Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH Phúc Hiếu: luận văn thạc s...

Tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH Phúc Hiếu: luận văn thạc sĩ

.PDF
145
138
110

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG ------------------------ HÀ THỊ THÀNH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH PHÚC HIẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN ĐỒNG NAI, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG ------------------------ HÀ THỊ THÀNH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH PHÚC HIẾU Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Trần Phước ĐỒNG NAI, NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Lạc Hồng, tác giả đã được các Thầy, các Cô giảng dạy tận tình giúp tôi có được những kiến thức quý báu để ứng dụng vào công tác thực tế của mình cũng như hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy PGS. TS Trần Phước – Người hướng dẫn khoa học đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cùng toàn thể nhân viên các phòng ban thuộc Công ty TNHH Phúc Hiếu đã nhiệt tình cung cấp tài liệu và những thông tin có liên quan để tôi có thể hoàn thành luận văn đúng thời hạn. Trân trọng! Đồng Nai, ngày 31 tháng 7 năm 2017 Tác giả Hà Thị Thành LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Phúc Hiếu” là công trình nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn của PGS, TS. Trần Phước. Các số liệu, thông tin trong luận văn được sử dụng trung thực từ những thông tin thu thập được từ phía công ty. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của tác giả. Đồng Nai, ngày 31 tháng 7 năm 2017 Tác giả Hà Thị Thành TÓM TẮT LUẬN VĂN Công ty TNHH Phúc Hiếu là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trụ sở chính nằm trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai. Trong quá trình triển khai hoạt động, từ ngày thành lập công ty đã từng bước xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với đặc điểm, tình hình của công ty. Tuy nhiên môi trường sản xuất, kinh doanh luôn biến động khó lường, chính vì thế việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ là yêu cầu đặt ra cho Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng ban. Hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài:“Hoàn thiện hệ thống Kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Phúc Hiếu” với mục đích tìm ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại công ty. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với các công cụ như quan sát, thu thập dữ liệu trực tiếp tại Công ty; phát phiếu khảo sát đối với Ban giám đốc và các đơn vị liên quan; tổng hợp và phân tích thực tiễn theo lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ của COSO 2013. Từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện giúp Công ty đạt được các mục tiêu đặt ra là xây dựng và vận hành một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả, đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện các sai phạm có thể xảy ra. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Tóm tắt luận văn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do thực hiện đề tài .................................................................................................. 1 2. Các nghiên cứu có liên quan........................................................................................ 2 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4 6. Kết cấu luận văn .......................................................................................................... 5 7. Những đóng góp mới của đề tài .................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ .................... 6 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ .............................................. 6 1.1.1 Giai đoạn sơ khai............................................................................................... 6 1.1.2 Giai đoạn hình thành ......................................................................................... 7 1.1.3 Giai đoạn phát triển ........................................................................................... 7 1.1.4 Giai đoạn hiện đại ............................................................................................. 8 1.2 Định nghĩa và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................ 9 1.2.1 Định nghĩa .......................................................................................................... 9 1.2.2 Vai trò ............................................................................................................... 10 1.2.3 Các bộ phận cấu thành Kiểm soát nội bộ theo COSO 2013 ............................ 11 1.2.3.1 Môi trường kiểm soát................................................................................ 11 1.2.3.2 Đánh giá rủi ro ......................................................................................... 13 1.2.3.3 Hoạt động kiểm soát ................................................................................. 14 1.2.3.4 Thông tin truyền thông ............................................................................. 14 1.2.3.5 Giám sát ................................................................................................... 15 1.2.4 Những lợi ích và hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ ............... 16 1.2.4.1 Lợi ích của hệ thống kiểm soát nội bộ ...................................................... 16 1.2.4.2 Hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ .................................... 17 1.2.5 Hoạt động xây dựng chi phối hệ thống kiểm soát nội bộ ................................ 18 1.2.5.1 Đặc điểm của công ty xây dựng ảnh hưởng đến KSNB......................................... 18 1.2.5.2 Những rủi ro có thể xảy ra trong các công ty xây dựng ........................... 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH PHÚC HIẾU ............................................................................................. 23 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Phúc Hiếu ................................................. 23 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................... 23 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty .................................................................... 24 2.1.2.1 Chức năng ................................................................................................. 24 2.1.2.2 Nhiệm vụ................................................................................................... 24 2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 24 2.1.3 Tình hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Phúc Hiếu ................. 25 2.1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tổng quát ............................................................ 25 2.1.3.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty........................................................... 26 2.1.4 Đặc điểm chính của Công ty TNHH Phúc Hiếu ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ .................................................................................................................................. 26 2.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Phúc Hiếu .................... 28 2.2.1 Mục đích, đối tượng và phương pháp khảo sát ................................................ 28 2.2.1.1 Mục đích .................................................................................................. 28 2.2.1.2 Đối tượng, phạm vi khảo sát ..................................................................... 28 2.2.1.3 Phương pháp khảo sát ............................................................................... 28 2.2.2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Phúc Hiếu ............. 29 2.2.2.1 Về môi trường kiểm soát .......................................................................... 29 2.2.2.2 Đánh giá rủi ro .......................................................................................... 36 2.2.2.3 Về hoạt động kiểm soát ............................................................................ 28 2.2.2.4 Về thông tin truyền thông ......................................................................... 51 2.2.2.5 Về giám sát ............................................................................................... 51 2.3 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH PhúcHiếu ....................... 52 2.3.1 Những ưu điểm................................................................................................. 53 2.3.2 Những hạn chế ................................................................................................. 55 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Phúc Hiếu .......................................................................................................... 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 61 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH PHÚC HIẾU ........................................................................ 62 3.1 Những định hướng và điều kiện cơ bản để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Phúc Hiếu ....................................................................................... 62 3.1.1 Những định hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Phúc Hiếu ...................................................................................................................... 62 3.1.2 Những nguyên tắc cơ bản để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tạiCông ty TNHH Phúc Hiếu .......................................................................................................... 63 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Phúc Hiếu ...................................................................................................................... 64 3.2.1 Môi trường kiểm soát ...................................................................................... 64 3.2.1.1 Tính chính trực và giá trị đạo đức............................................................ 65 3.2.1.2 Chính sách nhân sự và nguồn nhân lực ................................................... 65 3.2.1.3 Cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm .............................................. 66 3.2.2 Đánh giá rủi ro ................................................................................................ 66 3.2.2.1 Nhận dạng rủi ro ...................................................................................... 67 3.2.2.2 Phân tích và đánh giá rủi ro ..................................................................... 68 3.2.2.3 Đối phó với những rủi ro ......................................................................... 69 3.2.3 Hoạt động kiểm soát........................................................................................ 69 3.2.3.1 Hoạt động kiểm soát chung ..................................................................... 69 3.2.3.2 Hoạt động kiểm soát chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền .................... 71 3.2.3.3 Hoạt động kiểm soát quy trình sản xuất ................................................... 72 3.2.3.4 Hoạt động kiểm soát chu trình mua hàng, phải trả, trả tiền ...................... 73 3.2.3.5 Hoạt động kiểm soát chu trình tiền lương ............................................... 73 3.2.3.6 Hoạt động kiểm soát chu trình quản lý hàng tồn kho, CCDC ................. 74 3.2.4 Thông tin và truyền thông ............................................................................... 78 3.2.5 Công tác giám sát ............................................................................................ 78 3.3 Tổ chức thực hiện và các kiến nghị ......................................................................... 79 3.3.1 Tổ chức thực hiện ............................................................................................. 79 3.3.1.1 Xây dựng kế hoạch hoàn thiện ................................................................. 79 3.3.1.2 Các bước thực hiện công việc hoàn thiện ................................................. 80 3.3.1.3 Lộ trình thực hiện ..................................................................................... 81 3.3.2 Các kiến nghị.................................................................................................... 81 3.3.2.1 Kiến nghị với Ban Giám đốc .................................................................... 81 3.3.2.2 Kiến nghị với các phòng ban .................................................................... 82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 83 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt AAA American Accounting Hội kế toán Mỹ Association BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BCTC Báo cáo tài chính COBIT Control Objectives for Information and Relate Technology COSO Quản trị kiêm soát bằng công nghệ thông tin Committee of Sponsoring Tổ chức hướng dẫn thiết lập và vận hành hệ Organization thống kiểm soát nội CCDC Công cụ dụng cụ HC Hành chính HTQLCL Hệ thống quản lý chất lượng IIA The Financial Hiệp hội quản trị viên tài chính Excecutivies Institute ISA International Standard on Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế Autitors ISO International Organization Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế. for Standardization SAS Statements on Auditing Standards Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế KSNB Kiểm soát nội bộ PNK Phiếu nhập kho PXK Phiếu xuất kho SAS TNHH Statements on Auditing Standards Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế Trách nhiệm hữu hạn DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Ảnh hưởng của các rủi ro trong dự án thi công xây dựng ....................... 20 Bảng 2.1: Thống kê mô tả về tính chính trực và giá trị đạo đức .............................. 29 Bảng 2.2: Thống kê mô tả về cam kết năng lực và chính sách nhân sự .................. 32 Bảng 2.3: Thống kê mô tả về Hội đồng thành viên và Ban Giám đốc ..................... 34 Bảng 2.4: Thống kê mô tả về triết lý quản lý và phong cách điều hành .................. 34 Bảng 2.5: Thống kê mô tả về triết lý quản lý và phong cách điều hành .................. 35 Bảng 2.6: Thống kê mô tả về nhận dạng rủi ro ........................................................ 36 Bảng 2.7: Thống kê mô tả về phân tích, đánh giá rủi ro .......................................... 37 Bảng 2.8: Thống kê mô tả về hoạt động kiểm soát chung ....................................... 38 Bảng 2.9: Thống kê mô tả về hoạt động kiểm soát quy trình mua hàng, phải trả, trả tiền...................................................................................................... 41 Bảng 2.10: Thống kê mô tả về hoạt động kiểm soát quy trình sản xuất, thi công................. 43 Bảng 2.11: Thống kê mô tả về hoạt động bán hàng, phải thu, thu tiền .................................. 44 Bảng 2.12: Thống kê mô tả về hoạt động kiểm soát tiền lương.............................................. 45 Bảng 2.13: Thống kê mô tả về hoạt động kiểm soát hàng tồn kho......................................... 46 Bảng 2.14: Thống kê mô tả về thông tin truyền thông............................................................. 51 Bảng 2.15: Thống kê mô tả về giám sát .................................................................................... 52 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Khái quát khái niệm KSNB theo quan điểm của COSO ....................... 10 Sơ đồ 1.2: Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp .......................................... 14 Sơ đồ 1.3: Cơ cấu kiểm soát nội bộ theo COCO 2013 ............................................. 16 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy công ty TNHH Phúc Hiếu ............................................ 24 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Phúc Hiếu ..................... 26 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức kiến nghị Công ty TNHH Phúc Hiếu ............................. 66 Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán kiến nghị Công ty Phúc Hiếu .......................... 70 Sơ đồ 3.3: Tổ chức bộ máy Ban KSNB kiến nghị Công ty Phúc Hiếu ................... 80 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt AAA American Accounting Hội kế toán Mỹ Association BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BCTC Báo cáo tài chính COBIT Control Objectives for Quản trị kiêm soát bằng công nghệ thông Information and Relate tin Technology COSO Committee of Sponsoring Tổ chức hướng dẫn thiết lập và vận hành hệ Organization thống kiểm soát nội CCDC Công cụ dụng cụ HC Hành chính HTQLCL Hệ thống quản lý chất lượng IIA The Financial Hiệp hội quản trị viên tài chính Excecutivies Institute ISA International Standard on Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế Autitors ISO International Organization Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế. for Standardization SAS Statements on Auditing Standards Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế KSNB Kiểm soát nội bộ PNK Phiếu nhập kho PXK Phiếu xuất kho SAS Statements on Auditing Standards Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Hiện nay kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi các tổ chức kinh tế phải không ngừng nghiên cứu mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Không phải mọi doanh nghiệp đều có thể kiểm soát tốt tình hình hoạt động của đơn vị mình. Vì vậy một giải pháp để có thể vượt qua những khó khăn và thách thức cũng như để phù hợp với tình hình kinh tế như hiện nay là các doanh nghiệp phải kiểm soát tốt tình hình bên trong, phát triển các điểm mạnh, hạn chế các điểm yếu. Có rất nhiều phương pháp giúp doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, củng cố vị thế trên thương trường trong đó cấn thiết phải nâng cao hiệu quả của hệ thống KSNB. Công ty TNHH Phúc Hiếu là Công ty chuyên xây dựng dân dụng, công nghiệp; giao thông, thủy lợi, đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; sản suất và cung cấp bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm…. Mặc dù, lĩnh vực kinh doanh bất động sản các năm gần đây khá trầm lắng, nhưng công ty vẫn tìm được các nguồn tiêu thụ lớn tại tỉnh Đồng Nai và từ các tỉnh thành lân cận nhờ đội ngũ nhân viên năng động, chất lượng công nghệ và hệ thống vận tải hiện đại. Tuy nhiên, với mong muốn của Ban Giám đốc là xây dựng “hậu phương” luôn vững mạnh để phòng ngừa rủi ro tác động từ bên ngoài cũng như bên trong đến hiệu quả kinh doanh và thương hiệu của công ty. Đồng thời luôn đảm bảo Báo cáo tài chính công ty lập ra là đáng tin cậy đối với nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ...; Công ty kinh doanh luôn tuân thủ pháp luật; Các hoạt động trong công ty đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả ở mức cho phép. Mong muốn này thực chất là mục tiêu của việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh. Do vậy để trải nghiệm kiến thức đã học từ lớp cao học kế toán tại Đại học Lạc Hồng, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH Phúc Hiếu, tác giả quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Phúc Hiếu” thực hiện luận văn tốt nghiệp nhằm nghiên cứu về hệ thống lý luận và thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty, nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ. 2 2. Các nghiên cứu có liên quan ➢ Các nghiên cứu trong nước - Nguyễn Thị Thu Hoài (2015) “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần cấp nước Đồng Nai”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Lạc Hồng. Luận văn nêu lên được thực trạng về môi trường kiểm soát; đánh giá được những rủi ro trong việc quản lý doanh thu, quản lý chi phí, quản lý nhân công, quản lý chi phí dịch vụ mua ngoài. Xác định được những ưu điểm, nhược điểm tìm ra nguyên nhân của những tồn tại và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty. Tuy nhiên đề tài chưa đưa ra được mô hình tổ chức hệ thống KSNB để làm cơ sở nghiên cứu hệ thống KSNB tại công ty cổ phần cấp nước Đồng Nai. - Nguyễn Thị Lan Anh (2013),“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn hóa chất Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án nêu được đặc điểm của các đơn vị dự toán thuộc Bộ quốc phòng với tổ chức KSNB. Luận án đã nêu ra được nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục. Tuy nhiên nội dung chưa phân tích được mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến hệ thống KSNB và chưa tìm ra được quy luật tác động của nó. Luận án cũng chưa đưa ra được thước đo để đánh giá hệ thống KSNB từ đó nhận định những yếu kém của hệ thống KSNB tại tập đoàn hóa chất Việt Nam mang tính định tính. - Dương Thị Lan Đài (2012), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ công ty Cổ Phần Đầu tư và Kinh doanh Vật liệu xây dựng FICO”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Đề tài của tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ, tiến hành tìm hiểu, phân tích và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua các bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ và các hoạt động kiểm soát trong quy trình chính của công ty Cổ Phần Đầu tư và Kinh doanh vật liệu xây dựng FICO, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Cổ Phần Đầu tư và kinh doanh vật liệu xây dựng FICO. - Nguyễn Thu Hoài (2011) “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. Điểm mới của đề tài đã đề cập tới hệ thống KSNB trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, luận án cũng nêu ra được đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh các đơn vị sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng từ đó đánh giá được thực trạng và đưa ra giải pháp phù hợp hoàn thiện. Tuy nhiên luận án 3 chưa chỉ ra được những rủi ro đặc thù, trọng yếu của các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam vì thế giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB vẫn đang hướng đến các chu trình chủ yếu của quá trình sản xuất kinh doanh mà chưa hướng đến mục tiêu kiểm soát rủi ro. - Nguyễn Thị Thanh Hương (2014), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty TNHH Đồng Tâm”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Đề tài của tác giả đã hệ thống, khái quát được vấn đề lý luận chung về hệ thống KSNB và làm sáng tỏ các đặc thù về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với lĩnh vực sản xuất và kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng. Qua nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đưa ra các hạn chế còn tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty. ➢ Nghiên cứu nước ngoài - Amudo, A. & Inanga, E. L (2009), “Evaluation of Internal Control Systems: A Cause Study From Uganda. International Research Journal of Finance and Economics”, Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: trường hợp nghiên cứu tại Uganda. Nghiên cứu tạp chí quốc tế về kinh tế tài chính: Nghiên cứu này được tiến hành đối với 11 dự án, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kết hợp phân tích để đánh giá các thành phần của hệ thống KSNB tại Uganda và đưa ra đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại. Tác giả nghiên cứu sáu thành phần cấu thành hệ thống KSNB: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát và công nghệ thông tin. Kết quả cho thấy nghiên cứu chưa quan tâm đến thành phần giám sát một trong những thành phần quan trọng cấu thành Hệ thống kiểm soát nội bộ. - Lembi Noorvee (2006), “Evaluation of the effectiveness of internal control oner financial reporting”, Đánh giá tính hữu hiệu của Kiểm soát nội bộ trên báo cáo tài chính. Lembi Noorvee đã đưa ra bảng khảo sát dựa trên khuôn mẫu lý thuyết của COSO 1992 và từ thực trạng đánh giá hệ thống KSNB tại 3 DN ở Estonia. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu của năm bộ phần cấu thành nên hệ thống KSNB, đưa ra các kiến nghị cải thiện hệ thống KSNB cho các công ty khảo sát; giám sát và đánh giá; tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. 4 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Mục tiêu chung: Từ cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ theo COSO 2013 đề tài khảo sát và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Phúc Hiếu để tìm ra được những ưu điểm, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại công ty. - Mục tiêu cụ thể: + Đánh giá, phân tích tổng kết thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Phúc Hiếu; + Nhận diện những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc thiết lập và vận hành hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Phúc Hiếu; + Đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hệ thống KSNB tại công ty. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống KSNB tại công ty TNHH Phúc Hiếu - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Công ty TNHH Phúc Hiếu + Thời gian: Từ năm 2015 – 2016 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp thu thập thông tin về hệ thống KSNB tại Công ty TNHH Phúc Hiếu như phương pháp so sánh, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích… cụ thể: - Phương pháp so sánh: Thực hiện phương pháp so sánh mô hình lý thuyết theo COSO 2013 với mô hình KSNB mà công ty đang áp dụng. - Phương pháp quan sát: tác giả quan sát thực tế công tác KSNB tại công ty TNHH Phúc Hiếu từ cơ cấu tổ chức đến chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban có liên quan đến công việc kiểm soát tại công ty. - Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng bảng câu hỏi về hệ thống KSNB để phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc, lãnh đạo các bộ phận, tổ trưởng tổ thi công tại công trình và một số cán bộ phòng kế toán - HC tại công ty về một số thuận lợi và khó khăn trong một số hoạt động KSNB đồng thời trao đổi các biện pháp KSNB hiện tại đang áp dụng tại công ty và đề ra giải pháp trong thời gian tới. - Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào kết quả khảo sát, tác giả sử dụng 5 phương pháp thông kê mô tả nhằm đánh giá chung hoạt động của về hệ thống KSNB tại công ty. - Phương pháp phân tích: nghiên cứu thực trạng hệ thống KSNB từ đó phân tích tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, kết cấu luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ - Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Phúc Hiếu - Chương 3: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Phúc Hiếu. 7. Những đóng góp mới của đề tài Đề tài đã phân tích, nhận xét, đánh giá quá trình vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ hiện nay tại Công ty TNHH Phúc Hiếu. Đề tài cũng đã có những giải pháp góp phần giúp Công ty tồn tại và phát triển với việc đạt được các mục tiêu đặt ra là xây dựng và vận hành một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả, đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện các sai phạm có thể xảy ra. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ Công việc kiểm tra, kiểm soát trong doanh nghiệp không chỉ giúp ngăn ngừa và phát hiện các yếu kém của hệ thống quản lý mà còn đánh giá các rủi ro ảnh hưởng cả trong và ngoài công ty. Do nhu cầu quản lý, sự phát triển của khoa học công nghệ, khái niệm kiểm soát nội bộ đã hình thành và phát triển để trở thành một hệ thống lý luận về vấn đề kiểm soát trong tổ chức. Có thể tóm tắt qua các giai đoạn hình thành và phát triển của KSNB như sau: 1.1.1 Giai đoạn sơ khai Kiểm soát nội bộ đã tồn tại từ rất lâu. Vào thời cổ đại khi Hy Lạp có chính quyền kép, từ việc phân chia trách nhiệm thu thuế và giám sát việc thu thuế, khi nền kinh tế bắt đầu phát triển mạnh mẽ, các kênh cung cấp vốn cũng phát triển kịp thời để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô của các doanh nghiệp. Từ đó đưa đến nhu cầu tăng cường quản lý vốn và kiểm tra thông tin về việc sử dụng vốn. Thuật ngữ “Kiểm soát nội bộ” bắt đầu được quan tâm. Hình thức ban đầu của kiểm soát nội bộ là kiểm soát tiền bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp. Vào những năm 1905, ý kiến về kiểm soát nội bộ được Ngài Ross Bros & Montgomery đưa ra trong “Lý thuyết thực hành kiểm toán”. Và ông chính là người sáng lập ra công ty kiểm toán Lybrand. Đến năm 1929, kiểm soát nội bộ mới chính thức được đề cập bởi Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Bulletin). Khái niệm kiểm soát nội bộ và vai trò của hệ thống KSNB trong công ty chính thức được công nhận như là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của các kiểm toán viên. Từ đó, kiểm soát nội bộ được định nghĩa là một công cụ bảo vệ tiền và các tài sản khác, thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động, và đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của kiểm toán viên. Định nghĩa về kiểm kiểm soát nội bộ được Hiệp hội kế toán viên công chức Hoa Kỳ (AICPA) đã đưa ra (1936): “Kiểm soát nội bộ là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách”. 7 1.1.2 Giai đoạn hình thành Một báo cáo đặc biệt của AICPA (1949) công bố công trình nghiên cứu đầu tiên về kiểm soát nội bộ là: “Kiểm soát nội bộ, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập ...cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách thức liên quan được chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính xác và đáng tin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của người quản lý”. Sau đó, nhiều chuẩn mực đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của kiểm soát nội bộ như SAP 29, SAP 33, SAP 54 bởi AICPA cụ thể: - Năm 1958, Ủy ban thủ tục kiểm toán (CAP - Committee on Auditing Procedure) trực thuộc AICPA ban hành báo cáo về thủ tục kiểm toán 29 (SAP Statement on Auditing Procedure) về: “Phạm vi xem xét kiểm soát nội bộ của kiểm toán viên độc lập” - Năm 1962, CAP tiếp tục ban hành SAP 33 làm rõ hơn về kiểm soát nội bộ - Năm 1972, CAP tiếp tục ban hành SAP 54 “Tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ”. Trong suốt giai đoạn hình thành, khái niệm kiểm soát nội bộ đã không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này kiểm soát nội bộ mới dừng lại như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính. 1.1.3 Giai đoạn phát triển Năm 1958 AICPA đã ban hành nhiều chuẩn mực đề cập đến những khái niệm và khía cạnh khác nhau của KSNB như SAP 29 “Phạm vi kiểm toán viên độc lập xem xét KSNB”, trong đó lần đầu tiên đề cập phân biệt KSNB về quản lý và KSNB về kế toán; SAP 54 (1972) “Tìm hiểu về đánh giá KSNB”, đã đưa ra 4 mục tiêu của kiểm soát kế toán; SAS 55 (1988) “Xem xét KSNB trong kiểm toán báo cáo tài chính”, đã đưa ba yếu tố của KSNB là môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm toán. Khi nền kinh tế Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác phát triển mạnh mẽ (1970 1980), sự gian lận tại các công ty ngày càng nhiều về số lượng và hình thức. Điều này thúc đẩy xã hội quan tâm nhiều hơn đến vai trò của hệ thống KSNB. Sau vụ bê bối chính trị trên chính trường Mỹ - Watergate (1973), vào năm 1977, luật về chống hối lộ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan