Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của việt nam tro...

Tài liệu Hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của việt nam trong hội nhập kinh tế

.PDF
131
6
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ------------ HÀ THỊ THANH MAI HOẠT ĐỘNG MUA BÁN- SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ------------ HÀ THỊ THANH MAI HOẠT ĐỘNG MUA BÁN- SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Chính- Ngân Hàng Mã số: 60.31.12 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN ĐẮC HƯNG TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: HÀ THỊ THANH MAI Sinh ngày: 10/04/1988 – Tại: Vũng Tàu Quê quán: Hải Dƣơng Hiện công tác tại: NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- CN Bà Rịa Vũng Tàu, số 43 Trần Hƣng Đạo, Phƣờng 1, TP Vũng Tàu. Là học viên cao học khóa 13 của Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM Mã số học viên: 20113110016 Cam đoan đề tài: HOẠT ĐỘNG MUA BÁN-SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐẮC HƢNG Luận văn đƣợc thực hiện tại trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chƣa đƣợc công bố toàn bộ nội dung này ở bất kỳ đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn đƣợc chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. TP.HCM, ngày……tháng…….năm …….. Tác giả Hà Thị Thanh Mai DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTBH Công ty bảo hiểm CTCK Công ty chứng khoán CTCTTC Công ty cho thuê tài chính CTKT Công ty kiểm toán CTQLQ Công ty quản lý quỹ CTTC Công ty tài chính DN Doanh nghiệp DNNY Doanh nghiệp niêm yết ĐHCĐ Đại hội cổ đông ĐTNN Đầu tƣ nƣớc ngoài HĐQT Hội đồng quản trị KTĐL Kiểm toán độc lập KTV Kiểm toán viên M&A Mergers and Acquisitions NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTMQD Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh TCNH Tài chính ngân hàng TCT Tổng công ty TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thƣơng mại cổ phần TTCK Thị trƣờng chứng khoán TW Trung ƣơng UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc VPĐD Văn phòng đại diện DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Nội dung Trang 1.1 Các công việc cụ thể của Bên Bán và Bên Mua 18 1.2 Công việc cụ thể của các cố vấn 19 1.3 Các hợp đồng M&A lớn trong năm 2007 36 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 Các thƣơng vụ M&A NHTM ngân hàng trƣớc năm 2005 Sáu Công ty chứng khoán đầu tiên của Việt Nam 10 thƣơng vụ M&A và mua bán cổ phần lớn nhất về giá trị giao dịch năm 2011 Số lƣợng và giá trị giao dịch M&A tại Việt Nam (2005-2012) Các thƣơng vụ M&A của NH nƣớc ngoài với NHTMCP Việt Nam sau năm 2005 Thống kê các giao dịch M&A tài chính tại Việt Nam 2007-2010 Các thƣơng vụ điển hình trong ngành chứng khoán 2010 Các công ty kiểm toán thực hiện sáp nhập -2010 53 54 55 56 59 60 71 79 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 1.2 1.3 2.1 2.2 2.3 Nội dung Giá trị các vụ M&A của các khu vực từ Quý I/2005 đến Quý II/2008 Tình trạng các thƣơng vụ M&A trên thế giới từ Quý I/2005 đến Quý IV/2008 Tỷ lệ các vụ M&A thất bại trên thế giới Số lƣợng và giá trị các thƣơng vụ M&A diễn ra từ năm 2005 đến 2012 ở thị trƣờng Việt Nam Tỷ trọng giá trị thƣơng vụ M&A của từng ngành trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2012 So sánh quy mô giữa Eximbank và Sacombank đến cuối quý III/2012 Trang 37 37 43 57 58 65 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN – SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ........................................................................................... 1 1.1. TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN-SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP.........................1 1.1.1. Khái niệm mua bán- sáp nhập doanh nghiệp .......................................................1 1.1.2. Tại sao phải thực hiện giao dịch mua bán-sáp nhập ..........................................6 1.1.3. Phân loại, các hình thức mua bán-sáp nhập phổ biến .......................................11 1.1.4. Các phƣơng thức thực hiện mua bán-sáp nhập ..................................................12 1.1.5. Trình tự cơ bản thực hiện giao dịch mua bán-sáp nhập ....................................15 1.1.6. Khung pháp lý cho hoạt động mua bán-sáp nhập tại Việt Nam ......................20 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN-SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG ............................................27 1.2.1. Các nhân tố khách quan ........................................................................................27 1.2.2. Các nhân tố chủ quan ............................................................................................32 1.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN-SÁP NHẬP TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .....................................33 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động mua bán-sáp nhập trên thế giới33 1.3.2. Tổng quan tình hình mua bán-sáp nhập trên thế giới những năm gần đây ....35 1.3.3. Những thƣơng vụ mua bán-sáp nhập nổi bật trong ngành tài chính ngân hàng ....................................................................................................................................38 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho hoạt động mua bán-sáp nhập tại Việt Nam............39 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................... 46 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN-SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ ........................................................................................................................ 47 2.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN-SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ...........................................................................................................................47 2.1.1. Tình hình chung về hoạt động mua bán-sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam47 2.1.2. Đặc điểm hoạt động mua bán-sáp nhậpdoanh nghiệp ở Việt Nam: ................48 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN-SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ .......51 2.2.1. Thực trạng hoạt động mua bán-sáp nhập trƣớc năm 2005 ...............................51 2.2.2. Từ năm 2005 đến nay: ..........................................................................................54 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN-SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ ...............................................................................................................................80 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................................80 2.3.2. Những hạn chế ......................................................................................................83 2.3.3. Nguyên nhân ..........................................................................................................85 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................................. 86 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN-SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ ................................................................................................... 87 3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN-SÁP NHẬP TRONG THỜI GIAN TỚI ..................................................................................................87 3.1.1.Các nhân tố thúc đẩy hoạt động mua bán-sáp nhập trong thời gian tới ....... 87 3.1.2. Xu hƣớng mua bán-sáp nhập trong thời gian tới ...............................................89 3.2. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN-SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ .............................................................................................................................. 92 3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý về mua bán-sáp nhập ............................................92 3.2.2. Xây dựng kênh kiểm soát thông tin, đảm bảo minh bạch trong hoạt động kinh doanh .........................................................................................................................95 3.2.3. Nâng cao nhận thức và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong hoạt động mua bán-sáp nhập cho các tổ chức, doanh nghiệp .......................................................96 3.2.4. Xây dựng kế hoạch, phƣơng pháp và quy trình làm việc hiệu quả cho cả bên mua và bên bán .................................................................................................................98 3.2.5. Một số giải pháp cụ thể khác đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ............................................................................................................. 101 3.2.6. Tăng cƣờng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động mua bán-sáp nhập ............ 104 3.3. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................107 3.3.1. Đối với Chính phủ ...............................................................................................107 3.3.2. Đối với Bộ tài chính và Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc.......................... 108 3.3.3. Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo .....................................................................109 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................................. 111 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong tiến trình phát triển kinh tế, việc liên kết, sáp nhập, hợp nhất (M&A) các doanh nghiệp để hình thành những doanh nghiệp lớn mạnh hơn là xu hƣớng phổ biến tất yếu, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu nhƣ hiện nay. M&A là một công cụ nếu biết tận dụng sẽ đem lại những thời cơ to lớn, mở ra cho những ngƣời chủ doanh nghiệp và những nhà đầu tƣ khả năng mới để gia tăng giá trị doanh nghiệp. Trên thế giới, các hoạt động mua bán, sáp nhập đã đƣợc hình thành rất sớm và phổ biến ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty với nhau, đồng thời cũng tạo ra xu thế tập trung lại để thống nhất, tập hợp nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực, thƣơng hiệu... Bƣớc vào thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến những làn sóng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ào ạt dƣới nhiều hình thức đa dạng và quy mô lớn chƣa từng có. M&A doanh nghiệp đối với Thế giới không còn là hoạt động mới, nhƣng đối với Việt Nam, đây là một hƣớng đi mới. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đang đứng trƣớc cơ hội lớn về thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, nếu chỉ thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài theo các hình thức truyền thống thì không đón bắt đƣợc xu hƣớng đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là đầu tƣ của các tập đoàn xuyên quốc gia từ các nƣớc phát triển. Vì vậy, Luật Đầu tƣ 2005 đã bổ sung thêm hình thức đầu tƣ mới là M&A. Đây là nền tảng pháp lý quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tƣ, mua bán doanh nghiệp và các dịch vụ kèm theo. Tuy nhiên, để hoạt động M&A phát triển và là công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động thì cần phải có những bƣớc đi đúng hƣớng và hợp lý để từng bƣớc xây dựng nên một thị thƣờng M&A hiệu quả tại Việt Nam. Với mong muốn đem lại một cái nhìn khái quát và đúng đắn về bản chất của hoạt động M&A cũng nhƣ thực trạng, diễn biến, những nhận định về tiềm năng, xu hƣớng phát triển và đề ra một hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho việc phát triển thị trƣờng M&A Việt Nam trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng hiện nay, tôi xin chọn đề tài “Hoạt động mua bán- sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt Nam trong hội nhập kinh tế” để thực hiện luận văn cao học của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: Theo sự tìm hiểu của tác giả thì hiện nay đã có một số công trình trong và ngoài nƣớc nghiên cứu về hoạt động M&A , trong đó tiêu biểu có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: Tác giả Michael E.S. Frankel- nhà quản trị kinh doanh và tài chính nổi tiếng của Mỹ- đã xuất bản cuốn sách “M&A- Mua lại & sáp nhập căn bản”. Đây là một công trình nghiên cứu hữu ích không chỉ cho những doanh nghiệp khi tham gia giao dịch M&A lần đầu mà còn đối với cả những doanh nghiệp đã dày dạn kinh nghiệm. Cũng nằm trong bộ sách về M&A đầu tiên tại Việt Nam là cuốn “M&A- Mua lại & sáp nhập thông minh” của đồng tác giả Scott Moeller (Giám đốc điều hành kiêm giáo sư thỉnh giảng của chương trình giáo dục Executive Education tại Cass Business School, đồng thời là giảng viên tại các trường Imperial và Oxford) và Giáo sƣ Chris Brady (hiệu trưởng của trường Kinh doanh thuộc Đại học Bournemouth). Đây là cuốn sách mang lại cái nhìn xuyên suốt, hệ thống về một thƣơng vụ M&A để thấy đƣợc sự cần thiết của việc nghiên cứu, phân tích một cách thông minh trƣớc mỗi quyết định M&A. Ngoài ra, một công trình nghiên cứu khác của các tác giả nƣớc ngoài đã đƣợc dịch và lƣu thông đó là cuốn “Mua lại& sáp nhập- từ A đến Z” của đồng tác giả Andrew J. Sherman và Milledge A.Hart. Đây là một kim chỉ nam trả lời cho câu hỏi: có nên thực hiện và thực hiện nhƣ thế nào đối với các vấn đề mua, bán và sáp nhập công ty. Bên cạnh những công trình nghiên cứu của nƣớc ngoài, hiện các tác giả trong nƣớc cũng có một số công trình nghiên cứu về hoạt động M&A. Và do đây là một hoạt động còn khá mới đối với nƣớc ta nên số lƣợng sách viết về đề tài này còn chƣa đƣợc phong phú. Song cần phải kể đến cuốn “M&A- sáp nhập & mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam” của đồng tác giả: Tiến sỹ Luật học- Phạm Trí Hùng và Luật sư Đặng Thế Đức. Công trình nghiên cứu này nêu khá toàn diện các vấn đề cơ bản- đặc biệt là các vấn đề pháp lý của giao dịch mua lại & sáp nhập doanh nghiệp; là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho Bên Bán khi chuẩn bị, tham gia giao dịch. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Thứ nhất, làm rõ các khái niệm học thuật về hoạt động M&A, phân loại, các hình thức, phƣơng thức thực hiện M&A, nêu lên ý nghĩa của việc thực hiện một giao dịch M&A , dựa trên những thƣơng vụ M&A nổi bật trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ hai, luận văn đi vào tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng thị trƣờng M&A của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng thời gian qua đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới để thấy rằng, với đặc điểm là một thị trƣờng non trẻ, hoạt động M&A tại Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Thứ ba, nhận định xu hƣớng phát triển của hoạt động mua bán – sáp nhập trên thế giới, xác định tiềm năng của hoạt động này đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc nói chung và hệ thống doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chínhngân hàng nói riêng; cùng với dự báo xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai của thị trƣờng này tại Việt Nam để đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động M&A, thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp M&A ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về hoạt động M&A, tìm hiểu tổng quan hoạt động M&A trên thế giới và tại thị trƣờng Việt Nam nói chung, đặc biệt là đối với thị trƣờng tài chính ngân hàng thời gian qua. 5. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các thƣơng vụ mua bán - sáp nhập cụ thể trên thế giới và của Việt Nam, đặc biệt là đi sâu nghiên cứu hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tuy đây là một vấn đề tài chính tƣơng đối mới mẻ ở Việt Nam nhƣng đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới. Trong bài viết này, tác giả có sử dụng các nguồn tài liệu chính là các sách báo và tạp chí của Việt Nam, của nƣớc ngoài, cũng nhƣ Internet để khai thác các thông tin liên quan đến vấn đề M&A của thế giới, cũng nhƣ của Việt Nam. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phƣơng pháp phân tích thống kê, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp mô hình hóa. Bên cạnh đó, nhằm mang lại giá trị thực tiễn cho đề tài, tác giả đã thu thập thông tin thực tế từ các thƣơng vụ M&A điển hình trên Thế giới để đúc kết kinh nghiệm thực hiện M&A của Việt Nam. Dựa trên các nguồn thông tin đƣợc công bố trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng do các công ty tƣ vấn thực hiện giao dịch M&A công bố, cũng nhƣ những thông tin thống kê thị trƣờng và kết quả giao dịch của các thƣơng vụ M&A đã thực hiện trong thời gian qua, cùng với kênh công bố thông tin từ thị trƣờng chứng khoán để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng nhằm xác định những hạn chế, những nguy cơ tiềm ẩn của thị trƣờng M&A trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng của Việt Nam nhằm hƣớng đến việc xây dựng một hệ thống giải pháp phát triển hiệu quả thị trƣờng này. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, biểu đồ, mục lục, mở đầu, nguồn tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Tổng quan về mua bán- sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng - Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động mua bán-sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt Nam trong hội nhập kinh tế - Chƣơng 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động mua bán-sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt Nam trong hội nhập kinh tế 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN – SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN-SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm mua bán- sáp nhập doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm mua bán-sáp nhập từ góc độ kinh tế “Sáp nhập và mua bán” doanh nghiệp được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh “Mergers and Acquisitions” thường được viết tắt là M&A thể hiện hoạt động hai hay nhiều DN kết hợp lại với nhau nhằm đạt được những mục tiêu đã được xác định trước trong chiến lược kinh doanh của mình. Nếu xét trên phương diện của DN chiếm ưu thế hơn thì đó là hoạt động giành quyền kiểm soát một DN, một bộ phận DN khác thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ DN đó. Cụm từ M&A (Merge & Acquisition) bao hàm nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, có thể là hoạt động tái tổ chức DN và/hoặc hoạt động tập trung kinh tế. Tạm thời có thể chia thành ba hoạt động: (1) hợp nhất; (2) sáp nhập (Merge); (3) mua lại DN (Acquisition). Mặc dù sáp nhập và mua lại thường được đề cập cùng nhau với thuật ngữ quốc tế phổ biến là “M&A” nhưng hai thuật ngữ này có sự khác biệt lớn về bản chất. Theo Từ điển các khái niệm, thuật ngữ tài chính Investopedia, sáp nhập (Mergers) xảy ra khi hai công ty (thường là các công ty có cùng quy mô) đồng ý tiến tới thành lập một công ty mới mà không duy trì sở hữu và hoạt động của các công ty thành phần. Chứng khoán của các công ty thành phần sẽ bị xóa bỏ và công ty mới sẽ phát hành chứng khoán thay thế. Mua lại hay thâu tóm (Acquisitions) là hoạt động thông qua đó các công ty tìm kiếm lợi nhuận kinh tế nhờ quy mô, hiệu quả và khả năng chiếm lĩnh thị trường. Khác với sáp nhập, các công ty thâu tóm sẽ mua công ty mục tiêu, không có sự thay đổi về chứng khoán hoặc sự hợp nhất thành công ty mới. [8] 2 Theo định nghĩa kỹ thuật do David L.Scott đưa ra trong cuốn “Wall Street Words: An A to Z Guide to Investment Terms for Today’s Investor” (Từ Phố Wall: Hướng dẫn từ A đến Z về các điều khoản đầu tư cho các nhà đầu tư hiện nay) thì sáp nhập là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty, trong đó có tài sản và trách nhiệm pháp lý của (những) công ty được công ty khác tiếp nhận; mua lại là quá trình mua lại tài sản như máy móc một bộ phận hay thậm chí toàn bộ công ty. [4] Trong quản trị công ty có hai điểm mấu chốt nhất là quyền sở hữu và người quản lý thì quyền sở hữu vẫn mang ý nghĩa quan trọng hơn cả. Mặc dù xu hướng quản trị hiện đại tách biệt quyền sở hữu và quản lý, nhưng thực chất quyền sở hữu có ý nghĩa quyết định trong việc bầu Hội đồng quản trị và qua đó lựa chọn người quản lý, đồng thời quyết định chiến lược phát triển, phương án phân chia lợi nhuận và xử lý tài sản của công ty. Các khái niệm M&A, sáp nhập/hợp nhất hay mua lại/thâu tóm đều xoay quanh mối tương quan này. Mua bán, mua lại hay thâu tóm là khái niệm được sử dụng để chỉ một DN tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với một DN khác thông qua thâu tóm toàn bộ hoặc một tỷ lệ số lượng cổ phần hoặc tài sản của DN mục tiêu đủ để có thể khống chế toàn bộ các quyết định của DN đó. Phân biệt sáp nhập với hợp nhất: đây đều là hoạt động xảy ra khi các DN, thường là các DN trong cùng một ngành, đồng ý hợp lại thành một DN mới có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh cao hơn. Một thương vụ sáp nhập hay hợp nhất DN xảy ra đồng nghĩa với sự chấm dứt hoạt động kinh doanh của một hoặc cả hai bên tham gia. Nhưng sự khác biệt ở đây là: trong giao dịch sáp nhập chỉ có một bên chấm dứt tồn tại (bên bị sáp nhập) và DN đi sáp nhập bao giờ cũng có tiếng nói mạnh hơn trong mọi quyết định chung; còn đối với giao dịch hợp nhất thường là các bên tham gia có cùng quy mô hợp nhất với nhau và cho ra đời một pháp nhân hoàn toàn mới và tư cách pháp nhân của các bên tham gia đều không tồn tại nữa. Một vụ hợp nhất với tính chất công bằng như thế được gọi là “sáp nhập ngang hàng”, nên giữa các bên luôn có sự cân bằng trong quá trình ra quyết định điều hành tổ chức mới. Kết quả là cho ra đời một công ty mới, khác biệt với 3 công ty trước khi hợp nhất. Công ty mới này có thể sử dụng một tên hoàn toàn khác so với các công ty hợp nhất hoặc tên của công ty mới là sự kết hợp tên của các công ty hợp nhất. Cho dù có thay đổi hay không thay đổi tên DN sau khi hợp nhất, nhưng thương hiệu của DN cũ vẫn được duy trì và phát triển. 1.1.1.2. Khái niệm mua bán-sáp nhập theo pháp luật Việt Nam Hiện tại ở Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra giải thích từ ngữ cụ thể về hoạt động M&A và M&A còn đang được hiểu một cách rất chung chung. Nếu không có định nghĩa M&A được chấp nhận rộng rãi, rất khó có thể đưa ra cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện hiệu quả, đồng thời đánh giá được tỷ lệ thành công hoặc thất bại của các giao dịch M&A ở Việt Nam. Trong pháp luật Việt Nam hiện hành, hoạt động mua bán và sáp nhập DN ở nghĩa kinh tế được xem xét dưới nhiều góc độ: như một trong các hành vi tập trung kinh tế được điều chỉnh bởi pháp luật cạnh tranh, như một trong những hình thức tổ chức lại DN được điều chỉnh theo pháp luật về DN và như một trong những hình thức đầu tư trực tiếp được điều chỉnh theo pháp luật về đầu tư. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, liên quan đến việc mua lại cổ phần của DN, M&A còn được điều chỉnh bởi pháp luật về chứng khoán. Theo ý nghĩa pháp lý, tách rời “mua lại” và “sáp nhập”, Điều 17 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định: “Sáp nhập DN là việc một hoặc một số DN chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một DN khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của DN bị sáp nhập, DN sáp nhập vẫn giữ lại tên và sự tồn tại của nó”. “Mua lại DN là việc một DN mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của DN khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của DN bị mua lại”. Luật Cạnh tranh cũng nói đến “hợp nhất DN” là việc: hai hoặc nhiều DN chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một DN mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các DN bị hợp nhất. Hai DN hợp nhất sẽ cùng thỏa thuận chia sẻ tài sản, thị phần, thương hiệu với nhau để hình 4 thành một DN mới, với tên gọi mới (có thể gộp tên của hai DN cũ) trong khi đó chấm dứt sự tồn tại của các DN cũ. [24] Về khái niệm “đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của DN bị mua lại, Điều 34 Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh nêu rõ: “Kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của DN khác quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Cạnh tranh là trường hợp một DN (sau đây gọi là DN kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản của DN khác (sau đây gọi là DN bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của DN bị kiểm soát đủ để DN kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của DN bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của DN bị kiểm soát”. Luật DN năm 2005 đưa ra khái niệm “sáp nhập DN”: “Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập” (Điều 153) và “Hợp nhất DN”: “Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất” (Điều 152). [27] Tại khoản 6 điều 21 Luật Đầu tƣ năm 2005 lần đầu tiên quy định “đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại DN” như một trong những hình thức đầu tư trực tiếp bên cạnh việc thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Hợp đồng Hợp tác kinh doanh), hợp đồng BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) , hợp đồng BTO (Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh), hợp đồng BT (Xây dựng - Chuyển giao); đầu tư phát triển kinh doanh; mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; các hình thức đầu tư trực tiếp khác. Như vậy trong Luật Đầu tư không có quy định về hợp nhất DN như hình thức đầu tư và coi 5 mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư tách rời với sáp nhập và mua lại DN. [26] Theo Điều 10 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/6/2006 hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư “Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại DN để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật DN và pháp luật có liên quan. DN nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền và nghĩa vụ của DN bị sáp nhập, mua lại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Nhà đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại DN tại Việt Nam phải: thực hiện các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường; tuân thủ các quy định về điều kiện tập trung kinh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về DN; đáp ứng điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện”. Có thể nói Việt Nam đang sử dụng khái niệm M&A chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Ở nước ta, thuật ngữ “sáp nhập và mua lại” được sử dụng chung để chỉ hoạt động M&A nhưng định nghĩa cụ thể trong pháp luật Việt Nam thì chưa thể hiện đầy đủ các hình thức của hoạt động M&A.. Ví dụ trường hợp thôn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh (hostile takeover) thông qua phương thức “lôi kéo cổ đông bất mãn” rõ ràng không phải là “mua lại”. Còn “sáp nhập” thực ra chỉ là một bộ phận trong khái niệm “thâu tóm” công ty. Sáp nhập để chỉ sự thâu tóm toàn phần và công ty mục tiêu chấm dứt sự tồn tại (như khái niệm được quy định trong Luật DN 2005); trong khi “thâu tóm” còn được sử dụng để chỉ việc tìm cách nắm giữ một số lượng cổ phần dưới 100% nhưng đủ để chi phối công ty mục tiêu. Thuật ngữ “sáp nhập và mua lại” ở nghĩa chung bao hàm cả hình thức “hợp nhất”. Hình thức này tuy không được thực hiện một cách phổ biến nhưng không thể coi là một trường hợp cá biệt của sáp nhập (trong Luật Cạnh tranh 2004, Luật DN 2005 đã tách biệt rõ ràng hai khái niệm này). Mặc dù sáp nhập, mua lại thường được đề cập cùng nhau nhưng rõ ràng thuật ngữ “sáp nhập và mua lại” theo định nghĩa tách rời vẫn có sự khác biệt về bản chất. Khi một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và đặt mình vào vị
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan