Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quy chế quản lý đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ...

Tài liệu Hoàn thiện quy chế quản lý đào tạo tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật trung ương

.PDF
113
1
83

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN HOÀN THIỆN QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Bằng Đoàn NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Lan i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh; Bộ môn Kế toán Quản trị và Kiểm toán, cảm ơn các thầy, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy giáo, PGS.TS Bùi Bằng Đoàn - người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn về phương pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương, các đồng nghiệp trong cơ quan đã tiếp nhận và nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và các anh chị em học viên lớp Quản trị kinh doanh K23B đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của thầy, cô và bạn bè. Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên kết quả nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Lan ii MỤC LỤC Lời cam đoan ------------------------------------------------------------------------------------------ i Lời cảm ơn ------------------------------------------------------------------------------------------ ii Mục lục ------------------------------------------------------------------------------------------- iii Danh mục chữ viết tắt------------------------------------------------------------------------------ v Danh mục bảng ----------------------------------------------------------------------------------- vvi Danh mục biểu đồ, sơ đồ ------------------------------------------------------------------------- vii Phần 1. Mở đầu ------------------------------------------------------------------------------------ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ----------------------------------------------------------------------- 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------- 2 1.2.1 Mục tiêu chung ------------------------------------------------------------------------------- 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ------------------------------------------------------------------------------- 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ----------------------------------------------------------------------- 3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------------------------- 3 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ------------------------------------------------------------- 4 2.1 Cơ sở lý luận về quy chế quản lý đào tạo trong các trường Cao đẳng ----------------- 4 2.1.1 Hoạt động đào tạo trong các Trường Cao đẳng ----------------------------------------- 4 2.1.2 Quy chế quản lý đào tạo ------------------------------------------------------------------- 16 2.2 Cơ sở thực tiễn -------------------------------------------------------------------------------- 24 2.2.1 Các căn cứ xây dựng quy chế QL đào tạo trong các trường Cao đẳng ------------- 24 2.2.2 Bài học kinh nghiệm về quy chế QLĐT tạo tại một số trường Cao đẳng ---------- 25 2.2.3 Một số công trình nghiên cứu liên quan ------------------------------------------------- 30 Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu -------------------------------------- 32 3.1 Giời thiệu về trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương ------------------------ 30 3.1.1 Quá trình hình thành phát triển nhà trường --------------------------------------------- 32 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của trường --------------------------------------------------------- 33 3.1.3 Công tác tổ chức của nhà trường --------------------------------------------------------- 36 3.2 Phương pháp nghiên cứu--------------------------------------------------------------------- 38 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ------------------------------------------------------------- 39 3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ------------------------------------------------------------ 41 iii Phần 4. Kết quả và thảo luận ------------------------------------------------------------------ 42 4.1 Thực trạng tổ chức đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương ------------------------------------------------------------------------------------- 40 4.1.1 Thực trạng công tác đào tạo tại Trường ------------------------------------------------- 42 4.1.2 Kết quả đào tạo của Trường trong những năm gần đây ------------------------------- 53 4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đào tạo tại Nhà trường ---------------- 54 4.2 Thực trạng quy chế quản lý đào tạo tại Nhà trường ------------------------------------- 57 4.2.1 Quy chế quản lý trong tuyển sinh của Nhà trường ------------------------------------- 59 4.2.2 Quy chế đào tạo theo tín chỉ -------------------------------------------------------------- 64 4.2.3 Quy chế làm việc đối với cán bộ giảng viên -------------------------------------------- 69 4.2.4 Quy chế quản lý đối với sinh viên-------------------------------------------------------- 73 4.2.5 Quy chế quản lý cơ sở vật chât phục vụ dạy và học ----------------------------------- 76 4.2.6 Đánh giá kết quả và tồn tại trong xây dựng và thực hiện quy chế QLĐT của Nhà trường ------------------------------------------------------------------------ 79 4.3 Giải pháp hoàn thiện quy chế QL đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương ---------------------------------------------------------------------- 82 4.3.1 Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng quy trình quản lý đào tạo ----------------- 82 4.3.2 Giải pháp bổ sung quy chế quản lý đào tạo của Trường ------------------------------ 83 4.3.3 Giải pháp tăng cường công tác giám sát - đánh giá quá trình xây dựng và thực hiện quy chế quản lý đào tạo trong nhà trường ----------------------------- 85 4.3.4 Giải pháp thường xuyên cập nhật và sửa đổi quy chế quản lý đào tạo ------------- 87 4.3.5 Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng và thực hiện quy chế quản lý đào tạo trong nhà trường ---------------------------------------------- 88 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ----------------------------------------------------------------- 90 5.1 Kết luận----------------------------------------------------------------------------------------- 90 5.2 Kiến nghị --------------------------------------------------------------------------------------- 91 5.2.1. Liên minh Hợp tác xã Việt nam --------------------------------------------------------- 91 5.2.2. Đối với trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Trung ương ---------------------------- 92 Tài liệu tham khảo --------------------------------------------------------------------------------- 94 Phụ lục ------------------------------------------------------------------------------------------- 96 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CBGV Cán bộ giảng viên CĐ Cao đẳng CNTT Công nghệ thông tin ĐT Đào tạo HSSV Học sinh sinh viên QL Quản lý QC Quy chế SV Sinh viên TW Trung ương v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Các ngành học, bậc học của Trường ------------------------------------------- 34 Bảng 4.1. Nhu cầu/ kế hoạch đào tạo của trường qua các năm ------------------------ 42 Bảng 4.2. Đánh giá về số lượng ngành học của trường --------------------------------- 44 Bảng 4.3. Tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu năm học 2014-2015 ---------------------- 44 Bảng 4.4. Đánh giá về các hoạt động thực tế --------------------------------------------- 48 Bảng 4.5. Kết quả tốt nghiệp của HSSV chính quy qua 3 năm ------------------------ 51 Bảng 4.6. Thực trạng quy mô đào tạo của trường qua các năm ------------------------ 54 Bảng 4.7. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khách quan đến công tác QLĐT ----------------------------------------------------------------------------- 54 Bảng 4.8. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan đến công tác QLĐT ------- 56 Bảng 4.9. Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của nội dung quy chế QLĐT -------- 58 Bảng 4.10. Đối tượng được khảo nghiệm tại trường ------------------------------------ 59 Bảng 4.11. Đánh giá mức độ phù hợp trong nội dung QCQL tuyển sinh ------------ 60 Bảng 4.12. Kết quả khảo sát quá trình xây dựng và thực hiện QCQL tuyển sinh -------------------------------------------------------------------------------- 63 Bảng 4.13. So sánh số tín chỉ của các ngành học tại Trường với số tín chỉ tối thiểu tham chiếu của Bộ Giáo dục và Đào tạo ------------------------------ 64 Bảng 4.14. Đánh giá mức độ phù hợp trong nội dung quy chế QLĐT theo tín chỉ ---------------------------------------------------------------------------------- 66 Bảng 4.15. Kết quả khảo sát quá trình xây dựng và thực hiện quy chế quản lý chương trình đào tạo theo tín chỉ ---------------------------------------------- 68 Bảng 4.16. Đánh giá mức độ phù hợp trong nội dung quy chế làm việc đối với CBGV ------------------------------------------------------------------------ 70 Bảng 4.17. Quy đổi giờ chuẩn hoạt động nghiên cứu khoa học ------------------------ 71 Bảng 4.18. Kết quả khảo sát quá trình xây dựng và thực hiện quy chế làm việc đối với CBGV -------------------------------------------------------------- 72 Bảng 4.19. Đánh giá mức độ phù hợp trong nội dung quy chế QL đối với SV ------ 74 Bảng 4.20. Kết quả khảo sát quá trình xây dựng và thực hiện quy chế quản lý hoạt động học tập của sinh viên ----------------------------------------------- 75 vi Bảng 4.21. Đánh giá mức độ phù hợp của nội dung quy chế quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo ------------------------------------------------ 77 Bảng 4.22. Kết quả khảo sát quá trình xây dựng và thực hiện quy chế quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động đào tạo ------------------------- 78 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 4. 1. Nội dung chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn ------------------ 46 Biểu đồ 4. 2. Tính hợp lý trong việc sắp xếp thứ tự các học phần --------------------- 46 Biểu đồ 4.3. Ý kiến đánh giá trình độ chuyên môn giảng viên giỏi ------------------- 49 Biểu đồ 4.4. Ý kiến sinh viên về đánh giá kết quả học tập, thi cử --------------------- 51 Biểu đồ 4.5. Đánh giá của SV về giáo trình, tài liệu học tập --------------------------- 53 Biểu đồ 4.6. Mức độ phù hợp trong nội dung quy chế QL trong tuyển sinh --------- 61 Biểu đồ 4.7. Mức độ phù hợp trong nội dung QCQL trong đào tạo theo tín chỉ -------------------------------------------------------------------------------- 65 Biểu đồ 4.8. Mức độ phù hợp trong nội dung quy chế làm việc đối với CBGV --------------------------------------------------------------------------- 70 Biểu đồ 4.9. Mức độ phù hợp của nội dung quy chế quản lý đối với sinh viên ------ 74 Biểu đồ 4.10. Mức độ phù hợp trong nội dung quy chế quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học ----------------------------------------- 76 Sơ đồ 3. 1. Bộ máy tổ chức của Trường --------------------------------------------------- 37 Sơ đồ 3. 2 Quy trình nghiên cứu của đề tài ----------------------------------------------- 38 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Tóm tắt - Tên tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Lan - Tên luận văn: Hoàn thiện quy chế quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương - Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh - Mã số: 60.34.01.02 - Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2. Nội dung bản trích yếu - Mục đích nghiên cứu của luận văn: Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quy chế quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế quản lý đào tạo góp phần tăng cường công tác quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương. - Các phƣơng pháp nghiên cứu đã sử dụng: + Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu này bao gồm: Báo cáo khảo sát hàng năm của Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng, Báo cáo tổng kết của Phòng Đào tạo, Phòng Công tác HSSV, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Quản trị, Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế,… Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho quá trình nghên cứu gồm: Các dữ liệu có liên quan quy chế quản lý hoạt động đào tạo tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương thông qua việc tham khảo ý kiến của CBGV các phòng, ban, khoa, trung tâm. + Phƣơng pháp phân tích thông tin: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, - Các kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc: + Cơ sở lý luận và thực tiễn về quy chế quản lý đào tạo tại các trường Cao đẳng thông qua các khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung quy chế quản lý đào tạo và các yếu ảnh hưởng đến đến quản lý đào tạo ix + Thực trạng nội dung, xây dựng và thực hiện quy chế quản lý tuyển sinh,; Quy chế đào tạo theo tín chỉ; Quy chế làm việc đối với cán bộ, giảng viên; Quy chế quản lý học sinh sinh viên; Quy chế quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương; và những kết quả đạt được và hạn chế trong xây dựng và thực hiện quy chế quản lý đào tạo, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp giải quyết. Những hạn chế trong việc xây dựng và thực hiện quy chế quản lý đào tạo là: Xây dựng quy chế quản lý đào tạo chưa đạt hiệu quả, chỉ mới xây dựng được một số quy chế; Để thực hiện quy chế quản lý đào tạo, cần xây dựng các quy trình thực hiện, các bản mô tả quy trình thực hiện cho các đối tượng thi hành. Đến nay, theo thống kê các quy trình thực hiện quy chế còn thiếu rất nhiều và ít được triển khai. Quá trình quản lý hồ sơ, thủ tục dù đã áp dụng công nghệ thông tin tuy nhiên vẫn còn dựa vào kinh nghiệm cũ nên gặp nhiều hạn chế. Việc giám sát quá trình thực hiện quy chế còn mang nặng tính chủ quan. Việc cập nhật và sửa đổi quy chế còn chậm chạp. + Để hoàn thiện quy chế quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương cần thực hiện các giải pháp sau: Hoàn thiện công tác xây dựng quy trình quản lý; Bổ sung quy chế quản lý đào tạo của Trường; Tăng cường công tác giám sát đánh giá quá trình thực hiện quy chế; Thường xuyên cập nhật và sửa đổi quy chế quản lý đào tạo; Ứng dựng công nghệ thông tin và xây dựng và thực hiện quy chế quản lý đào tạo. + Từ những nội dung trên về quy chế quản lý đào tạo để quản lý hoạt động đào tạo một cách đồng bộ, có hiệu quả thì đề nghị Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương quan tâm và xử lý nghiêm những trường hợp không thực hiện đúng quy chế quản lý đào tạo. x THESIS ABSTRACT 1. Summary - Author Name: Nguyen Thi Tuyet Lan - Thesis title: Improving regulations on management training at the National Economic & Technical College. - Major: business administration - Code: 60.34.01.02 - Training Facility Name: Vietnam National University of Agriculture 2. Contents of the abstract - Purpose of the research: Focus on study of theoretical issues and practical management regulations training at the College then suggest to propose some solutions to improve regulations of management training cat strengthening in management training in the National Economic & Technical College. - The research methods is used: + Methods of data collection: Secondary data for research include: annual survey report of the Chamber of Testing and quality inspection, Final report of the Training Division, Department students Business, Organization and Administration, Department of Management Directors, Office of Science and international cooperation … Primary data is used in the research include: The relevant data management regulations training at the National Economic & Technical College through the CBGV consultation rooms, departments, faculties, centers + Information analysis method: The method described statistics, comparative method. - The results is achieved from reseach: + Rationale and practical training management regulations at the College through the concepts, characteristics, roles, content management rules training and weak management affects peaches apple xi + Status of content, build and implement enrollment management regulations; Regulation training credits; Working regulations for officials and faculty; Regulations on management of pupils and students; Regulations on management of infrastructure facilities for training at the National Economic & Technical College; and the achievements and constraints in developing and implementing training management regulations, causes and solutions proposed settlement. The limitations in the development and implementation of training management of: Construction management regulations effective training, only built a number of regulations; To implement the regulation on management training, it needs to build the process of implementation, the description of the implementation process for the object implementation. So far, according to the implementation of the regulation process lacks a lot and rarely implemented. Records management processes and procedures did use information technology but still rely on the experience and roots should face many restrictions. The monitoring process of the implementation of regulations fraught with subjectivity. The updated and revised regulations also slow. Despite that, every year + To improve regulations on management training, National Economic & Technical College need to take the following measures: To complete the construction management process; Additional regulations on the management of school education; Strengthening supervision - beat girl regulation implementation process; Regularly updated and revised regulations on management training; Application of information technology and the development and implementation of regulations on management training. + From the content of the regulation on training managers to manage training activities in a coordinated and effective, the proposed Union Cooperative Vietnam, National Economic & Technical College office mind and strictly handle cases of failure to comply with regulations on management training. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngày 27 tháng 11 năm 2014, Luật Giáo dục nghề nghiệp đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm 2015. Có thể nói, đây là một đạo luật đã thể chế hóa mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, giải quyết nhiều bất cập trong thực tiễn, tạo nên một diện mạo mới của hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Với một số điểm mới như: Đổi mới về cấp trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp; Đổi mới về tên gọi của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Đổi mới về tổ chức, quản lý đào tạo; Đổi mới về thời gian đào tạo; Đổi mới về chương trình đào tạo; Đổi mới về danh hiệu đối với người học; Đổi mới về chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Đổi mới về chính sách đối với người học; Đổi mới về chính sách đối với nhà giáo; Đổi mới về chính sách đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Hội nhập vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia. Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ để tham gia sâu rộng vào sân chơi của các nước trong khu vực và quốc tế. Với Luật Giáo dục nghề nghiệp, với nhiều nội dung đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và có tính đột phá, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ hội nhập tốt với các nước trong khu vực ASEAN và quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của nhân lực lao động Việt Nam trên trường quốc tế Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương ra đời trong giai đoạn có quá nhiều các trường Cao đẳng – Đại học, cùng với nhiều thay đổi trong chính sách giáo dục đã gặp nhiều bất lợi. Tiền thân là trường Bồi dưỡng cán bộ Quản lý DN ngoài quốc doanh, mới tham gia tuyển sinh ĐH – CĐ từ 2009. Lợi thế cạnh tranh của trường CĐ KTKTTW là thương hiệu của trường, với đội ngũ giảng viên trẻ, nhiệt tình và tâm huyết, đặc biệt cơ quan chủ quản của trường là Liên minh HTX Việt Nam… Đây là những bước đệm vững chắc cho nhà trường trong cuộc cạnh tranh trên thị trường giáo dục hiện nay. Trong giai đoạn Trường đã và đang hoàn thiện cơ chế quản lý theo hệ thống các trường Cao đẳng chuyên nghiệp. Nay với luật giáo dục nghề nghiệp ra 1 đời và đã đưa vào áp dụng, trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương phải có những thay đổi như: Một là, thay đổi trong tên gọi của trường; Hai là, thay đổi trong tổ chức, quản lý đào tạo. Việc tổ chức đào tạo được thực hiện theo 3 phương thức: niên chế, tích lũy Mô-đun hoặc tích lũy tín chỉ. Nhà trường lựa chọn theo hình thức tích lũy tín chỉ. Ba là, thay đổi về thời gian đào tạo. Thời gian đào tạo trung cấp đối với người tốt nghiệp trung học cơ sở còn từ 1 đến 2 năm tùy theo ngành nghề đào tạo, người học không bắt buộc phải học văn hóa trung học phổ thông. Thời gian đào tạo sơ cấp tối thiểu là 300 giờ. Bốn là, thay đổi về chương trình đào tạo do Trường được tự chủ xây dựng chương trình đào tạo dựa trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Năm là, thay đổi về danh hiệu đối với người học. Người tốt nghiệp cao đẳng được công nhận danh hiệu Kỹ sư thực hành hoặc Cử nhân thực hành. Sáu là, được tham gia đấu thầu, đặt hàng đào tạo; vay vốn ưu đãi từ chương trình, dự án trong và ngoài nước; tham gia chương trình bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý trong và ngoài nước bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước...Bảy là, thay đổi về chính sách đối với nhà giáo. Nhà giáo trong trường cao đẳng được gọi là Giảng viên…Để thực hiện được những vấn đề trên đòi hỏi phải có một quy chế quản lý đào tạo mới phù hợp với tình hình mới. Vì vậy việc nghiên cứu hoàn thiện quy chế quản lý đào tạo phù hợp với điều kiện, đặc điểm và môi trường hoạt động của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương nhằm góp phần làm cho công tác quản lý đào tạo của Trường ngày càng tốt hơn, nhằm đưa ra ý tưởng mới trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường là vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Với những ý nghĩa trên, tôi chọn nội dung “Hoàn thiện quy chế quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quy chế quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế quản lý đào tạo góp phần tăng cường công tác quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về quy chế quản lý đào tạo nói chung, quy chế quản lý đào tạo tại các Trường Cao đẳng nói riêng; - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quy chế quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương; - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương. 1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy chế quản lý đào tạo của Trường Cao đẳng. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu quy chế quản lý đào tạo đối với trường Cao đẳng, các vấn đề lý luận về Quản lý đào tạo trong các Trường Cao đẳng. - Phạm vi về không gian Đề tài nghiên cứu tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương, Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội. - Phạm vi về thời gian + Thời gian sử dụng số liệu: Thông tin, số liệu sử dụng cho nghiên cứu từ 2013 đến 2015. + Thời gian thực hiện đề tài: Từ 05/2015 đến 06/2016. 3 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG 2.1.1 Hoạt động đào tạo trong các Trƣờng Cao đẳng 2.1.1.1 Đặc điểm của các Trường Cao đẳng Trường Cao đẳng Công lập là Trường Cao đẳng do Nhà nước (Trung ương hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi, khác với cao đẳng tư thục hoạt động bằng kinh phí đóng góp của người học, khách hàng hoặc các khoản hiến tặng. Trường cao đẳng Công lập là cơ sở giáo dục đào tạo do Nhà nước thành lập, hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân sách Nhà nước nhằm cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước. Trong “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020” số 711/QĐ - TTg đã chỉ ra mục tiêu là: “Đáp ứng nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế xã hội của thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện để mở rộng giáo dục sau trung học thông qua việc đa dạng hoá chương trình đào tạo trên cơ sở xây dựng một hệ thống liên thông phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng, miền của nhân lực và năng lực của các cơ sở đào tạo. Tăng cường thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình và cho người khác”. Vì vậy mà quy mô đào tạo cao đẳng công lập của nước ta ngày càng được mở rộng, bao gồm nhiều loại hình đào tạo khác nhau. Quy chế đào tạo trong Trường Cao đẳng Công lập là chế độ được quy định bởi một trường có thẩm quyền trong một phạm vi nhất định, được ban hành có văn bản và có hiệu lực thi hành trong phạm vi trường đó. Các quy định này phải tuân theo các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến hoạt động đào tạo của Trường Cao đẳng. 4 2.1.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các Trường Cao đẳng Theo điều 28 Luật Giáo dục đại học 2012 và điều 23 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các Trường Cao đẳng như sau: - Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Trường cao đẳng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp. - Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. - Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo. - Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh và quản lý người học. - Công bố công khai mục tiêu, chương trình đào tạo; điều kiện để bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo. - Tổ chức giảng dạy, học tập theo mục tiêu, chương trình đào tạo; cấp bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp cho người học; tổ chức cho người học học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với doanh nghiệp. - Được sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài đã được tổ chức giáo dục, đào tạo nước ngoài hoặc quốc tế có uy tín công nhận về chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. - Liên kết hoạt động đào tạo trong nước; liên kết hoạt động đào tạo với nước ngoài theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. - Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa. - Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; tổ chức cho nhà giáo thực tập sản xuất tại doanh nghiệp để cập nhật, 5 nâng cao kỹ năng nghề; tổ chức cho nhà giáo, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội. - Thực hiện kiểm định và bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định. - Tư vấn đào tạo, tư vấn việc làm miễn phí cho người học. - Được thành lập doanh nghiệp, được tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. - Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, pháp luật có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình đào tạo khi tổ chức đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Nghiên cứu khoa học để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Có cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật. - Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 2.1.1.3 Các nội dung trong quy trình đào tạo tại các trường Cao đẳng a) Hoạt động tuyển sinh Tuyển sinh là một trong những công tác quan trọng đối với một cơ sở giáo dục, đặc biệt đối với các trường cao đẳng, đại học. Công tác tuyển sinh đóng vai trò to lớn trong sự phát triển cũng như tạo dựng “thương hiệu” cho các nhà trường. Chất lượng đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và nghiên cứu của sinh viên sau này. Trường Cao đẳng chỉ được tuyển sinh và tổ chức đào tạo các ngành đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định giao nhiệm vụ đào tạo. Mỗi năm, Bộ giáo dục sẽ ban hành văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể 6 cho các trường đại học, cao đẳng thực hiện công tác tuyển sinh. Năm 2013, Bộ ban hành Thông tư Số: 03/2013/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh cao đẳng, đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BDGĐT và Thông tư số 24/2012/TT-BGDĐT. Năm 2014 ban hành Thông tư số 06/2014/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2015 ban hành quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Căn cứ vào quy chế tuyển sinh đã ban hành qua các năm, nhà trường tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh theo quy định. Có thể tóm tắt quy trình thực hiện công tác tuyển sinh của trường cao đẳng theo lần lượt các nội dung sau: - Xây dựng kế hoạch tuyển sinh trình Bộ GD&ĐT và Bộ chủ quản - Thành lập Hội đồng tuyển sinh trường - Thông báo tuyển sinh - Phát hành hồ sơ tuyển sinh - Thu nhận và xử lý hồ sơ tuyển sinh - Lập danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi và danh sách phòng thi, địa điểm thi - Tổ chức tuyển sinh (thành lập các Ban giúp việc như Ban Thư ký, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban hậu cần) - Lập danh sách kết quả thi, kết quả trúng tuyển, thông báo trúng tuyển - Tổ chức tiếp nhận sinh viên trúng tuyển vào trường - Báo cáo kết quả tuyển sinh b) Hoạt động tổ chức giảng dạy Điều 33, điều 34, điều 35 và điều 36 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định về thời gian đào tạo, chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo và phương pháp đào tạo. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất