Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động hoằng pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đắk Lắk và đời sống vă...

Tài liệu Hoạt động hoằng pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đắk Lắk và đời sống văn hóa của người Êđê hiện nay (nghiên cứu trường hợp người Êđê ở huyện Cư Mgar) (Luận văn thạc sĩ)

.PDF
115
107
117

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------------------- PHÙNG THÁI HỘI (THÍCH TỊNH QUANG) HOẠT ĐỘNG HOẰNG PHÁP CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH ĐẮK LẮK VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƢỜI ÊĐÊ HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP NGƢỜI ÊĐÊ Ở HUYỆN }\ƣ\ Mgar) LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------------------------------- PHÙNG THÁI HỘI (THÍCH TỊNH QUANG) HOẠT ĐỘNG HOẰNG PHÁP CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH ĐẮK LẮK VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƢỜI ÊĐÊ HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP NGƢỜI ÊĐÊ Ở HUYỆN }\ƣ\ Mgar) Ngành: Tôn giáo học Mã số: 8 22 90 09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG DƢƠNG HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phùng Thái Hội (Thích Tịnh Quang), ngƣời thực hiện luận văn này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chƣa đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Những trích dẫn cần thiết trong luận văn đƣợc chú thích rõ ràng và trung thực. Tác giả luận văn Phùng Thái Hội (Thích Tịnh Quang) LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Khoa Tôn giáo học, Học viện Khoa học xã hội đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng gửi cảm ơn đến quý thầy, cô giáo, những ngƣời phụ trách khoa Tôn giáo học đã đem hết tâm nguyện, tâm huyết, kiến thức và kinh nghiệm truyền đạt cho tôi trong thời gian lƣu học tại trƣờng. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hồng Dƣơng, bậc thầy khả kính đã hƣớng dẫn tận tình, chỉ dạy và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức và kinh nghiệm có giá trị để giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả chƣ thiện tri thức, những bạn bè, những ngƣời đã gắn bó và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, con xin tri ân đến ân sƣ, cha mẹ, huynh đệ và những ngƣời thân đã tạo điều kiện để con yên tâm học tập trong suốt thời gian qua. Xin cảm ơn tất cả! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Học viên Phùng Thái Hội (Thích Tịnh Quang) MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI ÊĐÊ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI NGƢỜI ÊĐÊ Ở ĐẮK LẮK ................................. 19 1.1. Khái quát về ngƣời Êđê ở huyện }ƣ| Mgar tỉnh Đắk Lắk ........................ 19 1.2. Khái quát về sự du nhập, ảnh hƣởng của Phật giáo đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, ngƣời Êđê ở Đắk Lắk nói riêng .......................... 25 Chƣơng 2: ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƢỜI ÊĐÊ VÀ PHƢƠNG THỨC HOẰNG PHÁP CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM Ở HUYỆN }Ƣ¥ MGAR HIỆN NAY ................................................................ 35 2.1. Đời sống văn hóa của ngƣời Êđê và Phật giáo trong đời sống văn hóa của ngƣời Êđê ở huyện }ƣ| Mgar .................................................................... 35 2.2. Thực trạng về hoạt động hoằng pháp và Phƣơng thức hoằng pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở huyện }ƣ| Mgar ảnh hƣởng đến đời sống văn hóa hiện tại của tộc ngƣời Êđê ................................................................. 48 Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP .... 65 3.1. Một số nhận xét ........................................................................................ 65 3.2. Một số khuyến nghị giải pháp .................................................................. 73 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 81 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 88 CHÚ THÍCH Địa danh Đắk Lắk có nhiều cách viết: Viết theo tiếng M’nông thì viết Daklak Trong văn bản của tiếng pháp thì Darlac Một số nơi thì lại viết: Đắk Lắc, Đắc Lắk, Dăklăk, Đăk Lăk... Theo các công văn ban hành của chính phủ thì viết Đắk Lắk. Ở đây chúng tôi sử dụng theo cách viết theo các công văn của chính phủ là: Đắk Lắk Địa danh huyện }ƣ\ Mgar cũng có nhiều cách viết nhƣ CƣM’gar, Chƣ Mga, Cƣ mga. Luận văn dùng theo tiếng Êđê là: }ƣ\ Mgar, Su\t Mdrang, Su\t Mdrƣng, }ƣ\ Sƣê DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT 1 TT Thƣợng toạ 2 UV Uỷ viên 3 GHPGVN Giáo hội Phật giáo Việt Nam 4 THPG Thành hội Phật giáo 5 TW Trung Ƣơng 6 HĐTS Hội đồng Trị sự 7 BĐD Ban Đại diện MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, có thể nói Phật giáo là một trong những tôn giáo để lại dấu ấn khá đậm nét lên đời sống văn hóa ngƣời Việt từ tƣ tƣởng, quan điểm đến nghi lễ, sinh hoạt cộng đồng. Tƣ tƣởng Phật giáo thấm sâu vào nếp nghĩ, nếp sống của ngƣời Việt, thành lời nhắc nhở của tổ tiên truyền đến con cháu, rằng phải ăn hiền ở lành, rằng dù sao đi nữa, cũng cứ tin “gieo gió gặt bão”. Quan điểm Phật giáo đã đi từ hệ thống giáo lý của một tôn giáo vào cuộc đời, hình thành nên những tâm hồn Việt luôn biết tự nhắc thức nhau: hãy bao dung với ngƣời, hãy biết “tùy duyên” mà hành xử, bình tâm mà đón gió cuộc đời, bởi đó là tặng phẩm, là thử thách thú vị mà đời dành cho ta. Nghi lễ Phật giáo dạy con ngƣời biết cúi đầu tôn trọng, tri ân các bậc Thánh nhân, tiền hiền, những ngƣời có công với làng xã, dân tộc. Trong sinh hoạt cộng đồng, Phật giáo trao cho những tín đồ dân dã của mình niềm tin yêu hồn nhiên nhƣng hết mực nhân văn rằng ngƣời chết và cả ngƣời sống đều có thể sẻ chia cùng nhau ƣớc vọng bình an giữa sóng gió luân hồi chỉ bằng sự thành tâm, lòng yêu thƣơng dành cho đồng loại trong từng cuộc lễ cầu an, cầu siêu… Điều gì đã khiến Phật giáo trở nên gần gũi, thiết thân trong lòng dân tộc Việt đến vậy? Có rất nhiều lý do đƣợc đƣa ra. Một trong những lý do ấy chính là sự cộng hƣởng, hòa nhập rất tự nhiên nhƣng không kém phần thú vị giữa tƣ tƣởng, quan điểm của Phật giáo và lối sống, tâm hồn của dân tộc Việt nói chung. Vì vậy, nghiên cứu, khảo sát về ảnh hƣởng, mối tƣơng quan giữa Phật giáo và văn hóa Việt Nam luôn thu hút đƣợc không ít sự quan tâm của khoa học và cả tôn giáo. Tuy nhiên, diện mạo văn hóa Việt Nam không chỉ đƣợc tạo nên từ văn hóa của tộc ngƣời Việt. Do đó, nghiên cứu tƣơng quan giữa Phật giáo và đời sống văn hóa Việt Nam, không thể bỏ qua mối tƣơng quan dấu ấn Phật giáo trong đời sống văn hóa của các đồng bào dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam. Xuất phát từ suy nghĩ ấy, chúng tôi chọn đề tài: Hoạt động hoằng pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đắk Lắk và đời sống văn hóa của ngƣời Êđê hiện nay (nghiên cứu trƣờng hợp 1 ngƣời Êđê ở huyện }ƣ\ Mgar). Với đề tài trên, chúng tôi mong muốn tìm hiểu sâu hơn mối tƣơng quan cũng nhƣ những ảnh hƣởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của cộng đồng ngƣời Êđê. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, luận văn hy vọng sẽ mang lại cho mọi ngƣời thêm một điểm nhìn, cách nhìn về Phật giáo trong đời sống văn hóa của tộc ngƣời Êđê ở Đắk Lắk nói riêng, và tộc ngƣời Êđê ở Việt Nam nói chung. Thông qua đó, có thể có hƣớng hoằng pháp, giải pháp tích cực, phù hợp nhất để bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, đồng thời khắc phục, hạn chế những cách nghĩ, cách sống chƣa phù hợp, lệch lạc (nếu có) của tộc ngƣời Êđê ở Đắk Lắk hiện nay, để văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo trở thành một dòng chảy liền mạch, thông suốt, dung hòa một cách trọn vẹn trong dòng chủ lƣu của văn hóa và Phật giáoViệt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Những công trình nghiên cứu về đời sống văn hóa của tộc người Êđê Trong số 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, tộc ngƣời Êđê đƣợc xem nhƣ là một trong số những tộc ngƣời thiểu số ở Tây Nguyên có dân số đông nhất. Theo ƣớc tính, có hơn 331.000 ngƣời Êđê cƣ trú ở các tỉnh Đắk Lắk, phía nam của tỉnh Gia Lai và miền tây của hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên. Ngƣời Êđê vốn thuộc ngữ hệ ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo (Malayo – Polynesia) cũng gọi là Austonesia, tức là Nam Đảo, có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển đảo. Mặc dù đã chuyển cƣ vào miền Trung Việt Nam, rồi di dân lên vùng đất cao nguyên Tây Nguyên khoảng cuối thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ XV, song trong tâm thức tộc ngƣời Êđê, bến nƣớc và con thuyền vẫn là những hình ảnh chƣa hề phai nhạt. Điều này giúp cho ngƣời Êđê tạo nên dấu ấn văn hóa riêng cho chính mình giữa vô vàn sắc màu văn hóa của 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam từ bao đời qua. Có thể nói, chính nhờ những đặc trƣng riêng về văn hóa, cách sinh hoạt cộng đồng, ngƣời Êđê đã thu hút đƣợc không ít sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều ngƣời. Tuy nhiên, đa phần các công trình nghiên cứu này thƣờng chỉ khảo sát chủ yếu về đặc trƣng văn hóa, cách thức sinh hoạt cộng đồng của ngƣời Êđê đặt trong 2 tổng thể của văn hóa các dân tộc ở Tây Nguyên, còn khá ít những công trình, tài liệu đề cập một cách đầy đủ, chuyên sâu về tộc ngƣời Êđê. Có thể tạm chia các tài liệu, công trình nghiên cứu đó thành hai nhóm: Nhóm nghiên cứu đời sống văn hóa của người Êđê như một bộ phận của văn hóa các dân tộc Tây Nguyên và nhóm nghiên cứu đời sống văn hóa của người Êđê như một nền văn hóa đặc trưng, riêng biệt. Ở nhóm thứ nhất, nhóm nghiên cứu đời sống văn hóa của người Êđê như một bộ phận của văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, có thể kể đến“Văn hóa dân gian Tây Nguyên, một cách nhìn”. Trong công trình này, Linh Nga Niê Kdam đƣa ra nhận xét khái quát về văn hóa các dân tộc Tây Nguyên (có ngƣời Êđê): “Có thể thấy, văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có bản sắc riêng, độc đáo nhưng không hề tách rời và có tính thống nhất trong bản sắc văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” [42, tr. 23-24]. Tuy nhận xét còn chung chung, chƣa chỉ rõ những biểu hiện cụ thể của “bản sắc riêng, độc đáo” của văn hóa Tây Nguyên, song, tác giả đã bƣớc đầu gợi mở cho ngƣời đọc những ấn tƣợng ban đầu để đi sâu vào tìm hiểu văn hóa của đồng bào các dân tộc, trong đó có ngƣời Êđê. Trong “Trang phục truyền thống của người Ê Đê Bih” tác giả Lƣơng Thanh Sơn đề cập đến dân tộc Êđê và các nhóm tộc ngƣời ở tỉnh Đắk Lắk, tác giả cho rằng: “ Người Bih là một nhóm của dân tộc Ê đê, có cùng nguồn gốc ngôn ngữ Austronesian( Malayô-Poolinêdi) lục địa. Cư dân Bih có quan hệ nguồn gốc với người Chăm, Jarai, Chu ru, Raglai và có quan hệ cộng cư với các dân tộc khác trong khu vực như M’nông và các nhóm của M’nông…tập sách Trang phục truyền thống người Bih sẽ góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ đó, đồng thời với việc tìm hiểu trang phục người Bih thông qua những đặc trưng và ứng xử tộc người sẽ giúp các nhà khoa học trong việc đánh giá trình độ phát triển kinh tế- xã hội-văn hóa của cư dân Bih. Từ đó có những định hướng đúng đắn cho họ trong việc lựa chọn những ứng xử thích hợp của dân tộc mình trong hoàn cảnh hiện tại và tương lai.” [48, tr. 8]. Trong cuốn “Sự biến đổi những giá trị xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay”. Phó giáo sƣ, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hòa 3 đã phân tích về giá trị xã hội truyền thống và vai trò của nó trong đời sống xã hội, thực trạng biến đổi các giá trị xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đồng thời đƣa ra một số giải pháp nhằm kế thừa và phát huy các giá trị xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Đến “Nghề thủ công truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên”, Linh Nga Niê Kdam đi sâu vào nghiên cứu về các nghi lễ, sinh hoạt truyền thống, tôn giáo tín ngƣỡng của đồng bào Tây Nguyên, cụ thể là ở ngƣời Êđê. Công trình nghiên cứu gồm 3 chƣơng.Trong đó, chƣơng I – giới thiệu khái quát về địa bàn cƣ trú; các tộc ngƣời Jrai, Êđê, Sê đăng, Bahnar, M'nông, K'ho; đời sống văn hóa, kinh tế, sinh hoạt cộng đồng của các tộc ngƣời. Chƣơng II, đi vào tìm hiểu một số nghề truyền thống của các tộc ngƣời. Chƣơng III, đánh giá về vai trò của nghề thủ công trong đời sống cộng đồng quá khứ và hiện tại. Từ đây, tác giả đƣa ra một số nhận xét về tộc ngƣời Êđê: “Tùy theo các lễ cúng lớn hay nhỏ, điều cầu xin quan trọng đến đâu đối với gia đình hoặc cộng đồng, mà dùng lễ vật hiến sinh là gà, heo, hay bò. Tuy nhiên, các lễ cúng lớn bao giờ cũng phải có trâu. Các nhóm thuộc ngữ hệ Mã Lai – Đa Đảo đều có ăn trâu (hiến sinh) nhưng tộc người ÊĐê không có nghi lễ và hình thức đâm trâu” [43, tr. 73]. Với nhận xét này, có thể thấy, tộc ngƣời Êđê cũng có những đặc trƣng riêng biệt về văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, không hoàn toàn “đồng nhất” với văn hóa của các tộc ngƣời ở địa bàn Tây Nguyên. Bên cạnh đó, khi bàn về sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng ngƣời Êđê, Jrai, Linh Nga Niê Kdam thấy rằng: “Hôn nhân Ê Đê, Jrai mang nhiều tính nhân văn: từ tục “ở dâu” để báo hiếu cha mẹ chồng, đến việc không ép buộc, cũng không áp đặt nặng nề về lễ vật dẫn cưới, thậm chí nếu chưa đủ lễ vật hai họ sẽ cho nợ và tổ chức cưới lớn sau. Đặc biệt việc trao vòng bao giờ cũng được tổ chức trang trọng, tuy hình thức nhìn vào là đơn giản, nhưng lại được đảm bảo như một lời đính ước bền vững. Sau này bên nào vi phạm sẽ bị phạt đền bù cho cả phía bên kia lẫn cộng đồng” [43, tr. 90]. Đi xa hơn nữa, khi bàn về tín ngƣỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc, tác giả cho rằng: “Tính cho đến những năm đầu thế kỉ XXI đã có đến 90% các dân tộc bản địa Tây Nguyên từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để trở thành tín đồ Thiên Chúa giáo 4 và Tin Lành. Nhưng có một điều lạ là: số người theo đạo Phật (gần như “quốc đạo” của Việt Nam) lại hầu như rất ít. Do đồng bào theo tập quán bầy đàn, nên cùng đồng tâm theo các tôn giáo du nhập từ phương Tây? Hay các dân tộc thiểu số Tây Nguyên không phải là đối tượng tuyên truyền được lựa chọn của Phật giáo? Điều này chưa có cuộc khảo sát nào để đưa ra kết luận chính thức” [43. tr. 82]. Ý kiến này đã gợi mở cho luận văn một hƣớng nghiên cứu mới, đó là thử đi vào tìm hiểu, lý giải vì sao Phật giáo chƣa có đƣợc ảnh hƣởng thật sự tích cực, mạnh mẽ trong lòng đời sống văn hóa các dân tộc Tây Nguyên nói chung, ngƣời Êđê nói riêng. Vì sao một tôn giáo từng đƣợc xem là “quốc đạo”, từng có thời hoàng kim trong lịch sử Việt Nam lại có một “chỗ đứng” khá khiêm tốn ở Tây Nguyên, giữa dòng chảy văn hóa của ngƣời Êđê? Nhƣ vậy, có thể thấy, dù vốn tài liệu nghiên cứu còn khá ít ỏi, song, những đánh giá trên đã phác thảo, gợi mở cho những ai mong muốn tìm hiểu về đời sống văn hóa của ngƣời Êđê có đƣợc cái nhìn mang tính định hƣớng, khơi dậy niềm hứng thú để bƣớc vào thế giới văn hóa của tộc ngƣời Êđê. Ở nhóm thứ hai, nhóm nghiên cứu đời sống văn hóa của người Êđê như một nền văn hóa đặc trưng, riêng biệt có thể nhắc đến tác giả Trƣơng Bi – Bùi Minh Vũ với tác phẩm“Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các tộc người Ê Đê, M’nông”.Tác giả đã nói lên thực trạng văn hóa truyền thống các tộc ngƣời Êđê, M’nông và một số kết quả đạt đƣợc về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các tộc ngƣời Êđê, M’nông, đƣa ra những giải pháp cơ bản về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các tộc ngƣời Êđê, M’nông. Từ những kết quả nghiên cứu này, ngƣời đọc có thể phần nào hình dung đƣợc đặc trƣng, những chuyển biến của đời sống văn hóa tộc ngƣời Êđê trong dòng chảy văn hóa Việt Nam đƣơng đại. Ngoài ra, trong “Nghi lễ - lễ hội Ê Đê”, tác giả Trƣơng Bi cũng đã đề cập khá chi tiết đến tộc ngƣời Êđê ở Tây Nguyên. Ở đây, ngƣời đọc có thể tìm thấy đặc trƣng về không gian văn hóa Êđê thông qua đời sống sinh hoạt cộng đồng. Tác giả đã miêu tả khá cụ thể, chi tiết về những nghi lễ - lễ hội đặc trƣng của ngƣời Êđê nhƣ nghi lễ - lễ hội vòng đời, lễ cúng cho ngƣời mẹ mang thai, lễ đặt tên thổi tai, lễ 5 trƣởng thành, lễ cƣới, lễ cầu an - cầu sức khỏe, lễ cúng sức khỏe, lễ tang, lễ ăn trâu bỏ mả, và nghi lễ - lễ hội nông nghiệp nhƣ: lễ cúng rẫy, lễ cầu mƣa - cầu đƣợc mùa, lễ mừng trận mƣa đầu mùa, lễ cúng thần gió, lễ tuốt lúa, lễ rƣớc thần lúa vào kho, lễ ăn cơm mới, lễ ăn trâu mừng đƣợc mùa - đón năm mới và một số nghi lễ - lễ hội cổ truyền khác nhƣ: lễ cúng bến nƣớc, lễ cúng vào nhà mới, lễ đón uống rƣợu cần mừng năm mới, lễ đón khách quý, lễ rƣớc k’pan…Từ những nghi lễ này, Trƣơng Bi nhận xét rằng: “Qua sự tiếp biến, giao thoa với văn hóa đa sắc tộc từ khắp mọi miền đất nước đến Tây Nguyên, văn hóa Ê Đê đã hòa nhập, tiếp biến, giao thoa và chọn lọc những cái hay, cái đẹp của văn hóa của dân tộc mình trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đó là văn hóa thuộc ngữ hệ Nam Đảo, kín đáo, sâu sắc, đầy sức sống của cộng đồng” [6, tr. 59]. Tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của nghi lễ - lễ hội trong việc gắn kết cộng đồng ngƣời Êđê:“…bên cạnh những giá trị tâm linh mang đậm tính nhân văn sâu sắc, thắm đượm tình người, tình làng buôn thì đây còn là dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng khá sinh động. Ở đây, các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian như diễn tấu cồng chiêng, múa tung khắc, múa trống, hát dân ca, kể khan, ẩm thực, trang phục dân tộc, mỹ thuật dân gian… được thể hiện vô cùng độc đáo, giàu bản sắc. Đây cũng là dịp để đồng bào ôn lại truyền thống, thắt chặt thêm tình đoàn kết của cộng đồng” [6, tr.96]. Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra những ý kiến mang tính chất “cảnh báo” trƣớc những biến chuyển chƣa hay, chƣa đẹp trong nghi lễ - lễ hội của đồng bào dân tộc Êđê trong tình hình hiện nay: “Sự thay đổi tín ngưỡng cũng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Hầu hết các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian trước đây đều diễn ra xung quanh các nghi lễ- lễ hội nhưng giờ đây nhiều nơi không còn tổ chức các nghi lễ- lễ hội truyền thống mà được thay bằng những lễ nghi tôn giáo mới. Ở những nơi này, cồng chiêng bị bọn xấu coi là những nhạc cụ của thần linh, tà giáo, không được sử dụng và cần phải xóa bỏ, hoặc đem bán gây nên tình trạng “ chảy máu” cồng chiêng, ché, thổ cẩm, tượng nhà mồ... trong các buôn làng” [6, tr.164]. Tác phẩm“Văn hóa mẫu hệ qua sử thi Ê đê” của Tuyết Nhung Buôn Krông, chỉ ra rằng “Người Ê đê là một tộc người thuộc xã hội mẫu hệ khá điển hình ở Việt 6 Nam. Những nguyên tắc mẫu hệ chi phối nhiều mặt trong tổ chức gia đình, xã hội và in dấu rõ rệt trong đời sống văn hóa của người Ê đê”[41, tr. 45]. Tác giả còn đi vào tìm hiểu về vai trò của ngƣời phụ nữ trong đời sống văn hóa của ngƣời Êđê: “Vai trò người phụ nữ được biểu hiện sinh động trong luật tục, chuyện kể, được hình tượng hóa trong kiến trúc dân gian ( nhà mồ, cồng chiêng). Qua đó, chúng ta có thể thấy người phụ nữ không chỉ có vai trò trực tiếp đối với gia đình, dòng họ mà còn có tác động gián tiếp đối với thiết chế tổ chức xã hội Ê đê” [41, tr. 46]. Từ đây, Tuyết Nhung Buôn Krông nêu lên một nhận xét khá xác đáng: “Sự quyết đoán, chủ động theo kiểu nữ tính của họ lại là một trong những phẩm chất cần thiết để họ hoàn thành tốt vai trò của họ trong cộng đồng mẫu hệ. Mặt khác họ rất dịu dàng, khiêm nhường, nép mình bên người chồng. Đó là tính cách đa diện của phụ nữ Ê đê” [41, tr. 200]. Trong công trình nghiên cứu của Phó giáo sƣ, Tiến sĩ. Hà Đình Thành với đề tài: “Cộng đồng dân tộc Ê đê ở tỉnh Đăklăk hiện nay” đã nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về cộng đồng dân tộc Êđê, về nguồn gốc cũng nhƣ đời sống văn hóa của tộc ngƣời Êđê, trong đó tác giả có đề cập đến tôn giáo nhƣng cũng chỉ dừng lại ở hai tôn giáo đó là Công giáo và Tin lành. Riêng tác giả Trƣơng Thị Hiền với “Luật tục Ê Đê – một nền tư pháp hòa giải những giá trị xã hội và sự biến đổi”cho rằng: “chúng tôi cho rằng luật pháp và luật tục đều là “luật”- là những hiện tượng xã hội với những thuộc tính: (1) có những quy tắc mang tính bắt buộc, (2) những quy tắc này được áp đặt bởi một nhóm xã hội nào đó, và (3) những quy tắc này có thể thay đổi. Theo đó, luật tục và pháp luật cùng có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, cùng hướng đến trật tự xã hội. Có điều, nếu luật pháp hướng đến trật tự xã hội chung thì luật tục hướng đến trật tự cộng đồng. Nếu như luật tục chỉ có giá trị áp dụng bắt buộc đối với các thành viên trong cộng đồng thì luật pháp lại có tính phổ biến và bắt buộc chung đối với tất cả các thành viên trong quốc gia”[ 27, tr. 44]. Trƣơng Thị Hiền đã phát hiện ra những yếu tố rất nhân văn trong luật tục của tộc ngƣời Êđê: “... luật tục Ê đê là biểu hiện của một nền tư pháp hòa giải khi mà, cách giải quyết của người phân xử theo luật tục chủ yếu nhấn mạnh sự hòa giải, giáo dục hơn là kết tội, trừng phạt. 7 Ngay cả khi một người bị quy tội thì biện pháp trừng phạt thật chất là một hình thức hòa giải, giáo dục. Việc phân xử hướng tới sự hài hòa lợi ích của các bên liên quan có thể lý giải sự lựa chọn của nhóm người nghèo thường dựa vào luật tục và các quyền không chính thức để bảo vệ quyền của mình. Điều này dường như vô lý bởi nếu tuân thủ luật tục thì có thể họ bị mất chi phí nhiều hơn về thời gian và tiền bạc so với việc giải quyết sự việc có liên quan theo luật pháp. Nhưng đối với người Ê đê thì lại hợp lý khi mà “sau khi họ thi hành ngay hình phạt bồi thường cho người vi phạm, họ sẽ được dân làng bỏ qua lỗi lầm và có thể hòa nhập ngay với cộng đồng. Còn xử theo luật pháp, mức bồi thường có thể thấp hơn nhưng họ thấy có gì đó không thoải mái, khó khăn hòa nhập vào cộng đồng” [27, tr. 216-217]. Ngoài ra, tác giả còn nêu lên cơ sở tồn tại của luật tục Êđê: “ Sự tồn tại của luật tục Ê đê có những cơ sở kinh tế xã hội cơ bản là: (1) định chế kinh tế nương rẫy cùng với quan niệm “đất đai là cái lưng của ông bà” khẳng định quyền sở hữu tài sản cộng đồng của người Ê đê; (2) định chế gia đình mẫu hệ Ê đê với những quan niệm về dòng họ, hôn nhân, thừa kế tài sản, mô hình nơi cư trú...;(3) định chế văn hóa của người Ê đê với lối sống cộng đồng, tín ngưỡng đa thần, lối sử dụng lời nói vần trong sinh hoạt cộng đồng” [27, tr. 232]. Có thể nói, đây là một trong số ít những công trình nghiên cứu về ngƣời Êđê khá chi tiết, tinh tế, xác đáng. Tài liệu này đã giúp luận văn có cái nhìn toàn diện hơn về gƣơng mặt văn hóa Êđê, để có những định hƣớng nghiên cứu tiếp theo. 2.2. Những công trình nghiên cứu về hoạt động hoằng pháp của Phật giáo hướng đến đồng bào dân tộc thiểu số So với những công trình nghiên cứu về ngƣời Êđê thì những công trình nghiên cứu, bài viết về hoạt động hoằng pháp của Phật giáo hƣớng đến đồng bào dân tộc thiểu số càng có số lƣợng khiêm tốn hơn. Trong kỷ yếu hội thảo hoằng pháp toàn quốc năm 2011, tổ chức tại Bình Dƣơng có một số bài tham luận về hoạt động hoằng pháp hƣớng đến dân tộc thiểu số. Trƣớc hết phải kể đến tham luận “Hoằng pháp và đồng bào dân tộc”của Đại đức Thiện Minh Ủy viên Hội đồng trị sự, Ủy viên ban Hoằng pháp Trung ƣơng, trong đó tác giả đề cập đến những yêu cầu đối với ngƣời hoằng pháp. Đó là những 8 ngƣời phải thật tu, phải thật học, phải có tƣớng mạo, phải có tâm, phải viết lách khá tốt và phải có sức khỏe. Đại đức đề cập đến những biện pháp để thực hiện hoằng pháp cho ngƣời dân tộc có hiệu quả: thứ nhất là tâm không phân biệt, thứ hai là biết ngôn ngữ của họ, thứ ba là lập chùa trong vùng dân tộc, thứ tƣ là tiếp độ ngƣời dân tộc xuất gia, thứ năm là gây quỹ để giúp ngƣời dân tộc và cuối cùng là mở những khóa tu để dạy đạo cho ngƣời dân tộc. Thƣợng tọa Thích Huệ Thông (Ủy viên. Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo, Quyền Trƣởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo Bình Dƣơng) trong bài tham luận với chủ đề “Nhu cầu và giải pháp truyền bá Phật pháp đến tận vùng sâu vùng xa của Tổ quốc” cho rằng: “Kể từ ngày GHPGVN được thành lập đến nay đã 30 năm, mặc dù Phật giáo đã phát triển lớn mạnh trên khắp mọi miền đất nước trong suốt thời gian gần một phần ba thế kỷ qua, tuy nhiên công tâm nhìn nhận thì giữa Phật giáo vùng đồng bằng với Phật giáo vùng miền núi, giữa Phật giáo miền ngược và Phật giáo miền xuôi vẫn còn sự chênh lệch khá xa trong việc thọ nhận nguồn văn hóa Phật giáo cũng như tiếp nhận ánh sáng giáo lý Phật Đà. Có thể nói rằng, đây là một sự thiệt thòi đáng tiếc của quần chúng Phật tử vùng sâu vùng xa.Chính vì vậy mà việc truyền bá Phật pháp đến tận vùng sâu vùng xa cần phải được xem là nhiệm vụ hàng đầu của sự nghiệp hoằng pháp độ sanh, nhất là trong thời kỳ Phật giáo phát triển rực rỡ như thời đại ngày nay.” [24, tr.119]. Trong bài tham luận với chủ đề “Nhu cầu và giải pháp truyền bá Phật pháp đến tận vùng sâu vùng xa” của Hòa thƣợng Thích Thiện Duyên (Trƣởng ban Hƣớng dẫn Phật tử Trung ƣơng Giáo hội Phật giáo Việt Nam) đƣa ra một số giải pháp cho hội thảo xem xét: “1. Thành lập hội đồng tư vấn truyền giáo để nghiên cứu, đề xuất tư vấn cho ban hướng dẫn, ban hoằng pháp trong việc thực hiện truyền pháp vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Báo cáo kết quả về Hội đồng Trị sự nếu ở cấp trung ương, Ban Trị sự nếu ở cấp tỉnh, thành phố. 2. Nâng Tiểu ban Dân tộc trong Phân ban Cư sĩ thành Phân ban chuyên trách đảm nhiệm công tác hoằng pháp đến vùng cao, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số từ trung ương đến tỉnh, thành thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử. Phân ban này có trách nhiệm nghiên 9 cứu những chính sách, ngôn ngữ tập quán, văn hóa của dân tộc ở vùng cao, vùng xa. 3. Giáo hội cần tranh thủ sự ủng hộ của đảng, nhà nước với công tác phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, trong đó có đời sống tín ngưỡng tâm linh. Liên hệ chặt chẽ, tăng cường tiếp xúc với lãnh đạo chính quyền các tỉnh vùng cao, xa của đất nước để có sự nhìn nhận đúng đắn vai trò của Phật giáo với dân tộc và sự giúp đỡ. Xây dựng mỗi xã, huyện có một số thành tựu nhất định như: xây dựng được ba ngôi chùa tại huyện đảo Trường Sa, thành lập một số cơ sở ở miền núi…, đây cũng là tiền đề để Tăng, ni có điều kiện thực hiện sứ mệnh của mình. 4. Tổ chức nhiều đoàn hoằng pháp, các khóa tu, kết hợp với hoạt động từ thiện đến vùng sâu, vùng xa… đặc biệt là các vị giảng sinh lớp đào tạo cao trung cấp, tăng ni sinh của các học viện, các trường cao đẳng, .v.v.. để truyền bá Phật pháp và giúp Tăng, ni trẻ hiểu biết, nhận thức đúng sứ mệnh của mình, thông qua đó tuyển chọn vào thành viên của Ban hướng dẫn, Ban hoằng pháp và vận động họ sau khi tốt nghiệp ra trường trở lại các vùng này để đảm nhận công tác Phật sự. 5. Cử những Tăng, ni, cư sĩ có tài năng, đức độ trong ban chuyên trách về dân tộc, đảm nhiệm từng khu vực để giải quyết kịp thời công việc của từng khu vực, đồng thời các vị ấy cũng có thời gian để tập trung vào chuyên môn trong khu vực của mình, tìm ra những giải pháp thích hợp nhất để tập trung vào chuyên môn trong khu vực của mình, tìm ra những giải pháp thích hợp nhất để hoằng dương Phật pháp. Ưu tiên đào tạo người dân tộc bản xứ. 6. Soạn thảo kinh sách, băng đĩa, tài liệu Phật pháp ra các thứ tiếng thổ dân để giúp đồng bào bản xứ vùng sâu, vùng xa học và tìm hiểu Phật pháp được dễ dàng. Ban Giáo dục Tăng ni tổ chức các lớp học tiếng dân tộc, tuyển chọn những người dân tộc trẻ có điều kiện từ vùng cao xuống miền xuôi để học tập, tạo điều kiện cho họ về kinh tế tài chính và học hỏi Phật pháp, sau khi tốt nghiệp trở về bản xứ, họ là kênh chuyển tải và lan tỏa Phật pháp hiệu quả nhất. 7. Tăng cường các hoạt động từ thiện nhân đạo với các vùng đồng bào dân tộc, vùng cao, vùng xa, thành lập quỹ học bổng, bệnh viện khám chữa bệnh, trường học, trung tâm phục vụ người già…8. Mỗi năm, trung ương Giáo hội cũng như tỉnh thành hội, nên dành một phần tài chánh để phục vụ cho hoạt động công tác Phật sự tại vùng cao, vùng 10 xa. Suốt chặng đường hoằng pháp của chúng ta, đây là thời điểm thích hợp nhất cho việc truyền bá chánh pháp ở vùng sâu, vùng xa. Bởi chính sách tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng và chính sách ưu tiên xây dựng phát triển kinh tế xã hội ở vùng cao, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước. Hội thảo lần này là cơ hội tốt, để chúng ta cùng nhau bàn thảo phương thức hoằng truyền ánh sáng từ bi và trí tuệ của đức Phật, trải rộng đến khắp mọi miền đất nước và 54 dân tộc anh em, nhằm thực hiện bản hoài của đức Phật, vì lợi ích của chư thiên và loài người”[ 24, tr.116- 117]. Trong bài “ Một số đóng góp của Phật giáo cho xã hội nông thôn Việt Nam hiện nay”, Thạc sĩ. Dƣơng Hoàng Lộc (Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) có nhận xét: “Phật giáo có vai trò rất lớn cho sự nghiệp phát triển nông thôn nước ta ngày nay. Trước nhiều vấn đề xã hội nổi cộm, với tinh thần từ bi của người con Phật, giới Phật giáo cả nước đã có nhiều đóng góp, giúp đỡ người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để họ vượt qua nhiều khó khăn trước mắt. Điều này đã được xã hội ghi nhận.Tuy nhiên, để tăng cường tính hiệu quả hơn nữa, những hoạt động giúp bà con nông dân của Phật giáo cần phối hợp với kiến thức và kỹ năng của ngành công tác xã hội, đặc biệt là phát triển cộng đồng. Phật giáo Việt Nam, với đặc trưng mang tính nhập thế, sẽ là niềm động viên để chia sẻ với những khó khăn người nông dân khi họ đối đầu với bệnh tật, ô nhiễm môi trường sống, mất việc làm, bỏ quê xa xứ, nghèo đói,…. Cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất là ý thức tự vươn lên thoát nghèo, tin tưởng vào năng lực nơi bản thân. Như vậy, đạo Phật sẽ tiếp tục tỏa sáng trong lòng dân tộc trên bước đường hội nhập và phát triển hiện nay. Hy vọng ngôi chùa Việt mãi là chỗ dựa, nơi chia sẻ những mất mát đau thương, nơi thắp lên niềm hy vọng về cuộc sống và bảo tồn những giá trị tâm linh truyền thống của người nông dân lam lũ, nhọc nhằn bao đời nay”[24, tr. 157]. Với bài “Để Phật giáo vùng cao nguyên ngày thêm rạng rỡ với bản sắc riêng”, tác giả Dƣơng Kinh Thành có đánh giá về Phật giáo Đắk Lắk nhƣ sau: “Mặc dù trong nhiệm kỳ qua, đã có hàng ngàn đồng bào Ê đê, M’nông, Nùng, Tày, Mường, 11 Thái… đã quy y Tam bảo, tu học tại các chùa. Và để phục vụ việc tu học của họ, Ban Văn hóa đã xuất bản cuốn “Lịch sử Đức Phật Thích Ca và Giáo pháp của Ngài” và cuốn “Nghi thức tụng niệm” bằng song ngữ Việt- Ê đê. Tuy vậy, Phật giáo Đăk Lăk chưa có chiến lược phát triển lâu dài về mặt này và xem đó là đặc thù riêng của mình. Định hướng phát triển ở đây cần chuyên sâu hơn trong từng chi tiết dành riêng cho bà con như thiết lập bàn thờ Phật, nghi thức tụng niệm tại nhà, tạo điều kiện cho chính bà con chủ sám, làm lễ theo phong cách của dân tộc mình. Chúng ta chưa thấy có những nhân tố xuất gia nào của bà con người dân tộc ngay trên chính mảnh đất nơi mà họ đã từng sống ngày trước! Chưa thấy có, ít ra là một ngôi chùa mang đậm bản sắc người Tây Nguyên để cho bà con mỗi khi bước vào không ngỡ ngàng xa lạ với chung quanh. Rất thương cho bà con muốn theo Phật, mà mỗi bước đi còn lạ lẫm ngỡ ngàng, thậm chí xa vời với buôn làng bản ấp của mình, thì thiệt thòi biết bao nhiêu! Đó là những tồn tại của Phật giáo Đăk lăk nhiều nhiệm kỳ qua, hy vọng sẽ được tái lập và khơi dậy trách nhiệm trong nhiệm kỳ mới”[26, tr. 22]. Trong bài tham luận của Ban Hoằng pháp tỉnh An Giang với chủ đề: “Hoằng pháp với đồng bào dân tộc”, Đại đức Thích Thiện Trí đã đề cập đến hoạt động hoằng pháp với ngƣời dân tộc trên tinh thần giải thoát. Tác giả cho rằng Phật giáo là đạo từ bi, đạo giải thoát đƣa con ngƣời đến con đƣờng chân, thiện, mỹ. Nói đến Phật pháp là nói đến phƣơng pháp hợp lý, hợp cơ. Đem chánh lý áp dụng thích hợp nơi căn cơ con ngƣời hiện thời là Phật pháp. Hoặc nói “Phật pháp bất định pháp”, tức là giáo pháp của đức Phật không cố định, không câu nệ một cách cứng nhắc mà luôn luôn linh động, tùy thời, tùy cơ. Nhƣng không phải tùy cơ mà biến mất bản chất Phật giáo, chủ trƣơng của Phật giáo là “Tùy duyên nhi bất biến” hoặc ngƣợc lại “Bất biến nhi tùy duyên”. Bản chất từ bi, trí tuệ, giải thoát của Phật giáo không bao giờ thay đổi, nhƣng phƣơng tiện thực hiện từ bi cần phải tùy thời, tùy cảnh và tùy căn cơ của chúng sanh. Vì thế, Phật giáo đến nƣớc nào liền có hình thái thích nghi với dân tộc nƣớc ấy, cho nên, Phật giáo ở nƣớc nào là của dân tộc nƣớc đó và cũng mang tên nƣớc đó. Nhƣ “Phật giáo Việt Nam”. 12 Với tham luận “Hoằng pháp vùng dân tộc thiểu số nội dung và một số giải pháp”, Phó giáo sƣ, Tiến sĩ Trần Hồng Liên đƣa ra các định hƣớng lâu dài và định hƣớng trƣớc mắt cho hoạt động hoằng pháp. Theo đó, định hƣớng trƣớc mắt là phải tổ chức thƣờng xuyên các buổi thuyết giảng ngắn trong tháng, sinh hoạt văn hóa-nghệ thuật tại các buôn làng và kết hợp hoạt động từ thiện - xã hội với hoạt động kinh tế. Về định hƣớng lâu dài, tác giả cho rằng cần phải đào tạo hoằng pháp viên, xây dựng tự viện vùng dân tộc thiểu số, ấn tống kinh sách, văn hóa phẩm Phật giáo. Phó giáo sƣ, Tiến sĩ Trần Hồng Liên cũng đƣa ra một số giải pháp ở mức độ cao hơn trong vấn đề tổ chức, cần thiết có sự điều phối của Ban Hoằng pháp Trung ƣơng- Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhƣ việc vận động kinh phí cho vấn đề hoằng pháp ở vùng sâu, vùng xa; tổ chức các khóa huấn luyện hoằng pháp viên phục vụ vùng dân tộc thiểu số. Các khóa học này cần đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, liên tục để có thể đáp ứng nhân sự cho nhiều vùng; thƣờng xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi thông tin, sinh hoạt, kinh nghiệm giữa các ban hoằng pháp tỉnh. Những buổi sinh hoạt này cũng cần có sự tham dự của nhiều thành phần trong xã hội, là những ngƣời có kiến thức về dân tộc, có kinh nghiệm sống thời gian dài trong vùng dân tộc, có nhiệt tình và khả năng tài chính để có thể hỗ trợ trên nhiều mặt hoạt động. Trong bài tham luận của tỉnh Đắk Lắk với đề tài “Vai trò hoằng pháp đối với đồng bào Phật tử dân tộc ít người tại Tây Nguyên”, Tỳ kheo Thích Minh Đăng nêu lên 10 tiêu chí để hoằng pháp nhƣ: 1. Phải thực sự thƣơng yêu ngƣời đồng bào dân tộc bằng tất cả tình thƣơng của lòng từ bi nhƣ lời Phật đã nói cần phải đem ánh sáng Phật pháp đến với những chúng sinh do thiếu phƣớc mà sinh ra nơi chốn xa xôi, biên địa. Chúng ta phải xem họ nhƣ huynh đệ ruột thịt, không phân biệt, chia rẽ. Bởi bản chất của ngƣời đồng bào là rất thật thà, nên họ rất mặc cảm, nhất là khi đƣa họ về chùa trong các dịp lễ lớn, nếu chúng ta không quan tâm chăm sóc họ trong những lúc đó, thì họ thật sự rất buồn và không muốn tới chùa nữa. Vì vậy, chúng ta cần tổ chức một đội ngũ tri khách nhiệt tâm tại các chùa mỗi khi có đồng bào về. Tổ chức chu đáo nơi ăn uống, nghỉ ngơi nếu cần thì ngƣời Kinh phải nhƣờng chỗ cho 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan