Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoạt động giám sát của hđnd huyện kiên lương, tỉnh kiên giang...

Tài liệu Hoạt động giám sát của hđnd huyện kiên lương, tỉnh kiên giang

.PDF
108
556
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………../……………… BỘ NỘI VỤ ……../……. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ BÍCH PHƢỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN KIÊN LƢƠNG, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG \ Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……………../……………… BỘ NỘI VỤ ……../……. HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ BÍCH PHƢỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN KIÊN LƢƠNG, TỈNH KIÊN GIANG Luận văn Thạc sĩ Quản Lý Công Mã số : 60 34 04 03 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Quang Huy Thành phố Hồ Chí Minh- năm 2017 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và tư vấn cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Học Viện Hành chính Quốc gia. Đặc biệt xin cảm ơn Tiến sĩ Phạm Quang Huy người hướng dẩn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này. Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn thường trực Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy Ban nhân dân, các Ban của HĐND và các Phòng, ban của huyện Kiên Lương đã nhiệt tình cung cấp thông tin, số liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Do thời gian và điều kiện nghiên cứu của học viên có hạn, chắc không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Kính mong các Thầy, Cô, Bạn bè, đồng nghiệp, các nhà quản lý thông cảm. Tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành để tác giả tiếp tục hoàn thiện nội dung trên ở những công trình tiếp theo. Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân cùng bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, giúp tôi trong quá trình học tập và công tác. Trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ chí Minh, tháng 7 năm 2017 Tác giả Luận văn Nguyễn Thị Bích Phƣợng LỜI CAM ĐOAN Ngoài sự giúp đỡ của Tiến Sĩ : Phạm Quang Huy. Luận văn này là sản phẩm của quá trình tìm tòi, nghiên cứu và trình bày của tác giả về đề tài Luận văn. Các số liệu, quan điểm, quan niệm của các tài liệu và các nhà nghiên cứu khác được trích dẫn theo đúng quy định của Pháp luật. Vì vậy tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Thành phố Hồ chí Minh, tháng 7 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Bích Phƣợng MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết MỞ ĐẦU………………………………………………………….. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN 9 Những vấn đề cơ bản về HĐND huyện…………………….. 9 1.1.1. Khái niệm ………………………………………………….. 9 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ………………………………………. 10 1.1.3. Vị trí, vai trò………………………………………………… 14 1.2. Hoạt động giám sát của HĐND huyện……………………… 16 1.2.1. Khái niệm…………………………………………………… 16 1.2.2. Hình thức giám sát của HĐND huyện……………………… 21 1.2.2.1. Giám sát tại kỳ họp……………………………………….. 21 1.2.2.2. Giám sát ngoài kỳ họp……………………………………. 30 1.2.2. Nội dung giám sát…………………………………………… 32 1.3. Vai trò hoạt động giám sát của HĐND huyện …………….. 33 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN KIÊN LƢƠNG, TỈNH KIÊN GIANG TỪ NĂM 2011-2016 2.1. Khái quát về HĐND huyện Kiên Lương…………………… 37 2.2. Thực trang hoạt động giám sát của HĐND huyện Kiên Lương 40 1.1. từ năm 2011-2016………………………………………………….. 37 2.2.1. Hoạt động giám sát tại kỳ họp……………………………… 40 2.2.2. Hoạt động giám sát ngoài kỳ họp…………………………… 51 2.3. Đánh giá chung về hoạt động giám sát của HĐND huyện Kiên 57 Lương, tỉnh Kiên Giang…………………………………………….. 2.3.1. Những mặt đạt được ………………………………………… 58 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế………………. 61 CHƢƠNG 3.PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN KIÊN LƢƠNG, TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Phương hướng ……………………………………………… 71 3.2. Những giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của HĐND 74 71 huyện Kiên Lương ………………………………………………….. 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, hoạt động của thường 74 trực HĐND, hai ban của HĐND huyện ……………………………. 3.2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức 3.2.3. Đổi mới phương thức, nội dung giám sát ………………….. 78 3.2.4. Nâng cao trình độ của cơ quan giúp việc, trang bị cơ sở vật 91 chất đảm bảo cho hoạt động của HĐND…………………………. 3.2.5.Tăng cường mối quan hệ của HĐND huyện với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị ở huyện……………………………... 93 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN HP 2013: Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 HĐND : Hội đồng nhân dân UBMTTQVN: Ủy Ban Mặt Trận tổ Quốc Việt Nam TT HĐND: Thường trực Hội đồng nhân dân TAND : Tòa án nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VP. HĐND-UBND: Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, vấn đề tiếp tục cải cách, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hệ thống chính quyền địa phương nói riêng, trong đó có Hội đồng nhân dân là yêu cầu khách quan và tất yếu. Để bộ máy nhà nước ta hoạt động có hiệu quả, cần phải tiếp tục cải cách để hoàn thiện, phù hợp và thích ứng với yêu cầu mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nắm giữ và giám sát quyền lực nhà nước đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946, 1980,1992 và tại điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định “ nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của nhà nước”. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật là một trong những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng của Hội đồng nhân dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992; Hiến pháp năm 2013và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 quy định tại chương VI, điều 87 hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân và Luật giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân han hành năm 2015. Thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân đối với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về vị trí, vai trò rất quan trọng đại diện ý chí, nguyện vọng của nhân dân thực hiện đúng nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, 1 thực hiện các chức năng giám sát là một trong những hoạt động quan trọng của Hội đồng nhân dân. Trong thời gian qua, hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện không ngừng được đổi mới nội dung và phương thức hoạt động ngày càng tốt hơn, củng cố niềm tin, thu hút sự quan tâm, theo dõi và tham gia tích cực của cử tri vào các hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, đảm bảo cho hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, nhằm từng bước loại bỏ những tiêu cực, tham nhũng trong tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới như hiện nay, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện vẩn còn hạn chế cụ thể :việc xây dựng chương trình, cách thức tổ chức giám sát chưa thật sự khoa học, giám sát theo kế hoạch, một số vụ việc tiêu cực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương chưa được phát hiện kịp thời, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, phương thức nội dung chưa được đổi mới, khả năng phát hiện vụ việc trong quá trình giám sát của Hội đồng nhân dân huyện còn hạn chế, bên cạnh đó việc đôn đốc các cơ quan chức năng liên quan trong việc thực hiện các kết luận, các kiến nghị sau giám sát của Hội đồng nhân dân huyện thiếu tính cương quyết, chưa có sự theo đuổi đến cùng, một số cán bộ làm nhiệm vụ giám sát còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chưa có chế tài rõ ràng dẫn đến sau giám sát còn mờ nhạt, chưa thực sự đại diện cho ý chí và nguyện vòng của nhân dân địa phương. Tất cả những điều này bắt nguồn từ chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện. Do yêu cầu hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện hiện nay còn thấp. để khắc phục những hạn chế nêu trên việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện là yêu cầu cần thiết và cấp bách. Vì vậy, 2 trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI nêu rõ “cần xây dựng và hoatn thiện cơ chế giám sát . . . tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy hoạt động cho chính quyền địa phương. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, đại diện, đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp”. [3.trang 251]. “. . . tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền. [3.247]. Từ những kết quả thực tiễn và những kiến thức đã học trong thời gian qua tại Học viện Hành chính quốc gia được tổ chức tại Tỉnh Kiên giang, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để nâng cao được hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện đáp ứng yêu cầu xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN trong sạch, vững mạnh. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên giang” để nghiên cứu và viết luận văn tốt nghiệp. 2.Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về giám sát và hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử ở nước ta được đề cập nhiều trong các hội nghị tổng kết công tác Quốc hội, Hội đồng nhân dân trên sách báo và trên tạp chí, các diễn đàn khoa học nhưng chỉ mới phản ánh chức năng giám sát của Quốc hội, còn về liên quan đến hiệu quả của việc tổ chức giám sát của Hội đồng nhân dân trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay cũng còn hạn chế như: -Nguyễn Bá Vui “Tăng cường tổ chức hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân trong thời kỳ đổi mới”, luận văn thạc sĩ Hành chính Công, Học viện 3 hành chính quốc gia Hà nội 2011. Luận văn đã có tác dụng tích cực trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc mà cử tri ở địa phương đặt ra. Tuy nhiên, hoạt động giám sát của HĐND vẫn chưa được thường xuyên, hiệu quả giám sát còn hạn chế, một số kiến nghị của HĐND chưa được các cơ quan hữu quan thực hiện nghiêm túc và kịp thời; Hội đồng nhân dân chưa thật sự phát huy vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. -Trần thị Trà Giang “Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp Tỉnh” (từ thực tiễn Gia lai). Luận văn thạc sĩ hành chính công Học viện hành chính quốc gia TP. Hồ chí Minh 2013. Luận văn này đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh. Trong đó, hoạt động giám sát đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, đưa lại nhiều kết quả khả quan, bước đầu góp phần khắc phục tính hình thức trong hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung và hoạt động giám sát nói riêng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, như cách thức tổ chức giám sát chưa khoa học, năng lực giám sát vẫn chưa thực sự hiệu quả, phương thức và nội dung giám sát chưa được đổi mới toàn diện, khả năng phát hiện các vấn đề trong quá trình giám sát của đại biểu HĐND tỉnh còn yếu, việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng liên quan trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát của HĐND tỉnh còn thiếu tính quyết liệt, chưa có chế tài cho hoạt động giám sát dẫn đến làm giảm hiệu quả giám sát. -Tô Thanh Tùng “Giám sát của Hội đồng nhân dân xã đối với chính quyền cấp xã” (qua nghiên cứu thực tiễn ở TP Hồ chí Minh) Luận văn thạc sĩ hành 4 chính công, Học viện hành chính quốc gia TP Hồ chí Minh 2014. HĐND đã có nhiều đổi mới về tổ chức và hoạt động, nguyên tắc tập trung dân chủ được tôn trọng, dân chủ trong sinh hoạt được phát huy, chất lượng các kỳ họp HĐND từng bước được nâng lên. Nhận thức được kỳ họp là hoạt động quan trọng và chủ yếu nhất của HĐND. HĐND xã có đảm bảo được số lượng các kỳ họp đúng theo quy định của pháp luật, kỳ họp được tiến hành đúng thủ tục theo luật định, từng bước có quan tâm cải tiến, tạo điều kiện để các đại biểu phát huy dân chủ; các nghị quyết đề ra đảm bảo đúng luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của HĐND xã từng lúc chưa phát huy đầy đủ vị trí, vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương như: Công tác tham gia xây dựng và tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương của Đảng, Nhà nước, nghị quyết của HĐND còn thiếu chủ động; việc xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng, nhất là về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, xây dựng cơ bản có lúc còn mang tính hình thức; hoạt động giám sát hiệu quả chưa cao, nhiều kiến nghị thông qua hoạt động giám sát chưa được các cơ quan có trách nhiệm quan tâm giải quyết kịp thời; việc giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, công tác hòa giải còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; một số đại biểu HĐND chưa làm tròn trách nhiệm của người đại biểu dân cử, chưa dành thời gian cần thiết cho hoạt động của HĐND, chưa thường xuyên tiếp công dân theo quy định. Nhìn chung, các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu nội dung, lĩnh vực khác nhau, địa phương khác nhau và chưa có đề tài nào nghiên cứu hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, luận văn đề xuất phương hướng và những giái pháp chủ yếu để hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Kiên Lương ngày càng hoàn thiện hơn. 3.2. Nhiệm vụ Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan tới những phạm trù nghiên cứu như: Các khái niệm Hội đồng nhân dân và giám sát của Hội đồng nhân dân, phân tích đặc điểm nội dung, vai trò, đối tượng và các hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân huyện; -Khảo sát đánh giá đúng thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Kiên Lương nhằm đề ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Kiên Lương. -Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Kiên Lương trong giai đoạn tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Kiên Lương nhiệm kỳ 2011-2016. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND huyện trên địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang Về thời gian: Nhiệm kỳ 2011 - 2016 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phƣơng pháp luận 6 Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê-Nin, tư tưởng Hồ chí Minh, những quan điểm đường lối của Đảng và nhà nước ta về vai trò, vị trí, chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn này đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, phỏng vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, tư vấn đối tượng giám sát để làm sáng tỏ những nội dung cần nghiên cứu. Song song đó, luận văn còn sử dụng và kế thừa những thành quả của một số công trình nghiên cứu khoa học, bài viết, bài báo tạp chí và các chỉ tiêu có liên quan khác. 6. Những đóng góp về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6.1. Những đóng góp về khoa học -Góp phần làm rõ hơn cở sở khoa học về giám sát Hội đồng nhân dân. -Đánh giá một cách hệ thống, toàn diện thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Kiên Lương nhiệm kỳ 2011-2016. Nêu những kinh nghiệm và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Kiên Lương. -Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Kiên Lương. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo của Hội đồng nhân dân các huyện ở Tỉnh Kiên Giang, làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học về chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân Huyện trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Huyện đến năm 2021. 7. Kết cấu luận văn 7 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia bố cục thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Chương 2. Thực trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang 8 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN 1.1. Những vấn đề cơ bản về Hội đồng nhân dân huyện 1.1.1. Khái niệm Hội đồng nhân dân được thành lập từ cuối năm 1945 theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (lúc đó là Hồ Chí Minh). Theo sắc lệnh này, Hội đồng nhân dân được thành lập ở cấp xã và tỉnh bằng hình thức bầu trực tiếp của nhân dân. Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân khi đó chỉ 2 năm. Ngày nay, nhiệm kỳ của HĐND là 5 năm. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. Các đại biểu HĐND được bầu ở một hay nhiều đơn vị bầu cử hợp thành tổ đại biểu HĐND. Số lượng các tổ đại biểu do thường trực HĐND quyết định. Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định, khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân 9 dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Chức năng của Hội đồng nhân dân là những phương diện, các mặt hoạt động cơ bản của Hội đồng nhân dân, phản ảnh địa vị pháp lý của Hội đồng nhân dân, được quyết định bởi vị trí, tính chất, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. Chức năng của Hội đồng nhân dân được pháp luật quy định là xuất phát từ vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân với tính chất là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ và sử dụng những quyền hạn theo phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp và ủy quyền, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương đồng thời phát huy quyền chủ động sáng tạo của địa phương. Trên cơ sở vị trí, tính chất của Hội đồng nhân dân huyện được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 và các văn bản khác quy định Hội đồng nhân dân có các chức năng như sau: Một là, chức năng Quyết định Chức năng cơ bản nhất của Hội đồng nhân dân là căn cứ vào Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên để ra các quyết định (dưới hình thức ban hành nghị quyết) về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân . Chẳng hạn như: các vấn đề của địa phương do Luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và Pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị 10 quyết của Hội đồng nhân dân . Nội dung phạm vi điều chỉnh nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp phụ thuộc vào nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân từng cấp do Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan quy định. Có thể kể một số Nghị quyết của HĐND về các lĩnh vực như: Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp Luật; xây dựng chính quyền, kinh tế, tài nguyên, môi trường, giáo dục đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội… Dựa vào tính chất pháp lý, nghị quyết của HĐND gồm 2 loại: Nghị quyết quy phạm và nghị quyết cá biệt. Hai là, chức năng giám sát Ngoài chức năng quyết định, HĐND còn thực hiện chức năng giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của HĐND mỗi cấp, giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, các Ban của HĐND cấp mình, giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp dưới. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp, giám sát của thường trực HĐND, giám sát của các Ban của HĐND, giám sát của các Tổ đại biểu HĐND và giám sát của đại biểu HĐND. Nội dung giám sát do HĐND quyết định theo đề nghị của thường trực HĐND trên cơ sở các kiến nghị của Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, đại biểu Hội đồng nhân dân , Ủy Ban mặt trận tổ quốc Việt nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua các hoạt động sau đây: 11 -Xem xét báo cáo công tác của thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. -Xem xét báo cáo của UBND cùng cấp về tình hình thi hành Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp. -Xem xét văn bản của UBND cùng cấp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp. -Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND, ủy viên UBND, Chánh án Tòa án Nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. -Xem xét trả lời chất vấn của Chủ tịch UBND, phó chủ tịch UBND, ủy viên UBND, Chánh án Tòa án Nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp -Thành lập đoàn giám sát về một vấn đề nhất định khi xét thấy cần thiết và xem xét kết quả giám sát của Đoàn giám sát. -Kiểm tra tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trên địa bàn. -Bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu. Căn cứ vào kết quả giám sát, HĐND có các quyền sau đây: -Yêu cầu UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành văn bản để thi hành Hiến pháp, pháp luật và Nghị quyết của HĐND. -Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản của UBND, Chủ tịch UBND cùng cấp trái với Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND. 12 -Ra Nghị quyết về trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn khi xét thấy cần thiết. -Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐND, phó Chủ tịch HĐND, Trưởng ban, Phó trưởng bản của HĐND, Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND và ủy viên UBND. Thường trực HĐND thực hiện chức năng giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật tại địa phương. Để thực hiện chức năng này, thường trực HĐND tiến hành một số hoạt động giám sát sau đây: -Hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND, Tòa án Nhân dân, Viện kiểm tra Nhân dân cùng cấp. -Giám sát cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và các nghị quyết của HĐND cùng cấp. -Giám sát việc thực thi pháp luật về khiếu nại, tố cáo tổ chức Đoàn giám sát hoạt giao cho các Ban của HĐND giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. -Quyết định việc thành lập đoàn giám sát theo chương trình giám sát của mình hoặc yêu cầu của HĐND, đề nghị của các Ban của HĐND, các đại biểu HĐND. Các Ban của HĐND giúp HĐND giám sát. -Giám sát các hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. -Giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp trong lĩnh vực phụ trách. -Giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan