Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện qui trình đàm bảo an toàn lao động tại doanh nghiệp tư nhân thức ăn g...

Tài liệu Hoàn thiện qui trình đàm bảo an toàn lao động tại doanh nghiệp tư nhân thức ăn gia súc phú lợi

.PDF
55
1
67

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THỨC ĂN GIA SÚC PHÚ LỢI Sinh viên thực hiện : NGUYỄN NGỌC DIỆU Lớp : D17QC01 Khoá : 2017 - 2020 Ngành : QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : ThS. BÙI THÀNH TÂM BÌNH DƯƠNG, THÁNG 11/2020 LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết bài Báo cáo Tốt nghiệp này là do tự bản thân tôi thực hiện, những số liệu và kết quả trong bài báo cáo này là trung thực và của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Các thông tin, tài liệu, trích dẫn trong bài đã được phép công bố. Nếu không đúng như trên, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm! Người thực hiện Nguyễn Ngọc Diệu I LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên ThS. Bùi Thành Tâm đã tận tình chỉ dẫn, truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc cho tôi, hướng dẫn và giải thích rõ ràng những thắc mắc của tôi trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo tốt nghiệp để tôi có thể hoàn thành bài báo cáo một cách trọn vẹn và tốt nhất. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Doanh Nghiệp Tư Nhân Chế Biến Thức Ăn Gia Súc Phú Lợi đã hỗ trợ hết mình, hướng dẫn tỉ mĩ cho tôi về quy trình sản xuất, các giai đoạn sản xuất và an toàn lao động tại doanh nghiệp một cách chi tiết cụ thể nhất để tôi có thể hoàn thành bài báo cáo đạt hiệu quả cao. Qua đó, trong suốt quá trình làm báo cáo và hoàn thiện bài báo cáo tốt nghiệp sẽ không tránh những sai sót, kính mong Quý Thầy/Cô xem xét và góp ý để bài báo cáo của tôi được hoàn thiện một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Nguyễn Ngọc Diệu II MỤC LỤC LỜI CAM KẾT.................................................................................................................. I LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................II MỤC LỤC.......................................................................................................................III DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................ VI DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................VII DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................... IX PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 1. Lý do hình thành đề tài................................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................................ 2 3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 3 4. Ý nghĩa của đề tài..........................................................................................................3 5. Phạm vi giới hạn của đề tài...........................................................................................3 6. Kết cấu của đề tài.......................................................................................................... 4 7. Kế hoạch thực hiện........................................................................................................4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG............................................................................................................................... 6 1.1. An toàn lao động................................................................................................. 6 1.3. Các loại ô nhiễm trong quá trình lao động tại nhà máy..................................... 8 1.4. An toàn điện........................................................................................................ 9 1.5. Tư thế lao động................................................................................................. 10 1.6. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động tại nhà máy..................................... 10 1.7. Tổng quan về 5S................................................................................................11 III 1.8. Phương pháp giải quyết.................................................................................... 13 1.9. Các nghiên cứu..................................................................................................14 CHƯƠNG 216. GIỚI THIỆU CÔNG TY DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC PHÚ LỢI....................................................................................16 2.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển....................................................16 2.2. Sản phẩm chính................................................................................................. 17 2.3. Thị trường..........................................................................................................18 2.4. Cơ cấu tổ chức...................................................................................................18 2.5. Các thuận lợi và khó khăn chung của công ty..................................................20 CHƯƠNG 3........ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC PHÚ LỢI......................................................................................................................... 22 3.1. Tổng quan về quy trình sản xuất tại doanh nghiệp...........................................22 3.1.3. Thiết bị điều khiển của từng giai đoạn sản xuất............................................29 3.2. Quy trình an toàn lao động tại doanh nghiệp................................................... 29 3.3. Các bước tiến hành quy trình an toàn lao động................................................30 3.4. Các quy tắc chung về an toàn lao động............................................................ 30 3.5. Các loại ô nhiễm tại nhà xưởng........................................................................ 32 3.6. An toàn trong lao động......................................................................................33 3.7. Đánh giá chung về quy trình đảm bảo an toàn lao động.................................. 34 CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN QUY TRÌNH ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC PHÚ LỢI.................................................................................................................................. 36 4.1. Duy trì 5S.......................................................................................................... 36 IV 4.2. Tập huấn an toàn lao động................................................................................ 37 4.4. Biện pháp an toàn điện......................................................................................39 4.5. Nâng cấp trang bị dây chuyền công nghệ.........................................................39 4.6. Đề xuất xây dựng quy trình an toàn lao động tại nhà xưởng........................... 41 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 44 V DANH MỤC BẢNG BIỂU THỨ TỰ TÊN BẢNG Bảng 4.1 Phân công vệ sinh nhà máy Bảng 4.2 Trước và sau khi cải tiến THỨ TỰ TÊN SƠ ĐỒ SỐ TRANG 36 39, 40, 41 SỐ TRANG Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp 19 Sơ đồ 3.1 Quy trình sản xuất tổng quát 24 Sơ đồ 3.2 Tổng quát các bước tiến hành quy trình 30 Sơ đồ 4.1 Quy trình thực hiện an toàn lao động trong sản xuất 42 VI DANH MỤC HÌNH ẢNH THỨ TỰ TÊN HÌNH ẢNH SỐ TRANG Hình 1 Sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi, 2013 – Q1/2020 1 Hình 2.1 Cổng doanh nghiệp 17 Hình 2.2 Tổng quan doanh nghiệp 17 Hình 2.3 Sản phẩm chính tại doanh nghiệp 18 Hình 3.1 Sơ đồ tổng quát các thiết bị sản xuất tại nhà máy 22 Hình 3.2 Sơ đồ chi tiết các thiết bị sản xuất tại nhà máy 23 Hình 3.3 Máy điều khiển bán tự động tại nhà máy 23 Hình 3.4 Cám mịn và Cám viên 28 Hình 3.5 Bảng điều khiển máy trộn 29 Hình 3.6 Bảng điều khiển băng chuyền 29 Hình 3.7 Công nhân tại nhà xưởng 29 Hình 3.8 Các biển báo cần có tại khu vực sản xuất 31 Hình 3.9 Máy hút bụi 31 Hình 3.10 Các máy móc sản xuất gây ô nhiễm tiếng ồn 32 Hình 3.11 Bụi bám đây trên bề mặt 32 Hình 3.12 Dây điện chồng chất lên nhau tại nhà xưởng 33 Hình 3.13 Khiêng vác tại nhà xưởng 34 Hình 3.14 Biển cảnh báo 34 Hình 4.1 Sử dụng các ống giảm tiếng ồn 37 VII Hình 4.2 Cách ly khu vực sản xuất và làm việc 38 Hình 4.3 Thường xuyên bảo trì bảo dưỡng máy móc 38 Hình 4.4 Lắp đặt máy móc đúng quy cách 38 Hình 4.5 Bảo hộ an toàn điện 39 VIII DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA DN Doanh nghiệp TAGS Thức ăn gia súc TACN Thức ăn chăn nuôi CP Cổ phần ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động QLNN Quản lý nhà nước DNVVN Doanh nghiệp nhỏ và vừa TNLĐ Tai nạn lao động IX PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do hình thành đề tài Ngành chăn nuôi của nước ta có sự phát triển nhanh từ những năm 90, đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự tăng trưởng và phát triển của ngành thức ăn chăn nuôi. Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành thức ăn chăn nuôi (TACN) Việt Nam sau hơn 20 năm hội nhập đã đạt được nhiều thành tựu lớn, mức tăng trưởng trung bình đạt 1015%/năm, đưa Việt Nam trở thành nước có ngành công nghiệp TACN đạt tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2000 sản lượng thức ăn gia súc, gia cầm sản xuất công nghiệp đạt 2,7 triệu tấn, đến năm 2010 đã tăng lên đạt 10,583 triệu tấn, năm 2017 đạt 19,381 triệu tấn, năm 2018 đạt trên 23 triệu tấn. Điều đó cho thấy, tiềm năng của thị trường TACN ở nước ta là tương đối lớn. Đặc biệt, ngành TACN là ngành thu hút được nhiều đầu tư trong và ngoài nước cao nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, đây là ngành có mức độ hội nhập quốc tế sâu rộng nhất, với trên 65 nước và vùng lãnh thổ có trao đổi buôn bán về công nghệ, thiết bị và nguyên liệu TACN thuộc top mới và hiện đại nhất [5]. Sản lượng sản xuất của ngành thức ăn chăn nuôi trong Q1/2020 đạt hơn 4 nghìn tấn, trong đó sản lượng thức ăn cho gia súc đạt gần 3 nghìn tấn, giảm 20.3% so với cùng kỳ năm trước trong khi sản lượng thức ăn thủy sản gần như không đổi so với cùng kỳ năm 2019. Hình 1: Sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi, 2013 – Q1/2020 1 Bên cạnh việc phát triển vượt bậc thì mối lo ngại về an toàn lao động tại các doanh nghiệp sản xuất cũng đáng được quan tâm. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo tổng kết Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2019 và Kế hoạch đổi mới Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2020. Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2018 trên toàn quốc đã xảy ra 7.997 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 8.229 người bị nạn. So với năm 2017, số vụ TNLĐ chết người và số người chết trong khu vực có quan hệ lao động giảm lần lượt là 10,8% và 6,6%. Còn trong khu vực người lao động làm việc không có hợp đồng lao động lại tăng tương ứng là 57,6% và 59,16%. TNLĐ xảy ra trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản, điện, nổ lò, ngạt khí [13]. Nguyên nhân dẫn đến TNLĐ, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 46,49%. Cụ thể: Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 24,56 % tổng số vụ; Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 9,64 % tổng số vụ; Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động chiếm 7,02 % tổng số vụ; Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 0,88 % tổng số vụ. Nguyên nhân người lao động vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiếm 18,42 % tổng số số vụ. Còn lại 35,06 % là những vụ TNLĐ xảy ra do các nguyên nhân khác như tai nạn giao thông, nguyên nhân TNLĐ do người khác, khách quan khó tránh [13]. Ta thấy ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đang trên đà phát triển kéo theo là những mối lo về an toàn lao động trong sản xuất ở hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ, chính vì thế tác giả đã quyết định thực hiện đề tài “Hoàn Thiện Quy Trình Đảm Bảo An Toàn Lao Động Tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Chế Biến Thức Ăn Gia Súc Phú Lợi” làm đề tài nghiên cứu nhằm giúp các công nhân lao động đặc biệt là công nhân lao động tại doanh nghiệp hiểu rõ hơn về ATLĐ, biết cách phòng tránh TNLĐ và ứng phó, xử lý với TNLĐ nếu xảy ra bất ngờ. 2. Mục tiêu của đề tài - Xem xét quy trình sản xuất và cách bố trí an toàn lao động tại doanh nghiệp - Đánh giá quy trình đảm bảo an toàn lao động tại doanh nghiệp 2 - Đề xuất các giải pháp thích hợp, hiệu quả trong cách bố trí an toàn lao động, tối ưu hóa các công đoạn sản xuất, hạn chế gây ô nhiễm bụi trong nhà xưởng nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của công nhân tại nhà xưởng. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu nhập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp: Các dữ liệu thu thập trên báo chí, internet, các luật về bồi thường khi xảy ra TNLĐ, tài liệu giảng dạy của ThS. Bùi Thành Tâm. - Phương pháp quan sát khoa học: quan sát quá trình làm việc của công nhân tại nhà máy, từ đó nghiên cứu tìm hiểu kĩ hơn về quy trình an toàn lao động tại nhà máy. - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: Sau nghiên cứu và trải nghiệm thực tế, tác giả tự đúc kết kinh nghiệm cho bản thân. - Áp dụng các lý thuyết của môn học An toàn lao động và môi trường công nghiệp vào bài nghiên cứu này. 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa lý luận: Thực hiện các công tác về bảo hộ lao động trong sản xuất và biện pháp an toàn lao động tại nhà máy chế biến thức ăn gia súc Phú Lợi. Cung cấp các thông tin cơ bản về an toàn lao động và bảo hộ lao động cho công nhân làm việc tại nhà máy của Doanh Nghiệp Chế Biến Thức Ăn Gia Súc Phú Lợi. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra giải pháp, biện pháp, cách khắc phục những điểm chưa tốt, hợp lí nhằm khắc phục hoàn thành và đổi mới quy trình đảm bảo an toàn lao động cho công nhân làm việc tại nhà máy chế biến thức ăn. Rút ra kinh nghiệm cho bản thân cho quá trình học tập và trao dồi kinh nghiệm thực tế. 5. Phạm vi giới hạn của đề tài *Phạm vi về thời gian: từ ngày 24/8/2020 đến ngày 11/10/2020 3 *Phạm vi về không gian: Nhà máy sản xuất của doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc Phú Lợi tại khu phố 8, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Phú Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. 6. Kết cấu của đề tài - Phần Mở Đầu - Phần Nội Dung  Chương 1. Cơ sở lý thuyết về quy trình đảm bảo an toàn lao động  Chương 2. Giới thiệu Doanh Nghiệp Tư Nhân Chế Biến Thức Ăn Gia Súc Phú Lợi  Chương 3. Thực trạng thực hiện quy trình đảm bảo an toàn lao động tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Chế Biến Thức Ăn Gia Súc Phú Lợi  Chương 4. Biện pháp thực hiện quy trình đảm bảo an toàn lao động tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Chế Biến Thức Ăn Gia Súc Phú Lợi - Phần Kết Luận - Tài Liệu Tham Khảo 7. Kế hoạch thực hiện ST Công việc T 1 2 Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần 1 2 Tham quan DN, lên ý tưởng thực hiện báo cáo Xin dữ liệu, thông tin về DN Viết Chương 1: Cơ sở lý 3 thuyết về quy trình đảm bảo an toàn lao động 4 3 4 5 6 7 Đến nhà xưởng quan sát, 4 phát thảo cách bố trí lao động tại nhà xưởng Viết Chương 2: Giới thiệu 5 Doanh Nghiệp Tư Nhân Chế Biến Thức Ăn Gia Súc Phú Lợi Viết Chương 3: Thực trạng thực hiện quy trình 6 đảm bảo an toàn lao động tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Chế Biến Thức Ăn Gia Súc Phú Lợi Viết Chương 4: Biện pháp thực hiện quy trình đảm 7 bảo an toàn lao động tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Chế Biến Thức Ăn Gia Súc Phú Lợi 8 Viết Kết Luận 9 Tổng hợp bài báo cáo 10 In và nộp bài 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG 1.1. An toàn lao động 1.1.1. Khái niệm Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động [3]. 1.1.2. Lợi ích an toàn lao động Làm việc trong môi trường lao động có tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm thì tai nạn lao động rất dễ xảy ra. Nhẹ thì xây xước trầy da, nặng thì gây thương tích và các bệnh nghề nghiệp, thậm chí có trường hợp mất mạng khi xẩy ra tai nạn [3]. Vì vậy lợi ích lớn nhất khi thực hiện các biện pháp an toàn lao động đó là ngăn ngừa tai nạn, bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn mắc các bệnh nghề nghiệp [3]. 1.1.3. Nguyên nhân gây mất an toàn lao động - Nguyên nhân kỹ thuật:  Phương tiện, dụng cụ máy móc chưa đầy đủ: thiếu các thiết bị an toàn như nón bảo hộ, áo khoác, dây thắt an toàn hoặc xuất hiện các hỏng hóc gây ra sự cố (đứt cáp, tuột phanh, gãy thang, gãy cột chống…).  Vi phạm quy phạm, quy trình an toàn: sử dụng các thiết bị điện không đúng trọng tải, làm việc trong môi trường nguy hiểm, không làm đúng theo quy trình. - Nguyên nhân tổ chức:  Đây là những nguyên nhân đến từ sự sai sót trong quá trình tổ chức lao động. Nguyên nhân này thường đến từ phía sử dụng lao động bởi việc bố trí không gian sản xuất không hợp lý; diện tích làm việc chật hẹp hay sự thiếu nghiêm chỉnh trong các quy định ban chế về các vấn đề như chế độ giờ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ bồi dưỡng độc hại,… cũng gây ra nguy cơ tai nạn trong quá trình sản xuất.  Hơn nữa, nguyên nhân gây ra mất an toàn lao động còn đến từ sự lơ là, thiếu kiểm tra giám sát, quản lý lỏng lẻo của tổ chức, doanh nghiệp. 6 - Nguyên nhân vệ sinh môi trường: Điều kiện thời tiết, môi trường xung quanh quá khắc nghiệt, ô nhiễm hoặc các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép…cũng là một trong những nguyên nhân. - Nguyên nhân con người: Khi bản thân người lao động không đảm bảo đủ sức khỏe, thể trạng, tâm lý thì rất dễ xảy ra tai nạn lao động. Đặc biệt, việc người lao động chủ quan, tự ý vi phạm kỷ luật lao động, không mang trang bị bảo hộ lao động là một trong những nguyên nhân chính yếu [6]. 1.2. An toàn lao động trong sản xuất 1.2.1. Khái niệm Lao động là lực lượng rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Nhà nước đã tạo rất nhiều các cơ quan , tổ chức từ trung ương đến cơ sở để trợ giúp cho đối tượng là người lao động. Nguyên tắc an toàn khi lao động luôn được đặt lên hàng đầu, nhất là trong các nghành nghề có tính đặc thù ẩn chưa nhiều yếu tố rủi ro nguy hiểm như: Xây dựng, hóa chất, hàn xì [3]. 1.2.2. Các nguyên tắc chung về an toàn lao động trong sản xuất Phòng tránh tai nạn luôn tốt hơn là giải quyết hậu quả sau khi tai nạn đã sảy ra. Cảm nhận được nguy cơ tiềm ẩn thì nên phòng tránh trước khi tiến hành làm việc Sử dụng trang bị , dụng cụ bảo hộ cá nhân trong mọi công việc Tuân thủ đúng các hướng dẫn về an toàn khi sử dụng đi kèm với máy móc và dụng cụ  Tuân thủ các qui tắc an toàn khi sử dụng điện và các dụng cụ điện  Kiểm tra chất lượng của dụng cụ va máy móc mà mình sẽ sử dụng trước khi làm việc  Đảm bảo khu vực làm việc được gọn gàng , không có những vật hay yếu tố có thể gây ra nguy hiểm trong quá trình làm việc [3]. 7 1.3. Các loại ô nhiễm trong quá trình lao động tại nhà máy 1.3.1. Ô nhiễm Tiếng ồn a. Khái niệm Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau gây cảm giác khó chịu cho con người trong điều kiện làm việc cũng như nghỉ ngơi [12]. b. Phân loại tiếng ồn - Tiếng ồn cơ học do chuyển động của các bộ phận máy. - Tiếng ồn va chạm như quá trình rèn, dập, tán; - Tiếng ồn khí động do hơi chuyển động với tốc độ cao: Tiếng động cơ phản lực, tiếng máy nén hút khí... - Tiếng nổ hoặc xung khi động cơ đốt trong hoặc diesel làm việc; - Theo tần số âm thanh được phân loại thành: + Hạ âm có tần số dưới 20 Hz (tai người không nghe được). + Âm tai người nghe được có tần số 20 Hz đến 16 kHz. + Siêu âm có tần số trên 20 kHz (tai người không nghe được) [12]. 1.3.2. Ô nhiễm Bụi Vấn nạn ô nhiễm bụi, không khí đang được các nước trên giới lên án và quan tâm, các chính phủ đang dần cải thiện trình trạng phát sinh bụi từ các khu công nghiệp. Theo tài liệu nghiên cứu, bụi là nguyên nhân gây chết người nhiều hơn thuốc lá, chúng tàng hình và gây bệnh rất nguy hiểm. Theo tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Ô nhiễm không khí là nguyên nhân hay yếu tố thúc đẩy gây ra, làm nặng thêm một số bệnh ở con người. Các chất độc trong không khí ô nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường mũi, miệng, da và niêm mạc. “Trong không khí ô nhiễm có các chất độc do phương tiện giao thông thải ra bao gồm: khí CO, SO2, NO2, benzen, chì, các kim loại nặng và một vài độc chất khác,... có thể gây hại ở một số cơ quan như mạch máu, tủy xương, lách, tim và phổi. Trong đó, hệ hô hấp và tim mạch dễ bị ảnh hưởng nặng nhất từ không khí ô nhiễm”. 8 1.4. An toàn điện 1.4.1. Khái niệm An toàn điện là một hệ thống các biện pháp tổ chức và phương tiện kỹ thuật để ngăn chặn các tác động có hại và nguy hiểm đối với con người từ dòng điện , hồ quang điện , trường điện từ và tĩnh điện [1]. Tất cả các hệ thống liên quan đến điện đều có khả năng gây hại, điện có thể là tính hay động. Đối với điện động là các Electron sẻ chuyển động qua một dây dẫn thông qua dây dẫn chất liệu bằng kim loại. Còn tĩnh điện sẻ là sự tích tụ điện trên bề mặt do tiếp xúc hoặc quá trình ma sát tạo ra [1]. 1.4.2. Nguyên nhân gây mất an toàn điện  Thiết bị hoặc dụng cụ điện trong gia đình bị hỏng  Dây dẫn điện bị mòn, bị hư hại hoặc bị bong ra do sử dụng quá lâu.  Thiết bị điện bị tiếp xúc với nước dẫn tới hiện tượng rò điện.  Hệ thống dây điện trong nhà bị hư hoặc bị gắn sai  Dây điện bị rớt xuống nhưng chưa ngắt nguồn điện  Sét đánh [1]. 1.4.3. Nguyên tắc an toàn điện  Đảm bảo người lao động phải biết phương thức vận hành máy trước khi sử dụng  Dây cắm phải đủ dài, các vị trí ổ cắm phải đủ tải và không nên sử dụng quá nhiều phích cắm chung một ổ  Sắp xếp đường dây điện gọn gàng vừa phòng tránh tai nạn và hạn chế rủi ro chập điện  Yêu cầu người thợ sửa điện phải có kiến thức chuyên môn cao đồng thời phải có kinh nghiệm thi công nhiều dự án lớn  Ngừng sử dụng điện khi phát hiện sự cố rò hay hư hỏng điện [1]. 9  Những thiết bị, ổ cắm điện cần được lắp đặt trên cao cách mặt đất > 1m tránh tiếp xúc trẻ em  Không sử dụng máy bay điều khiển hoặc thả diều gần các đường dây điện  Tuyệt đối không sử dụng thiết bị điện, dây điện kém chất lượng [1].  Mang dày dép, đồ bảo hộ cao xúc, thiết bị cách điện khi tiến hành sửa chữa, bảo trì. 1.5. Tư thế lao động 1.5.1. Khái niệm “Tư thế lao động” chỉ mối liên quan qua lại của các đoạn cơ thể với nhau (không phụ thuộc vào hướng của cơ thể trong không gian và tương quan của cơ thể với chân đế) khi thực hiện các thao tác lao động [7]. Có hai tư thế phổ biến nhất trong lao động là tư thế lao động đứng và tư thế lao động ngồi. Ngoài ra, còn có một số tư thế lao động hãn hữu khác như quỳ, nằm, bò, ngồi xổm, kiễng chân…[7]. 1.5.2. Phân loại - Tư thế lao động bất hợp lý: là tư thế không đảm bảo cho cột sống có độ cong tự nhiên (như phải vuơn người, vẹo trái, vẹo phải, cúi, ngửa đầu…), các góc nằm trong các đoạn cơ thể không nằm trong giới hạn cho phép về mặt cơ sinh. - Tư thế lao động gò bó: là tư thế tương đối phù hợp với các đặc điểm nhân trắc - cơ sinh nhưng người lao động phải duy trì ở một tư thế trong thời gian dài [7]. 1.5.3. Đánh giá tư thế lao động Có 2 cách đánh giá: - Phương pháp thứ nhất: Đánh giá tư thế lao động theo phương pháp OWAS không tính đến trọng lượng vật cầm. - Phương pháp thứ hai: Đánh giá tư thế lao động theo phương pháp OWAS có tính đến trọng lượng vật cầm [7]. 1.6. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động tại nhà máy - Chọn mua máy móc mà mọi thao tác vận hành đều thật an toàn - Các bộ phận chuyển động được bao che đầy đủ; - Có thiết bị tự động dừng hoặc điều khiển bằng 2 tay ở tầm điều khiển; - Sử dụng các thiết bị nạp và xuất nguyên liệu an toàn để tăng năng suất và giảm 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất