Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ hiện nay (Lu...

Tài liệu Hoạt động Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

.PDF
98
51
94

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN VIÊN LỘC HOẠT ĐỘNG TĂNG SỰ CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN VIÊN LỘC HOẠT ĐỘNG TĂNG SỰ CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY Ngành: TÔN GIÁO HỌC Mã số: 8.22.90.09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HỮU HỢP HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phan Viên Lộc, người thực hiện luận văn này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Những trích dẫn cần thiết trong luận văn và nguồn gốc văn bia cùng các bản dịch văn bia được tôi chú thích rõ ràng và trung thực. Tác giả luận văn Phan Viên Lộc LỜI CẢM ƠN Luận văn này là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học viên tại Khoa Tôn giáo học - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học xã hội, nhà trường đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu tại đây. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo, những người phụ trách khoa Tôn giáo học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn TS Trần Hữu Hợp, thầy hướng dẫn luận văn của tôi. Thầy đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm có giá trị, giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những bẹn bè, đồng nghiệp, những người đã gắn bó và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình tôi, bố mẹ và những người thân đã tạo điều kiện để tôi yên tâm học tập trong suốt thời gian qua. Xin cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 4 năm 2018 Học viên Phan Viên Lộc MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN 11 1.1. Một số nét về hoạt động Tăng sự thời Đức Phật 11 1.2. Vài nét về Ban Tăng Sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành 20 phố Cần Thơ Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TĂNG SỰ CỦA GIÁO 26 HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY 2.1. Thực trạng sinh hoạt cá nhân của một tu sĩ và sinh hoạt tập 26 thể của các tu sĩ 2.2. Thực trạng hoạt động quản lý Tăng sự của Giáo hội Phật 44 giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ 2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo nhân sự thuộc lĩnh vực Tăng 51 sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ 2.4. Một số tác nhân tác động đến Tăng sự hiện nay 52 Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ 56 3.1. Nhận xét 56 3.2. Một số giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt 63 động Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ hiện nay KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 74 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tăng sự là một ngành cực kỳ quan trọng, có vai trò quyết định sự sống còn của Phật giáo. Từ lúc Phật giáo mới hình thành, Đức Phật đã chú ý đến Tăng sự bằng cách quy định giới luật cho các tu sĩ Phật giáo, nhằm tạo mô hình khuôn mẫu cho các tín đồ. Có thể nói khác hơn, Tăng sự là công tác nhân sự của Phật giáo, nhân sự có vững mạnh thì tập thể mới vững mạnh. Từ khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế thì Ngài luôn chú ý đến công tác nhân sự - người thay Phật làm việc cho Phật. Cho nên, khi Ngài không còn trên đời này nữa thì nhân sự tiếp nối là điều quan trọng, người kế tiếp để giữ gìn và phát triển đó chính là các tu sĩ Phật giáo. Trải qua hơn 2500, các tu sĩ Phật giáo luôn thể hiện vai trò lãnh đạo tinh thần cho các tín đồ. Dù thời kỳ nào, hay quốc gia nào mà Phật giáo có mặt, thì Phật giáo luôn chú ý đến ngành Tăng sự, bởi hoạt động Tăng sự là sự sống còn của Phật giáo. Từ đất nước Ấn Độ, Phật giáo được các tu sĩ Phật giáo truyền ra các nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Bắt đầu vào Việt Nam đến nay, Phật giáo đã gắn kết với dân tộc Việt Nam trên dưới hai ngàn năm, và luôn luôn đồng hành cùng dân tộc. Với các triều đại như: Đinh, Lê, Lý, Trần … Phật giáo đóng một vai trò hộ quốc an dân hết sức rõ rệt, điển hình sự đóng góp của các Tu sĩ Phật giáo thời bấy giờ như: sư Vạn Hạnh, Khuông Việt Quốc Sư, sư Đỗ Pháp Thuận, sư Nguyễn Minh Không… Đến thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, các cao tăng yêu nước như: Hòa thượng Thích Tâm Thi, Hòa thượng Thích Thanh Lộc, Hòa thượng Thích Thanh Chân, Hòa thượng Thích Thế Long, Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Hòa thượng Thích Thiện Hào … Trong thời đại ngày nay, Phật giáo tiếp tục thể hiện vai trò hộ quốc an dân bằng nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói sự đóng góp Phật giáo đối với dân tộc là quan trọng, vai trò của Phật giáo với dân tộc là rất lớn, xứng đáng được tồn tại trong lòng dân tộc và đất nước Việt Nam. 1 Phật giáo Việt Nam trải qua biết bao thăm trầm theo dòng lịch sử, có lúc rất hưng thịnh, có lúc cũng suy vi. Sự thịnh suy này, mặc dầu có những yếu tố khách quan, nhưng cũng không tránh khỏi những yếu tố chủ quan do các tu sĩ Phật giáo. Trong thời kỳ hiện nay các tu sĩ Phật giáo đang được thống nhất dưới ngôi nhà chung là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo phát triển vững mạnh và có hệ thống, có sự thống nhất xuyên suốt, đồng bộ từ trên xuống dưới. Sự phát triển này thể hiện ở nhiều mặt khác nhau, mỗi một mặt hoạt động đều gánh vác một trách nhiệm khác nhau. Các mặt hoạt động của giáo hội, đều dựa trên nguồn nhân lực tu sĩ Phật giáo để thực hiện, mà nguồn nhân lực tu sĩ đó thuộc về ngành Tăng sự. Trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động Tăng sự luôn được chú ý hàng đầu và được giao cho những người đủ tài đức và đang giữ chức vụ quan trọng trong giáo hội để lãnh đạo và thực hiện hoạt động này. Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ là một bộ phận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là một cơ quan quản lý Phật giáo cấp thành phố trực thuộc trung ương. Trong những năm qua, Phật giáo Cần Thơ có những bước chuyển biến lớn, số lượng Tăng Ni ngày càng tăng, số lượng cơ sở thờ tự ngày một thêm lên, Tăng Ni được đi học các trường Phật học, các giới đàn được tổ chức 3 năm một lần, và các khóa Hạ được mở thường xuyên cho mỗi năm. Tuy nhiên, cũng có một số mặt Phật giáo Cần Thơ cần phải xem xét lại ở những khía cạnh còn hạn chế, điển hình như là: ý thức tự giác về giới luật, số lượng tu sĩ mỗi năm tăng lên quá ít, đời sống tu sĩ chưa được chú ý, số lượng cơ sở thờ tự trong thành phố chưa đáp ứng hết nhu cầu của tín đồ Phật giáo nơi đây, có hiện tượng sa sút về giới luật của một số tu sĩ Phật giáo làm ảnh hưởng niềm tin của tín đồ và người có thiện cảm với Phật giáo. Mặt khác, Việt Nam là đất nước đa tôn giáo với số lượng tôn giáo được công nhận là 15 tôn giáo, tại thành phố Cần Thơ đã có 12/15 tôn giáo hợp pháp đang hoạt động. Các tôn giáo đều ra sức truyền đạo, tạo sự thu hút tin đồ, Phật giáo cũng đang 2 hoạt động như thế. Vì là đa tôn giáo, dẫn đến tạo ra sức ép truyền giảng đạo giữa các tôn giáo. Dẫn đến tình trạng nếu Phật giáo muốn tiếp tục tồn tại và phát triển thì đòi hỏi Tăng Ni cần có những kiến thức và phẩm hạnh để truyền đạo nhất định, quản lý và hoạch định của giáo hội phù hợp với tình hình mới hiện nay. Xã hội ngày phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng đa dạng phong phú hơn. Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ nói riêng muốn phát triển và đáp ứng được nhu cầu xã hội hiện nay, thì cần phải có nguồn nhân lực vững mạnh và có năng lực đáp ứng nhu cầu tín đồ. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nêu trên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Tăng sự nơi đây, người viết chọn đề tài “Hoạt động Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ hiện nay”, làm đề tài nghiên cứu luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đối với Kinh tạng của Phật giáo là nguồn tài liệu quý giá trong việc tìm hiểu đời sống hằng ngày của Đức Phật và Tăng Đoàn, như được thể hiện trong kinh Kim Cang: “Lúc đó, gần đến giờ ăn, đức Thế-Tôn đắp y, cầm bát, vào thành lớn Xá-Vệ mà khất thực. Trong thành ấy, đức Phật theo thứ tự, ghé từng nhà, khất-thực xong trở về Tịnh-Xá, dùng cơm, rồi cất y-bát, sau khi rửa chân xong, đức Phật trải tòa mà ngồi.” Một đoạn kinh ngắn, nhưng là một tư liệu quý giá về sinh hoạt Tăng đoàn thời đức Phật. Quyển Đời sống Đức Điều Ngự của Minh Phát, Quyển Đức Phật và Phật Pháp của Narada, với hai quyển sách này, tuy không nói về Tăng sự là như thế nào, nhưng chúng là nhóm sách giúp cho tác giả tìm hiểu về sinh hoạt Tăng đoàn thời Đức Phật và những sinh hoạt của Ngài thường nhựt như thế nào. Từ đó, tác giả luận văn sẽ nhìn lại đời sống Tăng đoàn hiện tại, để so sánh, đánh giá, nhận xét và tìm hướng đi chung cho Tăng đoàn hiện tại. Quyển Tăng già thời Đức Phật của Thích Chơn Thiện, nhà xuất bản Phương Đông, năm 2008, giúp ích rất nhiều trong việc tìm hiểu về đời sống, những hoạt động 3 của Tăng đoàn thời bấy giờ, đồng thời cũng cho ta biết khái quát những việc cơ bản của Tăng sự ở thời Đức Phật là gì. Trong quyển sách ở chương hai nói về sự thành lập Tăng đoàn như thế nào, chương bốn nói về một thành viên của Tăng đoàn phải ra sao, và chương năm là chương cho ta biết khái quát về những mặt sinh hoạt của Tăng đoàn, hay nói cách khác là các hoạt động thuộc về Tăng sự thời bấy giờ. Đồng thời có quyển Ấn Độ Phật giáo sử luận của Viên Trí cho ta biết kiến thức về quá trình hình thành và phát triển Tăng đoàn. Những điều này giúp cho ta nhìn nhận, so sánh lại với hoạt động Tăng sự hiện nay của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ. Tăng Ni bắc tông đa phần sử dụng bộ luật tứ phần, nên Luật Tứ phần giới bổn như thích, người dịch Thích Hành Trụ, Thành Hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh ấn hành năm 1991(lưu hành nội bộ), sẽ là quyển sách giúp cho người nghiên cứu nắm bắt được giới luật của một vị Tăng - Nam tu sĩ như thế nào, vị Ni – Nữ tu sĩ ra sao. Vì Tăng sự được thể hiện bằng những hoạt động cá nhân đến tập thể, cá nhân được dựa trên giới luật làm đầu. Đây là quyển Luật nói về phẩm chất của một người được chấp nhận chính thức là thành viên Tăng già. Người chuẩn bị bước vào làm thành viên Tăng già được gọi là sadi, tịnh nhơn, chưa phải là thành viên của Tăng già. Để chuẩn bị làm thành viên Tăng già, tu sĩ phải trải qua thời gian Sa di, đây là vị tu sĩ được cho thọ 10 giới để tập làm một vị Tăng sĩ chính thức. Như vậy, quyển sách của Thích Hành Trụ dịch(1972) Sa di Luật giải, nhà in Sen Hồng sẽ cung cấp những kiến thức về giới luật của một vị Sa di phải giữ như thế nào, quy định chi tiết của từng giới ra sao, đồng thời cũng giải thích rõ những từ ngữ, điển tích trong văn bản luật chánh gốc của luật Sa di. Để thành một Sa di Bắc tông thực thụ, thì trước tiên vị tu sĩ cần phải học Thiền môn trường hàng luật do Thích Đạt Dương(1966), nhà in Hạnh Phúc, nội dung bao gồm: tỳ ni, sadi, oai nghi, cảnh sách. Đây là bộ luật mà giới tu sĩ Bắc tông xem trọng, bắt buộc người tu phải học thuộc và thực hành những điều khoảng này. Giáo hội Phật giáo Việt Nam 35 năm thành lập và phát triển của Thích Nhật Từ và Nguyễn Công Lý biên tập là quyển sách tâp hợp các bài tham luận của nhiều 4 tác giả tham gia Hội thảo khoa học với chủ đề: “ Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 35 năm hình thành và phát triển” do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam phối hợp với trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức, quyển sách phong phú về nội dung giúp cho tác giả luận văn có thể tham khảo những chặng đường phát triển thăng trầm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời cũng rút ra được một số kinh nghiệm phục vụ cho đề tài rất tốt. Phật giáo và các mục tiêu thiên niên kỷ của liên hiệp quốc, của Thích Nhật Từ, Thích Đức Thiện, Trương Văn Chung (chủ biên)(2014), nhà xuất bản Tôn Giáo ấn hành, quyển sách này được nhiều nhà lãnh đạo Phật giáo trên thế giới đóng góp bài viết và sự kiện Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc, Phật lịch 2558 – Dương lịch 2014, cung cấp khá nhiều kiến thức về định hướng cho Phật giáo toàn cầu trong tương lai. Với xu thế phát triển chung của thế giới, thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn muốn hòa mình vào sự phát triển đó. Phật giáo Cần Thơ là một tổ chức trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam lẽ dĩ nhiên sẽ đi chung một dòng chảy này. Cho nên, những kiến thức này sẽ là khung sườn cho việc quản lý, đào tạo nguồn nhân lực cho Phật giáo Cần Thơ. Các quyển kỷ yếu đại hội Phật giáo, văn kiện đại hội Phật giáo thành phố Cần Thơ có rất nhiều thông tin số liệu thống kê Tăng Ni, tự viện. Điều này sẽ giúp cho việc thống kê số lượng Tăng Ni, tự viện qua các năm hoặc đại hội để đánh giá được mức độ phát triển của ngành Tăng sự như thế nào trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ. Các Báo cáo tổng kết công tác Phật sự của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ qua các năm, cung cấp số liệu thống kê Tăng Ni, tự viện trong thành phố Cần Thơ, đồng thời cũng cho ta biết khái quát về việc quản lý Tăng Ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ. Trong đây mỗi bản báo cáo đều có khuynh hướng hoạt động của toàn Ban Trị sự, nhưng để chi tiết về các mặt hoạt động Tăng sự thì vẫn chưa cụ thể, mà chỉ có hướng chung cho toàn Giáo hội thành phố. Vừa qua, năm 2016 Ban Trị sự Giáo 5 hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ có xuất bản quyển Danh tự Cần Thơ, đây là quyển sách nói về các tự viện trong địa bàn thành phố. Nội dung bao gồm khái quát lịch sử của mỗi ngôi tự viện: tên cơ sở, địa chỉ, điện thoại, năm thành lập, người sáng lập, trực thuộc hệ phái nào, trụ trì hiện tại là ai, quyển sách viết phân theo từng quận, huyện rất dễ nắm bắt. Với nội dung của quyển sách này sẽ giúp cung cấp về số lượng chùa trong huyện quận, thành phố, về sự phát triển cơ sở thờ tự ra sau trong quá trình phát triển chung của Phật giáo thành phố. Đề tài nghiên cứu các hoạt động Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ là một tổ chức trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Các hoạt động này đều phải đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Tăng sự Trung ương, lấy Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Nội quy Ban Tăng sự Trung ương làm định hướng cho mọi hoạt động. Nếu muốn nghiên cứu về hoạt động Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ, thì quyển Nội quy Ban Tăng sự trung ương không thể thiếu. Người viết luận văn đã tập hợp được hai quyển, một quyển được ban hành từ năm 2008 và quyển thứ hai năm 2013. Nội quy Ban Tăng sự trung ương ban hành năm 2008 có 12 chương 57 điều, quy định các nội quy cơ bản của Ban Tăng sự trung ương đến các tỉnh thành và cá nhân. Với bản Nội quy 2013 cũng không khác lắm so với bản 2008, nhưng có sữa một số câu từ cho phù hợp với hiện tại. Hai quyển tài liệu này quan trọng, giúp tác giả luận văn làm thước đo, phân định những hoạt động được quy định Tăng sự cá nhân như thế nào và tập thể ra sao. Một khía cạnh của Tăng sự đó là trụ trì, với quyển Tài liệu trách nhiệm trụ trì của Thích Thiện Thống năm 1998, nội dung khái quát về trách nhiệm của một vị trụ trì như thế nào. “ Mỗi Tự viện, Tịnh Xá .... biết rõ hơn về trách nhiệm “ Trụ trì”. Được sự chỉ giáo của chư Tôn Đức Ban Trị sự, chúng tôi cố gắng hệ thống hóa lại các việc mà vị trụ trì đã biết và cần phải thực hiện để luôn hoàn thành tốt các Phật sự mà Giáo hội giao phó”[10, tr. 2]. Đây là tài liệu dùng để triển khai trong khóa Bồi Dưỡng Trụ trì của Tỉnh hội Phật giáo An Giang vào 6 năm 1998. Mặc dù không nói hết về những hoạt động Tăng sự những cũng cung cấp cho người viết luận văn về trách nhiệm của một vị trụ trì. Các tài liệu phỏng vấn đối với những vị có trách nhiệm lãnh đạo Giáo hội chuyên trách hoặc không chuyên trách về Tăng sự, những vị là trụ trì của cơ sở thờ tự Phật giáo, Tăng Ni sinh trường Trung cấp Phật học thành phố Cần Thơ. Người viết luận văn thực hiện phỏng vấn bằng các cách như sau: phỏng vấn đặt câu hỏi liên quan về Tăng sự đối với những vị lãnh đạo giáo hội thuộc ngành Tăng sự trung ương; thành phố Cần Thơ thì phỏng vấn Trưởng Ban Tăng sự, Trưởng Ban Kiểm soát, Trưởng Ban Hoằng pháp với những câu hỏi thực tế về tình hình Tăng Ni trong địa bàn hiện nay, và khuynh hướng giải quyết ra sao; thực hiện phỏng vấn sâu với một số trụ trì cơ sở thờ tự Phật giáo đại diện trong địa bàn; khảo sát đối với 50 Tăng Ni sinh trong trường Trung Cấp Phật học thành phố Cần Thơ trong lĩnh vực hiện đại hóa có ảnh hưởng gì? Và môn giới luật Phật giáo ra sao? …. ngoài ra người viết luận văn còn quan sát tham dự ở một số nơi tiêu biểu như: Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam, Chùa Phổ Quang, … giúp cho tác giả luận văn có nhiều kiến thức thực tế trên địa bàn. Với tài liệu và kiến thức thu thập này là một cái nhìn phong phú, đa chiều về Tăng sự. Đây là nguồn tài liệu quý giá, sinh động thực tế giúp cho việc nghiên cứu được khách quan, xác thực với các vấn đề cần nghiên cứu. Tất cả các tư liệu nêu trên là cần thiết để phục vụ cho công tác nghiên cứu hoạt động tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, người viết còn tham khảo mốt số tài liệu khác có liên quan đến đề tài để phục vụ cho công tác nghiên cứu này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ hoạt động Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt 7 động Tăng sự của Giáo hội Phật giáo địa phương, góp phần làm cho Phật giáo đồng hành với dân tộc 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khái quát những vấn đề chung cơ bản của Tăng sự Phật giáo hiện nay. Luận văn còn làm rõ thực trạng hoạt động Tăng sự của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ và những vấn đề đang đặt ra hiện nay. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Tăng sự của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động Tăng sự của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hoạt động Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ hiện nay. Để cụ thể hơn thì người viết sẽ nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến nay, đã trải qua một kỳ đại hội hai năm và hai kỳ đại hội năm năm. Vì năm 2004 là năm đánh dấu một sự kiện quan trọng của thành phố Cần Thơ, đây là năm chia tách tỉnh Cần Thơ thành hai địa bàn hành chánh cấp tỉnh thành: Một là thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương, hai là tỉnh Hậu Giang. Phật giáo Cần Thơ cũng theo đó mà chia tách về hai địa bàn này. Về không gian: luận văn nghiên cứu hoạt động Tăng sự trong thành phố Cần Thơ. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đây là đề tài nghiên cứu về hoạt động của một tôn giáo, cụ thể là hoạt động Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu hoạt động này có hiệu quả hay không trong cộng đồng Phật giáo địa phương. Là nghiên cứu về quá trình vận động, phát triển của Phật giáo trong tự nhiên, xã hội, tín đồ 8 Phật giáo và người yêu mến Phật giáo. Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa cái riêng và cái chung, giữa nguyên nhân và kết quả, giữa hình thức và nội dung…Từ đó, người viết luận văn đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm phương pháp luận chủ đạo của luận văn này. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, người nghiên cứu có sử dụng phương pháp liên ngành để hỗ trợ, đồng thời có sử dụng một số phương pháp khoa học thích hợp, nhằm phục vụ cho đề tài tốt hơn, như: một số phương pháp nhân học, xã hội học, lịch sử, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, phân tích và tổng hợp. - Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Đây là phương pháp cần thiết cho phần tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của Ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ, như vậy nó được sử dụng ở chương 1 theo cách nhìn lịch đại và đồng đại để khái quát lên nguyên nhân và sự hình thành của giáo hội và Ban Tăng sự tại đây. - Phương pháp quan sát tham dự: Chương hai, là chương nói về hoạt động Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ, muốn tìm hiểu kỹ lưỡng thì phương pháp quan sát tham dự không thể thiếu trong chương này. Phương pháp này, được áp dụng cho toàn chương hai, để viết cho chính xác, không phải chỉ thuần dựa trên tài liệu có sẵn, mà người nghiên cứu còn tiếp xúc thực tại với hoạt động Tăng sự này, nắm bắt và ghi chép làm tài liệu cho luận văn. Điều này sẽ giúp người viết có cái nhìn trung thực hơn, chính xác hơn. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này, cũng được sử dụng trong chương hai, nhằm phục vụ cho việc lấy ý kiến, lấy thông tin về niềm tin, thực hành, cộng đồng trong tập thể Phật giáo nơi đây. Tác giả sẽ thực hiện phỏng vấn đối với những vị lãnh đạo giáo hội, nhất là Ban Tăng sự, đồng thời cũng phỏng vấn một số Tăng Ni tiêu biểu, một số nhận định ở một số nơi cần lấy ý kiến. Từ đó, làm căn cứ và nhận định khách quan cho nghiên cứu. 9 - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Người nghiên cứu sử dụng phương pháp này ở cả chương hai và chương ba để phân tích và tổng hợp các dữ liệu thu thập được. Từ đó, mà nhận xét, đánh giá các hoạt động Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ từ năm 2004 đến nay. Dựa vào đây, người viết mới đưa ra một số khuyến nghị giải pháp làm cho các hoạt động tiếp theo được hiệu quả và tốt đẹp hơn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn nghiên cứu dưới gốc độ khoa học, sẽ tránh được tình trạng đánh giá chủ quan cảm tính. Đây là cách tiếp cận mới, cũng như nhìn nhận về những hoạt động Tăng sự trong nội tại Phật giáo dưới lăng kính khoa học. Đồng thời, luận văn cũng được xem như là một tư liệu nghiên cứu thiết thực cho những ai muốn nghiên cứu quy hoạch, hoạch định hoạt động Tăng sự cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ trong những chương trình trong hiện tại và tương lai. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn sẽ cung cấp thực trạng hoạt động Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ hiện nay, đồng thời đóng góp những giải pháp khuyến nghị giúp cho hoạch định chương trình hoạt động Tăng sự sát với thực tế và hiệu quả hơn. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn gồm ba phần : Mở đầu, Nội dung và Kết luận. Phần Nội dung gồm ba chương: - Chương 1. Cơ sở thực tiễn - Chương 2. Thực trạng hoạt động Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ hiện nay. - Chương 3. Nhận xét và một số giải pháp khuyến nghị. 10 Chƣơng 1 CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Một số nét về hoạt động Tăng sự thời Đức Phật Trước khi đi vào phần nội dung, để định hướng cho việc nghiên cứu, cũng như người đọc dễ hiểu một số từ ngữ chuyên về Phật giáo, tác giả luận văn đưa ra một số khái niệm: - Tăng: Theo quyển Luật Tứ Phần Giới Bổn Như Thích của Thích Hành Trụ dịch: “ Tăng là gì? Nói đủ Tăng – Già; dịch là hòa hiệp chúng, từ bốn vị Tỳ Kheo sắp lên mới được xưng Tăng, nói chung là hàng hữu - học và chúng vô học, mà trì giới được thanh tịnh gọi là Tăng vậy.”[1, tr. 20]. Theo Yết Ma Yếu Chỉ của Thích Đỗng Minh, Thích Nguyên Chứng: “ Tăng-già, cộng đồng đệ tử xuất gia của Phật, trong ý nghĩa mà đức Phật thiết lập, phải là mảnh đất tốt cho sự tăng trưởng của thiện pháp, là nền tảng cho tất cả mọi tiến bộ tâm linh, tức là những phát triển của nhận thức bằng trí tuệ vô lậu ấy mới có thể giải thoát những đau khổ của con người. Chính vì thế mà Tăng-già được đặt vào trong hàng Tam bảo, làm nơi nương tựa an ổn cho thế gian. Do vậy, sự tồn tại của Tăng-già có nghĩa là sự tồn tại của Phật Pháp;.… Nhưng trong ý nghĩa ước lệ thì từ bốn vị tỳ kheo trở lên cùng sống trong một trú xứ, cùng thanh tịnh và hòa hiệp thì chỉ chừng mức ấy cũng đủ để gọi là Tăng … Về sau, có vấn đề nữ giới được phép gia nhập Tăng đoàn với nền tảng là tám kỉnh pháp, thì ngoài số tỳ kheo Tăng, còn có tỳ kheo ni Tăng nữa…Thành phần của Tăng gồm các tỳ kheo và tỳ kheo ni đã đắc giới cụ túc”[55, tr. 2,4,5]. Như vậy, khi nói về Tăng hay Tăng đoàn, Tăng già được hiểu như sau: là đoàn thể tu sĩ Phật giáo, có ít nhất từ 4 người trở lên ở chung với nhau trong một nơi, hoặc một tỉnh thành, hoặc một quốc gia nào đó. Trong đó những tu sĩ nam phải là Tỳ kheo và tu sĩ nữ phải là Tỳ kheo ni thực hành giới luật và giáo Pháp nhà Phật, và luật pháp của nhà nước sở tại. 11 - Tăng sự: chữ Hán là 僧事; 僧: Tăng, 事: sự; nghĩa là sự việc của Tăng, hay sự việc của Tăng già, Tăng đoàn Phật giáo. Nói khác hơn Tăng sự nghĩa là sự việc của tu sĩ Phật giáo, chủ yếu là liên quan đến vấn đề giới luật. Hiện nay ở Việt Nam, Phật giáo có Giáo hội với tên gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thiết chế giáo hội có Ban Tăng sự hoạt động chủ yếu để quản lý tu sĩ và cơ sở Phật giáo theo chương I, điều 1, khoảng 2 của Nội quy Ban Tăng sự trung ương có ghi: “Ngành thực hiện chức năng quản lý Tăng Ni, Tự Viện trên phạm vi toàn quốc”. Như vậy, nếu nói về một cá nhân thì Tăng sự là vấn đề giới luật của một tu sĩ Phật giáo, nếu nói về tập thể thì đó là ngành Tăng sự quản lý tu sĩ và cơ sở Phật giáo theo Hiến chương và Nội quy Ban Tăng sự trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. - Hoạt động Tăng sự: Với cách hiểu như trên về Tăng sự, đồng thời theo Nội quy Ban Tăng sự trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hoạt động Tăng sự theo định hướng của tác giả trong luận văn: có hai nghĩa: - Một là những hoạt động hằng ngày của một vị tu sĩ Phật giáo, liên quan đến: giữ gìn giới luật, thực hiện đời sống đạo, tham gia những hoạt động Tăng đoàn… những việc cá nhân của một tu sĩ thực hiện theo giới luật Phật pháp và Nội quy Ban Tăng sự trung ương; - Hai là những hoạt động của tập thể của Tăng đoàn theo quy định của giới luật, Phật pháp, Nội quy Ban Tăng sự trung ương, những chỉ đạo của giáo hội. Như vậy, hoạt động Tăng sự là: những hoạt động của cá nhân và những hoạt động mang tính tập thể của tu sĩ Phật giáo trong một lãnh thổ nhất định theo pháp luật, giới luật, Phật pháp, Nội quy Ban Tăng sự trung ương, sự chỉ đạo của giáo hội thuộc lĩnh vực Tăng sự. - Tam Bảo: là thế giới thiêng của Phật giáo, bao gồm: Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo Hoạt động Tăng sự trước tiên phải được dựa vào Tam Bảo hình thành và cũng phải ứng hợp với thời kỳ. Để có cái nhìn khái quát hơn, tác giả trình bày một số hoạt động của Phật và Tăng đoàn thời Đức Phật, nhằm làm cơ sở đánh giá các hoạt động Tăng sự hiện tại mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ 12 đang thực hiện. Căn cứ vào sách Đức Phật và Phật Pháp của Narada, Đời Sống Đức Điều Ngự của Minh Phát, Tăng Già Thời Đức Phật của Thích Chơn Thiện, Kinh Kim Cang trong Tam Tạng. Hoạt động của Đức Phật hằng ngày được thực hiện như một quy luật, buổi sáng, trưa, canh đầu, canh giữa, canh cuối. 1.1.1. Những hoạt động của Đức Phật - Buổi sáng: Hừng sáng thì Đức Phật đi truyền đạo và đi trì bình khất thực trên các nẻo đường, khi đi một mình, khi đi cùng với Tăng đoàn. Theo Trường Bộ Kinh(Digha Nikaya) bài kinh số 9. Kinh Potthapàda (Bố-sá-bà-lâu) (Potthapàda sutta) có nói đến sinh hoạt buổi sáng của Đức Phật như sau: “Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Sàvatthi (Xá-vệ), rừng Jetavana (Kỳ viên), vườn Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). Lúc bấy giờ, du sĩ ngoại đạo Potthapada (Bố-sá-bàlâu) cùng với đại chúng du sĩ ngoại đạo khoảng ba trăm vị, ở tại vườn của hoàng hậu Mallika (Mạt-lê-viên) tên là Ekasàlaka có hàng rào cây tinduka, một hội thảo trường luận bàn về chánh kiến, tà kiến. Lúc bấy giờ Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y cầm bát vào Sàvatthi khất thực. Rồi Thế Tôn tự nghĩ: "Nay còn quá sớm để đi khất thực tại Sàvatthi, Ta hãy đi đến vườn của hoàng hậu Mallika tên là Ekasàlaka, có hàng rào cây tinduka, một hội thảo trường luận bàn chánh kiến, tà kiến, để gặp du sĩ ngoại đạo Potthapàda". Và Thế Tôn đi đến vườn của hoàng hậu Mallika…” [44, tr. 165]. Một đoạn kinh khác cũng tả lại cảnh buổi sáng thường nhật của Đức Phật: “Như vậy tôi nghe. Một thời Thế Tôn sống ở Ràjagaha (Vương Xá thành), tại Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivàpa (chỗ tìm ăn của loài sóc). Lúc bấy giờ, Singàlaka (Thi-ca-la-việt), gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm nước, với tóc thấm nước, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Ðông, hướng Nam, hướng Tây, hướng Bắc, hướng Hạ, hướng Thượng. Rồi Thế Tôn buổi sáng đắp y, cầm y bát vào thành Vương Xá khất thực. Thế Tôn thấy Singàlaka, gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm nước, với tóc thấm nước…Này Gia chủ tử, vì sao Ngươi dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm ướt, với tóc thấm ướt chấp tay đảnh lễ các 13 phương hướng, hướng Ðông... hướng Thượng? Bạch Thế Tôn, thân phụ con khi gần chết có dặn con: "Này con thân yêu, hãy đảnh lễ các phương hướng". Bạch Thế Tôn, con kính tín, cung kính, tôn trọng, đảnh lễ lời nói của thân phụ con, buổi sáng dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, với áo thấm ướt, với tóc thấm ướt, chấp tay đảnh lễ các phương hướng, hướng Ðông... hướng Thượng. Này Gia chủ tử, trong luật pháp của bậc Thánh, lễ bái sáu phương không phải như vậy. Bạch Thế Tôn, trong luật pháp của bậc Thánh, thế nào là lễ bái sáu phương? Bạch Thế Tôn, trong luật pháp của bậc Thánh, đảnh lễ sáu phương phải như thế nào? Lành thay! Thế Tôn hãy giảng pháp ấy cho con! Này Gia chủ tử, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng. Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Singàlaka, gia chủ tử vâng lời Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau: Này Gia chủ tử, đối với vị Thánh đệ tử, bốn nghiệp phiền não được diệt trừ, không làm ác nghiệp theo bốn lý do, không theo sáu nguyên nhân để phung phí tài sản. Vị này, nhờ từ bỏ mười bốn ác pháp, trở thành vị che chở sáu phương; vị này đã thực hành để chiến thắng hai đời, vị này đã chiến thắng đời này và đời sau. Sau khi thân hoại mạng chung, vị này sanh ở thiện thú, Thiên giới.” [45, tr. 621,622] Còn nhiều đoạn kinh mô tả về hoạt động buổi sáng của Ngài, những hoạt động này mang tính chất như một quy luật không thay đổi trong đời sống của Ngài. Đó là: vào buổi sáng đắp y cầm bát vào làng xóm khất thực, để hóa độ người bằng những lời khuyên, lời giảng dạy về phương pháp sống như thế nào để có hạnh phúc cho một con người và mọi loài xung quanh. - Buổi trưa và chiều: theo quyển Đức Phật và Phật Pháp, của Narada, “Đức Phật thọ thực trước giờ ngọ(11giờ - 13giờ). Sau đó chư vị Tỳ khưu hợp lại nghe Ngài thuyết một bài Pháp ngắn. Sau thời pháp, Đức Phật ban lễ quy y Tam Bảo, truyền Ngũ Giới, và nếu có vị nào đạt đến tình độ tinh thần đầy đủ, Ngài chỉ dẫn vào Thánh Đạo, Con Đường Giải Thoát. Một vài vị đến gần để xin đề mục hành thiền thích hợp theo tâm tánh mình. Nếu có lời thỉnh nguyện, đôi khi Ngài cũng ban hành lễ xuất gia.” [11]. Một quy luật trình tự về thường nhật của Đức Phật được ghi lại trong kinh Trung Bộ - Majjhima Nikaya, tập 1, bài kinh số 14 18. Kinh Mật hoàn (Madhupindika sutta): “Tôi nghe như vầy: Một thời, Thế Tôn sống giữa các vị dòng họ Sakya (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở vườn Nigrodharama. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Kapilavatthu để khất thực. Sau khi khất thực ở Kapilavatthu, khi ăn xong, trên đường khất thực trở về, Thế Tôn đi đến Ðại Lâm để nghỉ trưa. Sau khi vào rừng Ðại Lâm, Ngài ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây beluvalatthika. Có vị Gậy cầm tay (Dandapani) Sakya (Thích-ca), … Gậy cầm tay Sakya nói với Thế Tôn: "Sa-môn có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?" Này Hiền giả, theo lời dạy của Ta,…Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến vườn Nigrodha, khi đến xong, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: Chư Tỷ-kheo, ở đây, Ta vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Kapilavatthu để khất thực. …Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn: … Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người. … Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn ” [ 38, tr. 147]. Ở một đoạn kinh Màgandiya (Màgandiya sutta) “Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kuru, tại thị trấn của dân chúng Kuru tên là Kammasadhamma, trên thảm cỏ trong nhà lửa của một Bà-la-môn thuộc dòng họ Bharadvaji. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào Kammasadhamma để khất thực. Ði khất thực ở Kammasadhamma xong, sau bữa ăn, trên đường khi khất thực về, Thế Tôn đi đến một khu rừng để nghỉ trưa. Sau khi đi sâu vào khu rừng ấy, Thế Tôn đến ngồi dưới một gốc cây để nghỉ trưa. …Thế Tôn với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân nghe được câu chuyện giữa Bà-la-môn thuộc dòng họ Bharadvaja và du sĩ Magandiya. Và Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến nhà lửa của Bà-la-môn thuộc dòng họ Bharadvaja, sau khi đến liền ngồi trên thảm cỏ đã soạn sẵn…Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn thuộc dòng họ Bharadvaja đang ngồi một bên:” Trong đoạn kinh này có tiếp nối thời khóa biểu buổi sáng là thời ăn cơm trưa, và sau đó là một bài pháp ngắn dành cho những người có thắt mắc đối với giáo lý, xong thời giảng là lúc nghĩ trưa. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan