Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế của cục thuế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu...

Tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế của cục thuế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

.PDF
115
243
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- TẠ THÀNH NHÂN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ CỦA CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- TẠ THÀNH NHÂN HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ CỦA CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN MỸ HẠNH TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2013 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Phan Mỹ Hạnh Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 22 tháng 01 năm 2014. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT 1 2 3 4 5 Họ và tên TS.Trương Quang Dũng TS.Nguyễn Hữu Thân TS.Huỳnh Minh Triết TS.Phạm Thị Nga TS.Nguyễn Hài Quang Chức danh Hội đồng Chủ tịch Phản biện 1 Phản biện 2 Ủy viên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2014 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Tạ Thành Nhân Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 21/11/1987 Nơi sinh: BR-VT. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: I- Tên đề tài: Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế của Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. II- Nhiệm vụ và nội dung: Thông qua đề tài nghiên cứu để góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận về thuế, về thanh tra thuế đối với doanh nghiệp, từ đó vận dụng những vấn đề lý luận vào thực tiễn hoạt động thanh tra tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong những năm gần đây (2010 - 2012); Xác định những thành quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra thuế tại địa phương này. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường và hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế phù hợp với thực tiễn tại Cục Thuế tỉnh BR-VT. III- Ngày giao nhiệm vụ: 07/8/2013. IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 27/12/2013. V- Cán bộ hướng dẫn: TS.Phan Mỹ Hạnh. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn ii LỜI CÁM ƠN Tôi xin kính gửi lời cám ơn chân thành tới Ban giám hiệu cùng các thầy cô trường Đại Học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Ban lãnh đạo cùng các anh/chị nhân viên đang công tác tại Cục thuế, Chi cục thuế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các tổ chức và cá nhân đã truyền đạt kiến thức, thảo luận, cung cấp các tài liệu cần thiết, cùng với những câu trả lời và giúp đỡ cho tôi hoàn thành bài luận văn này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn tới: Cô TS. Phan Mỹ Hạnh: Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM Và tôi cũng xin cám ơn tất cả các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong thời gian qua. Trân trọng. Tạ Thành Nhân iii TÓM TẮT Thanh tra thuế là một trong bốn chức năng quan trọng trong hoạt động quản trị thuế. Thanh tra thuế ngoài góp phần chống thất thu Ngân sách nhà nước còn giúp cho cơ quan thuế thực hiện tốt hoạt động giám sát đối tượng nộp thuế nhằm góp phần hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trốn thuế, ẩn lậu thuế. Tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hoạt động thanh tra vẫn còn có những hạn chế đòi hỏi phải được nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới và hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. Với mục tiêu đó, tác giả đánh giá thực trạng, nêu ra những hạn chế và các nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động thanh tra tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Qua đó, tác giả nhận thấy phù hợp với thực trạng đang diễn ra tại Cục thuế. Từ đó, làm căn cứ để tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế: - Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô. Trong đó, nêu rõ vai trò,sự ảnh hưởng của Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Tổng cục Thuế. - Nhóm giải pháp từ Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nêu rõ từng nhóm giải pháp cụ thể: giải pháp về cơ cấu tổ chức; giải pháp về nhân sự; giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin; … iv ABSTRACT Tax Inspectorate is one of four important functions of tax administration activities. Besides, the tax inspectors contribute to reduce losses Budget and helps to implement good tax authorities monitoring taxpayers to minimize tax evasion, tax evasion. At the Tax Department of Ba Ria - Vung Tau province, inspection activities are still having difficulties that require to be researched to improve, innovate and further improvement to meet the demand of today's practices. With that goal, the authors assess the current situation and outlined the limitations of inspection activities in the Tax Deparment of Ba Ria - Vung Tau. Through that, the authors found those results reylect situations occurring at the Tax Department. Basing on that the author proposed some solution to perfect the tax inspection activity: - Group macro solution. With that as stated, the effect of the policy system, and the law of the state and Taxation. - Solution from the Tax Department of Ba Ria – Vung Tau. Indicate the specific groups of solution; solution to organizational strature staffing solution, solution for information technology applications;… v MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 Đặt vấn đề....................................................................................................................1 Lý do chọn đề tài.........................................................................................................1 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn ..............................................................................3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................3 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu..............................................................................4 Kết cấu của Luận văn..................................................................................................4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ......5 1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ ..........................................................5 1.1.1. Khái niệm về thuế. ........................................................................................5 1.1.2. Chức năng của thuế.......................................................................................6 1.1.2.1. Chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính hay chức năng phân phối thu nhập. ............................................................................................6 1.1.2.2. Chức năng điều tiết................................................................................7 1.1.3. Vai trò của thuế.............................................................................................8 1.1.3.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN..................................................9 1.1.3.2. Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội ..........9 1.1.3.3. Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh. ................................................................................................9 1.1.3.4. Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển....................10 1.2. THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ....................................................................10 1.2.1. Khái niệm....................................................................................................10 1.2.2. Mục tiêu của thanh tra thuế ........................................................................12 1.2.2.1. Mục tiêu theo nghĩa hẹp ......................................................................12 1.2.2.2. Mục tiêu theo nghĩa rộng.....................................................................12 1.2.3. Vai trò của thanh tra, kiểm tra thuế ............................................................13 1.2.4. Phân biệt giữa kiểm tra thuế và thanh tra thuế ...........................................14 1.2.4.1. Những điểm giống nhau giữa thanh tra thuế và kiểm tra thuế:...........14 1.2.4.2. Những điểm khác nhau giữa thanh tra thuế và kiểm tra thuế: ............15 1.2.5. Nhiệm vụ thanh tra thuế .............................................................................16 1.2.6. Quy trình thanh tra thuế..............................................................................16 vi 1.2.7. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thanh tra thuế............................17 1.2.8. Văn bản chính sách, pháp luật nhà nước về thanh tra hiện hành................19 1.2.9. Kinh nghiệm hoạt động thanh tra thuế ở một số nước có thể vận dụng tại Việt Nam...............................................................................................................20 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ......................................................................26 2.1. BỐI CẢNH KINH TẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ......................................26 2.1.1. Tiềm lực kinh tế..........................................................................................26 2.1.2. Thu hút đầu tư.............................................................................................27 2.2. GIỚI THIỆU BỘ MÁY TỔ CHỨC TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU...........................................................................................................................28 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu..........28 2.2.2. Chức năng nhiệm vụ Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu & các phòng ban. ..............................................................................................................................30 2.2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..............30 2.2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..........................................................................................................30 2.2.3. Đối tượng nộp thuế tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ...........................................32 2.2.4. Kết quả thu thuế tại Cục thuế tỉnh BR-VT .................................................34 2.2.4.1. Kết quả thu theo từng sắc thuế ............................................................34 2.2.4.2. Kết quả thu theo khu vực ....................................................................36 2.2.4.3. Kết quả thu theo địa bàn......................................................................39 2.2.4.4. Kết quả thu thuế theo từng nhóm ngành tại Văn phòng Cục thuế ......41 Bảng 2.7: Tỷ trọng số thu từng ngành trong tổng số thu .................................42 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU. ............................................................................................43 2.3.1 Tổ chức bộ máy thanh tra thuế ....................................................................43 2.3.1.1. Phân cấp, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống thanh tra các cấp......43 2.3.1.2. Tổ chức phòng thanh tra tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...........43 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức nội bộ Phòng thanh tra thuế .........................................44 2.3.1.3. Mối quan hệ giữa bộ phận thanh tra với các Cơ quan chức năng và các bộ phận khác tại Cục thuế ................................................................................46 2.3.2. Chức năng nhiệm vụ Phòng thanh tra thuế.................................................47 2.3.3. Quy trình, nghiệp vụ thanh tra thuế ............................................................48 vii 2.3.4. Kết quả hoạt động thanh tra thuế của Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2010- 2012. ..................................................................................................51 2.3.4.1. Thực hiện kế hoạch thanh tra ..............................................................51 2.3.4.2. Kết quả truy thu thuế qua hoạt động thanh tra từ 2010 đến 2012 .......54 2.3.4.3. Kết quả thu truy thu theo nhóm ngành nghề qua thanh tra .................58 2.3.4.4. Giải quyết khiếu nại tố cáo..................................................................59 2.3.5. Những hành vi vi phạm ..............................................................................61 2.3.5.1. Một vi phạm diễn ra theo đặc thù của ngành nghề..............................61 2.3.5.2. Một số hành vi nổi cộm.......................................................................62 2.3.6. Đánh giá thực trạng quản trị thuế và thanh tra thuế tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ...........................................................................................................64 2.3.6.1. Ưu điểm ...............................................................................................65 2.3.6.2. Hạn chế................................................................................................65 2.3.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên ................................................70 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.................................75 3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2013 - 2020 CỦA TỈNH........75 3.2. ĐỊNH HƯỚNG CỦA CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TRONG THỜI GIAN TỚI.......................................................................................................77 3.3. MỘT SỐ GỢI Ý GIẢI PHÁP ............................................................................79 3.3.1. Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô ......................................................................79 3.3.1.1. Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước ....................................79 3.3.1.2. Vai trò của Tổng Cục thuế: .................................................................85 3.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể từ phía Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu..............85 3.3.2.1. Chuẩn hóa lập kế hoạch thanh tra .......................................................85 3.3.2.2. Tạo sự chủ động cho đoàn thanh tra....................................................85 3.3.2.3. Tổ chức tốt công tác xử lý sau thanh tra .............................................86 3.3.2.4. Về cơ cấu tổ chức ................................................................................86 3.3.2.5. Về nguồn nhân lực ..............................................................................87 3.3.2.6. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ ..........................................89 3.3.2.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền.........................................................90 3.3.2.8. Tăng cường phối hợp với cơ quan, đơn vị khác..................................90 KẾT LUẬN ...............................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................93 PHỤ LỤC..................................................................................................................94 viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 05 tỉnh/thành phố có tổng số thu NSNN lớn nhất trên cả nước giai đoạn 2010-2012 Trang 27 Bảng 2.2 Tình hình biến động của các Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại tỉnh BR-VT giai đoạn 20102012 Trang 32 Bảng 2.3 Kết quả thu theo từng sắc thuế của Cục thuế tỉnh BR-VT giai đoạn 2010-2012 Trang 35 Bảng 2.4 Kết quả thu thuế theo khu vực của Cục thuế tỉnh BR-VT giai đoạn 2010-2012 Trang 36 Bảng 2.5 Số thu thuế theo từng địa bàn giai đoạn 20102012 Trang 39 Bảng 2.6 Số thu theo từng nhóm ngành tại Văn Phòng Cục thuế giai đoạn 2010 - 2012 Trang 41 Bảng 2.7 Tỷ trọng số thu từng ngành trong tổng số thu Trang 42 Số lượng doanh nghiệp đang chịu sự quản lý của Văn phòng Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2010 – 2012 Bảng 2.9 Tỷ lệ kế hoạch thanh tra trên tổng số lượng DN quản lý Bảng 2.10 Tỷ lệ % kế hoạch đăng ký trên kế hoạch được duyệt Bảng 2.11 Tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra thuế Bảng 2.8 Bảng 2.12 Số thuế truy thu bình quân trên 1 đối tượng nộp thuế Bảng 2.13 Kết quả truy thu thuế giai đoạn 2010-2012 qua hoạt động thanh tra thuế Bảng 2.14 So sánh tỷ lệ % giữa các năm theo loại hình doanh nghiệp Bảng 2.15 Tỷ lệ % số thuế truy thu theo loại hình doanh nghiệp theo từng năm Bảng 2.16 Kết quả truy thu giai đoạn 2010-2012 qua hoạt động thanh tra theo từng sắc thuế. Bảng 2.17 Kết quả truy thu theo từng nhóm ngành và tỷ trọng số truy thu mỗi nhóm ngành trên tổng truy Trang 51 Trang 52 Trang 52 Trang 52 Trang 53 Trang 54 Trang 55 Trang 55 Trang 56 Trang 58 ix thu từ 2010-2012 Bảng 2.18 % tỷ lệ so sánh kết quả thu truy thu theo nhóm ngành nghề qua thanh tra giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 2.19 Tỷ lệ số vụ vi phạm qua thanh tra Trang 58 Trang 59 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Trang 29 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức nội bộ Phòng thanh tra thuế Trang 44 Sơ đồ 2.3 Mối liên hệ của 03 Tổ trong Phòng thanh tra thuế Trang 45 Sơ đồ 2.4 Quy trình thanh tra thuế tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Trang 48 Sơ đồ 2.5 Nghiệp vụ thanh tra Trang 49 1 PHẦN MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Ngân sách nhà nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với sự phát triển nền kinh tế nước ta mà còn đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của NSNN là bảo đảm nguồn tài chính để thực hiện các chức năng nhà nước công quyền, duy trì sự tồn tại của thể chế chính trị, là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều chỉnh kinh tế vĩ mô của Nhà nước, bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, bảo đảm công bằng xã hội, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, an ninh, quốc phòng… Như ta đã biết Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN và có tác động rất lớn đến nền kinh tế. Do đó, để thực hiện những vai trò trên thì Nhà nước phải thực hiện tốt việc thu thuế và quản trị thuế mà hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong chương trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Với chức năng giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống Xã hội, Thanh tra, Kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của hoạt động quản trị thuế, là một hoạt động quản trị hữu hiệu nhằm ngăn ngừa vi phạm, giúp người nộp thuế nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát và kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm của họ. Vì vậy, việc nâng cấp, cải thiện hoạt động quản trị này là vô cùng quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Lý do chọn đề tài Từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, mô hình quản lý thuế theo cơ chế “Tự kê khai, tự nộp thuế” được triển khai trên cả nước. Theo cơ chế này, người nộp thuế tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp Luật thuế. Quy định trên nhằm nâng cao tính chủ động của Doanh nghiệp trong quá trình chấp hành thuế. Tuy nhiên, quy định này cũng tạo 2 điều kiện thuận lợi để không ít doanh nghiệp cố tình kê khai sai, gian lận thuế, trốn thuế. Do vậy, qua kết quả hoạt động quản lý, chống thất thu ngân sách các năm qua cho thấy, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người nộp thuế chưa tự giác tính đúng, tính đủ số thuế phải nộp, chây ỳ trong việc nộp các khoản nợ đọng thuế. Một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh cố tình gian lận thuế với hành vi thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp, các tổ chức cá nhân liên quan chưa thật sự chủ động phối hợp trong việc cung cấp thông tin, chia sẻ trách nhiệm với cơ quan thuế để thu thuế. Chính vì vậy cần phải tăng cường hoạt động quản trị ngành thuế thông qua thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách của cơ quan thuế. Hoạt động thanh tra chống thất thu thuế trong giai đoạn cải cách hệ thống thuế hiện nay là một trong những chức năng quan trọng của ngành thuế, ngoài mục tiêu góp phần đẩy lùi tệ nạn trốn thuế, gian lận thuế, còn nhằm mục đích tuyên truyền đến các đối tượng nộp thuế chính sách pháp luật về thuế, nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về thuế, từ đó góp phần cải cách thủ tục hành chính về thuế, nâng cao hiệu quả quản trị thuế theo hướng an toàn hiệu quả. Đây là biện pháp quan trọng góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao, góp phần tích cực vào việc tạo sự công bằng xã hội trong thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, giúp phát hiện những hành vi vi phạm thuế của người nộp thuế cũng như cơ quan thuế để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh. Tuy nhiên, tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu, hoạt động thanh tra vẫn còn có những hạn chế đòi hỏi phải được nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới và hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Với sự cấp thiết đó, tôi chọn đề tài “HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ CỦA CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU” làm luận văn thạc sỹ. 3 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn ¾ Mục tiêu chung: Thông qua đề tài nghiên cứu để góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận về thuế, về thanh tra thuế đối với doanh nghiệp, từ đó vận dụng những vấn đề lý luận vào thực tiễn hoạt động thanh tra tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. ¾ Mục tiêu cụ thể: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra thuế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong những năm gần đây (2010 - 2012); Xác định những thành quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân tác động đến hiệu quả hoạt động thanh tra thuế tại địa phương này. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường và hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế phù hợp với thực tiễn tại Cục Thuế tỉnh BR-VT. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra thuế, tránh thất thu cho Ngân sách Nhà nước, từ đó phát huy tính tự giác chấp hành và tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế trong việc thực hiện kê khai, tính và nộp thuế đúng theo quy định của Pháp luật thuế và tạo sự công bằng xã hội trong thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi cả nước, Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh có số thu NSNN lớn nằm trong tốp 5 toàn quốc. Trong tổng số thu NSNN thì số thu chủ yếu từ các doanh nghiệp lớn kê khai nộp thuế tại Cục thuế. Do vậy, luận văn chọn hoạt động thanh tra tại Cục thuế tỉnh BR-VT trong giai đoạn từ năm 2010-2012 làm đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở thực tiễn trong quá trình áp dụng các chính sách pháp luật về thuế, luận văn sử dụng phương pháp định tính nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra thuế tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo năm của Cục thuế và Phòng Thanh tra thuộc Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Báo cáo tinh hình Kinh tế - Xã hội của Sở Kế hoạch và Đầu tư. 4 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Với mục đích hướng tới giảm thiểu thất thu cho NSNN và cải thiện hệ thống quản trị thuế - đặc biệt là hoạt động thanh tra thuế. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới và Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và đã có nhiều nghiên cứu, vận dụng thực tiễn từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận về thuế và hoạt động thanh tra thuế. Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh tra thuế tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế tại Cục thuế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 5 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ 1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ 1.1.1. Khái niệm về thuế. Cho đến nay, trong giới các học giả và trên các sách báo kinh tế thế giới vẫn chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm thuế, bởi lẽ giác độ nghiên cứu có nhiều khác biệt. Nhìn chung, các nhà kinh tế khi đưa ra khái niệm về thuế chỉ mới nhìn nhận từ những khía cạnh mà mình muốn khai thác hoặc tìm hiểu, chưa phản ánh đầy đủ bản chất chung của phạm trù thuế. Chẳng hạn, theo các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm rất đơn giản: “ Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có những sự đóng góp của những người công dân của Nhà nước đó là thuế khoá”. Trong cuốn từ điển kinh tế của hai tác giả người Anh Chrisopher Pass và Bryan Lower, đứng trên giác độ đối tượng chịu thuế cho rằng: “Thuế là một biện pháp của chính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản”. Một khái niệm khác về thuế tương đối hoàn thiện được nêu lên trong cuốn sách “Economics“ của hai nhà kinh tế Mỹ là Makkollhell và Bruy, dựa trên cơ sở đối giá như sau: “thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc chuyển giao bằng hàng hoá, dịch vụ) của các công ty và các hộ gia đình cho chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được trực tiếp hàng hoá, dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà toà án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật”. Ở nước ta, đến nay cũng chưa có một khái niệm thống nhất về thuế. Theo từ điển tiếng Việt – Trung tâm từ điển học (1998) thì thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp... buộc phải nộp cho nhà nước theo mức quy định. Dù trải qua nhiều giai đoạn và được nhận định trên nhiều giác độ khác nhau, nhưng hiện nay một định nghĩa về thuế theo xu hướng cổ điển vẫn còn đang được áp dụng phổ biến, đặc biệt trong cơ chế thị trường, điển hình là khái niệm về thuế của Gaston Jeze đưa ra trong giáo trình Tài chính công. Dựa vào định nghĩa này và 6 các yêu cầu nêu trên, có thể đưa ra một khái niệm tổng quát về thuế phù hợp với giai đoạn hiện nay như sau: Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nước; không mang tính chất đối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng. 1.1.2. Chức năng của thuế. 1.1.2.1. Chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính hay chức năng phân phối thu nhập. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất phát từ phạm vi hoạt động mà đòi hỏi Nhà nước phải ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật thuế để tập trung nguồn tài chính vào ngân sách nhà nước từ đó mới đáp ứng được nhu cầu chi ngày càng tăng phụ thuộc vào các công việc Nhà nước đảm nhiệm. Để huy động vật chất của mình, Nhà nước có thể xử dụng nhiều hình thức khác nhau như: phát hành thêm tiền, phát hành trái phiếu để vay trong nước và ngoài nước; bán một phần tài sản quốc gia; thu thuế… Trong các hình thức nêu trên thì thuế là công cụ chủ yếu và có vai trò quan trọng nhất. Ngay từ khi ra đời thuế luôn luôn có công dụng là phương tiện huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước. Người ta gọi công dụng này là chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế. Đây là chức năng cơ bản của thuế, đặc trưng cho thuế ở tất cả các dạng nhà nước, trong tiến trình phát triển của xã hội. Về mặt lịch sử chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính là chức năng đầu tiên phản ánh nguyên nhân sự ra đời của thuế. Thông qua chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế mà các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước được hình thành để đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước. Chính chức năng này đã tạo ra những tiền đề để Nhà nước tiến hành tham gia phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Do đó, các chức năng này còn được gọi là chức năng phân phối của thuế. Sự phát triển và mở rộng các chức năng của Nhà nước đòi hỏi phải tăng cường chi tiêu tài chính, do đó vai trò của chức năng huy động tập trung nguồn lực của thuế 7 ngày càng được nâng cao. Chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính tạo ra những tiền đề khách quan cho sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế. Trong quá trình thực hiện chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế đã tự động làm xuất hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế. 1.1.2.2. Chức năng điều tiết y Điều tiết kinh tế Chức năng điều tiết vĩ mô của nền kinh tế của thuế tự động xuất hiện trong quá trình thực hiện chức năng huy động tập trung nguồn lực tài chính của thuế, nhưng phải đến những năm đầu thế kỷ XX thì chức năng này mới nhận thức đầy đủ, sử dụng rộng rãi và gắn liền với vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Nhà nước thực hiện quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội bằng nhiều biện pháp như giáo dục chính trị tư tưởng, hành chính, luật pháp và kinh tế, trong đó biện pháp kinh tế làm gốc. Nhà nước cũng sử dụng nhiều công cụ để quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế như các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng. Trong đó, thuế là một công cụ thuộc lĩnh vực tài chính và là một trong những công cụ sắc bén nhất được Nhà nước sử dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước thực hiện chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau, xác định đúng đắn đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế. Với công cụ thuế, sự can thiệp của Nhà nước không mang tính chất mệnh lệnh, bắt buộc các chủ thể phải kinh doanh hay không kinh doanh, mà chủ yếu tạo ra sự lựa chọn đối với các chủ thể trong việc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh của mình. Dựa trên cơ sở xác định mục tiêu và đối tượng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể, Nhà nước điều chỉnh thuế để tạo ra những thay đổi trong nền kinh tế quốc dân theo hướng mong muốn bao gồm: điều chỉnh chu kỳ kinh tế; cơ cấu nghành, khu vực và từng vùng lãnh thổ; lưu thông tiền tệ, giá cả; tiền lương; phân phối thu nhập; các mối quan hệ kinh tế đối ngoại; bảo vệ môi trường…Như vậy, nội dung điều chỉnh của thuế đối với nền kinh tế quốc dân rất rộng, nó bao hàm hầu hết các quá trình điều tiết vĩ mô nền kinh tế. y Điều tiết tiêu dùng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan