Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất trê...

Tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

.PDF
209
32
84

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- PHẠM HOÀI NAM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- PHẠM HOÀI NAM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN VŨ VIỆT 2. PGS.TS. LÊ HUY TRỌNG HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu và kết quả trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Phạm Hoài Nam LỜI CẢM ƠN Tác giả luận án xin chân thành cảm ơn Tập thể lãnh đạo, Thầy cô giáo và tập thể cán bộ lãnh đạo Khoa sau đại học của Học viện Tài chính. Tác giả đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Vũ Việt và PGS.TS Lê Huy Trọng đã nhiệt tình hướng dẫn và động viên tác giả hoàn thành luận án. Tác giả xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, chia sẻ khó khăn và luôn động viên tác giả trong quá trình học tập và thực hiện Luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Phạm Hoài Nam MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP...........................................................19 1.1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG....................................................................................................19 1.1.1. Môi trường ..................................................................................................19 1.1.2. Quản lý hoạt động môi trường ....................................................................20 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................................................ 23 1.2.1. Khái niệm, bản chất kế toán môi trường trong doanh nghiệp.....................23 1.2.2. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán môi trường trong doanh nghiệp ......... 28 1.2.3. Nội dung và phương pháp kế toán môi trường ........................................... 30 1.2.4. Vai trò và nhiệm vụ của của kế toán môi trường trong doanh nghiệp.......... 35 1.3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP......... 36 1.3.1. Mô hình kế toán tài chính và kế toán quản trị môi trường..........................37 1.3.2. Nhận diện - xác định tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường trong doanh nghiệp ......................................................................... 38 1.3.3. Tổ chức ghi nhận tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường trong doanh nghiệp .....................................................................................62 1.3.4. Tổ chức cung cấp thông tin và sử dụng thông tin tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường trong doanh nghiệp ................................ 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................................71 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI..................................................................................................72 2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI.................................................72 2.1.1. Hoạt động môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi..........................................................................................72 2.1.2. Quản lý hoạt động môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi............................................................................. 76 2.2. NHU CẦU SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ........... 79 2.2.1. Nhu cầu dụng thông tin kế toán môi trường của các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp .....................................................79 2.2.2. Nhu cầu sử dụng thông tin kế toán môi trường phục vụ công tác quản trị của các đối tượng sử dụng thông tin bên trong doanh nghiệp......... 81 2.3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI .....................................................................................................82 2.3.1. Mô hình tổ chức kế toán tài chính và kế toán quản trị môi trường............. 82 2.3.2. Thực trạng nhận diện - xác định tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường .........................................................................................83 2.3.3. Thực trạng tổ chức ghi nhận tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường ..................................................................................................88 2.3.4. Thực trạng tổ chức cung cấp và sử dụng thông tin tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường ................................................................ 92 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHU CẦU SỬ DỤNG THÔNG TIN VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI........................94 2.4.1. Đánh giá thực nhu cầu sử sử dụng thông tin kế toán môi trường của các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ...........................94 2.4.2. Đánh giá thực trạng nhận diện - xác định tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập liên quan đến hoạt động môi trường.....................................95 2.4.3. Đánh giá thực trạng tổ chức ghi nhận tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường ...................................................................................97 2.4.4. Đánh giá thực trạng tổ chức cung cấp và sử dụng thông tin về tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập từ hoạt động môi trường trong doanh nghiệp.............................................................................................100 2.5. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI ......................................................101 2.6. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP - KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM..........................................................................103 2.6.1. Kế toán môi trường tại một số nước trên thế giới .....................................103 2.6.2. Chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến kế toán môi trường trong doanh nghiệp.............................................................................................105 2.6.3. Bài học kinh nghiệm cho tổ chức công tác kế toán môi trường trong doanh nghiệp Việt Nam ..................................................................109 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................111 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI..............................................................................112 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI....................................................112 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội Quảng Ngãi đến năm 2020............112 3.1.2. Định hướng bảo vệ môi trường đối với Khu kinh tế, Khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2015 đến năm 2020 ......................................................................113 3.1.3. Giải pháp bảo vệ môi trường đối với khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp phân tán trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2015 đến năm 2020 ..................................................................................................114 3.2. YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI...............................................116 3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán môi trường.........................116 3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ........................117 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ........................................................................................119 3.3.1. Xác định mô hình tổ chức kế toán tài chính và kế toán quản trị môi trường................................................................................................119 3.3.2. Hoàn thiện nhận diện, xác định tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường .......................................................................................122 3.3.3. Hoàn thiện tổ chức ghi nhận tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường ................................................................................................137 3.3.4. Hoàn thiện tổ chức cung cấp thông tin và sử dụng thông tin tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường trong doanh nghiệp.................147 3.4. CÁC KIẾN NGHỊ CẦN THIẾT TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO VIỆC THỰC HIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ..............................158 3.4.1. Kiến nghị với các doanh nghiệp................................................................158 3.4.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước......................................................160 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................162 KẾT LUẬN.................................................................................................................163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.............................................................................................165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................166 PHỤ LỤC....................................................................................................................170 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Các loại kế toán môi trường theo USEPA ....................................... 23 Bảng 2.1: Đặc trưng chất thải, khí thải từ hoạt động môi trường của các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành nghề..................................... 75 Bảng 2.2: Nhu cầu thông tin chi phí môi trường theo nhóm ngành nghề ......... 81 Bảng 2.3: Khảo sát mô hình kế toán tài chính và kế toán quản trị môi trường........ 82 Bảng 3.1: Bảng kê chi phí vật liệu trong chất thải ......................................... 138 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Tập hợp và phân bổ chi phí môi trường dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) ................................................................................. 55 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ xác định dòng vật liệu ....................................................... 58 Sơ đồ 1.3: Xác định chi phí môi trường thông qua sự kết hợp giữa phương pháp dòng luân chuyển vật liệu và phương pháp ABC ................... 60 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong vài thập niên gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường và những biến đổi bất lợi của thiên nhiên đang ảnh hưởng tới chất lượng sống của con người. Việt Nam là quốc gia đang phát triển cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường. Bảo vệ môi trường ngày càng trở thành một trong những chính sách rất quan trọng. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã xây dựng chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến 2020, tầm nhìn đến 2030 nhằm xác định lại những định hướng, ưu tiên trong công tác bảo vệ môi trường cũng như hạn chế sự khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thuế bảo vệ môi trường, các nghị định, thông tư hướng dẫn về lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hành vi vi phạm, hủy hoại môi trường, gây ô nhiễm môi trường. Từ những quy định pháp lý về hoạt động bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp phải thực hiện tuân thủ hoạt động bảo vệ môi trường, phải triển khai các giải pháp xử lý môi trường khi thực hiện sản xuất… Với các nhà quản trị doanh nghiệp vấn đề bảo vệ môi trường luôn được quan tâm, tuân thủ quy định pháp lý môi trường, chi phí đầu tư cho hoạt động môi trường như thế nào để mang lại hiệu quả nhất, xác định và phân bổ chi phí môi trường như thế nào để sản phẩm có giá chính xác … Nhà quản lý cần phải có thông tin kế toán môi trường phát sinh tại doanh nghiệp, nhằm quản lý hiệu quả hoạt động môi trường và phát triển bền vững doanh nghiệp. Mặt khác, nhà đầu tư, chủ nợ, các bên liên quan khác là những người có lợi ích trực tiếp và gián tiếp đối với doanh nghiệp luôn tìm cách bảo vệ lợi ích của mình trước những rủi ro về môi trường. Như một hệ quả tất yếu, họ buộc các doanh nghiệp cần phải công khai thông tin liên quan đến hoạt động môi trường cho các đối tượng sử dụng thông tin, nhằm đánh giá ảnh hưởng của hoạt động môi trường đến tình hình tài chính của đơn vị. 2 Sự phát triển kinh tế Quảng Ngãi trong những năm gần đây là kết quả từ những nỗ lực hoạt động kinh tế của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó các doanh nghiệp sản xuất đóng vai trò rất quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, bảo vệ môi trường là đồng nghĩa với việc hạn chế các rủi ro môi trường, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và đảm bảo phát triển bền vững doanh nghiệp. Thông tin kế toán môi trường của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng cho việc quản trị điều hành doanh nghiệp cũng như cung cấp thông tin cho nhóm các đối tượng khác có liên quan. Nhìn chung cho đến nay có nhiều tài liệu đã đề cập đến nhiều khía cạnh của kế toán môi trường trong doanh nghiệp, nhưng chỉ xuất hiện lác đác ở một vài bài báo hoặc một vài công trình nghiên cứu, còn thiếu tính hệ thống và mang tính phiến diện chưa đề cập đầy đủ đến tổ chức công tác kế toán môi trường trong doanh nghiệp. Trong hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay nội dung kế toán môi trường và tổ chức công tác kế toán môi trường trong doanh nghiệp vẫn còn là một khoảng trống chưa được nghiên cứu và đưa ra các quy định hướng dẫn cụ thể. Xuất phát từ những lý do trên, việc đặt vấn đề nghiên cứu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến luận án Môi trường là vấn đề được quan tâm toàn cầu trong quá trình tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Ở các quốc gia trên thế gới, kế toán môi trường đã được quan tâm, nhưng đối với nước ta kế toán môi trường vẫn còn là một lĩnh vực mới. Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về kế toán môi trường trên thế giới và tại Việt Nam. 3 Các nghiên cứu trong nước Trong nước đã có một vài tài liệu, bài báo viết về các vấn đề liên quan đến kế toán môi trường, các bài nghiên cứu này có thể phân thành các vấn đề sau: (1) Chi phí môi trường trong doanh nghiệp, (2) Kế toán môi trường. (1) Chi phí môi trường trong doanh nghiệp Liên quan đến chi phi môi trường, có một nghiên cứu đã được công bố trong luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Thu Thủy (2010) “Nghiên cứu mô hình quản lý và hạch toán chi phí môi trường trong doanh nghiệp khai thác than” luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Đề tài đã nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn quản lý và hạch toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp khai thác than, tập trung vào xây dựng được mô hình hạch toán chi phí môi trường, xác định được các nguyên nhân làm phát sinh chi phí môi trường, nhận diện chi phí môi trường, phân loại chi phí môi trường, tập hợp và phân bổ chi phí môi trường cho các đối tượng chịu chi phí, lập báo cáo chi phí môi trường phục vụ cho công tác quản lý nội bộ. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến nhận diện, xác định, ghi nhận, cung cấp thông tin chi phí môi trường trên báo cáo tài chính. Khi xác định chi phí môi trường phục vụ cho công tác quản trị, tác giả chưa sử dụng các phương pháp mang tính đặc thù riêng có của kế toán môi trường như phương pháp dòng luân chuyển vật liệu (MFCA), phương pháp ABC… (2) Kế toán môi trường Liên quan đến kế toán môi trường, các nghiên cứu tập trung vào các nội dung sau: Sự cần thiết phải hình thành kế toán môi trường trong doanh nghiệp, định nghĩa kế toán môi trường, kế toán tài chính môi trường, kế toán quản trị môi trường, định hướng phát triển kế toán môi trường trong hệ thống kế toán Việt Nam. - Tài liệu “Kế toán môi trường trong doanh nghiệp”(2012) của tác giả PGS.TS.Phạm Đức Hiếu - PGS.TS. Trần Thị Hồng Mai. Tài liệu tập trung làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán môi trường trong doanh nghiệp: Khái niệm kế toán môi trường, kế toán tài chính môi trường, kế toán quản trị môi trường, kế toán chi phí môi trường, kế toán lợi ích môi trường và đánh giá hiệu 4 quả hoạt động của môi trường. Tác giả cũng đã đưa ra các khái niệm các yếu tố của kế toán môi trường như tài sản môi trường, nợ phải trả môi trường, chi phí môi trường, thu nhập môi trường. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các phương pháp phân loại và xác định chi phí môi trường trong doanh nghiệp, ghi nhận, cung cấp thông tin chi phí và thu nhập môi trường, Tuy nhiên, trong các yếu tố của kế toán toán môi trường tác giả chưa đề cập đến nhận diện, xác định, ghi nhận, cung cấp thông tin liên quan đến tài sản môi trường, nợ phải trả môi trường, chưa đề cập đến mô hình kế toán môi trường trong hệ thống kế toán doanh nghiệp. - Bài báo “Định hướng phát triển kế toán quản lý môi trường trong hệ thống kế toán Việt Nam” của tác giả PGS.TS Hà Xuân Thạch. Bài báo đề cập đến kế toán quản trị môi trường với các nội dung: Nhận diện, phân loại và ghi nhận các loại chi phí môi trường, các khoản thu nhập và tiết kiệm từ hoạt động môi trường, công bố báo cáo về môi trường, các giải pháp phát triển kế toán quản lý môi trường tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra các phương pháp xác định chi phí môi trường, chưa đề cập đến kế toán tài chính môi trường trong doanh nghiệp, chưa nhận diện, xác định, ghi nhận và cung cấp thông tin tài chính về các yếu tố tài sản môi trường, nợ phải trả môi trường, chi phí và thu nhập môi trường. - Bài báo “Lý thuyết về kế toán quản trị môi trường và kinh nghiệm áp dụng tại các quốc gia - Giá trị và lợi ích đối với sự phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam” của tác giả Phạm Quang Huy. Tác giả đưa ra quan điểm: Các doanh nghiệp cần xem xét và giải quyết mục tiêu lợi nhuận kinh tế và mục tiêu tác động của môi trường cùng song hành với nhau. Từ đó, các doanh nghiệp cần có những giải pháp trong quá trình kinh doanh để có thể xác định rõ những yếu tố thu nhập, chi phí phát sinh do trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, đồng thời cũng cần ghi nhận những nhân tố này vào thông tin trên sổ sách kế toán. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến các mô hình và các phương pháp kế toán quản trị môi trường trong doanh nghiệp. 5 - Bài báo “Kế toán môi trường trong mối quan hệ với tăng trưởng xanh của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu”của tác giả PGS.TS Võ văn Nhị - Ths. Nguyễn Thị Đức Loan. Bài báo đề cập đến định nghĩa kế toán môi trường, những thông tin mà kế toán môi trường cung cấp, kế toán môi trường ở Việt Nam cần được tổ chức để cung cấp thông tin hữu ích phục vụ cho đối tượng sử dụng thông tin trong quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường. Đồng thời bài báo nêu ra các điều kiện để tổ chức kế toán môi trường tại Việt Nam, như cần phải thiết kế chứng từ, tài khoản phù hợp để ghi nhận, phân loại và xử lý các thông tin kế toán môi trường, làm căn cứ cho việc lập các báo cáo có liên quan. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến kế toán tài chính môi trường, kế toán quản trị môi trường, chưa nhận diện, xác định, ghi nhận và cung cấp thông tin các yếu tố của kế toán môi trường như tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường trong doanh nghiệp. Tác giả cũng chưa đề cập đến mô hình kế toán môi trường trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. - Bài báo “Kế toán môi trường đối với các doanh nghiệp Việt Nam”của tác giả Hà Thị Thu Nga đã nêu lên được sự cần thiết của kế toán môi trường, các nguyên nhân khó khăn để thực hiện kế toán môi trường tại Việt Nam, các điều kiện cần thiết thuộc về phía cơ quan quản lý nhà nước góp phần cho kế toán môi trường phát triển: Như thể chế hóa việc áp dụng kế toán môi trường, xem kế toán môi trường là một bộ phận của hệ thống kế toán, thống kê chính thức và bắt buộc trong hệ thống báo cáo thông tin kinh tế - xã hội ở cấp độ vĩ mô, hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê về môi trường. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến định nghĩa kế toán môi trường, kế toán tài chính môi trường, kế toán quản trị môi trường, phương pháp xác định, quy trình ghi nhận và cung cấp thông tin về các yếu tố tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường trong doanh nghiệp. - Bài báo “Kế toán quản trị môi trường tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Bích Ngọc. Tập trung nghiên cứu kế toán môi trường tại các công ty Nhật Bản, chỉ ra được các lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng kế toán môi trường và bài học kinh nghiệm cho việc ứng dụng kế toán quản lý môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả 6 chưa đề cập đến định nghĩa kế toán môi trường, kế toán tài chính môi trường, kế toán quản trị môi trường, phương pháp xác định, quy trình ghi nhận và cung cấp thông tin về các yếu tố tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường trong doanh nghiệp, mô hình kế toán môi trường trong hệ thống kế toán doanh nghiệp. Các nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới nhiều quốc gia đã ban hành nhiều văn bản pháp lý hướng dẫn về kế toán hoạt động bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp. Hiện nay đã có nhiều tài liệu giới thiệu, hướng dẫn về kế toán môi trường đã được phát hành, như Cơ quan Bảo vệ môi trường của Mỹ, Bộ Môi trường Nhật Bản, Bộ Môi trường Cộng hòa liên bang Đức, Ủy ban của Cộng đồng châu Âu (EC) cũng đưa ra các quy định mang tính chỉ đạo và hướng dẫn một số nội dung kế toán môi trường và công khai thông tin môi trường của các doanh nghiệp. Một số tổ chức khác như Envirowise của Vương quốc Anh, Tổ chức Môi trường Canada, các trung tâm, viện nghiên cứu và nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều hướng dẫn cho việc đánh giá và lập báo cáo về các chi phí liên quan đến môi trường. Nhìn chung, các bài nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu kế toán môi trường trên phương diện kế toán tài chính môi trường và kế toán quản trị môi trường. Liên quan đến kế toán tài chính môi trường, các nghiên cứu này tập trung vào các nội dung sau: Nhận diện, đo lường, ghi nhận, công khai thông tin chi phí môi trường, nợ phải trả môi trường trên báo cáo tài chính. - Bài báo “Kế toán môi trường và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)” của tác giả A. Aziz Ansari đề cập sự cần thiết để phải bổ sung yếu tố môi trường trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Cần có sự thống nhất chung về nhận diện, đo lường và công bố thông tin các yếu tố của kế toán môi trường, gồm tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường trên báo cáo tài chính. Các doanh nghiệp nên vận dụng chuẩn mực báo báo tài chính quốc tế để đo lường và công bố thông tin các yếu tố môi trường trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, tác giả bài báo chỉ tập trung vào vận dụng chuẩn mực kế toán báo cáo tài chính quốc tế để đo lường và công bố thông tin các yếu tố môi trường trên báo 7 cáo tài chính của doanh nghiệp, chưa đề cập đến các khái niệm về tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường và các cơ sở để đo lường, ghi nhận, cung cấp thông tin tài chính của các yếu tố của kế toán môi trường. - Tổ chức UNCTAD (2002), đã ban hành và hướng dẫn “Kế toán chi phí, nợ phải trả môi trường, trình bày các thông tin chi phí, nợ phải trả môi trường trong báo cáo tài chính” tài liệu tập trung vào các vấn đề: Sự cần thiết của kế toán nợ phải trả môi trường và chi phí môi trường trong doanh nghiệp, ghi nhận, đo lường, công khai thông tin chi phí môi trường và nợ phải trả môi trường trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến nhận diện, xác định, ghi nhận, cung cấp thông tin về tài sản môi trường và thu nhập môi trường trong doanh nghiệp. Liên quan đến kế toán quản trị môi trường, các nghiên cứu này tập trung vào các nội dung sau: Phân loại chi phí môi trường, các phương pháp kế toán quản trị môi trường, thông tin kế toán quản trị môi trường. - Tổ chức IFAC (2005), đã ban hành “Tài liệu hướng dẫn thực hiện kế toán quản trị môi trường” (EMA). Tài liệu tập trung vào các vấn đề: Sự cần thiết của kế toán quản trị môi trường, nguyên tắc kế toán môi trường, thông tin kế toán môi trường cung cấp trên cả hai phương diện là thông tin vật lý và thông tin tiền tệ của hoạt động môi trường trong doanh nghiệp. Thông tin vật lý bao gồm thông tin về hiện vật của dòng nguyên vật liệu, năng lượng, nước sử dụng và chất thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông tin tiền tệ bao gồm thông tin về chi phí môi trường trong doanh nghiệp và chi phí môi trường tiết kiệm được từ quản lý tốt hoạt động môi trường. Ngoài ra, tài liệu còn đưa ra định hướng trình bày thông tin chi phí và thu nhập môi trường của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến nội dung các phương pháp xác định chi phí môi trường trong doanh nghiệp phục vụ cho quản trị doanh nghiệp. - Ủy ban liên hợp quốc về phát triển bền vững (2002), đã ban hành “Nguyên tắc và thủ tục kế toán quản trị môi trường” Tài liệu tập trung vào các 8 nguyên tắc, thủ tục, phương pháp để định lượng chi phí môi trường nhằm cung cấp thông tin trong việc ra các quyết định trong nội bộ đơn vị. Các phương pháp được sử dụng kế toán quan trị môi trường gồm: Phương pháp kế toán dòng luân chuyển vật liệu, phương pháp xác định chi phí môi trường dựa trên cơ sở hoạt động, phương pháp kế toán dòng chi phí, phân loại chi phí môi trường trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác giả chưa hướng dẫn các phương pháp tổ chức thu thập, hệ thống hóa, xử lý và cung cấp thông tin chi phí môi trường cho việc ra quyết định trong nội bộ đơn vị. - Bộ môi trường Nhật bản (2005), đã ban hành tài liệu “Hướng dẫn kế toán môi trường”. Tài liệu tập trung vào các vấn đề: Định nghĩa kế toán môi trường, vai trò chức năng của kế toán môi trường, các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán môi trường, phân loại chi phí môi trường và lợi ích môi trường, đo lường chi phí môi trường và lợi ích môi trường, phương pháp kế toán chi phí môi trường. Đồng thời tài liệu còn hướng dẫn cung cấp thông tin kế toán môi trường cho quản lý nội bộ đơn vị và công khai thông tin kế toán môi trường cho bên ngoài. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến hệ thống hóa, xử lý thông tin chi phí môi trường phục vụ cho việc ra quyết định trong nội bộ đơn vị. 3. Kết quả đạt được và những vấn đề tồn tại trong các nghiên cứu trước Qua phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về kế toán môi trường trong các doanh nghiệp: Các nghiên cứu trong nước Đã có luận án, tài liệu chuyên khảo, nhiều bài báo viết về kế toán môi trường. Chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: - Sự cần thiết và ý nghĩa của kế toán môi trường trong các doanh nghiệp, cần phải tổ chức kế toán tài chính môi trường và kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp, trọng tâm là tập trung vào kế toán quản trị môi trường. - Khái niệm về kế toán môi trường, tài sản môi trường, nợ môi trường, chi phí và thu nhập môi trường trong các doanh nghiệp, các vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ đặc thù của kế toán môi trường. 9 - Nhận diện, xác định chi phí môi trường, phân loại chi phí môi trường, hạch toán chi phí môi trường. - Thông tin môi trường phải được ghi nhận vào sổ sách kế toán và công bố thông tin tích hợp trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. - Cần phải thiết kế chứng từ, tài khoản phù hợp để ghi nhận, phân loại và xử lý các thông tin kế toán môi trường, làm căn cứ cho việc lập các báo cáo có liên quan. - Đề xuất nhiều giải pháp để định hướng cho phát triển kế toán môi trường tại Việt Nam. Các nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới có nhiều tài liệu ban hành hướng dẫn về kế toán hoạt động bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp. Các tài liệu rất đa dạng và tiếp cận kế toán môi trường trên nhiều khía cạnh khác nhau, được ban hành và áp dụng cho phù hợp với yêu cầu về thông tin môi trường của từng quốc gia cụ thể. Nội dung kế toán môi trường tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau: - Nguyên tắc kế toán môi trường, thông tin kế toán môi trường cung cấp trên cả hai phương diện là thông tin vật lý và thông tin tiền tệ của hoạt động môi trường trong doanh nghiệp. - Nhận diện, xác định, ghi nhận, cung cấp thông tin về tài sản môi trường, nợ phải trả môi trường, chi phí môi trường, thu nhập môi trường trong báo cáo tài chính. - Nguyên tắc, trình tự kế toán quản trị môi trường, các phương pháp được sử dụng kế toán quản trị môi trường. Các phương pháp kế toán quản trị môi trường gồm: Phương pháp kế toán dòng luân chuyển vật liệu (MFCA), phương pháp xác định chi phí môi trường dựa trên cơ sở hoạt động (ABC). - Thông tin kế toán môi trường phải được thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho quản lý nội bộ đơn vị và công khai cho bên ngoài. Thông tin môi trường công khai bên ngoài có thể trình bày tích hợp trong báo cáo tài chính hoặc báo cáo môi trường độc lập. 10 4. Các vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết Nhìn chung, các tài liệu trong nước đã đề cập nhiều đến kế toán môi trường, tập trung vào sự cần thiết phải thực hiện kế toán môi trường trong doanh nghiệp, vai trò của kế toán môi trường, một số định hướng phát triển kế toán môi trường tại Việt Nam, đồng thời cũng nêu ra một số kiến nghị sửa đối, bổ sung các vấn đề về chi phí và thu nhập môi trường trong chế độ kế toán hiện nay. Một số tài liệu nghiên cứu chi phí môi trường, đưa ra các lý luận cơ bản về kế toán môi trường, phương pháp kế toán môi trường... Các nghiên cứu trước đây đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên những vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục giải quyết như: - Cần hệ thống hóa một cách đầy đủ hơn về cơ sở lý luận của kế toán môi trường trong doanh nghiệp. - Cần nghiên cứu đầy đủ hơn các vấn đề nhận diện, xác định, ghi nhận và cung cấp thông tin liên quan đến tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường. - Cần nghiên cứu tổ chức thu nhận, hệ thống hóa, xử lý và cung thông tin môi trường cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên phương diện kế toán tài chính và kế toán quản trị môi trường. - Cần khảo sát biểu hiện của tổ chức công tác kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay nhằm đánh giá, phân tích thực trạng nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán môi trường. 5. Mục đích nghiên cứu Mục đích cơ bản mà luận án hướng đến là hoàn thiện tổ chức công tác kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất. Xuất phát từ mục đích trên, các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của của luận án được xác định: Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất. Cụ thể: - Nhận diện, xác định, ghi nhận thông tin tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập môi trường trong doanh nghiệp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất