Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động kinh tế hàng hóa của người dao đỏ trong quá trình đô thị hóa miền núi ...

Tài liệu Hoạt động kinh tế hàng hóa của người dao đỏ trong quá trình đô thị hóa miền núi ( trường hợp ở thôn sả xéng, xã tả phìn, huyện sapa, tỉnh lào cai)

.PDF
130
193
71

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BÙI MINH HÀO HOẠT ĐỘNG KINH TẾ HÀNG HÓA CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA MIỀN NÚI (TRƯỜNG HỢP Ở THÔN SẢ XÉNG, XÃ TẢ PHÌN, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Dân tộc học Hà Nội, 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BÙI MINH HÀO HOẠT ĐỘNG KINH TẾ HÀNG HÓA CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA MIỀN NÚI (TRƯỜNG HỢP Ở THÔN SẢ XÉNG, XÃ TẢ PHÌN, HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Dân tộc học Mã số: 60 31 03 10 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trường Giang Hà Nội, 2015 MỤC LỤC DẪN LUẬN ......................................................................................................... 3 1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề......................................... 4 3. Câu hỏi nghiên cứu và quá trình thực hiện ................................................... 6 4. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 8 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CÁC TIẾN ĐỀ LÝ THUYẾT ......................... 9 1.1. Tổng quan về địa bàn và đối tượng nghiên cứu ................................... 9 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và quá trình đô thị hóa ở Sa Pa ................................................................................................................... 9 1.1.2. Quá trình đô thị hóa ở Sa Pa ............................................................. 12 1.1.3. Tác động của đô thị hóa đến người Dao ở Sa Pa .............................. 17 1.2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................. 23 1.3. Các tiền đề lý thuyết và phương pháp tiếp cận vấn đề ...................... 30 1.3.1. Các tiền đề về lý thuyết nghiên cứu .................................................. 30 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 33 Chương 2. QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI TỪ KINH TẾ TRUYỀN THỐNG SANG NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ .... 35 2.1. Hoạt động kinh tế truyền thống của người Dao Đỏ ........................... 35 2.1.1. Kinh tế chiếm đoạt tự nhiên .............................................................. 35 2.1.2. Hoạt động kinh tế nông nghiệp ......................................................... 37 2.1.3. Hoạt động thủ công nghiệp ............................................................... 43 2.1.4. Hoạt động trao đổi sản phẩm ............................................................ 45 2.2. Sự biến đổi trong nền kinh tế truyền thống của người Dao Đỏ theo hướng kinh tế hàng hóa ....................................................................... 47 2.3. Tiểu kết ................................................................................................... 49 Chương 3: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ HÀNG HÓA CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ ............................................................................................................ 51 3.1. Kinh tế hàng hóa ở khu vực miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số ........................................................................................................... 51 3.2. Các hoạt động sản xuất hàng hóa......................................................... 55 3.2.1. Sản xuất hàng hóa nông phẩm .......................................................... 55 3.2.2. Sản xuất hàng hóa thủ công nghiệp................................................... 61 3.2.3. Hoạt động buôn bán, kinh doanh nhỏ và dịch vụ du lịch ................. 70 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế hàng hóa của người Dao Đỏ ................................................................................................. 80 3.4. Tiểu kết ................................................................................................... 83 Chương 4: HỆ QUẢ VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA Ở NGƯỜI DAO ĐỎ ....... 84 4.1. Hệ quả của các hoạt động kinh tế hàng hóa đối với người Dao Đỏ .. 84 4.1.1. Thay đổi tư duy kinh tế ..................................................................... 84 4.1.2. Nâng cao đời sống kinh tế - xã hội ................................................... 86 4.1.3. Đẩy mạnh sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa ........................................... 88 4.2. Các vấn đề khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa ở miền núi ...................................................................................................... 90 4.3. Các vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa ở người Dao Đỏ ................................................................................................. 92 4.3.1. Nguồn nhân lực, vốn đầu tư và thị trường tiêu thụ ........................... 92 4.3.2. Sự phân hóa xã hội và công tác xóa đói giảm nghèo ........................ 95 4.3.3. Bảo tồn văn hóa dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội...................... 97 4.3.4. Sự di dân và biến động dân số .......................................................... 98 4.3.5. Phát triển kinh tế thị trường và hạn chế các mặt trái của nó ............. 99 4.4. Tiểu kết .............................................................................................. 100 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 106 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 116 DẪN LUẬN 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Đảng và nhân dân ta đã thu được những thành tựu to lớn về mọi mặt: “Đất nước đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt” [19, Tr. 67]. Nhìn chung, tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị đều có những bước tiến dài so với các thời kỳ trước. Đất nước ngày càng phát triển nhanh, vị thế trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, đời sống người dân được nâng cao lên nhiều. Nhưng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế lớn là sự phát triển không đồng bộ giữa các khu vực, các vùng lãnh thổ, mà cơ bản và quan trọng là sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa khu vực đồng bằng và khu vực miền núi. Trong khi khu vực đồng bằng với các dải đô thị rộng lớn đã qua quá trình đô thị hóa, với tốc độ phát triển nhanh chóng, hiện đại và ngày càng sầm uất, thì khu vực miền núi dù có những bước phát triển nhanh nhưng không thể theo kịp được tốc độ phát triển của vùng đồng bằng. Sự chênh lệch này ngày càng gia tăng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc thực hiện các đường lối, chính sách phát triển đất nước. Miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, là địa bàn quan trọng mang tính chiến lược của đất nước. Sau khi đất nước thống nhất, để hạn chế sự phát triển chênh lệch giữa đồng bằng và miền núi, cũng như để củng cố nền an ninh quốc phòng, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Vấn đề này càng 1 được đẩy mạnh từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986). Các chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua đã có những tác động toàn diện và sâu sắc tới đời sống của các dân tộc thiểu số. Nền kinh tế - xã hội và văn hóa đã và đang có những bước dịch chuyển đột phá với nhiều yếu tố mới xuất hiện. Các bước chuyển dịch này làm cho bức tranh dân tộc sáng sủa hơn nhưng cũng thêm phần đa dạng và phức tạp. Công cuộc đổi mới đang đưa nước ta phát triển nhanh chóng. Không những tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh mà cơ cấu kinh tế đang có những chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thị trường hóa. Điều này thể hiện ở chỗ cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ và cơ cấu kinh tế theo các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đang ngày càng hoàn thiện dần. Các vùng lãnh thổ phát huy được các lợi thế vốn có của mình trong phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ trọng các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp đang giảm, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là tỷ trọng của các ngành dịch vụ. Nhưng trong sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong khi cơ cấu kinh tế ở khu vực đồng bằng đang trong quá trình hoàn thiện dần thì ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số lại mới bắt đầu bước vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hai khu vực này khác nhau nên không thể áp dụng các chính sách, biện pháp ở vùng đồng bằng lên vùng miền núi. Nó đòi hỏi phải có những nghiên cứu khoa học nghiêm túc để hiểu rõ quá trình chuyển đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng cụ thể. Trong quá trình phát triển, vùng miền núi xuất hiện nhiều địa điểm có điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhanh chóng được đầu tư phát triển thành các đô thị vừa và nhỏ. Một không gian đô thị miền núi đã, đang hình thành và ngày càng mở ra theo chiều rộng, phát triển theo chiều sâu. Thực chất đây là biểu hiện của quá trình đô thị hóa ở miền núi. Nhìn chung, quá trình đô thị hóa miền núi đã tác động mạnh mẽ 2 và sâu sắc tới đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. Một trong những hệ quả của nó là tạo điều kiện cho sự phát triển nền kinh tế hàng hóa ở miền núi. Kinh tế hàng hóa xâm nhập vào đời sống kinh tế - xã hội và có xu hướng phá vỡ nền kinh tế tự cung, tự cấp của đồng bào dân tộc thiểu số. Kinh tế hàng hóa hình thành và phát triển làm cho đời sống của đồng bào thay đổi nhanh chóng và toàn diện. Sự thay đổi diễn ra trên nhiều phương diện từ kinh tế - xã hội đến văn hóa; từ suy nghĩ đến hành động; từ tư duy kinh tế đến hoạt động kinh tế. Kinh tế hàng hóa đã tạo điều kiện cho đồng bào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, tiếp cận nhanh hơn với cuộc sống hiện đại. Nhưng đứng trước một nền sản xuất có tính chất, đặc điểm hoàn toàn mới mẻ, các cá nhân và cộng đồng đã có những ứng xử khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Điều này đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát triển nền văn hóa truyền thống các dân tộc, xóa đói giảm nghèo và hạn chế bất bình bẳng trong xã hội. Vậy nên nghiên cứu quá trình chuyển đổi kinh tế và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở các dân tộc thiểu số có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Trước những yêu cầu đòi hỏi phải có những nhận thức đúng đắn về quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội miền núi, đặc biệt là tìm hiểu về sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở các dân tộc thiểu số, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hoạt động kinh tế hàng hóa của người Dao Đỏ trong quá trình đô thị hóa miền núi (Trường hợp ở thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai)” làm luận văn Thạc sĩ Dân tộc học. Lào Cai nói chung và Sa Pa nói riêng đang là khu vực điển hình cho quá trình đô thị hóa vùng miền núi. Trong vài thập niên qua, đô thị hóa ở Sa Pa đã phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh hơn so với các vùng miền núi khác. Người Dao Đỏ là một bộ phận quan trọng và có phần nhạy bén với kinh tế hàng hóa ở Sa Pa. Họ cũng là một chủ thể quan trọng của nền kinh tế truyền thống ở 3 đây và họ đang góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là những hoạt động kinh tế hàng hóa trên địa bàn huyện. Đây cũng là vấn đề tôi đã nghiên cứu và sưu tầm tư liệu từ ngày còn là sinh viên đại học. Năm 2008 tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học liên quan đến vấn đề này. Trong 7 năm qua, tôi vẫn tiếp tục tìm hiểu, bổ sung tư liệu và nghiên cứu thực địa. Vậy nên lựa chọn đề tài này là một việc đi sâu hơn nghiên cứu một vấn đề mà tôi đã có nhiều năm theo đuổi. 2. Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề Xuất phát từ một vấn đề lý luận rất lớn: các dân tộc ở các trình độ phát triển khác nhau đã tiếp cận nền kinh tế hàng hóa như thế nào? tôi muốn tìm hiểu về kinh tế hàng hóa của người Dao như là một ví dụ để tiếp cận vấn đề lớn đó. Muốn vậy, phải hiểu rõ về lịch sử, văn hóa và quá trình tộc người của nhóm Dao Đỏ ở Sả Xéng mà tôi lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu. Với những tài liệu hiện có còn nhiều hạn chế, tôi mong muốn trình bày các hoạt động kinh tế hàng hóa chính của người Dao Đỏ ở địa bàn nghiên cứu từ sản xuất hàng hóa, trao đổi, buôn bán và kinh doanh các dịch vụ nhỏ. Hy vọng với những trình bày này có thể lột tả được về quá trình chuyển đổi kinh tế của người Dao Đỏ ở địa bàn nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng đặt mục tiêu phân tích và lý giải một số thay đổi trong đời sống của người Dao ở Sả Xéng để xem xét sự tác động của kinh tế hàng hóa đến một cộng đồng dân tộc. Ở đây muốn nhấn mạnh sự thay đổi về văn hóa, bắt đầu từ thay đổi về con người, về suy nghĩ và hành động của họ khi tham gia vào các hoạt động kinh tế hàng hóa. Nó là một ví dụ về mối quan hệ giữa thị trường với văn hóa dân tộc. Mục đích chung của cả quá trình thực hiện đề tài nhằm đưa ra một số ý kiến để bổ sung vào những nhận thức trong sự chuyển đổi kinh tế của người Dao Đỏ ở địa bàn 4 nghiên cứu, hy vọng sẽ gợi mở được những ý kiến hợp lý hơn của người quan tâm. Về mặt lý luận, việc tìm hiểu về kinh tế hàng hóa của người Dao Đỏ để tìm thêm một lời giải đáp về việc các dân tộc thiểu ở các trình độ phát triển khác nhau đã tiếp cận kinh tế thị trường như thế nào? Khi tiếp cận nền kinh tế hàng hóa, họ lựa chọn cho mình sự an toàn hay lấy mục đích lợi nhuận/lợi ích kinh tế làm đầu. Họ phát triển kinh tế theo các quy luật phát triển kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, mà sự hình thành phát triển của nền kinh tế hàng hóa là một mốc quan trọng cho quá trình phát triển đó. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, do có các đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa mà xuất hiện nhiều biểu hiện đặc trưng khác nhau giữa các cộng đồng, các dân tộc. Về mặt thực tiễn, đề tài tập trung phân tích sự phát triển của kinh tế hàng hóa của người Dao Đỏ ở xã Tả Phìn dưới góc độ nhân học kinh tế. Những phân tích như vậy có ý nghĩa cho việc xác định xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc. Nó cũng tạo điều kiện để giảm thiểu các tác động tiêu cực của kinh tế hàng hóa đối với đồng bào dân tộc thiểu số và giúp họ ổn định phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của mình. Một đóng góp nhỏ nữa mà chúng tôi hướng đến là cung cấp thêm những nguồn tài liệu thu thập được trong quá trình thực hiện đề tài, bao gồm cả những tài liệu thành văn sưu tầm được và tài liệu tạo ra trong quá trình nghiên cứu điền dã sẽ giúp ích cho những người quan tâm tìm hiểu thêm về vấn đề này. Góp phần tạo thêm tư liệu cho các nghiên cứu về sự hình thành thị trường ở miền núi và tác động của nó đến đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số. 5 3. Câu hỏi nghiên cứu và quá trình thực hiện 3.1. Câu hỏi nghiên cứu Hiện nay, dưới tác động của quá trình đô thị hóa ở miền núi, kinh tế xã hội của người Dao Đỏ ở Tả Phìn đang diễn ra sự biến đổi mang tính chất bước ngoặt từ nền kinh tế truyền thống tự cung, tự cấp, khép kín sang nền kinh tế hàng hóa có yếu tố thị trường chi phối. Vậy, quá trình chuyển đổi này diễn ra như thế nào? Hoạt động kinh tế hàng hóa của người Dao Đỏ ở Tả Phìn diễn ra trên các phương diện: sản xuất hàng hóa, trao đổi và buôn bán hàng hóa, kinh doanh các dịch vụ nhỏ và dịch vụ du lịch. Giả thiết này đặt ra các câu hỏi: Hoạt động kinh tế hàng hóa ở đây diễn ra như thế nào? Mức độ và tính chất của nó ra sao? Những yếu tố nào tác động tới các hoạt động kinh tế hàng hóa của người Dao Đỏ? Hoạt động kinh tế hàng hóa của người Dao Đỏ đã tác động toàn diện và sâu sắc đến đời sống của họ, tạo điều kiện để đồng bào phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống con người, nhưng nó cũng làm phát sinh nhiều vấn đề bất cập cần phải giải quyết đúng đắn và hợp lý. Vậy, đó là những hệ quả và vấn đề gì? 3.2. Quá trình thực hiện nghiên cứu và một số thuận lợi, khó khăn đã gặp phải Từ đầu năm 2008, trong quá trình lựa chọn đề tài để làm khóa luận tốt nghiệp đại học, tôi đã thể hiện mối quan tâm đến sự hình thành thị trường ở miền núi và tác động của nó đến đời sống kinh tế, văn hóa tộc người. Tôi lựa chọn người Dao Đỏ làm đối tượng tìm hiểu và chọn thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai làm địa bàn nghiên cứu. Trong thời gian hơn một tháng ở địa bàn để thu thập tài liệu, tôi đã quan sát được nhiều vấn đề quan trọng. Cùng với các tài liệu thứ cấp, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp về hoạt động kinh tế hàng hóa của người Dao Đỏ ở Sả Xéng. Từ giữa năm 2009, khi tôi về làm cộng tác viên cho Sở Văn 6 hóa, thể thao và du lịch Lào Cai, tôi có nhiều điều kiện để sưu tầm tài liệu thực địa và theo dõi sự biến đổi kinh tế, văn hóa của người Dao ở địa bàn nghiên cứu. Lúc đó, đã xác định sẽ tiếp tục tìm hiểu vấn đề này để hiểu sâu hơn và làm luận văn, luận án cho quá trình học tập sau này. Từ đó đến nay, gần như mỗi năm, ở các thời gian khác nhau, tôi đều cố gắng để đi thực địa được ít nhất một lần. Trải qua một thời gian khá dài theo dõi quá trình chuyển đổi kinh tế của người Dao Đỏ ở Sả Xéng đã cho tôi nhiều suy nghĩ thú vị. Nhiều vấn đề, khi mới tiếp xúc ban đầu tôi đã trình bày một cách đơn giản. Nhưng sau nhiều năm quan sát, tôi suy nghĩ lại và thấy những nhận thức lúc đầu của mình đã không còn phù hợp với sự biến đổi này và không thể diễn giải đúng với hiện thực thay đổi đó. Tháng 5-2013 và tháng 8-2014, với hai lần đi thực địa dài ngày để lấy tài liệu và kiểm chứng một số vấn đề cần thiết cho viết luận văn này. Đầu năm 2015, trước khi hoàn thành bản luận văn, một lần nữa tôi quay lại địa bàn nhằm nghiên cứu, trao đổi thêm với một số người, củng cố lại một số tài liệu mà trước đó cơ sở khoa học chưa hoàn toàn chắc chắn. Có lẽ, những nhận thức hiện tại cần tiếp tục theo dõi và bổ sung thêm tài liệu, dẫn chứng khác để hiểu sâu hơn vấn đề quan trọng này. Thuận lợi nhất của tôi khi thực hiện đề tài là quá trình được theo dõi và sưu tầm tài liệu trong nhiều năm. Sau nhiều chuyến về địa bàn nghiên cứu điền dã, đã tạo được mối quan hệ khá thân thiết với nhân dân địa phương cũng như cán bộ quản lý các cấp. Điều này tạo điều kiện để tôi dễ dàng tiếp cận đối tượng và dễ nhận được sự chia sẻ từ chính các chủ thể vấn đề ở đây. Trong nhiều năm qua, sự chuyển đổi kinh tế miền núi ở Tây Bắc cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu công phu đã được công bố. Đó là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng để tôi tìm hiểu và lựa chọn hướng nghiên cứu của mình. Địa bàn nghiên cứu có trình độ phát triển khá cao so với các vùng núi khác nên cơ sở hạ tầng, 7 giao thông đi lại cũng dễ dàng hơn, người dân giao tiếp tốt hơn cũng là một thuận lợi đáng kể trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó là các trang thiết bị hiện đại như máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm... tạo điều kiện để tôi ghi lại và có thể tham khảo nhiều lần đối với các vấn đề quan trọng. Khó khăn cơ bản trong quá trình thực hiện nghiên cứu là do khoảng cách giữa địa bàn nghiên cứu và Hà Nội khá xa nên quá trình đi lại sưu tầm tư liệu và nghiên cứu thực địa gặp nhiều khó khăn, tốn kém, Sa Pa lại là địa điểm du lịch, người dân địa phương đã quen với các dịch vụ du lịch,họkinh doanh nhiều mặt hàng và tính tiền các dịch vụ đối với người nghiên cứu giống như du khách nên người nghiên cứu gặp không ít khó khăn về kinh tế. 4. Bố cục của luận văn Ngoài phần dẫn luận và phần kết luận thì luận văn được chia làm 4 chương gồm: Chương 1: Tổng quan về đối tượng nghiên cứu, lịch sử nghiên cứu vấn đề và các tiền đề lý thuyết Chương 2: Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế hàng hóa của người Dao Đỏ Chương 3: Các hoạt động kinh tế hàng hóa của người Dao Đỏ ở thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai Chương 4: Hệ quả và các vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa ở người Dao Đỏ Phần cuối trong luận văn gồm các phụ lục có liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm: các bản đồ, tranh ảnh và một số tài liệu khác. 8 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CÁC TIẾN ĐỀ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan về địa bàn và đối tượng nghiên cứu 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và quá trình đô thị hóa ở Sa Pa 1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Sa Pa là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lào Cai, thuộc vùng núi Tây Bắc của Việt Nam. Từ thành phố Lào Cai, theo đường Quốc lộ 4D đi lên khoảng gần 40km là đến thị trấn Sa Pa - trung tâm của huyện Sa Pa. Từ lâu nay, Sa Pa nổi tiếng là một điểm du lịch hấp dẫn với thắng cảnh thiên nhiên thơ mộng, huyền ảo và bản sắc văn hóa tộc người độc đáo. Chính những nét đẹp này đã thu hút một lượng khách du lịch lớn trong và ngoài nước đến Sa Pa hàng năm, nó tạo cho địa phương một nguồn thu nhập khá lớn từ du lịch và nhiều cơ hội để phát triển kinh tế. Về địa - hành chính: Sa Pa thuộc vùng núi triền Đông của dãy Hoàng Liên Sơn với toạ độ địa lí khoảng 22o20’ vĩ độ Bắc và 103o52’ kinh độ Đông. Giới hạn hành chính của huyện Sa Pa như sau: phía Bắc giáp huyện Bát Xát, phía Nam giáp huyện Văn Bàn, phía Đông giáp huyện Bảo Thắng và thị xã Cam Đường, phía Tây giáp huyện Than Uyên và huyện Phong Thổ (Lai Châu). Sa Pa có vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động giao lưu với các khu vực xung quanh, là nơi tiếp xúc của nhiều luồng di cư trong lịch sử. Điều đó tạo cho địa phương những đặc thù về cảnh quan và văn hóa.1 Địa hình Sa Pa chủ yếu là các đồi núi và các thung lũng nhỏ hẹp. Có nhiều núi cao thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, trong đó có đỉnh Phan Xi Păng (cao 3.143m) được coi là nóc nhà của Đông Dương. Các dãy núi liên kết tạo nên địa hình đồi núi cắt xẻ và các thung lũng nhỏ hẹp đặc trưng cho điều kiện tự nhiên của vùng. Đồi núi trùng điệp, bao quanh các thung lũng 1 Xem thêm các tập bản đồ hành chính Lào Cai, Xem cuốn Lịch sử đảng bộ Sa Pa, tập I của Đảng bộ huyện Sa Pa (1995). Nxb. CTQG, Hà Nội. 9 bị cắt xẻ mạnh đã cản trở hoạt động giao thông và nhiều điều kiện phát triển khác của địa phương. Nhưng bù lại, với đặc điểm địa hình đặc trưng đã tạo ra cảnh quan hùng vĩ của Sa Pa. Ở các sườn đồi thấp nhiều đất Feralit vàng đỏ, đất đá Branit và đất mùn Alít… rất thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và các loài cây dược liệu khác. Ở các thung lũng chủ yếu là đất thịt trung tính, ít chua, lượng mùn tuy thấp, độ dinh dưỡng không cao nhưng có thể trồng được các vựa lúa để nuôi sống đồng bào các dân tộc trong huyện. Các thung lũng thường là nơi tập trung khá đông các dân tộc thiểu số. Về khí hậu: Sa Pa nằm trong vành đai khí hậu cận nhiệt đới, á ôn đới của Bắc bán cầu, có mùa hè mát mẻ với nhiệt độ không quá 20 oC, mùa đông và xuân thì lạnh giá, nhiều khi nhiệt độ xuống dưới 0 oC nên có hiện tượng tuyết rơi. Đó là một điều diệu kỳ ở vùng khí hậu cận nhiệt đới như nước ta. Độ cao trung bình của Sa Pa so với mặt nước biển là khoảng 1.700m, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 15-16oC, lượng mưa trung bình năm khoảng 2.860mm, độ ẩm trung bình khoảng 88%. Khí hậu Sa Pa phân hóa và thay đổi thường xuyên. Trong một ngày ta cũng có thể cảm nhận được khí hậu của các mùa khác nhau. Đặc biệt, ở Sa Pa rất nhiều sương mù, số ngày có sương mù trung bình trong năm lên đến gần 140 ngày 2. Điều này tạo cho Sa Pa một không khí huyền ảo làm say lòng nhiều khách du lịch. Khí hậu Sa Pa thích hợp để trồng nhiều cây công nghiệp, cây ăn quả (đào, mận, nho…) cây dược liệu và các cây nông nghiệp quan trọng như lúa, ngô, rau… Nó cho phép phát triển một nền nông nghiệp với cơ cấu cây trồng đa dạng. 2 Các số liệu về khí hậu Sa Pa xin xem thêm Trần Thị Huệ (2004): Tác động của du lịch đối với đời sống một số dân tộc ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. LV-TS Dân tộc học, Khoa Lịch Sử, ĐH KHXH&NV Hà Nội. 10 1.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội và cơ cấu dân tộc ở Sa Pa Cơ cấu kinh tế chủ yếu của Sa Pa là nông - lâm nghiệp, dịch vụ du lịch, thương mại, công nghiệp. Nền nông nghiệp truyền thống khép kín, tự cấp tự túc và mang tính đặc trưng của các dân tộc. Nông nghiệp cũng là ngành kinh tế chính của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Dịch vụ du lịch và thương mại phát triển tương đối mạnh, nhất là trong vài thập niên qua, trở thành nguồn thu quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Công nghiệp trên địa bàn phát triển chậm, chủ yếu là công nghiệp xây dựng cơ bản, tỷ trọng công nghiệp đang ngày càng thu hẹp lại cùng nông - lâm nghiệp. Nhưng trong tương lai, một số ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến sẽ được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Về cơ cấu dân tộc: Huyện Sa Pa là địa bàn có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Theo các vết tích lịch sử thì từ hàng nghìn năm trước đã có người sinh sống ở nơi đây (những dấu vết ở bãi đá cổ chứng minh điều này, dù rằng đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa đọc được ý nghĩa của các ký hiệu trên bãi đá cổ). Hiện nay, trên địa bàn Sa Pa có 6 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Hmông, Dao và Kinh là chủ yếu, còn các dân tộc như Giáy, Tày, Xá Phó thì số lượng ít hơn. Các dân tộc hiện nay chủ yếu sống định canh định cư, tình trạng du canh du cư gần như được giải quyết. Đời sống của đồng bào tương đối ổn định và ngày càng được nâng cao. Bảng 1.1. Cơ cấu dân tộc ở huyện Sa Pa năm 2014 Dân tộc Dân Tổng Hmông Dao Kinh Tày Giáy Xá Phó tộc khác Dân số (người) Tỷ lệ (%) 61.324 31.297 100,0 51,0 15.326 11.175 1.752 25,0 18,2 2,9 981 712 81 1,6 1,2 0,01 Nguồn: Số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa cuối năm 2014 11 Với cơ cấu dân tộc đa dạng đã tạo cho Sa Pa một một bức tranh văn hóa phong phú, đây là điều kiện thuận lợi nếu biết cách khai thác hợp lý về phương diện du lịch văn hóa tộc người. Mặt khác, sự đa dạng tộc người cũng làm cho tình hình xã hội thêm phần phức tạp, dễ xảy ra xung đột tộc người và khó khăn trong việc quản lý. Nói chung, tình hình kinh tế - xã hội huyện Sa Pa có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác trong quá trình phát triển kinh tế. Sự ổn định về xã hội là một yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Tuy rằng đa dạng tộc người là một thuận lợi trong phát triển, nhưng cũng cần nhận thức được sự phức tạp của tình hình, phải có hiểu biết về văn hóa của các dân tộc để giải quyết các vấn đề phát sinh. 1.1.2. Quá trình đô thị hóa ở Sa Pa 1.1.2.1. Đô thị hóa miền núi Đô thị hóa (Urbanization) là một quy luật phổ biến trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc điểm và tốc độ của quá trình đô thị hóa ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, tùy thuộc vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa. Và những nhận thức về quá trình đô thị hóa cũng không giống nhau. Vậy, quá trình đô thị hóa là gì? Các nhà xã hội học xem quá trình đô thị hóa là một khái niệm được dùng với ba nghĩa khác nhau: 1). Chỉ sự tăng trưởng nhanh chóng và quá mức trung bình số những người sống ở đô thị so với toàn bộ dân cư của một nước hay một lục địa. 2). Chỉ sự tăng trưởng về dân cư và/hoặc diện tích của các thành phố. 3). Chỉ sự mở rộng văn hóa và lối sống đô thị. [30, Tr. 151-152]. Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Đô thị hóa là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải đô thị thành đô thị. Tiền đề cơ bản của đô thị hóa là sự phát 12 triển của công nghiệp, thương mại, dịch vụ… thu hút nhiều nhân lực từ nông thôn đến sinh sống, làm việc, làm cho tỷ trọng dân cư ở các đô thị tăng nhanh”. [83, Tr. 836-837]. Định nghĩa này có vẻ hợp lý với trường hợp Việt Nam hơn. Nhưng vẫn chưa đầy đủ vì như ngoài sức hút và sự phát triển của đô thị (mà định nghĩa đã nêu) thì sự lan toả, mở rộng của lối sống đô thị, văn hóa đô thị tới các vùng không phải đô thị có phải là đô thị hóa không? Để hiểu rõ vấn đề này ta xem xét hai khái niệm quan trọng khác là đô thị hóa nông thôn và đô thị hóa ngoại vi: Đô thị hóa nông thôn “là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành thị cho nông thôn, như xây dựng nhà ở, tạo các tiện nghi sinh hoạt, lập các hệ thống dịch vụ công cộng, tạo các ngành nghề mới, kể cả công nghiệp, tổ chức các sinh hoạt văn hóa, giáo dục” [83, Tr. 837]. Đô thị hóa ngoại vi “là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của các thành phố lớn do kết quả của sự phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng sản xuất và đời sống, hệ thống nhà ở, công trình công cộng, dịch vụ. Quá trình đô thị hóa ngoại vi các thành phố lớn sẽ hình thành những vùng đô thị rộng lớn, tạo ra các cụm đô thị, các liên đô thị. Đô thị hóa ngoại vi góp phần thúc đẩy nhanh đô thị hóa nông thôn và phổ biến lối sống thành thị” [83, Tr. 837]. Như vậy, ta có thể hiểu đô thị hóa là một quá trình chuyển đổi mà: Về kinh tế: Kinh tế tự cung, tự cấp truyền thống bị phá vỡ, nền kinh tế thị trường phát triển ngày càng nhanh chóng, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tỷ trọng nông nghệp giảm xuống và tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên. Năng suất lao động tăng nhanh. Về xã hội: Xã hội nông thôn truyền thống bị biến đổi, các yếu tố đô thị xâm nhập và phát triển, số nông dân thuần nông nghiệp ngày càng giảm, số công nhân, viên chức ngày càng tăng. Về văn hóa: Lối sống nông thôn, văn minh nông nghiệp ngày càng thu hẹp lại cùng với sự bành trướng của lối sống đô thị, văn hóa thành thị 13 và văn minh công nghiệp (hay sau đó là văn minh trí tuệ) ngày càng sâu rộng. Nó làm cho nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị thay đổi. Đô thị hóa miền núi là một trường hợp đặc biệt của đô thị hóa nông thôn. Do vậy, ta có thể hiểu đô thị hóa miền núi là quá trình đô thị hóa với đầy đủ các nội dung của nó và diễn ra trong bối cảnh kinh tế - xã hội của vùng miền núi. Trong điều kiện nước ta, đô thị hóa miền núi diễn ra đa dạng và mang tính đặc trưng của từng khu vực. Nếu đô thị hóa ở đồng bằng đi cùng với sự công nghiệp hóa nhanh chóng và sự tham gia của người Kinh là chủ yếu, thì đô thị hóa miền núi, công nghiệp tham gia không phải với vai trò chủ đạo mà vai trò đó lại thuộc về thương mại và dịch vụ, tham gia quá trình đô thị hóa miền núi bao gồm nhiều tộc người, trong đó có nhiều dân tộc thiểu số bên cạnh người Kinh. Đô thị hóa miền núi xuất hiện trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi. Đặc điểm của nó là sự tham gia của nhiều dân tộc cả đa số lẫn thiểu số, với sự phát triển của nhiều ngành nghề mà quan trọng là vai trò của thương mại và dịch vụ, công nghiệp và có phần của nông nghiệp. Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa miền núi chỉ đang ở giai đoạn đầu và xu hướng sẽ mở rộng và phát triển nhanh trong tương lai. 1.1.2.2. Đô thị hóa ở Sa Pa Lịch sử phát triển của đô thị Sa Pa: Theo Nguyễn Văn Vãn (2005) thì Sa Pa là một thị trấn nhỏ có lịch sử phát triển hơn trăm năm nay. Chính các nhà địa lí Pháp đã đặt chân lên cùng này vào cuối thế kỷ XIX và phát hiện ra vẻ đẹp tự nhiên huyền ảo và khí hậu mát mẻ của Sa Pa. Sau khi chiếm được Lào Cai (1886), Thực dân Pháp gấp rút tiến hành đánh chiếm khu vực Sa Pa, lúc đó có tên là Hồng Hồ (suối nước đỏ). Đầu năm 1887, người Pháp đặt chân lên Sa Pa và quyết định lấy vùng Hồng Hồ làm trung tâm lập châu Sa Pa, mở chiến dịch dồn dân vùng Hồng Hồ (chủ yếu là người Hmông) xuống chân núi Hoàng Liên lập nên làng Sín Chải (trong tiếng Hmông, “sín chải” có nghĩa là “làng mới”), chuyển chợ từ Sa Pả ở 14 phía Đông Hồng Hồ lên vùng trung tâm và giữ nguyên tên gọi Sa Pả (mà tiếng Pháp đọc là Chapa (hay Sa Pa) và sau đó vùng Hồng Hồ gọi là Sa Pa cho đến ngày nay. Từ đó Pháp bắt đầu xây dựng các cơ sở hạ tầng từ các đường giao thông đến công trình kiến trúc tôn giáo như nhà thờ, thánh đường và các nhà nghỉ, khách sạn phục vụ cho khách nghỉ dưỡng3. Thời Pháp, khu du lịch nghỉ dưỡng Sa Pa gồm hai khu vực phân tách rõ ràng là khu dân sự và khu quân sự. Khu dân sự do các nhà đầu tư xây dựng và quản lý. Họ hầu hết là các nhà tư sản người Pháp, bỏ tiền xây dựng nhà nghỉ, khách sạn và các dịch vụ khác để cho khách du lịch thuê. Khách du lịch chủ yếu là tầng lớp thượng lưu trong xã hội lúc đó. Còn khu quân sự do quân đội Pháp quản lý. Họ xây dựng để cho các sỹ quan cao cấp lên đây nghỉ dưỡng trong thời gian nghỉ phép định kỳ. Trong khu quân sự có quân khố đỏ phục vụ kiêm bảo vệ. Vào thời đó, Sa Pa đã thành một thị trấn khá sầm uất với hàng trăm nhà nghỉ, khách sạn của Pháp xây dựng 4 (có một số nhà đầu tư là người Việt tham gia kinh doanh). Sau khi giải phóng miền Bắc (1954), thị trấn Sa Pa lại tiếp tục bước vào giai đoạn phát triển mới. Người Kinh từ dưới xuôi bắt đầu di dân lên xây dựng và phát triển kinh tế ở đây. Nhưng thời gian này, do tập trung toàn bộ sức lực của cả nước vào chiến tranh giải phóng miền Nam nên việc xây dựng các công trình cũng bị hạn chế. Sau khi đất nước thống nhất (1975) thì khu vực miền núi cũng được quan tâm đầu tư. Đặc biệt, trong gần ba thập niên qua, với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch và sự mở rộng của quá trình đô thị hóa, hàng trăm nhà nghỉ, khách sạn và nhà hàng mọc lên; đường sá được xây dựng và sửa sang, không chỉ các tuyến 3 Trong cuốn Một số vấn đề về lịch sử - văn hóa Lào Cai. Nxb Chính trị Quốc Gia Hà Nội - 2005, Tác giả Nguyễn Văn Vãn đã nói về việc xây dựng Sa Pa của người Pháp qua các công trình xây dưng như: Năm 1909 đến 1912 đã xây dựng tuyến đường Sa Pa đi Lào Cai, năm 1924 mở rộng đường xe ô tô từ Lào Cai lên Sa Pa, năm 1925 xây dựng xong thủy điện Cát Cát công suất 100kw. Năm 1930 xây dựng cao trạm Sa Pa, rải nhựa đường nội thị và đường ô tô Lào Cai - Sa Pa, xây dựng hệ thống dẫn nước sinh hoạt. 4 Theo Lịch sử Đảng bộ Lào Cai. Tập I, II. Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội – 1994, thì đến năm 1943, ở Sa Pa có hơn 200 biệt thự do Pháp xây dựng để phục vụ cho việc nghỉ dưỡng. 15 đường chính, đường nội thị mà cả các tuyến đường đi sang các làng bản của các dân tộc ở xung quanh có cảnh đẹp và văn hóa độc đáo để phục vụ khách du lịch đi tham quan cảnh quan thiên nhiên và du lịch văn hóa tộc người. Các tuyến đường đi San Sả Hồ, Tả Van, Bản Hồ, Tả Phìn… và các khách sạn lớn như khách sạn Công Đoàn, khách sạn Victoria, khách sạn Châu Long… được xây dựng để phục vụ khách du lịch. Cùng với đó, dân số ở thị trấn cũng không ngừng tăng lên. Mặc dù tỷ lệ dân số thành thị so với nông thôn vẫn còn thấp (ở mức 14-15%). Bảng 1.2: Cơ cấu dân cư thành thị - nông thôn huyện Sa Pa giai đoạn 2010-2014 Năm Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng Người 54.026 55.936 57.846 59.672 61.324 Người 8.546 8.996 9.625 10.334 10.986 Tỷ lệ % 15,81 16,08 16,64 17,32 17,91 Người 45.480 46.940 48.221 49.338 50.338 Tỷ lệ % 84,19 83,92 83,36 82,68 82,09 Thành thị Nông thôn Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân huyện Sa Pa qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 Bên cạnh đó, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng được đầu tư rất lớn. Các khoản đầu tư này bao gồm của ngân sách huyện, ngân sách tỉnh, Trung ương và cả đầu tư nước ngoài. Đầu tư vào phát triển du lịch là một hướng rất được chú trọng. Cũng với sự đầu tư phát triển, lối 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan