Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập ...

Tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở việt nam

.PDF
91
115
110

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ________ ¯¯¯________ NGÔ VĂN LƯỢNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Chúc Anh Tú HÀ NỘI 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu sử dụng và kết quả trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Ngô Văn Lượng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i MỤC LỤC.........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ.....................................................................................viii DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................ix MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU.......................................20 1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ.........................20 1.1.1. Đặc điểm hoạt động xuất nhập khẩu.....................................................20 1.1.2. Phương thức xuất nhập khẩu.................................................................22 1.2. CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO QUAN ĐIỂM CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU.......27 1.2.1. Khái niệm chi phí trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu.........................27 1.2.2. Phân loại chi phí theo quan điểm của kế toán quản trị..........................30 1.3. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ CHI PHÍ:..........................34 1.3.1. Phương pháp chi phí thực tế...............................................................35 1.3.2. Phương pháp chi phí tiêu chuẩn.........................................................35 1.3.3. Phương pháp chi phí biến đổi.............................................................35 1.3.4. Phương pháp chi phí toàn bộ..............................................................36 1.3.5. Phương pháp chi phí theo mức độ hoạt động.....................................36 1.3.6. Phương pháp chi phí mục tiêu............................................................37 1.4. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU.................................................................................................38 1.4.1.Bản chất của kế toán quản trị chi phí.....................................................38 1.4.2.Vai trò của kế toán quản trị chi phí........................................................40 1.5. TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU......................................................................42 1.5.1. Ý nghĩa của tổ chức kế toán quản trị chi phí......................................42 1.5.2. Nội dung tổ chức kế toán quản trị chi phí...........................................43 1.6. TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SỬ DỤNG KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG(BSC)ĐỂ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG (ABC)..............................................................................................................73 1.7. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU................................75 Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM.....................................................................................................79 2.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM................................................................................................................79 2.1.1 Mô hình doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu..............................79 2.1.2. phân cấp, phân quyền trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. ............................................................................................................79 2.1.3. Các trung tâm trách nhiệm quản lý:....................................................82 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHÂU Ở VIỆT NAM.....................83 2.2.1. Thực trạng về áp dụng phương pháp quản trị chi phí...........................83 2.2.2. Thực trạng về tổ chức mô hình toán kế toán quản trị chi phí và người làm kế toán quản trị chi phí.............................................................................85 2.2.3.Thực trạng tổ chức xây dựng hệ thống chỉ tiêu định mức và lập dự toán chi phí....................................................................................................................87 2.2.4. Thực trạng tổ chức thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về tình hình thực hiện các chỉ tiêu chi phí...........................................................94 2.3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KTQTCP SỬ DỤNG KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP BSC ĐỂ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ PHƯƠNG PHÁP ABC ĐỂ PHÂN BỔ CHI PHÍ...................................................................................................103 2.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XNK .......................................................................................................................105 2.4.1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu...............................................105 2.4.2. Thống kê mô tả....................................................................................109 2.4.3. Kiểm định Cronbach Alpha.................................................................110 2.4.4 .Phân tích nhân tố.................................................................................112 2.4.5. Mức độ áp dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu....................................................................................114 2.4.6 Nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu............116 2.4.7. Nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu............118 2.5. TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP XNK.........................................................124 2.5.1. Nghiên cứu định tính về kế toán quản trị chi phí và hiệu quả đạt được của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.................................................................124 2.5.2. Nghiên cứu định lượng về kế toán quản trị chi phí và hiệu quả của doanh nghiệp xuất nhập khẩu........................................................................126 2.6. Đánh giá thực trạng về tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu...................................................................................127 2.6.1. Kết quả đạt được.................................................................................127 2.6.2. Hạn chế................................................................................................129 2.6.3. Nguyên nhân hạn chế..........................................................................132 Kết luận chương 2.........................................................................................134 Chương 3: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM....135 3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU NHỮNG NAM TỚI......................................................................................135 3.1.1. Mục Tiêu.............................................................................................135 3.2. YÊU CẦU HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU.....................................136 3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUÁT NHẬP KHẨU............................138 3.3.1. Doanh nghiệp cần phân cấp, phân quyền và thiết lập các trung tâm trách nhiệm quản lý trong doanh nghiệp...................................................................139 3.3.3. Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí với việc sử dụng kết hợp giữa phương pháp đo lường hiệu quả bằng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) với phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt đông (ABC).............141 3.3.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toánhoặc thuê dịch vụ làm kế toán.....142 3.3.5. Hoàn thiện tổ chức chứng từ kế toán sử dụng cho kế toán quản trị chi phí .......................................................................................................................145 3.3.6. Hoàn thiện tổ chức tài khoản kế toán và sổ kế toán sử dụng cho kế toán quản trị chi phí................................................................................................149 3.3.7. Hoàn thiện tổ chứclập và phân tích báo cáo kế toán quản trịchi phí.........158 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp..........................................................169 3.4.1. Đối với Nhà nước................................................................................169 3.4.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu.....................172 3.4.3. Đối với Hiệp hội Kế toán - Kiểm toán...............................................173 3.4.4. Đối với các cơ sở đào tạo về kinh tế...................................................174 KẾT LUẬN...................................................................................................176 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................179 PHỤ LỤC 1...................................................................................................183 PHỤ LỤC 2..................................................................................................194 PHỤ LỤC 3...................................................................................................196 PHỤ LUC 4..................................................................................................210 PHỤ LỤC 5...................................................................................................211 PHỤ LỤC 6...................................................................................................213 PHỤ LỤC 7...................................................................................................214 PHỤ LỤC 8...................................................................................................215 PHỤ LỤC 9...................................................................................................216 PHỤ LỤC 10.................................................................................................218 Y DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ tắt viết Từ viết đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính BHXH Bảo hiểm xã hội CCDC Công cụ dụng cụ CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DNXNK Doanh nghiệp xuất nhập khẩu KTQT Kế toán quản trị KTQTCP Kế toán quản trị chi phí NCTT Nhân công trực tiếp NVLC Nguyên vật liệu chính NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp QLDN Quản lý doanh nghiệp SXC Sản xuất chung SXKD Sản xuất kinh doanh TKKT Tài khoản kế toán TP Thành phẩm VLP Vật liệu phụ XNK Xuất nhập khẩu ZSP Giá thành sản phẩm DANH MỤC SƠ ĐỒ STT 1 2 Tên sơ đồ Mục tiêu của kế toán quản trị chi phí Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp XNK Trang 45 79 DANH MỤC BẢNG BIỂU  stt 1. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. Tên bảng biểu Bảng 1.1. Hệ thống chỉ tiêu phân tích chi phí Bảng 1.2: Bảng phân tích biến động chi phí sản xuất sản phẩm Bảng 2.1: Thực trạng áp dụng phương pháp QTCP năm 2017 Bảng 2.2: Mô hình tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp XNK Bảng 2.3. Trình độ nhân viên kế toán trong các DNXNK Bảng 2.4: Bộ phận của doanh nghiệp tham gia xây dựng định mức chi phi Bảng 2.5: Thực trạng xác định chỉ tiêu định mức chi phí trong các DN XNK Bảng 2.6: Thực trạng về xác định các chỉ tiêu dự toán chi phí tại các DN XNK Bảng 2.7: Kinh nghiệm làm việc của nhà quản trị trong doanh nghiệp XNK Bảng 2.8. Thống kê độ tin cậy các biến quan sát kế toán quản trị chi phí Bảng 2.9. Thống kê độ tin cậy các biến thành quả Bảng 2.10: Thống kê tổng biến quan sát Bảng 2.11: Tổng biến thiên của dữ liệu được giải thích Bảng 2.12: Kết quả kiểm định KMO và Bartlees Bảng 2.13: Thống kê mô tả Bảng 2.14: Kết quả kiểm định Bảng 2.15: Tổng hợp tình huống về các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức áp dụng kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp kinh doanh XNK Bảng 2.16: Kết quả kiểm định phương sai bằng nhau Bảng 2.17: Thống kê mô tả kiểm định Kruskal Wallis Bảng 2.18: Kết quả kiểm định Kruskal Wallis Bảng 2.19: Kết quả kiểm định phương sai bằng nhau Bảng 2.20: Thống kê mô tả kiểm định Kruskal-Wallis Bảng 2.21: Kết quả kiểm định Kruskal Wallis Bảng 2.22: Kết quả kiểm định phương sai bằng nhau Bảng 2.23: Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. Bảng 2.24: Kết quả kiểm định ANOVA phân quyền quản lý và doanh thu bình quân 26. Bảng 2.25: Kết quả kiểm định phương sai bằng nhau 27. Bảng 2.26: Kết quả kiểm định Kruskal- Wallis 28. 29. 30. 31. Bảng 2.27: Độ phù hợp của mô hình và kiểm định không có tự tương quan giữa các phần dư Bảng 2.28: Kết quả kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình Bảng 2.29: Bảng hệ số của mô hình tuyến tính Bảng 3.1: Các chỉ tiêu thẻ điểm cân bằng sử dụng với các trung tâm trách nhiệm Trang 57 61 83 85 86 87 90 93 110 110 111 111 113 114 115 115 117 118 119 119 120 120 121 121 122 122 123 123 126 126 127 141 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi và phát triển ổn định. Hội nhập kinh tế với thế giới, thực hiện các Hiệp định kinh tế theo hướng mở cửa hoàn toàn về thương mại, dịch vụ, đầu tư…, Thực hiện các Hiệp định, tạo cho nền kinh tế nước ta những thuận lợi lớn, song cũng không ít khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế phải luôn có những cố gắng đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, phương thức quản trị hiện đại; đổi mới quy trình công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế nhằm tạo bước phát triển bền vững. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế trên nhiều lĩnh vực, hệ thống kế toán Việt Nam nói chung, kế toán quản trị chi phí nói riêng cũng không ngừng đổi mới và phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và xu hướng mở cửa, tiếp cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Về mặt lý luận, tổ chức kế toán quản trị nói chung và tổ chức kế toán quản trị chi phí nói riêng đã được nghiên cứu theo nhiều quan điểm khác nhau, song các quan điểm đều thống nhất cho rằng, kế toán quản trị thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản trị ra các quyết định kinh tế tối ưu. Nghiên cứu tổ chức kế toán quản trị chi phí có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc vận dụng lý luận vào thực tiễn. Dưới góc độ tổ chức, các nội dung cần được nghiên cứu xem xét, bao gồm chủ thể thực hiện, phương tiện sử dụng, phương pháp thực hiện, các nội dung tổ chức, quy trình tổ chức cụ thể… Các nội dung này cần được xác định rõ ràng và có mối liên hệ lẫn nhau nhằm mục đích cuối cùng là cung cấp thông tin cho nhà quản trị ở tất cả các cấp quản lý của doanh nghiệp. Thông tin cung cấp không chỉ là thông tin thực hiện mà còn là các thông tin dự đoán, dự báo tương lai phục vụ quản trị doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bối cảnh hội nhập ngày càng sâu, càng tạo thêm những cơ hội và những thách thức nhất định. Sự phát triển của các doanh nghiệp này cũng gắn liền với sự phát triển chung của đất nước, tạo sự phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nội địa và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho nước nhà. Việc tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam những năm vừa qua bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định.Vì thế, việc cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản trị các doanh nghiệp này gặp không ít khó khăn. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã phân tích trên đây, tác giả lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế. Đề tài vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn và không trùng lắp với đề tài nào đã nghiên cứu trước đây. 2. Tổng quan các công trình liên quan đến luận án  Các công trình nghiên cứu về bản chất hay khái niệm chi phí và kế toán quản trị chi phí Theo tác giả AA.Atkinson,et al. (2001), Management Accouting-3rd,ed. Edition, Third, Prentice Hall, trong công trình nghiên cứu vềchi phí và KTQTCP đã cho rằng: về bản chất của chi phí là những tiêu hao về lao động sống và lao động vật hóa cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh. Các chi phí này có loại tạo nên giá trị của sản phẩm, gọi là chi phí sản xuất, có loại phục vụ cho việc tiêu thụ các loại sản phẩm, gọi là chi phí ngoài sản xuất. KTQT có chức năng kiểm soát đối với tất cả các loại chi phí nói trên nhằm giảm thấp chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động [ 33].Đồng quan điểm này và trên góc độ khác, tác giả Horvarth (2013), cho rằng KTQTCP là một hệ thống kiểm soát được doanh nghiệp thiết lập nhằm kiểm soát chi phí và cung cấp thông tin cho nhà quản trị để quản trị doanh nghiệp [ 40 ] Kế thừa quan điểm nói trên, tác giả Vũ Thị Kim Anh (2012) đã hệ thống hóa lý luận về kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng, qua đó đưa ra khái niệm về chi phí và phân loại chi phí trong KTQTCP. Tác giả này cho rằng, để quá trình hoạt động SXKD diễn ra bình thường, DN phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định, đó là những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và một số khoản chi phí khác biểu hiện bằng tiền. Song, vấn đềquan trọng là phải kiểm soát hiệu quả đối với các khoản chi phí đó, công việc này thuộc về KTQTCP của DN phải thực hiện [ 2 ]. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012), trong công trình nghiên cứu của mình đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về kế toán quản trị; phân tích mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính. Tác giả này nhận định: “ để thực hiện tốt KTQTCP thì cần thiết phải phân loại chi phí thành các loại, khoản, mục chi phí khác nhau, qua đó mới có thể dễ ràng kiểm soát chúng.” [ 18]  Các công trình nghiên cứu liên quan đến vai trò của kế toán quản trị chi phí Tác giả Lưu Hằng Nga (2004), trong công trình nghiên cứu về KTQTCP của mình đã hệ thống hóa lý luận về KTQT nói chung và KTQT chi phí nói riêng và cho rằng, KTQT chi phí là một bộ phận của KTQT, có vai trò kiểm soát và cung cấp thông tin một cách chi tiết về tình hình dự toán chi phí và thực hiện dự toán chi chí, qua đó nhà quản trị trong doanh nghiệp có cơ sở quyết định phương án kinh doanh tối ưu.[ 17 ]. Tác giả Ronall. W Hilton, ( 2006),KTQTCP cung cấp thông tin cho việc lập dự toán chi phí một cách chi tiết và biết được chi phí thực tế theo từng trung tâm trách nhiệm sẽ giúp các nhà quản trị kiểm soát được các khoản chi phí phát sinh thực tế. [33] Tác giả Phạm Thị Thủy (2007). Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã hệ thống hóa lý luận về chi phí và các mô hình kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất; phân tích vai trò không thể thiếu được của việc tổ chức mô hình KTQTCP phù hợp với các DNSX Dược và cho rằng tổ chức mô hình kế toán QTCP có vai trò quyết định đến việc cung cấp thông tin tin cậy cho nhà quản lý để có cơ sở quyết địnhcác phương án SXKD [ 24 ] Tác giả Garrison và cộng sự (2010) cho rằng, “ KTQTCP có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị DN có được những thông tin tin cậy cho việc ra quyết định kinh doanh” [38 ]. Nhóm tác giả Birberg, J. G and Shieldl, Michael (2013)nghiên cứu về KTQTCP. Bằng việc nghiên cứu các dữ liệu thực tế của 63 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại Bangladesh, nhóm tác giả cho rằng: KTQT chi phí là công cụ quản trị hữu hiệu cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Thông qua các phương pháp quản trị chi phí như phương pháp chi phí mục tiêu, chi phí định mức, chi phí thực tế cùng với việc phân bổ chi phí theo mức độ hoạt động sẽ cho phép nhà quản trị nắm chắc được tình hình chi phí và hiệu quả kinh doanh của các bộ phận trong doanh nghiệp thông qua hệ thống kiểm soát chi phí hợp lý. [ 46 ]  Các công trình nghiên cứu liên quan đến các phương pháp quản trị chi phí Khi nghiên cứu về các phương pháp quản trị chi phí, Tác giả Elhamma, Azzoz (2013), đề xuất đến việc áp dụng các phương pháp quản trị chi phí như phương pháp chi phí mục tiêu, phương pháp chi phí định mức, phương pháp chi phí thực tế, phương pháp chi phí biến đổi, phương pháp chi phí toàn bộ, phương pháp kaizen… và cho rằng mỗi phương pháp có mục tiêu, tác dụng nhất định trong quản trị doanh nghiệp. [ 50 ] Tác giả Trần Thị Thu Hường ( 2014 ) đã hệ thống hóa lý luận về mô hình kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp và cho rằng, để tổ chức tốt KTQTCP cần phải nghiên cứu kỹ các phương pháp quản trị chi phí như phương pháp mục tiêu, phương pháp định mức, phương pháp thực tế…; . Trên cơ sở phân tích đặc điểm hoạt động SXKD trong các doanh nghiệp xi măng Việt Nam, tác giả đã phân tích thực trạng xây dựng mô hình KTQTCP cho các DN thuộc loại hình kinh doanh này[ 14 ]  Các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung tổ chức kế toán quản trị chi phí. Tác giả Cooper và Chew ( 2012), trong công trình nghiên cứu về KTQTCP đã phân tích rõ nội dung tổ chức KTQTCP trong các DNSX là việc tổ chức thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động SXKD của doanh nghiệp một cách chi tiết theo yêu cầu quản trị cụ thể đối với từng chỉ tiêu quản trị. Đặc biệt là việc tổ chức lập dự toán chi phí, phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí [ 39 ] Năm 2009, hai tác giả người Trung Quốc là Z. Jun Lin và Zengbiao Yu nghiên cứu về hệ thống kiểm soát chi phí tại Trung Quốc và cho rằng hoàn toàn có khả năng ứng dụng KTQT trong điều kiện kinh tế xã hội khác nhau tại các công ty ở Trung Quốc. Trong nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến hệ thống kiểm soát chi phí được sử dụng tại công ty sắt thép Han Dan từ đầu những năm 1990. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các công ty đã thực hiện một loạt các kỹ thuật của KTQT như kế toán chi phí, phương pháp định mức và dự toán chi phí, đánh giá hiệu quả, phân tích chênh lệch. Hệ thống kiểm soát chi phí đã tạo điều kiện cho việc kiểm soát tốt các chi phí làm cho các chi phí được giảm đến mức tối thiểu và tăng lợi nhuận tối đa [ 44 ]. Nghiên cứu về báo cáo KTQT chi phí, các công trình đều khẳng định rằng báo cáo kế toán quản trị chi phí là kết quả của quá trình KTQT chi phí. Nội dung, kết cấu và hình thức của báo cáo cần cung cấp được các chỉ tiêu mà nhà quản trị yêu cầu. Trên cơ sở đó, các nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp như: Tác giả Hoàng Văn Tưởng đã đưa ra giải pháp “Thiết lập hệ thống báo cáo định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ việc kiểm soát, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động của DN”, bổ sung cho hệ thống báo cáo kế toán theo chế độ tài chính hiện nay vốn có hạn chế là chỉ phản ánh thông tin quá khứ [ 22]; tác giả Nguyễn Hoản (2012) với giải pháp “Xây dựng hệ thống báo cáo phục vụ quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo” [15]. Đồng quan điểm này, tác giả Hồ Mỹ Hạnh (2014) cho rằng , ngoài việc cung cấp thông tin về tình hình dự toán, thực hiện, kiểm soát và phân tích chi phí trong phạm vi toàn DN; các DN cần xây dựng hệ thống báo cáo bộ phận tại các trung tâm chi phí phục vụ kiểm soát và đánh giá chi phí phát sinh [ 10]. Tác giả này còn đề xuất việc cần thiết phải lập báo cáo phân tích chênh lệch chi phí theo các trung tâm trách nhiệm nhằm xác định trách nhiệm của các trung tâm trong việc thực hiện dự toán chi phí và kiểm soát chi phí. Theo tác giả, hệ thống thông tin dự toán chi phí là cơ sở cho việc so sánh với tình hình thực hiện chi phí, xác định chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán, qua đó tìm nguyên nhân chênh lệch và đề xuất giải pháp kiểm soát chi phí hiệu quả nhất. [ 10 ] Tác giả Trần Thế Nữ (2013) nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận về tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp Thương mại quy mô vừa và nhỏ; nghiên cứu thực trạng về mô hình kế toán quản trị chi phí ở một số doanh nghiệp thương mại được chọn mẫu, qua đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của thực trạng. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp tổ chức KTQTCP trong các DNTM quy mô nhỏ và vừa ở nước ta. Theo tác giả này, nội dung tổ chức mô hình KTQTCP là việc tổ chức công việc lập dự toán chi phí, xác định các chỉ tiêu dự toán chi phí và tổ chức phân tích các thông tin về tình hình thực hiện các chỉ tiêu dự toán chi phí để cung cấp cho nhà quản trị phục vụ cho việc điều hành quán trình SXKD trong DN.[16]  Các công trình nghiên cứu liên quan đến các TTTN: Tác giả Horvarth (2013), trong công trình của mình cho rằng, việc thiết lập các TTTN sẽ tạo điều kiện cho việc phân quyền và tự chịu trách nhiệm của các cấp quản trị trong doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở cho việc tổ chức KTQTCP” [ 40 ] Tác giả Hoảng Văn Tưởng (2010), hệ thống hóa các mô hình kế toán đã áp dụng trên thế giới; chỉ rõ những đặc trung cơ bản của chi phí; nghiên cứu đề cấp đến 4 trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp, gồm trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm đầu tư và trung tâm lợi nhuận. Tác giả này cho rằng cơ sở để KTQTCP thực hiện tốt vai trò của mình là phân chia DN thành các trung tâm trách nhiệm [22]. Tác giả Ngô Thế Chi (2118), trong nghiên cứu của mình cho rằng “ phân cấp, phân quyền trong quản lý là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển mở rộng quy mô và đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động của bất kể doanh nghiệp nào. Điều này luôn đúng và trở thành lý luận nền tảng của sự phát triển nền kinh tế. Theo đó, các trung tâm trách nhiệm được hình thành và đó cũng là cơ sở hình thành kế toán trách nhiệm- một bộ phận của KTQTCP”[ 6 ]  Các công trình nghiên cứu liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức kế toán quản trị chi phí: Năm 2012, tác giả Moses Nyakuwanika và đồng nghiệp nghiên cứu hiệu quả của hệ thống KTQT trong ngành y tế cho thấy nhân tố giữa con người và KTQT, Ông cho rằng: Nếu không có sự tham gia của những người làm chuyên môn về kế toán trong việc thiết kế hệ thống KTQT thì việc sản xuất kinh doanh sẽ không mang lại hiệu quả [ 45] Tác giả Joe E. Dowd ( 2001) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của sản phẩm sản xuất đối với KTQT tại 31 công ty điện lực Texas. Bằng việc phân tích dữ liệu của 31 công ty này, tác giả cho rằng các sản phẩm có tính không đồng nhất và càng áp dụng nhiều công nghệ sản xuất khác nhau thì mức độ thu thập và báo cáo chi phí sẽ càng lớn hơn, các trung tâm chi phí cũng cần thiết phải nhiều hơn, dẫn đến các tài khoản chi phí cũng nhiều hơn [ 43 ] Tác giả Nguyễn Phi Hùng ( 2017) đã hệ thống hóa lý luận về tổ chức KTQT và cho rằng tổ chức KTQT trong các DN chịu tác động của rất nhiều nhân tố, trong đó có những nhân tố khách quan và những nhân tố chủ quan. Các nhân tố này chi phối đến việc tổ chức công tác kế toán quản trị của DN” [ 11 ]. Đồng quan điểm này, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) cũng cho rằng“có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức KTQT chi phí như ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất kinh doanh của DN, đặc điểm về loại hình kinh doanh, về sản phẩm của DN, đặc điểm của nhâ tố hội nhập quốc tế trong kế toán..” [ 18 ]  Các công trình nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa tổ chức kế toán quản trị chi phí với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Cooper và Chew ( 2012) “ Toward a Theory of Responsibility Accouting Systems”, National Association of Accouting. NAA Bulletin, pre- 45(4) cho rằng kế toán quản trị chi phí, trong đó một bộ phận quan trọng là kế toán trách nhiệm có mối liên quan chặt chẽ đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện ở chỗ những hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được thì phần lớn là do công việc tổ chức KTQTCP đem lại, nó cung cấp được những thông tin khả dụng cho nhà quản trị trong việc ra các quyết định kinh tế. [ 39 ] Tác giả Phạm Thị Thủy (2007) cũng có đề cập đến đánh giá hiệu quả của các bộ phận qua báo cáo bộ phận của doanh nghiệp và chỉ tiêu ROI bộ phận; đề xuất việc coi các chi nhánh là các trung tâm lợi nhuận.[24] + Tác giả Đào Thúy Hà (2015) đã nghiên cứu lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất; phân tích đặc điểm hoạt động của DN sản xuất thép và nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp. Tác giả này cho rằng, “ KTQTCP có quan hệ chặt chẽ đến hiệu quả của DN; tổ chức KTQTCP hợp lý và khoa học sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp năng cao thành quả hoạt động” [ 8] Tác giả Nguyễn Hải Hà (2016) đã hệ thống hóa lý luận về tổ chức KTQTCP trong các doanh nghiệp; phân tích các quan điểm khác nhau về KTQTCP, qua đó trình bày quan điểm riêng của mình về tổ chức KTQT. Từ việc khảo sát thực trạng về tổ chức KTQT chi phí trong một số doanh nghiệp May, tác giá đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác tổ chức KTQT chi phí ở các doanh nghiệp này. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã phân tích những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện về tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp May như tổ chức phân loại chi phí, tổ chức lập định mức và dự toán chi phí; tổ chức hệ thống báo cáo KTQT chi phí… đồng thời, tác giả đã nhận định rằng, “ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào việc tổ chức hợp lý KTQTCP, bởi vì chính điều đó nhà quản trị có được những thông tin chính xác, hữu ích cho việc quyết định phương án đúng đắn trong SXKD “ [ 9 ]. Tác giả Lê Thị Hương (2017) nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận về KTQT chi phí trong các công ty cổ phần xây lắp, một loại hình thuộc công ty cổ phần trong ngành xây dựng Việt Nam. Đồng tình với các quan điểm nêu trên, tác giả này cho rằng, hoạt động xây lắp muốn đạt được hiệu quả cao và bền vững thì cần tổ chức KTQTCP một cách bài bản” [ 12 ]  Các công trình nghiên cứu liên quan đến sử dụng kết hợp phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) và phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt (ABC) Tác giả Okoye và đồng nghiệp ( 2009) đã nghiên cứu về việc ứng dụng KTQT để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất. Nhóm tác giả này đã đưa ra 4 giả thuyết H0 về mối quan hệ giữa KTQT và hiệu quả kinh doanh. Thông qua việc nghiên cứu, phân tích dữ liệu, nhóm tác giả đã chỉ rõ KTQT là công cụ quan trọng để quản lý chi phí và nó có quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh doanh. Việc tổ chức tốt KTQT sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh.[ 49 ]. Tác giả Mojgan Safa ( 2012) trong công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp cần sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất vốn đầu tư (ROI), thu nhập thặng dư ( RI), lợi nhuận trên doanh thu ( ROS), giá trị kinh tế gia tăng (EVA) và thẻ điểm cân bằng ( BSC) [ 47 ]. Năm 2012, tác giả Mohamed M. El Gibaly và Abdelnaby Ahmed Dib nghiên cứu về mô hình kết hợp giữa phương pháp ABC và phương pháp BSC trong các doanh nghiệp ở Ai Cập và đã kết luận rằng trong môi trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp cần thiết phải cải tiến quá trình quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó, các nhà quản trị rất cần các thông tin tin cậy do kế toán quản trị cung cấp.[ 48 ] Tác giả Al- Baidhani, Ahmed Mohsen (2013), nghiên cứu về việc sử dụng thẻ điểm cân bằng như một công cụ quản lý và lập dự toán hiệu quả, tác giả cho rằng trong bối cảnh các doanh nghiệp của các nước tiên tiến chuyển hướng cạnh tranh, dựa vào việc sử dụng thông tin vô hình nhiều hơn thì trong bối cảnh đó, các DN cần thiết phải sử dụng thẻ điểm cân bằng để lập được các chỉ tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động ở tất cả các cấp, các bộ phận của doanh nghiệp” [ 46 ] Tác giả Elhamma và Zhang Y Fei (2013), nghiên cứu về mối quan hệ giữa ABC, chiến lược kinh doanh và thành qảu trong các doanh nghiệp Ma Rốc đã chỉ ra phương pháp KTQTCP dựa trên hoạt động ABC đại diện cho một mô hình mới trong KTQT. Nghiên cứu của tác giả đã thu thập dữ liệu để tìm hiều về mối quan hệ giữa ABC, chiến lược kinh doanh và hiệu quả của 62 DN Ma Rốc. Kết quả cho thấy có 12,9% công ty sử dụng phương pháp ABC. Tác giả sử dụng hồi quy logistic cho thấy chiến lược kinh doanh của DN không có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng phương pháp mới này của KTQT, đồng thời tác giả cho rằng những doanh nghiệp sử dụng phương pháp ABC thì hiệu quả đạt được tốt hơn các doanh nghiệp không áp dụng phương pháp này [ 50 ] Những vần đề đã được giải quyết trong các công trình. Qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến tổ chức kế toán quản trị chi phí trong và ngoài nước cho thấy đây là những tài liệu quý giá cả về lý luận và thực tiễn. Những tài liệu này rất phong phú và đạt được những kết quả nhất định trong từng thời kỳ khác nhau của sự phát triểntổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp. + Mỗi đề tài đã có thành công nhất định trong việc hệ thống hóa về lý luận và có những điểm mới, bổ sung thêm hoặc làm sáng tỏ vấn đề lý luận, phù hợp với lĩnh vực nghiện cứu trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. + Đã có những đánh giá sâu sắc về thực trạng tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thuộc một số lĩnh vực sản xuất như doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thép, sản xuất chế biến chè, sản xuất xây lắp, sản xuất xi măng, sản xuất bánh kẹo, may mặc … + Các công trình đều đã chỉ rõ trong những hoàn cảnh nhất định thì sự phát triển và ứng dụng của tổ chức kế toán quản trị chi phí đã mang lại những kết quả thiết thực trong quản trị doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các nhà quản trị doanh nghiệp quản lý, kiểm soát chi phí đạt hiệu quả thiết thực. + Các nghiên cứu này đã trình bày và phân tích kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc thực hiện kế toán và tổ chức kế toán quản trị chi phí, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm quý giá cho các doanh nghiệp Việt Nam. + Đã có một số giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực nghiên cứu nói trên, góp phần làm cho công tác kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nghiên cứu đó tốt hơn, phần nào đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp ngày càng hiện đại. Những khoảng trống trong các công trình Bên cạnh những vấn đề lý luận và thực tiễn đã có sự thống nhất chung, NCS sẽ kế thừa những vấn đề lý luận mà các công trình nghiên cứu đã đạt được kết quả trên các phương diện khác nhau. Song, xem xét các công trinh liên quan trên đây trong bối cảnh hiện naythì vẫn còn một số khoảng trống nhất định, đó là những vấn đề đặt ra cho nhiệm vụ của đề tài luận án của NCS sẽ tiếp tục phải nghiên cứu làm rõ thêm. Cụ thể như sau: + Về bản chất, khái niệm, vai trò và nội dung của tổ chức KTQT cần được hệ thống hóa và làm rõ hơn trên một số phương diện lý luận về tổ chức KTQTCP trong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan