Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quản lý ngân sách xã tại huyện văn lâm, tỉnh hưng yên ...

Tài liệu Hoàn thiện quản lý ngân sách xã tại huyện văn lâm, tỉnh hưng yên

.PDF
124
1
116

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THÙY LINH HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TẠI HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Bằng Đoàn NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Trần Thùy Linh i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Hoàn thiện quản lý ngân sách xã tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”, tôi nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân, tập thể đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh; Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS TS Bùi Bằng Đoàn người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND huyện Văn Lâm, lãnh đạo, cán bộ phòng Tài chính-Kế hoạch huyện, lãnh đạo các phòng ban chuyên môn của huyện, lãnh đạo và cán bộ quản lý NSX các xã, thị trấn đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận văn Trần Thùy Linh ii năm 2016 MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v Danh mục bảng ................................................................................................................ vi Danh mục hình, sơ đồ .................................................................................................... viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix Thesis extract .................................................................................................................... x Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách xã ...................................... 3 2.1. Cơ sở lý luận chung về ngân sách xã.................................................................. 3 2.1.1. Tổng quan về Ngân sách xã ................................................................................ 3 2.1.2. Nguồn thu, nhiệm vụ chi của Ngân sách xã ....................................................... 7 2.1.3 Quản lý Ngân sách xã ....................................................................................... 11 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã ............................................. 27 2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý ngân sách xã .......................................................... 32 2.2.1 Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã của một số địa phương ở Việt Nam ......... 32 2.2.2 Bài học rút ra cho huyện Văn Lâm ................................................................... 34 Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 37 3.1. Đặc điểm địa bàn huyện văn lâm...................................................................... 37 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 37 3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................................... 40 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 45 3.2.1. Khung phân tích của đề tài ............................................................................... 45 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 47 iii 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 47 3.2.4. Phương pháp phân tích ..................................................................................... 48 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 48 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 50 4.1. Thực trạng công tác quản lý nsx trên địa bàn huyện Văn Lâm ........................ 50 4.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý NSX .......................................................................... 50 4.1.2 Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm ...... 54 4.1.3. Dự toán thu ngân sách xã.................................................................................. 59 4.1.4. Dự toán chi ngân sách xã .................................................................................. 65 4.1.5. Công tác chấp hành thu ngân sách xã ............................................................... 72 4.1.6 Công tác chấp hành chi ngân sách xã ............................................................... 79 4.1.7. Thực trạng công tác quyết toán ngân sách cấp xã ........................................... 86 4.1.8. Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách cấp xã ................................................. 90 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm ................................................................................................ 92 4.2.1 Chính sách của Nhà nước. ................................................................................ 93 4.2.2. Sự biến động của Kinh tế xã hội....................................................................... 93 4.2.3 Sự phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi: .......................................................... 94 4.2.4 Năng lực quản lý của cán bộ quản lý NSX ....................................................... 94 4.2.5 Công tác thanh tra kiểm soát quản lý NSX ...................................................... 95 4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Văn Lâm ................................................................................................ 95 4.3.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý ngân sách xã ......................................................... 95 4.3.2. Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách xã ....................................................... 96 4.4.3. Sát sao công tác lập dự toán ngân sách xã ........................................................ 97 4.4.4. Nâng cao hiệu quả việc chấp hành ngân sách xã .............................................. 97 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 104 5.1. Kết luận........................................................................................................... 104 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 104 5.2.1. Đối với Nhà nước và Bộ Tài chính ................................................................. 104 5.2.2. Đối với tỉnh Hưng Yên ................................................................................... 105 5.2.3. Đối với UBND huyện Văn Lâm ..................................................................... 105 5.2.4 Đối với chính quyền cấp xã ............................................................................ 106 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 107 Phụ lục ........................................................................................................................ 109 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CNTT Công nghệ thong tin HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc Nhà nước NN Nhà nước NSNN Ngân sách Nhà nước NSX Ngân sách cấp xã UBND Ủy ban nhân dân v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của huyện Văn Lâm, 2013- 2015 .......................... 39 Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Văn Lâm từ 2013- 2015............ 41 Bảng 3.3. Kết quả phát triển kinh tế của huyện Văn Lâm từ 2013- 2015 ................. 43 Bảng 3.4 Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Văn Lâm năm 2015 ........................... 44 Bảng 3.5. Số lượng đối tượng điều tra ....................................................................... 47 Bảng 4.1. Số lươ ̣ng cán bô ̣ quản lý NSX trên địa bàn huyện Văn Lâm .................... 52 Bảng 4.2. Kết quả điều tra về số năm kinh nghiệm và sự phối hợp trong lý NSX trên địa bàn huyện Văn Lâm ............................................................ 53 Bảng 4.3. Đánh giá của cán bộ về phân cấp nguồn thu trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn ổn định ngân sách 2011-2015 ............................................ 56 Bảng 4.4. Đánh giá của cán bộ về phân cấp nhiệm vụ chi NSX trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn ổn định ngân sách 2011-2015 ......................... 58 Bảng 4.5. Dự toán thu ngân sách cấp xã tại huyện Văn Lâm giai đoạn 2013 2015 ........................................................................................................... 60 Bảng 4.6. Dự toán thu ngân sách của các xã trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2013-2015 ......................................................................................... 63 Bảng 4.7. Tổ ng hơ ̣p ý kiế n đánh giá của cán bô ̣ về phân bổ ngân sách c ấp xã ......... 65 Bảng 4.8. Dự toán chi ngân sách cấp xã tại huyện Văn Lâm giai đoạn 2013 2015 ........................................................................................................... 66 Bảng 4.9. Dự toán chi ngân sách của các xã trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2013-2015 ......................................................................................... 67 Bảng 4.10. Ý kiến đánh giá về phân bổ dự toán đối với một số nhiệm vụ chi ............ 70 Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá về tình hình lập dự toán chi ............................................. 71 Bảng 4.12. Số liệu các đơn vị phân bổ nguồn dự phòng sai quy định các năm 2014, 2015 ................................................................................................. 72 Bảng 4.13. Tình hình thực hiện thu ngân sách cấp xã huyện Văn Lâm giai đoạn 2013-2015 .................................................................................................. 74 Bảng 4.14. Kết quả thực hiện thu ngân sách của các xã trên địa bàn huyện Văn Lâm giai đoạn 2013-2015 .......................................................................... 75 Bảng 4.15. Tình hình vi phạm thu ngân sách tại các xã trong năm 2015 .................... 78 vi Bảng 4.16. Kết quả thực hiện chi ngân sách cấp xã huyện Văn Lâm giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................................................ 80 Bảng 4.17. Kết quả thực hiện chi ngân sách cấp xã huyện Văn Lâm tại các xã giai đoạn 2013-2015 .................................................................................. 81 Bảng 4.18. Tổng hợp tình hình thực hiện chi ngân sách theo dự toán từ Năm 2013 - 2015 ................................................................................................ 83 Bảng 4.19. Bảng tình hình chi sai nguồn đầu tư, nguồn tăng thu từ năm 20132015 ........................................................................................................... 85 Bảng 4.20. Ý kiến đánh giá của cán bộ về chấp hành chi ngân sách ........................... 85 Bảng 4.21. Tổng hợp kết quả điều tra công tác kế toán và quyết toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm ................................................................. 87 Bảng 4.22 . Tình hình vi phạm quyết toán ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Văn Lâm năm 2015 ................................................................................... 90 Bảng 4.23. Tình hình thanh tra sách cấp xã trên địa bàn huyện Văn Lâm năm 2015 ........................................................................................................... 91 Bảng 4.24. Đánh giá của cán bô ̣ về công tác qu ản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm ......................................................................................... 93 vii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Văn Lâm........................................................... 37 Sơ đồ 2.1. Hệ thống Ngân sách nhà nước Việt Nam .................................................... 4 Sơ đồ 3.2. Khung phân tích quản lý ngân sách cấp xã ............................................... 46 Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy quản lý NSX trên địa bàn huyện Văn Lâm..................... 51 Sơ đồ 4.2. Quy trình lập dự toán ngân sách xã ........................................................... 61 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: TRẦN THÙY LINH Tên luận văn: Hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số:60.34.01.01 Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Ngân sách xã là cấp ngân sách gắn với cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống chính trị nước ta, ngân sách xã là phương tiện vật chất để chính quyền cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì quản lý ngân sách xã càng quan trọng để cấp chính quyền thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước, phát triển kinh tế xã hội an ninh chính trị hiện nay. Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý ngân sách thì vẫn còn những hạnc hế từ khâu lập dự toán đến khâu chấp hành dự toán. Nhận thức việc hoàn thiện quản lý ngân sách xã là rất quan trọng nên tôi quyết định chọn vấn đề ngân sách xã làm luận văn thạc sỹ của mình, đề tài được thực hiện tại huyện Văn Lâm với tiêu đề:’ Hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” nhằm phân tích thực trạng hoạt động quản lý ngân sách xã tại Văn Lâm, góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách xã và hoàn thiện quản lý ngân sách xã tại huyện Văn Lâm. Phƣơng pháp nghiên cứu Nội dung của đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu hệ thống quy định tổ chức thực hiện quản lý ngân sách xã liên quan công tác lập dự toán, chấp hành ngân sách, quyết toán ngân sách và giải pháp quản lý ngân sách xã tại huyện Văn Lâm. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm phương pháp thu thập sổ liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp thống kê mô tả, phuơng pháp so sánh. Kết quả chính và kết luận Nghiên cứu đã phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về ngân sách xã, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã, thực trạng tình hình quản lý ngân sách xã và đề xuất các giải pháp và kiến nghị giải pháp. Luận văn đưa ra nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách xã như sau: (i) Kịp thời nắm bắt chính sách quản lý ngân sách xã của các cấp có thẩm quyền, (ii) Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản ngân sách, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với cấp xã, (iii) Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác tài chính, (iv) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý, (v) Thực hiện cải cách hành chính trong quản lý ngân sách cấp xã. ix THESIS EXTRACT Author: Trần Thùy Linh Thesis name: Improving the communal State budget management in Van Lam district, Hung Yen province Major: Business Management Code: 60.34.01.02 Training institute: Vietnam National University of Agriculrute Research purpose: Communal budget is attached to the grassroots level of government in our country's political system. The communal budget is the material means for the commune authorities to perform its functions and duties. The commune budget management, in the current economic market, plays more and more important role for the government to well implement the State’s management role, development of the socio-economic and the current political security. Besides the results achieved in the management of the budget, there remains limits from the planning stage to the execution of the plan. As the importance of the improvement of the communal State’s budget management, I have selected the communal budget for my Master's research thesis. The thesis was performed based on the study at the Van Lam District on the topic “Improving the Communal State Budget management in Van Lam district, Hung Yen province” in order to analyze the current status of the budget management activities at Van Lam commune, in the effort to systematize the theoretical issues and practical management of the State Budget, and improvement of budget management at Van Lam commune. Research Method Thesis focuses on the regulatory system on the implementation of the budget management related to Budget planning, the Budget execution, Budget settlement and solutions for the Communal Budget management at Van Lam district. The methodology used in this essay comprises of the collection of data at primary and secondary levels, descriptive statistic methods and the comparative method. Main results and conclusion The research has analyzed and clarified the basic content of the communal budget, factors affecting the management of the communal budget, the current status x of the Communal budget management, proposals and recommended solutions. The thesis offers groups of solutions to completely manage the communal budget as follows: (i) Timely administering the management policies of the communal budgets of the competent authorities, (ii) Improving mechanisms in budget decentralization, decentralization of revenue sources and spending tasks at the communal level, (iii) Improving the capacity of the staff in charge of the State Budget Finance, (iv) Strengthening the leadership, direction, inspection and control of the body regulatory authorities, (v) Implementing administrative reform in the communal Budget management. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở gắn với xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống tổ chức chính quyền bốn cấp ở nước ta. NSX là phương tiện vật chất để chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt nhiệm vụ xây dựng “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” thì chính quyền cấp xã đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và đẩy mạnh CNHHĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với chương trình Quốc gia về xây dựng nông thôn mới hiện nay, yêu cầu tìm ra những giải pháp quản lý NSNN nói chung và NSX nói riêng góp phần tạo nguồn lực cho chính quyền cấp xã thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương. Văn Lâm là một huyện ở đồng bằng Sông Hồng và là một đơn vị Ngân sách cấp 3 theo phân cấp quản lý hành chính. Toàn huyện hiện có 11 xã, 01 thị trấn (thị trấn Như Quỳnh). Khoản ngân sách hàng năm huyện trình để duyệt cho các xã là tương đối lớn. Việc quản lý tài chính ở xã là rất quan trọng, bởi đây cũng là đơn vị trực tiếp chi tiêu NSNN. Trong những năm qua các cấp chính quyền huyện Văn Lâm đã chú trọng công tác quản lý ngân sách xã trên nhiều mặt như trong quản lý thu- chi ngân sách, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý và nâng cao năng lực cán bộ, công tác quản lý tài chính. Nhờ đó quản lý ngân sách xã đã thu thu được những kết quả quan trọng: đảm bảo được nguồn thu, thu đúng, thu đủ và nuôi dưỡng nguồn thu, đồng thời đảm bảo chi ngân sách đúng nguyên tắc, đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và có hiệu quả. Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng khích lệ trong việc đảm bảo các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương. Công tác quản lý NSX cũng còn bộc lộ những yếu kém và hạn chế nhất định. Những chính sách pháp luật quản lý nhà nước luôn có những thay đổi, trình độ quản lý của cán bộ công chức xã chưa cao, việc lập, chấp hành, quyết toán NSX còn hạn chế, Công tác quản lý tài chính thực hiện còn nhiều tồn tại. 1 Cho nên chính quyền cấp xã muốn thực hiện được những nhiệm vụ phát triển KTXH đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của địa phương đặc biệt trong quá trình xây dựng nông thôn mới thì đòi hỏi công tác quản lý NSX phái phù hợp và hiệu quả . Vì thế hơn bao giờ hết hoàn thiện quản lý ngân sách xã là nhiệm vụ rất quan trọng. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, để góp phần giải đáp cho những vấn đề đã nêu chúng tôi tiến hành chọn và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quản lý ngân sách xã tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý Ngân sách xã tại huyện Văn Lâm từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ngân sách xã và quản lý ngân sách xã; - Đánh giá thực trạng và phân tích yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: hệ thống quy định và tổ chức thực hiện quản lý Ngân sách xã liên quan đến công tác lập dự toán, chấp hành ngân sách, quyết toán ngân sách, chủ thể quản lý ngân sách xã. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý NSX, nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý NSX và giải pháp quản lý NSX trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Văn Lâm. Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ giai đoạn 20132015, số liệu sơ cấp được tập trung thu thập trong năm 2015. 2 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ 2.1.1. Tổng quan về Ngân sách xã 2.1.1.1 Khái niệm cơ bản về Ngân sách nhà nước và Ngân sách xã a) Khái niệm ngân sách Nhà nước Theo luật NSNN năm 2002 thì “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước". (Quốc Hội, 2002) Theo luật NSNN năm 2015 “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước”. (Quốc hội, 2015) Ngân sách nhà nước là một phạm trù mang tính chất lịch sử, nó phản ánh những mặt nhất định của quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội và được sử dụng như một công cụ Nhà nuớc để thực hiện các chức năng của mình. Điều này càng có nghĩa là sự ra đời của NSNN gắn liền với sự ra đời và quyết định sự tồn tại của một thể chế Nhà nước. NSNN là một tổng thể những mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động vốn và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với mọi hoạt động. NSNN gồm ngân sách trung ương (NSTƯ) và ngân sách địa phương (NSĐP). NSTƯ là các khoản thu ngân sách của Nhà nước phân cấp cho trung ương hưởng và các khoản thu chi ngân sách của Nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương. NSĐP là các khoản thu ngân sách của Nhà nước phân cấp cho địa phương hưởng, thu bổ sung từ NSTƯ cho NSĐP và các khoản chi ngân sách Nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương. Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội. (Quốc hội, 2015) Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 của Quốc 3 hội ngày 19/6/2015 quy định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: i) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh). ii) Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện). iii) Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và iv) đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Như vậy, Ngân sách địa phương bao gồm: ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh); ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện); và ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã). Cơ cấu tổ chức của hệ thống Ngân sách nhà nước ta có thể mô tả theo sơ đồ sau: Ngân sách nhà nước Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Ngân sách cấp tỉnh Ngân sách cấp huyện Ngân sách xã Sơ đồ 2.1: Hệ thống Ngân sách nhà nƣớc Việt Nam Nguồn: Luật NSNN (2015 b) Khái niệm ngân sách xã Ngân sách xã là một bộ phận của hệ thống ngân sách nhà nước, Ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát. Ngân sách xã bao gồm các khoản thu ngân sách xã và chi ngân sách xã. (Bộ Tài chính, 2003) Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu của ngân sách nhà nước phân cấp cho ngân sách xã và các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý. 4 Thu ngân sách xã gồm: các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách xã với ngân sách cấp trên, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Chi ngân sách xã bao gồm các khoản chi duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể cấp xã và các khoản chi về quản lý và phát triển kinh tế xã hội thuộc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã. (Bộ Tài chính, 2003). 2.1.1.2. Đặc điểm ngân sách xã Trong công cuộc CNH, HĐH đất nước, hệ thống NSNN ngày càng được hoàn thiện và nền tài chính quốc gia đã và đang được nâng cao hiệu quả. Song song với quá trình này, NSX ngày càng chứng minh tầm quan trọng, tính hiệu quả trong hoạt động của mình góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, nên NSX cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của ngân sách các cấp chính quyền địa phương đó là: - Được phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật. - Được quản lý, điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định. Bên cạnh các đặc điểm chung, NSX còn có các đặc điểm riêng: Một là, NSX là một loại quỹ tài chính của cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở. Hoạt động của quỹ tiền tệ được thể hiện trên hai phương diện: huy động nguồn thu vào quỹ gọi là thu NSX, phân phối và sử dụng quỹ gọi là chi NSX. Hai là, các khoản thu, chi NSX luôn mang tính pháp lý (các chỉ tiêu thu, chi này được quy định bằng văn bản pháp luật và được pháp luật đảm bảo thực hiện). Ba là, đằng sau quan hệ thu, chi NSX là quan hệ lợi ích phát sinh trong quá trình thu, chi NSX giữa hai chủ thể: một bên là lợi ích chung của cộng đồng cấp cơ sở mà đại diện là chính quyền cấp xã, một bên là các chủ thể kinh tế - xã hội. Bốn là, NSX vừa là một cấp ngân sách lại vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt (dưới xã không có đơn vị dự toán trực thuộc). Đặc điểm này có ảnh hưởng chi phối lớn đến quá trình tổ chức lập, chấp hành và quyết toán NSX. Xã là một cấp cơ sở trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, gắn bó trực 5 tiếp với người dân và nền kinh tế - xã hội. NSX mang tính chất lưỡng tính, vừa là một cấp tự cân đối thu chi, lại vừa là đơn vị trực tiếp chi tiêu. Hay nói cách khác, NSX vừa là một cấp ngân sách, vừa là một đơn vị dự toán, là cấp không có đơn vị dự toán trực thuộc nào, nó vừa tạo nguồn thu đồng thời phải phân bổ nhiệm vụ chi. Hoạt động thu, chi NSX luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế, chính trị của chính quyền cấp xã và được tổ chức thực hiện trên cơ sở những quy định, luật lệ thống nhất được Nhà nước ban hành. Biểu hiện của đặc điểm này là nội dung, mức độ, cơ cấu của các khoản thu, chi của NSX được Nhà nước quyết định và trở thành chỉ tiêu pháp lý yêu cầu các chủ thể trên địa bàn xã thực hiện. Thu, chi NSX gắn chặt với hoạt động của chính quyền cơ sở do vậy ngân sách nhà nước cấp xã là một cấp ngân sách đặc biệt trong hệ thống NSNN, bởi vì với vị trí là một ngân sách hoàn chỉnh, NSX là toàn bộ dự toán thu, chi ngân sách một năm đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định và giám sát thực hiện. Mặt khác, do cấp xã là cấp cơ sở, dưới đó không còn đơn vị dự toán, các đơn vị thụ hưởng ngân sách trực thuộc nên ngân sách xã cũng chính là đơn vị dự toán. 2.1.1.3. Vai trò của Ngân sách xã NSX là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, nó đại diện và đảm bảo nguồn tài chính cho chính quyền cấp xã có thể chủ động trong công tác khai thác những thế mạnh có sẵn tại địa phương để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã. NSX trực tiếp gắn với người dân, trực tiếp giải quyết các mối quan hệ về lợi ích giữa nhà nước với nhân dân. Do đó, NSX là tiền đề đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước. Vai trò của NSX là công cụ của chính quyền nhà nước cấp xã để thực hiện chức năng quản lý kinh tế - tài chính ở xã. NSX được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch, có sự phân công cụ thể, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Nhiệm vụ của NSX là huy động nguồn thu, bảo đảm các nhu cầu chi tiêu của xã, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Thông qua hoạt động thu, chi NSX, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân trong xã, đảm bảo sự công bằng xã hội, tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn xã. 6 2.1.1.4 Ví trị của Ngân sách xã trong hệ thống Ngân sách nhà nước Ngân sách xã là ngân sách cấp cơ sở thấp nhất thuộc ngân sách địa phương. Đó là nơi trực tiếp tổ chức triển khai, chỉ đạo và thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các văn bản dưới Luật của cấp trên thành hiện thực. Nó cũng là nơi thể hiện rõ nhất các quan hệ trực tiếp giữa Nhà nước với nhân dân. Do đó NSX có vị trí rất quan trọng trong hệ thống NSNN, biểu hiện cụ thể ở các mặt sau: - Xã là một đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn. Hội đồng nhân dân xã là cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương, triển khai thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, ngoài ra HĐND xã còn được quyền ban hành các Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội và quản lý ngân sách trên địa bàn, vì vậy NSX thể hiện rõ mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân. - Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp liên hệ với nhân dân giải quyết các mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước với nhân dân bằng pháp luật. NSX cung cấp là công cụ huy động các nguồn lực tài chính để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của chính quyền xã. Do đó, nếu xét ở góc độ kinh tế thì quy mô và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của chính quyền xã phụ thuộc rất lớn vào nguồn NSX. (Quốc Hội, 2002). Trong điều kiện hiện nay, sự tồn tại và hoạt động của NSX được coi là một tất yếu khách quan. Chính vì vậy, trong cơ cấu tổ chức hệ thống NSNN ở hầu hết mọi quốc gia đều có NSX, song quan niệm về NSX lại không đồng nhất. Ngay ở nước ta, trong khuôn khổ các văn bản pháp quy về NSX cũng có nhiều quan điểm khác nhau. 2.1.2. Nguồn thu, nhiệm vụ chi của Ngân sách xã 2.1.2.1. Nguồn thu ngân sách xã Nguồn thu của ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng (Bộ Tài chính, 2003). Căn cứ Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật 7 NSNN”; căn cứ Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính “Quy định về quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn”. Trong đó phân định nguồn thu cho NSX như sau: a) Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% Đây là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài chính đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển. Căn cứ quy mô giữa nguồn thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cân đối cho các nhiệm vụ thu, chi thường xuyên. Khi phân cấp nguồn thu HĐND cấp tỉnh xem xét dành cho NSX hưởng 100% các khoản thu sau: - Các khoản phí, lệ phí thu vào NSX theo quy định. - Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào NSNN theo chế độ quy định; - Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và đất công khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý; - Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác; - Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho NSX theo chế độ quy định; - Thu kết dư NSX năm trước; - Các khoản thu khác của NSX theo quy định của pháp luật. b) Các khoản thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ điều tiết - Thuế chuyển quyền sử dụng đất (nay là thuế thu nhập cá nhân); - Thuế nhà, đất; - Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; - Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình (Nay là thuế sử dụng đất phi nông nghiệp); - Lệ phí trước bạ nhà, đất. Các khoản thu trên, tỷ lệ NSX, thị trấn được hưởng tối thiểu 70%. Căn cứ 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất