Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại kho bạc nhà nước Bình Thuận...

Tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại kho bạc nhà nước Bình Thuận

.PDF
103
1391
101

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM LÊ THỊ PHƯƠNG NAM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số ngành: 60 34 0301 TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014 vii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... ii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN BẰNG TIẾNG VIỆT ................................. iii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN BẰNG TIẾNG ANH ....................................v MỤC LỤC ...............................................................................................................vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu ....................................................................1 1.1 Đặt vấn đế - Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1 1.1.1 Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1 1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 2 1.1.3 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 4 1.1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4 1.1.5 Kết cấu đề tài .................................................................................................................. 5 1.2 Tổng quan các đề tài nghiên cứu ........................................................................................ 5 Kết luận chương 1 ................................................................................................................. 8 Chương 2: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ ............................................ 9 2.1 Sự hình thành và phát triển của KSNB ......................................................................... 9 2.2 Sự phát triển của hệ thống KSNB trong khu vực công ................................................10 2.2.1 Định nghĩa về KSNB của INTOSAI .....................................................................12 2.3 Các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB theo tổ chức INTOSAI............................13 2.3.1 Môi trường kiểm soát ...........................................................................................13 2.3.2 Đánh giá rủi ro .....................................................................................................15 viii 2.3.3 Hoạt động kiểm soát .............................................................................................17 2.3.4 Thông tin và truyền thông ....................................................................................19 2.3.5 Giám sát ...............................................................................................................20 2.4 Ưu và nhược điểm của hệ thống KSNB ...................................................................21 2.4.1 Ưu điểm của hệ thống KSNB ...............................................................................21 2.4.2 Nhược điểm của hệ thống KSNB .........................................................................21 2.5 Sự cần thiết xây dựng và hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực hoạt động công và Kho bạc ....................................................................................................................22 Kết luận chương 2 .........................................................................................................22 Chương 3: Thực trạng về hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận ..........................24 3.1 Sự hình thành và phát triển của Kho bạc ................................................................24 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước .......................................24 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của KBNN Bình Thuận ...................................25 3.2 Thực trạng hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận .................................................30 3.2.1 Môi trường kiểm soát ...........................................................................................30 3.2.2 Đánh giá rủi ro .....................................................................................................33 3.2.3 Hoạt động giám sát ...............................................................................................35 3.2.4 Thông tin và truyền thông ....................................................................................37 3.2.5 Giám sát ...............................................................................................................38 3.3 Đánh giá hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận ....................................................39 3.3.1 Những ưu điểm của hệ thống KSNB ....................................................................39 3.3.2 Những nhược điểm của hệ tthống KSNB ..............................................................40 Kết luận chương 3 .........................................................................................................41 Chương 4: Phương pháp và kết quả nghiên cứu về thực trạng hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận .....................................................................................................43 4.1 Khái quát về phương pháp khảo sát ........................................................................43 4.1.1 Đối tượng và mục tiêu khảo sát ...........................................................................44 4.1.2 Thiết kế câu hỏi khảo sát .....................................................................................45 4.1.3 Phương pháp khảo sát ...........................................................................................47 4.2 Đánh giá kết quả khảo sát .......................................................................................48 4.2.1 Độ tin cậy của mẫu khảo sát .................................................................................48 ix 4.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng .................................................................................50 4.3 Ưu và nhược điểm của kết quả khảo sát ..................................................................54 4.3.1 Ưu điểm ...............................................................................................................54 4.3.2 Nhược điểm ..........................................................................................................56 Kết luận chương 4 ........................................................................................................61 Chương 5: Hoàn thiện hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận ................................62 5.1 Các quan điểm và mục tiêu hoàn thiện ...................................................................62 5.1.1 Các quan điểm.......................................................................................................62 5.1.2 Mục tiêu hoàn thiện ..............................................................................................63 5.1.3 Các nguyên tắc cần tuân thủ khi đưa ra giải pháp hoàn thiện ................................64 5.2 Nội dung hoàn thiện ................................................................................................65 5.2.1 Môi trường kiểm soát ...........................................................................................65 5.2.2 Đánh giá rủi ro .....................................................................................................65 5.2.3 Hoạt động kiểm soát .............................................................................................65 5.2.4 Thông tin và truyền thông ....................................................................................66 5.2.5 Giám sát ...............................................................................................................66 5.3 Các giải pháp hoàn thiện .........................................................................................66 5.3.1 Giải pháp hoàn thiện về môi trường kiểm soát ......................................................66 5.3.2 Giải pháp hoàn thiện về đánh giá rủi ro ................................................................67 5.3.3 Giải pháp hoàn thiện về hoạt động kiểm soát ........................................................68 5.3.4 Giải pháp hoàn thiện về thông tin và truyền thông ................................................70 5.3.5 Giải pháp hoàn thiện về công tác giám sát ............................................................77 Kết luận chương 5 .........................................................................................................78 Kết luận và kiến nghị ..................................................................................................79 Tài liệu tham khảo ......................................................................................................81 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBCC: Cán bộ, công chức KBNN: Kho bạc Nhà nước KTV: Kế toán viên KSC: Kiểm soát chi. KSNB: Kiểm soát nội bộ NSNN: Ngân sách Nhà nước TKTG: Tài khoản tiền gửi TTBT: Thanh toán bù trừ TTNH: Thanh toán Ngân hàng TTV: Thanh toán viên DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1: Danh mục các đơn vị thu thập phiếu khảo sát ...................................... 48 Bảng 4.2: Kết quả khảo sát đánh giá về môi trường kiểm soát ............................. 50 Bảng 4.3: Kết quả khảo sát đánh giá về đánh giá rủi ro ....................................... 51 Bảng 4.4: Kết quả khảo sát đánh giá về hoạt động kiểm soát ............................... 52 Bảng 4.5: Kết quả khảo sát đánh giá về thông tin và truyền thông ....................... 53 Bảng 4.6: Kết quả khảo sát đánh giá về giám sát ................................................. 54 Bảng 4.7: Tổng hợp số liệu từ chối thanh toán .................................................... 58 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1: Các yếu tố của môi trường kiểm soát .................................................. 15 Đồ thị 2.1: Mối quan hệ của rủi ro với tổn thất ước tính và khả năng xảy ra rủi ro ............................................................................................................................. 16 Sơ đồ 2.2: Phân chia trách nhiệm độc lập ............................................................ 18 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề - Tính cấp thiết của đề tài 1.1.1 Đặt vấn đề Trong những năm gần đây với chính sách đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Nền kinh tế của nước ta đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là nước ta đã trở thành Thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) với mong muốn học hỏi, hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế giới. Để có những cơ chế, chính sách, những quyết định phù hợp với quy luật thị trường, hệ thống KSNB đã trở thành một công cụ đắc lực và thật sự cần thiết đối với hoạt động tài chính Nhà nước. Trong thời gian vừa qua việc thực hiện thu, chi ngân sách của Chính phủ đã và đang đạt được những kết quả khả quan. Mặc dù đạt được như vậy nhưng trong lĩnh vực đó cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Như việc thu NSNN hiện nay vẫn còn thất thu ở một số khâu, ở một số lĩnh vực.. và chi NSNN cũng còn nhiều vấn đề bất cập như một số khoản chi còn lãng phí, thất thoát tiền của Nhà nước. Nguyên nhân của những hiện tượng này có thể là do phần lớn việc quản lý ngân sách còn nhiều hạn chế, việc áp dụng các quy trình nghiệp vụ chưa đúng theo quy định, vai trò kiểm soát quỹ NSNN của KBNN chưa được coi trọng đúng mức, năng lực của một số cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của đất nước. Việc thanh tra kiểm soát chưa được quan tâm chưa được chú trọng. Vì vậy việc hoàn thiện hệ thống KSNB có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý, là những phương pháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn và phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, giảm thiểu những sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập. Với những sự cần thiết trên nên việc tăng cường kiểm soát nội bộ trong quản lý NSNN được xem như một sự cần thiết tất yếu. Với 2 nguyên nhân này nên bản thân đã lựa chọn đề tài trên làm cơ sở cho luận văn của mình. 1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đã và đang hướng đến việc thúc đẩy nhanh quá trình Kho bạc điện tử với sứ mệnh tăng cường năng lực, hiệu quả, tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước với mục tiêu: Xây dựng Kho bạc hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: Quản lý quỹ NSNN và các quỹ Tài chính Nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán Nhà nước nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. KBNN đang thực hiện bước đi đầu tiên của Chiến lược phát triển đó là việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin tích hợp quản lý ngân sách và kho bạc – TABMIS với mục tiêu cơ bản: hiện đại hoá công tác quản lý Ngân sách Nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ Tài chính, nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách, đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của tài chính quốc gia. Sau 3 năm chuẩn bị, ngày 7/4/2009 hệ thống TABMIS đã được vận hành thí điểm đầu tiên tại Hải Phòng. Đến nay, TABMIS được triển khai và vận hành tại 46 địa phương và 15 bộ/ngành trung ương, đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của hệ thống TABMIS trong tiến trình cải cách quản lý tài chính công. Bên cạnh việc thực hiện mục tiêu hiện đại hóa, KBNN đã chú trọng không ngừng cải cách hành chính, đồng thời xác định đây là nhiệm vụ then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, mà trọng tâm là hoàn thiện quy trình nghiệp vụ trên nền tảng công nghệ quản lý và công nghệ thông tin hiện đại; công khai minh bạch, đơn giản về thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng; đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, tăng cường phân công và phân cấp về trách nhiệm, quyền hạn và phạm vi giải quyết công việc cho cơ sở. Mô hình “Kho bạc mẫu”, cơ chế nghiệp vụ 3 theo hướng “một cửa”, tiêu chí văn minh, văn hóa nghề kho bạc đã và đang là công cụ và giải pháp để tập trung đổi mới tư duy, phong cách làm việc, nâng cao chất lượng phục vụ của cán bộ công chức hệ thống KBNN. Để đáp ứng ngày một tốt hơn trước yêu cầu đổi mới, KBNN đang không ngừng củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ chính trị được giao. Quá trình xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức bộ máy của KBNN gắn liền với việc phát triển, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn. Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 25/CP năm 1995 và Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 235/QĐ-TTg năm 2003, Quyết định số 138/2007QĐ-TTg năm 2007, Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg năm 2009 về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của KBNN đã tạo dựng nền tảng cơ sở pháp lý cho hệ thống KBNN nâng cao vị thế, vai trò trong hoạt động của ngành tài chính. Đi theo trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, xây dựng và nhân rộng phong trào thi đua yêu nước luôn là động lực quan trọng, đã xây dựng và nhân rộng nhiều tấm gương điển hình tiên tiến của các tập thể và cá nhân trong toàn hệ thống nhằm xây dựng nội bộ trong sạch vững mạnh, động viên khích lệ cán bộ công chức phát huy cao nhất năng lực, trí tuệ, rèn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ, đổi mới tư duy và phong cách làm việc, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn[1]. Từ những vấn đề trên đòi hỏi Hệ thống KBNN phải có một hệ thống KSNB hữu hiệu. Việc hoàn thiện một hệ thống KSNB chính là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đó không quản lý bằng lòng tin mà phải bằng những quy định rõ ràng nhằm giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của đơn vị. Đã có rất nhiều nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp, công ty. Tuy nhiên tại đơn vị sử dụng NSNN vấn đề này chưa được nghiên cứu hoặc nếu có thì chỉ ở một vài lĩnh vực hoặc một vài bộ phận trong hệ thống. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận” làm đề tài luận văn thạc sĩ. [1] Phạm Sỹ Danh (2012), Chặng đường lịch sử hình thành và phát triển hệ thống KBNN từ Nha Ngân khố Quốc gia, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính. 4 1.1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.1.3.1 Mục tiêu tổng quát: Phân tích thực trạng KSNB và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận. 1.1.3.2 Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá các cơ sở lý luận liên quan đến những nội dung về hệ thống kiểm soát nội bộ. - Phân tích làm rõ hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận. - Đưa ra những giải pháp cụ thể và các kiến nghị để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận. 1.1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu tổng quan về hệ thống KSNB theo COSO và INTOSAI - Luận văn này tập trung nghiên cứu KSNB tại KBNN Bình Thuận. Trong đó chủ yếu tập trung vào kiểm soát hoạt động nghiệp vụ của KBNN Bình Thuận. 1.1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Khảo sát của đề tài được thực hiện tại KBNN Bình Thuận và một số đơn vị sử dụng NSNN mở tài khoản tại KBNN Bình Thuận. - Về thời gian: Khoảng thời gian để thực hiện việc lấy số liệu là giai đoạn từ 2010 – 2012. 1.1.4.3 Phương pháp nghiên cứu Trong phần đánh giá thực trạng cần phải tiến hành các cuộc khảo sát như sau: - Sử dụng bảng câu hỏi về hệ thống KSNB để khảo sát thực trạng KSNB tại KBNN Bình Thuận. 5 - Thảo luận với lãnh đạo và cán bộ, công chức tại KBNN Bình Thuận về một số thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý các hoạt động nghiệp vụ của KBNN. Đồng thời trao đổi các biện pháp KSNB hiện tại đang áp dụng tại cơ quan và cũng như đề ra những giải pháp KSNB trong thời gian đến. - Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu khoa học, các tạp chí quản lý liên quan đến KBNN để rút ra những nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong hoạt động của KBNN. Nói chung luận văn sẽ được thực hiện trên cơ sở phương pháp nghiên cứu lý luận như khái quát hóa thu thập, tổng hợp và phân tích để đưa ra các nhận định đánh giá cụ thể về những giải pháp đề ra. Luận văn có sự kết hợp giữa lý luận thực tiễn dựa trên những quy luật phát triển khách quan của kinh tế xã hội, các quan điểm và chính sách của nhà nước về hệ thống KSNB. Tóm lại, toàn bộ đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp thống kê khảo sát để rút ra một số nguyên tắc chung và kết hợp một số kỹ thuật thống kê phân tích định lượng để làm cơ sở cho các kết luận. 1.1.5 Kết cấu đề tài Kết cấu luận văn gồm có 5 chương: * Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu * Chương 2: Cơ sở lý luận về Kiểm soát nội bộ * Chương 3: Thực trạng về hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận * Chương 4: Phương pháp và kết quả nghiên cứu về thực trạng hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận. * Chương 5: Hoàn thiện hệ thống KSNB tại KBNN Bình Thuận 1.2 Tổng quan các đề tài nghiên cứu Trong những năm gần đây, hệ thống KSNB luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi quy trình quản lý và được thực hiện bởi những công cụ chủ yếu là hệ thống kiểm tra KSNB của đơn vị. Điều đó cho thấy hệ thống KSNB được thiết lập để điều hành mọi cán bộ, công chức, các phần hành nghiệp vụ. Hệ thống KSNB 6 không chỉ giới hạn trong kiểm soát chức năng kinh doanh, tài chính - kế toán mà còn kiểm soát toàn bộ các chức năng khác như: Quản trị điều hành, bộ máy hành chính tổ chức, nhân sự. Như vậy cần phải nhìn nhận một cách đúng đắn hơn về hệ thống KSNB. Đây là hệ thống các chính sách, quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức, thủ tục được thiết lập tại đơn vị nhằm bảo vệ hữu hiệu và có hiệu quả mọi nguồn lực, ngăn ngừa và phát hiện các hành vi lãng phí, gian lận, sử dụng tài sản sai mục đích hoặc vượt quá thẩm quyền cho phép, đòi hỏi mọi thành viên trong đơn vị phải tuân thủ các chính sách và quy định của Nhà nước. Các đơn vị, nhà quản lý doanh nghiệp ngày nay quan tâm nhiều hơn đến quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ cho đơn vị, doanh nghiệp tránh được những rủi ro ngoài mong muốn, giảm thiệt hại và danh tiếng của đơn vị, đảm bảo việc tuân thủ các quy định, chính sách, các thủ tục nội bộ, góp phần duy trì báo cáo tài chính đáng tin cậy. Trong năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoàn thiện hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp, công ty, các đơn vị sự nghiệp …: Phạm Nguyễn Quỳnh Thanh. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ . Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các công ty nhỏ và vừa và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những đề xuất này mang tính chất chung chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. [2] Hoàng Thị Thanh Thủy, 2011. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã phân tích đánh giá tình hình triển khai hoạt động KSNB, nêu ra những thành tựu hạn chế trong công tác KSNB và đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam. [3] Bùi Thanh Huyền, Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kế toán. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã nêu lên thực 7 trạng hệ thống KSNB tại Kho bạc Nhà nước Quận 10 và đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại KBNN Quận 10. [4] Bùi Đỗ Như Hạnh, 2011. Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu chi tại nhà khách số 8 Bạch Đằng Văn phòng Trung ương Đảng. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kế toán. Trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã nêu khái quát một số vấn đề lý luận về kiểm soát nội bộ các khoản thu chi tại đơn vị sự nghiệp có thu, thực trạng kiểm soát nội bộ các khoản thu chi tại Nhà khách số 8 Bạch Đằng từ đó đề ra những giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu chi tại Nhà khách số 8 Bạch Đàng Văn phòng Trung ương Đảng. [5] Trần Thị Tài, 2010. Tăng cường kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại trường Đại học Quảng Nam. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kế toán. Trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã nêu được thực tế về công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại Trường Đại học Quảng Nam những mặt đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại của công tác kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại đơn vị. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nội bộ thu, chi ngân sách tại đơn vị nhằm giảm thiểu những sai sót, gian lận. [6] Huỳnh Xuân Lợi, 2013. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bình Định. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kế toán. Trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Định, xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến các nhân tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bình Định nhằm giúp cho doanh nghiệp bảo vệ trước các rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh. [7] Như vậy các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau: Thực trạng kiểm soát thu, chi ngân sách tại đơn vị, thực trạng kiểm soát nội bộ tại tác công ty nhỏ và vừa… nhận thấy mặt tồn tại của đơn vị từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện. Tuy nhiên tác giả đề xuất những giải pháp về KSNB trong các công trình này là những đề xuất mang tính chất chung cho các đơn vị hành chính sự 8 nghiệp, các doanh nghiệp, công ty chưa đưa ra được những giải pháp thiết thực để các đơn vị vận dụng nhằm đóng góp nhất định vào việc hạn chế rủi ro , ngăn ngừa đến mức thấp nhất những sai sót có thể xảy ra trong tương lai. Mặc dù vậy các luận văn nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đã công bố nhưng hiện nay tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận chưa có công trình nào nghiên cứu về kiểm soát nội bộ. Vì vậy, tác giả đã thực hiện đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Bình Thuận” nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ và tăng tính hiệu quả trong việc quản lý an toàn tiền và tài sản Nhà nước. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò lớn trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những sai sót, gian lận trong quá trình hoạt động của các đơn vị. Đã có rất nhiều nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty, các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên tại các đơn vị sử dụng ngân sách vấn đề này còn rất mới mẻ chưa được nghiên cứu hoặc nếu có chỉ có một vài bộ phận trong hệ thống. Vì vậy qua tìm hiểu các nghiên cứu ở trong nước đã được các nhà nghiên cứu thực hiện từ trước đến nay tác giả rút ra được những vấn đề mà trước đây các nhà nghiên cứu chưa đề cập đến làm cơ sở cho việc chọn đề tài để nghiên cứu trong luận văn này. 9 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 2.1 Sự hình thành và phát triển của KSNB : Khái niệm KSNB bắt đầu được sử dụng vào đầu thế kỷ 20 trong các tài liệu về kiểm toán. Lúc đó KSNB được hiểu như là một biện pháp để bảo vệ tiền không bị các nhân viên gian lận. Sau đó trong nhiều năm khái niệm này dần được mở rộng: Người ta cho rằng KSNB không chỉ bảo vệ tài sản (không chỉ có tiền) mà còn nhằm bảo đảm việc ghi chép kế toán chính xác, nâng cao hiệu quả hoạt động và khuyến khích tuân thủ các chính sách của nhà quản lý. Tuy nhiên cho đến năm 1992, KSNB vẫn chỉ dừng lại là một phương tiện phục vụ cho các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán BCTC. Báo cáo COSO (1) 1992 là kết quả của một quá trình nghiên cứu của Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ cho Hội đồng Quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận BCTC. Báo cáo này gồm 353 trang, chia làm 4 phần: - Tóm tắt dành cho nhà quản lý. - Khuôn khổ chung của KSNB. - Báo cáo cho bên ngoài. - Các công cụ đánh giá KSNB. Báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và định nghĩa về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Đặc điểm nổi bật của nó là một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó KSNB không còn chỉ là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà được mở rộng ra cho các lĩnh vực hoạt động và tuân thủ. Báo cáo COSO mở đầu cho hàng loạt các công trình nghiên cứu và ứng dụng về KSNB dưới nhiều góc độ khác nhau: (1) Committee of Sponsoring Organizations – Viết tắt COSO 10 - Dưới góc độ phục vụ cho quản trị doanh nghiệp, nhiều công trình tiếp tục phát triển các kỹ thuật đánh giá hệ thống KSNB để hạn chế rủi ro. Nhiều công ty tư vấn đã phát triển các dịch vụ tư vấn về KSNB. Gần đây, COSO xúc tiến việc xây dựng Khuôn khổ Đánh giá rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk Management Franmework – viết tắt ERM) trên cơ sở của báo cáo COSO 1992. Bản dự thảo đã hình thành và công bố vào tháng 7.2003. - Dưới góc độ KSNB trong môi trường máy tính, năm 1996 Hiệp hội Kiểm soát và Kiểm toán Thông tin (Information System Audit and Control Association – viết tắt IACA) đã đưa ra các mục tiêu kiểm soát cho công nghệ thông tin và các kỹ thuật liên quan (Control Objection and Related Technology – gọi tắt là CoBIT). - Trong lĩnh vực ngân hàng, Ủy ban Basle Các Ngân hàng Trung ương (Basle Committee on Banking Supervision) đã đưa một công bố về Khuôn khổ KSNB trong ngân hàng (Framework for Internal Control System in Banking Organisations) năm 1998. - Ngoài ra, tổ chức nghề nghiệp ở một số quốc gia đã xây dựng và ban hành các Khuôn khổ về KSNB, trong đó nổi bật là Báo cáo COSO 1995 (Criteria of Control Board of Canadian Institute of Chartered Accountants) của Hiệp hội Kế toán viên Công chứng Canada. Nhìn chung giai đoạn hậu COSO cho thấy sự phát triển mạnh mẽ việc nghiên cứu và ban hành các tiêu chuẩn về KSNB trên thế giới và trong nhiều lĩnh vực khác nhau ngoài xuất phát điểm ban đầu là kiểm toán. Điều này cho thấy ý nghĩa quan trọng và tầm ứng dụng rộng rãi của KSNB trong hoạt động của các doanh nghiệp. Nó cũng cho thấy một tiềm năng to lớn trong việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các lý luận về KSNB ở Việt Nam. [8] 2.2 Sự phát triển của hệ thống KSNB trong khu vực công Các nghiên cứu về KSNB được phát triển mạnh, chuyên sâu vào các loại tổ chức hoặc các loại hình hoạt động khác nhau. Trong khu vực công, KSNB cũng rất được quan tâm. Hướng dẫn về KSNB của Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) (1) đã được ban hành năm 1992 và cập nhật năm 2001, đưa ra các quan điểm và hướng dẫn về KSNB 11 trong các đơn vị thuộc khu vực công. Tại Hoa Kỳ, Chuẩn mực về KSNB trong chính quyền liên bang được cơ quan Kiểm toán Nhà nước (GAO) (2) ban hành năm 1999. Nhìn chung các chuẩn mực về KSNB trong khu vực công hiện nay đặt trên nền tảng của Báo cáo COSO 1992 với những điểm chính sau: - Xác định KSNB là một bộ phận/ quy trình không thể thiếu trong tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu về: + Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động, bao gồm cả việc bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, hư hỏng hoặc sử dụng sai mục đích. + Báo cáo tài chính đáng tin cậy. + Tuân thủ luật pháp và các quy định. - Xác định các chuẩn mực về KSNB trong năm yếu tố: + Môi trường kiểm soát, bao gồm việc tạo lập một cơ cấu và kỷ cương trong toàn bộ hoạt động của đơn vị. + Đánh giá rủi ro, liên quan đến việc nhận biết, phân tích và lựa chọn những giải pháp đối phó với các sự kiện bất lợi cho đơn vị trong việc thực hiện các mục tiêu. + Các hoạt động kiểm soát bao gồm các phương thức cần thiết để kiểm soát như xét duyệt, phân quyền, kiểm tra, phân tích rà soát … trong từng hoạt động cụ thể của đơn vị. + Thông tin và truyền thông liên quan đến việc tạo lập một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn tổ chức, phục vụ cho việc thực hiện tất cả các mục tiêu KSNB. Trong điều kiện tin học hóa, hệ thống thông tin còn bao gồm cả việc nhận thức, phát triển và duy trì hệ thống phù hợp với đơn vị. (1) International Organization of Supreme Audit Istitutions – Viết tắt INTOSAI (2) United Startes General Accounting Office – Viết tắt GAO 12 + Giám sát bao gồm các hoạt động kiểm tra và đánh giá thường xuyên và định kỳ nhằm không ngừng cải thiện KSNB, kể cả việc hình thành và duy trì công tác KSNB. 2.2.1 Định nghĩa về kiểm soát nội bộ của INTOSAI Hướng dẫn chuẩn mực của KSNB của INTOSAI 1992 đưa ra định nghĩa về KSNB như sau: Kiểm soát nội bộ là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo đảm sự hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức: - Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu, hiệu quả và có kỷ cương cũng như chất lượng của sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức. - Bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, lạm dụng, lãng phí, tham ô và vi phạm pháp luật. - Khuyến khích tuân thủ pháp luật, quy định của Nhà nước và nội bộ. - Xây dựng và duy trì các dữ liệu tài chính và hoạt động và lập báo cáo đúng đắn kịp thời. Tài liệu hướng dẫn của INTOSAI được cập nhật lại vào năm 2001, trình bày về định nghĩa về KSNB như sau: KSNB là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức. Sau đây là những mục tiêu cần đạt được: - Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh tế, hiệu quả và thích hợp. - Thực hiện đúng trách nhiệm. - Tuân thủ theo pháp luật hiện hành và các nguyên tắc, quy định. - Bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất. Ngân sách Nhà nước được phân bố rộng rãi, chính vì vậy cần có các kiểm soát nhằm đảm bảo ngân sách được sử dụng đúng mục đích, các tài sản không bị 13 thất thoát hay lãng phí. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn lực cần được nhấn mạnh thêm tầm quan trọng trong KSNB đối với khu vực công. 2.3 Các yếu tố của hệ thống KSNB theo tổ chức INTOSAI Tương tự như Báo cáo COSO, INTOSAI đưa ra năm yếu tố của KSNB bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Tuy nhiên cũng có những khác biệt về chi tiết: 2.3.1 Môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát đã tạo nên một sắc thái chung cho một tổ chức, ảnh hưởng đến ý thức kiểm soát của các nhân viên. Môi trường kiểm soát là nền tảng cho tất cả các yếu tố khác trong KSNB, tạo lập một nền nếp kỷ cương, đạo đức và cơ cấu cho tổ chức. Các nhân tố trong môi trường kiểm soát bao gồm: 2.3.1.1 Sự liêm chính và giá trị đạo đức Sự liêm chính và tôn trọng giá trị đạo đức của nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ. Tinh thần tôn trọng đạo đức thể hiện qua tất cả các cá nhân, mọi cá nhân phải tuân thủ các điều lệ, quy định và đạo đức về cách thức ứng xử của CBCC nhà nước. Ví dụ như công khai tài sản, các vị trí kiêm nhiệm công việc bên ngoài, quà tặng và báo cáo các mâu thuẫn về lợi ích. Đồng thời phải cho công chúng thấy được tinh thần này trong sứ mệnh và trong tiêu chuẩn đạo đức của tổ chức công thông qua các văn bản chính thức. 2.3.1.2 Năng lực nhân viên: Bao gồm trình độ hiểu biết và kỹ năng làm việc cần thiết để đảm bảo việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hiệu quả và hữu hiệu, cũng như có một sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong việc thiết lập hệ thống KSNB. Lãnh đạo và nhân viên phải duy trì một trình độ đủ để hiểu được việc xây dựng thực hiện, duy trì của KSNB, vai trò của KSNB và trách nhiệm của họ trong việc thực hiện sứ mệnh chung của tổ chức. Mỗi cá nhân trong tổ chức đều giữ một vai trong hệ thống KSNB bởi trách nhiệm của họ. Lãnh đạo và nhân viên cũng cần có những kỹ năng cần thiết để đánh giá rủi ro. Việc đánh giá rủi ro đảm bảo hoàn thành trách nhiệm của họ trong tổ chức. Đào tạo là một phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các thành viên trong tổ chức. Một trong những nội dung đào
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan