Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng tmcp N...

Tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng tmcp Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Quảng Nam

.DOCX
122
13
97

Mô tả:

Trong giao dịch thương mại, luôn tồn tại hai chủ thể chính là bên bán và bên mua; loại trừ trường hợp là đối tác truyền thống, đã có uy tín từ lâu; đa số các bên sẽ không tin tưởng nhau hoàn toàn. Bên bán sẽ lo lắng rằng sau khi giao hàng cho bên mua, vì lý do nào đó, bên mua không thực hiện thanh toán dẫn đến việc không thu được tiền hàng. Với bên mua, trường hợp đã thanh toán trước một phần hay toàn bộ tiền hàng, nhưng người bán không thực hiện giao hàng. Để đảm bảo quyền lợi cho mỗi bên, đã hình thành bên thứ ba với vai trò nếu một trong hai bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên thứ ba này sẽ thay thế và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ còn thiếu với bên còn lại, từ đó dịch vụ bảo lãnh được hình thành. Trong những năm gần đây, ngoài hai mãng nghiệp vụ ngân hàng truyền thống là cho vay và huy động vốn, các ngân hàng có xu hướng đẩy mạnh các hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ đi kèm. Bảo lãnh vừa là một hoạt động cấp tín dụng vừa là một hoạt động ngoại bảng của ngân hàng; gia tăng thu nhập từ các hoạt động ngoại bảng cũng là xu hướng hiện nay của các ngân hàng. Việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu rủi ro, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Hoạt động bảo lãnh đã phát huy vai trò của mình trong mạng lưới giao dịch đang diễn ra trên khắp đất nước, ở mọi lĩnh vực khác như xây dựng, thuế, quan hệ thương mại trong nước, các quan hệ thương mại xuất nhập khẩu,… Tại Vietcombank Quảng Nam, dịch vụ bảo lãnh dần khẳng định được tầm quan trọng và mang lại nguồn thu đáng kể, về cơ bản rủi ro thấp hơn so với dịch vụ cho vay. Tuy nhiên, thực tế hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại đơn vị vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như: một số khâu trong quy trình bảo lãnh ngân hàng còn rườm rà, chưa được tinh giản làm kéo dài thời gian xử lý hồ sơ; quy định về mẫu thư bảo lãnh chưa linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng; cơ cấu bảo lãnh chỉ tập trung ở một số loại hình bảo lãnh phổ biến. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát bảo lãnh sau khi phát hành còn thực hiện mang tính chất hình thức, chưa thực sự đúng với mục đích hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, việc lưu trữ hồ sơ phục vụ công tác hậu kiểm chủ yếu bằng hồ sơ giấy gây khó khăn trong việc tìm kiếm… Mặc dù vẫn có bảo lãnh cho các hoạt động thương mại mà quan hệ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh có yếu tố nước ngoài; tuy nhiên hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng cơ cấu hoạt động bảo lãnh. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh ngân hàng là thực sự cần thiết. Chính vì những lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam” làm công trình nghiên cứu thạc sĩ.
LUẬN VĂN THAM KHẢO HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO LÃNH TRONG NƯỚC TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Đà Nẵng - Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa đầy đủ Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam Quảng Nam NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng BĐBL Bên được bảo lãnh BNBL Bên nhận bảo lãnh CKBL Cam kết bảo lãnh SMEs Khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa GHTD Giới hạn tín dụng TTTM Tài trợ thương mại DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 2.13 2.14 2.15 2.16 Tên bảng Chức năng, nhiệm vụ tại Vietcomank Quảng Nam Tình hình huy động vốn tại Vietcombank Quảng Nam trong 3 năm 2017 – 2019 Tình hình cho vay tại Vietcombank Quảng Nam trong 3 năm 2017 – 2019 Kết quả tài chính tại Vietcombank Quảng Nam trong 3 năm 2017 – 2019 Số liệu chỉ tiêu kế hoạch tại Vietcombank Quảng Nam trong ba năm 2017 - 2019 Số liệu hoạt động kiểm tra trong dịch vụ bảo lãnh tại Vietcombank Quảng Nam trong ba năm 2017 – 2019 Tiêu chí phân khúc khách hàng doanh nghiệp Tình hình phân nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Vietcombank Quảng Nam trong 3 năm 2017 – 2019 Biểu phí dịch vụ bảo lãnh tại Vietcombank Quảng Nam Tình hình quy mô dịch vụ bảo lãnh tại Vietcombank Quảng Nam trong 3 năm 2017 – 2019 Cơ cấu bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh tại Vietcombank Quảng Nam trong 3 năm 2017 – 2019 Cơ cấu bảo lãnh theo thời hạn bảo lãnh tại Vietcombank Quảng Nam trong 3 năm 2017 – 2019 Cơ cấu bảo lãnh theo hình thức bảo lãnh tại Vietcombank Quảng Nam trong 3 năm 2017 – 2019 Số dư bảo lãnh trả thay và quá hạn tại Vietcombank Quảng Nam trong 3 năm 2017 – 2019 Kết quả bán chéo sản phẩm từ dịch vụ bảo lãnh tại Vietcombank Quảng Nam trong 3 năm 2017 – 2019 Doanh thu phí bảo lãnh tại Vietcombank Quảng Nam trong 3 năm 2017 – 2019 Trang 38 46 48 49 61 62 63 64 67 74 76 78 79 79 80 83 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giao dịch thương mại, luôn tồn tại hai chủ thể chính là bên bán và bên mua; loại trừ trường hợp là đối tác truyền thống, đã có uy tín từ lâu; đa số các bên sẽ không tin tưởng nhau hoàn toàn. Bên bán sẽ lo lắng rằng sau khi giao hàng cho bên mua, vì lý do nào đó, bên mua không thực hiện thanh toán dẫn đến việc không thu được tiền hàng. Với bên mua, trường hợp đã thanh toán trước một phần hay toàn bộ tiền hàng, nhưng người bán không thực hiện giao hàng. Để đảm bảo quyền lợi cho mỗi bên, đã hình thành bên thứ ba với vai trò nếu một trong hai bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên thứ ba này sẽ thay thế và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ còn thiếu với bên còn lại, từ đó dịch vụ bảo lãnh được hình thành. Trong những năm gần đây, ngoài hai mãng nghiệp vụ ngân hàng truyền thống là cho vay và huy động vốn, các ngân hàng có xu hướng đẩy mạnh các hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ đi kèm. Bảo lãnh vừa là một hoạt động cấp tín dụng vừa là một hoạt động ngoại bảng của ngân hàng; gia tăng thu nhập từ các hoạt động ngoại bảng cũng là xu hướng hiện nay của các ngân hàng. Việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu rủi ro, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Hoạt động bảo lãnh đã phát huy vai trò của mình trong mạng lưới giao dịch đang diễn ra trên khắp đất nước, ở mọi lĩnh vực khác như xây dựng, thuế, quan hệ thương mại trong nước, các quan hệ thương mại xuất nhập khẩu,… Tại Vietcombank Quảng Nam, dịch vụ bảo lãnh dần khẳng định được tầm quan trọng và mang lại nguồn thu đáng kể, về cơ bản rủi ro thấp hơn so với dịch vụ cho vay. Tuy nhiên, thực tế hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại đơn vị 2 vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế như: một số khâu trong quy trình bảo lãnh ngân hàng còn rườm rà, chưa được tinh giản làm kéo dài thời gian xử lý hồ sơ; quy định về mẫu thư bảo lãnh chưa linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng; cơ cấu bảo lãnh chỉ tập trung ở một số loại hình bảo lãnh phổ biến. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát bảo lãnh sau khi phát hành còn thực hiện mang tính chất hình thức, chưa thực sự đúng với mục đích hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Ngoài ra, việc lưu trữ hồ sơ phục vụ công tác hậu kiểm chủ yếu bằng hồ sơ giấy gây khó khăn trong việc tìm kiếm… Mặc dù vẫn có bảo lãnh cho các hoạt động thương mại mà quan hệ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh có yếu tố nước ngoài; tuy nhiên hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng cơ cấu hoạt động bảo lãnh. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh ngân hàng là thực sự cần thiết. Chính vì những lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam” làm công trình nghiên cứu thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung: Mục tiêu của luận văn là đề xuất khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam. b. Nhiệm vụ nghiên cứu:  Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước của NHTM. 3  Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam.  Đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam. c. Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được nhiệm vụ nêu trên, nội dung của luận văn phải giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu sau:  Mục tiêu của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại NHTM là gì? Nội dung của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại NHTM bao gồm những vấn đề nào? Các tiêu chí nào phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước? Nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước của NHTM?  Thực trạng của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam như thế nào? Hoạt động này của chi nhánh có những thành công, hạn chế và nguyên nhân nào?  Để hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam và các chủ thể liên quan cần làm gì? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam. 4  Đối tượng khảo sát: Để có thêm thông tin phân tích, nhận định, lý giải; tác giả tham vấn một số cán bộ lãnh đạo và chuyên viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này của chi nhánh: Ban giám đốc chi nhánh; lãnh đạo phòng phụ trách, cán bộ thẩm định, cán bộ khách hàng phòng khách hàng doanh nghiệp, tại Vietcombank Quảng Nam và các khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của Chi nhánh. b. Phạm vi nghiên cứu:  Về nội dung: Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh, song chỉ nghiên cứu dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam. Hơn nữa, do nhu cầu của khách hàng nên số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam 100% là khách hàng doanh nghiệp. Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh này.  Về không gian: Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam và các phòng giao dịch trực thuộc.  Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại chi nhánh từ năm 2017 đến năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp: Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn:  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam từ năm 2017-2019. 5  Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí có liên quan; các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước.  Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được nêu trên cũng như các báo cáo tổng hợp của ngân hàng, tác giả tiến hành so sánh, phân tích dữ liệu nhằm đưa ra các kết quả nghiên cứu cho đề tài. b. Phương pháp tham vấn: Tác giả sẽ tiến hành hỏi trực tiếp những người cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp này sử dụng để thu thập những thông tin cần thiết và số liệu thô có liên quan đến đề tài. Đây là phương pháp hữu hiệu trong quá trình nghiên cứu để tìm hiểu các thông tin chi tiết.  Tham vấn Ban giám đốc: tìm hiểu thêm về chính sách tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mà chi nhánh hướng tới, định hướng phát triển về mảng dịch vụ bảo lãnh mà chi nhánh đang thực hiện.  Tham vấn lãnh đạo và cán bộ Phòng khách hàng/Phòng giao dịch: hiểu biết hơn rõ hơn về các phân khúc khách hàng đang tiếp cận, tìm hiểu về hoạt động bảo lãnh trong nước đang phát hành cho các khách hàng, về quy trình và điều kiện áp dụng đối với khách hàng khi phát sinh nhu cầu bảo lãnh.  Tham vấn khách hàng: để nắm rõ được nhu cầu thực tế của khách hàng, các điểm hài lòng và mong muốn hơn nữa từ việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng, có sự so sánh so với các tổ chức tín dụng khác đối với các khách hàng hiện đang có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng. c. Phương pháp phân tích thống kê: 6  Dựa vào các số liệu đã thu thập được, tác giả sẽ sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân; bằng phương pháp so sánh theo thời gian, theo không gian, so sánh với mục tiêu đặt ra để phân tích thực trạng và kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước của Vietcombank Quảng Nam. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn  Về khoa học: Góp phần hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước của NHTM.  Về thực tiễn: Phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam, nhận định những thành công, hạn chế và nguyên nhân nhằm đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại chi nhánh. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam. Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 7 Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các bài báo liên quan đến chủ đề nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong những năm gần đây để làm cơ sở nghiên cứu: a. Các bài báo liên quan chủ đề đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong những năm gần đây:  Bài báo “Giải quyết tranh chấp phát sinh trong thực hiện bảo lãnh ngân hàng” của tác giả Võ Hoàng Quân đăng trên Tạp chí tài chính số tháng 05/2017. Bài viết phân tích về các tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong phát sinh trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh của NHTM đối với trách nhiệm của nhà thầu trong đấu thầu xây lắp nói riêng. Từ đó, đưa ra các phương thức và một số giải pháp giải quyết tranh chấp phát sinh trong triển khai hoạt động bảo lãnh ngân hàng.  Bài báo “Cơ sở lý thuyết của bảo lãnh và liên hệ với quy định về bảo lãnh trong Bộ luật dân sự năm 2015” của tác giả Nguyễn Hải Ngân đăng trên Tạp chí Khoa học và kiểm soát số 02/2019. Bài viết đã đưa ra các vấn đề lý luận nhằm làm rõ các quy định của pháp luật dân sự hiện hành về bảo lãnh, các đặc điểm của nghĩa vụ bảo lãnh. Tác giả cũng trình bày được các điểm giống và khác nhau trong quy định về bảo lãnh ở Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới, từ đó đưa ra góc nhìn chung nhất về bảo lãnh trong quan hệ dân sự.  Bài báo “Về bảo lãnh của ngân hàng đối với trách nhiệm của nhà thầu” của tác giả Võ Hoàng Quân đăng trên Tạp chí tài chính số tháng 06/2017. Bài viết nêu ra mối quan hệ pháp luật giữa bên bảo lãnh với nhà thầu trong hoạt động xây lắp. Đồng thời đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh của NHTM với trách nhiệm của nhà thầu trong đấu thầu xây lắp. 8  Bài nghiên cứu “Hoạt động ngoại bảng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của nhóm tác giả Bùi Tín Nghị và Phạm Thị Hoàng Anh đăng trên Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 209, tháng 10.2019. Bài viết trình bày tổng quan về hoạt động ngoại bảng tại NHTM; nghiên cứu phân tích thực trạng hoạt động ngoại bảng tại các NHTM Việt Nam, bao gồm các cam kết bảo lãnh, giao dịch phái sinh, thư tín dụng, cam kết vay vốn… và đưa ra kết luận chung nhất về các hoạt động ngoại bảng mà ngân hàng hiện đang thực hiện.  Bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận sử dụng dịch vụ bảo lãnh tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Trung Hiếu đăng trên Tạp chí Phát triển kinh tế số 4, tháng 04.2016. Bài nghiên cứu trình bày cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm và xác định các nhân tố tác động đến việc tiếp cận sử dụng dịch vụ bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng thành phố Hồ Chí Minh thông qua khảo sát các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn; đưa ra một số kiến nghị giải pháp để thúc đẩy hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh.  Bài báo “Bão lãnh nhà ở hình thành trong tương lai:cơ sở pháp lý trong triển khai thực hiện tại Việt Nam” của tác giả Đặng Văn Dân đăng trên Tạp chí ngân hàng số 24, năm 2018. Bài viết cung cấp cơ sở lý luận tổng quát về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, trong đó nhấn mạnh đến khung pháp lý hiện hành đang áp dụng. Trên cơ sở trình bày những hạn chế trong triển khai bảo lãnh nhà ở tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, một số giải pháp được đề xuất nhằm phù hợp với thực tế và có tính thực tiễn. b. Các luận văn cao học liên quan bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng trong những năm gần đây: 9  Đề tài “Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông” của tác giả Nguyễn Phi Hùng, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (2016). Luận văn trình bày được tổng quan về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại; trình bày đặc điểm, chức năng của bảo lãnh ngân hàng; đánh giá được vai trò cũng như các rủi ro trong hoạt động dịch vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, tác giả trình bày chưa đầy đủ về mục tiêu hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh của các ngân hàng thương mại.  Đề tài “Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng” của tác giả Trần Thị Phương Thảo, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (2018). Luận văn trình bày được các giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng. Tuy vậy, trong bài viết vẫn còn chưa được thuyết phục phần cơ sở lý luận, chưa nêu rõ được đầy đủ mục tiêu, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng cũng như các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh của các NHTM.  Đề tài “Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng” của tác giả Hồ Thị Thảo, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (2018). Luận văn thể hiện khá đầy đủ các tiêu chí và nội dung đánh giá hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, bài viết vẫn chưa đề cập đến mục tiêu cụ thể của hoạt động bảo lãnh ở các ngân hàng thương mại. c. Các nghiên cứu đã thực hiện tại Vietcombank – Chi nhánh Quảng Nam trong 3 năm gần đây: 10  Đề tài “Giải pháp Marketing cho dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam” của tác giả Đỗ Lê Thị Hiền Na, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (2018).  Đề tài “Giải pháp Marketing đối với dịch vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam” của tác giả Phạm Thị Kim Dung, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (2018).  Đề tài “Hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ đối với cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam” của tác giả Phạm Thị Hoàng Vy, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (2019).  Đề tài “Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam” của tác giả Trần Lê Thảo Nhi, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (2019). d. Khoảng trống nghiên cứu: Nhìn chung các nghiên cứu liên quan đã nêu hệ thống hóa được cơ sở lý luận về hoạt động dịch vụ bảo lãnh tại các NHTM; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ bảo lãnh tại các đơn vị nghiên cứu; sau đó đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện hoạt động dịch vụ bảo lãnh tại đơn vị. Tuy nhiên, chưa có bài viết nào trình bày và nêu đầy đủ nội dung của hoạt động dịch vụ bảo lãnh trong nước tại các NHTM. Đồng thời trong 3 năm vừa qua, tại Vietcombank Quảng Nam nơi tác giả lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu, vẫn chưa có một nghiên cứu nào về chủ đề này. Vì vậy, từ các khoảng trống đã nêu trên, tác giả sẽ tập trung 11 nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam”. 12 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO LÃNH TRONG NƯỚC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. BẢO LÃNH TRONG NƯỚC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm, chức năng của bảo lãnh ngân hàng a. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng: Theo Điều 366 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.” Theo Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng 2010, bảo lãnh ngân hàng được hiểu: “Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín ụng số tiền đã được trả thay.” Điều 3 Thông tư TT07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng như sau: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.” 13 Như vậy, bảo lãnh ngân hàng là một dịch vụ sử dụng uy tín và sức mạnh tài chính của ngân hàng cam kết cùng với khách hàng mà ngân hàng bảo lãnh để thực hiện một nghĩa vụ nào đó được quy định từ trước. Sự bảo lãnh của ngân hàng thường được áp dụng để bảo đảm cho một hoạt động nào đó của doanh nghiệp, trong trường hợp doanh nghiệp chưa được đối tác tin tưởng nên nhờ ngân hàng bảo lãnh. Việc bảo lãnh của ngân hàng cho phép chủ nợ của doanh nghiệp có được một chứng từ đảm bảo thanh toán, đơn vị được bảo lãnh phải trả chi phí dưới hình thức lợi tức cho ngân hàng theo những cam kết thỏa thuận. Một nghiệp vụ bảo lãnh không đơn thuần là quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh mà còn bao hàm những mối quan hệ, đó là:  Quan hệ giữa người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh. Đây là mối quan hệ gốc phát sinh yêu cầu bảo lãnh, trong mối quan hệ này, người được bảo lãnh có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện đối với người hưởng bảo lãnh.  Quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh với người được bảo lãnh. Đây là quan hệ giữa ngân hàng cấp tín dụng với khách hàng hưởng tín dụng. b. Các chủ thể tham gia trong bảo lãnh ngân hàng:  Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh bao gồm cả tổ chức tín dụng ở nước ngoài.  Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng. 14  Bên nhận bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành.  Bên bảo lãnh đối ứng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện bảo lãnh đối ứng cho bên được bảo lãnh.  Bên xác nhận bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện xác nhận bảo lãnh cho bên bảo lãnh.  Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân sau: + Trong bảo lãnh ngân hàng (trừ bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh), khách hàng của bên bảo lãnh là bên được bảo lãnh; + Trong bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh là bên bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng là bên được bảo lãnh; + Trong xác nhận bảo lãnh, khách hàng của bên bảo lãnh là bên được bảo lãnh, khách hàng của bên xác nhận bảo lãnh là bên bảo lãnh. c. Chức năng bảo lãnh ngân hàng:  Bảo lãnh là công cụ bảo đảm: Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh, bằng việc cam kết chi trả bồi thường khi xảy ra các biến cố vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh, các ngân hàng bảo lãnh đã tạo ra một sự đảm bảo chắc chắn cho người thụ hưởng. Chính sự tin tưởng này tạo điều kiện cho hợp đồng được ký kết suôn sẻ và thuận lợi. Với chức năng này, ngân hàng bảo lãnh cũng thường xuyên kiểm 15 tra, giám sát tạo ra một áp lực thực hiện tốt hợp đồng, giảm thiểu vi phạm về phía người được bảo lãnh.  Bảo lãnh là công cụ tài trợ: Bảo lãnh không chỉ là công cụ bảo đảm đối với người thụ hưởng, mà còn là công cụ tài trợ về mặt tài chính cho người được bảo lãnh. Thông qua người bảo lãnh, người được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được thu hồi vốn nhanh chóng, được vay nợ hoặc được kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng, nộp thuế. Vì vậy, mặc dù không trực tiếp cấp vốn nhưng với việc phát hành bảo lãnh ngân hàng đã giúp cho khách hàng được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi được cho vay thực sự. 1.1.2. Phân loại bảo lãnh ngân hàng: a. Phân theo mục đích của bảo lãnh:  Bảo lãnh dự thầu: Là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên mời thầu để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp khách hàng bị phạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì TCTD thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.  Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm cho việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết. Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, TCTD thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.  Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: 16 Là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm các cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả tiền ứng trước nhưng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đủ số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh thì TCTD sẽ hoàn trả số tiền ứng trước cho bên nhận bảo lãnh.  Bảo lãnh bảo hành: Là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng sản phẩm theo theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp khách hàng bị phạt tiền do không thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng về chất lượng sản phẩm với mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh thì TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết.  Bảo lãnh thanh toán: Là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn.  Bảo lãnh vay vốn: Là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc không trả nợ đầy đủ, đúng hạn.  Các loại bảo lãnh khác: Được sử dụng nhằm đảm bảo thanh toán cho những nghĩa vụ tài chính của khách hàng trong trường hợp họ vi phạm như: Bảo lãnh thuế, bảo lãnh phát hành chứng khoán… b. Phân loại theo bản chất của bảo lãnh:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan