Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp fdi tại ngân hàng tmcp ngoại thương vi...

Tài liệu Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp fdi tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh bắc ninh

.PDF
122
6
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------------- NGUYỄN THỊ LINH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP FDI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------------- NGUYỄN THỊ LINH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP FDI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC NINH Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH THỊ HOA MAI XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Việc sử dụng kết quả nghiên cứu, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Linh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh quá trình cố gắng nghiên cứu của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn đến PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi để thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Tài chính ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh và các phòng ban của Chi nhánh đã phối hợp, nhiệt tình trao đổi, góp ý và cung cấp thông tin tư liệu cho tôi thực hiện luận văn. Xin trân tro ̣ng cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ..............................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƢƠNG 1TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI ...................................................................4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp FDI ........................................................................4 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp FDI ........................................................................4 1.1.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ..............................................................5 1.2. Những vấn đề lý luận chung về cho vay của ngân hàng thương mại đối với Khách hàng doanh nghiệp FDI ...................................................................................6 1.2.1. Khái quát về doanh nghiệp FDI ........................................................................6 1.2.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp FDI ......9 1.3. Phát triển cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp FDI.........14 1.3.1. Khái niệm về phát triển cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp FDI ................................................................................................................14 1.3.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp FDI ......................................................................................................15 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp FDI ............................................................................................................................19 CHƢƠNG 2PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN ...29 2.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................29 2.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu .........................................................................29 2.1.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..........................................................30 2.2. Thiết kế luận văn ................................................................................................32 2.2.1. Khung nghiên cứu luận văn ............................................................................32 2.2.2. Các bước triển khai nghiên cứu luận văn ........................................................32 CHƢƠNG 3THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP FDITẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAMCHI NHÁNH BẮC NINH ...............................................................................................34 3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh .34 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh .......................................................................................34 3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Bắc Ninh giai đoạn 2016-2018 .................................................................................................................37 3.2. Hoạt động của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ....................41 3.2.1. Thực trạng phát triển .......................................................................................41 3.2.2. Những đóng góp tích cực của doanh nghiệp FDI với kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh ...................................................................................................................42 3.3. Phát triển cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp FDI ...................................................................44 3.3.1. Quan hệ cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp FDI ...................................................................44 3.3.2. Chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp FDI ........................................................47 3.3.3. Các sản phẩm và phương thức cho vay đối với Doanh nghiệp FDI tại VCB Bắc Ninh ....................................................................................................................56 3.3.4. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu sản phẩm cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp FDI .................58 3.3.5. Chất lượng cho vay doanh nghiệp FDI tại Vietcombank Bắc Ninh ...............64 3.3.6. Kết quả đánh giá của khách hàng đối với chất lượng cho vay doanh nghiệp FDI tại Vietcombank Bắc Ninh qua điều tra khảo sát ..............................................65 3.4. Đánh giá chung về phát triển cho vay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp FDI .....................................70 3.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................70 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................................73 CHƢƠNG 4ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP FDI Ở NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH ............................77 4.1. Định hướng, mục tiêu phát triển cho vay các doanh nghiệp FDI của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh ............................................77 4.2. Một số giải pháp phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp FDI của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh. ..................................78 4.2.1. Về mặt cơ chế, chính sách ...............................................................................78 4.2.2. Về mặt công nghệ............................................................................................82 4.2.3. Về mặt con người ............................................................................................82 4.2.4. Giải pháp hỗ trợ khác ......................................................................................83 4.3. Một số kiến nghị.................................................................................................84 4.3.1. Đối với Cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Bắc Ninh .........................................84 4.3.2. Đối với Vietcombank ......................................................................................87 4.3.3. Đối với Chính quyền địa phương, các sở ban, ngành ở địa phương ...............89 KẾT LUẬN ..............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu STT Nguyên nghĩa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1 Agribank 2 BCTĐ 3 BIDV 4 CKBL Cam kết bảo lãnh 5 CIC Trung tâm thông tin tín dụng 6 CN Chi nhánh 7 CN-XD Công nghiệp – Xây dựng 8 CR Hệ thống xếp hạng tín dụng 9 CSTD Chính sách tín dụng 10 DN Doanh nghiệp 11 DN FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 12 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 13 DPRR Dự phòng rủi ro 14 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 15 ĐTNN Đầu tư nước ngoài 16 FDI Đầu tư nước ngoài 17 GHTD Giới hạn tín dụng 18 HĐBĐ Hợp đồng bảo đảm 19 HĐQT Hội đồng quản trị 20 HĐTD Hội đồng tín dụng 21 HSC Hội sở chính 22 JRM Chuyên viên hỗ trợ kinh doanh 23 KCN Khu công nghiệp Việt Nam Báo cáo thẩm định Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam i Ký hiệu STT Nguyên nghĩa 24 KH Khách hàng 25 KHBB Khách hàng bán buôn 26 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 27 NH Ngân hàng 28 NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 29 NHNN Ngân hàng nhà nước 30 NHTM Ngân hàng thương mại 31 NLTS Nông lâm thủy sản 32 NSNN Ngân sách nhà nước 33 PDTD Phê duyệt tín dụng 34 PGD Phòng giao dịch 35 QĐ Quyết định 36 QLRRTD Quản lý rủi ro tín dụng 37 RM Chuyên viên quan hệ khách hàng 38 Sacombank Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín 39 ST Số tiền 40 TCTD Tổ chức tín dụng 41 TDH Trung dài hạn 42 TMCP Thương mại cổ phần 43 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 44 TSBĐ Tài sản bảo đảm 45 TSCĐ Tài sản cố định 46 TTCBL Thỏa thuận cấp bảo lãnh 47 TS Tiến sỹ 48 TSC Trụ sở chính 49 TT Tỷ trọng 50 TTTM Tài trợ thương mại ii STT 51 52 Ký hiệu Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam VCB VCB Nguyên nghĩa Bắc Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ninh Bắc Ninh 53 Vietcombank Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam 54 Vietinbank Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam 55 WTO Tổ chức thương mại thế giới 56 XHTD Xếp hạng tín dụng iii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Nhân sự và mạng lưới một số Ngân hàng trên địa bàntỉnh Bắc Ninh năm 2018 37 2 Bảng 3.2 Nguồn vốn tại Ngân hàng VCB Bắc Ninh (2016-2018) 38 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 Cơ cấu nguồn thu của Vietcombank Bắc Ninh 40 5 Bảng 3.5 Nguồn vốn huy động từ DN FDI tại Ngân hàng VCB Bắc Ninh(2016-2018) 45 6 Bảng 3.6 Dư nợ khối DN FDI tại VCB Bắc Ninh (2016-2018) 46 7 Bảng 3.7 Lợi nhuận mang lại cho VCB Bắc Ninh từ các doanh nghiệp FDI(2016-2018) 46 8 Bảng 3.8 Tỷ lệ bảo đảm cấp tín dụng của Vietcombank 48 9 Bảng 3.9 Thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Chi nhánh Bắc Ninh 49 10 Bảng 3.10 Điều kiện tham gia sản phẩm cho vay ưu đãi của VCB đối với doanh nghiệp FDI 50 11 Bảng 3.11 Chương trình lãi suất đối với KHDN FDI của Chi nhánh 56 12 Bảng 3.12 Số lượng khách hàng doanh nghiệp FDI của Chi nhánh 58 13 Bảng 3.13 Cơ cấu khách hàng doanh nghiệp FDI có dư nợ tại VCB Bắc Ninh theo quốc gia 59 14 Bảng 3.14 Tình hình dư nợ FDI của Chi nhánh 60 15 Bảng 3.15 Dư nợ FDI theo quốc gia đầu tư 61 16 Bảng 3.16 Dư nợ FDI cuối kỳ theo thời hạn cho vay 61 17 Bảng 3.1 7 Dư nợ FDI theo loại tiền tệ 62 18 Bảng 3.18 Tổng hợp chất lượng tín dụng FDI 64 19 Bảng 3.19 Tổng hợp kết quả điều tra Khách hàng tại VCB Bắc Ninh 65 20 Bảng 3.20 Dư nợ cho vay và nợ xấu của VietcombankBắc Ninh (2016-2018) Tổng hợp kết quả điều tra Cán bộ tín dụng tại VCB Bắc Ninh iv 39 68 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT Sơ đồ 1 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Vietcombank Bắc Ninh 36 2 Sơ đồ 3.2 Quy trình tín dụng đối với KHDN tại VCB 53 STT Biểu đồ Nội dung Trang 1 Biều đồ 3.1 Lợi nhuận của Vietcombank Bắc Ninh (2014-2018) 40 2 Biểu đồ 3.2 3 Biểu đồ 3.3 Nội dung Tổng hợp kết quả điều tra Khách hàng tại VCB Bắc Ninh Tổng hợp kết quả điều tra Cán bộ tại VCB Bắc Ninh v Trang 66 68 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế xã hội và thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy, hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng, trở thành xu thế tất yếu của hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nằm trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, sau 20 năm xây dựng và phát triển, với hệ thống hạ tầng đồng bộ, các KCN Bắc Ninh đã chứng minh được năng lực vượt trội, đó là sức hút FDI liên tục tăng, đưa Bắc Ninh từ một tỉnh nông nghiệp vươn lên đứng tốp đầu toàn quốc về thu hút đầu tư. Đi cùng với sự tăng trưởng về đầu tư là nhu cầu vốn để phục vụ cho hoạt động của các Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Do vậy, hoạt động cho vay của các Ngân hàng trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh đối với các Doanh nghiệp FDI rất được chú trọng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh (Vietcombank Bắc Ninh)cũng xác định việc phát triển cho vay doanh nghiệp FDI là chiến lược phát triển trọng tâm. Tuy nhiên so với tiềm năng khai thác đối tượng FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thì hiệu quả đạt được của Vietcombank Bắc Ninh chưa cao, thị phần còn hạn chế do các vấn đề về quy trình thủ tục, thời gian phê duyệt, mức lãi suất phí chưa hấp dẫn, .. ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho đối tượng doanh nghiệp FDI. Thực tế, việc cho vay doanh nghiệp FDI tại Vietcombank Bắc ninh còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ, chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng của chi nhánh. Xuất phát từ thực tế trên, học viên đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoạt độngcho vayKhách hàng doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh” 1 2. Câu hỏi nghiên cứu - Các Doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn qua (2016-2018) đã có những đóng góp cho kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh như thế nào? - Thực trạng phát triển cho vay, chất lượng và quy mô cho vay vốn của Vietcombank Bắc Ninh đối với các doanh nghiệp FDI hiện nay như thế nào? - Có những giải pháp nào để đẩy mạnh phát triển cho vay doanh nghiệp FDI của Vietcombank Bắc Ninh trong giai đoạn tiếp theo? 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển cho vay đối với doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về liên quan đến phát triển hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại ngân hàng thương mại - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cho vay vốn đối với doanh nghiệp FDI của Vietcombank Bắc Ninhcác yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng Vietcombank Bắc Ninh - Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp FDI tại ngân hàng thương mại. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp FDI và các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp FDI tại ngân hàng thương mại. 2 - Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2016 – 2018, số liệu sơ cấp được thu thập vào cuối năm 2018, đầu năm 2019. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp áp dụng cho giai đoạn 2019-2025. - Phạm vi không gian: Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh. 5. Kết cấu của Luận văn Luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bao gồm: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận về phát triểncho vay của ngân hàng thương mại đối với Khách hàng doanh nghiệp FDI Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn Chương 3: Thực trạng phát triển cho vay khách hàngdoanh nghiệp FDI tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh. Chương 4: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp FDI ở Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh. 3 CHƢƠNG1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triểncho vay của ngân hàng thƣơng mại đối với doanh nghiệp FDI 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp FDI Với vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với việc phát triển kinh tế, hoạt động của các doanh nghiệp FDI đã thu hút sự quan tâm chú ý của các chuyên gia kinh tế, cơ quan nhà nước, nhiều nhà quản lý, kinh doanh và nghiên cứu khoa học. Thực tế, có rất nhiều hội nghị, hội thảo khoa học được tổ chức và nhiều kết quả nghiên cứu về FDI và cho vay FDI tại Việt Nam. Các công trình nghiên cứu và tổng hợp trong nước chủ yếu nghiên cứu về hoạt động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế Việt Nam như: + “Hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2005-2014” của Tổng cục Thống kê chủ yếu thống kê số liệu và đánh giá thực trạng hiệu quả của doanh nghiệp FDI; + “Quản lý môi trường tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Nghiên cứu khoa học - Tác giả: Đinh Đức Trường - Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 31, Số 5 (2015) 46-55) chủ yếu phân tích thực trạng quản lý môi trường tại khu vực doanh nghiệp FDI nhằm đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả doanh nghiệp FDI hướng tới sự phát triển bền vững tại Việt Nam; + “Nghiên cứu điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đến năm 2020” (Nghiên cứu khoa học - Tác giả: TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) với mục tiêu đề xuất kiến nghị điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năm 2020 của Việt nam phục vụ Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 4 Ngoài ra, có nhiều học viên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài liên quan đến hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp FDI để làm đề tài nghiên cứu như: + “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường vốn Việt Nam”(Luận án Tiến Sỹ - Tác giả:Nguyễn Tiến Hưng – 2011), tập trung nghiên cứu về hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu trong giai đoạn 1997- 2011 và giải pháp đến năm 2014; đặc điểm và môi trường hoạt động tín dụng những năm đó khác biệt lớn so với hiện nay. + “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”(Luận án Tiến sỹ - Tác giả: Nguyễn Thị Thu Đông -2012), trình bày lý luận về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại, chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2015. +“Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”(Luận án Tiến Sỹ - Tác giả: Trần Trọng Huy- 2013) nghiên cứu chuyên sâu về tín dụng ngân hàng và đưa ra giải pháp về mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam trên địa bàn TP.HCM. + “Hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” (Luận văn Thạc sỹ - Tác giả: Nguyễn Thị Thu Giang – 2017) nghiên cứu về hoạt động cho vay đối với DN FDI và đưa ra giải pháp, định hướng trong hoạt động cho vay DN FDI tại Vietinbank Bắc Ninh. 1.1.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu Việc nghiên cứu tình hình cho vay và phát triển cho vay Doanh nghiệp FDI tại các Ngân hàng thương mại đã được nhiều cá nhân, tác giả, nghiên cứu sinh lựa chọn phân tích.Các đề tài về phát triển tín dụng ngân hàng rất nhiều, tuy nhiên nghiên cứu về phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư 5 nước ngoài số lượng công trình nghiên cứu còn hạn chế, chỉ có một số đề tài nhưng tính ứng dụng vào thực tiễn chưa cao. Tuy nhiên, các đề tài tập trung nghiên cứu về hiệu quả cho vay nói chung và quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay, không đi sâu nghiên cứu về cho vay ngân hàng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn hiện nay. Một số đề tài tập trung nghiên cứu về nâng cao chất lượng cho vay nói chung tại Vietcombank, không nghiên cứu về chất lượng cho vay ngân hàng đối với doanh nghiệp FDI tại một Chi nhánh Vietcombank cụ thể, giai đoạn nghiên cứu 2016-2018. Các đề tài về phát triển cho vay ngân hàng đa số đều nói chung về cho vay doanh nghiệp, cho vay thể nhân tại các ngân hàng, do đó một trong các hướng đi nghiên cứu sâu hơn của Luận án đó là vấn đề cụ thể về cho vay ngân hàng với một đối tượng khách hàng cụ thể. Tuy nhiên, với phạm vi tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, nghiên cứu khóa luận “Hoạt động cho vayKhách hàng doanh nghiệp FDI tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh” sẽ tập trung phân tích chủ yếu thực trạng cho vay và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay đối với doanh nghiệp FDI của Vietcombank Bắc Ninh từ đó đưa ra giải pháp kiến nghị để đẩy mạnh phát triển cho vay đối với doanh nghiệp FDI riêng tại Vietcombank Bắc Ninh. 1.2. Những vấn đề lý luận chung về cho vay của ngân hàng thƣơng mại đối với Khách hàng doanh nghiệp FDI 1.2.1. Khái quát về doanh nghiệp FDI 1.2.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) có thể hiểu dưới các góc nhìn khác nhau. “Đầu tư trực tiếp nhằm đạt được quyền lợi lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế khác với nền kinh tế nhà đầu tư” (Theo IMFInternational Money Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế). Tuy nhiên, cách hiểu nàychú trọng nhiều vào quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài mà không quan tâm đến lợi ích của nước chủ nhà tiếp nhận đầu tư 6 “ Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” còn “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại” (Theo Điều 3 của Luật Đầu tư năm 2014). Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Doanh nghiệp FDI) là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm DN có 100% vốn nước ngoài hoặc DN liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước. Theo quy định của Vietcombank, định nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Điều 4 Quyết định số 110/QĐ-HĐQT-CSTD ngày 20/01/2017 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về việc “Ban hành Quy định về Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Vietcombank: - DN có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. - DN liên doanh giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài hoặc giữa các bên nước ngoài với nhau. - Doanh nghiệp (không thuộc hai đối tượng trên) trong đó đáp ứng được ít nhất một trong các điều kiện sau: + Phần vốn cổ phần (đối với CTCP) hoặc phần vốn góp (đối với Công ty TNHH, Công ty hợp danh) cao nhất do Nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chi phối nắm giữ; + Tổng phần vốn cổ phần (đối với CTCP) hoặc phần vốn góp (đối với Công ty TNHH, Công ty hợp danh) cao nhất do NĐT nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chi phối chiếm trên 50% Vốn điều lệ của doanh nghiệp; + Có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài (đối với Công ty hợp danh). 1.2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp FDI Về mặt pháp lý:Thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư, Thiết lập quyền sở hữu với quyền quản lý đối các nguồn vốn đã được đầu tư 7 Về quy mô vốn và quy mô hoạt động: Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp FDI luôn có sự tham gia của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc cá nhân người nước ngoài với tỷ lệ cao nhất hoặc chi phối trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp; hoặc có số lượng lớn nhất.Đối với các doanh nghiệp FDI là công ty con của một tập đoàn từ nước khác đến đầu tư luôn có nguồn tài trợ tài chính từ Công ty mẹ trong cơ cấu bảng cân đối kế toán. Nguồn tài trợ chính từ Công ty mẹ có thể bằng hình thức: vay nợ ngắn hạn hoặc trung hạn từ Công ty mẹ; cho thuê máy móc thiết bị. FDI cũng có thể xem là sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia Về năng lực điều hành: Doanh nghiệp FDI thường do đại diện Chủ sở hữu đại diện theo pháp luật nắm quyền điều hành hoặc là thành viên trong Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên có quyền biểu quyết quản lý hoạt động chung của Công ty. Bên cạnh đó, Ban quản lý doanh nghiệp thường có các thành viên từ Công ty mẹ/đại diện vốn góp nắm giữ các vị trí quản lý các bộ phận kỹ thuật, tài chính giúp việc cho Tổng giám đốc kết hợp sử dụng quản lý hành chính nhân sự người Việt Nam để điều hành quản lý Công ty. Về trình độ sản xuất: Doanh nghiệp FDI đi theo các tập đoàn sản xuất lớn như: Samsung, Nokia, LG… nên đầu ra hầu hết chỉ xuất bán cho các tập đoàn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam (là Vendor cung cấp thiết bị cấp I hoặc cấp II, cấp III). Về tập quán kinh doanh: Doanh nghiệp FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, thể hiện quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà đầu tư với nước bản địa. 1.2.1.3. Vai trò của doanh nghiệp FDI trong phát triển kinh tế Việt Nam Giúp tăng cường nguồn vốn cho tăng trưởng: Nguồn vốn FDI ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế. Tỷ trọng vốn FDI tính trên tổng vốn đầu tư ngày càng tăng. Điểm nổi bật của nguồn vốn FDI so với các nguồn vốn khác ở chỗ, nguồn vốn này đi kèm theo với nó là chuyển giao công nghệ, thúc đẩy xuất khẩu, tiếp nhận kiến thức quản lý hiện đại. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan