Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại công ty tnhh minh trí...

Tài liệu Hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại công ty tnhh minh trí

.DOC
65
31
128

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ nền kinh tế hàng hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đã có tác dụng to lớn trong việc khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu,trong đó có ngành may mặc xuất khẩu Cùng với sự chuyển mình của đất nước trong việc từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như trên thế giới,công nghệ sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng có những chuyển biến tích cực,kịp thời phù hợp với xu hướng phát triển chung,có thể đáp ứng được những yêu cầu mới của nền kinh tế quốc dân.Cùng với những ngành kinh tế mũi nhọn khác,dệt may Việt Nam đã thực sự là chiếc cầu nối Việt Nam với thế giới. Tuy có trải qua nhiều thăng trầm do có sự biến đổi của nền kinh tếchính trị thế giới nhưng ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đã nhanh chóng tìm được bạn hàng và ngày càng có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới.Theo thống kê của Bộ Thương Mại, xuất khẩu hàng dệt may 8 tháng năm 2003 đạt 2,597 tỷ USD,tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái, đứng thứ hai sau dầu thô về kim ngạch xuất khẩu.Với những lợi thế và đặc điểm riêng có như vốn đầu tư không lớn,thời gian thu hồi vốn nhanh,thu hút được nhiều lao động, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đã được phát triển trong môi trường hết sức thuận lợi.Tuy nhiên để khai thác triệt để ưu thế của ngành, có thể mở rộng cả trong và ngoài nước,Nhà nước cũng cần phải có những chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho ngành phát triển và bản thân mỗi doanh nghiệp cũng cần nhanh chóng nắm bắt được những yêu cầu của thị trường, tích cực tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm quản lý từ nước ngoài để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Qua quá trình tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại công ty TNHH Minh Trí, em đã chọn đề tài : “Hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại công ty TNHH Minh Trí” làm đề tài nghiên cứu cho bản thu hoạch thực tập của mình. Trên cơ sở xem xét thực trạng hoạt động ở công ty,em muốn đề ra một số ý kiến và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu tại công ty nói riêng và ngành may mặc xuất khẩu của Việt Nam nói chung,để ngành may mặc xứng đáng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Với mục đích như trên,bài thu hoạch thực tập được bố cục làm 3 chương: Chương I: Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may ở Việt Nam thời gian qua. Chương II:Thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may tại công ty TNHH Minh Trí. Chương III: Một số kiến nghị và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may tại công ty TNHH Minh Trí. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian ngắn và trình độ bản thân còn hạn chế nên bản thu hoạch thực tập tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đọc quan tâm đến đề tài này. Cuối cùng,em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế Ngoại Thương, sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên Phòng Kinh Doanh- Xuất Nhập Khẩu, phòng Tài Chính Kế Toán công ty TNHH Minh Trí và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Quang Hiệp đã giúp em hoàn thành bản thu hoạch thực tập này. Chương I TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA I.VAI TRÒ,LỢI THẾ PHÁT TRIỂN HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM 1. Lợi thế Với nhiều lợi thế và tiềm năng, ngành dệt may Việt Nam có rất nhiều điều kiện để phát triển .Trước hết đó là truyền thống lâu năm trồng bông,ươm tơ dệt lụa,... sản xuất hàng dệt và may mặc cùng thời tiết khí hậu phù hợp với việc phát triển cây bông, một nguyên liệu chủ yếu cho ngành dệt may mặc.Ngoài ra,vị trí địa lý của Việt Nam vô cùng thuận lợi ,ven biển giáp danh với 3 nước,là điểm giao lưu thuận tiện của các loại phương tiện vận tải đi quốc tế.Cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú đa dạng,cung cấp khá đầy đủ nguyên liệu cho cả ngành dệt và may mặc phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại.Đặc biệt với một đội ngũ nhân công dồi dào,cần cù chăm chỉ, có khả năng thích ứng nhanh với công nghệ cao,máy móc thiết bị hiện đại,tạo ra những sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế và được thị trường thế giới chấp nhận. Bên cạnh đó những đặc điểm riêng có của ngành dệt may Việt Nam nói riêng cũng như thế giới nói chung có thể nói cũng là những lợi thế của ngành này so với các ngành công nghiệp khác.Đó là: ngành dệt may sử dụng một số lượng lớn lao động đặc biệt là lao động nữ,số công nhân trong ngành may chiếm gần 60% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp cả nước,mà giá nhân công nước ta lại khá rẻ so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Lao động trong ngành may lại không đòi hỏi phải đào tạo ở trình độ cao và phức tạp. Thêm vào đó, số vốn đầu tư không lớn nhưng tỷ lệ lãi cao ,máy móc thiết bị trong ngành lại không thuộc loại công nghệ phức tạp nên số tiền đầu tư thấp lơn nhiều so với ngành khác.Chỉ cần bỏ ra 0,8 đến 1 triệu USD đưa vào hoạt động một nhà máy có công suất 1 triệu sản phẩm /năm. Mặt khác tốc độ quay vòng vốn nhanh (4-5 vòng/năm) ,theo đó chỉ cần sau 3 năm là có thể thu hồi lại vốn.Đây chính là điểm thuận lại nhất cho các nước nghèo muốn vươn lên thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá trong đó có Việt Nam. Như vậy,khi chưa có lợi thế về kỹ thuật cao,công nghệ hiện đại tiên tiến thì những lợi thế về nguồn lao động với giá nhân công rẻ,truyền thống sản xuất lâu đời chính là những lợi thế và tiền đề cơ bản để ngành dệt may Việt Nam tham gia vào thương mại quốc tế. Nhờ những lợi thế trên, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam càng có thêm cơ sở để vững tin hơn vào một sự phát triển ổn định và vững chắc hơn trong tương lai. 2.Vai trò .Ngoài chức năng chủ yếu là bảo vệ cơ thể con người khỏi tác động của ngoại cảnh bên ngoài thì theo sự phát triển của đời sống xã hội, sản phẩm may mặc càng thể hiện rõ nét hơn một chức năng nữa ,hết sức quan trọng và trở thành chức năng chính trong nhu cầu về loại sản phẩm này,đó là chứ năng trang điểm, chức năng làm đẹp cho con người. Xuất phát từ chức năng chung đó,sản phẩm may mặc nói chung và quần áo nói riêng ngày nay phải đảm bảo những yêu cầu rất đa dạng phong phú như: chất lượng cao , giá cả cạnh tranh,kiểu dáng mẫu mã đẹp ,có tính thẩm mỹ và các tính chất tiêu dùng khác ,đáp ứng được sự phát triển không ngừng của trình độ tiêu dùng và văn minh xã hội. Nhận ra tầm quan trọng của mặt hàng dệt may như vậy,Đảng và Nhà nước trong những năm qua đã luôn quan tâm và đề ra những chủ trương đúng đắn để phát triển ngành dệt may ,vừa để nâng cao đời sống nhân dân vừa phát triển kinh tế đất nước.Đặc biệt trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay bước đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì vai trò ngành dệt may xuất khẩu càng trở nên hết sức quan trọng và được xem là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Giống như những ngành kinh tế khác,ngành dệt may của Việt Nam cũng là một nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.Năm 2002,một năm được đánh giá là khá thành công đối với sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của nước ta.Theo số liệu thống kê,kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 2,75 tỷ USD,tăng trên 36% so với năm 2001,mức tăng này cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước là 7%, năm 2003 nếu thực hiện đúng kế hoạch đề ra thì dệt may Việt Nam sẽ cung cấp cho ngân sách 3,2-3,5 tỷ USD,chiếm 8,58% giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc,gần 15% tổng số kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam Đơn vị:Triệu USD 4000 3500 3000 2750 2000 1502 1747 1892 1975.4 1450 1150 1000 850 0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Nguồn:Tham khảo nội bộ-Thông tin bộ Thương Mại ngày 10/02/2003 Thêm vào đó,với nhiều lợi thế riêng có,ngành dệt may xuất khẩu giúp thu hút được nhiều lao động với kỹ năng không cao,thời gian đào tạo ngắn lại có tỷ trọng lợi nhuận tương đối cao,đồng thời có điều kiện để mở rộng thương mại quốc tế. Năm qua, ngành dệt may đã thu hút một số lượng lớn lao động toàn đất nước, với số lao động lên đến 1,6 triệu người, kể cả 700 nghìn lao động trồng bông nuôi tằm, chiếm 25% tổng số lực lượng lao động. Và mục tiêu đặt ra là đến 2010 ngành này sẽ tạo được việc làm cho khoảng 2,76 triệu lao động với mức thu nhập bình quân đầu người trên 100USD/người/tháng.Qua đó thu nhập người lao động sẽ tăng từ đó có điều kiện để nâng cao sức mua,mở rộng thị trường trong nước.đẩy mạnh sản xuất phát triển ,tạo sự ổn định về kinh tế. chính trị, xã hội. Thêm vào đó, phát triển ngành dệt may xuất khẩu không chỉ tạo ra công ăn việc làm trong ngành may mà còn tạo cơ hội phát triển cho các ngành liên quan và phụ trợ khác như :trồng bông, dệt, cơ khí, hóa chất, bao bì, kho tàng, bảo quản ,vận tải, cảng và phục vụ cảng... cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hiện nay, may mặc xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu cho nước ngoài ,khách hàng của chúng ta chủ yếu là các nhà nhập khẩu có tên tuổi,các trung tâm thời trang khu vực và thế giới,qua phương thức gia công, các doanh nghiệp của Việt Nam có cơ hội tiếp cận với những công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến của thế giới một cách nhanh nhất,từ đó chuẩn bị từng bước đưa hàng Việt Nam thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Ngoài ra, thông qua việc đảm bảo những tiêu chuẩn quốc tế để được chấp nhận ở các thị trường xuất khẩu ,sản phẩm dệt may của Việt Nam ngày càng được nâng cao về chất lượng,hạ giá thành sản phẩm, từ đó cơ cấu mặt hàng may mặc trong nước cũng được đa dạng ,phong phú hơn,phục vụ tốt nhu cầu người tiêu dùng trong nước và cạnh tranh có hiệu quả hơn với hàng ngoại nhập đang lấn át thị trường nội địa. Cũng từ đó,người tiêu dùng nước ngoài sẽ biết nhiều hơn đến sản phẩm do Việt Nam sản xuất, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo đà cho Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế được thuận lợi . II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA. 1.Điều kiện phát triển a, Năng lực sản xuất Trong quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với các ngành kinh tế khác của nền kinh tế nước nhà, ngành dệt may của ta cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp một phần không nhỏ vào mức tăng trưởng GDP và góp phần quan trọng trong việc xây dựng đất nước thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá(CNH,HĐH) đất nước.Để có được những thành tựu đáng khích lệ, toàn ngành đã có những thay đổi không ngừng về đầu tư trang thiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất tiên tiến, từ đó sản phẩm làm ra đạt kết quả cao cả về sản lượng và chất lượng, tính cạnh tranh có giá trị sản lượng xuất khẩu đạt cao và hội nhập được với khu vực và trên thế giới, sản phẩm làm ra thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nước ngoài. Cho tới nay, toàn ngành có: thành phần kinh tế số doanh nghiệp Doanh nghiệp quốc doanh 187 + Doanh nghiệp dệt 70 + Doanh nghiệp may 117 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (doanh nghiệp TNHH, cổ phần, tư nhân) 800 + Doanh nghiệp dệt 600 + Doanh nghiệp may 200 Nguồn:Tạp chí Chiến lược –chính sách doanh nghiệp năm 2003 Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Mỹ,trong năm 2002 bên cạnh việc các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng sản xuất thì đã có khá nhiều doanh nghiệp dệt may mới ra đời, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân.Trong năm 2002 đã có trên 1.500 đơn vị tham gia xuất khẩu hàng dệt may trong đó có 52 đơn vị đạt kim ngạch xuất khâủ trên 10 triệu USD;350 đơn vị đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 đến 10 triệu USD.Tính đến nay toàn ngành có 500 dự án đầu tư liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên tất cả các lĩnh vực như : sợi, dệt nhuộm, đan len, may mặc, phụ tùng máy may với số vốn đăng ký 2.600 triệu USD.Trong đó Đài Loan là nước có nhiều dự án đầu tư nhất, lên đến 144 dự án, tổng số vốn đăng ký là 1.100 triệu USD, vốn thực hiện là 420 triệu USD. Theo báo cáo gần đây nhất,trong cả nước số cơ sở dệt may tập trung chủ yếu ở 2 khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Nam Bộ, chiếm 50-60% sản lượng, Đồng bằng Sông Hồng chiếm 3040%, đồng bằng Duyên hải Miền Trung thấp hơn, chỉ chiếm 10% sản lượng toàn ngành dệt may. Trong những năm qua, Nhà nước đã dành cho ngành dệt nhuộm nguồn tín dụng của các nước Pháp, Nhật, Đức...để bổ sung các cọc sợi , đổi mới dây chuyền sơi và nhuộm.Về số thiết bị hiện toàn ngành có 1.050.000 cọc sợi, 14.000 máy dệt các loại, 450 máy may.Ngoài ra các doanh nghiệp vẫn dùng nguồn vốn tích luỹ hàng năm của mình để bổ sung, nâng cấp, hiện đại hoá trang thiết bị máy móc, đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu , đáp ứng yêu cầu tiêu dùng ngày một cao của thị trường may mặc thế giới. Về phía ngành may mặc đã được đổi mới rất nhiều, đặc biệt ở khu vực tư nhân và các xí nghiệp liên doanh đã được trang bị thêm khá nhiều thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất khép kín cùng nhiều loại thiết bị chuyên dụng gồm máy thêu tự động, giác sơ đồ bằng máy tính điện tử , một số máy tự động, hệ thống giặt mài vải Jean và dây chuyền đồng bộ chuyên may sơ mi, quần âu, áo comple.... của nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới như : JUKI, Singer, Brother, Siruba, Kasnai, Baruda.... của Nhật , Mỹ, Đức, Italia, Hồng Kông,.. b, Thị trường cho hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam Thị trường hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng nhờ sự khai thác linh hoạt của các doanh nghiệp cũng như sự hỗ trợ xúc tiến thương mại của các cơ quan chức năng.Nhìn chung tất cả các thị trường xuất khẩu may mặc chủ yếu của Việt Nam đều phát triển khá so với cùng kỳ. Cùng với việc mở rộng giao lưu kinh tế và chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, APEC, chuẩn bị tham gia WTO và đã có Hiệp định thương mại với EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ...đã tạo ra những thị trường lớn, mới cho việc xuất khẩu hàng dệt may. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc thì trong năm 2002 vừa qua các doanh nghiệp dệt may nước ta đã nỗ lực trong việc tìm kiếm các thị trường mới như Nga và các nước Đông Âu, các nước Trung Đông và Nam Phi.Mặc dù vậy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường này còn rất khiêm tốn. Bảng: thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2002 Đơn vị:USD Tên nước Trị giá Tên nước Trị giá Mỹ 944.080.068 Trung Quốc 12.116.865 Nhật Bản 480.760.573 Đan Mạch 10.877.527 Đức 199.881.041 Đài Loan 118.017.983 Campuchia 8.188.039 Hàn Quốc 91.793.667 Thụy Sĩ 7.161.445 Anh 73.980.061 Thái Lan 5.341.982 Pháp 68.371.396 Hy Lạp 5.293.950 Nga 51.002.506 Các tiểu vương quốc ả rập thống nhất 4.641.562 Tây Ba Nha 47.131.276 Thuỵ Điển 10.216.809 Indonesia 3.855.53 Hà Lan 43.725.617 Ai Len 3.766.871 Italia 40.585.314 áo 3.696.936 Lào 38.967.512 I Rắc 3.000.000 Canada 38.655.917 Phhilippine 2.851.496 Hồng Kông 33.587.714 Phần Lan 2.330.49 Malaysia 29.307.714 Myanmar 2.151.792 Bỉ 27.369.123 Ba Lan 27.226.989 New Zealand 2.121.026 Austraia 23.564.450 Thổ Nhĩ Kỳ 1.454.373 Singapore 18.420.486 Bồ Đào Nha 920.010 Mexico 12.370.791 Nam Phi Nguồn: Tạp chí dệt may tháng 2/2003 Na Uy 2.121.593 556.007 Hiện nay thị trường xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam có thể được phân thành 4 thị trường lớn sau: thị trường Mỹ, thị trường EU, thị trường Nhật Bản và các thị trường khác. Bảng so sánh thị phần kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu 6 tháng/năm 2003 % KNXK trong tổng Thị trường KNXK toàn ngành Mỹ 35,5 EU 19,5 Nhật Bản 17,5 Các thị trường khác 28,5 Nguồn:Tạp chí dệt may Việt Nam a, Thị trường Mỹ: Mỹ và Bắc Mỹ là thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới, dân số đông(khoảng 360 triệu người) mức tiêu thụ hàng dệt may tính trung bình khoảng 27kg/người. Với dân số trên 178 triệu người ,Mỹ là một thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới, cả về mặt số lượng và giá trị hàng hoá, lại tương đối dễ tính hơn EU. Mức tiêu thụ hàng dệt may của Mỹ là 95 tỷ USD/năm, trong đó nhập khẩu chiếm 48,8%tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ giai đoạn 2002-2005 ước tính khoảng 70 ty USD/năm. Nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của Mỹ là quần áo may sẵn (69 tỷ USD) chiếm 89% tổng kim ngạch nhập trong khi nhập khẩu bông sợi chỉ chiếm 11%.Tại thị trường Mỹ,hình thức đặt hàng qua thư đang phát triển mạnh trong kinh doanh bán lẻ, ngoài các kênh nhập khẩu phân phối buôn bán lớn là các tập đoàn, thị trường Mỹ còn có các công ty trung gian , các công ty bán lẻ nhỏ, phương thức tính giá thường là theo giá FOB. Nguồn nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ hàng năm chủ yếu từ các nước châu á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Đáng chú ý nhất về xuất khẩu của hàng dệt may của nước ta trong năm 2002 là xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng rất mạnh.Tính riêng năm 2002, Việt Nam đã xuất khẩu đạt kim ngạch 800 triệu USD hàng dệt may sang Mỹ,tăng hơn 19 lần so với thực hiện của năm 2001.Và trong quí I năm 2003,toàn ngành dệtmay nước ta thu được 850 triệu USD , tăng 90% so với cùng kỳ năm 2002, thì riêng xuất khẩu vào thị trường Mỹ, thu được 500 triệu USD, tăng gần 20 so với cng kỳ năm 2002.Bằng những kết quả khả quan này,Mỹ đã vượt lên trên cả EU để trở thành thị trường nhập khẩu nhiều hàng dệt may nhất của nước ta. Ngày 17/7/2003 vừa qua, Việt Nam và Mỹ đã ký chính thức Hiệp định riêng về hàng dệt may theo đó Mỹ sẽ xét duyệt hàng năm hạn ngạch cho hàng dệt may vào thị trường này.Như vậy tổng giá trị hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ , theo điều khoản trong hiệp định, là 1,7 tỷ USD/năm, và có 38 cat.sẽ phải chịu hạn ngạch trong đó gồm những mặt hàng quan trọng như áo sơ mi dệt kim sợi bông, quần dệt kim sợi bông và áo cánh. Hạn ngạch cho các sản phẩm sợi len sẽ tăng 2%/năm. Chỉ có hai mặt hàng không phải chịu hạn ngạch là áo jacket và áo khoác. Hiệp định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5/2003 đến ngày 31/12/2004.Nếu hai bên không huỷ bỏ hiệp định, không xem xét lại hiệp định trước ngày 1/12/2004 hoặc ngày1/12 của năm tiếp theo cho đến khi Việt Nam gia nhập WTO, hiệp định sẽ tự động có hiệu lực thêm một năm nữa. Mức hạn nghạch mà Mỹ dành cho Việt Nam là quá khiêm tốn, chưa đáp ứng đủ năng lực sản xuất hàng dệt may của Việt Nam. Chính vì vậy trong bối cảnh này, Việt Nam đang phải nỗ lực ra sức đàm phán đa phương rồi song phương vơí các nước thành viên WTO để sớm gia nhập vào năm 2005, chỉ có thế Việt Nam mới không bị áp hạn nghạch xuất khẩu hàng dệt may nói chung và vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng. b, Thị trường EU: Là một thị trường với dân số đông (374,2 triệu người),GDP hơn 9000 tỷ USD, mức thu nhập đầu người cao và nhu cầu về hàng may mặc lớn, có sức tiêu dùng vải cao (17 kg/người/năm) nhưng EU là một thị trường có hạn nghạch.Nhu cầu đối với hàng dệt may đặc biệt là tính mốt chiếm 85-90%giá trị sản phẩm nên hàm lượng chất xám trong sản phẩm dệt may là chính, theo thống kê chỉ 10-15% người dân châu Âu ăn mặc theo nhu cầu, còn lại 85-90% có đặc tính ăn mặc theo mốt. Ngoài ra EU được xem là một khối liên kết kinh tế chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới,hiện nay nó được xem như là một khu vực phát triển kinh tế ổn định và có đồng tiền chung châu Âu khá vững chắc.Thị trường hàng dệt may EU có nhu cầu lớn về số lượng và hàm lượng chất xám trong sản phẩm rất cao. Kể từ khi ký Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam – EU vào ngày 15/12/1992 và có hiệu lực vào ngày 1/1/1993, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU không ngừng tăng với tỷ lệ bình quân là 40%/năm thời kỳ 1993-2000. Đây được xem là bước phát triển nhảy vọt,đưa hàng dệt may Việt Nam xâm nhập vào thị trường hàng dệt may thế giới.Nhiều năm trước đây khi thị trường Mỹ chưa được mở ra thì thị trường này luôn dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu. Đã có thời điểm xuất khẩu đạt trên 700 triệu USD/năm. Các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này là áo jacket, áo sơ mi, quần âu, áo len và áo dệt kim, áo T-shirt và polo shirt, quần dệt kim, quần áo bảo hộ lao động, áo khoác nam, nữ... Nhưng trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này ước đạt 55.5 triệu USD , dù tăng 63,7% so với thực hiện của tháng 6 nhưng vẫn giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2002. Trong đó, tiến độ xuất khẩu của hầu hết các Cat.đều đạt thấp so với cùng kỳ.Đặc biệt các Cat. nóng như Cat. 4,5,6,7,15,29,78,83,191 đều giảm khoảng 33-76% so với cùng kỳ, giảm mạnh nhất là các Cat. 5, Cat. 6. Theo các chuyên gia cho biết thì sự suy giảm trên có thể do những nguyên nhân như sau:Thứ nhất,Trung Quốc là một nước vừa gia nhập WTO, lại là một cường quốc xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới nên hàng của Trung Quốc đã cạnh tranh rất mạnh với hàng của Việt Nam trên thị trường này. Thứ hai, trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã chủ động chuyển sang thị trường Mỹ để lấy thành tích hạn ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ nên tạm bỏ quên hoặc không xuất sang thị trường EU như trước đây.Thứ ba, do hạn ngạch được phân bổ quá manh mún lên không thể đảm bảo những đơn đặt hàng có số lượng lớn.Như vậy nếu các doanh nghiệp khẩn trương trong việc tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại, đàm phán ký kết hợp đồng ở các nước tại thị trường EU, thực hiện tốt các cam kết với các khách hàng của mình và tìm mọi giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh thì mới có thể hy vọng các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường EU khoảng 800-850 triệu USD hàng dệt may trong năm 2003. Theo một điều tra của các nhà chuyên môn, dự báo triển vọng kinh tế năm 2003 sẽ khả quan hơn nhiều tuy nhiên khó khăn chủ yếu trong xuất khẩu vào EU là xuất hiện nhiều rào cản kỹ thuật mới ngày càng tinh vi hơn kể cả sản phẩm thô và chế biến như tăng cường kiểm soát chất lượng hàng may mặc, cấm sử dụng một số hoạt chất nhuộm trong hàng may mặc. Trong bối cảnh đó,để có thể thực hiện được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may vào EU năm 2003 là 12% sẽ phải tiếp tục đàm phán để bãi bỏ hoặc tăng hạn ngạch hàng dệt may, tăng cường giám sát các khâu cuối của công đoạn sản xuất đảm bảo hàng dệt may khi xuất khẩu vào thị trường này sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng được nhu cầu khắt khe của mọi tầng lớp tiêu dùng thuộc thị trường EU.Như vậy,chúng ta tin tưởng rằng với việc Liên Minh Châu Âu vừa đồng ý tăng hạn ngạch dệt may cho một số sản phẩm dệt may của Việt Nam, hàng dệt may xuất khẩu sẽ xác lập lại được vị trí trước đây đối với thị trường này. c, Thị trường Nhật Bản: là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ ba của Việt Nam trong năm 2003. Với thị trường Mỹ và EU như đã đề cập ở trên , hàng dệt may xuất khẩu của nước ta bị hạn chế bởi hạn ngạch cho từng năm còn thị trường Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch lớn nhất, hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường này không bị hạn chế về hạn ngạch .Thế nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này còn rất ít ỏi và đang có chiều hướng giảm xuống một phần do hàng may mặc của Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác, là thành viên của WTO như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Italia, Mỹ,...song đặc biệt là hàng dệt may của Trung Quốc với nhiều lợi thế về giá cả, chất lượng, mẫu mã , thương hiệu, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản khó tính. Bảng:kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản Đơn vị: triệu USD 8 MH 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 tháng/ 2003 dệt may 104 211 310 325 321 417 620 592 480 305 Nguồn:Báo cáo của Hải quan Nhật Bản và của JETRO - Vụ Châu Á - Thái Bình Dương - Bộ Thương Mại Hiện nay Việt Nam đứng thứ 4 trong các nước có hàng dệt may xuất khẩu vào Nhật Bản, các sản phẩm của ta chủ yếu gồm áo jacket, áo kimono, quần áo thể thao, quần âu, áo sơ mi nữ,sơ mi nam, quần áo lót cho nam nữ,trẻ em, quần áo dệt kim...Hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng thuế ưu đãi phổ cập GSP với mức thuế từ 14-16,8%, mức thuế cho áo sơ mi thì thấp hơn từ 9-11,2%.Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản tăng hàng năm đến năm 2000 đạt cao nhất là 620 triệu USD, sau đó đến năm 2001 giảm 5% còn 592 triệu USD,năm 2002 giảm với mức nhanh hơn 20%,tức là 480 triệu USD.Riêng năm 2003, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản cũng như thị trường EU trong hai năm qua đã giảm đáng kể do các doanh nghiệp tập trung sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường Mỹ, chính vì thế mà đến hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật chỉ đạt khoảng 305 triệu USD. Để cứu vãn tình hình này,các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tạo ra cho sản phẩm của mình một sự khác biệt từ đó mới có thể cạnh tranh được với các mặt hàng cùng loại khác trên thị trường này. d, Các thị trường khác - Thị trường một số nước ASEAN: Đây là một thị trường phi hạn ngạch, ngành dệt may Việt Nam có thể thâm nhập được thị trường này nhưng chỉ ở mức độ thấp vì đặc điểm chung của thị trường dệt may ASEAN là hướng xuất khẩu sản phẩm là chủ yếu. Quan hệ với thị trường này chủ yếu là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam làm gia công xuất khẩu cho các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore... còn ta nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu(đặc biệt là bông),thiết bị, và hoá chất thuốc nhuộm và một số mặt hàng chất lượng cao mà trong nước chưa sản xuất hoặc không sản xuất được. Tuy nhiên khi thâm nhập thị trường này,ngành dệt may Việt Nam cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và quan trọng không kém là phải nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng như giao hàng đúng hẹn, đúng số lượng, đúng chủng loại. - Thị trường SNG và thị trường một số nước Đông Âu: Đây là thị trường có dân số lớn , trên 300 triệu dân lại cũng không cần quota. Tuy nhiên hiện nay đòi hỏi về mẫu mã, chủng loại và chất lượng đối với hàng dệt may đã cao hơn trước,song vẫn là thị trường dễ tính nên dễ thực hiện.Thị trường này có nhu cầu nhập khẩu rất lớn về hàng dệt may và có khả năng thông qua phương thức trao đổi hàng:nguyên liệu bông, vật tư, kỹ thuật dồi dào. Để có thể thâm nhập tốt ở thị trường này, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu phải tích cực mở rộng hoạt động tiếp thị, tìm ra phương thức kinh doanh phù hợp giữa hai nhà nước thì hàng dệt may Việt Nam mới có thể đi vào được thị trường mạnh mẽ và đầy tiềm năng này. -Thị trường các nước châu Phi:đây là một trong những thị trường mà Việt Nam đang xúc tiến thương mại, tìm kiếm và khai thác mới mà ngành dệt may Việt Nam có rất nhiều cơ hội. Trong đó, Nam Phi là nước được ngành dệt may quan tâm vì hiện nay nước này không áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu.Hiện nay Nam Phi đang tuân thủ các hiệp định tự do thương mại với một số nước EU, Dimbabuê,... trên cơ sở các hiệp định đó, Nam Phi áp thuế cho mặt hàng dệt may cũng giống như các mặt hàng khác. Thị trường Nam Phi chiếm gần 77% là người da đen thích mặc những quần áo rẻ tiền, chủ yếu là quần jean, áo thun, áo phông có chất liệu bền, màu sắc sặc sỡ rất được ưa chuộng, số còn laị là người da trắng chiếm hơn 14% dân số lại thích những màu sắc sáng và sành điệu hơn trong cách ăn mặc, đặc biệt là giới trẻ chuộng tông màu cơ bản với kiểu dáng châu Âu nhưng đơn giản .Nhìn chung dân Nam Phi cả da đen và da trắng đều thích sự đơn giản,không câu nệ và quá chăm chút vào cách ăn mặc, tiết kiệm vẫn là tiêu chí hàng đâù trong việc quyết định mua sắm trang phục. Có thể nói hai đặc điểm quan trọng là không hạn ngạch và yêu cầu đòi hỏi không cao về chất lượng, mầu sắc, mẫu mã ...là những yếu tố thuận lơị để các doanh nghiệp Việt Nam khi lần đầu tiên thâm nhập vào thị trường Nam Phi.Cách tốt nhất để người dân Nam Phi biết đến sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam là tham gia hội trợ triển lãm tổ chức thường xuyên tại Nam Phi. 2. Những thuận lợi và khó khăn của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam a,Thuận lợi: Theo đánh giá của giới phân tích, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước những thời cơ hết sức thuận lợi.Thời cơ quan trọng đầu tiên phải kể đến là Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010 và ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành dệt may tăng tốc đầu tư và xuất khẩu. Chính phủ đã có chủ trương: “ ngành dệt may phải có tốc độ tăng cao, phải xuất khẩu quy mô ngày càng lớn để đạt mục tiêu quan trọng cuối cùng là tạo ra nhiều công ăn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan