Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu bu lông bằng đồng sang...

Tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu bu lông bằng đồng sang thị trường singapore của công ty cổ phần seoul metal việt nam

.PDF
49
21
135

Mô tả:

Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn thầy Bùi Đức Dũng, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình trong thời gian nghiên cứu để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn các Thầy cô trong khoa Thương mại quốc tế, trường Đại Học Thương Mại đã giảng dạy, cung cấp kiến thức và phương pháp học tập nghiên cứu cho em trong suốt 4 năm qua. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn bộ cán bộ nhân viên Công ty cổ phần Seoul Metal Việt Nam, đặc biệt là các anh chị trong phòng Xuất nhập khẩu, những người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho em những kinh nghiệm quý báu khi còn thực tập tại công ty. Em gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, người thân, những người đã luôn bên cạnh, động viên khuyến khích và cổ vũ tinh thần lớn lao cho em trong suốt thời gian qua. Được sự giúp đỡ của Thầy cô, bạn bè, với những nỗ lực bản thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu Bu lông bằng đồng sang thị trường Singapore của công ty cổ phần Seoul Metal việt Nam”, xin trình quý Thầy cô trong Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn với chất lượng tốt nhất nhưng do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự phản hồi và ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để có thể hoàn thiện hơn luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiên Ngô Thị Phương 1 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC.. 2 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế DANH MỤC BẢNG STT Tên Trang 1 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của SMV năm 2012 19 2 Bảng 3.2. Số lượng và trình độ nhân viên SMV JSC 20 3 Bảng 3.3. Kim ngạch xuất khẩu của SMV giai đoạn 2010 - 2012 (theo thị trường) 22 4 Bảng 3.4. Kim ngạch xuất khẩu của SMV giai đoạn 2010 - 2012 (theo sản phẩm) 22 5 Bảng 3.5. Đánh giá các bước trong quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa của công ty CP Seoul Metal Việt Nam 25 6 Bảng 3.6. Tổng hợp hồ sơ hải quan cho hàng hóa xuất khẩu sang Singapore của SMV 2010 - 2012 27 7 Bảng 3.7. Tổng hợp phân luồng hàng hóa của SMV giai đoạn 2010 – 2012 30 3 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế DANH MỤC BIỂU STT 1 Tên Trang Biểu đồ 3.1. Doanh thu của SMV giai đoạn 2009-2012 và dự tính 2013 20 2 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của SMV năm 2012 21 4 Biểu đồ 3.3. Kết quả chuẩn bị hồ sơ hải quan của công ty SMV hiện nay 26 5 Biểu đồ 3.4. Kết quả công tác đăng ký hải quan của SMV giai đoạn 2010 - 2012 28 6 Biều đồ 3.5. Khó khăn chính trong công tác đăng ký hải quan của công ty 29 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT 1 Tên Trang Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý của công ty CP Seoul Metal Việt Nam 17 4 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt tiếng Việt Nghĩa đầy đủ 1 CP Cổ phần 2 KCN Khu công nghiệp 3 KH Khách hàng 4 HQ Hải quan 5 TTHQ Thủ tục hải quan 6 XNK Xuất nhập khẩu STT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt 1 RoHS Restriction of Certain Hazardous Substances Tiêu chuẩn hạn chế vật chất nguy hiểm 2 SEV Samsung Electronics VietNam Công ty TNHH điện tử Samsung Việt Nam 3 USD United States Dollars Đô la Mỹ 4 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại Quốc tế 5 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Phát triển cùng với xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, Việt Nam đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động trao đổi, giao lưu, buôn bán với các nước trên thế giới. Các nhóm ngành xuất khẩu mũi nhọn rất được Nhà nước quan tâm và hỗ trợ phát triển. Để đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động xuất khẩu thì cần đến một phương pháp quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu thông suốt và nhanh chóng hơn. Trong đó, thủ tục hải quan đóng vai trò then chốt, có ý nghĩa quyết định đến tốc độ thông quan hàng hóa cũng như đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước không bị thất thoát, chống nạn buôn lậu, gian lận trong thương mại. “Thủ tục hải quan” là một trong những nội dung thiết yếu của khâu tổ chức hợp đồng TMQT. Nếu như thủ tục hải quan phức tạp, kiểm tra hồ sơ cũng như hàng hóa quá chậm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện hợp đồng của công ty. Tuy nhiên, quy trình làm thủ tục hải quan tại Việt Nam hiện nay vẫn còn gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp bởi tính chất rườm rà, yêu cầu phức tạp mặc dù Chính phủ cũng như ngành Hải quan đã có những đổi mới trong chính sách một vài năm trở lại đây. Bên cạnh đó, công tác làm thủ tục hải quan xuất khẩu của một số doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa linh động trong các khâu giấy tờ, dẫn đến làm châm quá trình thông quan hàng hóa, gây ảnh hưởng tới lợi ích cũng như uy tín của công ty. Cụ thể, trong thời gian thực tập tại công ty CP Seoul Metal Việt Nam, em nhận thấy có một vài bất cập trong quá trình thực hiện các thủ tục hải quan, cần được sửa đổi và hoàn thiện hơn. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu Bu lông bằng đồng sang thị trường Singapore của công ty CP Seoul Metal Việt Nam”. 1.2. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước Các năm trước, trường Đại học Thương Mại đã có khá nhiều luận văn nghiên cứu về TTHQ vì đây là đề tài rất hay và còn mới mẻ đối với các sinh viên. 6 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế Dưới đây là một số luận văn tại trường mà em đã tìm hiểu và tham khảo qua: “Hoàn thiện quy trình TTHQ cho hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài” – Nguyễn Hoàng Minh Giang, 2009 – GVHD Ths. Nguyễn Bích Thủy. “Hoàn thiện quy trình TTHQ cho hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp tại chi cục hải quan Bắc Hà Nội” – Hứa Thị Mai Phương, GVHD PGS.TS. Doãn Kế Bôn. “Hoàn thiện quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu của công ty cổ phần Dệt may Hà nội trong giai đoạn hiện nay” – Nguyễn Thị Ngọc Linh, GVHD Ths. Lê Thị Thuần. “Hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng thiết bị bưu chính viễn thông truyền hình từ Trung Quốc của công ty CP truyền thông BMTS” – Đỗ Thị Thúy Hằng, GVHD Ths. Nguyễn Bích Thủy. 1.3. - Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực tế quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu của công ty CP Seoul Metal Việt Nam, phát hiện những vướng mắc, tồn tại và hạn chế trong quá trình thực hiện. - Rút ra những đánh giá của bản thân, dựa trên ý kiến tham khảo từ các chuyên gia, cố vấn ở công ty để đề xuất những đóng góp giúp hoàn thiện quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu của công ty CP Seoul Metal Việt Nam. 1.4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài có đề cập đến quy trình làm thủ tục hải quan nói chung và quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu nói riêng. Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là quy trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu Bu lông bằng đồng sang thị trường Singapore của công ty CP Seoul Metal Việt Nam. 1.5. - Phạm vi nghiên cứu Không gian: quá trình nghiên cứu đề tài được thực hiện tại công ty CP Seoul Metal Việt Nam - Thời gian: giai đoạn kinh doanh từ năm 2010 – 2012 - Mặt hàng: Bu lông bằng đồng 7 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại 1.6. Khoa Thương Mại Quốc Tế Phương pháp nghiên cứu Để có được các dữ liệu liên quan cần thiết, phục vụ cho đề tài thì bài nghiên cứu có sử dụng phương pháp thu thập, phân tích, xử lí dữ liệu sơ cấp và phương pháp thu thập, phân tích, xử lí dữ liệu thứ cấp. Trong đó: - Các dữ liệu sơ cấp có được chủ yếu thông qua việc phỏng vấn ngắn các chuyên gia, trưởng phòng XNK cũng như anh chị hiện đang làm việc trong phòng XNK. Ngoài ra, để có được những dữ liệu sơ cấp đầy đủ và chính xác nhất thì em còn tiến hành phát phiếu điều tra trong quá trình thực tập tại công ty. Tổng số phiếu phát đi là 40 phiếu, trong đó, phòng XNK là 4 phiếu, còn lại là phòng hành chính, phòng kinh doanh, phòng tổng hợp và bộ phận sản xuất. - Các dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ: sổ tay nội bộ công ty, Báo cáo tài chính của công ty năm 2012, tài liệu phòng XNK giai đoạn 2010 – 2012, website Hải quan, website công ty cùng với các thông tin thương mại và truyền thông khác… 1.7. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, tài liệu tham khảo thì luận văn bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương 2: Lý luận chung về quá trình thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng làm thủ tục hải quan xuất khẩu của công ty CP Seoul Metal Việt Nam Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp với việc hoàn thiện quy trình làm thủ tục hải quan của công ty CP Seoul Metal Việt Nam 8 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT KHẨU 2.1. Một số khái niệm, định nghía cơ bản 2.1.1. Khái niệm thủ tục hải quan Thủ tục hải quan: thủ tục Hải quan là những việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của luật Hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải. Thủ tục Hải quan điện tử: được thực hiện thí điểm từ năm 2005 theo Quyết định 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 và tiếp tục mở rộng thí điểm theo Quyết định 103/2009/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 149/QĐ-TTg. Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan, trong đó việc khai báo, gửi hồ sơ và việc tiếp nhận, đăng ký hồ sơ, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về TTHQ giữa các bên liên quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan. Các khái niệm khác 2.1.2. 2.1.2.1. Đối tượng làm thủ tục hải quan Đối tượng làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giảm sát hải quan ở Việt Nam (Điều 2, Nghị định 154) bao gồm: - Hàng hóa, hành lý, ngoại hối, kim khí quý, đá quý, tiền Việt Nam, văn hóa phẩm, tài liệu, bưu phẩm, bưu kiện, các đồ vật và tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; - Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, hoặc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. 2.1.2.2. Người khai hải quan Theo Điều 5 Nghị định 154, người khai hải quan bao gồm những chủ thể sau: - Chủ hàng hóa xuâ khẩu, nhập khẩu - Tổ chức được chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác - Người được ủy quyền hợp pháp (áp dụng trong trường hợp hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại) - Người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh; 9 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế - Đại lý làm thủ tục hải quan - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế Địa điểm làm thủ tục hải quan 2.1.2.3. Theo Điều 4, Nghị định 154 quy định: địa điểm làm thủ tục hải quan gồm: - Trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu: cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế, cửa khẩu biên giới đường bộ; - Trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu: địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu Trong trường hợp thực hiện thủ tục Hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Một vài trường hợp đặc biệt, việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định. 2.1.2.4. Thời hạn làm thủ tục hải quan Đối với hàng hóa, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu : - Đối với hàng nhập khẩu: trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hàng hóa đến cửa khẩu dỡ hàng ghi trên vận tải đơn; - Đối với hàng xuất khẩu: chậm nhất là 08 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; - Hành lý của hành khách nhập cảnh, xuất cảnh: ngay sau khi phương tiện vận chuyển hành khách đến cửa khẩu và trước khi các tổ chức vận chuyển chấm dứt làm thủ tục cho hành khách xuất cảnh. - Đối với hàng quá cảnh: ngay khi hàng đến cửa khẩu nhập đầu tiên và trước khi hàng rời cửa khẩu xuất cuối cùng. Đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh : - Đối với phương tiện vận tải bằng đường biển: chậm nhất 02 giờ kể từ khi cảng vụ thông báo tàu đã đến vị trí đón trả hoa tiêu và 01 giờ trước khi tàu xuất cảnh; - Đối với phương tiện vận tải bằng đường hàng không : ngay sau khi máy bay hạ cánh đối với phương tiện nhập cảnh và ngay sau khi cơ quan vận chuyển chấm dứt 10 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, hành khách xuất cảnh đối với phương tiện xuất cảnh; - Đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông : ngay sau khi đến cửa khẩu nhập đầu tiên và trước khi qua cửa khẩu xuất cuối cùng để xuất cảnh; - Đối với phương tiện vận tải quá cảnh: ngay sau khi đến cửa khẩu nhập đầu tiên (trừ máy bay quá cảnh dừng kỹ thuật) và trước khi phương tiện vận tải quá cảnh rời cửa khẩu xuất cuối cùng. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký. 2.1.2.5. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan Quyền lợi của người khai hải quan - Người khai hải quan sẽ được cơ quan hải quan cung cấp mọi thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải... xuất khẩu, nhập khẩu hay quá cảnh và hướng dẫn thực hiện các thủ tục. - Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hoá dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm việc khai hải quan được chính xác; - Được phép đề nghị cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế lô hàng hóa đã kiểm tra nếu như không đồng ý với quyết dịnh của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan. - Khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của công chức hải quan với Pháp luật. - Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của Pháp luật. Nghĩa vụ của người khai hải quan - Khai hải quan và thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều 16, cùng các Điều 18, Điều 20 và Điều 68 của Luật này; - Thực hiện các quyết định trong việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của Luật này; - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung khai báo và các chứng từ đã xuất trình; - Lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hoá 11 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra theo quy định tại các điều 28, 32 và 68 của Luật này; - Bố trí người phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải; - Nộp thuế đầy đủ và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật 2.2. Quy định chung của nhà nước về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu Quy trình thực hiện thủ tục hải quan bao gồm 4 bước Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai; kiểm tra chi tiết hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế Thu thuế, lệ phí hải quan, đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan Phúc tập hồ sơ 12 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa Đây là bước đầu tiên trong quy trình khai hải quan hàng hóa, do cơ quan hải quan thực hiện, gồm những cồn việc sau: - Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan, nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi phạm, chính sách mặt hàng) - Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khi khai qua mạng, hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ làm cơ sở để khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu về trị giá, mã số, xuất xứ và những thông tin khác. - Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai): - In lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan. Lệnh chỉ in 01 bản để sử dụng nội bộ hải quan và lưu cùng hồ sơ hải quan. Hình thức, mức độ kiểm tra hải quan bao gồm: - Phê duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra hải quan; duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ của công chức. Ghi hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa (tỷ lệ hoặc toàn bộ) trên Lệnh và tờ khai hải quan. - Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi được lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo. - Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hóa sang Bước 2. Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế - Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa. Người khai hải quan có thể yêu cầu khai bổ sung vào hồ sơ trước khi kiểm tra thực tế hàng hóa, hoặc nếu xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ, nội dung chưa đảm bảo đúng với quy định pháp lý thì cơ quan hải quan sẽ thông báo cho đối tượng nộp thuế để bổ sung. 13 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại - Khoa Thương Mại Quốc Tế Kiểm tra thực tế hàng hóa: kiểm tra, đối chiếu thực tế hàng hóa xuất khẩu với nội dung khai trên tờ khai hải quan và chứng từ của bộ hồ sơ hải quan về: tên hàng, mã số, số lượng, chất lượng và xuất xứ. - Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa và kết luận kiểm tra. - Xử lý kết quả kiểm tra: - Ký, đóng dấu xác nhận đã làm thủ tục hải quan. - Chuyển hồ sơ sang Bước 3. Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan. - Thu thuế và thu lệ phí hải quan theo quy định cảu pháp luật đối với từng laoij hàng hóa. - Đóng dấu “Đã làm thủ tục Hải quan” lên mặt trước, phía trên góc trái tờ khai hải quan (Đóng trùm lên dòng chữ HẢI QUAN VIỆT NAM); - Vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan (bản sao lưu người khai hải quan) cho người khai hải quan. - Chuyển hồ sơ sang Bước 4 (có phiếu bàn giao hồ sơ mẫu 02/PTN – BGHS/2009). Đối với những hồ sơ còn nợ chứng từ hoặc chưa làm xong thủ tục hải quan thì lãnh đạo ci cục tổ chức theo dõi, đôn đốc và xử lý theo quy định, khi hoàn tất mới chuyển sang Bước 4. Bước 4: Phúc tập hồ sơ Bước này chỉ thực hiện trong vòng 60 ngày kể từ ngày thông quan, nhằm kiểm tra tính xác thực của tờ khai, giấy tờ liên quan để ngăn chặn, xử lí hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, gian lận thuế, vi phạm chính sách quản lý xuất nhập khẩu. Hồ sơ sau khi được phúc tập sẽ nộp tại cơ quan Hải quan. Các giấy tờ, chứng từ bao gồm: - Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính - Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01 bản sao - Hóa đơn thương mại: 01 bản chính - Vận tải đơn: 01 bản sao (nếu không có vận tải đơn thì người khai hải quan ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai hoặc lập danh mục bưu kiện, bưu phẩm do bưu điện lập) 14 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế Bên cạnh những giấy tờ trên, người khai hải quan có thể phải nộp thêm một số chứng từ khác có liên quan như: - Bản kê chi tiết hàng hóa: 01 bản chính - Giấy đăng kí kiểm tra: 01 bản chính - Chứng thư giám định đối với hàng hóa được thông quan trên cơ sở kết quả giám định: 01 bản chính - Giấy xác nhận xuất xứ (CO): 01 bản chính Tùy từng mặt hàng khác nhau mà sẽ yêu cầu những chứng từ liên quan khác. 2.3. Quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu của doanh nghiệp Thủ tục hải quan đối với hàng hóa là thiết bị cơ khí cũng được tiến hành tương tự như thủ tục hải quan đối vói các hàng hóa XNK khác, cụ thể theo các bước sau: Chuẩn bị hồ sơ hải quan Đăng ký tờ khai và nộp hồ sơ hải quan Thực hiện các quyết định của hải quan Chấp hành nghĩa vụ về thuế và lệ phí Lưu trữ hồ sơ Kiểm tra sau thông quan 15 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại 2.3.1. Khoa Thương Mại Quốc Tế Chuẩn bị hồ sơ hải quan Việc đầu tiên khi muốn thực hiện quy trình thông quan hàng hóa thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ hải quan cho chính lô hàng đó. Công tác này sẽ do phòng xuất nhập khẩu đảm nhận. Hồ sơ hải quan bao gồm những giấy tờ, chứng từ sau: - Tờ khai hải quan hàng hóa XNK: 02 bản chính - Hợp đồng gia công hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng: 01 bản sao. - Hóa đơn thương mại: 01 bản chính và 01 bản sao - Tờ khai trị giá hàng hóa XNK: 02 bản chính - Vận tải đơn: 01 bản sao - Giấy phép XNK của cơ quan thẩm quyền: 01 bản sao Ngoài ra, tùy vào từng thị trường xuất khẩu khác nhau mà doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị những loại chứng từ khác như: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (bản chính); bản kê khai chi tiết hàng hóa đối với lô hàng có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất (bản chính); giấy kiểm định chất lượng của Nhà nước cấp (bản chính)… 2.3.2. 2.3.2.1. Đăng ký tờ khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan Đăng ký tờ khai hải quan Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ hải quan, doanh nghiệp sẽ tiến hành khai báo hải quan. Hải quan dựa vào số tiếp nhận đã cấp khi doanh nghiệp nộp hồ sơ xin mở tờ khai hải quan để cấp mã số tờ khai. Việc thực hiện khai báo hải quan được thực hiện trên mẫu tờ khai do Tổng cục hải quan quy định. Khi đó người khai hải quan phải ghi đầy đủ các thông tin chi tiết về hàng hóa cũng như đối tượng tham gia trong giao dịch thương mại đó. Các thông tin liên quan tới hàng hóa cần được khai gồm: tên, mã số hàng, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, xuất xứ, đơn giá tính hàng hóa, đồng tiền tính giá, phương tiện vận tải cũng như các loại thuế suất… Sau khi đã khai báo xong vào tờ khai hải quan thì nhân viên XNK sẽ xin dấu xác nhận của người đứng đầu và mang hồ sơ tới nộp tại cục hải quan hoặc các Chi cục hải quan để nhận quyết định phân luồng hàng hóa. 16 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế Nộp hồ sơ hải quan 2.3.2.2. Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ hải quan của hàng hóa bằng hải quan điện tử từ xa hoặc nộp theo kiểu truyền thống. Đối với hồ sơ điện tử thì doanh nghiệp sẽ khai báo bằng dữ liệu điện tử đến hệ thống tiếp nhận của cục hải quan, chi cục hải quan thông qua mạng Internet. Do vậy, doanh nghiệp phải cài đặt phần mềm vào hệ thống máy tính của mình để có thể nhập dữ liệu tờ khai hàng hóa. Sau đó, hải quan sẽ dựa vào số tiếp nhận đã cấp khi doanh nghiệp nộp hồ sơ xin mở tờ khai và cấp mã số tờ khai. Đây là hình thức tiến bộ và được áp dụng phổ biến hiện nay. Đối với nộp hồ sơ theo kiểu truyền thống thì tài liệu sẽ được người khai hải quan mang trực tiếp tới cơ quan hải quan, doanh nghiệp nhận mã số tờ khai trực tiếp tại cơ quan hải quan, khai báo trực tiếp vào tờ khai rồi nộp lại cơ quan hải quan. Hình thức này tồn tại khá lâu, tốn thời gian, gây lãng phí và kéo dài thời gian làm thủ tục hải quan. Có một số trường hợp đặc biệt thì hạn nộp một số chứng từ có thể được gia hạn cho đến trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa. Hồ sơ hải quan khi được tiếp nhận thông qua hệ thống quản lý sẽ tự động phân luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ. Nếu hàng hóa phân vào luồng xanh thì chuyển sang làm Bước 4; nếu hàng hóa bị phân vào luồng vàng hay đỏ thì chuyển sang Bước 3. 2.3.3. Thực hiện các quyết định hải quan - Nếu hồ sơ thuộc luồng xanh: tiến hành bóc tờ khai và giải phóng hàng hóa - Nếu hồ sơ thuộc luồng vàng: cơ quan hải quan sẽ kiểm tra lại hồ sơ, chứng từ hàng hóa. Khi đó, doanh nghiệp phải xuất trình các giấy tờ có liên quan đến trị giá tính thuế. Kết quả kiểm tra ổn, doanh nghiệp có thể thông quan; còn nếu kết quả không đồng ý thì doanh nghiệp có thể khiếu nại. - Nếu hồ sơ thuộc luồng đỏ: doanh nghiệp sẽ phải tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải thống nhất với cơ quan hải quan về địa điểm và thời gian kiểm tra hàng hóa. 2.3.4. Chấp hành nghĩa vụ về thuế và lệ phí 17 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế ngay nếu mặt hàng đó yêu cầu nộp thuế ngay. Tuy nhiên, theo quy định của Pháp luật, có một số mặt hàng được gia hạn tới 30 ngày mới phải nộp thuế. Còn về lệ phí hải quan thì doanh nghiệp sẽ nộp ngay khi có phát sinh lệ phí và nộp tại chi cục hải quan nơi doanh nghiệp tiến hành thực hiện thủ tục hải quan hoặc nộp bằng chuyển khoản tại các ngân hàng về Kho bạc nhà nước. 2.3.5. Lưu trữ hồ sơ Hồ sơ sau khi được nộp lại cho cơ quan hải quan thì doanh nghiệp cũng phải giũ tờ khai của mình ít nhất 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan và đồng thời, doanh nghiệp cũng phải lưu trữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan trong thời hạn do pháp luật quy định. Nhằm phục vụ công tác kiểm tra sau này. Một khi doanh nghiệp làm mất tờ khai “Bản lưu của người khai hải quan” thì sẽ phải có công văn cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật và có xác nhận của công an thì mới được phép photo sao y tờ khai bản chứng từ “Bản lưu của hải quan”. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ phải chịu xử phạt hành chính vì hành vi không lưu đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định. 2.3.6. Kiểm tra sau thông quan Bước này diễn ra khi doanh nghiệp bị cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra, khi phát hiện thây có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan đối với hàng hóa XNK đã được thông quan trong thời hạn 5 năm. Công chức hải quan sẽ trực tiếp kiểm tra sổ sách, tờ khai nộp, tờ khai xuất, chứng từ kế toán và các chứng từ khác liên quan đến lô hàng đã thông quan tại doanh nghiệp để đối chiếu với tờ khai hải quan và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Trong quá trình kiểm tra, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan phải tạo điều kiện, cung cấp chứng từ, thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra của cơ quan hải quan. 18 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT KHẨU BU LÔNG BẰNG ĐỒNG SANG THỊ TRƯỜNG SINGAPORE CỦA CÔNG TY CP SEOUL METAL VIỆT NAM 3.1. Tổng quan về công ty 3.1.1. Giới thiệu chung Công ty CP Seoul Metal Việt Nam là một doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc. Đầu năm 2008, công ty thành lập văn phòng đại diện đầu tiên ở Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội. - Tháng 02/2008, theo quyết định của Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho công ty cổ phần SEOUL METAL VIỆT NAM ở Khu chế xuất Yên Phong, Bắc Ninh. - Tháng 10/2009 công ty chính thức đi vào hoạt động với sản phẩm chính là screw (đinh vít, ốc vít) cho sản phẩm điện tử như: điện thoại, máy in, các sản phẩm điện tử khác. - Tháng 11/2009 đưa xưởng mạ vào hoạt động, tạo bước ngoặt lớn là tất cả các sản phẩm đều có thể sản xuất tại chỗ, góp phần giảm thiểu chi phí hoạt động cũng như tăng lợi nhuận cho công ty. - Tháng 02/2010 sản xuất thêm sản phẩm Insert (vít chèn, bu lông bằng đồng). - Đến nay, sản xuất thêm các sản phẩm như: Shaft (trục), Nut (đai ốc)... Số đăng ký: 212033.000119 Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần. Tên giao dịch quốc tế: Seoul Metal VietNam Joint Stock Company (SMV JSC) Vốn điều lệ : 600.000 USD Tổng vốn đầu tư 9.600.000 USD. Người đại diện theo pháp luật: Tổng giám đốc Cha Gyun Young. Trụ sở tại: KCN Yên Phong - Xã Long Châu – Yên Phong – Bắc Ninh. Số điện thoại: +84 241 3699 100 ~3 (Ext: 105) Fax: +84 241 3699 104 19 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3 Trường Đại học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc Tế Mã số thuế: 2300323118 Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh đinh vít, ốc vít, bu lông… chính xác, linh kiện điện tử kỹ thuật cao dùng cho điện thoại di động, máy tính và các sản phẩm điện tử khác. 3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Phòng tổng hợp Nguồn nhân lực Tài chính Quản lý hành chính khác Bán hàng Vận chuyển Quản lý thông tin khách hàng Phân tích vốn sản xuất Kế hoạch sản xuất Quản lý máy móc Xuất khẩu Nhập khẩu Phòng hành chính 20 SVTH:Ngô Thị Phương Lớp K45E3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất