Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quy trình sản xuất bao bì tại công ty cổ phần bao bì đại lục trảng bo...

Tài liệu Hoàn thiện quy trình sản xuất bao bì tại công ty cổ phần bao bì đại lục trảng bom đồng nai

.PDF
97
1
117

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ ****** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT BAO BÌ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠI LỤC TRẢNG BOM - ĐỒNG NAI Sinh Viên Thực Hiện: Tô Thị Yến MSSV: 1725106010142 Lớp: D17QC03 Khóa: 2017-2021 Ngành: Quản Lí Công Nghiệp Giảng viên hướng dẫn: ThS. Bùi Thành Tâm BÌNH DƯƠNG, THÁNG 11 NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài báo cáo tốt ngiệp “Hoàn thiện quy trình sản xuất bao bì tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Lục, Trảng Bom-Đồng Nai” là do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Thầy ThS. Bùi Thành Tâm. Các số liệu nghiên cứu đều do tôi đi khảo sát thực tế ở Công ty Cổ phần Bao bì Đại Lục tại Đồng Nai. Những thông tin liên quan đến Công ty và số liệu được trình bày trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp do tôi viết đều được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, được ghi trong phần tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về bài làm của mình. Bình Dương, tháng 11 năm 2020 Sinh viên cam đoan Tô Thị Yến LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của quý thầy cô khoa Kinh tế, Trường Đại Học Thủ Dầu Một, cùng với sự cố gắng của bản thân, tôi đã hoàn thành Báo cáo tốt nghiệp. Để hoàn thành Báo cáo và nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, cô chú, anh chị tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục tại Đồng Nai. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy ThS. Bùi Thành Tâm, người đã hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian làm bài báo cáo tốt nghiệp, để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, tháng 11 năm 2020 Sinh viên thực hiện Tô Thị Yến MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 2.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2 2.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2 3. Mục tiêu đề tài ......................................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2 4.1 Phạm vi không gian ............................................................................................... 2 4.2 Phạm vi thời gian ................................................................................................... 3 5. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3 5.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................. 3 6. Ý nghĩa đề tài........................................................................................................... 3 7. Kết cấu đề tài ........................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠI LỤC ......................... 5 1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Bao Bì Đại Lục ....................................................... 5 1.1.1 Thông tin chung về công ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục ......................................... 5 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................................... 5 1.1.3 Đặc điểm kinh doanh của công ty....................................................................... 7 1.1.4 Môi trường vi mô ............................................................................................... 8 1.1.5 Môi trường vĩ mô ................................................................................................ 9 1.1.7 Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm ............................................................ 10 1.1.8 Cơ cấu tổ chức của Công ty.............................................................................. 12 1.1.9 Kết quả hoạt động sản xuất trong 3 năm (từ 2017 đến 2019) ............................. 16 1.1.10 Thuận lợi và Khó khăn của công ty ................................................................. 17 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG…………. ....................................................................................................... 20 i 2.1 Cơ sở lý thuyết về quy trình sản xuất .................................................................. 20 2.1.1 Khái niệm quản trị ............................................................................................ 20 2.1.2 Các khái niệm về sản xuất ................................................................................. 20 2.2 Khái niệm về hạt nhựa ......................................................................................... 22 2.3 Bố trí mặt bằng .................................................................................................... 23 2.3.1 Bố trí mặt bằng sản xuất .................................................................................... 23 2.3.2 Các hình thức bố trí sản xuất trong doanh nghiệp .............................................. 25 2.3.3 Bố trí theo quá trình .......................................................................................... 27 2.3.4 Bố trí theo vị trí cố định .................................................................................... 28 2.3.5 Bố trí văn phòng ............................................................................................... 29 2.3.6 Bố trí kho hàng ................................................................................................. 29 2.4 Các khái niệm về ISO .......................................................................................... 34 2.4.1 Khái niệm ISO .................................................................................................. 34 2.4.2 Phân loại ISO .................................................................................................... 34 2.4.3 ISO 9001 ........................................................................................................... 35 2.4.4 ISO 14001:2015 ................................................................................................ 36 2.5 Khái niệm về 5S................................................................................................... 36 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG MAY CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠI LỤC……… ............................................................................................................... 39 3.1 Thực trạng quy trình sản xuất tại Công ty ............................................................ 39 3.1.1 Giới thiệu về phòng sản xuất của Công ty ......................................................... 39 3.1.2 Quy trình sản xuất bao bì .................................................................................. 41 3.1.3 Mô tả nội dung công việc tại máy tạo hạt .......................................................... 44 3.1.4 Mô tả nội dung công việc tại máy phối trộn ...................................................... 45 3.1.5 Mô tả công việc tại khu vực máy kéo chỉ .......................................................... 46 3.1.6 Mô tả công việc tại khu vực máy dệt ................................................................. 48 ii 3.1.7 Mô tả công việc tại khu vực tráng ..................................................................... 49 3.1.8 Mô tả công việc tại khu vực in .......................................................................... 49 3.1.9 Mô tả công việc tại khu vực cắt ......................................................................... 50 3.1.10 Mô tả công việc tại khu vực may ..................................................................... 51 3.2 Các quy trình kiểm tra chất lượng của sản phẩm .................................................. 52 3.2.1 Quy tình kiểm tra nguyên liệu đầu vào .............................................................. 52 3.2.2 Quy trình kiểm tra tạo hạt ................................................................................. 55 3.2.3 Quy trình kiểm tra kéo chỉ ................................................................................. 58 3.2.4 Quy trình kiểm tra dệt ....................................................................................... 61 3.2.5 Quy trình kiểm tra in ......................................................................................... 64 3.3 Thực trạng về sàng lọc, sắp xếp và sạch sẽ tại phân xưởng may bao bì ................ 65 3.3.2 Khu vực may bao .............................................................................................. 66 3.3.3 Lãng phí thao tác............................................................................................... 73 3.4 Đánh giá chung về công tác sản xuất.................................................................... 74 3.4.1 Ưu điểm ............................................................................................................ 74 3.4.1.1 Chất lượng sản phẩm...................................................................................... 74 3.4.2 Nhược điểm ...................................................................................................... 76 3.4.2.1 Về chất lượng sản phẩm ................................................................................. 76 3.4.2.2 Về công nhân ................................................................................................. 76 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUY TRÌNH SẢN XUẤT BAO BÌ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠI LỤC ............................................................................. 78 4.1 Đề xuất một số giải pháp lãng phí thao tác ........................................................... 78 4.2 Đào tạo nhân sự ................................................................................................... 78 4.3 Giải pháp chung đối với công ty .......................................................................... 79 4.4 Những điểm cần cải thiện..................................................................................... 79 4.5 Một số giải pháp giúp công ty cải thiện hiệu quả quy trình sản xuất ..................... 80 iii 4.5.1 Tăng cường việc áp dụng 5S hiệu quả. .............................................................. 80 4.5.2 Tăng cường giám sát công tác kiểm soát chất lượng.......................................... 81 4.5.3 Đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại ............................................................. 81 4.5.4 Thường xuyên đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực ............................................. 82 4.5.5 Thường xuyên báo cáo tình hình sản xuất ......................................................... 82 4.6 Những điểm cần cải thiện..................................................................................... 82 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 84 5.1 Kết luận ............................................................................................................... 84 5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 86 iv DANH MỤC VIẾT TẮT KCN Khu công nghiệp TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TP Thành phố QCVN Quy chuẩn Việt Nam TNHH SX TM Trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại HTQLCL Hệ thống quản lý chất lượng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VNĐ Việt Nam đồng KCS Phòng kiểm tra chất lượng v DANH MỤC HÌNH ẢNH STT TÊN HÌNH TRANG Hình 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất 11 Hình 1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty 13 Hình 1.3 Tình hình doanh thu theo quý giai đoạn 2017-2019 16 Hình 2.1 Ý nghĩa cơ bản của sản xuất 22 Hình 2.2 Ảnh bố trí theo đường thẳng 25 Hình 2.3 Ảnh bố trí theo hình chữ U 26 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức phòng sản xuất 39 Hình 3.2 Quy trình sản xuất bao bì 41 Hình 3.3 Quy trình kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu 52 Hình 3.4 Quy trình kiểm tra chất lượng công đoạn tạo hạt 56 Hình 3.5 Quy trình kiểm tra chất lượng công đoạn kéo chỉ 59 Hình 3.6 Khu vực kéo chỉ 60 Hình 3.7 Quy trình kiểm tra chất lượng công đoạn dệt 61 Hình 3.8 Quy trình kiểm tra chất lượng công đoạn in 64 Hình 3.9 Sơ đồ mặt bằng tổng thể và thoát hiểm khu vực nhà may Hố 65 Nai 2 Hình 3.10 Sơ đồ mặt bằng tại khu vực nhà may Hố Nai 2 66 Hình 3.11 Sơ đồ giải pháp mặt bằng tại khu vực nhà may Hố Nai 2 70 vi DANH MỤC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG Bảng 1.1 Nguồn vốn của Công Ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục 7 Bảng 3.1 Chức năng của từng chức vụ trong phòng sản xuất 40 Bảng 3.2 Bảng chi phí thao tác tính theo ngày 74 Bảng 3.3 Bảng chi phí thao tác tính theo tuần, tháng, năm 74 vii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại phát triển và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thế giới dường như nhỏ bé hơn, các quốc gia cũng gần nhau hơn, thì một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần phải tạo ra những sản phẩm chất lượng, giá cả phù hợp và đáp ứng đúng nhu cầu. Để làm được điều nay, thì doanh nghiệp phải có quy trình sản xuất tốt. Quy trình sản xuất là tất cả các công đoạn mà nguyên liệu đầu vào phải trãi qua và được kiểm soát ở từng khâu để cuối cùng cho ra thành phẩm. Nhưng để có một quy trình sản xuất tốt thì doanh nghiệp không chỉ nhờ vào “bàn tay tài hoa” của công nhân, mà họ còn phải có công tác quản lý sản xuất tốt. Làm tốt công tác quản lý sản xuất góp phần giảm thiểu chi phí không đáng có, tăng chất lượng sản phẩm đầu ra, góp phần làm giảm giá thành từ đó tăng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm trong bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào dù chúng có tầm vóc lớn đến đâu, hoạt động trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng là một thực tế hiển nhiên không ai phủ nhận được. Sản phẩm chất lượng là yếu tố cấu thành nên tổ chức doanh nghiệp, vận hành doanh nghiệp và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. chất lượng sản phẩm là một trong những nguyên nhân không thể thiếu được của doanh nghiệp nên quản lý chất lượng là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong tổ chức doanh nghiệp. Xét về mặt kinh tế, quản lý chất lượng giúp cho các doanh nghiệp có những sản phẩm tốt, nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Quản lý chất lượng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Nhiều Công ty lớn đôi khi vẫn gặp khó khăn trong việc xây dựng một cách thích hợp vấn đề này. Và chúng ta nhận thấy rằng quản lý chất lượng luôn là vấn đề bắt buộc chúng ta quan tâm và xây dựng một cách tích cực hơn. Xây dựng quá trình đào tạo giúp hoàn thiện trình độ chuyên môn cũng như tiếp thu được khoa học kỹ thuật hiện đại. Nâng cao sản phẩm chất lượng thông qua xây dựng quá trình đào tạo sẽ tạo được ổn định về mặt chất lượng làm tiền đề để nâng cao sản phẩm cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy, việc xây dựng một sản phẩm có chất lượng đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thực hiện một cách hợp lý giúp cho quản lý chất lượng trong công ty hoàn chỉnh và tốt hơn. 1 Để đáp ứng được sản lượng lớn đủ cung cấp cho nhiều đối tác khách hàng thì dây chuyền sản xuất của công ty phải tạo ra rất nhiều bao bì cùng với nhiều mẫu mã đa dạng hơn. Để đáp ứng đủ sản lượng cũng như chất lượng bao bì thì công ty phải có một qui trình sản xuất và kiểm tra nghiêm ngặt ở từng khâu. Nhưng trong quá trình làm việc thực tế tại công ty, tôi nhận thấy một vài điểm mà công ty vẫn chưa làm được để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quy trình sản xuất tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Lục tôi đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình sản xuất bao bì tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Lục, Trảng Bom-Đồng Nai”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu Quy trình sản xuất bao bì tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục 2.2 Phạm vi nghiên cứu Không gian: Tại phân xưởng may của Công Ty Công Ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục KCN Hố Nai, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai Thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 08 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020 3. Mục tiêu đề tài Tìm hiểu thực trạng về hoạt động quy trình sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm, mặt bằng xưởng may bao bì tại đơn vị thực tập, làm việc. Qua đó hiểu rõ hơn về công ty cổ phần Bao Bì Đại Lục cũng như khối ngành sản xuất kinh doanh bao bì của nước ta hiện nay. Phân tích các hoạt động sản xuất bao bì và mặt bằng phân xưởng may của công ty để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục. Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao quy trình sản xuất bao bì và đề xuất bố trí lại mặt bằng phân xưởng may tại Công ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi không gian Phạm vi không gian: Phân xưởng may của Công ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục, KCN Hố Nai, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai 2 4.2 Phạm vi thời gian Số liệu phân tích thực trạng về công tác kiểm tra chất lượng, quy trình sản xuất ba bì và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Bao Bì Đại Lục trong giai đoạn 2017 – 2019. 5. Các phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập số liệu sơ cấp: bằng cách quan sát thực tế trong công ty, phỏng vấn cá nhân (Cán bộ- Công nhân viên trong công ty), … Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập từ các báo cáo, tài liệu cơ quan thực tập, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, truyền hình, internet và các nghiên cứu trước đây. Thu thập số liệu trực tiếp những năm gần đây của Công ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục. - Phương pháp so sánh, tổng hợp: Điều kiện so sánh là các số liệu phải phù hợp về không gian, thời gian, nội dung kinh tế, đo lường, phương pháp tính toán, qui mô và điều kiện kinh doanh. - Phương pháp thống kê bằng bảng, biểu: thống kê tìm ra xu hướng hay đặc điểm chung của các yếu tố phân tích. 5.2 Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp số liệu: dùng công cụ thống kê để tập hợp các tài liệu, số liệu từ công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu và rút ra kết luận. Phương pháp thống kê so sánh số tuyệt đối và số tương đối các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình lao động, … để xác định giá trị tăng giảm qua các năm và tốc động phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển trung bình của các chỉ tiêu qua các năm. 6. Ý nghĩa đề tài Góp phần làm rõ các thực trạng sản xuất tại công ty, nêu những hạn chế trong quy trình quản lý chất lượng của công ty, những hạn chế của mặt bẳng tại phân xưởng may. Qua đó đề xuất ra các giải pháp nhằm cải thiện quy trình sản xuất sản phẩm tốt mang lại hiệu quả cao cho công ty và bố trí lại mặt bằng phân xưởng may nhằm nâng cao hiệu quả, rút ngắn quãng thời gian di chuyển sản phẩm đến từng khu vực. 3 Giúp bản thân có kinh nghiệm đi làm thực tế, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế trong doanh nghiệp, trao dồi thêm nhiều kiến thức bổ ích chung quanh vấn đề nghiên cứu, tích lũy được những kinh nghiệm, nâng cao trình độ, rèn luyện thái độ tích cực giúp ích cho công việc trong tương lai. 7. Kết cấu đề tài Chương 1: Giới thiệu Công ty Cổ phần bao bì Đại Lục Chương 2: Cơ sở lí thuyết về quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng Chương 3: Phân tích thực trạng quy trình sản xuất bao bì và bố trí mặt bằng phân xưởng may tại Công ty Cổ phần Bao bì Đại Lục Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao quy trình sản xuất bao bì Công ty Cổ phần Bao bì Đại Lục Chương 5: Kết luận và kiến nghị 4 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠI LỤC 1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Bao Bì Đại Lục 1.1.1 Thông tin chung về công ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ ĐẠI LỤC Tên giao dịch: Continent Packaging Coporation. Logo công ty: Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Hố Nai, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai. Người đại điện theo pháp luật: Ông Lê Văn Lực Chức vụ: Giám Đốc Số GPKD: 4103004796 Ngày cấp GPKD: 25.05.2006 Mã số thuế: 0304381815-003 Điện thoại: 0251.3961.102 Fax: 0251.3961.103 Website: http://www.cpc.com.vn Email: [email protected] Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và mua bán sản phẩm nhựa (trừ tái chế phế thải). Sản xuất, gia công các loại hàng Dệt bao xếp từ nguyên liệu có sẵn. Mua bán nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ ngành nhựa. Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VNĐ 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển  Lịch sử hình thành Công Ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục là công ty con của Công Ty Cổ Phần Nhựa 04. Công Ty Cổ Phần Nhựa 04 trước đây là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp này được thành lập theo Quyết Định số 388/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ Tướng Chính Phủ) và Quyết Định số 116/QĐ-UB ngày 04/11/1992 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố với tên gọi là Xí Nghiệp Nhựa 04. Hiện nay căn cứ vào: Luật doanh nghiệp được Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 12/06/1999. 5 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 của Chính Phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Thông tư số 104/1998/TT-BTC ngày 18/07/1998 của Bộ Tài Chính hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo nghị định số 44/1998/NĐ-CP. Quyết định số 751/QĐ-UB-KT ngày 06/02/2001 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt đề án và cho phép chuyển thể Xí Nghiệp Nhựa 04 là doanh nghiệp nhà nước thành Công Ty Cổ Phần Nhựa 04. Kể từ khi chuyển sang cổ phần, Công ty đã nhanh chóng tìm ra phương hướng sản xuất là các sản phẩm từ nhựa, mặt hàng chủ lực là các loại bao, phao bơi, phao lướt sóng. Năm 2006 Công ty Nhựa 04 đã nhập 2 nhà máy tại 49/23 Lũy Bán Bích, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, TP. HCM và nhà máy tại Lô 4A-khu công nghiệp Hố Nai, xã Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai thành Công ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục hiện nay. Ngày 25/05/2006 Công Ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4203004796 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cấp ngày 25/05/2006. Thời gian hoạt động là 20 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, Công ty được cấp bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi kinh doanh lần thứ nhất ngày 22 tháng 12 năm 2007 về việc chuyển trụ sở Công ty về số 49/23 đường Luỹ Bán Bích, phường Tân Thới Hoà, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Cuối năm 2008, Chi nhánh Công Ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0304381815-001 ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư tỉnh Long An. Cuối năm 2008, Chi nhánh Công Ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0304381815-003 ngày 11 tháng 12 năm 2012 của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư tỉnh Đồng Nai. 6  Quá trình phát triển Công Ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục có vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Bảng 1.1: Nguồn vốn của Công Ty Bao Bì Đại Lục Cổ đông Vốn góp (VNĐ) Tỷ lệ (%) Công ty Cổ phần Nhựa 04 13.600.000.000 68.50 Ông Lê Văn Lực 5.000.000.000 25.00 Ông Nguyễn Thanh Tùng 800.000.000 4.00 Bà Tạ Thị Thanh 600.000.000 2.50 20.000.000.000 100 Tổng cộng (Nguồn: Phòng Kế Toán Công ty) Công ty sản xuất theo đơn hàng từ công ty mẹ (Công Ty Cổ Phần Nhựa 04) đưa xuống, đồng thời nhận đơn hàng từ bên ngoài. Do tình hình sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường, hiện tại Công ty có 3 nhà máy phân bố các nơi: Ngày 25/05/2006, thành lập Nhà máy tân Phú đặt tại 49/23 Lũy Bán Bích, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 18/09/2002, Công ty đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất mới: Nhà máy Đồng Nai đặt tại lô IV- 4A, đường số 10, khu công nghiệp Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Năm 2010, Công ty đưa vào hoạt động thêm 1 nhà máy: Nhà máy Long An, đặt tại lô P2, đường số 8, khu công nghiệp Lợi Bình Nhơn, thành phố Tân An, tỉnh Long An. 1.1.3 Đặc điểm kinh doanh của công ty  Lĩnh vực kinh doanh của công ty Công ty chuyên sản xuất và mua bán sản phẩm nhựa (trừ tái chế phế thải), mặt hàng chủ lực là các loại bao bì, túi xách dệt PP. Ngoài ra, từ chuyên sản xuất bao có tải trọng 20-200kg dùng cho sản xuất nông nghiệp và hàng tiêu dùng, công ty còn sản xuất các loại bao Container có tải trọng 500-2000kg dùng cho công nghiệp xuất khẩu. Cùng với 7 các khách hàng trong và ngoài nước, đồng thời sản xuất theo đơn hàng từ công ty mẹ (Công Ty Cổ Phần Nhựa 04) đưa xuống.  Các sản phẩm chính của Công ty - Các sảng phẩm chủ lực hiện nay bao gồm + Bao bì dệt PP, HDPE + Bao bì ghép màng + Tấm PP, PE + Túi sách các loại + Bao Container, Big Bag, Super Sacks + Sản phẩm nhựa phục vụ xây dựng + Vải địa kỹ thuật dệt + Nhựa gỗ ứng dụng làm ván sàn dây leo, hàng rào ngoài trời, ngoài ra có thể sử dụng làm nguyên liệu phục vụ cho bàn ghế ngoài trời + Phao nổi hệ thống phao lắp ghép làm nền tảng để xây dựng các công trình nổi trên mặt nước cầu cảng, bè nuôi cá, công viên nổi...phục vụ cho du lịch, nuôi trồng thủy sản và giao thông vận tải đường thủy. 1.1.4 Môi trường vi mô  Khách hàng Thị trường tiêu thụ trực tiếp: Là hệ thống đại lý có địa điểm tiêu thụ từ Bắc vào Nam như siêu thị siêu thị BigC, Coopmart, các chợ đầu mối…. Thị trường khách hàng của công ty ở nước ngoài (chủ yếu là Châu Âu) bao gồm các nước: Pháp (22%), Anh (20%), Đức (15%), Mỹ (12%). Ngoài ra, sản phẩm của CPC còn có trên thị trường các nước như: Australia, New Zealand, Denmark, Etherlands, Spain và Korea, chiếm tỉ trọng 31%. Khách hàng chính của công ty: + Europackaging, chiếm tỉ trọng: 27% + Ecofrance, chiếm tỉ trọng: 22 % + Embal SRL, chiếm tỉ trọng: 20% + Storsack Group, chiếm tỉ trọng: 18% + Các khách hàng khác, chiếm tỉ trọng: 13% Thị trường khách hàng của công ty ở trong nước chủ yếu là miền Nam (70%), còn lại ở miền Trung và miền Bắc (30%). 8 1.1.5 Môi trường vĩ mô  Môi trường pháp lý Luật doanh nghiệp được Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 12/06/1999. - Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 của Chính Phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. - Thông tư số 104/1998/TT-BTC ngày 18/07/1998 của Bộ Tài Chính hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo nghị định số 44/1998/NĐ-CP. - Quyết định số 751/QĐ-UB-KT ngày 06/02/2001 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt đề án và cho phép chuyển thể Xí Nghiệp Nhựa 04 là doanh nghiệp nhà nước thành Công Ty Cổ Phần Nhựa 04. Kể từ khi chuyển sang cổ phần, Công ty đã nhanh chóng tìm ra phương hướng sản xuất là các sản phẩm từ nhựa, mặt hàng chủ lực là các loại bao, phao bơi, phao lướt sóng. Công ty áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000 tuân thủ đúng theo các quy định và cam kết, cán bộ công nhân viên trong công ty được hưởng các chế độ BHXH, BHYT và được hưởng các chế độ phúc lợi mà bộ luật lao động đã đề ra. 1.1.6 Đối thủ cạnh tranh trong ngành Chỉ hiểu được khách hàng của mình không thôi thì chưa đủ, trên thị trường không chỉ có một doanh nghiệp của mình cung cấp sản phẩm cho khách hàng, mà còn có rất nhiều công ty và doanh nghiệp khác cũng cung cấp các sản phẩm đó. Hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh của mình là điều kiện hết sức quan trọng trong việc mở rộng thị trường. Bởi chỉ có hiểu rõ đối thủ cạnh tranh, nhận thức được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ thì mới có khả năng giành thắng lợi trên thị trường. Dưới đây là một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp:  Đối thủ cạnh tranh trong nước: - Công ty TNHH SX TM Bao Bì Kiên Thạnh Địa chỉ: 42/9 Ấp Bình Phước B, Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương Điện thoại: (065)3712309 Ngành nghề: Sản xuất bao gồm sợi PP/Mono, Nhựa, Vải dệt đai và Lớp lót PE, tất cả đều đa dạng về quy cách. Hiện tại công suất hàng tháng của công ty là 200,000 bao FIBC và 2.5 triệu bao PP/BOPP loại nhỏ. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất