tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào sự phát triển giáo dục và con người ở tám quốc gia được lựa chọn tại khu vực Nam Á và chỉ ra sự khác biệt các chỉ số phát triển con người, cơ sở hạ tầng và chất lượng giáo trình, giáo viên đã được cải thiện sau 15 năm tiếp cận nguồn vốn ODA. 1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Bên cạnh các công trình nghiên cứu của nước ngoài về ODA, cũng đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, bài báo và sách đề cập đến thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam, có thể kể ra một số các công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: (1) Lương Mạnh Hùng (Đại học Ngoại thương, 2007) với luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”. Tác giả đã phân tích, đánh giá tình hình sử dụng nguồn vốn ODA, đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (2) Lê Thanh Nghĩa (2009), “ Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam”. Luận văn nghiên cứu hệ thống các văn bản quy phạm và hoạt động thực tiễn liên quan đến công tác quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam giai đoạn 1993 – 2008. Từ đó tìm ra các mặt hạn chế và đưa ra kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam. 4 (3) Vũ Thị Kim Oanh (Đại học Ngoại Thương, 2002), với đề tài nghiên cứu tiến sỹ “Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA” đã phân tích đánh giá vai trò của vốn ODA trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang và chậm phát triển ; thực trạng sử dụng vốn ODA tại Việt Nam trong những năm qua, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian đến 2010 như: cần có chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA, nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại, bao gồm quy hoạch ODA, đẩy nhanh tốc độ giải ngân… (4) Tôn Thành Tâm (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2005) với luận án “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam”. Tác giả đã đề cập đến nội dung: (i) Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA; (ii) Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA tại Việt Nam; (iii) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn trong thời gian tới (đến năm 2010). Tác giả đã phân tích kinh nghiệm sử dụng nguồn vốn ODA của các nước trên thế giới và các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Tuy nhiên phân tích này chỉ nêu lên kết quả của các nước trong quá trình sử dụng vốn mà không phân tích sâu các nguyên nhân, tác giả cũng không đưa ra các khuyến nghị về chính sách, mô hình quản lý sử dụng nguồn vốn ODA… của các nước sử dụng và quản lý thành công hay thất bại nguồn vốn ODA. Tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian tới gồm: thành lập ngân hàng bán buôn nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức; hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ODA; bổ sung, sửa đổi nội dung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quá trình thực hiện các chương trình, dự án, và các giải pháp bổ trợ khác nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý nguồn vốn ODA. (5) Lê Quốc Hội (Học viện tài chính, 2012) “Giải pháp thu hút nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA”. Luận văn đã dựa trên số liệu cam kết và thu hút ODA từ năm 1993 – 2007 tại Việt Nam để đưa ra một số nhận định là Việt Nam sẽ chuyển 5 một phần lớn các khoản vay ODA ưu đãi sang khoản vay thương mại sau năm 2010, do vậy, cần thiết phải có kế hoạch hành động như: (i) Tăng cường nhận thức về nguồn vốn ODA; (ii) Sử dụng nguồn vốn ODA một cách có chọn lựa. (iii) Thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA để tăng cường hiệu quả sử dụng. (iv) Tăng cường các hoạt động giám sát đánh giá và quản lý nguồn vốn ODA; (v) Xây dựng kế hoạch dài hạn để giảm thiểu các khoản vốn vay ngắn hạn và các điều kiện ràng buộc. 1.1.3 Tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nước Nhìn chung, các công trình trên đây là những tư liệu tham khảo rất có giá trị về mặt lý luận và điều hành trong thực tiễn. Tuy vậy, các công trình mới chỉ dừng lại ở một khía cạnh của vấn đề, tồn tại một số những bất cập sau: (i) Nội dung nghiên cứu của luận án quá rộng nên không có những phân tích và đánh giá quá trình sử dụng nguồn vốn ODA theo ngành, lĩnh vực, nhà tài trợ, mà cụ thể hơn là ngân hàng thương mại nói riêng, do đó khó có thể có những khuyến nghị mang thực tiễn cao; (ii) Số liệu tại các luận án đều là những số liệu thứ cấp, chưa phản ánh đầy đủ quá trình thu hút, quy trình nguồn vốn ủy thác ODA tại ngân hàng thương mại Việt Nam; (iii) Nhóm hệ thống các giải pháp của các tác giả căn cứ vào chiến lược thu hút trong thời gian mà theo tác giả tính đến thời điểm hiện tại thì nhóm giải pháp này chưa hợp lý và bắt kịp tiến độ thời đại. Tác giả nhận thấy rằng, một đề tài nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn ODA, hoạt động và quy trình ủy thác vốn ODA tại ngân hàng TMCP BIDV SGD III trong giai đoạn đến năm 2020; đồng thời đóng góp những giải pháp hoàn thiện hoạt động ủy thác nguồn vốn ODA tại SGD III là rất cần thiết và có ý nghĩa. 1.2. Khái quát sử dụng vốn ODA tại Ngân hàng Thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm về vốn ODA ODA là tên viết tắt 3 chữ cái đầu của Tiếng Anh: “Official Development Assistance” có nghĩa là “Hỗ trợ phát triển chính thức”. Theo chương trình phát triển liên hợp quốc trong “Báo cáo tổng quan viện trợ phát triển chính thức tại Việt Nam, tháng 12 năm 2002” có đưa ra khái niệm về ODA như sau: 6 “Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) bao gồm tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản cho vay đối với các nước đang phát triển, cụ thể là (i) do khu vực chính thức thực hiện; (ii) chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi; (iii) cung cấp với các điều khoản ưu đãi về mặt tài chính (nếu là vốn vay thì có phần không hoàn lại ít nhất là 25%)”. Ngày 04/05/2001, lần đầu tiên Nghị định 17/2001/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức có đưa ra khái niệm về ODA như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là ODA) trong quy chế này được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ bao gồm: (i) Chính phủ nước ngoài, (ii) Các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia”. Như vậy, các khái niệm ODA nêu trên đều thống nhất một số vấn đề cơ bản như sau: ODA là mối quan hệ hợp tác phát triển mang tính “Hỗ trợ vốn” giữa quốc gia này với quốc gia khác nhằm thúc đẩy “phát triển” kinh tế - xã hội thông qua con đường “chính thức” giữa cấp Nhà nước và Nhà nước, giữa Nhà nước và Chính phủ với các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia và mối quan hệ “ODA” này hình thành và phát triển dựa trên nền tảng của một phần cho không (phần không hoàn lại hay còn gọi là thành tố hỗ trợ) kết tinh trong tổng nguồn vốn ODA hàng năm mà nước này cam kết dành cho nước khác để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội đã định với giá trị ít nhất là 25% so với tổng giá trị viện trợ. 1.2.2. Các đặc trưng của vốn ODA Vốn ODA có tính chất ưu đãi Bản thân nguồn vốn ODA bao gồm rất nhiều tính ưu đãi. Tính ưu đãi thể hiện ở phần viện trợ không hoàn lại khá lớn. Còn phần cho vay chủ yếu là vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn các khoản vay thông thường rất nhiều (thường dưới 3%). Một khoản vay ODA thường có thời gian sử dụng vốn dài, thường 30-40 năm, bao gồm 2 phần: thời gian ân hạn (từ 5-10 năm) và thời gian trả nợ (gồm nhiều giai đoạn và những tỷ lệ trả nợ khác nhau ở từng giai đoạn). Đây chính là điểm khác biệt cơ bản của ODA so với khoản vay thương mại thông thường. 7 Vốn ODA thường đi kèm các điều kiện ràng buộc ODA ngay từ khi ra đời đã kèm theo điều kiện ràng buộc mà nhà tài trợ đặt ra cho nước nhận vốn, thể hiện ở những ảnh hưởng về kinh tế và chính trị. Ví dụ như Nhật tập trung viện trợ cho các nước châu Á, Mỹ tập trung khu vực Trung Đông và Mỹ La tinh,... mục đích sâu xa nhằm tăng cường ảnh hưởng của nước tài trợ tại khu vực nhận tài trợ. Mặt khác, các nước cung cấp tài trợ còn có tham vọng đạt được ảnh hưởng về kinh tế, mang lại thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của các nhà sản xuất trong nước, và hơn thế nữa, còn dọn đường cho nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chảy vào nước nhận viện trợ. Đây thường được coi là mặt trái của ODA. Vốn ODA có tính hai mặt đối với quốc gia tiếp nhận - Mặt tích cực: Nguồn vốn ODA giúp quốc gia tiếp nhận thức đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển, hỗ trợ tăng cường năng lực thể chế và đẩy mạnh các hoạt động cải cách chính sách kinh tế và góp phần đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu cần thiết của Chính phủ mà không gây ra lạm phát, bổ sung ngoại tệ quan trọng cho các quốc gia đang phát triển và bù đắp thiếu hụt trong cán cân thanh toán và là cầu nối giao lưu văn hoá, chính trị và con người giữa các nước tài trợ với nước tiếp nhận viện trợ. Thông qua nguồn vốn ODA, các nước tiếp nhận ODA thường thiết lập và mở rộng được các mối quan hệ hợp tác phát triển đa phương và song phương với các nước tài trợ. - Mặt tiêu cực: ODA gắn liền với quyền lợi kinh tế của các nước tài trợ: Xu hướng chung hiện nay của các nhà tài trợ đó là giảm số tiền viện trợ không hoàn lại và tăng các khoản cho vay ưu đãi với các điều kiện ràng buộc tức buộc nước tiếp nhận ODA phải mua hàng hoá và dịch vụ đi kèm của nước cung cấp ODA. Đây là điểm nổi bật trong thực trạng viện trợ hiện nay trên thế giới. Tuy nhiên, mức độ ràng buộc của mỗi nước lại có khác nhau. Trong một số trường hợp, nguồn vốn ODA thường gắn liền với yếu tố chính trị hơn là yếu tố kinh tế. Các khoản vay ODA thường trở thành gánh nặng nợ nần của quốc gia trong tương lai vì các khoản vay ODA là các khoản vay giữa cấp Nhà nước và Nhà 8 nước. Các khoản vay này thường được Chính phủ nước đi vay tập trung vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, do đó khả năng sinh lời trong ngắn hạn của các dự án này rất thấp, thậm chí là bằng không nếu hạ tầng cơ sở đó sau khi được đầu tư và đi vào vận hành nhưng không phát huy được hiệu quả, hoặc sử dụng không hết công suất, hoặc thậm chí là phải bỏ không, thì bỗng nhiên tạo ra gánh nặng nợ nần tiềm ẩn trong tương lai. Các khoản ODA thường gắn với những điều kiện khắt khe như: điều kiện về vốn đối ứng, điều kiện về cơ chế quản lý tài chính... So với các khoản tài trợ ODA song phương với điều kiện ràng buộc nhằm nâng cao lợi ích kinh tế của nước tài trợ thì ODA đa phương từ WB lại chú trọng việc bảo vệ các giá trị tự nhiên và nâng cao chất lượng cuộc sống của nước sở tại. Ngoài các điều kiện như trên, các nhà tài trợ còn đưa ra một số yêu cầu về chính sách kinh tế, lựa chọn các đối tượng có quy mô, năng lực tài chính và hoạt động nhất định, chỉ thực hiện đầu tư ở một số khu vực,... 1.2.3. Các phương thức viện trợ nguồn vốn ODA Viện trợ theo chương trình Viện trợ theo chương trình là một thuật ngữ mô tả các khoản hỗ trợ vào các lĩnh vực như đầu tư hỗ trợ cán cân thanh toán và ngân sách của Chính phủ. Đi kèm với phương thức cung cấp này thường là các điều kiện liên quan đến việc Chính phủ phải quyết định như thế nào trước việc sử dụng khoản viện trợ đó, ngoài ra sẽ là các điều kiện liên quan đến cải cách chính sách. Viện trợ theo chương trình gồm: Hỗ trợ cán cân thanh toán; Hỗ trợ ngân sách; Hỗ trợ ngân sách theo ngành và giảm nợ. Viện trợ theo dự án Là những khoản viện trợ theo các mục tiêu cụ thể. Các hoạt động và chi tiêu của dự án sẽ được chi tiết hóa và thường là không đòi hỏi phải thêm các điều kiện liên quan đến lĩnh vực thay đổi chính sách. Một dự án phát triển là một loạt hoạt động riêng lẻ với những mục tiêu, ngân sách và kết quả được xác định rõ ràng cũng như cơ chế quản lý dự án hết sức cụ thể. Có ba phương thức: 9 - Viện trợ dự án được chuyển qua Chính phủ: là hình thức Chính phủ các nước tiếp nhận viện trợ phải tự chịu trách nhiệm về quản lý dự án và tự kiểm soát việc sử dụng nguồn vốn của các nhà tài trợ. Trong trường hợp này, vốn của Dự án được giải ngân trực tiếp vào một tài khoản của Chính phủ. Các nhà tài trợ yêu cầu Chính phủ nước tiếp nhận phải hạch toán việc sử dụng nguồn vốn này một cách minh bạch và các nhà tài trợ thường đưa ra các cách thức sử dụng nguồn vốn cho dự án. - Viện trợ dự án do Nhà tài trợ quản lý: Là dạng các nhà tài trợ giữ quyền kiểm soát, quản lý các hoạt động và kinh phí của dự án. Trong trường hợp này, các nhà tài trợ thành lập đơn vị quản lý dự án đặc biệt chịu trách nhiệm thực hiện dự án và quản lý vốn của các nhà tài trợ. Vốn được giải ngân và hạch toán theo các thủ tục của các nhà tài trợ. Các dự án này không phải là bộ phận của chương trình và ngân sách thường xuyên của Chính phủ, các Chính phủ thường cung cấp và cử cán bộ làm việc cho các dự án trên cơ sở biệt phái. Cơ chế cấp vốn như vậy thường thấy ở các dự án do các nhà tài trợ song phương tài trợ và thể hiện rõ nét của hình thức viện trợ này là các khoản viện trợ không hoàn lại dưới dạng hỗ trợ kĩ thuật (TA). - Viện trợ dự án được chuyển qua các Tổ chức phi chính phủ (NGO): là một trong những phương thức hỗ trợ thông dụng của các nhà tài trợ. Trong trường hợp này, các nhà tài trợ có thể viện trợ cho NGO trên cơ sở đề xuất dự án được xác định phù hợp. Các nhà tài trợ thường kí hợp đồng với các NGO nêu rõ các hoạt động sẽ được thực hiện và các điều kiện sử dụng vốn cũng như các yêu cầu về kiểm toán, kế toán. 1.2.4. Sử dụng vốn ODA của Ngân hàng thương mại Các NHTM là cơ quan được Chính phủ hoặc một cơ quan thay mặt Chính phủ quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA bằng các hình thức sau: (i) được ủy quyền cho vay lại các doanh nghiệp toàn bộ hoặc một phần vốn ODA của Chính phủ; hoặc (ii) được vay lại để cho vay tiếp theo một chương trình tín dụng hoặc hợp phần tín dụng trong một dự án sử dụng vốn ODA. Việc lựa chọn ủy quyền cho NHTM cho vay lại nguồn vốn ODA của Chính phủ được coi là hình thức tốt nhất do: NHTM là một tổ chức cung cấp tín dụng 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan