Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện hệ thống tiêu chí xác định nhiệm vụ r&d của tỉnh ninh thuận theo nghị...

Tài liệu Hoàn thiện hệ thống tiêu chí xác định nhiệm vụ r&d của tỉnh ninh thuận theo nghị định hướng nhu cầu nhằm tăng cường khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn

.PDF
77
248
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VÕ QUANG LÃM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ R&D CỦA TỈNH NINH THUẬN THEO ĐỊNH HƢỚNG NHU CẦU NHẰM TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TIỄN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội, 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VÕ QUANG LÃM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ R&D CỦA TỈNH NINH THUẬN THEO ĐỊNH HƢỚNG NHU CẦU NHẰM TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TIỄN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60 34 04 12 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Quỳnh Nam Hà Nội, 2014 MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................... 1 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... 5 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ................................................................. 6 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 7 1. Lý do thực hiện đề tài ................................................................................ 7 2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................... 8 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 10 4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 11 5. Mẫu khảo sát ............................................................................................ 11 6. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 11 7. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 12 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 12 9. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 13 CHƢƠNG 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ R&D THEO ĐỊNH HƢỚNG NHU CẦU14 1.1. Các khái niệm........................................................................................ 14 1.1.1. Khái niệm tiêu chí ............................................................................. 14 1.1.2. Nhiệm vụ R&D .................................................................................. 14 1.1.3. Khái niệm tiêu chí xác định các nhiệm vụ R&D ............................... 18 1.1.4. Khái niệm nhu cầu............................................................................. 18 1.1.5. Tăng cường khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn .. 19 1.2. Một số vấn đề về phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài ............................................................................................................ 20 1.2.1. Các loại tiêu chí xác định nhiệm vụ R&D ........................................ 20 1 1.2.2. Mối quan hệ giữa loại hình nghiên cứu (phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu) và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu trong thực tiễn ............................................................................................................... 21 1.3. Lý thuyết về “khoa học đẩy” và “nhu cầu kéo” (science push and demand pull theory) ......................................................................................................... 22 1.3.1. Khoa học đẩy (Science push): ........................................................... 22 1.3.2. Nhu cầu kéo (Demand pull) .............................................................. 23 1.3.3. Mô hình hỗn hợp ............................................................................... 24 Kết luận Chƣơng 1 ....................................................................................... 25 CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ R&D VÀ ỨNG DỤNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG THỰC TIỄN CỦA TỈNH NINH THUẬN ........................................................ 26 2.1. Đặc điểm tình hình, điều kiện của tỉnh Ninh Thuận và mô hình quản lý R&D phù hợp ..................................................................................................... 26 2.2. Kết quả xác định nhiệm vụ R&D của tỉnh Ninh Thuận từ năm 2008 đến 2014 .................................................................................................................... 28 2.2.1. Đối tượng khảo sát ............................................................................ 28 2.2.2. Kết quả khảo sát ................................................................................ 29 2.2.3. Bàn luận kết quả ................................................................................ 30 2.3. Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn ........................ 31 2.3.1. Đối tượng khảo sát ............................................................................ 31 2.3.2. Kết quả khảo sát ................................................................................ 31 2.3.3. Bàn luận kết quả ................................................................................ 35 2.4. Những yếu tố trong hệ thống tiêu chí hiện hành của Ninh Thuận tác động đến việc xác định nhiệm vụ R&D theo định hƣớng nhu cầu nhằm tăng cƣờng khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu. ................................................................... 36 2.4.1. Nội dung quy định của tỉnh Ninh Thuận đối với công tác xác định nhiệm vụ R&D ............................................................................................. 36 2 2.4.2. Áp dụng 02 hệ chuẩn mực khác nhau trong xác định nhiệm vụ R&D38 2.4.3. Những chuẩn mực, tính chất, dấu hiệu đặc trưng trong từng tiêu chí40 2.4.4. Cách xác định giá trị, mức độ quan trọng của các tiêu chí .............. 42 Kết luận Chƣơng 2 ....................................................................................... 44 CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CÁC NHIỆM VỤ R&D CỦA TỈNH NINH THUẬN .......... 46 3.1. Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống tiêu chí xác định nhiệm vụ R&D theo định hƣớng nhu cầu nhằm tăng cƣờng khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu. ..................................................................................................................... 46 3.1.1. Hợp nhất 2 hệ chuẩn mực thành một hệ chuẩn mực duy nhất trong xác định tất cả các loại hình nhiệm vụ R&D tại Ninh Thuận ........................... 46 3.1.2. Hoàn thiện chuẩn mực, tính chất, dấu hiệu đặc trưng trong từng tiêu chí ................................................................................................................ 47 3.1.3. Hoàn thiện cơ cấu của hệ thống tiêu chí theo các giá trị, mức độ quan trọng trong thực hiện mục tiêu xác định nhiệm vụ R&D theo định hướng nhu cầu ............................................................................................................... 51 3.2. Đề xuất bộ tiêu chí mẫu ........................................................................ 51 3.2.1. Nội dung, cấu trúc bộ tiêu chí mẫu ................................................... 51 3.2.2. Phương án sử dụng bộ tiêu chí mẫu ................................................. 52 Kết luận Chƣơng 3 ....................................................................................... 53 KẾT LUẬN .................................................................................................. 54 KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 57 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 60 3 LỜI CẢM ƠN Trƣớc khi trình bày toàn bộ nội dung của luận văn, tôi xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến các giảng viên của lớp cao học Quản lý Khoa học và Công nghệ liên kết tại thành phố Hồ Chí Minh (khóa QH-2012-X), những ngƣời đã truyền đạt những kiến thức quý giá trong suốt quá trình học tập để bản thân tôi có đủ sự tự tin, động lực và kiến thức để bắt tay vào thực hiện Luận văn thạc sỹ đầu tiên trong cuộc đời của mình. Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn đến PGS. TS Mai Quỳnh Nam, ngƣời thầy đã hƣớng dẫn nhiệt tình và tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực luận văn này, bằng mọi phƣơng tiện thông tin mà thầy có thể, bất chấp khoảng cách hàng nghìn cây số về địa lý. Những định hƣớng gợi mở và kinh nghiệm nghiên cứu của thầy đã giúp những học viên đang chập chững bắt đầu làm quen với nghiên cứu khoa học nhƣ tôi vƣợt qua khó khăn lúc ban đầu, nhất là thoát đƣợc khỏi lối mòn tƣ duy theo khuôn mẫu của một công chức nhà nƣớc để đứng ở vị trí, góc nhìn của một ngƣời nghiên cứu khoa học. Với lòng biết ơn sâu sắc, không có gì hơn, tôi xin đƣợc kính chúc tất cả các thầy, cô luôn khỏe mạnh gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐND: Hội đồng nhân dân KH&CN: Khoa học và công nghệ UBND: Ủy ban nhân dân R&D: Nghiên cứu và triển khai SXTN: Sản xuất thử nghiệm 5 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Hình 1.1. Mô hình “Khoa học đẩy”............................................................trang 20 Hình 1.2. Mô hình “Nhu cầu kéo” ”...........................................................trang 20 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Ninh Thuận là một trong những tỉnh khó khăn nhất nƣớc: thu nhập bình quân đầu ngƣời chỉ đạt 60% mức bình quân cả nƣớc, tổng dân số 569.000 ngƣời (theo số liệu thống kê năm 2011), kinh tế kém phát triển, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm khoản 42% cơ cấu kinh tế cả tỉnh. Ngân sách dành cho R&D của tỉnh bình quân hằng năm chỉ đạt 6.5 tỷ đồng (tính trong 03 năm 2011 - 2013). Tuy nhiên, Nghị quyết về chủ trƣơng đầu tƣ Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đƣợc Quốc hội thông qua vào ngày 25/11/2009, đã đặt Ninh Thuận trƣớc yêu cầu bức thiết về phát triển KH&CN nhằm đón đầu, tận dụng tốt nhất những chuyển biến về kinh tế - xã hội khi dự án bắt đầu khởi công, nhất là trong việc xem xét, lựa chọn đầu tƣ cho những nhiệm vụ R&D. Vấn đề vƣớng mắc nhất hiện nay trong lĩnh vực hoạt động R&D của tỉnh là khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu của tỉnh vẫn còn khá nhiều hạn chế, dù hầu hết kết quả này đều đƣợc các Hội đồng khoa học nghiệm thu, đánh giá có chất lƣợng khoa học. Nguyên nhân của tình trạng này đƣợc khoanh vùng ở khâu xác định nhiệm vụ R&D, nhiều nhiệm vụ R&D đƣợc lựa chọn triển khai thực hiện chƣa đi đúng hƣớng vào giải quyết những vấn đề bức xúc cụ thể của thị trƣờng và trong sản xuất và đời sống của ngƣời dân. Hiện nay, tại tỉnh Ninh Thuận, hoạt động xác định nhiệm vụ R&D đƣợc thực hiện theo Quyết định số 192/2008/QĐ-UBND, ngày 01/8/2008, của UBND tỉnh Ninh Thuận, về việc ban hành Quy định xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Thuận. Theo quy định này, các nhiệm vụ R&D đƣợc tỉnh đầu tƣ thực hiện phải đáp ứng hệ thống tiêu chí xác định nhiệm vụ của tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chí này qua quá trình thực hiện đã bộc lộ hạn chế là chƣa thể nhận diện và phân loại, để xác định đƣợc các nhiệm vụ R&D phù hợp với định hƣớng nhu cầu của địa phƣơng dẫn đến hệ quả là khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Đây là vấn đề đƣợc dƣ luận trong tỉnh quan tâm, 7 vì vậy từ năm 2011 đến nay, Hội đồng nhân dân tỉnh đã hai lần tổ chức giám sát về hiệu quả ứng dụng của các nhiệm vụ R&D do tỉnh đầu tƣ và trong kỳ họp tháng 8 năm 2014 vừa qua, dù chƣơng trình làm việc khá kín, HĐND tỉnh vẫn dành thời gian hơn một giờ để chất vấn về hiệu quả đầu tƣ đối với các nhiệm vụ R&D. Ngày 18/06/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Khoa học và Công nghệ, số: 29/2013/QH13, đã giao nhiệm vụ cho “Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh”[10; điều 25] và phân quyền cho “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong phạm vi địa phương có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ”[10; điều 76]. Căn cứ vào những quy định này các tỉnh có thẩm quyền và có nhiệm vụ ban hành các quy định về tiêu chí xác định nhiệm vụ R&D để làm căn cứ phê duyệt các nhiệm vụ R&D đƣợc tỉnh đầu tƣ. Nhƣ vậy việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống tiêu chí xác định nhiệm vụ R&D của tỉnh theo định hƣớng nhu cầu nhằm tăng cƣờng khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn là vấn đề bức thiết cả về lý thuyết lẫn thực tiễn của tỉnh Ninh Thuận hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu Hiện nay, một số tài liệu khoa học có đề cập đến các tiêu chí để xác định vấn đề nghiên cứu ở ngoài nƣớc, phổ biến nhất có Frascati Manual của OECD và một số tài liệu đã công bố khác nhƣ Applying quality award criteria in R&D project assessment của V Ojanen, P Piippo, M Tuominen, Multiple criteria R&D project selection and scheduling using fuzzy logic của Mark A. Coffin, Bernard W. Taylor, R&D Management của YeouGeng Hsu, Gwo-Hshing Tzeng and Joseph Z. Shyu... Tuy nhiên các vấn đề 8 nghiên cứu trong các công trình nêu trên có tính phổ quát trong hoạt động R&D ở nhiều quốc gia, loại hình, lĩnh vực, chủ thể đầu tƣ... có thể nghiên cứu vận dụng nhƣng vẫn còn nhiều điểm khác biệt với mục tiêu xây dựng một hệ thống tiêu chí xác định nhiệm vụ theo mô hình quản lý phù hợp với các quy định hiện hành của Việt Nam về đầu tƣ kinh phí từ ngân sách cho các nhiệm vụ R&D. Trong nƣớc, những tài liệu đã công bố có liên quan chủ yếu là ở các giáo trình, nhƣ: Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Vũ Cao Đàm, do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản lần II (2010); Đánh giá nghiên cứu khoa học, của Vũ Cao Đàm, do Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản (2005). Những tài liệu này cũng chủ yếu nêu ra những tiêu chí để xác định vấn đề nghiên cứu của ngƣời làm khoa học nhƣng chƣa nghiên cứu các tiêu chí xác định nhiệm vụ R&D ở góc độ quản lý nhà nƣớc. Việc xác định vấn đề nghiên cứu cũng đã đƣợc bàn luận trong một số bài báo, tài liệu tổng luận, tổng quan về các mô hình quản lý R&D trong nƣớc và trên thế giới nhƣ: Đánh giá nghiên cứu khoa học? của tác giả Vũ Cao Đàm, Tạp chí Tia Sáng (2012); Tổ chức và quản lý đề tài nghiên cứu khoa học ở Nhật, của tác giả Hồ Tú Bảo, Tạp chí Tia Sáng (2008); Có nên đấu thầu đề tài nghiên cứu khoa học? của GS. Hoàng Tụy, Tạp chí Tia Sáng (2008); Quản lý hoạt động KH&CN của Úc và New Zealand Đặng Kim Sơn, Tia Sáng (2007); Tổng luận Hoạt động nghiên cứu và phát triển ở Hàn Quốc (2008), Tổng quan Một số đánh giá và số liệu về hoạt động KH&CN thế giới giai đoạn 2003 - 2007 của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2008)... Tuy nhiên, các tài liệu này hầu nhƣ chỉ đề cập đến các tiêu chí xác định nhiệm vụ R&D nhƣ một bộ phận trong tổng thể các vấn đề về quản lý R&D nên vẫn còn cung cấp rất ít các phân tích chuyên sâu về tiêu chí xác định nhiệm vụ R&D. Các nghiên cứu trong hệ thống của nhà nƣớc về quản lý nghiên cứu khoa học, nhƣ đề tài của một số viện nghiên cứu, tỉnh, thành phố đầu tƣ lại quan tâm nhiều hơn đến đánh giá hiệu quả nghiên cứu, nhƣ đề tài Xây dựng bộ tiêu chí 9 đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ lĩnh vực thủy lợi, của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; đề tài Đánh giá tác động sau nghiệm thu các đề tài khoa học và công nghệ tỉnh Bình Định giai đoạn 1995-2005, của Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định thực hiện năm 2008. Trong các nghiên cứu của các học viên sau đại học, của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội có một số đề tài đã nghiên cứu một số vấn đề liên quan các nội dung nghiên cứu của luận văn này, nhƣ đề tài Xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài, dự án theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học tỉnh An Giang, của Phan Anh Thi, 2010, có những mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu khá tƣơng đồng với hƣớng nghiên cứu của luận văn này, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu, xét về không gian của tác giả Phan Anh Thi là trên địa bàn tỉnh An Giang, các mẫu khảo sát là các hoạt động nghiên cứu khoa học ở cấp cơ sở. Đề tài Đổi mới quy trình xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm gắn kết nghiên cứu với thực tiễn tại Thái Bình, của Phạm Thị Quỳnh, 2012, có góc độ tiếp cận chủ yếu ở quy trình quản lý và cách tổ chức thực hiện các tiêu chí, mặc dù cũng đã đƣa ra những đề xuất về một số điều chỉnh đối với các tiêu chí xác định nhiệm vụ R&D theo định hƣớng nhu cầu của địa phƣơng nhƣng chƣa nêu rõ cơ sở khoa học của việc điều chỉnh này... Nhƣ vậy, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống tiêu chí xác định nhiệm vụ R&D của tỉnh Ninh Thuận theo định hƣớng nhu cầu nhằm tăng cƣờng khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, với phạm vi không gian nghiên cứu cụ thể là tỉnh Ninh Thuận và nội dung nghiên cứu tập trung vào hệ thống tiêu chí xác định nhiệm vụ R&D cấp tỉnh là một vấn đề nghiên cứu đảm bảo tính mới. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống tiêu chí xác định các nhiệm vụ R&D của tỉnh Ninh Thuận theo định hƣớng nhu cầu nhằm tăng cƣờng khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. 10 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xây dựng cơ sở lý thuyết về các tiêu chí xác định các nhiệm vụ R&D theo định hƣớng nhu cầu, mối liên hệ giữa tiêu chí xác định nhiệm vụ R&D theo định hƣớng nhu cầu và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. - Đánh giá thực trạng thực hiện các tiêu chí xác định nhiệm vụ R&D của tỉnh Ninh Thuận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn. - Đề xuất các giải pháp hoàn chỉnh hệ thống tiêu chí. 4. Phạm vi nghiên cứu Các tiêu chí xác định các nhiệm vụ R&D sử dụng tại tỉnh Ninh Thuận. 5. Mẫu khảo sát - Các nhiệm vụ R&D đƣợc đầu tƣ bằng ngân sách đã thực hiện tại Ninh Thuận 2008 trở lại đây. - Các tiêu chí xác định các nhiệm vụ R&D đã đƣợc sử dụng tại tỉnh Ninh Thuận từ năm 2008 trở lại đây. 6. Câu hỏi nghiên cứu Hoàn thiện nhƣ thế nào theo định hƣớng nhu cầu, để hệ thống tiêu chí xác định các nhiệm vụ R&D của tỉnh Ninh Thuận có thể làm tăng cƣờng khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn? - Có phải mọi nhiệm vụ R&D phù hợp theo định hƣớng nhu cầu đều tăng cƣờng khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn? - Có thể chỉ tập trung vào giai đoạn nghiên cứu triển khai (trong tiến trình tuyến tính nghiên cứu cơ bản → ứng dụng → triển khai) để có thể làm tăng cƣờng khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn? - Trong điều kiện của tỉnh Ninh Thuận có nhất thiết phải tạo sự cân bằng nhất định giữa các tiêu chí theo mô hình “khoa học đẩy” và “nhu cầu kéo” trong hệ thống tiêu chí xác định các nhiệm vụ R&D? 11 7. Giả thuyết nghiên cứu Theo mô hình của lý thuyết nhu cầu kéo (demand pull theory), thì để tăng cƣờng khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, cần dựa chủ yếu trên những bức xúc, nhu cầu từ thị trƣờng và xã hội để quyết định lựa chọn thực hiện các nhiệm vụ R&D. Vì vậy, hệ thống tiêu chí xác định nhiệm vụ R&D của tỉnh Ninh Thuận cần phải sàn lọc đƣợc nhiệm vụ R&D có khả năng giải quyết vấn đề bức xúc, của những nhóm đối tƣợng cụ thể, trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống, địa bàn xác định của tỉnh. - Các kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ R&D theo đúng định hƣớng nhu cầu của thị trƣờng và xã hội cũng sẽ không có khả năng ứng dụng vào thực tiễn nếu không có chủ thể có đủ năng lực triển khai vào thực tiễn. Do đó, hệ thống tiêu chí phải xác định đƣợc chủ thể có đủ năng lực triển khai cũng đồng thời có nhu cầu ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. - Các nhiệm vụ R&D ở giai đoạn triển khai có thể đáp ứng nhanh chóng, trực tiếp nhất vấn đề bức xúc cụ thể của thực tiễn của tỉnh Ninh Thuận nên hệ thống tiêu chí xác định cần thể hiện rõ sự ƣu tiên cho các nhiệm vụ R&D ở giai đoạn này. - Nếu đặc trọng tâm vào mục tiêu tăng cƣờng khả năng ứng dụng thì trong điều kiện nguồn lực ngân sách còn hạn chế chỉ nên ƣu tiên cơ cấu các tiêu chí theo hƣớng “nhu cầu kéo”. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Hƣớng tiếp cận lý thuyết: theo phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học, lý thuyết về “khoa học đẩy” và “nhu cầu kéo” (science push and demand pull theory) - Các hƣớng tiếp cận phƣơng pháp: + Tiếp cận lịch sử và logic, định tính và định lƣợng trong khảo sát các nhiệm vụ R&D đã thực hiện, hệ thống tiêu chí xác định nhiệm vụ R&D của tỉnh Ninh Thuận; 12 + Tiếp cận phân tích và tổng hợp xác lập mối liên hệ giữa tiêu chí xác định nhiệm vụ R&D, định hƣớng nhu cầu và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. - Các phƣơng pháp thu thập thông tin: + Nghiên cứu tài liệu + Khảo sát: thống kê các nhiệm vụ R&D đƣợc Hội đồng xác đinh đề nghị thực hiện mới hằng năm trên cơ sở các Biên bản họp Hội đồng và các Hợp đồng thực hiện nghiên cứu khoa học đã ký kết tại Sở KH&CN Ninh Thuận; + Kế thừa, sử dụng kết quả giám sát, đánh giá về hiệu quả ứng dụng các đề tài, dự án KH&CN của Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, tại Báo cáo số: 28/BC-KTNS-HĐND, ngày 01/7/2013; Báo cáo của Kiểm toán nhà nước khu vực VIII về kết quả kiểm toán tại Sở KH&CN Ninh Thuận, ngày 20/12/2013; Báo cáo về hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của Giám đốc Sở KH&CN Ninh Thuận tại kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa IX, ngày 14/7/2014 và các Báo cáo về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của UBND tỉnh và một số sở, ngành thuộc tỉnh. 9. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 03 chƣơng: - Chƣơng 1. Cơ sở lý thuyết của việc hoàn thiện hệ thống tiêu chí xác định nhiệm vụ R&D theo định hƣớng nhu cầu. - Chƣơng 2. Đánh giá thực trạng thực hiện các tiêu chí xác định nhiệm vụ R&D và ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn của tỉnh Ninh Thuận. - Chƣơng 3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống tiêu chí xác định các nhiệm vụ R&D của tỉnh Ninh Thuận. 13 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ R&D THEO ĐỊNH HƢỚNG NHU CẦU 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm tiêu chí Theo Vũ Cao Phan (2008), tiêu chí luôn đƣợc định nghĩa “là tính chất, dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, xem xét, hoặc phân loại một vật, sự vật”1. Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên (1998) định nghĩa tiêu chí là ”tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm”[9; 1022]. Nhƣ vậy, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả xin đƣợc định nghĩa theo nghĩa chung nhất đƣợc thống nhât trong hầu hết các định nghĩa về tiêu chí đó là: những chuẩn mực, tính chất, dấu hiệu đặc trưng làm căn cứ để nhận biết, xem xét sự vật, khái niệm. 1.1.2. Nhiệm vụ R&D a) Theo tài liệu Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, của tác giả Vũ Cao Đàm, do Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản năm 2000 thì “Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào tìm kiếm những điều mà xã hội chưa biết: hoặc là phát hiện ra bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới”[4; 20]. b) Tài liệu Definitions of R&D, innovation and S&T activities - Training workshop on science, technology and innovation indicators, Cairo, Egypt 28-30 1 http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn, Vũ Cao Phan, Chữ và nghĩa: Về hai từ "kinh điển" và "tiêu chí", 28/7/2011. 14 September 2009, của UNESCO, giải thích: R&D là chữ viết tắt của cụm từ Research and Experimental development, theo cách dịch của Tạ Quang Bửu và Vũ Cao Đàm đối với cụm từ này là: “nghiên cứu và triển khai”[5; 78]. Tài liệu này định nghĩa nghiên cứu và triển khai bao gồm các hoạt động sáng tạo có hệ thống làm phát triển tri thức, bao gồm tri thức về tự nhiên, văn hóa và xã hội và những tri thức này tạo ra những ứng dụng mới (Research and Experimental development: “comprise creative work undertaken on a systematic basis in order to increase the stock of knowledge, including knowledge of man, culture and society, and the use of this stock of knowledge to devise new applications”)[18; 10]. Cách phân loại nghiên cứu khoa học trong tài liệu trên tƣơng tự nhƣ cách diễn dịch của Vũ Cao Đàm về quan niệm R&D của UNESCO, trong Giáo trình Khoa học luận Đại cƣơng (2009). Theo đó, hoạt động R&D gồm: Nghiên cứu cơ bản (Basic reseach): “được định nghĩa là những nghiên cứu lý thuyết hoặc thực nghiệm chủ yếu để tạo ra các tri thức mới về căn nguyên của các sự vật hiện tượng, chưa có một ứng dụng đặt biệt nào”[5; 76] (Basic reseach is experimental or theoretical work undertaken primarily to acquire new knowledge of the underlying foundation of phenomena and observable facts, without any particular application or use in view)[18; 11]. Nghiên cứu ứng dụng (Applied reseach): “là những nghiên cứu nhằm tạo ra các tri thức mới, tuy nhiên, chủ yếu nhằm vào mục đích hoặc mục tiêu thực tế đặt biệt”[5; 77] (Applied research is also original investigation undertaken in order to acquire new knowledge. It is, however, directed primarily towards a specific practical aim or objective) )[18; 12] . Triển khai (Experimental development): “là những nghiên cứu hoặc thực nghiệm nhằm tạo ra các vật liệu mới, sản phẩm mới, các hệ thống và dịch vụ mới nhằm hoàn thiện những sản phẩm vốn tồn tại”[5; 77] (Experimental developmentis systematic work, drawing on existing knowledge gained from 15 research and/or practical experience, which is directed to producing new materials, products or devices, to installing new processes, systems and services, or to improving substantially those already produced or installed)[18; 13]. c) Luật KH&CN năm 2013 không sử dụng thuật ngữ “nghiên cứu và triển khai” mà sử dụng cụm từ “nghiên cứu khoa học” để chỉ các hoạt động R&D và định nghĩa đó “là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn”[10; điều 3]. Hoạt động nghiên cứu khoa học bao gồm: “ Nghiên cứu cơ bản: là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội”[10; điều 3]. Dù không định hình và xếp hoạt động triển khai trong nhóm thuộc “nghiên cứu khoa học”, tuy nhiên, các hoạt động có tính chất triển khai cũng đƣợc định nghĩa trong Luật, dù rằng có cách giải thích ngữ nghĩa hơi khác so với cách định nghĩa của UNESCO, chẳng hạn nhƣ: “Phát triển công nghệ” đƣợc định nghĩa trong Luật “là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới; “Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu”; “Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống”[10; điều 3]. d) Theo Nghị định 08/2014/NĐ-CP, về hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN 2013, các hình thức tổ chức nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai cơ bản nhƣ sau: 16 “Đề tài khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm. Đề án khoa học là nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu xác định cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật. Dự án sản xuất thử nghiệm là nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm để thử nghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế - xã hội hoặc sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống. Dự án khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ chủ yếu phục vụ việc sản xuất một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực có tác động nâng cao trình độ công nghệ của một ngành, một lĩnh vực và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được triển khai dưới hình thức đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm và dự án đầu tư khoa học và công nghệ có mục tiêu, nội dung gắn kết hữu cơ, đồng bộ và được tiến hành trong một thời gian nhất định. Chương trình khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có mục tiêu chung giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ trung hạn hoặc dài hạn được triển khai dưới hình thức tập hợp các đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học và công nghệ” [3; điều 3]. Theo quy định của Luật KH&CN 2013 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, ở cấp tỉnh đều có các hình thức tổ chức các nhiệm vụ R&D nêu trên. 17 Trong khuôn khổ của luận văn này, để đảm bảo tính nhất quán, khoa học và tính tƣơng thích với các cơ sở lý luận khác của đề tài và đồng thời để đảm bảo khả năng ứng dụng thực tiễn của đề tài, tác giả luận văn xin phép đƣợc định nghĩa nhiệm vụ R&D theo tài liệu Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học, của tác giả Vũ Cao Đàm, do Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản năm 2000 và các nhiệm vụ R&D này đƣợc hiểu về hình thức tổ chức thực hiện theo nhƣ quy định của Luật KH&CN năm 2013. 1.1.3. Khái niệm tiêu chí xác định các nhiệm vụ R&D Trên cơ sở các khái niệm về tiêu chí và nhiệm vụ R&D đã nêu trên, trong luận văn này, tiêu chí xác định các nhiệm vụ R&D đƣợc hiểu thống nhất là: những chuẩn mực, tính chất, dấu hiệu đặc trưng làm căn cứ để các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xác định những nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai cần được đầu tư để triển khai thực hiện. 1.1.4. Khái niệm nhu cầu Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên (1998) định nghĩa: nhu cầu là “Điều đòi hỏi của đời sống, tự nhiên và xã hội”[9; 725]. Theo Lãnh Thị Bích Hòa thì nhu cầu là những đòi hỏi của các cá nhân, các nhóm xã hội khác nhau hay của toàn xã hội muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển2. Theo cách định nghĩa này thì phạm vi chủ thể của nhu cầu đã đƣợc thu hẹp, chỉ còn lại là con ngƣời, đây cũng là cách diễn giải về “nhu cầu” phù hợp với cách hiểu về nhu cầu trong luận văn này. Các nghiên cứu của Lãnh Thị Bích Hòa cũng dẫn đến những kết luận rằng để đảm bảo cho xã hội phát triển theo một hƣớng nhất định thì căn cứ để định hƣớng hoạt động của con ngƣời phải là những nhu cầu của xã hội. Đồng thời sự 2 Theo Lãnh Thị Bích Hòa (2009), Định hƣớng giá trị nhu cầu, lợi ích - yếu tố tâm lý quan trọng ảnh hƣởng đến tính tích cực lao động của cán bộ, công chức hiện nay, Tạp chí Tâm lý học, Số 6/2009, Tr. 28 -33 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan