Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển (...

Tài liệu Hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển (bidv) - chi nhánh đông đô

.DOC
68
167
89

Mô tả:

Mục lục Danh mục viết tắt 1 DANH MụC BảNG BIểU 2 LờI Mở ĐầU 3 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ và PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ I. Lịch sử hình thành & phát triển II. Cơ cấu tổ chức 4 4 5 III. Tình hình hoạt động kinh doanh tại BIDV chi nhánh Đông Đô 9 1. Hoạt động huy động vốn 9 2. Hoạt động sử dụng vốn 11 3. Hoạt động thanh toán quốc tế 12 Chương II: Thực Trạng hoạt động thanh toán bằng l/c tại bidvchi nhánh đông đô 14 I. Quy trình thanh toán bằng L/C từ tại BIDV chi nhánh Đông Đô 14 1. Quy trình thanh toán LC nhập khẩu 2. Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu 14 17 II. Tình hình hoạt động TTQT bằng L/C tại BIDV chi nhánh Đông Đô 20 1. Cơ cấu mặt hàng thanh toán bằng L/C tại BIDV chi nhánh Đông Đô 20 2. Số lượng và giá trị L/C phát hành và thanh toán 22 3. Phí thu được từ dịch vụ TTQT bằng L/C 23 4. Doanh thu từ hoạt động thanh toán bằng L/C 1 25 III. Đánh giá hoạt động TTQT bằng L/C tại BIDV chi nhánh Đông Đô 26 1. Những kết quả đạt được 26 2. Một số hạn chế trong phương thức L/C tại BIDV chi nhánh Đông Đô 28 Chương iii: Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán bằng L/C tại BIDV - chi nhánh đông đô 34 I. Phương hướng phát triển của BIDV chi nhán Đông Đô .34 1. Phương hướng phát triển chung 34 2. Định hướng phát triển hoạt đông TTQT bằng L/C34 II. Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán bằng L/C tại BIDV chi nhánh Đông Đô 35 1. Tạo nguồn ngoại tệ, đẩy mạnh hoạt động thu hút ngoại tệ đủ để đáp ứng TTQT nói chung và bằng L/C nói riêng 2. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ XNK 36 .37 3. Xây dựng chính sách Marketing và kế hoạch đẩy mạnh công tác tiếp thị 39 4. Giải pháp hạn chế rủi ro trong trong thanh toán bằng L/C 5. Đa dạng hoá các loại L/C 39 40 6. Xây dựng kế hoạch đào tạo các nghiệp vụ để nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ KếT LUậN 42 45 TàI LIệU THAM KHảO 46 2 DANH MỤC VIẾT TẮT KÝ HIỆU CHỮ ĐẦY ĐỦ L/C Thư tín dụng NHTM BIDV Ngân hàng thương mại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô Ngân hàng Đầu tư và Phát triển XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu XNK Xuất nhập khẩu SGD Sở giao dịch TCCB& ĐT Tổ chức cán bộ và đào tạo TCKT & TCXH Tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội TTQT Thanh toán quốc tế TDCT Thư tín dụng chứng từ DN Doanh nghiệp CP Cổ phần BQP Bộ quốc phòng TNHH Trách nhiệm hữu hạn KD NHTB NHPH TTV Kinh doanh Ngân hàng thông báo Ngân hàng phát hành Thanh toán viên BIDV Đông Đô 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Trang 7 1 Hình Đông Đô Quy trình phát hành L/C nhập khẩu Trang 14 2 Hình Quy trình phát hành L/C xuất khẩu Trang 18 3 Hình Cơ cấu các mặt hàng NK thanh toán bằng L/C Trang 21 4 Hình tại Chi nhánh năm 2008 Cơ cấu các mặt hàng XK thanh toán bằng L/C Trang 21 5 Hình tại Chi nhánh năm 2008 Phí thu từ dịch vụ thanh toán TDCT so với tổng 6 phí TTQT Hình Trang 24 Biểu đồ so sánh doanh thu thanh toán bằng L/C Trang 26 7 Bảng với các phương thức khác năm 2007, 2008 Tổng nguồn vốn của BIDV chi nhánh Đông Đô Trang 10 1 Bảng năm 2006-2008 Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn và theo các 2 tổ chức của BIDV chi nhánh Đông Đô năm Bảng 2008 Mức dư nợ và dư nợ xấu trong giai đoạn 2006 - Trang 11 3 Bảng 2008 Khối lượng mở, thanh toán L/C nhập khẩu Trang 22 4 Bảng Khối lượng mở, thanh toán L/C nhập khẩu Trang 23 5 Bảng Phí thu từ dịch vụ thanh toán bằng L/C so với Trang 25 6 tổng phí thu TTQT 4 Trang 10 5 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) nổi lên như chiếc cầu nối nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, có tác dụng thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, cũng như thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính tín dụng khác. Chính bởi lẽ đó mà ngày nay tại các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam, TTQT được coi là nghiệp vụ quan trọng nhất trong số các nghiệp vụ ngoại bảng, có tốc độ tăng trưởng nhanh và mang lại cho các ngân hàng các khoản thu ngày càng tăng. Trong đó, phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ (L/C) là phương thức thanh toán phổ biến nhất, có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương thức thanh toán khác. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng đã áp dụng và phát huy rất tốt ưu điểm của hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ (L/C) trong các phương thức thanh toán quốc tế (TTQT) của mình, từ đó ngày càng nâng cao doanh thu của Ngân hàng. Xuất phát từ những lý do này mà em đã chọn “Hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) - Chi nhánh Đông Đô ” là đề tài thực tập của mình. Trong bài thu hoạch thực tập em xin được trình bày 3 nội dụng chính sau đây: Chương I: Giới thiệu chung về BIDV chi nhánh Đông Đô Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán bằng L/C tại BIDV chi nhánh Đông Đô. Chương III: Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh 6 toán bằng L/C tại BIDV chi nhánh Đông Đô. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cô giáo Cao Thị Hồng Vinh đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập, các anh chị cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đông Đô nói chung và các anh chị Phòng Thanh toán quốc tế của Chi nhánh nói riêng đã tận tâm hướng hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp những số liệu quý báu để em có thể hoàn thành báo cáo thu hoạch này. 7 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ I. Lịch sử hình thành và phát triển Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ. Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Chi nhánh Đông Đô là một trong 41 Chi nhánh ở miền Bắc và 81 Chi nhánh trên cả nước của BIDV được thành lập trên cơ sở nâng cấp Phòng Giao dịch số 2 và đi vào hoạt động từ ngày 31/07/2004 theo QĐ số 191/QĐ - HĐQT ngày 05/07/2004 của Hội đồng quản trị BIDV. Trụ sở chính của chi nhánh đặt tại số 14 đường Láng Hạ, Hà Nội. Địa điểm này tiếp giáp với đường Giảng Võ cùng với 5 phòng giao dịch và các điểm giao dịch đặt trên toàn thành phố nên rất thuận tiện để cung cấp các sản phẩm Ngân hàng tới từng khách hàng. Việc thành lập chi nhánh BIDV chi nhánh Đông Đô phù hợp với 8 tiến trình thực hiện chương trình cơ cấu lại, gắn liền với đổi mới toàn diện và phát triển vững chắc với nhịp độ tăng trưởng cao, phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển; đa dạng hoá khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhâp, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế. Đây là một trong những cơ sở tiên phong đi đầu trong hệ thống BIDV chú trọng triển khai nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiện ích cho khách hàng làm nền tảng. Chi nhánh Đông Đô hoạt động theo mô hình giao dịch một cửa với quy trình nghịêp vụ Ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến theo đúng dự án hiện đại hoá Ngân hàng Việt Nam hiện nay. Về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị, ngay từ khi còn là Phòng giao dịch 2 đã được Trung Ương chọn là một trong những điểm giao dịch triển khai chương trình hiện đại hóa đầu tiên, đây là chương trình có nhiều tiện rất thuận tiện cho công tác thanh toán trong nước và quốc tế. II. Cơ cấu tổ chức Bộ máy tổ chức của BIDV chi nhánh Đông Đô được sắp xếp phù hợp với quy mô và đặc điểm phát triển của chi nhánh theo mô hình hiện đại hoá ngân hàng, trong đó: - Điều hành hoạt động BIDV chi nhánh Đông Đô là Giám đốc Chi nhánh. - Giúp việc Giám đốc điều hành Chi nhánh có 2 Phó Giám đốc, hoạt động theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh theo 9 quy định. - Các phòng ban BIDV chi nhánh Đông Đô được tổ chức thành 3 khối bao gồm: khối trực tiếp kinh doanh, khối hỗ trợ kinh doanh và khối quản lý nội bộ. - Khối trực tiếp kinh doanh bao gồm các phòng sau: + Phòng Dịch vụ khách hàng + Phòng Tín dụng + Phòng Thanh toán quốc tế + Tổ Ngân quĩ + Phòng Giao dịch - Khối hỗ trợ kinh doanh bao gồm các phòng sau: + Phòng Kế hoạch nguồn vốn + Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng + Tổ Điện toán. - Khối quản lý nội bộ + Phòng Tài chính - Kế toán + Phòng Tổ chức hành chính. Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV chi nhánh Đông Đô 10 Giám đốc chi nhánh Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Khối trực tiếp kinh doanh Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Tín dụng Các phòng Giao dịch Phòng Thanh toán quốc tế Tổ Ngân quỹ Khối Hỗ trợ kinh doanh Phòng Kế hoạch Nguồn vốn Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng Tổ điện toán Khối Quản lý nội bộ Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Tổ chức hành chính Tổ Kiểm tra kiểm toán nội bộ Chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc BIDV chi nhánh Đông Đô. 11 (1) Phòng Dịch vụ khách hàng - Tổ chức, kiểm soát các hoạt động: tín dụng, thanh toán quốc tế, dịch vụ và tiền gửi, kinh doanh vàng – ngoại tệ, quan hệ khách hàng nhằm đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. - Tổ chức, giám sát thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn và đạt mục tiêu kinh doanh của phòng. - Kiểm soát các chứng từ nghiệp vụ, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo đúng quy trình, quy định ngân hàng. - Tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp thị các dịch vụ cho khách hàng nhằm gia tăng thị phần và tạo uy tín thương hiệu cho ngân hàng. (2) Phòng Tín dụng Nghiên cứu xây dựng khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng (3) Phòng Giao dịch Quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch; Giám sát việc thực hiện, triển khai quy trình, quy chế, hoạt động của Phòng Giao dịch, quản lý và phát triển khách hàng, quản lý và phát triển nhân viên của Phòng/ Bộ phận, tổ chức thực hiện huy động vốn, cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ khách hàng. (4) Phòng Thanh toán quốc tế - Thanh toán quốc tế là một bộ phận trong lĩnh vực ngân hàng. Nó luôn thỏa mãn nhu cầu dịch vụ TTQT của khách hàng, đồng thời cung cấp cả dịch vụ thanh toán trong nước. Vì vậy, chức năng cơ bản của 12 phòng TTQT này là thực hiện thanh toán XNK cho khách hàng trong nước và nước ngoài. Họ thực hiện các giao dịch thanh toán theo các phương thức: Chuyển tiền (thương mại và phi thương mại), Nhờ thu (trơn, kèm chứng từ hàng xuất và hàng nhập), và Tín dụng chứng từ (L/C xuất và L/C nhập). Dịch vụ thanh toán tại BIDV chi nhánh Đông Đô khá đa dạng, thủ tục nhanh gọn đã tạo được uy tín đối với rất nhiều khách hàng cả trong nước và các công ty nước ngoài. - Phòng Thanh toán quốc tế có chức năng tạo vốn và mở rộng vốn cho doanh nghiệp, làm cho quá trình tuần hoàn vốn của các doanh nghiệp trở nên thuận lợi và khẩn trương. Họ tạo vốn và mở rộng vốn cho các doanh nghiệp bằng việc tài trợ XNK (liên kết chặt chẽ với phòng Tín dụng), thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, bảo lãnh trong nước hay chính việc kiểm tra, cung cấp khẩn trương chứng từ cho doanh nghiệp để họ mua bán và sử dụng nhanh chóng lô hàng của mình, mau chóng đem lại giá trị thặng dư cho doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể tham gia tốt vào quá trình tái sản xuất xã hội. Thêm vào đó, chính chức năng này của phòng TTQT cũng làm tăng tính thích ứng với nhu cầu phát triển ngoại thương, lưu thông hàng hóa. - Tư vấn cho khách hàng, tham mưu cho lãnh đạo về nghiệp vụ TTQT. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và trung hạn, các phương án để quản lý thực hiện việc kinh doanh trong lĩnh vực TTQT hoặc những vấn đề về nghiệp vụ TTQT theo đường lối, chính sách chủ trương của Đảng và Nhà Nước. - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng hoạt động giao dịch, thanh toán ngoại tệ. Đồng thời 13 Phòng Thanh toán quốc tế cũng là đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoai tệ. (5) Tổ Ngân quỹ Quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định của BIDV trên địa bàn. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. (6) Phòng Kế hoạch nguồn vốn Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương, cá nhân, đoàn thể, các công ty trong và ngoài nước, các tổ chức kinh tế. Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hưóng kinh doanh của BIDV. Tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh theo quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro tín dụng trong các hoạt động của ngân hàng. Lập các kế hoạch phát triển nguồn vốn cũng như đưa ra dự báo về tình hình phát triển của ngân hàng. (7) Phòng Kế toán Trực tiếp hạch toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của BIDV, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định. (8) Phòng Tổ chức - Hành chính Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, lễ tân, giao thông, bảo vệ, y tế của BIDV chi nhánh Đông Đô. (9) Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ 14 Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Pháp luật. Giám sát việc chấp hành các quy định của khách hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. III. Tình hình hoạt động kinh doanh tại BIDV chi nhánh Đông Đô Để thấy được tình hình hoạt động kinh doanh nói chung của BIDV chi nhánh Đông Đô trong thời gian qua và thấy được sự ảnh hưởng của hoạt động đến hoạt động TTQT, chúng ta nghiên cứu một cách khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh như sau: 1. Hoạt động huy động vốn Có thể nói nguồn vốn quyết định đến quy mô hoạt động, khả năng thanh toán cũng như năng lực cạnh tranh của Chi nhánh. Chính vì vậy mà trong những năm vừa qua Chi nhánh luôn quan tâm và thu hút tăng cường nguồn vốn tự có của mình. Nguồn vốn huy động trong thời gian qua của Chi nhánh tăng trưởng khá mạnh. Năm 2008 là năm có nhiều biến động về lãi suất và cung cầu vốn trên thị trường nhưng tổng nguồn vốn của Chi nhánh vẫn lên tới 10.518 tỷ đồng (tính đến 31/12/2008), tăng 2.297 tỷ đồng so với năm 2007. Đây là tín hiệu rất đáng mừng đối với Chi nhánh trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Ta có thể thấy rõ các tình hình hoạt động huy động vốn của ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Đô bằng bảng dưới đây: Bảng 1 : Tổng nguồn vốn của BIDV chi nhánh Đông Đô năm 2006 - 2008 15 Nguồn vốn Năm 2006 2007 2008 (tỷ đồng) Tăng giảm Tăng tuyệt đối Tăng tương đối (tỷ đồng) (%) 7.451 8.221 770 10.33 10.518 2.297 27.94 (Nguồn: Phòng Tín dụng của BIDV chi nhánh Đông Đô) Tuy nhiên trong những năm gần đây, trong cơ cấu huy động vốn lại mất cân đối giữa các nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn, giữa tiền huy động trong tầng lớp dân cư và từ tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội thể hiện ở: Bảng 2 : Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn và theo các tổ chức của BIDV chi nhánh Đông Đô năm 2008 Lượng Kì hạn vốn (tháng) (tỷ đồng) Lượng Tỷ Trọng Tổ chức ( %) Nhỏ hơn 12 6.668 63,4 12 - 24 Lớn hơn 24 1.796 2.053 17 19,6 vốn (tỷ đồng) Kinh tế, xã hội Dân cư Khác Tỷ Trọng (%) 7.960 75,7 1.602 956 15,2 9,1 Tổng vốn 10.517 100 Tổng vốn 10.517 100 (Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế của BIDVchi nhánh Đông Đô) Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn ngắn hạn và từ các tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội chiếm tỷ trọng cao lần lượt là 63,4% và 75,7%, còn nguồn vốn dài hạn và từ dân cư cũng như từ tổ chức tín dụng khác lại chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều này được giải thích bởi khách 16 hàng chủ yếu của BIDV chi nhánh Đông Đô là các công ty về nông sản, hay Tổng công ty thức ăn gia súc. Cũng do tâm lý lo ngại của khách hàng về biến động lãi suất trên thị trường, nếu như năm 2007 lãi suất huy động có lúc lên tới > 20%/năm thì đến cuối năm 2008 lãi suất đã tụt xuống còn < 10%/năm. Năm 2008, nếu như lượng vốn huy động ngắn hạn tăng 55 % so với năm 2007, đối với vốn không kỳ hạn và nhỏ hơn 12 tháng 54,6% so với năm 2007, với vốn có kỳ hạn lớn hơn 12 tháng nhỏ hơn 24 tháng thì lượng vốn có kỳ hạn lớn hơn 24 tháng lại giảm 27,45% do các doanh nghiệp lo ngại về tình hình biến động về lãi và mong muốn đầu tư vào các ngành khác có lãi suất cao hơn và nhanh thu hồi được vốn bỏ ra. Chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp chỉ gửi tiền trong ngân hàng trong thời gian ngắn để chủ động được đồng tiền của mình. 2. Hoạt động sử dụng vốn Có thể nói BIDV chi nhánh Đông Đô là chi nhánh có số dư nguồn vốn lớn (bình quân trên 2.000 tỷ đồng) trong đó số dư từ các khoản vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn chiếm trên 61% so với các khoản vay trung và dài hạn. Bảng 3 : Mức dư nợ và dư nợ xấu trong giai đoạn 2006 - 2008 (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Dư nợ Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Nợ xấu Năm 2006 2543 1551 550 442 215 Năm 2007 3036 1558 966 512 118 17 Năm 2008 3564 2266 1006 292 59 (Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế của BIDVchi nhánh Đông Đô) Qua bảng số liệu ta thấy: Thứ nhất, nhìn chung công tác tín dụng trong những năm gần đây của Chi nhánh vẫn thu được kết quả tăng trưởng khá tốt, số dư nợ ngày càng tăng, nợ xấu ngày càng giảm. Đó chính là nhờ vào các chính sách đầu tư đúng hướng, thực hiện phân nợ, trích dự phòng và xử lý theo kế hoạch được giao. Hơn nữa cũng là nhờ vào việc thực hiện giao khoán chi tiêu thu nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro đến từng cán bộ tín dụng, khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích cao thu nợ đã xử lý rủi ro. Thứ hai, trong cơ cấu dư nợ của Chi nhánh các khoản dư nợ ngắn và trung hạn có xu hướng tăng còn dài hạn lại giảm. Điều này được giải thích bởi năm 2008 là năm có quy định mới liên quan đến luật, nghị định được sửa đổi nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành liên quan nên việc thực hiện khó khăn, kéo theo việc thế chấp tài sản của doanh nghiệp chưa thực hiện được do giấy tờ sở hữu tài sản của các doanh nghiệp không đầy đủ hoặc do tài sản không đủ đỉều kiện đảm bảo tiền vay. Mặt khác, đây cũng là năm mà một số khách hàng lớn của Chi nhánh đang trong thời kỳ cơ cấu lại tài chính cũng như hình thức sở hữu, điều này đã ảnh hưởng 1 phần đến hoạt động kinh doanh dẫn đến dư nợ dài hạn của Chi nhánh có xu hướng giảm. 3. Hoạt động thanh toán quốc tế 3.1 Hoạt động tín dụng chứng từ (TDCT) 18 - Tuy mới đi vào hoạt động với thời gian chưa dài, song doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của BIDV chi nhánh Đông Đô tăng đều qua các năm, trong đó doanh số thanh toán của L/C nhập khẩu có tốc độ tăng năm 2008 là 29,95 triệu USD đến năm 2007 là 95,918 triệu USD. - Doanh số hoạt động và phí thu được từ phương thức tín dụng chứng từ đều tăng vượt mức kế hoạch được giao, lượng giao dịch lớn vẫn thuộc về khách hàng truyền thống là Trung tâm Xuất nhập khẩu và Dịch vụ Vật tư Kỹ thuật (EICTMS), Công ty TNHH thương mại DTK, Công ty Hà Thành BQP, Công ty CP đầu tư 135, Công ty CP Xà phòng Hà Nội. Bên cạnh đó, trong năm 2008, công tác phát triển khách hàng mới cũng được chú trọng, số lượng khách hàng mới tăng đều đặn hàng tháng, hàng quý, đáng kể có Công ty TNHH thương mại một thành viên Viettelimex mở 3 thư tín dụng với tổng trị giá xấp xỉ 10 triêụ USD. Đây là một trong những bạn hàng truyền thống của ngân hàng, chiếm tới trên 20% phí thu được từ phưong thức thanh toán bằng L/C. 2.2 Hoạt động chuyển tiền (TTR) Doanh số chuyền tiền và số món phát sinh trong năm 2008 xấp xỉ 30 triệu USD và 1.127 món, bình quân mỗi tháng phát sinh 95 món với trị giá ổn định, do các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển tiền thanh toán cho các hợp đồng ngoại khá tín nhiệm hoạt động này của Phòng. Đến đầu năm 2009, mức hoạt động nghiệp vụ này cũng bị giảm bởi sự biến động của thị trường, sự suy giảm của nền kinh tế thế giới lẫn trong nước gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như cá nhân trong việc mua đổi ngoại tệ và xin cấp vốn thương mại. 19 2.3 Thanh toán kiều hối Doanh số phát sinh và số phí thu ổn định hàng tháng, tổng hợp cuối năm 2007, doanh số kiều hối chuyển về xử lý tại Phòng Thanh toán quốc tế là gần 28 triệu USD và trên 4 ngàn giao dịch, đây là một con số đáng kể, số món tăng vượt trội. Giá trị hoạt động năm 2008 đạt gần gấp 3 so với cuối năm 2006 và tăng 32% so với năm 2007. Giao dịch kiều hối qua Chinfon Bank và KEB duy trì ổn định, từ tháng 07/2007 Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Việt Nam tiếp tục nối lại giao dịch kiều hối GESE. Năm 2008 không có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2007, thậm chí còn giảm sút. Nhưng do đặc trưng về nguồn thu nhập của người lao động ở nước ngoài, Việt kiều ở nước ngoài (có nguồn thu nhập lương gần như cố định, bị ảnh hưởng ít bởi biến động kinh tế), mức độ suy giảm doanh số hoạt động của nghiệp vụ thanh toán này (hơn 2%) ít hơn so với các hoạt động khác. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan