Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động du lịch tại núi chứa chan – xuân lộc đồng nai...

Tài liệu Hoạt động du lịch tại núi chứa chan – xuân lộc đồng nai

.PDF
127
28
120

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu sau đây là do bản thân tôi thực hiện. Cơ sở lý luận là tham khảo từ các tài liệu thu thập được từ sách, báo, các nghiên cứu đã được nêu trong phần tài liệu tham khảo. Dữ liệu phân tích trong luận văn là thông tin sơ cấp thu thập thông qua khảo thực địa, khảo sát du khách và người dân địa phương tại núi Chứa Chan, Tỉnh Đồng Nai. Tôi cam đoan đề tài này không hề sao chép từ các công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Học viên Nguyễn Thị Thu Hằng 1 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nỗ lực, tôi đã hoàn thành đề tài "Hoạt động du lịch tại Núi Chứa Chan – Xuân Lộc - Đồng Nai”. Trong suốt quá trình thực hiện, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ thông tin nhiệt tình từ quý thầy cô, cơ quan, bạn bè, người thân. Vì vậy, tôi xin phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - PGS.TS Phan An là giảng viên hướng dẫn hướng dẫn luận văn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề cương cho đến khi hoàn tất luận văn. - Quý thầy cô trong Viện đào tạo Sau đại học ngành Việt Nam học trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho tác giả trong thời gian học tập tại trường. - Ban giám đốc Sở Văn Hóa Thể thao Du lịch tỉnh Đồng Nai, Uỷ Ban Nhân dân Huyện Xuân Lộc và Ban Quản lý di tích lịch sử danh thắng Núi Chứa Chan đã hỗ trợ tinh thần, tạo điều kiện về thời gian, cung cấp số liệu cần thiết cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. - Cảm ơn các bạn bè, học viên, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu để phân tích. - Và cuối cùng, cảm ơn gia đình đã động viên, ủng hộ tinh thần và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn kịp thời hạn quy định. Chân thành cảm ơn tất cả ! Học viên: Nguyễn Thị Thu Hằng 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt STT Diễn giải 1 UBND Ủy ban nhân dân 2 CBCC Cán bộ công chức 3 VH- TT Văn hóa- thể thao 4 DL Du lịch 5 TTDL Thể thao du lịch 6 BQL Ban quản lý 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Nguồn nhân lực ngành du lịch Đồng Nai giai đoạn 2014- 2016 Bảng 2.2. Lượt khách tham quan núi Chứa Chan Bảng 2.3. Doanh thu du lịch núi Chứa Chan và tỉnh Đồng Nai 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Núi Chứa Chan, Xuân Lộc, Đồng Nai Hình 1.2. Bản đồ địa lý huyện Xuân Lộc Hình 2.1. Toàn cảnh núi Chứa Chan Hình 2.2. Vườn trà Bảo Đại Hình 2.3. Chà vá chân đen Hình 2.4. Cây đa ba gốc Hình 2.5. Chùa Bửu Quang Hình 2.6. Chùa Linh Sơn Hình 2.7. Chùa Lâm Sơn Hình 2.8.Mật khu Hầm hinh Hình 2.9..Cáp treo núi Chứa Chan 5 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Lượt khách đến núi Chứa Chan giai đoạn 2014-2016 Biểu đồ 2.2. Doanh thu du lịch núi Chứa Chan giai đoạn 2014-2016 6 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 11 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................................. 13 3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 14 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 16 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 16 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................................... 16 5.2. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................................. 16 5.3. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................................. 17 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................... 17 7. Đóng góp của luận văn................................................................................................. 18 8. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................................ 19 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số khái niệm liên quan ...................................................................................... 20 7 1.1.1. Khái niệm du lịch ................................................................................................... 21 1.1.2. Khái niệm khách du lịch ........................................................................................ 22 1.1.3. Dịch vụ du lịch: ...................................................................................................... 23 1.1.4. Khái niệm du lịch sinh thái .................................................................................... 23 1.1.5. Khái niệm du lịch bền vững ................................................................................... 24 1.1.6. Khái niệm du lịch cộng đồng ................................................................................. 24 1.1.7. Khái niệm du lịch văn hóa tâm linh ....................................................................... 25 1.1.8. Khái niệm tài nguyên du lịch ................................................................................. 26 1.1.8.1. Tài nguyên thiên nhiên bao gồm ......................................................................... 27 1.1.8.2. Tài nguyên nhân văn ........................................................................................... 28 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch .......................................................... 28 1.2.1. Môi trường vĩ mô ................................................................................................... 28 1.2.1.1. Yếu tố kinh tế ...................................................................................................... 29 1.2.1.2. Yếu tố chính trị và chính phủ .............................................................................. 30 1.2.1.3. Yếu tố văn hoá – xã hội ...................................................................................... 30 1.2.1.4. Yếu tố tự nhiên .................................................................................................... 30 1.2.1.5. Yếu tố kỹ thuật – công nghệ ............................................................................... 30 1.2.2. Môi trường vi mô ................................................................................................... 31 1.2.2.1. Các đối thủ cạnh tranh ........................................................................................ 31 1.2.2.2. Khách hàng.......................................................................................................... 31 1.2.2.3. Đối thủ tiềm ẩn .................................................................................................... 32 1.3. Tổng quan về khu du lịch núi Chứa Chan ................................................................ 34 1.3.1. Tên gọi núi Chứa Chan .......................................................................................... 34 1.3.2. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 35 1.3.2.1. Huyện Xuân Lộc ................................................................................................. 35 8 1.3.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 37 1.3.3. Điều kiện văn hóa – lịch sử .................................................................................... 37 1.3.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................... 38 Chương 2: HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ THỰC TRẠNG KINH DOANH DU LỊCH TẠI NÚI CHỨA CHAN ................................................................................................ 42 2.1 Hoạt động du lịch ...................................................................................................... 42 2.1.1 Du lịch sinh thái ...................................................................................................... 43 2.1.1.1. Địa hình cảnh quan ............................................................................................. 43 2.1.1.2 Khí hậu ................................................................................................................. 44 2.1.1.3 Thủy văn............................................................................................................... 45 2.1.1.4 Sinh vật................................................................................................................. 46 2.1.2 Du lịch văn hóa ....................................................................................................... 47 2.1.2.1 Du lịch tâm linh .................................................................................................... 47 2.1.2.2 Di tích lịch sử ....................................................................................................... 54 2.1.2.3 Văn hóa tộc người ................................................................................................ 48 2.1.2.4 Lễ hội ................................................................................................................... 57 2.1.2.5. Nghề truyền thống ............................................................................................... 58 2.2 Thực trạng kinh doanh du lịch tại núi Chứa Chan ..................................................... 58 2.2.1 Cơ sở vật chất- hạ tầng ............................................................................................ 59 2.2.2 Quản lý hoạt động du lịch tại núi Chứa Chan ......................................................... 63 2.2.2.1. Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch....................................................... 63 2.2.2.2. Khách du lịch ...................................................................................................... 64 2.2.2.3. Doanh thu du lịch ................................................................................................ 65 2.2.3 Sự tham gia của cộng đồng địa phương .................................................................. 67 2.2.3.1 Cộng đồng địa phương đối với du lịch ................................................................ 67 9 2.2.3.2 Du khách đối với cộng đồng địa phương ............................................................ 68 2.3. Phân tích hoạt động du lịch tại núi Chứa Chan thông qua khảo sát ......................... 69 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NÚI CHỨA CHAN......................................................................................................... 71 3.1. Nhận diện điểm mạnh điểm yếu, thách thức và cơ hội trong hoạt động du lịch núi Chứa Chan ........................................................................................................................ 71 3.2. Dự báo sự phát triển .................................................................................................. 73 3.3. Giải pháp nhằm phát triển du lịch núi Chứa Chan .................................................... 76 3.3.1. Phát huy vai trò của cơ quan quản lý trong việc xây dựng văn hóa du lịch .......... 76 3.3.2. Trùng tu, tôn tạo di tích, chống lấn chiếm di tích ................................................. 77 3.3.3. Kêu gọi sự tham gia của cộng đồng địa phương nâng cao chuỗi giá trị cho việc phát triển du lịch ..................................................................................................................... 79 3.3.4. Quản lý các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trong phạm vi di tích ........................ 80 3.3.5. Đầu tư qui hoạch xây dựng, sữa chữa về hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng ... 82 3.3.6. Quản lý và phát triển các hoạt động du lịch bền vững tại di tích .......................... 83 3.3.7. Bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững.................................................. 84 3.3.8. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch ...................................... 85 3.3.9. Khôi phục và hình thành làng nghề thủ công truyền thống dân tộc ...................... 86 3.3.10. Xây dựng Nhà trưng bày bổ sung di tích ............................................................ 87 3.3.11. Tuyên truyền phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di tích ............ 87 3.3.12. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ................................................................... 88 3.3.13. Giải pháp về vốn và đầu tư .................................................................................. 90 3.4 Một số kiến nghị......................................................................................................... 91 3.4.1. Kiến nghị với sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Đồng Nai ................................. 91 3.4.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương .................................................................. 92 10 3.4.3. Kiến nghị với những người làm du lịch ................................................................. 93 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 11 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng tất yếu đang diễn ra trên thế giới, chi phối tất cả các nền kinh tế của các quốc gia. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã đặt các doanh nghiệp trong nước đứng trước rất nhiều cơ hội và cả những thách thức lớn lao. Về phương diện du lịch, nhân tố này có ý nghĩa là sẽ làm tăng lượng du khách vào Việt Nam. Ngành du lịch Việt Nam đang và sẽ là một ngành kinh tế mũi nhọn và tạo nền tảng vững chắc cho các ngành kinh tế khác và góp phần phát triển đất nước. Xu hướng quốc tế hóa giữa các dân tộc trên thế giới dẫn đến việc giao lưu văn hóa, tìm kiếm tri thức về các nền văn minh trên các miền đất lạ đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của con người. Du lịch không chỉ là việc nghỉ ngơi, vui chơi giải trí đơn thuần mà thông qua du lịch con người còn bổ sung thêm tri thức, làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Vì vậy việc khai thái những tiềm năng, thế mạnh các giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên của một vùng đất để phục vụ việc phát triển du lịch là điều vô cùng quan trọng và là một việc làm cần thiết. Du lịch Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng và cần được đầu tư, khai thác cách triệt để. Tuy nhiên, theo báo cáo tại Đại hội Hiệp hội lữ hành Việt Nam diễn ra tại Hà Nội ngày 14/4/2016 cho thấy, thực tiễn hoạt động du lịch ở nước ta còn kém so với nhiều nước trong khu vực chứ chưa nói đến việc so sánh với mặt bằng du lịch quốc tế, tiềm năng du lịch đất nước vẫn chưa được khai thác hết và đầu tư một cách hiệu quả. Theo như định hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2016- 2020 được đại hội nêu rõ “Phối hợp với các địa phương tích cực tổ chức khảo sát, xây dựng và phát triển các loại hình du lịch, có kế hoạch cụ thể khai thác tiềm năng du lịch mới tại các địa phương”. Đại hội cũng nêu ra một số điểm du lịch tiềm năng của đất nước cần được đầu tư và khai thác, trong đó có địa điểm “ Núi Chứa Chan,Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai” 12 Đồng Nai được xem là vùng “đất lành chim đậu”, ngoài bốn tộc người bản địa là người Mạ, Chro, X’tiêng, K’ho, nơi đây còn là vùng đất lưu chân của nhiều tộc người qua các thời kỳ như: Người Việt, Hoa, Chăm, Tày…, nơi tích tụ các giá trị văn hóa mang tính đặc trưng, xuyên suốt. Bên cạnh đó, vùng đất này còn được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều các giá trị về thắng cảnh, môi trường sinh thái, vị trí địa lý thuận lợi, với địa hình đa dạng…Đồng Nai còn được biết đến với những trang sử hào hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã làm nên “Hào khí Đồng Nai” rất đỗi tự hào. Các giá trị văn hóa vô cùng phong phú đa dạng biểu hiện ở các giá trị vật thể hiện tồn trong những di tích văn hóa, lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích danh thắng…các giá trị văn hóa phi vật thể: lễ hội, tín ngưỡng, giá trị văn háo ở các làng nghề, phong tục tập quán, ẩm thực…Các giá trị di sản có vị trí quan trọng là nguồn tài nguyên hữu ích cho phát triển du lịch nói riêng và quy hoạch kinh tế văn hóa xã hội nói chung. Theo quyết định số 1204/QĐ BVHTTDL ngày 29/3/2012 của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch về xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc Gia thì núi Chứa Chan, Xuân Lộc - Đồng Nai với độ cao 839m là ngọn núi cao thứ hai khu vực Nam Bộ sau núi Bà Đen là điểm đến du lịch đầy hứa hẹn trong tương lai. Bên cạnh vị thế địa lý thuận lợi, nền văn hóa đặc thù cùng với những cảnh quan thiên nhiên trên núi hùng vĩ, và còn có nhiều chùa, am, miếu, một không gian tín ngưỡng mang sắc thái nhuyền bí qua những câu chuyện truyền miệng, tục thờ Thần.... núi Chứa Chan hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho việc khai thác và phát triển du lịch nơi đây. Theo định hướng phát triển du lịch Đồng Nai giai đoạn 2016 – 2020 của sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Đồng Nai là quy hoạch, triển khai, xúc tiến, thu hút đầu tư cho ngành du lịch tỉnh, thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án du lịch như: Dự án KDL và đô thị Sơn Tiên (Biên Hòa), Dự án du lịch sinh thái tại xá Long Tân (Nhơn Trạch), du lịch núi Chứa Chan (Xuân Lộc)…Như vậy, có thể thấy phát triển du lịch núi Chứa Chan được sự quan tâm từ các cấp chính quyền. Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện trong việc khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tài nguyên du lịch cũng như xác định đúng đắn du lịch núi Chứa Chan nên 13 phát triển theo hướng nào để tạo nét riêng biệt, tạo ưu thế so với điểm du lịch khác? Đầu tư ra sao? Lộ trình thế nào? Đó là cả một quá trình nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân địa phương. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó, tôi quyết định thực hiện đề tài “ Hoạt động du lịch núi Chứa Chan – Xuân lộc – Đồng Nai ” làm luận văn cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài: Xét về khía cạnh nghiên cứu về du lịch có thể nói khá đa dạng với nhiều công trình nghiên cứu phải kể đến như: Tổng quan du lịch của Trần Văn Thông, Địa lý du lịch của Nguyễn Minh Tuệ, Du lịch và kinh doanh của Trần Nhạn, Văn hóa du lịch ở Việt Nam của Quế Hương, giáo trình văn hóa du lịch của Hoàng Văn Thành…những công trình này, các tác giả đã nêu cơ sở lý luận về du lịch cùng với việc nhìn nhận, đánh giá các tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như tài nguyên du lịch nhân văn ở nước ta. Nhóm các công trình nghiên cứu văn hóa, lịch sử Có những tác phẩm như “ Gia Định thành thông chí (1820) của Trịnh Hoài Đức ghi chép tương đối đầy đủ các sự kiện diễn ra trong thời kỳ mở đầu thế kỷ XIX tại miền Nam, trong đó có Xuân Lộc. Trong cuốn: “Bản sắc dân tộc và văn hóa Đồng Nai” của tác giả Huỳnh Văn Tới xuất bản năm 1998 cũng đã đề cập đến văn hóa, danh thắng làm nên bản sắc văn hóa Đồng Nai, nội dung sách đã phác thảo khá rõ về phong tục tập quán, lễ hội…của cộng đồng các tộc người tỉnh Đồng Nai, qua đó tác giả cũng đánh giá được thực trạng và giải pháp bảo tồn các giá trị di san, di tích, danh thắng trong bối cảnh hội nhập. Trong cuốn sách “Đồng Nai - Nam Bộ với văn hóa phương Đông” tác giả Nguyễn Thị Nguyệt đã tập hợp những bài viết khảo cứu về văn hóa Đồng Nai xét từ góc độ văn hóa tộc người, văn hóa vùng, văn hóa dân gian, trong quan hệ với văn hóa Việt Nam và Phương Đông. Trong đó bài viết “Di sản văn hóa trong phát triển du lịch Đồng Nai” đã bước đầu tổng hợp những kết quả đạt được của ngành du lịch Đồng Nai năm 2008, cũng như hướng khai thác di sản văn hóa với du lịch Đồng Nai” 14 Ngoài ra còn một số bài viết trên tạp chí văn hóa nghệ thuật, tạp chí du lịch Việt Nam, tạp chí Di sản văn hóa, báo Đồng Nai, báo Sài Gòn giải phóng, tập san Xúc tiến du lịch Đồng Nai, sổ tay du lịch Đồng Nai, internet… giới thiệu về di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội, hoạt động du lịch… ở Đồng Nai. Nội dung các bài báo cũng đã đặt ra các vấn đề phát triển du lịch trong mối gắn kết khai thác các giá trị văn hóa, cảnh quan theo hướng phát triển bền vững. Xuân Lộc là một vùng đất mới của tỉnh Đồng Nai, là một địa danh gắn liền với lịch sử vì thế mà được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Từ đó đến nay vùng đất Xuân Lộc đã trở thành mục tiêu nghiên cứu và khảo sát của nhiều nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa học, dân tộc học, du lịch học. Nhưng phần lớn các tài liệu đó cũng chỉ mới tập trung nghiên cứu lịch sử hình thành vùng đất, vai trò của vùng đất đối với nền kinh tế Có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về núi Chứa Chan nhưng rất ít công trình vận dụng những lý luận của văn hóa sinh thái, văn hóa tâm linh vào một hoạt động kinh tế đặc thù như kinh doanh du lịch tại vùng núi Chứa Chan. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học, tài liệu… bước đầu đã cung cấp những thông tin hữu ích về du lịch, là những tài liệu quý giá gợi mở nhiều vấn đề quan trọng giúp cho quá trình thực hiện luận văn của tôi được thuận lợi hơn. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chính của luận văn là thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch tại vùng núi Chứa Chan, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại vùng núi Chứa Chan, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch tại vùng núi Chứa Chan, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ❖ Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch tại vùng núi Chứa Chan, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai. 15 ❖ Đối tượng khảo sát: - Khách hàng là những khách hành hương và khách du lịch đến vùng núi Chứa Chan - Người dân địa phương vùng núi Chứa Chan, Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai. ❖ Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu về loại hình du lịch sinh thái tại Vùng núi Chứa Chan, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai. - Thời gian nghiên cứu: Thông tin, dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2012 – 2016 ❖ Phạm vi khảo sát: - Không gian khảo sát: Vùng núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai. - Thời gian khảo sát: Từ tháng 1/2017 đến tháng 2/2017 5. Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu: - Dữ liệu sơ cấp: Thông qua phương pháp khảo sát thực địa, tiến hành quan sát tại điểm du lịch, tìm hiểu về các danh lam, các di tích lịch sử, cuộc sống và các hoạt động du lịch của cư dân trong vùng và du khách. Đồng thời, dữ liệu thu thập từ việc khảo sát 230 du khách đến tham quan vùng núi Chứa Chan và 100 người dân địa phương vùng núi Chứa Chan tại Huyện Xuân Lộc, Đồng Nai. - Dữ liệu thứ cấp: Từ các văn bản luật, các văn bản có liên quan của các Sở, ban ngành địa phương, internet, sách, báo và tạp chí chuyên ngành. 5.2. Phương pháp phân tích số liệu: ❖ Đối với dữ liệu sơ cấp: Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát gởi cho 230 du khách và 100 người dân địa phương vùng núi Chứa Chan. Bảng câu hỏi được hình thành gồm các thang đo. Thông tin thu thập được tổng hợp và phân tích dữ liệu bằng phần mềm exel và SPSS 20.0. Các dữ liệu được phân tích, tổng hợp, từ đó đánh giá, nhận xét và làm cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch tại vùng núi Chứa Chan 16 ❖ Đối với dữ liệu thứ cấp: - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Phân tích các số liệu, so sánh qua các năm và tổng hợp đề đưa ra nhận xét. - Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, từ đó rút ra các kết luận, các xu hướng để đánh giá tình hình hoạt động của ngành du lịch. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Đề tài kết hợp góc nhìn Việt Nam học với góc nhìn của các ngành khác như: Văn hóa học, lịch sử học, địa lý học, du lịch học. - Phương pháp phân tích SWOT nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức tại khu du lịch núi Chứa Chan để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Cụ thể ma trận SWOT như sau: Hình 1: Ma trận SWOT S: Những điểm mạnh O: Những cơ hội T: Những đe doạ Các chiến lược SO: MA TRẬN SWOT Các chiến lược ST: Chiến lược phát triển Chiến lược cạnh tranh thị trường Các chiến lược WO: W: Những điểm yếu Các chiến lược WT: Chiến lược tăng trưởng Chiến lược suy giảm, phục hồi (Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược kinh doanh, NXB HCM) Ma trận SWOT là ma trận cho phép ta đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của công ty và ước lượng những cơ hội, nguy cơ của môi trường kinh doanh bên ngoài, để từ đó có sự phân phối thích hợp giữa khả năng của công ty với tình hình môi trường. Ma trận SWOT giúp ta phát triển 4 loại chiến lược: 17 - Các chiến lược điểm mạnh - cơ hội (SO): các chiến lược này nhằm sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài. - Các chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO): các chiến lược này nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong để tận dụng các cơ hội bên ngoài. - Các chiến lược điểm mạnh - đe dọa (ST): các chiến lược này sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của các mối đe dọa bên ngoài. - Các chiến lược điểm yếu - đe dọa (WT): các chiến lược này nhằm cải thiện điểm yếu để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của các mối đe dọa bên ngoài. Để xây dựng ma trận SWOT, ta trải qua 8 bước: Bước 1: Liệt kê các cơ hội quan trọng bên ngoài công ty. Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty. Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh bên trong công ty. Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty. Bước 5: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành chiến lược SO và ghi kết quả vào ô thích hợp. Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành chiến lược WO và ghi kết quả vào ô thích hợp. Bước 7: Kết hợp điểm mạnh với đe dọa để hình thành chiến lược ST và ghi kết quả vào ô thích hợp. Bước 8: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành chiến lược WT và ghi kết quả vào ô thích hợp. - Ngoài ra đề tài còn sử dụng nhiều lý thuyết và cách tiếp cận sau: + Lý thuyết Địa -Văn hóa: Nhằm nghiên cứu vai trò của môi trường tự nhiên đối với việc hình thành nền văn hóa bản địa và dấu ấn đặc trưng của văn hóa bản địa trong tự nhiên 18 + Thuyết Sử -Văn hóa: Khai thác các giá trị lịch sử của một vùng đất để phục vụ cho hoạt động du lịch 5.3. Phương pháp chọn mẫu: - Mẫu khảo sát là các du khách đến với vùng núi Chứa Chan và người dân địa phương. Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất. - Kích thước mẫu khảo sát được tính theo công thức n >=m*5, với n là kích thước mẫu, m là mục hỏi, m=15. Vậy trong nghiên cứu này, mẫu tác giả phải chọn n>=75 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008 ) - Tác giả tiến hành khảo sát 230 mẫu, sau khi loại đi các bảng không phù hợp (lý do đánh không đủ mục, hoặc chọn nhiều giá trị), tác giả đã sử dụng 206 bảng khảo sát hợp lệ để phân tích. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý, phân tích trên phần mềm exel và SPSS 20.0 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Về mặt khoa học: đề tài góp phần củng cố cơ sở lý luận, những vấn đề lý thuyết về văn hóa, du lịch, du lịch tâm linh - Về mặt thực tiễn: Luận văn thực hiện dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại vùng núi Chứa Chan, từ đó đề ra những giải pháp giúp định hướng phát khai thác, phát triển tiềm năng du lịch tại núi Chứa Chan, phục vụ cho phát triển du lịch tại Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai 7. Đóng góp của luận văn: - Luận văn góp phần làm nền tảng giúp cho các cơ quan quản lý, cơ quan văn hóa của Tỉnh, Huyện, người dân địa phương cùng khách du lịch nhận thức đầy đủ hơn về giá trị lịch sử - văn hóa tại núi Chứa Chan. - Định hướng cho ngành du lịch Đồng Nai khai thác và phát triển hoạt động du lịch tại núi Chứa Chan sao cho có sức hấp dẫn lâu bền đối với du khách. Đồng thời, giúp cho ngành du lịch Đồng Nai quảng bá hình ảnh du lịch cho du khách trong và ngoài nước. 19 - Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên học các chuyên ngành liên quan đến du lịch. Đề tài cũng có thể là cơ sở gợi mở cho các đề tài sau nghiên cứu sâu hơn về hoạt động du lịch tại núi Chứa Chan, dựa trên nền tảng, cấu trúc , ý tưởng mà tác giả đưa ra. - Đề tài cũng có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các công ty du lịch khai thác tour du lịch tại núi Chứa Chan - Xuân Lộc trong tương lai. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn gồm 3 chương chính như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương này trình bày số lý luận cơ bản về du lịch và hoạt động du lịch, các loại hình du lịch hiện nay và những nguồn tài nguyên du lịch, vai trò của hoạt động du lịch đối với sự phát triển kinh tế địa phương cũng như sự phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã giới thiệu tổng quan về vị trí địa lý, đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội tại vùng núi Chứa Chan cũng như của Huyện Xuân lộc, tỉnh Đồng Nai - Chương 2: Sản phẩm du lịch và thực trạng kinh doanh du lịch tại núi Chứa Chan: Chương này trình bày sản phẩm du lịch cũng như thực trạng kinh doanh du lịch tại vùng núi Chứa Chan, Xuân Lộc, Đồng Nai thông qua dữ liệu thu thập được và dữ liệu khảo sát của tác giả. - Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch tại vùng núi Chứa Chan. Chương này tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức để có cái nhìn khái quát về hoạt động du lịch tại núi Chứa Chan. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đánh thức tiềm năng và phát triển hoạt động du lịch tại Núi Chứa Chan. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan